MỤC LỤC
Phần 1 : Sơ lược về Sở Kế hoạch Đầu tư Đà Nẵng 2
I. Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng 2
1. Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước 2
1.1Bối cảnh quốc tế 2
1.2Tình hình trong nước 3
2. Tình hình kinh tế của Đà Nẵng 4
2.1 Thuận lợi 4
2.2 Khó khăn và thách thức 5
I. Tổng quan về sở kế hoạch và đầu tư 6
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở KH&ĐT 6
2.Sơ đồ bộ máy tổ chức của Sở KH&ĐT 7
3. Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan 8
I. Phòng lao động – văn xã 13
Phần 2 : Tình hình xây dựng kế hoạch hàng năm của Sở kế hoạch đầu tư 15
I. Quy trình 15
1 Quy trình xây dựng kế hoạch 5 năm 15
2. Quy trình xây dựng kế hoạch hàng năm 15
II. Nội dung 16
1. Một số chỉ tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2010-2015 16
1.1 Mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2010-1015 16
1.2Các phương án phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng của kế hoạch 5 năm 2010-2015 18
2. Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực trong kế hoạch 5 năm 2010-2015 20
2.1 Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp theo hướng CNH-HĐH. 20
2.2 Định hướng phát triển dịch vụ 22
2.3 Phát triển ngành Nông- Lâm- Thủy sản theo hướng khai thác triệt để thế mạnh, tiềm năng kinh tế biển đi đôi với phát triển và bảo vệ 24
2.4 Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội 26
2.5 Phát triển văn hóa- thông tin, thể dục- thể thao 27
2.6 Về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học- công nghệ và môi trường 28
2.7 Về y tế- dân số và lao động- việc làm- các vấn đề xã hội khác 29
2.8 Phát triển kinh tế kết hợp với an ninh- quốc phòng 30
2.9 Phát triển các vùng lãnh thổ 31
3. Một số giải pháp lớn thực hiện kế hoạch 5 năm 2010-2015 31
3.1Tiếp tục hoàn thành tốt công tác lập quy hoạch, kế hoạch và các chương trình phát triển trên địa bàn thành phố 31
3.2 Đổi mới và lành mạnh hóa hệ thống tài chính; hình thành đồng bộ các loại thị trường 32
3.3 Tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp nhà nước 33
3.4 Tiếp tục vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và sản xuất 33
3.5 Phát huy vai trò động lực của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế- xã hội thành phố 33
3.6 Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường pháp lý thông thoáng hơn nữa, vận dụng có hiệu quả các chính sách của Nhà nước 34
3.7 Đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế 35
3.8 Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 36
III. Phương pháp kế hoạch hóa phát triển 36
VI. Đánh giá thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Sở kế hoạch Đầu tư 38
1. Mặt được 38
2. Tồn tại 39
3.Nguyên nhân 39
Phần 3 : Đề xuất đề tài 41
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2772 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Sở kế hoạch và đầu tư Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo về chuyên môn, nghiệp vụ của các Phó Giám đốc sở theo từng lĩnh vực công tác do Giám đốc sở phân công và có trách nhiệm chủ động phối hợp với các phòng, đơn vị thuộc Sở, đáp ứng yêu cầu công tác của sở Kế hoạch và Đầu tư và cải cách hành chính.
Nhiệm vụ, chức năng của phòng là:
Chủ trì xây dựng, tổng hợp kế hoạch 5 năm và giao kế hoạch phát triển hàng năm của các ngành thuộc lĩnh vực văn hóa- xã hội
Chủ trì nghiên cứu chính sách, đề xuất cơ chế chương trình phát triển các ngành thuộc lĩnh vực văn hóa- xã hội
Hướng dẫn thủ tục đầu tư, tham mưu giúp Lãnh đạo Sở giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến đầu tư
Thẩm định và chịu trách nhiệm thẩm định các kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, theo dõi, giám sát kiểm tra việc thực hiện của pháp luật về đấu thầu
Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của phòng theo định kỳ; lập báo hàng tháng, quí, năm hoặc đột xuất và các báo cáo khác thuộc lĩnh vực văn hóa, xã hội.
Tham gia nghiên cứu, cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng.
Quản lý cán bộ, công chức công tác tại Phòng, điều hành hoạt động nội bộ Phòng để hoàn thành nhiệm vụ được giao; quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ và tài sản được giao đảm bảo đầy đủ, an toàn và theo đúng qui định.
Phần 2 : Tình hình xây dựng kế hoạch hàng năm của Sở kế hoạch đầu tư
I. Quy trình
1 Quy trình xây dựng kế hoạch 5 năm
Phân tích, dự báo tình hình và kiến nghị mục tiêu
Xác định những quan điểm chủ đạo trong việc định hướng phát triển kinh tế- xã hội của kỳ kế hoạch
Xác định mục tiêu cơ bản của kế hoạch trong kỳ kế hoạch
Phát hiện tiềm lực và xây dựng các phương án phát triển cùng hệ thống cơ chế chính sách cần thực hiện trong kỳ kế hoạch
Thảo luận, tham khảo ý kiến của các tổ chức xã hội, các tổ chức nghiên cứu và của một số nhóm đối tượng có liên quan
Lựa chọn phương án (cân đối mục tiêu và tiềm lực)
Thông qua và phê duyệt kế hoạch
2. Quy trình xây dựng kế hoạch hàng năm
Phân tích và dự báo tình hình phát triển kinh tế-xã hội, rà soát lại các hoạt động đã thực hiện trong năm trước.
Trên cơ sở mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch 5 năm và phân tích thực trạng, xác định mục tiêu và hệ thống chỉ tiêu kế hoạch, các giải pháp và chính sách của năm kế hoạch.
Dự thảo một số cơ chế chính sách cùng các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch
Thảo luận, tham khảo ý kiến của các tổ chức xã hội, các tổ chức nghiên cứu và của một số nhóm đối tượng
Thông báo cho các đầu mối kế hoạch nội dung dự báo, dự kiến các chỉ tiêu. Phản hồi thông tin từ các đầu mối kế hoạch.
Tổng hợp thông tin và xây dựng kế hoạch tổng thể
Thông qua và công bố kế hoạch
II. Nội dung
1. Một số chỉ tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2010-2015
1.1 Mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2010-1015
Kế hoạch 5 năm 2010-2015 thành phố Đà Nẵng phải tiếp tục cụ thể hóa nội dung của Nghị quyết 33 của Bộ Chính Trị, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nội dung đã được đề ra trong chiến lược và Nghị quyết của Bộ Chính Trị, đồng thời tập trung cao mọi nguồn lực thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng CNH-HĐH, phát triển nhanh về quy mô kinh tế, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội và ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng và an ninh, cải thiện đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho phát triển nhanh hơn vào thời kì 2010-2015.
Mục tiêu tổng quát được cụ thể hóa thành các định hướng phát triển như sau:
Phấn đấu đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hành năm là 14% cao hơn kế hoạch 5 năm 2006-2010 và có chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm tiếp theo. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nhanh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm. Tạo bước tiến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp thành phố; nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo đóng góp vào sự phát triển nhanh và bền vững của kinh tế thành phố.
Đẩy mạnh thực hiện các chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kì Công nghiẹp hóa, hiện đại hóa; từng bước hình thành các loại thị trường, nhất là các thị trường vốn, bất động sản, lao động, khoa học và conng nghệ. Hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực kinh tế nhà nước; phát triển mạnh, không hạn chế quy mô các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Chủ động và khẩn trương trong hội nhập kinh tế quốc tế. Mở rộng và nâng cao rõ rệt hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo cơ chế thông thoáng, môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI); tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA; tăng cường công tác xúc tiến đầu tư FDI, ODA, xúc tiến thương mại,du lịch; tạo mọi điều kiện thuận lợi để tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao từ bên ngoài.
Thành phố tăng nhanh vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế. Hoàn chỉnh một cách cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng của thành phố. Chú trọng tính hiệu quả trong đầu tư.
Tiếp tục đổi mới và lành mạnh hóa hệ thống tài chính thành phố, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các đơn vị sử dụng vốn ngân sách, các công trình XDCB thuộc vốn ngân sách, coi trọng công tác giám sát cộng đồng; triển khai mạnh công tác khoán biên chế và chi phí hành chính cho các đơn vị; phát triển thị trường vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội thành phố.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục-đào tạo, tăng cường đào tạo và thu hút nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Cải thiện rõ trình độ công nghệ trong nền kinh tế, phát huy cao độ nội lực về khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho tiến trình phát triển thành phố.
Tạo ra nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, phát triển mạng lưới an sinh xã hội, giúp đỡ các đối tượng chính sách, người nghèo, người dân tộc thiểu số.
Phát triển sự nghiệp y tế, thể thao và văn hóa thông tin; cải thiện đáng kể các chỉ tiêu sức khỏe cho người dân. Tiếp tục phát triển nền văn hóa tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc, giải quyết cơ bản và có hiệu quả các tệ nạn xã hội như tội phạm, ma túy, HIV/AIDS và tai nạn giao thông; thực hiện bình đẳng giới.
Tạo được bước chuyển biến toàn diện và sâu sắc trong việc cải cách hành chính, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân. Phát huy dân chủ, tăng cường đối thoại trực tiếp giữa chính quyền với người dân, tạo sự đoàn kết trong toàn đảng bộ, nhân dân thành phố phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.
Củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững hòa bình, ổn định, trật tự an toàn xã hội, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
1.2Các phương án phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng của kế hoạch 5 năm 2010-2015
Trên cơ sở nhận định những thuận lợi, khó khăn-thách thức, từ dự báo các cân đối về nguồn lực phát triển, năng lực sản xuất và khả năng đầu tư phát triển trong những năm đến, thành phố lập các phương án phát triển kinh tế xã hội phù hợp với khả năng hiện có.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố Đà Nẵng và là trọng điểm của vùng kinh tế miền Trung, phù hợp với quy hoạch phát triển của cả nước, thành phố chọn phương án phát triển trong kế hoạch 5 năm 2010-2015 theo phương án cụ thể như sau:
- Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Xây dựng cơ cấu kinh tế : “ Công nghiệp- Dịch vụ- Nông nghiệp “. Đưa tỷ trọng Công nghiệp- Xây dựng từ 47,4 % năm 2010 xuống 47,2% vào năm 2015, các ngành dịch vụ từ 49,2% lên 51% , các ngành nông nghiệp từ 3,4% xuống còn 2,6%.
Nhịp độ tăng tổng sản phẩm Thành phố(GDP) bình quân hàng năm 15%-16%, trong đó:
+ Ngành công nghiệp- Xây dựng tăng 16-17%
+ Ngành dịch vụ bình quân hàng năm 14-15%
+ Ngành thủy sản- nông lâm tăng 4,5-5%
Thu nhập bình quân đầu người hàng năm từ 35-36 triệu đồng
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giá trị sản xuất ngành công nghiệp- xây dựng phấn đấu đạt 22-23%, trong đó GTSX công nghiệp tăng từ 21% - 22%.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành dịch vụ dự kiến đạt 16- 17%
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giá trị sản xuất ngành thủy sản-nông- lâm là 5- 6,5%
Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2010-2015, tăng bình quân hàng năm 22%- 23%
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng bình quân hàng năm là 16-17%
Tổng chi ngân sách địa phương 5 năm (2010-2015) dự kiến tăng bình quân hàng năm 23-24%, trong đó chi đầu tư phát triển dự kiến không dưới 50% tổng chi NSĐP.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 2010-2015 dự kiến đạt khoảng 69.350 tỷ đồng, gấp 3,86 lần giai đoạn 2006-2010 (17.928 ngàn tỷ đồng ).
Giảm tỷ lệ sinh hàng năm : 0,04-0,05%, đến năm 2015 tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên dưới 2,13%
Dự kiến trong 5 năm tạo việc làm cho 16,5-17 vạn lao động.
Đến năm 2015 đạt 47/47 xã, phường được phổ cập trung học cơ sở.
Phấn đấu tiếp tục duy trì tỉ lệ không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn hiện nay.
Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 10%.
Đáp ứng tốt hơn đời sống tinh thần cho nhân dân, đạt được những tiến bộ mới trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phát thanh, truyền hình.
Có 90% dân số ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2015.
Ngăn ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường; Phục hồi và từng bước cải thiện chất lượng môi trường nước, không khí, môi trường các khu công nghiệp, môi trường đô thị và nông thôn, trên cơ sở cải thiện, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng như: giao thông, hệ thống thoát nước, xử lí rác thải, chất thải rắn...
Giữ vững an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị trên địa bàn Thành Phố.
2. Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực trong kế hoạch 5 năm 2010-2015
2.1 Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp theo hướng CNH-HĐH.
Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành công nghiệp bình quân hành năm tăng 21-22%, đưa cơ cấu ngành công nghiệp từ 47,55 năm 2010 xuống 47,4% vào năm 2015.
Tiếp tục đầu tư và duy trì tốc độ phát triển nhanh ngành công nghiệp, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ các sản phẩm làm ra, nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm ngành công nghiệp của thành phố. Coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hóa từng phần các ngành sản xuất công nghiệp.
Ưu tiên lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố có lợi thế cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao, có hàm lượng công nghệ lớn cơ cấu trong giá thành sản phẩm, các ngành công nghiệp chế biến và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu như công nghiệp dệt-may-giầy, chế biến thủy hải sản, các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao như công nghiệp máy tính, phần mềm, các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn như cơ khí chế tạo, thuốc trừ sâu…Tiếp tục duy trì và phát triển các ngành thủ công truyền thống như khắc đá Non Nước, cạm khắc gỗ, mây tre…
Xúc tiến phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu đầu vào làm tăng giá trị gia tăng từ nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước, giảm nhập khẩu như bột giấy, nguyên liệu chế biến sữa, nguyên phụ kiện cho ngành dệt may…Xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ có lợi thế so sánh, bao gồm các ngành cơ khí chế tạo thiết bị, linh kiện phụ tùng thay thế, linh kiện ô tô, xe máy.
Triển khai chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết 33 của Bộ Chính Trị về phát triển các ngành công nghiệp, công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử. Xây dựng các trung tâm công nghệ phần mềm hiện đại, quy mô lớn, có sức cạnh tranh để làm phần mềm ứng dụng phục vụ cho xuất khẩu.
Tiếp tục đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX. Đẩy mạnh cổ phần hóa, phát hành trái phiếu công trình, trái phiếu đô thị nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Hình thành Tổng công ty nhà nước của thành phố về ngành dệt may để tập trung lực và tăng khả năng cạnh tranh, tham gia thị trường thế giới, phát triển ngành dệt- may- giầy trong thời kì đầu hội nhập khu vực và WTO.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, doanh nhân, hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, nhiều trình độ, chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp định hướng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phương.
2.2 Định hướng phát triển dịch vụ
Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất dịch vụ giai đoạn 2010-2015 dự kiến 15-16%/năm, đưa cơ cấu dịch vụ từ 49,22% năm 2010 lên 51,26% vào năm 2015. Định hướng một số nhiệm vụ như sau:
Phát triển mạnh mẽ thương mại, gồm cả nội thương và ngoại thương, bảo đảm hàng hóa lưu thông suốt trong thị trường nội địa và giao lưu xuất khẩu. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ thành phố tăng bình quân 15-16%/năm.
Mở rộng các hình thức bán lẻ nội địa phù hợp như bán trả chậm, trả góp, cung cấp vật tư hàng hóa và thu mua sản phẩm…
Tiếp tục tập trung vào phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng để phát huy ưu thế và khả năng cạnh tranh như du lịch, bán buôn bán lẻ, vận tải biển, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
Thực hiện tốt chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch và các ngành dịch vụ mà thành phố đang có thế mạnh
Tốc độ tăng lượng khách du lịch khoảng 14-15%. Tổng doanh thu du lịch tăng trên 13-14%/năm.
Tiếp tục sử dụng vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư cho hạ tầng du lịch, tập trung vào các khu du lịch sinh thái, các tuyến, các điểm du lịch có khả năng thu hút hiệu quả khách du lịch. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa khai thác du lịch với thực hiện các dự án đầu tư của các ngành khác như giao thông vận tải, hàng không, văn hóa… Đầu tư tăng cường năng lực để sản xuất các sản phẩm du lịch có giá thành hạ, khả năng cạnh tranh cao.
Hỗ trợ cho công tác thông tin và xúc tiến quảng bá du lịch để tạo cơ hội hòa nhập vào thị trường quốc tế, trong bối cảnh các doanh nghiệp thành phố chưa đủ mạnh. Thành phố giữ vai trò quan trọng trong việc xúc tiến, hỗ trợ cho các doanh nghiệp thâm nhập và nâng cao hình ảnh của du lịch Việt Nam và thành phố trên trường quốc tế. Xúc tiến mở thêm các đường bay Đà Nẵng-Nhật Bản, Macau, Pháp…
Tiếp tục phát triển mạnh dịch vụ vận tải đường bộ, vận tải biển; chủ động khai thác tốt lợi thế nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây nhằm phát triển mạnh các ngành dịch vụ vận tải đường bộ, vận tải biển. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhanh và đồng bộ đội tàu biển.
Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu dịch vụ trong đó có dịch vụ vận tải biển. Khai thác các lợi thế đặc biệt của cảng Tiên Sa có điều kiện hướng ngoại để phát triển thành cảng trung chuyển không chỉ ở khu vực mà còn là cảng trung chuyển quốc tế.
Phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông nhằm hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao dân trí, góp phần nâng cao mức sống các vùng và tầng lớp dân cư.
Về xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh trong trao đổi ngoại thương; nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu; đẩy mạnh việc mở rộng và khai thác tốt thị trường xuất khẩu.
Tiếp tục chủ trương phát triển xuất khẩu là một hướng ưu tiên có vị trí đặc biệt quan trọng để tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất, thu hút lao động, tạo nguồn vốn để nhập khẩu, tranh thủ công nghệ, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Cơ cấu xuất khẩu trong 5 năm tới sẽ được chuyển dịch theo hướng gia tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến và chế tạo với giá trị gia tăng ngày càng cao, chú trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trí thức cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô.
Nhập khẩu hàng hóa, tiếp tục ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu; hạn chế nhập khẩu hàng hóa vật tư thiết bị cũng như hàng tiêu dùng trong nước.
Phát triển dịch vụ kinh doanh bất động sản, hình thành tổng công ty quản lý nhà đất nhà nước của thành phố nhằm tập hợp nguồn vốn, nhân lực, trình độ quản lý sớm triển khai các hình thức xây dựng các khu chung cư cao cấp, các căn hộ đạt tiêu chuẩn bán cho dân, sớm hình thành thị trường bất động sản khi có chủ trương của chính phủ.
Đầu tư thiết bị nâng cao năng lực bốc xếp hàng hóa; hình thành trung tâm lớn của cả nước về đóng mới và sửa chữa tàu biển, bao gồm cả tàu vận tải, tàu cá, tàu chuyên dụng và các thiết bị phục vụ nghề biển.
Phát triển các ngành dịch vụ thông tin, bưu chính viễn thông, dịch vụ hàng hải, hàng không, vận tải, dịch vụ tài chính – ngân hàng, tư vấn đầu tư, bảo hiểm dịch vụ thông tin thị trường và chuyển giao công nghệ…theo quy định của Nhà nước.
Hình thành thị trường lao động, thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động. Khuyến khích thành lập và nâng cao chất lượng của các tổ chức dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm.
2.3 Phát triển ngành Nông- Lâm- Thủy sản theo hướng khai thác triệt để thế mạnh, tiềm năng kinh tế biển đi đôi với phát triển và bảo vệ
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giá trị sản xuất ngành thủy sản nông lâm trong giai đoạn 2010-2015 là 5,5 - 6,5%. Đưa cơ cấu ngành thủy sản – nông- lâm từ 6,2% năm 2010 xuống còn 4,3% vào năm 2015. Một số nhiệm vụ trong 5 năm đến:
Tiếp Đầu tư đóng mới đội tàu công suất lớn (165- 450 CV) cùng với một số tàu mẹ công suất 800- 1000 CV được trang bị đồng bộ thiết bị, công nghệ hiện đại bảo quản sản phẩm. Nâng cấp, cải tạo loại tàu công suất 35- 60 CV lên 100- 135 CV phục vụ đánh bắt xa bờ, hạn chế tàu công suất nhỏ ( dưới 33 CV) để tránh khai thác ven bờ. Phát triển nuôi tôm hùm, cá cam, cá mú trên vùng biển Thọ Quang , vịnh Đà Nẵng.
Tập trung đầu tư chế biến các loại hải sản XK có giá trị cao như: tôm, mực, cá, hải sản khác. Từng bước tổ chức thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Đảm bảo giá trị xuất khẩu tăng bình quân 20% năm. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa với chất lượng cao.
Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng hiệu quả và trình độ công nghệ thông qua ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế biến. Thực hiện liên kết nông công nghiệp ngày càng chặt chẽ để nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản cho nông dân. Phát triển đa dạng các ngành nghề, nhất là những ngành nghề có giá trị gia tăng và giá trị xuất khẩu cao để nâng cao mức sống dân cư.
Đầu tư xây dựng nhà máy giết mổ gia súc tập trung và chế biến thực phẩm sạch phục vụ cho dân cư đô thị và các khu công nghiệp. Trong tình hình chung đất nông nghiệp của thành phố ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa, phát triển mạnh các ngành nghề thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn theo hướng chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa. Phát triển mạnh kinh tế vườn, các vùng rau sạch, hoa, cây cảnh, cây dược liệu…ở các vùng ven thành phố.
Phát triển chăn nuôi toàn diện, kết hợp chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi công nghiệp theo hướng nạc hóa đàn heo, sinh hóa đàn bò và phát triển nhanh đàn bò sữa ở các vùng đồng bằng, trung du của huyện Hòa Vang để cung cấp sữa tươi cho thành phố và nhà máy chế biến sữa. Phát triển mạnh chăn nuôi gia cầm, nhất là gà, vịt… hình thành vành đai cung cấp thực phẩm cho thành phố.
2.4 Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội
Củng cố nâng cấp và phát triển có trọng điểm cơ sở hạ tầng vật chất giao thông thành phố; đầu tư phát triển hệ thống vận chuyển hành khách công cộng phục vụ đi lại trong đô thị.
Cải tạo, di dời, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kho xăng dầu, sân bay, tuyến đường sắt bắc nam đi qua địa bàn thành phố Đà Nẵng theo quy hoạch đã được duyệt.
Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông đô thị; xây dựng thêm các khu đô thị mới tạo điều kiện phân bố lại dân cư và điều tiết lại mật độ giao thông quá cao ở khu vực đô thị cũ. Bổ sung các đường tại các quận huyện mới phát triển. Xây dựng hoàn chỉnh và hiện đại hóa hệ thống giao thông tại một số khu đô thị mới. Từng bước xây dựng mạng lưới giao thông trên cao, xây dựng các cầu vượt ở các điểm giao thông quan trọng.
Hoàn thiện và hiện đại hóa hạ tầng đô thị thành phố, đưa thành phố trở thành thành phố dịch vụ- công nghiệp- du lịch vào cuối năm 2010.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường: Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thoát nước nội thành theo hướng tách nước mưa và nước bẩn, nước sinh hoạt xử lý trước khi thải ra cống chung. Xây dựng xong và đưa vào hoạt động các công trình xử lý cục bộ nước thải bệnh viện, khu du lịch, khu công nghiệp trước khi thải vào cống chung.
2.5 Phát triển văn hóa- thông tin, thể dục- thể thao
Phát triển phong trào văn hóa cơ sở, đặc biệt ở các xã nông thôn, miền núi. Tăng chất lượng hoạt động nghệ thuật, báo chí, phát thanh truyền hình nhằm làm tốt việc phục vụ nhu cầu ngày càng cao và đảm bảo thông tin kịp thời về chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước đến với nhân dân. Đẩy mạnh thực hiện NQ TW 5 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đẩy mạnh phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa “. Phát động phong trào toàn dân tham gia thực hiện nếp sống văn minh, gia đình, bản, làng văn hóa tiến tới hoàn chỉnh hệ thống thiết chế văn hóa bằng nguồn lực Nhà nước và mở rộng xã hội hóa. Thực hiện các nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với phong trào thi đua yêu nước, động viên toàn dân tham gia phát triển kinh tế xã hội, phát huy tài năng lao động sáng tạo để xây dựng cuộc sống mới ấm no.
Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo toàn và pháy huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể làm nền tảng cho sự giao lưu và hội nhập văn hóa với bên ngoài, trong đó chú ý nghiên cứu khoa học, phát hiện, trùng tu và phát huy các di tích.
Đầu tư thích đáng để đào tạo nhân tài, nghệ sĩ, có chính sách động viên lực lượng sáng tạo văn học nghệ thuật sáng tác, xây dựng các công trình, các tác phẩm có trình độ cao về nội dung và nghệ thuật.
Tiếp tục hoàn thành hệ thống phủ sóng phát thanh, truyền hình. Phát triển và hiện đại hóa mạng lưới thông tin đại chúng, mở rộng và khai thác mạng lưới Internet trong khuôn khổ quản lý Nhà nước.
Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng, xã hội hóa công tác thể dục thể thao nhất là trong trường học và các lực lượng vũ trang, nâng cao thể chất.
Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu về thể dục thể thao quần chúng, thể dục thể thao nâng cao để ngang tầm với một số thành phố lớn như : Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Nâng cao chất lượng các đội tuyển, nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo vận động viên tạo Trung tâm thể dục thể thao. Mở rộng các câu lạc bộ, các cụm thể dục thể thao ở các khu dân cư.
2.6 Về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học- công nghệ và môi trường
Tiếp tục duy trì kết quả phổ cập tiểu học và THCS. Phấn đấu đến năm 2010 có 60% số truờng tiểu học, 40% trường THCS và 40% trường PTTH đạt tiêu chuẩn trường chuẩn.
Triển khai chương trình hành động của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 33 NQ/TW của Bộ chính trị về phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kì CNH – HĐH, thành phố triển khai chương trình phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng giáo dục nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của thời kì CNH, HĐH. Từng bước phân luồng học sinh để đào tạo nghề, phấn đấu duy trì tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 PTTH, các trường đào tạo nghề …đạt 100% số học sinh tốt nghiệp THCS.
Phát triển hệ thống trường, lớp để đảm bảo tiếp nhận tất cả học sinh có nhu cầu đến lớp, từng bước triển khai thực hiện chế độ học ngày 2 buổi ở cả 3 cấp học. Đẩy mạnh triển khai xây dựng làng Đại học tại phường Hòa Quý đồng thời cho nghiên cứu mở rộng quy mô diện tích của trường Đại học Đà Nẵng hiện nay.
Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm khoa học- công nghệ lớn của cả nước. Lấy phát triển khoa học- công nghệ làm động lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Thành phố.
Đẩy mạn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22728.doc