Báo cáo thực tập tổng hợp tại Sở Kế hoạch Đầu tư Nam Định

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định .3

Giới thiệu chung về sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định .4

Chương 1: Nhiệm vụ quyền hạn của

sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định .4

1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn .4

1.2. Đánh giá .9

Chương 2: Cơ cấu, tổ chức .10

2.1. Cơ cấu tổ chức .10

2.2. Nhiệm vụ các phòng ban .12

Chương 3: Xu hướng phát triển trong thời gian tới .19

3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định

đến năm 2020 .19

3.2. Xu hướng cơ cấu tổ chức trong thời gian tới

của sở kế hoạch đầu tư tỉnh Nam Định 22

Lời kết .26

 

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Sở Kế hoạch Đầu tư Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bước tiến đáng kể trong sự phát triển của mình, ngày càng trưởng thành và vững mạnh hơn. Từ 1955 đến 1995 tên cơ quan là Uỷ ban kế hoạch tỉnh, từ 1996 đến nay là Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh (Theo Nghị quyết của Quốc hội Khoá IX, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 21 tháng 10 năm 1995: Thành lập Bộ Kế hoạch và Đầu tư ). Trải qua các thời kỳ tách nhập của tỉnh Nam Định (Nam Định, Nam Hà, Hà Nam Ninh, Nam Hà, Nam Định), cùng sát cánh với các giai đoạn của đất nước từ chiến tranh, khôi phục kinh tế đến thời kỳ đổi mới kinh tế, ngành kế hoạch tỉnh Nam Định đã thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với sự đóng góp to lớn và thành tích đạt được, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định đã được Đảng và nhà nước trao tặng các phần thưởng cao quý: - Huân chương lao động hạng ba (1976) - Huân chương lao động hạng nhì (1985) - Huân chương lao động hạng nhất (1995 và 2001) - 27 cờ thi đua, bằng khen của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu tư, UBND tỉnh. * Chức năng - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Các lĩnh vực mà sở kế hoạch đầu tư tham gia tham mưu: + Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. + Tổ chức thực hiện và kiến nghị đề xuất cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. + Quản lý việc đầu tư trong và ngoài tỉnh, các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. + Quản lý việc đấu thầu, đăng ký kinh doanh, dịch vụ công trong tỉnh. + Một số nhiệm vụ theo uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và công tác của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chương 1: Nhiệm vụ, quyền hạn của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định 1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn: - Nhiệm vụ chung: + Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. + Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho UBND cấp huyện, thành phố, của các sở ban ngành theo quy định của pháp luật. + Giúp UBND tỉnh tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư ở địa phương. - Về quy hoạch và kế hoạch: + Chủ trì tổng hợp và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, kế hoạch vốn đầu tư, các cân đối kinh tế - xã hội của tỉnh, như cân đối tích luỹ và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính… + Trình UBND tỉnh chương trình hoạt động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết đề ra, chịu trách nhiệm theo dõi và giám sát việc thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, năm để báo cáo UBND tỉnh. + Hướng dẫn các sở ban ngành cấp dưới xây dựng và thực hiện kế hoạch theo kế hoạch của tỉnh đã đề ra. Thẩm định và giám sát các kế hoạch này nhằm đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt. + Phối hợp với sở tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách để trình cấp trên ra quyết định. - Về đầu tư trong và ngoài tỉnh: + Trình và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về danh mục các dự án đầu tư, các dự án thu hút vốn đầu tư. + Trình và chịu trách nhiệm về tổng mức đầu tư, bố trí cơ cấu vốn đầu tư, các phương án phân bổ nguồn vốn đầu tư theo các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh. + Phối hợp với sở tài chính và các sở liên quan tiến hành theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án trong tỉnh. + Thẩm định các dự án đầu tư, thuộc thẩm quyền quyết định của chủ tịch UBND tỉnh; cấp đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư vào địa bàn theo phân cấp của UBND tỉnh. + Làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào địa bàn tỉnh, tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư và cấp phép đầu tư, cấp chứng nhận đầu tư theo thẩm quyền được quy định. + Là cơ quan đầu mối quản lý, vận động, thu hút các nguồn vốn ODA, và nguồn vốn phi chính phủ khác. Hướng dẫn các sở ban ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình dự án sử dụng vốn ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ. - Về quản lý đấu thầu: + Chủ trì, thẩm định, trình và chịu trách nhiệm về các văn bản trình kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu thuộc phạm vi tỉnh quản lý. + Hướng dẫn, theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy định về đấu thầu và tình hình thực hiện đấu thầu. - Về quản lý các khu công nghiệp: + Chủ trì, phối hợp với ban quản lý các khu công nghiệp xây dựng và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. + Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành có liên quan trình các cơ chế chính sách phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong tỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh. - Về quản lý và phát triển doanh nghiệp: + Chủ trì phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan đề xuất quy hoạch phát triển, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước, cơ chế khuyến khích và hỗ trợ đối với các doanh nghiệp, theo dõi và đánh giá sự phát triển của các mô hình kinh tế trong tỉnh. + Tổ chức việc đăng ký kinh doanh cho các đối tượng trên địa bàn thuộc thẩm quyền của sở. Hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho phòng tài chính - kế hoạch của huyện và thành phố, phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, và quản lý việc đăng ký kinh doanh trong phạm vi tỉnh. - Về lĩnh vực thanh tra, kiểm tra: thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong việc thực hiện chính sách pháp luật về kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước; giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao. Thông qua vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định, ta thấy đây là cơ quan tham mưu, có vai trò quan trọng trong công tác quản lý kinh tế - xã hội. Vì vậy, đảm bảo công tác kế hoạch cũng là đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế - xã hội. 1.2. Đánh giá - Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn và tổng hợp thuộc UBND, có vai trò tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước: + Là cơ quan chủ trì và trình UBND quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm. + Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp quản lý lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. + Là cơ quan trình và chịu trách nhiệm về kế hoạch vốn đầu tư, kế hoạch phát triển các ngành, thành phần kinh tế, khu kinh tế,... + Dựa vào kế hoạch phát triển do sở kế hoạch chủ trì và trình, UBND tỉnh thực hiện các hoạt động của mình, tiến hành công tác điều tiết các lĩnh vực. - Sở kế hoạch có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực: + Lĩnh vực đầu tư: trình danh mục dự án đầu tư, tổng mức vốn đầu tư, phân bổ nguồn vốn, là cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm quản lý về nguồn vốn ODA,… + Lĩnh vực đầu thầu: là cơ quan chủ quản tổ chức, thẩm định, giám sát việc đấu thầu. + Các lĩnh vực khác: chủ trì, phối hợp với các ban ngành chuyên môn, thực hiện công tác quản lý phát triển theo quy hoạch đã đề ra. - Nhận xét về những thay đổi trong chức năng, nhiệm vụ của ngành kế hoạch: Từ sau Nghị định ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ, chức năng nhiệm vụ của ngành kế hoạch nói chung và sở kế hoạch đầu tư tỉnh Nam Định nói riêng đã có nhiều thay đổi so với trước đây: + Ngành kế hoạch trước đây được xem là cơ quan chủ quản quản lý mọi lĩnh vực thì theo Nghị định mới, ngành kế hoạch là cơ quan tham mưu của nhà nước, phối hợp với các ban ngành chuyên môn, quản lý nguồn vốn đầu tư, quản lý dịch vụ công trong các ngành,… + Nếu như trước đây ngành kế hoạch tham gia vào cả lĩnh vực quản lý vi mô và vĩ mô thì bây giờ, ngành kế hoạch đã thực hiên đúng chức năng tham mưu của mình, quản lý nền kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô. + Ngành kế hoạch và ngành tài chính là hai ngành độc lập nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ, trong lĩnh vực vốn, ngành kế hoạch quản lý vốn đầu tư, còn nguồn vốn thường xuyên lại được ngành tài chính đảm nhiệm. Hoạt động phân bổ nguồn vốn đầu tư cũng là sự kết hợp chặt chẽ giữa hai ngành này. Trong lĩnh vực đầu tư, ngành kế hoạch trình các danh mục đầu tư và theo dõi thực hiện còn ngành tài chính chịu trách nhiệm về huy động nguồn vốn đầu tư và quyết toán vốn đầu tư. Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của ngành kế hoạch đã được thay đổi ngày càng đúng đắn và phù hợp với tình hình của từng thời kỳ, với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với chức năng và nhiệm vụ được quy định rõ ràng như vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định sẽ hoàn thành tốt vai trò của mình. Chương 2: Cơ cấu, tổ chức 2.1. Cơ cấu tổ chức * Lãnh đạo sở gồm: - Giám đốc sở: là người đứng đầu sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của sở và thực hiện nhiệm vụ được giao. Cụ thể trong Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định, Giám đốc phụ trách trực tiếp về tổ chức, công tác tổng hợp, xây dựng cơ bản, thanh tra sở. - Phó giám đốc sở: là người giúp việc Giám đốc sở, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực. Sở có 2 phó giám đốc, phụ trách ở hai lĩnh vực như sau: - Lĩnh vực 1: Hành chính, nông nghiệp, lao động văn xã. - Lĩnh vực 2: Công nghiệp, kinh tế đối ngoại - thương mại, quản lý đăng ký kinh doanh. * Cơ cấu tổ chức Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định Phòng tổ chức - hành chính Thanh tra sở Phòng tổng hợp Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phòng công nghiệp và cơ sở hạ tầng Phòng thương mại và kinh tế đối ngoại Phòng lao động văn xã Phòng Đăng ký kinh doanh Phòng xây dựng cơ bản - Cơ cấu tổ chức sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định - 2.2. Nhiệm vụ các phòng ban 2.2.1. Phòng tổ chức hành chính - Thực hiện công tác tổ chức cán bộ: lập quy hoạch cán bộ, công tác tuyển dụng, công tác đào tạo và đào tạo lại, bố trí sử dụng công nhân viên chức, công tác thi đua khen thưởng… - Quản lý việc chi tiêu nội bộ, sử dụng ngân sách được cấp, thanh toán các khoản phí và lệ phí của đơn vị theo quy định của nhà nước và pháp luật… - Thực hiện các công tác quản lý hành chính: văn thư, thông tin liên lạc, phương tiện đi lại, thủ tục hành chính, bảo quản và sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức lễ tân, khánh tiết trong các hội nghị, hội thảo… - Trực tiếp quản lý bộ phận "một cửa". - Thực hiện một số công việc đột xuất được ban giám đốc giao. 2.2.2. Phòng tổng hợp - Tổng hợp và xây dựng, dự thảo báo cáo về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của tỉnh. - Nghiên cứu đề xuất phương pháp, chế độ, hệ thống chỉ tiêu, biểu mẫu quy hoạch, kế hoạch, xử lý tổng hợp các chỉ tiêu, số liệu của các phòng chuyên môn nghiệp vụ để nghiên cứu xây dựng cân đối tổng thể, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch, báo cáo cấp trên. - Phối hợp với các phòng chức năng trong sở thực hiện các lĩnh vực của kế hoạch: vốn đầu tư, quản lý, theo dõi và thẩm định các dự án đầu tư, theo dõi tổng hợp tình hình phát triển của các lĩnh vực đầu tư thuộc khối an ninh quốc phòng, khoa học - công nghệ, bưu chính viễn thông,… - Lập chương trình công tác nghiệp vụ hàng tháng, quý, năm. Chuẩn bị nội dung của các cuộc họp giao ban của cơ quan và của ngành. - Phối hợp với phòng ngân sách sở tài chính tổng hợp cân đối thu - chi ngân sách, cân đối cơ cấu vốn đầu tư và các dự án đầu tư theo chỉ đạo của cấp trên và các phòng nghiệp vụ. - Thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật, kế hoạch chỉ định thầu các dự án (hoặc gói thầu) theo lĩnh vực được giao để báo cáo ban giám đốc trình UBND tỉnh quyết định. - Chủ trì thẩm tra và trình ban giám đốc thực hiện đăng ký đầu tư các dự án đầu tư được phụ trách. - Thực hiện một số nhiệm vụ đột xuất do ban giám đốc giao. 2.2.3. Thanh tra sở Thực hiện đồng bộ hai chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. - Tổ chức thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về kế hoạch và đầu tư của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của sở. - Tiếp dân, xác định, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của sở kế hoạch và đầu tư Nam Định. - Xử phạt những vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính đối với những vi phạm trong ngành kế hoạch đầu tư. - Thực hiện các chức năng khác do giám đốc sở giao. 2.2.4. Phòng kế hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn: - Tổng hợp về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, quản lý theo dõi các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản, kinh tế mới, diêm nghiệp, tài nguyên môi trường nông thôn, chương trình nước sạch, phát triển ngành nghề nông thôn, đê, kè sông - biển. - Tổng hợp về công tác quy hoạch phát triển kinh tế biển. - Phối hợp với các phòng khác tham mưu cho ban giám đốc về kế hoạch phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng, các ngành nghề kinh doanh ở nông thôn như công nghiệp chế biến ở nông thôn, phát triển tiểu thu công nghiệp, mô hình hợp tác xã ở nông thôn, xuất nhập khẩu hàng nông sản, các dự án kinh tế đối ngoại do phòng phụ trách. - Làm đầu mối phối hợp nghiệp vụ quy hoạch, kế hoạch của cơ quan với các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sỏ tài nguyên và môi trường. - Thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật, kế hoạch chỉ định thầu các dự án (hoặc gói thầu) theo lĩnh vực được giao để báo cáo ban giám đốc trình UBND tỉnh quyết định. - Chủ trì thẩm tra và trình ban giám đốc thực hiện đăng ký đầu tư các dự án đầu tư được phụ trách. 2.2.5. Phòng kế hoạch công nghiệp và cơ sở hạ tầng: - Tổng hợp về công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển và các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, điện lực, giao thông vận tải, công nghiệp nông thôn, sản xuất nước máy, sản xuất vật liệu xây dựng và đô thị. - Chủ trì, phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác tham mưu cho cấp trên về kế hoạch phát triển kinh tế nông thôn, kế hoạch xuất khẩu hàng công nghiệp. - Chủ trì, tổng hợp xây dựng kế hoạch và theo dõi tình hình kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải và xây dựng. - Làm đầu mối phối hợp nghiệp vụ quy hoạch, kế hoạch của cơ quan với sở công thương, sở giao thông vận tải, sở xây dựng, điện lực. - Thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật, kế hoạch chỉ định thầu các dự án (hoặc gói thầu) theo lĩnh vực được giao để báo cáo ban giám đốc trình UBND tỉnh quyết định. - Chủ trì thẩm tra và trình ban giám đốc thực hiện đăng ký đầu tư các dự án đầu tư được phụ trách. 2.2.6. Phòng kế hoạch thương mại và kinh tế đối ngoại - Tổng hợp về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển và các dự án trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu. - Tổng hợp các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, cùng các phòng trong cơ quan xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài theo các giai đoạn. - Tham mưu với cấp trên về công tác xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu tư nước ngoài, hướng dẫn các thủ tục cho các nhà đầu tư. - Chủ trì xây dựng kế hoạch và theo dõi tình hình thực hiện dự án FDI, ODA, phi chính phủ,… - Quản lý về đầu tư: thủ tục, giấy phép, giấy chứng nhận đầu tư, theo dõi, quản lý, thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. - Phối hợp với các phòng chuyên môn tham mưu với cấp trên, đề xuất mô hình và cơ chế phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch,. - Làm đầu mối phối hợp về nghiệp vụ kế hoạch, quy hoạch phát triển của cơ quan với sở văn hoá - thể thao - du lịch (lĩnh vực du lịch), sở công thương (lĩnh vực dịch vụ). - Thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật, kế hoạch chỉ định thầu các dự án (hoặc gói thầu) theo lĩnh vực được giao để báo cáo ban giám đốc trình UBND tỉnh quyết định. - Chủ trì thẩm tra và trình ban giám đốc thực hiện đăng ký đầu tư các dự án đầu tư được phụ trách. 2.2.7. Phòng kế hoạch lao động văn xã - Tổng hợp công tác quy hoạch, kế hoạch, quản lý các dự án đầu tư về dân số, lao động, việc làm, văn hoá, giáo dục, y tế, các dự án xã hội như: xoá đói giảm nghèo, phòng chống tội phạm, phòng chống và bài trừ ma tuý, vì sự tiến bộ của phụ nữ,… -Phối hợp với các phòng khác đề xuất kế hoạch phát triển kinh tế nông thôn, giảm nghèo và dạy nghề ở nông thôn, kế hoạch phát triển kinh tế đối ngoại ở những lĩnh vực được theo dõi phụ trách… - Làm đầu mối phối hợp về công tác kế hoạch, quy hoạch, đầu tư phát triển của cơ quan đối với sở lao động - thương binh xã hội, sở giáo dục - đào tạo, sở y tế, sở văn hoá thể thao và du lịch (về lĩnh vực văn hoá, thể thao), đài phát thanh truyền hình tỉnh. - Thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật, kế hoạch chỉ định thầu các dự án (hoặc gói thầu) theo lĩnh vực được giao để báo cáo ban giám đốc trình UBND tỉnh quyết định. - Chủ trì thẩm tra và trình ban giám đốc thực hiện đăng ký đầu tư các dự án đầu tư được phụ trách. 2.2.8. Phòng đăng ký kinh doanh - Giải quyết việc đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho các cơ quan đăng ký kinh doanh cấp dưới ở huyện,thành phố, quản lý việc đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương. - Thực hiện chức năng giúp việc của cơ quan thường trực ban đổi mới phát triển doanh nghiệp tỉnh trong công tác xây dựng và thực hiện chưong trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý. - Tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. - Thực hiện chế độ "một cửa" đối với lĩnh vực đăng ký kinh doanh: trực tiếp tiếp nhận, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để giải quyết các thủ tục doanh nghiệp theo yêu cầu của các doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật. 2.2.9. Phòng xây dựng cơ bản - Nghiên cứu xây dựng nội dung hướng dẫn để cụ thể hoá cơ chế, chính sách, hệ thống hoá các văn bản về công tác đầu tư xây dựng trong nội bộ cơ quan. - Đề xuất việc triển khai học tập và thực hiện các quy định của nhà nước và của tỉnh về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng, công tác đầu thầu trên địa bàn tỉnh. - Chủ trì và phối hợp với các phòng có liên quan để thẩm định và xét duyệt, giám sát các dự án đầu tư. - Chủ trì và phối hợp với các phòng có liên quan thực hiện, quản lý công tác đấu thầu. - Chủ trì tham gia với các cơ quan của tỉnh quyết toán vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành và tổng hợp tình hình quyết toán vốn đầu tư của tỉnh. - Phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn, tổng hợp xây dựng kế hoạch và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã, kinh tế hộ trên địa bàn trong lĩnh vực xây dựng. Như vậy, sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định đã thực hiện tính "phân cấp, phân quyền" trong cơ cấu tổ chức của mình, vừa đảm bảo tính phân tán vừa đảm bảo tính tập trung, theo đúng đường lối chủ trương của đất nước khi phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, cơ cấu tổ chức của sở cũng thể hiện tính quản lý toàn diện của sở trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Từ đó ta thấy được vai trò to lớn của ngành kế hoạch trong công cuộc xây dựng, phát triển và đổi mới đất nước. Chương 3: Xu hướng phát triển trong thời gian tới 3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020 3.1.1. Quan điểm phát triển: - Huy động tối đa các nguồn lực phát triển nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu lao động. - Nâng cao vai trò, vị trí, sự đóng góp của tỉnh Nam Định đối với tiểu vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng cũng như cả vùng đồng bằng sông Hồng. - Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội: giảm tỷ lệ đói nghèo, tạo việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống cho người dân, giảm sự bất bình đẳng trong xã hội. - Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo sự phát triển bền vững. - Gắn liền phát triển kinh tế với giữ vững trật tự an toàn xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. 3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội: * Mục tiêu tổng quát: Hướng nền kinh tế của Nam Định đạt mức phát triển nhanh, bền vững, cơ cấu kinh tế cân đối, đời sống văn hoá, kinh tế của người dân được nâng lên. Phấn đấu đưa tỉnh Nam Định trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng. * Mục tiêu cụ thể: - Phát triển kinh tế: + Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 khoảng 12%/năm, giai đoạn 2011-2015 là 13%, 2016-2020 là 12,5%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 12,5 triệu đồng năm 2010, năm 2015 là 26 triệu đồng và năm 2020 là 50 triệu đồng. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, đến năm 2010 tỷ trọng các ngành nông lâm ngư nghiệp còn khoảng 25%, công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 39% và tỷ trọng khu vực dịch vụ là khoảng 36%. Các con số này đến năm 2015 lần lượt là 19%, 44% và 37%. + Giá trị xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm giai đoạn 2006-2010 và đạt 18%/năm giai đoạn 2016-2020. + Tăng thu ngân sách đảm bảo phần lớn các nhiệm vụ thu - chi của tỉnh, từng bước đạt tới sự cân bằng thu chi. Phấn đấu tốc độ thu ngân sách trên địa bàn tăng trên 17%/năm. - Về phát triển xã hội: + Tỷ lệ tăng dân số bình quân 0,95%/năm, đây là tỷ lệ của giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ tăng dân số ở giai đoạn 2011-2015 mà toàn tỉnh hướng tới là 0,92%, và mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2016-2020 là 0,9%. + Trong ngành giáo dục đào tạo nhân lực: phấn đấu đến năm 2010 toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học. + Về mặt y tế: hạ tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 15% năm 2010. Đến năm này, bình quân 10.000 dân có 16 giường bệnh, 6,5 bác sỹ. + Giải quyết được khoảng 45 nghìn lao động mỗi giai đoạn. Chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động. Phấn đấu đến năm 2010 có trên 50%, năm 2020 trên 75% lao động qua đào tạo. + Nâng cao tỷ lệ đô thị hoá, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. - Về bảo vệ môi trường: + 100% các cơ sỏ sản xuất mới áp dụng công nghệ đạt tiêu chuẩn về môi trường. + Gom và xử lý rác thải đúng phương pháp. 3.1.3. Phương hướng chung: - Cùng với Trung ương tập trung hoàn chỉnh hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng. - Phát triển các khu, cụm công nghiệp và các dự án công nghiệp quan trọng trong tỉnh. - Phát triển các hình thức đào tạo nguồn nhần lực, phát triển xuất khẩu lao động. - Đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, mở rộng và phát triển các đô thị hiện có. - Đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, chế độ đãi ngộ phù hợp. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn. 3.2. Xu hướng cơ cấu tổ chức trong thời gian tới của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định: Là cơ quan chuyên môn có vai trò quan trọng đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định đã đề ra xu hướng đổi mới cơ cấu tổ chức của mình phù hợp với phương hướng phát triển của tỉnh. Cụ thể: - Phòng tổ chức - hành chính: + Để tăng cường sự quản lý nhà nước của tổ chức, tương lai phòng tổ chức - hành chính sẽ được nâng lên thành văn phòng. Điều này chứng tỏ Sở Kế hoạch và Đầu tư đã nhận thức được tầm quan trọng của sự quản lý có tổ chức và khoa học, dần hoàn thiện sự quản lý của mình. + Bộ phận một cửa: tích cực đổi mới, hợp lý hoá các thủ tục hành chính; đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ phụ trách bộ phận một cửa để đảm bảo mục tiêu cải cách thủ tục hành chính của nhà nước ta. - Thanh tra sở: + Đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ thanh tra. + Tiến hành công tác thanh tra thường xuyên, đảm bảo tính công khai, minh bạch và trách nhiệm. - Phòng tổng hợp: + Tiếp tục củng cố và phát huy vai trò là phòng tổng hợp, định hướng trong sở. + Tiếp tục củng cố vai trò quan trọng trong công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của sở. + Tiếp tục làm tốt công tác, vai trò tổng hợp tham mưu cho ban giám đốc theo chức năng nhiệm vụ được giao. - Phòng xây dựng cơ bản: + Để đảm bảo sự phát triển cho hoạt động đầu tư xây dựng, sở đã xây dựng đề án tách phòng xây dựng cơ bản thành phòng thẩm định và đấu thầu. Công tác tách phòng này nhằm đảm bảo tính chuyên môn hoá hướng tới hiệu quả tốt hơn trong hoạt động của sở. - Phòng kế hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn: + Tiếp tục đẩy mạnh khâu quản lý kinh tế nông thôn theo chủ trương của Đảng và nhà nước. + Thành lập thêm một bộ phận quản lý hợp tác xã nông thôn theo tiêu chí thành lập của bộ kế hoạch và đầu tư. - Phòng kế hoạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22770.doc
Tài liệu liên quan