Báo cáo thực tập tổng hợp tại Sở kế hoạch và đầu tư Thừa Thiên Huế

Hệ thống kết cấu hạ tầng được cải thiện rõ rệt đặt trên nền móng cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và nâng cao tiềm lực kinh tế địa phương. Nền kinh tế được tăng cường đầu tư theo các chương trình kinh tế trọng điểm, hầu hết các công trình quan trọng về giao thông, thủy lợi, điện nước, bưu chính viễn thông, các thiết chế văn hóa du lịch, giáo dục đào tạo, y tế chuyên sâu, thể dục thể thao. của kế hoạch 2001 – 2005 đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và đều khắp, diện mạo thành phố Huế và các thị trấn khởi sắc nhưng vẫn giữ được giá trị văn hóa – cảnh quan của vùng đất Cố đô.

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Sở kế hoạch và đầu tư Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự án khác do tỉnh quản lý; - Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh ; cấp giấy phép ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh theo phân cấp; - Làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư và cấp phép đầu tư thuộc thẩm quyền. 2.6. Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ (NGO): - Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các Sở, Ban, ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ trình UBND tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ kế hoạch và Đầu tư; - Chủ trì, theo dõi và đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc giữa Sở Tài chính với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến nhiều Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Huế và các xã, phường, thị trấn; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút sử dụng ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ. 2.7. Về quản lý đấu thầu: - Chủ trì, thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh về kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh và theo sự phân cấp của UBND tỉnh; - Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp tình hình thực hiện các dự án đã được phê duyệt và tình hình thực hiện đấu thầu. 2.8. Về quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất - Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan thẩm định và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để UBND tỉnh trình Chính phủ, Thủ Tướng Chính phủ; - Trình UBND tỉnh quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp và các cơ chế quản lý đối với các cụm công nghiệp phù hợp với tình hình phát triển thực tế của địa phương. 2.9. Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã: - Chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành liên quan trình UBND tỉnh chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh; - Làm đầu mối thẩm định và chịu trách nhiệm về các Đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp Nhà nước và tình hình phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; - Tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh cho các đối tượng trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở, hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho cơ quan chuyên môn quản lý về kế hoạch và đầu tư các huyện, thành phố Huế; phối hợp với các ngành kiểm tra theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; - Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình; hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh. 2.10. Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn của UBND huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư trên địa bàn; theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện. 2.11. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công thuộc Sở. 2.12. Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. 2.13. Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định với UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2.14. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước thuộc quyền quản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực ngành Kế hoạch và Đầu tư ở địa phương. 2.15. Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh. 2.16. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao. 3. Tổ chức bộ máy: 3.1. Lãnh đạo Sở: - Sở Kế hoạch và Đầu tư có Giám đốc và không quá 03 Phó giám đốc. - Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở và việc thực hiện nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và HDND tỉnh khi được yêu cầu. - Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công. - Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, theo quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ và đề nghị của Giám đốc sở Nội vụ. - Việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật Giám đốc, Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật. 3.2. Cơ cấu tổ chức của sở: 3.2.1. Văn phòng, 3.2.2. Thanh tra, 3.2.3. Phòng tổng hợp, 3.2.4. Phòng Công nghiệp - Du lịch, 3.2.5. Phòng Nông nghiệp, 3.2.6. Phòng Đối ngoại, 3.2.7. Phòng Văn xã, 3.2.8. Phòng Đầu tư phát triển, 3.2.9. Phòng đăng kí Kinh doanh – Doanh nghiệp. Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở do UBND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra Sở thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng, Phó các phòng chuyên môn và tuyên dương do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định sau khi có thỏa thuận bằng văn bản của Giám đốc Sở Nội vụ. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao để xây dựng quy chế làm việc và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng chuyên môn và tương đương để triển khai thực hiện. 3.3. Biên chế của Sở nằm trong tổng số biên chế Hành chính sự nghiệp do UBND tỉnh phân bổ hàng năm. Việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức của Sở phải phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức Nhà nước theo quy định của pháp luật. III. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP THUỘC SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THỪA THIÊN HUẾ Thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho lãnh đạo sở trên các mặt: Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể của tỉnh. Chủ trì hướng dẫn các Sở, Ban ngành, Ủy ban nhân các huyện, thành phố xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT – XH của tỉnh; Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn thẩm định các quy hoạch KT-XH 5 năm, hàng năm; Chủ trì, phối hợp với các phòng trong việc tổng hợp, xây dựng và báo cáo các thực hiện các chiến lược, đề án về phát triển KT - XH tổng hợp của tỉnh; Tổng hợp, tham mưu các cơ chế, chính sách phát triển KT - XH của tỉnh; Chủ trì tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch KT - XH của tỉnh theo quý, 6 tháng và hàng năm; Xây dựng chương trình công tác cơ quan theo tuần, tháng, quý và cả năm; Theo dõi, phụ trách mảng Tài chính, Ngân hàng, Công nghệ thông tin, An ninh quốc phòng; Theo dõi, đôn đốc các phòng thực hiện chương trình công tác của cơ quan; Phối hợp với Văn phòng xây dựng báo cáo tổng kết cơ quan hàng năm, các buổi học tập nâng cao nghiệp vụ công tác kế hoạch; Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Lãnh đạo sở giao. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về hoạt động của phòng và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao để bố trí công việc cụ thể cho từng cán bộ, công chức của phòng. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA TỈNH TRONG THỜI GIAN TỚI THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Những thành tựu chủ yếu: 1.1. Nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao, hơn trung bình của cả nước và chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện. Trong suốt thời kỳ đổi mới từ 1991 – 2005, kinh tế tăng trưởng nhanh và khá toàn diện, bình quân 8,4%/năm, cao hơn hẳn mức 3,4%/năm của thời kỳ 1976 – 1989. Đặc biệt mấy năm gần đây, nền kinh tế có tốc độ tăng nhanh và khá ổn định, năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 đạt tốc độ tăng GDP là 13,4% so với năm 2005. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế, năm 2008 vẫn giữ được mức tăng trưởng khá 10,05%. Tiềm lực kinh tế được nâng cao một bước quan trọng, quy mô toàn nền kinh tế đã tăng gấp 3,6 lần, trong đó công nghiệp tăng 8,6 lần, dịch vụ tăng 4,4 lần. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, tạo thế và lực mới thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển lâu dài, bền vững. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 đạt 3355,7 tỉ đồng, gấp 18,6 lần so với năm 1990. Trước năm 1990, mức tăng trưởng bình quân của công nghiệp chỉ đạt 3,6%/năm, thời kỳ 1991 – 2006 đạt 20%/năm. Khu vực dịch vụ tăng bình quân 8,5%/năm, năm 2008 đạt 12,97%. Đây là khu vực phát triển đa dạng, phong phú, một số tiềm năng trong lĩnh vực này, nhất là dịch vụ du lịch bước đầu được khai thác có hiệu quả, doanh thu du lịch năm 2008 đạt 831,3 tỉ đồng, tăng 32,2% so với năm 2007. Du lịch phát triển đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động thuộc các ngành nghề như vận tải, thương mại, công nghiệp và các dịch vụ khác. Trong nông nghiệp, là một tỉnh có điều kiện sản xuất khó khăn, song đã tạo được mức tăng trưởng 4,2%. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản từ 13,2% năm 1990 lên 34,5% năm 2005, giảm tỉ trọng nông nghiệp tương ứng từ 86,8% xuống còn 65,5%; tỉ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 17,3% lên 29,5%. 1.2. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực Cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khu vực công nghiệp, xây dựng tăng tỉ trọng đóng góp trong GDP 19,7% (năm 1990) lên 30,9% (năm 2000) và 36,5% (năm 2008), ngành dịch vụ tăng tương ứng từ 36,1% lên 45,3 tỉ trọng khu vực nông, lâm ngư nghiệp giảm nhanh từ 44,2% (năm 1990) xuống 24,1% (năm 2000) và 18,2% (năm 2008) nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng cao trong điều kiện sản xuất có nhiều khó khăn nhờ chuyển đổi mạnh cơ cấu nội bộ ngành theo hướng khai thác tiềm năng thế mạnh, đây là thành tựu hết sức quan trọng. 1.3. Kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự tồn tại và đan xen nhiều hình thức sở hữu đã khơi dậy và phát huy các nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân, tạo sự năng động sáng tạo, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. DNNN đã được đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới, giảm từ 82 DN năm 1999 xuống còn 03 DN năm 2006. Các DN cổ phần hóa đã tăng doanh thu bình quân so với thời điểm trước khi cổ phần hóa, nộp ngân sách tăng 4,5 lần, bình quân mỗi DN lãi trên 500 triệu đồng. Đến cuối năm 2005, toàn tỉnh đã có 289 HTX, thu hút 242.636 lao động tham gia, có 43% HTX làm ăn khá. 45% mức trung bình và 12 % làm ăn yếu. Số lượng doanh nghiệp đăng kí kinh doanh cũng tăng đáng kể. Tính đến năm 2005, toàn tỉnh có 851 DN tư nhân. 334 công ty trách nhiệm hữu hạn, 95 công ty cổ phần với tổng vốn đăng ký là 2.565,6 tỷ đồng. Kinh tế trang trại đã phát triển và có hiệu quả. Bên cạnh đó, thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 1.4. Thu chi ngân sách đạt khá, từng bước đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và chi thường xuyên của tỉnh. Thu ngân sách địa phương tăng bình quân 10,4%/năm, tỉ lệ huy động ngân sách từ GDP thời kì 2001 – 2005 đạt bình quân 13%/năm. Thu ngân sách năm 2008 đạt 1860,6 tỉ đồng, tăng 14% so với năm 2007. Chi ngân sách địa phương năm 2005 tăng 1,5 lần so năm 2000, trong đó chi sự nghiệp phát triển giáo dục – đào tạo tăng 1,7 lần, chiếm 18,9% tổng chi ngân sách; chi y tế tăng 1,2 lần. Năm 2008, chi ngân sách của tỉnh đạt 2998 tỉ đồng. 1.5. Vốn đầu tư phát triển tăng khá, tình hình huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ngày càng tăng, môi trường đầu tư được cải thiện, hoạt động kinh tế đối ngoại có xu hướng phát triển tốt. Năm 1991, tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 13,2 tỉ đồng, năm 2005 vốn đầu tư toàn xã hội là 3.500 tỉ đồng, gấp 265 lần (riêng năm 1995, lần đầu tiên có dự án FDI với tổng vốn thực hiện 526 tỉ đồng, chiếm 55% vốn đầu tư toàn tỉnh). Năm 2006, tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động là 4.750 tỉ đồng, trong đó vốn Ngân sách Nhà nước giảm từ 35,5% (2005) xuống 25,8 (2006), vốn nước ngoài tăng tương ứng từ 19,3% lên 22,7%, vốn đầu tư của dân và doanh nghiệp tăng từ 20,6% lên 27,5%. Năm 2008 đạt 5.784 tỷ đồng, bằng 101,5% so kế hoạch điều chỉnh, tăng 1,2% so năm 2007. Trong đó, vốn địa phương quản lý 4.894 tỷ đồng, tăng 2,6%; vốn Trung ương quản lý 890 tỷ đồng, giảm 6,2%. Vốn ngân sách nhà nước ước đạt 1.766 tỷ đồng, tăng 2,1%; vốn tín dụng 1.650 tỷ đồng, tăng 12,3%; vốn đầu tư của dân và doanh nghiệp 1.330 tỷ đồng, tăng 13,9%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 543 tỷ đồng, giảm 28,7%; nguồn vốn ODA thực hiện đạt 410 tỷ đồng, giảm 24,2%. Môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể, ngoài việc thực hiện tốt hơn hệ thống chính sách của Nhà nước, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại... 1.6. Quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường có tiến bộ. Tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tổ chức tập huấn các vấn đề cấp bách về môi trường. Việc cung cấp nước sạch, xử lý rác thải nơi đô thị, nơi công cộng có chuyển biến đáng kể. 1.7. Các vùng lãnh thổ đều có bước phát triển, khu vực nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực, từng bước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu; bộ mặt đô thị phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Hệ thống đô thị của tỉnh gồm thành phố Huế và 9 thị trấn được phân bố khá hợp lý và có bước phát triển nhanh đã từng bước đảm nhận vai trò là các hạt nhân thúc đầy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các huyện trong tỉnh. Vùng đồng bằng, ven biển và đầm phá được tập trung phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng CNH, HĐH gắn với xây dựng và phát triển nông thôn mới. Vùng gò đồi, miến núi đã thay đổi dần tập quán sản xuất lạc hậu ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bước đầu hình thành các vùng chuyên canh tập trung như cao su, cà phê, rừng nguyên liệu,... các mô hình kinh tế trang trại có bước phát triển. Đến năm 2008, đã có 17/32 xã được công nhận thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Huyện miền núi Nam Đông được Đảng và Nhà nước công nhận là huyện anh hùng trong thời kỳ đổi mới. 1.8. Lĩnh vực xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Các lĩnh vực văn hóa xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng, đã khẳng định vai trò, vị trí của một trung tâm văn hóa, du lịch, giáo dục – đào tạo và y tế chuyên sâu. Đặc biệt, hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại của tỉnh có bước phát triển mạnh, tỉnh đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và các nhân nước ngoài trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội.. Nhiều hội nghi, hội thảo quốc tế được tổ chức tại Huế, nâng tầm vị trí của tỉnh lên thành một trung tâm đối ngoại quan trọng của khu vực miền Trung. Các chính sách xã hội, nhất là xóa đói giảm nghèo, chăm lo người nghèo và các dân tộc thiểu số được quan tâm. Đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân được cải thiện. 1.9. Khoa học công nghệ Trình độ khoa học công nghệ đã có những bước tiến đáng kế, đáp ứng nhu cầu trong các lĩnh vực y học, thực tiễn sản xuất và đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh cũng đã tổ chức điều tra bổ sung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên một số địa bàn, điều tra cơ bản theo chuyên ngành, khảo sát các sự cố môi trường, hình thành cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, lập các dự án nghiên cứu khả thi, khai thác tài nguyên, hạn chế thiên tai... 1.10. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội Hệ thống kết cấu hạ tầng được cải thiện rõ rệt đặt trên nền móng cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và nâng cao tiềm lực kinh tế địa phương. Nền kinh tế được tăng cường đầu tư theo các chương trình kinh tế trọng điểm, hầu hết các công trình quan trọng về giao thông, thủy lợi, điện nước, bưu chính viễn thông, các thiết chế văn hóa du lịch, giáo dục đào tạo, y tế chuyên sâu, thể dục thể thao... của kế hoạch 2001 – 2005 đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và đều khắp, diện mạo thành phố Huế và các thị trấn khởi sắc nhưng vẫn giữ được giá trị văn hóa – cảnh quan của vùng đất Cố đô. 1.11. Quốc phòng, an ninh và công tác nội chính Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong tỉnh được đảm bảo. Giảm thiểu sự hoạt động của các loại tội phạm, giải quyết kịp thời các điểm nóng, giảm các vụ trọng án và giải quyết tốt các vụ khiếu kiện trên địa bàn. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh cả cải cách thể chế, tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách hành chính công. Bên cạnh đó, công tác quốc phòng được chú trọng và ngày càng hoàn thiện, đảm bảo cuộc sống yên bình cho người dân và kịp thời ứng phó trong những tình huống khẩn cấp. 2. Những yếu kém cần khắc phục 2.1. Nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa thực sự chủ động đối phó với những biến động của thị trường, quy mô của nền kinh tế cũng như quy mô sản xuất của hệ thống doanh nghiệp còn yếu cả về số lượng, năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các ngành kinh tế chưa phát huy hết tiềm năng và thế mạnh; môi trường kinh doanh du lịch vẫn còn nhiều bất cập, sản phẩm du lịch tuy có cải thiện, song vẫn còn đơn điệu; sản xuất công nghiệp chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp có quy mô và năng lực sản xuất lớn, sản phẩm chủ lực còn ít, giá trị xuất khẩu chưa cao; lĩnh vực dịch vụ chuyển biến còn chậm... 2.2. Nhiều cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội thiết yếu có tầm chiến lược như các dự án cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, hệ thống giao thông đối ngoại, các dự án trùng tu, bảo tồn di tích cố đô Huế, đầu tư phát triển Đại học Huế... chưa huy động được nguồn lực để đầu tư phát triển; mức độ huy động nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền nông nghiệp nông thôn tiên tiến. 2.3. Công tác xây dựng cơ bản bị đình trệ do tình hình lạm phát và biến động giá cả. Nhiều dự án phải đình hoãn hoặc điều chỉnh dự toán, tổng mức đầu tư và hợp đồng xây dựng; các quy định về quản lý đầu tư xây dựng thay đổi, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập... nên tiến độ triển khai chậm, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. 2.4. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tuy có nhiều chuyển biến song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Một số tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác sử dụng có hiệu quả. Môi trường sinh thái, nhất là vùng ven biển, đầm phá đang có nguy cơ xấu đi. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã còn chậm; quy hoạch sử dụng đất chưa gắn kết với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 2.5. Công tác cải cách hành chính mặc dù đã có chuyển biến rõ rệt nhưng quy trình thủ tục vẫn còn phức tạp, tính liên thông giữa các thủ tục chưa được cải tiến. Quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành còn nhiều bất cập. 2.6. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc khắc phục chậm và còn nhiều yếu kém. Việc triển khai các đề án phát triển văn hóa - xã hội còn chậm. Chất lượng giáo dục và đào tạo còn nhiều khó khăn, thiếu cơ sở vật chất và thiết bị đảm bảo việc dạy và học; công tác đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Đời sống nhân dân, nhất là những người làm công ăn lương, gia đình chính sách, nhân dân các vùng bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, đồng bào dân tộc, người nghèo còn gặp nhiều khó khăn, công tác xoá đói giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Những bất cập trong đền bù, tái định cư và các chính sách di dời, giải tỏa có lúc có nơi còn chưa đảm bảo ổn định sinh kế của người dân. 2.7. An ninh - quốc phòng vẫn còn tiềm ẩn những bất lợi. Các thế lực phản động trong nước và quốc tế có nhiều hoạt động nhằm gây bất ổn về chính trị, cản trở quá trình phát triển của tỉnh và khu vực. II. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CỦA TỈNH NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN TỒN TẠI 1. Nhóm những giải pháp huy động vốn đầu tư - Đa dạng hóa các hình thức huy động và tạo vốn trong tỉnh quán triệt quan điểm: nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là rất quan trọng. - Huy động nhiều nguồn vốn (vốn đầu tư trực tiếp từ trung ương, vốn tín dụng ưu đãi, vốn vay nước ngoài trả chậm hoặc ưu đãi tài chính, vốn đầu tư trực tiếp FDI, ODA...) và sử dụng có hiệu quả, xử lý đồng bộ các nguồn vốn trung hạn và dài hạn để đảm bảo sản xuất ổn định và phát triển. Cần huy động từ một số nguồn vốn như: Nguồn vốn từ quỹ đất, vốn ngân sách, vốn đầu tư từ các DN và từ dân, vốn tín dụng vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài tỉnh, FDI, ODA, nguồn vốn đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài... 2. Nhóm giải pháp về thị trường, đổi mới cơ chế kinh tế đối ngoại, tăng nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực - Khai thông thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, đảm bảo tính chủ động với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Khai thác mọi tiềm năng của thị trường trong nước về hàng hóa, lao động, dịch vụ, bất động sản, vốn... - Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, tranhu thủ sự giúp đỡ của trung ương về bổ sung hạn ngạch xuất khẩu, vận dụng tối đa các chính scsh đối với xuất nhập khẩu. - Ra sức cải tiến và tạo môi trường thông thoáng để thu hút các nguồn đầu tư viện trợ nước ngoài. Duy trì và phát huy các thị trường xuất khẩu cũ. 3. Phối hợp phát triển giữa Thừa Thiên Huế với các tỉnh, thành phố trong cả nước Để phát huy có hiệu quả vị trí địa lý kinh tế và góp phần taoj ra sự phát triển ổn định chung cho toàn vùng KTTĐ miền Trung, Thừa Thiên Huế cần xây dựng kế hoạch phối, kết hợp với Đà Nẵng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là với các tỉnh trong vùng miền Trung trên các lĩnh vực: công nghiệp, thương mại, nông lâm nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị, du lịch... 4. Nhóm giải pháp đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, công chức các ngành, các cấp về pháp luật, quản lý và điều hành các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. - Ban hành cụ thể các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp và các ưu đãi khác để thu hút nhân tài và lao động kỹ thuật từ nơi khác. - Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có trang bị hiện đại trong và ngoài tỉnh để đào tạo lao động kỹ thuật ngành nghề. - Xây dựng và mở rộng thêm các trường, cơ sở đào tạo, mở rộng thêm các ngành nghề mới, chú ý đến đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy nghề, mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý DN. - Trẻ hóa đội ngũ quản lý ngành, tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lưu với nước ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường, công nghệ... 5. Nhóm giải pháp về đầu tư phát triển khoa học công nghệ - Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tập trung đầu tư cải tạo dần công nghệ sản xuất, thay thế dần các thiết bị lạc hậu. Thu thập và cung cấp thông tin về công nghệ mới cho các doanh nghiệp trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý. - Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học vào sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mô hình kinh doanh vùng gò đồi, vùng đầm phá nhằm nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi. - Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh - Liên kết các viện nghiên cứu, các trường đại học, hỗ trợ kinh phí cho các công trình nghiên cứu, các trường đại học, hỗ trợ kinh phí cho các công trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp. - Thực hiện và vận dụng Luật đầu tư và Luật DN năm 2005. - Kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường. 6. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển - Vận dụng triệt để các chính sách ưu đãi đồng thời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22777.doc
Tài liệu liên quan