Báo cáo thực tập tổng hợp tại Tổng công ty cổ phần may Đức Giang

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG. 2

1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty. 2

1.1 – Giới thiệu chung 2

1.2– Lịch sử hình thành và phát triển. 2

2. Bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cổ phần may Đức Giang. 4

2.1 - Các phòng tại Tổng Công Ty Đức Giang bao gồm : 5

2.2 - Các xí nghiệp phụ trợ : 5

2.3 - Công ty Liên doanh May XNKTH Việt Thành : 6

2.4 - Công ty TNHH May Hưng Nhân : 6

2.5 - Công ty Liên doanh May XK Việt Thanh : 6

3. Mục tiêu và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cổ phần may Đức Giang. 6

3.1 - Mục tiêu hoạt động. 6

3.2 – Lĩnh vực sản xuất kinh doanh. 6

PHẦN II – THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG. 8

I. Tình hình hoạt động SXKD năm 2006 8

1- Công tác sản xuất-kỹ thuật và xuất khẩu : 9

2- Tổ chức quản lý : 11

3- Công tác đầu tư: 13

4- Công tác tài chính: 14

II. Tình hình hoạt động SXKD năm 2007 15

1- Nhận xét đánh giá tình hình: 15

2) Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2007: 16

3- Một số giải pháp : 16

4) Công tác đoàn thể quần chúng : 19

III. Tình hình hoạt động SXKD năm 2008. 20

1. Thuận lợi: 20

2. Khó khăn: 20

PHẦN III – MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG 27

I - Nhiệm vụ SXKD & giải pháp 3 tháng cuối năm 2008 và năm 2009. 27

1. Nhận xét đánh giá tình hình: 27

2.Mục tiêu: 27

3- Nhiệm vụ và các chỉ tiêu: 28

3.1.Về công tác kế hoạch thị trường, XNK và KD: 28

3.2.Công tác quản lý kỹ thuật sản xuất: 28

3.3.Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 29

3.4.Công tác quản lý tài chính: 29

3.5.Công tác đầu tư phát triển : 30

4- Các giải pháp chính: 30

II Mục tiêu và định hướng phát triển đến năm 2020. 31

KẾT LUẬN 33

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5958 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Tổng công ty cổ phần may Đức Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhỏ, lẻ, đất tại Đức Giang chưa có qui hoạch tổng thể. - Việc nắm bắt cơ hội kinh doanh chưa cao và chưa kịp thời. - Bổ sung nguồn nhân lực cán bộ có trình độ cao còn hạn chế . * Kết quả SXKD năm 2006 : STT Chỉ tiêu ĐTV TH năm 2005 TH năm 2006 Tỷ lệ đạt (%) 1 Giá trị SXCN Tr. đồng 207.786 239.247 116 2 Doanh thu Tr.đồng 566.388 676.709 119 3 Nộp ngân sách Tr.đồng 2.801 1.471 53 4 Lợi nhuận Tr.đồng 6.266 8.100 129 5 Thu nhập bình quân 1.000 đ 1.680 1.710 108 6 Đầu tư XD, đổi mới thiết bị Tr.đồng 5.500 6.000 109 7 Giá trị tiết kiệm Tr.đồng 1.900 2.200 115 *Công tác tổ chức quản lý và kỹ thuật 1- Công tác sản xuất-kỹ thuật và xuất khẩu : * Công tác sản xuất- kỹ thuật : - Các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh trong năm qua đều đạt và vượt trên 20% trở lên, thể hiện quyết tâm của lãnh đạo Công ty trong công tác chỉ đạo điều hành sản xuất toàn diện, đồng bộ trên các mặt công tác. - Tập trung chỉ đạo khai thác chiều sâu đối với các xí nghiệp đặc biệt các liên doanh bằng việc giao quyền tự chủ cho các xí nghiệp. - Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại tại Đức Giang, Việt Thành 2, Thái Bình 1 và tích cực ứng dụng các loại gá chuyên dùng từ đó năng xuất các xí nghiệp được nâng lên rõ rệt. Các XN có mức năng suất ổn định cao như may 2, may 4, may 6, các xí nghiệp có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc như May1 - Thái Bình 1 , Việt Thành 2 . - Quan tâm chỉ đạo xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9001. Đầu tư cơ sở vật chất thích đáng phục vụ cho việc xây dựng và ứng dụng thực hiện hệ thống quản lý chất lượng trên phạm vi toàn công ty. Đồng thời coi việc đánh giá của khách hàng là một trách nhiệm, nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi cán bộ công nhân viên, từ đó chất lượng sản phẩm trong toàn công ty ổn định, uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao và có nhiều khách hàng đến đặt hàng sản xuất tại May Đức Giang. - Lãnh đạo công ty tập trung củng cố Phòng kỹ thuật mang tính qui mô, hiện đại và tương lai trở thành 1 trung tâm thiết kế mẫu thời trang để đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh, hội nhập những năm tiếp theo. - Các đơn vị sản xuất phụ trợ như Giặt mài, Thêu, Bao bì có rất nhiều cố gắng đáp ứng phục vụ kịp thời cho sản xuất, đạt được tiến độ tăng trưởng cao. * Công tác Kế hoạch - XNK : - Những mặt mạnh : - Năm 2006, hệ thống khách hàng của công ty tương đối ổn định, không có biến động nhiều, số lượng khách hàng tập trung. Vì vậy các đơn hàng có số lượng lớn đã tạo điều kiện cho công ty giao hàng nhanh và thuận lợi. - Các dịch vụ mà Đức Giang cung cấp cho khách hàng mang tính cạnh tranh cao, hệ thống quản lý nói chung rất tốt và đáp ứng may mẫu kịp thời cho khách hàng. - Công tác kế hoạch sản xuất được lãnh đạo Công ty chú trọng quan tâm đặt lên hàng đầu. Việc tiếp nhận vật tư hàng hoá, việc bố trí đơn hàng, mã hàng đã mang tính chuyên môn hoá cao đến từng xí nghiệp, việc điều độ tiến độ sản xuất, giao hàng đã bám sát theo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, vì vậy đã duy trì sản xuất liên tục, không bị đứt chuyền, trống chuyền từ đó ổn định sản xuất, hạn chế tối đa lượng hàng phải giao bằng máy bay. - Những khó khăn : - Năm 2006, tình hình Quota diễn biến rất phức tạp, các chính sách phân bổ quota thay đổi rất nhanh làm cho Công ty bị động, lúng túng trong quá trình xử lý. - Cuối năm Hải quan có triển khai hệ thống thương mại điện tử, đây là một hệ thống mới do đó cán bộ làm công tác xuất - nhập khẩu chưa theo kịp. Thanh khoản Hải quan nguyên phụ liệu mua trong nước yêu cầu phải có hoá đơn mua bán nên công tác định mức phải rất chính xác. - Cán bộ làm công tác XNK có sự biến động nhiều nên chưa kịp đáp ứng các yêu cầu mới của Nhà nước đặt ra. 2- Tổ chức quản lý : - Ngay từ đầu năm Công ty đã nhanh chóng hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý theo mô hình công ty cổ phần. Bổ nhiệm lại gần 200 chức danh từ Phó Tổng Giám đốc đến tổ trưởng, tổ phó sản xuất. Làm xong các thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, đổi con dấu mới, sắp xếp lại lao động sau khi cổ phần hoá, thông qua phương án hoạt động của Công ty Cổ phần May Đức Giang. - Sắp xếp tổ chức và phân công cán bộ phụ trách ở các phòng, các đ/c Phó Tổng Giám đốc công ty được phân công kiêm nhiệm Trưởng các phòng chức năng như: Phòng Kế hoạch vật tư, phòng Đầu tư, phòng Kỹ thuật. - Tổ chức đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao năng lực quản lý cho các tổ trưởng sản xuất tại May Đức giang, May Hưng Nhân - Thái Bình và mở lớp tập huấn cho công nhân vận hành nồi hơi tại Công ty. - Lãnh đạo công ty đã có những quyết định và bước đi đúng trong việc thu hút lao động đã giải quyết tốt việc thiếu hụt lao động tại Công ty và các Công ty Liên doanh như : có chính sách bù lương cho công nhân mới và chế độ trả thù lao cho những người có công tìm kiếm lao động cho công ty. - Năm 2006 là năm công ty rất thành công trong lĩnh vực đánh giá khách hàng, đây là cơ sở để khách hàng có những hợp đồng với Công ty. Việc đầu tư hệ thống chấm công trên máy tại Công ty cổ phần May Đức Giang và các liên doanh cùng với việc minh bạch chính sách đối với người lao động đã tạo lòng tin cho các công ty trung gian đánh gía trách nhiệm xã hội. - Công tác an ninh, trật tự trong công ty ngày càng được củng cố và quan tâm. 100% CBCNV ra vào công ty đều đeo thẻ nhân sự, khách đến công tác phải trình báo theo đúng thủ tục. Vì vậy việc giám sát những người không có nhiệm vụ ra - vào công ty rất chặt chẽ. Các phương tiện ô tô đỗ, nhận, trả hàng được sắp xếp một cách khoa học và theo một chương trình trước. Năm 2006 công ty đã thành công việc đánh giá an ninh của khách hàng Mỹ. *Những mặt tồn tại chưa làm được: - Còn xảy ra nhiều hiện tượng vi phạm tài sản trong công ty bị bảo vệ bắt quả tang. Đã có 04 trường hợp CBCNV vi phạm phải sử lý ở mức độ cao nhất (sa thải) và 04 trường hợp cảnh cáo toàn công ty. - Vẫn còn hiện tượng lãnh đạo phòng Đời sống gian lận trong việc phân phối tiền lương, tiền thêm giờ của CBCNV. Công tác quản lý tại phòng Đời sống còn buông lỏng, không có hệ thống sổ sách theo dõi lỗ, lãi trong việc tăng gia nuôi lợn của phòng, đây là kẽ hở để những người tham không làm chủ được mình dẫn đến sai phạm. - Công tác chất lượng có chiều hướng tốt nhưng vẫn xảy ra tái chế cục bộ hàng ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, chưa tiết kiệm được trong SX; khâu thiết kế chưa đáp ứng được yêu cầu. - Công tác kinh doanh nội địa đã có nhiều tiến bộ nhưng kết quả chưa cao. - Chưa có chính sách thoả đáng thu hút người tài đến với công ty, đặc biệt là cán bộ thiết kế và cán bộ kinh doanh giỏi. 3- Công tác đầu tư: Đánh giá công tác đầu tư giai đoạn 2002 - 2006 a. Những mặt tích cực: - Việc đầu tư đúng hướng đã tạo điều kiện cần thiết để hội nhập vào thị trường may mặc toàn cầu khi Việt Nam gia nhập WTO, thể hiện ở những khía cạnh như: + Thiết bị: hiện đại, tiên tiến đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng SX, về đa dạng sản phẩm, về môi trường, về tính phức tạp của các yêu cầu. + Cơ sở vật chất (hạ tầng) như đường xá, nhà cửa, các công trình phụ trợ, nhà kho...tất cả đảm bảo khang trang, sạch đẹp đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt nhất của việc đánh giá khách hàng. - Về thủ tục tiến hành đầu tư: Công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh tất cả các quy định của nhà nước về công tác đầu tư, xây dựng cơ bản cũng như các quy định về đấu thầu mua sắm, xây dựng. Từ đó đảm bảo suất đầu tư bao giờ cũng có giá rất hợp lý. Có thể nói là rẻ hơn các nơi khác do vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty luôn có được sau đầu tư, đảm bảo Công ty không ngừng phát triển và lớn mạnh. - Việc đầu tư từ Công ty mẹ cho đến các công ty con: Luôn được tiến hành thường xuyên, có sự tính toán, chọn lọc kỹ từ lĩnh vực đầu tư, mức độ đầu tư, hiệu quả của đầu tư. Từ những tính toán như vậy nên cơ sở vật chất của Công ty mẹ cũng như các Công ty con luôn được bổ sung đổi mới dẫn đến hiệu quả sản xuất ngày càng nâng lên, điển hình của vấn đề này là Việt Thành. - Để kịp thời đầu tư những công nghệ mới thay thế cho công nghệ cũ hoặc công nghệ tốn nhiều chi phí vận hành một cách kịp thời từ đó đem lại hiệu quả rất cao cho sản xuất kinh doanh như đầu tư lò hơi đốt than thay thế cho lò hơi đốt dầu tại công ty mẹ cũng như tất cả các Công ty con từ đó dẫn đến tiết kiệm chi phí cho sản xuất đem lại hiệu quả mỗi năm nếu tính cả hệ thống đến trên 2 tỷ đồng. b)- Những tồn tại của công tác đầu tư: - Có những chỗ, những lúc công tác đầu tư còn khiếm khuyết như việc lựa chọn mua sắm thiết bị : Hệ thống cắt tự động tại May 2, Nguyễn Đức Cảnh và hệ thống máy MACP của dây chuyền quần Xí nghiệp May 1 phát huy hiệu quả còn hạn chế, chi phí bảo hành quá cao. - Với việc lựa chọn sản phẩm đầu tư vẫn còn hạn chế chưa phải lúc nào cũng hiệu quả. Tuy nhiên nếu lựa chọn sản phẩm đầu tư đúng thì chi phí đầu tư sẽ thấp và hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ tốt hơn rất nhiều. - Đầu tư thiết bị để sản xuất hàng dệt kim với giá trị 2,76 tỷ đồng nhưng chúng ta không tổ chức sản xuất được do không có đơn hàng cũng như không có kinh nghiệm. Số thiết bị này chúng ta đã chủ động bố trí vào sản xuất các mặt hàng khác của Công ty nhưng như vậy cũng là lãng phí. - Việc triển khai công tác đầu tư đôi lúc còn vội vàng từ đó dẫn đến những khiếm khuyết về thủ tục đầu tư cũng như thủ tục đấu thầu. - Đầu tư còn mang nặng tư tưởng thành tích : Tất nhiên đầu tư phải đón đầu, công nghệ đầu tư phải đồng bộ nhưng cũng nên có sự kết hợp giữa hiện đại và không phải hiện đại quá, đầu tư phải biết tận dụng mọi điều kiện sẵn có để giảm chi phí mà vẫn có hiệu quả. 4- Công tác tài chính: a) Những mặt đã làm được: Năm 2006 năm đầu tiên hoạt động theo hình thức là Công ty cổ phần, vì vậy công tác Tài chính - Kế toán cũng thay đổi theo, cụ thể là: - Đã xác định GTDN giai đoạn hai của Công ty Cổ phần . - Hoàn thành tốt quyết toán sản xuất kinh doanh năm 2005 với thời gian đúng qui định của công ty cũng như của Nhà nước. - Chủ động đề nghị với lãnh đạo công ty cũng như các cấp có thẩm quyền xử lý những tồn tại còn vướng mắc trong việc xác định chính thức GTDN của Công ty cổ phần. - Rà soát làm lành mạnh số liệu về tài chính tạo điều kiện thuận đề công ty Cổ phần hoạt động thuận lợi . - Tận dụng tốt mọi nguồn vốn để quay vòng phục vụ sản xuất cũng như đầu tư để tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh, giảm chi phí lãi vay ngân hàng. - Hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán và đúng với chế độ chính sách mà Nhà nước ban hành thể hiện qua các đợt thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước về kết quả sản xuất kinh doanh và Đầu tư xây dựng cơ bản không có sai sót gì. II. Tình hình hoạt động SXKD năm 2007 1- Nhận xét đánh giá tình hình: Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đây là cơ hội lớn nhưng thách thức cũng rất lớn, vì vậy : Phải xác định chiến lược phát triển kinh doanh (tổng thể) để quốc tế hoá hoạt động theo kịp trào lưu tiến hoá chung của nhân loại để từ đó xác định biện pháp bảo vệ công ty trong tình trạng tự do hoá thương mại. Quản lý và sử dụng thông tin: nhanh, nhạy hơn áp dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp thông qua công nghệ thông tin . Tình hình lao đông sau tết và năm 2007có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt là lao động tại các liên doanh. Phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đánh giá đúng được tình hình xác định, lựa chọn mục tiêu đúng để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Cơ cấu công ty: tái cơ cấu, sắp xếp công ty theo mô hình nào; đa dạng sở hữu, gắn kết Đức Giang với các đơn vị khác để tồn tại(có mô hình tổ chức kèm theo) . 2) Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2007: Để phấn đấu có mức tăng trưởng từ 15% đến 20% trong năm 2007, Công dự kiến một số chỉ tiêu chủ yếu như sau: 1- Giá trị SXCN : 276 tỷ đồng 2- Tổng doanh thu : 800 tỷ đồng 3- Gía trị kim ngạch XK : 50 triệu USD 4- Nộp ngân sách : triệu đồng 5- Thu nhập bình quân : 1.850.000 nghìn đồng 6- Tổng số CBCN tại Đức giang : 3.500 người 7- Đầu tư xây dựng và đổi mới TB: triệu đồng 8- Lợi nhuận : triệu đồng 9- Lợi tức : 12% /năm 3- Một số giải pháp : - Đẩy mạnh tăng năng suất LĐ 20 - 30% : + Đầu tư hệ thống quản lý ERP, chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang mặt hàng có giá trị gia tăng cao :Tăng phần cung cấp của May Đức Giang các NPL trong nước : Chỉ, vải lót + Chủ động công tác thiết kế, sáng tác mẫu mốt. - Chủ động trong công tác đầu tư : Từ tổng kết công tác đầu tư trong 5 năm (2002-2006), chúng ta có những bài học kinh nghiệm: + Không đầu tư ồ ạt nếu như vậy rất khó phát huy được hiệu quả. + Đầu tư dần, đầu tư có trọng điểm chẳng hạn như đầu tư cơ sở II Nguyễn Đức Cảnh Thái Bình. Dự án đầu tư quá lớn cho nên khả năng trả nợ rất khó khăn. Từ đó dẫn đến tình trạng qua gần 04 năm mà mới chỉ đạt được hoà vốn ở năm thứ 4 của dự án. - Việc đầu tư dần thì chi phí khấu hao hàng năm chỉ đủ bù cho số đã hết khấu hao như vậy hiệu quả kinh doanh sẽ rất tốt. - Lựa chọn mặt hàng đầu tư: Đây là một trong những yêu cầu rất cần thiết, đã đầu tư là đúng phát huy hết hiệu quả của đầu tư. - Nghiên cứu, đầu tư công nghệ mới, mặt hàng mới (ổn định xưởng jacket 8 chuyền tại Thái Bình 2 và chuẩn bị cho dự án may thời trang tại Hoà Lạc. - Phát triển thị trường nội địa : + Đưa Trung tâm thương mại vào hoạt động có hiệu quả trên cơ sở có hệ thống quản lý tốt, phát triển hệ thống bán hàng, phấn đấu 2007 có thêm từ 1 đến 2 cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Đức Giang. + Tăng cường khâu thiết kế mẫu thời trang cho Đức Giang thông qua tuyển chọn và đào tạo đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp. + Bước đầu phát triển kinh doanh hàng đồng phục cung cấp cho các tập đoàn và Tổng công ty lớn. Đây là bước đi mới, tạo ra nguồn thu nhập ổn định. Doanh thu hàng năm của công ty phấn đấu 2007 doanh thu nội địa đạt 30 tỷ đồng. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực: + Có chính sách tốt để thu hút cán bộ kỹ thuật và kinh doanh giỏi về làm việc tại Công ty. + Có chế độ đãi ngộ thoả đáng, trả lương theo cấp bậc CV tương xứng với mức độ phức tạp của công việc mà cán bộ đảm nhiệm. + Tiếp tục đào tạo tại chỗ nguồn lao động, từ đó bổ sung kịp thời cho sản xuất. + Phối kết hợp với các trường đào tạo Đại học và công nhân kỹ thuật để tuyển lao động có trình độ cao. ổn định sản xuất và phát triển sản xuất với phương châm là đẩy mạnh tăng năng suất, chất lượng, duy trì tốt thu nhập và đời sống cho người lao động Bảo đảm cổ tức cho các cổ đông Củng cố hệ thống chất lượng trong toàn Công ty, áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất luợng ISO 9001 – 2000; ISO 14000 và SA 8000 trong toàn hệ thống. Nghiên cứu, tập huấn và áp dụng ERP (hệ thống quản lý sản xuất) ON LINE vào các mặt hoạt động của công ty như : Sản xuất, tài chính và kinh doanh. bước đầu ứng dụng thương mại điện tử. Chủ động tốt hơn nữa trong việc phục vụ đánh giá của khách hàng, nhằm ổn định đầu vào trong từng tháng, từng quí và cả năm. Phấn đấu kiên quyết giảm giờ làm, một tháng 3 lần nghỉ Chủ nhật, giờ làm việc giãn ca đến 19h30 Các phòng ban và xí nghiệp, phối hợp tốt hơn nữa trong hiệp tác và trao đổi thông tin, tính năng suất cho hợp lý, giảm tối đa ách tắc, gián đoạn trong sản xuất, làm tốt hơn nữa công tác chuẩn bị, kiểm tra nguyên phụ liệu trước khi đưa vào sản xuất . Công tác kỹ thuật trong năm 2007, phải có mục tiêu, lộ trình phát triển cụ thể từng quí trong năm. Đánh giá tình hình qui trình công nghệ đúng, đủ, hiện đại đã phù hợp chưa trên cơ sở đó có lộ trình đổi mới công nghệ trong tương lai tại May Đức Giang. ứng dụng gá lắp để nâng cao kỹ thuật tiếp tục làm việc. Quan tâm hơn nữa vai trò của khoa học kỹ thuật - công nghệ là khâu then chốt cần có lộ trình để phát triển từng giai đoạn. Tăng cường phát triển công ty đa ngành nghề- đầu tư cổ phiếu, trái phiếu vào các doanh nghiệp kiếm lãi. Công tác KHXNK chuẩn bị sẵn sàng phương án chống bán phá giá, kiểm soát hàng dệt may từ phía Hoa Kỳ. Đặc biệt là phát triển hàng EU, Nhật tránh rủi ro. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp Công ty cổ phần May Đức Giang. - Bổ sung cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực để kiện toàn bộ máy quản lý tại phòng đời sống. - Cải tiến cách quản lý , lưu giữ chứng từ XNK, KHVT kịp thời phục vụ tốt cho việc hoàn thuế tránh ứ đọng vốn. - Bổ sung những qui chế quản lý tài chính cho phù hợp với công ty Cổ phần cũng như phù hợp với tình hình thực tế phát triển sản xuất kinh doanh của công ty để tránh tình trạng lãng phí, thất thoát làm cho hiệu quản sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao. 4) Công tác đoàn thể quần chúng : Hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cần xây dựng chương trình hoạt động bám sát với tình hình của đơn vị, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của đoàn khối công nghiệp, địa phương tạo ra sự đột phá trong các phong trào : Đặc biệt là đi đầu trong lao động sản xuất, làm chủ KHKT, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, các phong trào này phải trở lên có sức lôi cuốn, thu hút thiết thực có hiệu quả. Tổ chức Công đoàn cùng chính quyền : Thực hiện tốt hơn về chính sách đối với người lao động, vận động quần chúng CBCN chấp hành tốt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tổ chức Công đoàn phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên xây dựng chương trình, kế hoạch và đẩy mạnh các phong trào thi đua chào mừng những ngày kỷ niệm lớn trong năm và các phong trào khác, phù hợp cơ chế hoạt động của Công ty cổ phần nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và phát triển toàn diện ý thức làm chủ của người lao động. Các phong trào hoạt động đi vào chiều sâu, bám sát thực tiễn có tác dụng về kinh tế – xã hội, qui tụ được sức mạnh của tập thể, phù hợp với cơ chế hoạt động mới. III. Tình hình hoạt động SXKD năm 2008. 1. Thuận lợi: - 8 nhóm giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội đã phát huy hiệu quả ban đầu giúp cho giá cả tiêu dùng ổn định và đồng USD đã ổn định trở lại. - Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến thu hút các nhà đầu tư, kinh doanh thế giới, trong đó có các nhà nhập khẩu bán lẻ hàng dệt may Hoa kỳ, EU, Nhật bản đến mua hàng. - Các thị trường XK của Công ty như EU, Hoa kỳ, Nhật bản,… vẫn tiếp tục tăng trưởng khá cả về giá và lượng . 2. Khó khăn: - Tình hình khủng hoảng kinh tế ở Mỹ, EU, Nhật bản và các quốc gia trên thế giới khiến cho tiêu dùng sụt giảm mạnh, nhiều khách hàng giảm đơn hàng hoặc không đặt hàng nữa; - Lạm phát có giảm đi nhưng vẫn ở mức 22-25%, tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống CB CNV. - Lãi suất ngân hàng tuy giảm nhưng vẫn còn cao, hiện tại ở mức 17-18%/năm, trong đó lãi suất tiền gửi chỉ còn 14 - 15 %/ năm. Bằng mức cổ tức đặt ra tại ĐHĐCĐ là 15%/năm. Chưa thể đẩy mạnh kinh doanh và đầu tư trong hoàn cảnh lãi suất như trên. Tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2008: Chỉ tiêu chủ yếu ĐVT Kế hoạch đầu năm 2008 Kết quả TH cả năm 2008 % TH/KH % TH 2008/ TH 2007 - Giá trị sản xuất CN Tr.đồng 265.000 250.800 74 100 - Tổng doanh thu Tr.đồng 800.000 710.000 65 102 - Giá trị kim ngạch XK 1.000 USD 43.000 39.500 68 101 - Nộp ngân sách Tr.đồng 6.790 6.790 68,7 - Tổng số CBCNV Người 3.177 3.100 97,3 93 -Thu nhập BQ 1.000đ /người/tháng 1.950 2.000 99 108 - Đầu tư TB và XD CB Tr.đồng 22.750 95 99 - Lợi nhuận Tr.đồng 12.000 12.000 73,3 100 * Công tác Quản lý kỹ thuật-sản xuất: - Tiếp tục hoàn thiện quản lý theo công nghệ chuyền cụm, duy trì các biện pháp nâng cao năng suất lao động và chất lượng trong toàn hệ thống; - ý thức sử dụng và tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, tiết kiệm các chi phí thường xuyên ngày càng được nâng cao. Kết quả chỉ riêng về điện đã tiết kiệm được gần 700 triệu đồng. - Tích cực bước đầu vận hành Phòng Mẫu như một điển hình của việc tiếp thu chuyển giao công nghệ từ các khách hàng lớn nước ngoài và tự đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trình độ cao. * Công tác Kế hoạch TT, XNK: - Phòng KHTT đã đi vào hoạt động ổn định, bước đầu làm tốt chức năng phân tích - dự báo thị trường nhằm ổn định KHSX cho toàn Công ty. - Chuẩn bị tốt cho hàng vụ Xuân 2008/2009 và bắt đầu xếp hàng cho quí I/2009; - Tiếp tục mở rộng TTXK bằng những khách hàng mới, có lựa chọn hàng có giá trị gia tăng cao, khách hàng tiềm năng. Đẩy mạnh quan hệ trực tiếp với khách hàng nhằm tiết giảm chi phí trung gian trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tề toàn cầu. * Tổ chức quản lý, lao động-tiền lương : - Lao động toàn Công ty tính đến ngày 27/12/2008 là 3.103 người, so với cùng kỳ(tháng 12/2007 là 3.428 người) giảm 325 người chiếm 9,4%. Từ tháng 7 đến tháng 12/2008 lao động khá ổn định, số lượng CN được đào tạo chính quy từ bậc 3/6 trở lên đã tăng trên 50 người, cụ thể tăng giảm lao động trong 12 tháng/2008 như sau: ĐV tính: người Tt đơn vị Lđ đầu năm 2008 Tự ý bỏ việc Thôi việc Tuyển mới LĐ có mặt t12 1 XN May 1 426 101 21 62 366 2 XN May 2 517 59 29 47 476 3 XN May 4 424 68 18 46 384 4 XN May 6 433 93 35 62 367 5 XN May 8 568 112 47 93 502 6 XN May 9 376 78 23 35 310 7 XN Bao bì 20 20 8 XN Giặt mài 14 14 9 XN Thêu 11 2 1 10 10 PXhoàn thành 20 20 11 Cửa hàng 19 20 12 CB biệt phái 88 91 13 Khối phòng 323 10 321 14 Nghỉ đẻ 86 92 15 Tuyển mới 110 110 Cộng 3.325 495 183 456 3.103 Tổng quỹ tiền lương đã chi tính đến hết tháng 11/2008: 48,632 tỷ đồng Trong đó: - Chi tiền tết và tháng lương thứ 13 vào Q1/2008 là: 8,8 tỷ đồng; - Chi lương và các khoản có tính chất lương là: 39,832 tỷ đồng; - Thu nhập BQ 12 tháng(có tiền lễ, tết): 1.929.200 đồng/người/ tháng - Thu nhập BQ 12 tháng(có cả 17% cty đóng BHXH,BHYTế): 2.151.200 đồng. - Trong tình hình mới Công ty đã chủ động đăng ký đánh giá để được cấp chứng chỉ của WRAP; Đây là một bước đi mới của Công ty thể hiện sự chủ động và trưởng thành của đội ngũ cán bộ Văn phòng và ISO; - Hoàn thiện những bước cuối cùng của Đề án Tổng công ty CP Đức Giang hoạt đông theo mô hình công ty mẹ-công ty con để thông qua ĐHĐCĐ bất thường tháng 11/2008. * Công tác Quản lý tài chính : - Tận dụng tốt mọi nguồn lực tài chính của Công ty để phục vụ SXKD cho May Đức Giang và các đơn vị Liên Doanh trong hoàn cảnh lạm phát và khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008, cụ thể: + Đảm bảo vốn phục vụ cho việc mua NPL phục vụ cho SXKD; tận dụng vay vốn lưu động bằng USD và gửi tiền VNĐ tại các ngân hàng thương mại với lãi suất cao; + Trong tình hình khó khăn vẫn cho các đơn vị Liên Doanh vay vốn ngắn hạn với số tiền là 19 tỷ đồng để giảm bớt chi phí vay ở các ngân hàng địa phương lãi suất cao. + Đầu tư góp vốn thành lập Công ty cổ phần Bình Mỹ 800 triệu đồng. Đến nay đã xong thủ tục giao đất 30 ha do tỉnh Hà nam cấp. Đồng thời Công ty cũng quyết định tạm thời dừng góp vốn để chờ đợi các tín hiệu tích cực từ thị trường. + Trong tình hình mới Công ty cũng từ chối góp vốn thành lập Công ty CP truyền thông Vinatex 650 triệu đồng. + Thu hồi vốn nhanh để giảm phần lãi vay cho các hợp đồng kinh doanh FOB, hoá chất, đặc biệt chấm dứt không kinh doanh sắt thép cho đến khi thị trường tài chính ổn định trở lại. - Kết quả KD cả năm là 12 tỷ. - Kết quả và tăng giảm chi phí: I Thu nhập: 18.458.000.000 Khấu hao giảm 13.558.000.000 Chênh lệch tỷ giá 1.600.000.000 Lãi tiết kiệm + LD vay 3.300.000.000 II Chi phí: 15.779.000.000 BHXH tăng 1.652.000.000 Lương tăng từ 1/1/08 3.612.000.000 Hỗ trợ tiền sinh hoạt cho cn 2.000.000.000 Chi phí sx chung 2.855.000.000 Tăng 20% Chi phí bán hàng 3.143.000.000 Tăng 20% Chi phí quản lý 200.000.000 Tăng 20% Lãi vay NH 1.264.000.000 Chênh lệch bán SSI 1.053.000.000 III Chênh lệch tăng (I-II) 1.079.000.000 Nếu không tăng tỷ giá 2.679.000.000 Nếu có CL tỷ giá IV Lãi 2008 * Công tác kinh doanh tổng hợp: Doanh thu (có biểu tổng hợp doanh thu đính kèm): Phân tích kết quả hoạt động năm 2008: Qua số liệu cho thấy từ tháng 1/2008 đến tháng 9/2008 có thể thấy như sau: - Doanh thu may mặc nội địa tăng trưởng mạnh - đạt 240% so với cùng kỳ. Tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra , cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn mới thực hiện được kế hoạch đề ra cho 2008. Tổng doanh thu KDTH năm 2008 là 39,742 tỷ đồng đạt 221% so với doanh thu cùng kỳ 2007. Tình hình phát triển mạng lưới tiêu thụ và mở rộng đại lý: Tiếp tục duy trì và phát triển các đại lý lớn, triển khai ký nhiều HĐ đại lý mới có tiêm năng tiêu thụ tốt. Đã khai trương cửa hàng 30 Tràng Tiền. Cố gắng cung cấp đủ hàng thời trang cho các CH và Đại lý. Tình hình sáng tác mẫu mốt, chuẩn bị hàng hoá phục vụ tiêu thụ trong nước: - Đây là công tác trung tâm của 2008. Việc triển khai ra mẫu đồng phục và thời trang còn chậm và chưa thật sự thành công với lý do chưa có người phụ trách, định hướng từ đó sáng tác tản mạn, dựng mẫu không chuẩn, chậm, đặc biệt rất yếu trong khâu khai thác nguyên phụ liệu cho các mã hàng dẫn đến mất nhiều công sức, chi phí và thời gian chỉnh sửa mầu để duyệt. - Việc may mẫu cũng rất chậm nên không duyệt được nhiều do chưa có chuẩn mực trong việc chẩn bị các điều kiện may mẫu . * Công tác PR và quảng bá thương hiệu: - Được đẩy lên một bước rõ nét hơn tuy nhiên vẫn còn yếu và chưa bài bản. Chưa cải thiện nhiều hình ảnh của May Đức Giang. * Công tác đầu tư: STT Tên công việc – diễn giải Thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32180.doc
Tài liệu liên quan