Báo cáo thực tập tổng hợp tại Sở Kế hoạnh và Đầu tư Hà Nội

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI. 1

1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. 1

1.1 Giai đoạn bước đầu xây dựng Thủ đô XHCN và đấu tranh thống nhất đất nước (1955 - 1975) 1

1.2 Giai đoạn 10 năm xây dựng Thủ đô XHCN trong hòa bình và thống nhất đất nước (1976 - 1985). 2

1.3 Giai đoạn 20 năm đổi mới (1986 - 2005): xóa bỏ cơ chế bao cấp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 3

2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. 8

2.1 Vị trí, chức năng của Sở Kế hoạch và Đầu tư. 8

2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn. 9

2.3 Cơ cấu tổ chức. 15

II. THỰC TRẠNG KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA HÀ NỘI. 18

1. Giới thiệu khái quát về Hà Nội. 18

2. Tình hình kinh tế - xã hội của Hà Nội. 20

2.1. Tăng trưởng GDP. 20

2.2. Sự phát triển các ngành kinh tế. 20

2.3.Về thu hút các nguồn vốn. 22

2.4 Về văn hoá - xã hội. 24

3.Những hạn chế còn tồn tại. 25

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI. 27

1. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước trên địa bàn. 28

2. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. 28

3. Tập trung sức phát triển nguồn nhân lực. 28

4. Tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. 29

5. Phát triển các thành phần kinh tế. 31

6. Xây dựng và quản lý đô thị. 31

7. Giải quyết các vấn đề xã hội. 32

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Sở Kế hoạnh và Đầu tư Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c UBND Thành phố Hà Nội tặng bằng khen, tặng cờ thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Các tập thể phòng, ban và nhiều cá nhân được khen thưởng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND Thành phố; Được nhà nước tặng 2 Huân chương Lao động hạng Ba và 1 Huân chương Lao động hạng Nhì; Sở đã được Lãnh đạo Thành phố tặng bức trướng "Trí tuệ - Đổi mới - Phát triển" nhân dịp 45 năm thành lập. 2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. 2.1 Vị trí, chức năng của Sở Kế hoạch và Đầu tư.  Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng theo qui định của pháp luật. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND thành phố Hà Nội; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội có chức năng tham mưu giúp UBND thành phố Hà Nội quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức; quản lý đấu thầu; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND thành phố Hà Nội và theo quy định của pháp luật. 2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn. * Trình UBND thành phố. Dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định của Nhà nước, của thành phố và phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Dự thảo quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho các Sở, Ban, Ngành, UBND quận, huyện, thành phố trực thuộc đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở; tham gia góp ý dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện. * Trình Chủ tịch UBND thành phố. Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật. Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND thành phố trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. * Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch vè đầu tư ở địa phương, trong đó có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch và sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô. * Về quy hoạch và kế hoạch. Chủ trì nghiên cứu, tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, tổng hợp kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm, bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương, trình UBND thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi đã được phê duyệt. Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách cho các đơn vị; trình UBND thành phố cân đối các nguồn vốn đầu tư phát triển; các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của thành phố như tái chính, ngân sách, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, các nguồn vốn viện trợ và hợp tác đầu tư nước ngoài. Tổng hợp kiến nghị của Sở, Ban, ngành và lập báo cáo trình UBND thành phố về danh mục các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố cần lập quy hoạch, trình UBND thành phố xem xét, quyết định. Trình UBND thành phố quyết định danh sách hội đồng thẩm định đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, hội đồng thẩm định đối với quy hoạch tông thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển sản phẩm chủ yếu, trình UBND thành phố quyết định; tham gia góp ý kiến đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố.Tổng hợp tình hình thực hiện quy hoạch hàng năm từ các Sở, ngành UBND cấp huyện, báo cáo Chủ tịch UBND thành phố. * Tổng hợp và báo cáo UBND thành phố tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm; đồng thời, đề xuất phương án điều chỉnh, bổ sung, cân đối kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố khi cần thiết. * Hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, các dự án trọng điểm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố và kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. * Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành một số lĩnh vực thực hiện kế hoạch được UBND thành phố giao. * Về đầu tư trong nước và nước ngoài. Trình và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các chương trình hợp tác đầu tư cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn chương trình mục tiêu; bố trí cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực, phân bố và tổng hợp danh mục dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do Thành phố quản lý. Phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định nguồn vốn và phương án phân bổ vốn sự nghiệp đầu tư. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ tín dụng Nhà nước, vốn góp cổ phần và liên doanh của Nhà nước. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, Ban, ngành có liên quan giúp UBND thành phố giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu, các chương trình dự án khác do thành phố quản lý. Thẩm định các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố và các dự án thuộc phạm vi được ủy quyền cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện. Chủ trì, tổ chức thẩm tra các dự án đầu tư vốn trong nước và nước ngoài, trình UBND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư, địa điểm đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định. Làm đầu mối giúp UBND Thành phố quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn thành phố theo quy định của phát luật. Tham gia ý kiến đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài. Xây dựng chương trình, đề án xúc tiến đầu tư, trình UBND thành phố; đồng thời tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tư trên địa bàn, hướng dẫn thủ tục đầu tư trên địa bàn sau khi chương trình, đề án được phê duyệt. * Về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối, quản lý nguồn ODA và NGO của thành phố Hà Nội; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố về việc sử dụng nguồn ODA và NGO. Là cơ quan đầu mối điều phối, quản lý các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách của thành phố Hà Nội hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố thuộc các quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài. Chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA và NGO; là đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị UBND thành phố quyết định về các vấn đề có liên quan tới việc thực hiện các chương trình, dự án ODA và NGO có liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị; định kỳ tổng hợp báo cáo về việc sử dụng ODA và NGO theo quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố. * Về quản lý đấu thầu và giám sát đầu tư. Chủ trì thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố; phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu các dự án thuộc phạm vi được ủy quyền. Chịu trách nhiệm thường xuyên thanh tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư và giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn thành phố. Hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư, giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các cấp, các đơn vị trực thuộc, các dự án được UNBD thành phố phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới. * Về phối hợp quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất. Phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan thẩm định, trình UBND thành phố quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để UBND thành phố trình Chính phủ, thủ tướng Chính phủ. Phối hợp với Sở Công thương trình UBND thành phố quy hoạch phát triển và cơ chế quản lý đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố. * Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã. Phối hợp với các Sở, Ban, ngành của thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước theo phân cấp của UBND thành phố; xây dựng cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố; tổng hợp tình hình phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố. Tổ chức thực hiện công tác đăng ký kinh doanh đối với các đối tượng trên địa bàn thành phố theo quy định của Nhà nước; hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho cơ quan chuyên môn quản lý về kế hoạch và đầu tư cấp huyện; phối hợp với các ngành kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý các vi phạm sau đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinh doanh theo quy định của Nhà nước và thành phố. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành đề xuất mô hình quản lý, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố; tổng hợp báo cáo UBND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình trên địa bàn. * Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ké hoạch và đầu tư trên địa bàn; theo dõi, kiêmtra việc tổ chức thực hiện. * Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của UBND thành phố. * Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ được giao. * Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cùa đơn vụ sự nghiệp công lập thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật. * Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định. * Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; thực hiện chương trình cải cách hành chính đối với các lĩnh vực hoạt động của Sở theo mục tiêu và nội dung cải cách hành chính của Trung ương và thành phố. * Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực. * Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố. * Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. * Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được UBND thành phố giao. 2.3 Cơ cấu tổ chức. * Lãnh đạo Sở. Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội có Giám đốc và các Phó Giám Đốc. Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước UBND thành phố, HĐND thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định. Phó giám đốc sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Sở. Việc bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch UBND thành phố quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành và theo quy định của pháp luật.Việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật. * Các phòng, ban chuyên môn của Sở. Trưởng phòng là người giúp việc cho lãnh đạo Sở, quản lý về mặt hành chính Nhà nước đối với phòng chuyên môn, nghiệp vụ đã được phân công phụ trách; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở về lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ công chức, viên chức trong phòng hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Lập kế hoạch công tác tháng, quý, năm của phòng và tổ chức thực hiện. Báo cáo kết quả theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo Sở. Phó phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, được Trưởng phòng phân công phụ trách một số nhiệm vụ của phòng sau khi đã được thống nhất với lãnh đạo Sở và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, về những việc đã được phân công phụ trách. Sở gồm các phòng: Văn phòng Sở. Thanh tra Sở. Phòng Kế hoạch tổng hợp. Phòng Kế hoạch văn hoá - xã hội. Phòng Kế hoạch công nghiệp - thương mại - dịch vụ. Phòng Kế hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn. Phòng Kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị. Phòng Hợp tác và tài trợ quốc tế. Phòng Thẩm định dự án. Phòng Đầu tư nước ngoài. Phòng Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phòng Kế hoạch và đẩu tư quận, huyện. * Các cơ quan hành chính trực thuộc Sở, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, do UBND thành phố quyết định thành lập. Phòng Đăng ký kinh doanh số 01. Phòng Đăng ký kinh doanh số 02. Phòng Đăng ký kinh doanh số 03. * Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, do UBND thành phố quyết định thành lập. Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội. Trung tâm Xúc tiến đầu tư Hà Nội. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Sở và tương đương được thực hiện theo phân cấp của UBND thành phố. Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. II. THỰC TRẠNG KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA HÀ NỘI. 1. Giới thiệu khái quát về Hà Nội.  Sau gần mười thế kỷ kể từ khi vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô, Thăng Long xưa và Hà Nội nay luôn luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn của nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, có vị trí xứng đáng trong khu vực và trên thế giới. Năm 1831, vua Minh Mạng triều Nguyễn đặt lại tên cho Thăng Long là Hà Nội có nghĩa là: thành phố nằm trong vòng bao quanh của một con sông giữa đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Nơi đây còn ghi biết bao dấu tích văn hiến của  mảnh đất từng là kinh đô trong suốt ba thời kỳ phong kiến thịnh trị Lý, Trần, Lê và ngày nay là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Với vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam. Hà Nội ngày nay và Thăng Long xưa khác nhau nhiều về địa lý, tự nhiên. Theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc Hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội; chuyển toàn bộ huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc về thành phố Hà Nội, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung về thành phố Hà Nội. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên là 334.470,02 ha và dân số hiện tại là 6.232.940 người Là trái tim đất nước, Hà Nội hội tụ các cơ quan lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể xã hội. Thủ đô cũng là nơi diễn ra các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các kỳ họp Quốc hội, mà từ đó đã đưa ra các nghị quyết, đường lối, sách lược đối nội và đối ngoại cho từng giai đoạn xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đại sứ quán của nhiều quốc gia trên thế giới đều đặt ở Hà Nội. Mọi hoạt động ngoại giao, thăm viếng, trình quốc thư, hội đàm, ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác được tiến hành tại đây. Hằng năm, Hà Nội tổ chức một số lượng lớn hội thảo, hội nghị với các tổ chức quốc tế song phương và đa phương. Hà Nội cũng là nơi đào tạo nhân tài cho cả nước. Đã có biết bao nhiêu cử nhân, tiến sĩ, giáo sư... trưởng thành từ đây, đang có mặt ở khắp mọi miền của Tổ quốc, phấn đấu cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; góp sức làm cho nước mạnh dân giàu, nâng cao dân trí cho xã hội. Mảnh đất này tự hào là cái nôi rèn luyện và tạo dựng các thế hệ trí thức của thời đại mới. Các thế hệ danh nhân đó đã bồi đắp trở lại cho Hà Nội ngày càng thực sự tiêu biểu cho nền văn hóa Việt Nam. 2. Tình hình kinh tế - xã hội của Hà Nội. Năm 2008, năm bản lề thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 và thực hiện chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Thành phố Hà Nội năm 2008 đã đạt được những kết quả đáng kể với tốc độ phát triển so với năm trước đạt ở mức độ khá: Tổng sản phẩm quốc nội tăng 10,58%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,8%, tổng mức bán lẻ tăng 31,2%, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 35,5%, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 19,3%, các mặt văn hoá, xã hội, trật tự an toàn được duy trì ổn định. 2.1. Tăng trưởng GDP. Cả năm 2008, tổng sản phẩm quốc nội tăng 10,58% so năm 2007, trong đó ngành công nghiệp mở rộng tăng 11,7% (đóng góp 5,02% vào mức tăng chung), các ngành dịch vụ tăng 10,8% (đóng góp 5,36% vào mức tăng chung) và ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 2,7% (đóng góp 0,2% vào mức tăng chung). 2.2. Sự phát triển các ngành kinh tế. Công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố vào tháng 1/2009 giảm 6.4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều giảm lần lượt là 3.1% và 16.5% riêng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 2.5%. Về hoạt động xuất nhập khẩu. Tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước tăng 28,2% so với năm 2007, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 31,2%. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội tăng 35,5% so với năm 2007, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 25,2%. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội cả năm 2008 tăng 26,8% so với năm 2007, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 23,1%, máy móc thiết bị phụ tùng tăng 20,6%, vật tư nguyên liệu tăng 29,3%. Dịch vụ. Mười hai tháng năm 2008, khách Quốc tế đến Hà Nội là 1255 ngàn lượt khách, giảm 2,8% so cùng kỳ; khách nội địa là 6595 ngàn lượt khách, tăng 14,1%; doanh thu du lịch đạt 10 135 tỷ đồng tăng 28,5% so với năm 2007. So với năm 2007, trên địa bàn Thành phố khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 25,8%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 10,3%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 36,4%, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 16,5%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 17,7%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 28,6%. Nông nghiệp- Lâm nghiệp- Thuỷ sản. Tổng diện tích lúa mùa toàn thành phố là 100.512 ha bằng 99,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến thời điểm 1 tháng 10 năm 2008, tổng đàn trâu có 28,9 ngàn con, giảm 1,35% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò có 207.367 con, giảm 11,51% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 6.860 tấn tăng 22,28% so với năm trước. Đàn bò sữa tăng 1,88% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng sữa tươi đạt 11.301 lít tăng 29,02%. Số đầu con 1,67 triệu con, tăng 1,89%; số con xuất chuồng đạt 4,03 triệu con tăng 17,74%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 276,3 ngàn tấn tăng 20,21%. Chăn nuôi gia cầm phát triển tương đối ổn định, tổng đàn gia cầm là 15,7 triệu con, tăng 6,54% so với cùng kỳ năm trước, trong đó đàn gà nuôi đạt 11,18 triệu con chiếm 71,21% tổng đàn và tăng 7,39%. Sản lượng thịt gia cầm giết bán trong năm đạt 36,42 ngàn tấn, tăng 7,15%; sản lượng trứng các loại đạt 408,5 triệu quả, tăng 2,86%. Năm 2008, toàn thành phố trồng mới và trồng bổ sung được 250 ha rừng.Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn thành phố là 18.045 ha, tổng số lồng, bè nuôi thuỷ sản là 379 chiếc. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong năm là 34.746 tấn bằng 88,7% so với năm 2007, trong đó sản lượng cá là 34.717 tấn. Sản lượng khai thác thuỷ sản trong năm là 3.022 tấn tăng 22,35% so với năm 2007, trong đó cá 1.874 tấn. Số hộ đánh bắt thuỷ sản 2.757 hộ, số lao động đánh bắt thuỷ sản năm 2008 là 3.858 người. So với năm 2007, giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng 6,68%, trong đó: trồng trọt tăng 3,48%, chăn nuôi tăng 13.85%, dịch vụ nông nghiệp giảm 2,84%, thuỷ sản giảm 14,01% và lâm nghiệp giảm 5,04%. Sản lượng thóc đạt 1.177.440 tấn (tăng 6,21%), ngô đạt 108.271 tấn (tăng 13,79%). 2.3.Về thu hút các nguồn vốn. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương đạt 6385,86 tỷ đồng bằng 63,9% kế hoạch cả năm. Ước tính cả năm 2008, Hà Nội thu hút được khoảng 300 dự án (giảm 17,8% so năm 2007), với vốn đầu tư đăng ký khoảng trên 5 tỷ USD; trong đó cấp mới 270 dự án, với vốn đầu tư ước tính 4,4 tỷ USD (tăng 54,9% so với năm 2007), bổ sung tăng vốn 30 dự án với khoảng 0,6 tỷ USD. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ XÃ HỘI BÌNH QUÂN HÀNG NĂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 Các chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 1996-2000 (bq 1 năm) Giai đoạn 2001-2010 (bq 1 năm) Chia ra (bình quân 1 năm) Năm 2001 2001 - 2005 2006 - 2010 1. Tổng vốn đầu tư xã hội bình quân hàng năm: tỷ đồng 12.830 32.900 13.740 20.700 45.100 - Vốn đầu tư TW - 777 1.700 890 1.050 2.350 - Vốn đầu tư địa phương - 548 1.910 910 1.200 2.620 - ODA do TW thực hiện - 220 2.530 850 2.130 2.930 - ODA và NGO của Hà Nội - 380 2.060 650 1.590 2.530 - FDI (vốn thực hiện) - 4.620 10.300 3.050 5.500 15.100 2. Hệ số ICOR lần 4,3 4,35 4,3 4,2 4,5 ( Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.) Dự kiến vốn đầu tư xã hội năm 2008 là 97.697 tỷ đồng, tăng 19,3% so năm 2007, trong đó vốn đầu tư Nhà nước giảm 22,1%, vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước tăng 12,9%, vốn đầu tư của kinh tế ngoài Nhà nước tăng 29,2%, dân tự đầu tư tăng 37,9% và vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,1%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Nội ước tính cả năm 2008 đạt 67.430 tỷ đồng vượt 12% dự toán năm, trong đó thu nội địa là 54.420 tỷ đồng vượt 12,2% dự toán. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2008 là 20.499 tỷ đồng, vượt 3,1% dự toán, trong đó chi thường xuyên là 9.247 tỷ đồng, vượt 16,6% dự toán, chi xây dựng cơ bản là 9.065 tỷ đồng, chỉ đạt 89,8% dự toán. Tổng nguồn vốn huy động đến hết tháng 12 năm 2008 là 428.092 tỷ đồng, tăng 6,45% so tháng trước và tăng 10,6% so cùng kỳ năm trước, trong đó tiền gửi dân cư tăng 15,34% và 15,8%, tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng 0,3% và 7,01%. 2.4 Về văn hoá - xã hội. Dân số trung bình toàn thành phố Hà nội là 6.293,7 ngàn người trong năm 2008, tăng 2,24% so năm 2007. Hiện nay, ngành giáo dục mầm non Hà Nội có 767 trường (công lập 300 trường), 11.174 lớp (2.943 lớp nhà trẻ và 8.231 lớp mẫu giáo), 282.813 cháu (62.460 cháu nhà trẻ, 233.990 cháu mẫu giáo). Giáo dục tiểu học có 674 trường (công lập 653 trường), 13.253 lớp và 411.548 học sinh với công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi được duy trì với hiệu quả cao, huy động 99% trẻ trong độ tuổi vào lớp 1. Giáo dục trung học cơ sở có 584 trường (579 trường công lập), 9.362 lớp và 345.711 học sinh. Số học sinh tuyển mới vào lớp 6 năm học 2008-2009 là 82.086 học sinh. Giáo dục trung học phổ thông có 182 trường (104 trường công lập), 5.008 lớp và 226.502 học sinh, số học sinh tuyển mới vào lớp 10 năm học 2008-2009 là 75.676 học sinh. Số đơn vị ngành y tế gồm 86 đơn vị với 45 đơn vị tuyến thành phố (26 bệnh viện, 17 trung tâm chuyên khoa, 1 trường cao đẳng y tế, 1 chi cục dân số – kế hoạch hoá gia đ́nh), 41 đơn vị tuyến quận huyện (29 trung tâm y tế dự pḥòng, 12 bệnh viện) và 577 đơn vị tuyến xã - phường - thị trấn (toàn thành phố có 2 xã chưa có trạm y tế là xã Phú La - Hà Đông và xã Chi Đông – Mê Linh). Tình hình trật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22626.doc
Tài liệu liên quan