Báo cáo thực tập tổng hợp tại Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương

Tổng nguồn vốn của QTDTW có xu hướng tăng lên theo thời gian hoạt động, chủ yếu là tăng vốn huy động tiền gửi dân cư, tổ chức kinh tế, điều đó phần nào khẳng định uy tín của mô hình QTD nhà nước ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn còn bất hợp lý, nhất là nguồn vốn huy động còn chiếm tỉ trọng thấp tạo áp lực căng thẳng về vốn trong giai đoạn thời vụ nhất là cuối năm. Do vậy việc khai thác triệt để tiềm năng vốn huy động tiền gửi dân cư, tổ chức kinh tế còn là bài toán khó mà QTDTW cần tiếp tục tháo gỡ.

Bên cạnh đó nguồn vốn điều lệ năm 2001 có giảm so với năm 2000 là do sau khi sáp nhập, QTDTW chi trả vốn góp cổ phần cho các thành viên là thể nhân, pháp nhân và một số QTD cơ sở có mức góp vượt quá mức quy định của NHNN.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3840 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tổng hợp. ******** Phần 1: Tìm hiểu một số vấn đề về Quỹ Tín Dụng Nhân DânTrung Ương. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở: Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương gọi tắt là Quỹ Tín dụng Trung ương (QTD-TW), tên gọi tiếng Anh là Central People’s Credit Fund (gọi tắt là CCF). Được thành lập ngày 10-6-1995, theo đề án thí điểm Ban hành tại Quyết định 390/TTG ngày 27-7-1993 của Thủ Tướng Chính Phủ và Quyết định 200/QĐ-NH5 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước. Hoạt động vì sự phát triển nhanh chóng và an toàn của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND), phục vụ sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo tinh thần NQ 5 khoá 7 của Ban chấp hành TW Đảng. Hệ thống QTDND trong giai đoạn đầu mới thành lập được tổ chức thành 3 cấp là QTDTW, QTD đến cuối năm 1995 và đầu năm 1996 có khoảng 1700 QTDND cơ sở và 9 QTD khu vực khu vực, QTDND cơ sở. Cụ thể tính hoạt động trong 38 tỉnh, thành phố. Do hiệu quả kinh tế trong thời gian đầu chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu về tổ chức quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Ngân Hàng Nhà Nứơc trong việc thực hiện chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tín dụng nói riêng. Mặt khác nhằm giảm bớt bộ máy khồng kênh, kém hiệu quả trong hoạt động. Sau khi được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt, Thống Đốc NHNN đã giao cho QTDTW tiến hành thực hiện việc chuyển đổi mô hình hệ thống QTDTW từ 3 cấp sang 2 cấp (cấp là QTDTW và Chi Nhánh QTDTW tại các tỉnh, thành phố) theo Quyết định 207/QĐ-NHNN ngày 20-3-2001 về việc phê duyệt đề án mở rộng mạng lưới QTDTW. Tính đến nay về cơ bản QTDTW đã hoàn thành việc sáp nhập 21 QTD khu vực thành Chi nhánh QTDTW và thành lập mới Chi Nhánh QTDTW Nghệ an, nâng số QTD cơ sở lên 23 chi nhánh. 2. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của QTDTW. a, Hệ thống tổ chức. Hiện nay có 117 cán bộ nhân viên đang công tác, làm việc tại QTDTW. Cơ cấu tổ chức, cấp lãnh đạo và quản lý ở QTDTW được trình bày trong Sơ đồ 1: (trang sau). b, Chức năng, nhiệm vụ của QTDTW. QTDTW có các chức năng chính như sau: - Hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển của toàn hệ thống QTDND trong từng thời kỳ. - Thực hiện vài trò đầu mối về vốn, thanh toán các quan hệ nội bộ khác và cung ứng các dịch vụ có liên quan đến hoạt động của cả hệ thống QTDND. - Xác lập và quản lý quỹ an toàn bảo đảm khả năng chi trả của hệ thống QTDND. - Đại diện cho toàn hệ thống trong trong các mối quan hệ với Chính Phủ, Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN), các tổ chức quốc gia và Quốc tế. Nghiệp vụ cụ thể của QTDTW là: Huy động vốn: + Nhận tiền gửi của các QTD thành viên để cân đối điều hoà trong toàn hệ thống theo cơ chế đế cho vay. + Huy động vốn trong nước và vay vốn nước ngoài bằng đồng Việt Nam (VND) và bằng ngoại tệ. phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn và dài hạn. + Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn, vốn uỷ thác đầu tư của Nhà nước, các tổ chức quốc gia, quốc tế, cá nhân ở trong nước và nước ngoài cho các chương trình, dự án đầu tư và phát triển kinh tế. Cho vay: Cho vay các QTDND thành viên và doanh nghiệp theo nguyên tắc ưu tiên đối với các tổ chức trong hệ thống. Các nghiệp vụ khác: + Nhận chiết khấu các giấy tờ có giá. + Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo quy chế bảo lãnh của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước. + Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và làm các dịch vụ ngân hàng đối ngoại theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước. + Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phân của doanh nghiệp và đầu tư chứng khoán. + Làm dịch vụ giữ hộ tài sản quý và các giấy tờ có giá. + Thực hiện nghiệp vụ cầm cố, kinh doanh bất động sản. + Làm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu chi tiền mặt. + Mua bán và làm đại lý mua bán tín phiếu, trái phiếu chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. + Tham gia thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền tệ ngắn hạn và thị trường chứng khoán quốc gia. + Làm các dịch vụ tư vấn tài chính, Ngân hàng và đầu tư. + Thực hiện các nghiệp vụ khác theo pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính. 3. Thực trạng, nguyên nhân, kết quả mà QTDTW đạt được trong những năm qua, phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. a, Thực trạng, nguyên nhân, kết quả đạt được trong những năm qua: Nguồn vốn: Vốn điều lệ của QTDTW tăng theo hàng năm, cụ thể năm 1995 có 106 tỷ đồng, năm 1996 có 110 tỷ đồng, năm 1997 có 115 tỷ đồng, năm 2000 có 134 tỷ đồng và đến hết năm 2001 có 113,5 tỷ đồng. Vốn huy động được trong các năm như sau: + Năm 1995 do mới khai trương hoạt động số lượng khách chưa nhiều và nghiệp vụ chưa phát triển nên tổng số vốn huy động được 10 tỷ đồng. + Năm 1996 tổng số vốn huy dộng được là 50 tỷ đồng, tăng 5 lần so với năm 1995. + Năm 1997 số vốn này là 100 tỷ đồng tăng 2 lần so với năm 1996 và 10 lần so với năm 1995. +Năm 2000 thì tổng số vốn huy động được 183,3 tỷ, tăng 1,833 lần so với năm 1997. + Năm 2001 vốn huy động được tổng số là 222,6 tỷ đồng. Vốn vay: Kết quả đạt được trong một vài năm như sau: + Năm 1996 là 200 tỷ đồng. + Năm 1997 là 400 tỷ đồng. + Năm 2000 là 234,8 tỷ đồng. + Năm 2001 là 198 tỷ đồng. Tóm lại: Tổng nguồn vốn của QTDTW có xu hướng tăng lên theo thời gian hoạt động, chủ yếu là tăng vốn huy động tiền gửi dân cư, tổ chức kinh tế, điều đó phần nào khẳng định uy tín của mô hình QTD nhà nước ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn còn bất hợp lý, nhất là nguồn vốn huy động còn chiếm tỉ trọng thấp tạo áp lực căng thẳng về vốn trong giai đoạn thời vụ nhất là cuối năm. Do vậy việc khai thác triệt để tiềm năng vốn huy động tiền gửi dân cư, tổ chức kinh tế còn là bài toán khó mà QTDTW cần tiếp tục tháo gỡ. Bên cạnh đó nguồn vốn điều lệ năm 2001 có giảm so với năm 2000 là do sau khi sáp nhập, QTDTW chi trả vốn góp cổ phần cho các thành viên là thể nhân, pháp nhân và một số QTD cơ sở có mức góp vượt quá mức quy định của NHNN. Ngoài ra QTDTW tích cực khai thác nguồn vốn trên thị trường liên Ngân hàng, tranh thủ nguồn vốn của các tổ chức tín dụng Quốc tế, mở rộng tìm kiếm đối tác khai thác nguồn vốn trong thời gian qua. Sử dụng vốn. Cho vay: Tính đến thời điểm cuối năm (1995:là 62 tỷ, 1996: 300 tỷ, 1997: 520 tỷ, ...,2000: 1566,2 tỷ, 2001: 1423,8 tỷ). Đầu tư tín phiếu kho bạc và chứng khoán: (năm 1995:10 tỷ, 1996: 20 tỷ, 1997: 30 tỷ). Quan hệ với các tổ chức tín dụng (thị trường liên Ngân hàng): Tính đến cuối năm 1995: 10 tỷ đồng, 1996: 25 tỷđồng, 1997: 55 tỷ đồng, 2000: 516 tỷ đồng, 2001: 585 tỷ đồng. Tóm lại: Trong những năm qua việc sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao. Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của QTDTW trong những năm qua: Những năm vừa qua, tình hình kinh tế thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp như cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực Đông Nam á năm 1997và vừa mới đây là vụ khủng bố nước Mỹ ngày 11-9-2001. Đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta nói chung hoạt động kinh doanh tiền tệ nói riêng.Tình hình kinh tế trong nước, tuy đã có những khởi sắc đạt được những kết quả tích cực song vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng trưởng chậm. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã có những chuyển đổi mạnh nhưng thị trường tiêu thụ và giá cả hàng hoá còn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là sự sụt giảm giá nông sản trong năm 2001. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá cao song giá thành sản phẩm còn cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp, tính năng động trong kinh doanh kém. Các ngành dịch vụ đề có bước phát triển tuy nhiên dịch vụ chưa được cải thiện. Những ảnh hưởng này đã tác động mạnh trong hoạt động của Ngân hàng đặc biệt trong vấn đề huy động vốn và mở rộng tín dụng trong năm qua. Lãi suất cho vay có xu hướng giảm, trong khi đó lãi suất huy động của QTDTW không những không giảm mà còn tăng lên trong một vài thời kỳ do khan hiếm đồng nội tệ trên thị trường liên Ngân hàng. Do thành lập và hoạt động của QTDTW mới từ năm 1995 nên một mặt vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, một mặt vừa triển khai thực hiện nhiệm vụ, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý hệ thống QTDND trong tình hình mới mà Thống Đốc Ngân Hàng giao cho. Vẫn còn tồn tại tình trạng “bao cấp” Tín dụng trong hệ thống QTDND. Vấn đề tín dụng thương mại và tín dụng chính sách chưa được phân biệt rõ ràng. b, Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Nhằm phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những yếu kém còn tồn tại, thì phương hướng, nhiệm vụ cụ thể của QTDTW trong thời gian tới là: Đẩy mạnh việc khai thác nguồn vốn trong nước (đa dạng hoá các hình thức huy động) làm tốt công tác điều hoà vốn, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, phấn đấu đưa nguồn vốn huy động năm sau tăng cao hơn so với năm trước. Mở rộng dự nợ phải nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hoá dịch vụ Ngân hàng, ưu tiên khách hàng trong hệ thống, mở rộng khách hàng ngoài hệ thống, cải cách chính sách, chế độ tín dụng để phục vụ công tác kinh doanh hàng ngày một cách đa dạng phong phú, giảm thấp tỷ lệ nợ quá hạn. Tiếp tục hoàn thiện dự án tín dụng nông thôn ADB, khởi động và thực hiện giải ngân Dự án Tài chính Nông nghiệp nông thôn ADB, tiếp tục làm việc với chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật Đức để triển khai các nội dung trong chương trình hành động năm 2001. Cải tiến chương trình tin học, đưa ứng dụng tin học vào hoạt động phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, giám sát hoạt động toàn QTDTW nhanh chóng hiệu quả. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ của QTDTW, ngăn chặn thiếu sót, sai phạm kịp thời. Bổ sung chỉnh sửa một số cơ chế nghiệp vụ, quy chế tổ chức hoạt động của một số phòng ban phù hợp với nhiệm vụ mới của QTDTW. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án mở rộng mạng lưới tổ chức hoạt động của QTDTW theo QĐ 207 của Thống Đốc NHNN tiếp nhận điều hoà vốn các QTD cơ sở từ chính NHNN nơi không có QTD khu vực, triển khai đề án điều hoà vốn trong nội bộ hệ thống QTDND. Điều chỉnh tổ chức hoạt động của QTDTW theo nghị định 48 của Chính Phủ và thông tư 09 của NHNN về quy chế tổ chức hoạt động của hệ thống QTDND. Xây dựng điều lệ mới và tổ chức Đại Hội nhiệm kỳ thông qua điều lệ QTDTW theo chỉ đạo của NHNN. 4. Tổ chức thông tin kinh tế và thống kê ở đơn vị thực tập. a, Tổ chức và quản lý thông tin Theo Quyết định số 516/2000/QĐ-NHNN1 ngày 18/12/2000 của Thống Đốc NHNN và Hướng dẫn thực hiện của QTDTW số 298/2001/CV- QTD ngày 23/4/2001 của Tổng Giám Đốc QTDTW. Thì chế độ thông tin, báo cáo kế toán và thống kê áp dụng với các Phòng, Ban, Chi nhánh trực thuộc QTDTW bao gồm 3 loại sau: + Báo cáo thống kê. + Báo cáo kế toán. + Báo cáo công tác định kỳ. Trong đó: Báo cáo kế toán có thể lập theo từng tháng, quý, 6 tháng, năm về tình hình hoạt động kinh doanh tiền tệ của QTDTW, cũng như toàn hệ thống. Báo cáo thống kê gồm: + Báo cáo định kỳ theo ngày (ví dụ như Bảng cân đối nguồn vốn- sử dụng vốn thực hiện...), báo cáo tháng, quý, năm. + Báo cáo đột suất được lập trong trường hợp cần thiết, hay là yêu cầu của Tổng giám đốc hoặc người được uỷ quyền. Báo cáo công tác định kỳ gồm: báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo 6 tháng đầu năm và báo cáo năm. b, Nguồn thông tin, số liệu cho đề tài dự kiến. Vấn đề về nguồn và khả năng cung cấp thông tin, số liệu cho đề tài. Do thành lập vào năm 1995, mọi thông tin và số liệu về tình hình hoạt động của QTDTW đều được lưu trữ cho đến nay ở một số phòng, ban chủ yếu như : Phòng Kế hoạch -Nguồn vốn, Phòng Kế toán -Thanh toán, Phòng Tin học... % Phần 2: Tên đề tài chuyên đề thực tâp, đề cương sơ bộ, đề cương số liệu và danh mục tài liệu tham khảo cho đề tài. Tên Đề tài Chuyên đề thực tập dự kiến: “ Vận dụng các phương pháp thống kê trong phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn ở QTDTW”. Đề cương sơ bộ: chương 1: Những nhận định chung về hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của QTDTW. Vai trò của Ngân hàng nói chung và QTDTW nói riêng đối với nền kinh tế. Sự hình thành và phát triển của QTDTW. Các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Ngân hàng nói chung và QTDTW nói riêng. Vai trò của Ngân hàng nói chung và QTDTW nói riêng đối với nền kinh tế. Nguồn vốn của QTDTW- là cơ sở vật chất để đảm bảo hoạt động kinh doanh. Vốn điều lệ. Vốn huy động. Vốn đi vay. Hoạt động sử dụng vốn của QTDTW. Hoạt động cho vay vốn. Hoạt động đầu tư tín phiếu kho bạc và chứng khoán. Quan hệ với các tổ chức tín dụng khác (hoạt động trên thị trường liên Ngân hàng). Tiền mặt tại quỹ và Tiền gửi NHNN. Chương 2: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và một số phương pháp thống kê trong phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn ở QTDTW. Hệ thống chỉ tiêu về hoạt động huy động và sử dụng nguồn vốn ở QTDTW. Nguyên tắc và một vài vấn đề cần tránh khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu về hoạt động huy động vốn. Hệ thống chỉ tiêu về hoạt động sử dụng vốn. B. Các phương pháp nghiên cứu thống kê sử dụng để phân tích hoạt động huy động và sử dụng vốn. Nhận định chung về nghiên cứu thống kê. Một số phương pháp thống kê chủ yếu. Chương 3: Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê ở trên để phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại QTDTW giai đoạn 1995-2001. Thực trạng vấn đề huy động và sử dụng vốn của QTDTW trong những năm qua. Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê ở trên để phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại QTDTW giai đoạn 1995-2001. Phân tích biến động vốn huy động và sử dụng vốn. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến huy động và sử dụng vốn. Phân tích ảnh huởng của các nhân tố đến huy động và sử dụng vốn. Một số kiến nghị và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thống kê hoạt động huy động và sử dụng vốn ở QTDTW. 3. Đề cương số liệu cho đề tài dự kiến. Hệ thống thông tin, số liệu phục vụ đề tài là các loại báo cáo được trình bày trong phần trên. Danh mục tài liệu tham khảo. Văn bản về Quỹ tín dụng Nhân dân TW (tháng 8/1995). Pháp lệnh về Ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Hệ thống hoá các văn bản về Quỹ tín dụng Nhân dân. (Các tập 1,2,3 do NHNN phát hành). Chế độ thông tin báo cáo (QTDTW tháng 4/2001). Giáo trình Ngân hàng Thương mại (Nxb Thành Phố HCM). Cuốn Những vấn đề cơ bảo về tiền tệ, tín dụng, Ngân hàng trong bước đầu đổi mới ở VN. _Cao sĩ Kiêm, Viện khoa học Ngân hàng1993. Giáo trình Hoạt động tổ chức Tín dụng (Học viện Ngân hàng). Giáo trình Lý Thuyết Thống Kê (Trường ĐHKTQD). Tạp chí các số năm 2000 và 2001. Tạp chí Nghiên cứu và trao đổi, số đặc biệt nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Học Viện Ngân hàng. Báo cáo tình hình hoạt động năm 2001, phương hướng nhiệm vụ trong năm 2002 (QTDTW).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35711.DOC
Tài liệu liên quan