MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) 3
1. Quá trình hình thành và phát triển của PVC 3
2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng công ty PVC 5
3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chức năng trong Tổng công ty PVC 6
3.1 Phòng tổ chức hành chính 6
3.2 Phòng kinh tế kế hoạch 9
3.3 Phòng kỹ thuật sản xuất 12
3.4 Phòng đầu tư và dự án 14
3.5 . Phòng tài chính kế toán 15
Chương II: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty PVC trong giai đoạn 2005 – 2008 17
1. Ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty PVC 17
2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty PVC giai đoạn 2005 – 2008 18
3. Các lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty PVC trong năm 2008 21
3.1. Về công tác tiếp thị và kí kết hợp đồng 21
3.2. Về công tác thi công xây lắp 22
3.3. Về công tác đầu tư 24
3.4. Công tác tài chính 25
4. Công tác tư vấn thiết kế 27
5. Công tác tổ chức, đổi mới doanh nghiệp và phát triển nguồn nhân lực 27
Chương III: Tình hình hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) giai đoạn 2005 -2008 28
1. Tình hình về vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty PVC giai đoạn 2005 - 2008 28
1.1. Quy mô vốn đầu tư của Tổng công ty PVC giai đoạn 2005 - 2008 28
1.2. Nguồn hình thành vốn đầu tư của Tổng công ty PVC 29
2. Thực trạng đầu tư phát triển tại Tổng công ty PVC giai đoạn 2005 - 2008 29
2.1. Đầu tư vào tài sản cố định. 30
2.2. Đầu tư nâng cao chất lượng lao động 36
2.3. Đầu tư cho hoạt động Marketing 39
3. Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty PVC 40
3.1. Đầu tư đã làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty PVC 41
3.2. .Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 42
3.3. Đầu tư cho hoạt động Marketing 44
Tài liệu tham khảo 45
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2501 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiết bị điều khiển... trong xây dựng công nghiệp.
- Đầu tư, thiết kế và tổng thầu các dự án hạ tầng, giao thông, thủy lợi, đê kè, bến cảng...
- Xây dựng nhà máy Khí - Điện, nhiệt điện, lắp đặt hệ thống đường dây tải điện
* Xây dựng dân dụng:
- Đầu tư, tư vấn, thiết kế, tổng thầu EPC xây dựng văn phòng, khách sạn và chung cư cao cấp; đặc biệt nhà kết cấu thép, nhà cao tầng và siêu cao tầng...
* Đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị
* Đầu tư bất động sản; kinh doanh văn phòng, siêu thị và nhà ở.
2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty PVC giai đoạn 2005 – 2008
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam đã tăng rất nhanh và đạt gần 20 tỷ USD năm 2007. Nhiều dự án có tổng mức đầu tư đăng kí trên 5 tỷ USD vào Việt Nam năm 2008. Đầu tư trong nước và nước ngoài tăng mạnh làm nhu cầu xây lắp công nghiệp tăng theo. Kinh tế phát triển với tốc độ ổn định, lâu dài sẽ làm bùng nổ nhu cầu xây dựng dân dụng cao cấp, đặc biệt là trong lĩnh vực văn phòng cho thuê, khách sạn và căn hộ cao cấp. Giá đất tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đang ở mức khá cao thúc đẩy nhu cầu xây dựng các tòa nhà cao ốc. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đang thực hiện chiến lược đa dạng hóa ngành nghề đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, theo đó tập đoàn sẽ đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế nhằm phát triển tập đoàn thành một trong những trụ cột của nền kinh tế. Tổng mức đầu tư của Petrovietnam năm 2007 là 55 ngàn tỷ đồng, trong đó có khoảng 15 tỷ ngàn tỷ đồng đầu tư cho xây lắp. Ngoài đầu tư của tập đoàn,các thành viên của Petrovietnam cũng đang đầu tư rất mạnh vào các lĩnh vực khai thác và thăm dò dầu khí, chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí, thủy điện và các dự án công nghiệp khác.
Thực hiện chiến lược phát triển chung của tập đoàn và mục tiêu chiến lược đã vạch ra, PVC đã và đang vươn lên trở thành một Tổng Công ty xây lắp chuyên ngành, chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong xây lắp chuyên ngành dầu khí, đặc biệt là các công trình dầu khí trên biển. Do đó kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty PVC trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng kể.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty PVC giai đoạn 2005 -2007
Năm
2005
2006
2007
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
179.736.198.814
465.698.350.092
726.816.008.586
Giá vốn hàng bán
174.947.165.244
526.818.207.411
690.709.032.890
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4.789.033.570
89.822.546.967
36.106.975.696
Doanh thu hoạt động tài chính
6.235.398.504
18.094.525.562
18.191.955.110
Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí lãi vay
7.182.482.896
6.796.750.239
9.167.083.442
8.864.367.564
16.016.242.834
15.587.746.808
Chi phí quản lý doanh nghiệp
7.373.480.622
31.939.751.994
25.373.723.336
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
3.531.531.444
112.554.609.007
12.908.964.636
Thu nhập khác
1.271.410.542
3.032.641.880
11.313.891.838
Chi phí khác
2.258.180.186
16.578.962.057
6.423.549.749
Lợi nhuận khác
986.770.144
13.756.125.523
4.890.342.089
Tổng lợi nhuận trước thuế
4.518.301.588
126.310.734.530
17.799.306.725
Thuế thu nhập doanh nghiệp
-
-
-
Lợi nhuận sau thuế
4.518.301.588
126.310.734.530
17.799.306.725
Nguồn: Báo váo tài chính kiểm toán của PVC năm 2005 - 2007
Năm 2008, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được Hội đồng quản trị thông qua, Ban Tổng giám đốc cùng cùng toàn thể cán bộ công nhân viên PVC đã nỗ lực triển khai, thực hiện nhiệm vụ đề ra. Sản lượng thực hiện 2.468,5 tỷ, đạt 108% so với kế hoạch năm 2008 và tăng 179 % so với năm 2007. Tổng doanh thu năm 2008 2.216,5 tỷ, đạt 119,8 % so với kế hoạch năm 2008 và tăng 205 % so với năm 2007. Lợi nhuận trước thuế 89,64 tỷ, đạt 108 % so với kế hoạch năm 2008 và tăng 404% so với năm 2007. Lợi nhuận sau thuế 74,54 tỷ, đạt 124,2 % so với kế hoạch năm 2008 và tăng 318,8 % so với năm 2007. Tổng số thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước 68,5 tỷ, đạt 297,8% so với kế hoạch năm 2008 và tăng 40,9% so với năm 2007. Tổng mức đầu tư tài chính 1051,8 tỷ, đạt 273% kế hoạch. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 4,8 triệu đồng/người/ tháng, đạt 137% so với kế hoạch năm 2008.
Sự phát triển của PVC trong năm qua dựa trên rất nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là PVC luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao, sự hỗ trợ toàn diện của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) về tài chính, thị trường... và đặc biệt là bổ sung cho PVC nhiều cán bộ chủ chốt có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt...
Đồng thời, việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con đã giúp Tổng Công ty có sự thay đổi một cách căn bản phương thức tổ chức quản lý, quản trị doanh nghiệp theo hướng chuyên nghiệp hóa, đặc biệt là sự thay đổi về bản chất mối quan hệ giữa Tổng Công ty với các công ty thành viên, từ cơ chế giao vốn sang liên kết bền chặt bằng phương thức đầu tư tài chính là chủ yếu; từ hình thức chi phối bằng mệnh lệnh hành chính trực tiếp sang gián tiếp thông qua người đại diện phần vốn của mình... Điều đó tạo cho PVC có sự chủ động trong sự chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời phát huy hiệu quả sự năng động, sáng tạo của các đơn vị thành viên.
Một trong những nguyên nhân quan trọng khác là PVC đã lựa chọn cho mình hướng đi đúng. Thực hiện mục tiêu chiến lược đã vạch ra, PVC đã và đang vươn lên trở thành một Tổng Công ty xây lắp chuyên ngành, chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong xây lắp chuyên ngành dầu khí, đặc biệt là các công trình dầu khí trên biển. Hướng đi ấy không những phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của ngành Dầu khí trong thời gian sắp tới, mà còn giúp PVC hướng tới một thị trường xây dựng giàu tiềm năng phát triển, đồng thời giảm áp lực phải cạnh tranh với những doanh nghiệp mạnh, có tên tuổi trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp trong giai đoạn hiện nay...
Đến thời điểm hiện nay, PVC đã có mặt trên nhiều công trình trọng điểm quốc gia như: Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy điện Nhơn Trạch, cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Dự án Nhà máy hoá lọc dầu Nghi Sơn, Nhà máy lọc dầu Dung Quất... Đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân Tổng Công ty và các đơn vị thành viên đang không ngừng trưởng thành qua từng công trình, dự án, góp phần khẳng định năng lực và thương hiệu PVC trong lĩnh vực xây lắp.
Bên cạnh đó, PVC đã và đang thi công xây dựng nhiều công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình công nghiệp và dân dụng trong và ngoài ngành với yêu cầu kỹ thuật đa dạng như: Khách sạn dầu khí Vũng Tàu, Trung tâm tài chính dầu khí Hà Nội, Trung tâm dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi, Văn phòng Viện Dầu khí, Trụ sở Tổng Công ty Lương thực miền Bắc...
Tận dụng các thế mạnh về tài chính cũng như kinh nghiệm quản trị dự án và quản trị sản xuất công nghiệp, trong năm qua, PVC đã triển khai một loạt dự án mới, có quy mô lớn như: Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Tiền Giang, Khu đô thị trung tâm tỉnh Hậu Giang, đặc biệt là Dự án đầu tư tàu xây lắp biển đa năng và một số các dự án khác..
3. Các lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty PVC trong năm 2008
3.1. Về công tác tiếp thị và kí kết hợp đồng
Sản lượng và doanh thu trong năm 2008 của PVC một phần được chuyển tiếp từ việc thực hiện các hợp đồng ký trong năm 2007, phần lớn các hợp đồng mới được kí kết trong năm 2008 được tập đoàn hỗ trợ bằng việc chỉ định thầu thực hiện các dự án trong ngành. Tình hình thực hiện công tác tiếp thị, đầu thầu và kí kết hợp đồng kinh tế trong năm 2008 như sau:
Công ty mẹ: Trong năm 2008 PVC đã tham gia 8 gói thầu trong và ngoài ngành, kết quả là trúng 7 gói thầu và kí kết hợp đồng với giá trị 420 tỷ. Lập hồ sơ đề xuất cho 13 công trình/ dự án được Tập đoàn chỉ định thầu và kí kết 27 hợp đôngg giá trị 2.184 tỷ
Ngoài công ty mẹ: trong năm 2008 các Công ty con cũng đã thực hiện việc triển khai công tác kí kết 54 hợp đồng để thi công các công trình/ hạng mục công trình với giá trị 517 tỷ đồng.
3.2. Về công tác thi công xây lắp
a, Công tác thi công
Tổng công ty pVC là đơn vị xây lắp chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt nam.nên việc thực hiện các dự án của PVC trải dài trên diện rộng, cả trên đất liền và trên biển, nên việc quản lý tốt các dự án là rất khó khăn.Việc hình thành mạng lưới các đơn vị thành viên trực thuộc PVC trên toàn quốc đã giải quyết công việc quản lý thi công một cách có hiệu quả, hiện nay mô hình quản lý các dự án được thực hiên theo mô hình sau:
- Đối với các dự án lớn và có quy mô phức tạp, cần phải có nhiều đơn vị thành viên cùng thực hiện, PVC sẽ thành lập Ban điều hành dự án quản lý trực tiếp, cụ thể như dự án: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy hạt nhựa Polypropylen, San lấp Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Đối với các dự án lớn, cần phải có 2 đến 3 đơn vị thành viên thực hiện , PVC sẽ ủy quyền cho một đơn vị thi công chính và chủ lực trực tiếp quản lý các đơn vị thi công khác trên công trường, cụ thế như dự án: San lấp nhà máy điện Nhơn trạch 2, Kho xăng dầu Cù lao tào, Kho chứa LPG Gò dầu, San lấp nhà máy đạm Cà mau..
Đối với các dự án có quy mô vừa và nhỏ, tùy theo năng lực và kinh nghiệm của từng đơn vị thành viên, PVC sẽ ủy quyền cho duy nhất một đơn vị thành viên thực hiện quản lý thi công toàn bộ dự án.
Với cả 3 mô hình quản lý, Tổng công ty PVC đều chủ động kiểm soát về khối lượng, chất lượng, tiến độ, và tình hình nghiệm thu bàn giao thanh quyết toán công trình. Vì vậy, PVC đã hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng theo các mốc cam kết với chủ đầu tư.
Trong năm 2008, PVC đã bàn giao cho các chủ đầu tư 11 công trình/ hạng mục công trình đạt chất lượng và đúng tiến độ đề ra như: Trường PTTH Đất mũi, Trường PTTH Khánh an, Kho chứa đạm tại Phú mỹ….Đồng thờim, PVC tiếp tục hoàn thiện đổi mới cơ chế quản lý thi công xây lắp và phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ những công trình đang thực hiện như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Khách sạn Dầu khí 12 tầng tại Quảng Ngãi, Khách sạn Dầu khí vũng tàu 4 sao….
b, Công tác quản lý chất lượng
PVC đã xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 phiên bản 2000, tại từng công trình PVC đều thiết lập hệ thống quản lý theo đúng yêu cầu của dự án cụ thể. Tính đến nay, các công trình do PVC thi công đều đảm bảo chất lượng đúng theo yêu cầu thiết kế.
Hiện nay, do chuyển đổi mô hình quản lý từ công ty cổ phần thành mô hình công ty mẹ - công ty con, trong năm 2008 Công ty mẹ và công ty con đang hoạn thiện các quy trình để cập nhật lại hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 phiên bản 2000 theo mô hình hoạt động mới.
c, Công tác an toàn
PVC đã thiết lập và duy trì đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn lao động từ Tổng công ty tới các đơn vị thành viên tại các công trình đang thi công, đồng thời ban hành chính sách an toàn lao động và các quy định về trang bi bao hộ lao động, các quy phạm về an toàn lao động để áp dụng trong toàn Tổng công ty. Trong đó tại Công ty Mẹ - Ban kỹ thuật sản xuất là ban được giao làm đầu môi và tại các công ty thành viên đều có các bộ phận chuyên trách để quản lý công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
PVC luôn chỉ đạo, kiểm tra và phối hợp với các đơn vị thành viên huấn luyện và tập huấn thường xuyên về an toàn lao động, tất cả các CBCNV trước khi tham gia thi công đều phải học an toàn lao động, thực hành PCCC. CBCNV khi tham gia thi công phải chấp hành nghiêm ngặt quy trình an toàn, được trang bị phương tiện bảo hộ, phòng hộ cá nhân đầy đủ, cấp phát trang bị bảo hộ theo đúng quy định.Các phương tiện máy móc thiết bị trước khi tham gia hoạt động sản xuất tại các công trình, dự án đều được đăng kí, kiểm định tại các trung tâm đăng kiểm với yêu cầu nghiêm ngặt đảm bảo an toàn cho người và thiết bị vận hành.
Trong năm 2008, Tổng công ty PVC chưa để xảy ra bất kỳ tai nạn lao động đáng kể nào, công tác an toàn và vệ sinh môi trường ngày một được nâng cao.
3.3. Về công tác đầu tư
a, Đề án nâng cao năng lực thiết bị thi công
Kế hoạch đầu tư thiết bị nâng cao năng lực thi công trong năm 2008 của Tổng công ty được tập đoàn chấp nhận với giá trị 539 tỷ đồng.. Trên cơ sở đó, Hội đồng quản trị Tổng công ty PVC đã phê duyệt đề án nâng cao năng lực thiết bị thi công với tổng mức đầu tư 539 tỷ VNĐ và triển khai thực hiện. Do thị trường có biến động lớn, ngày 6/6/2008.Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có chỉ thị số 3962/CT – DKVN về việc tạm dừng thực hiện đề án nâng cao năng lực thiết bị thi ôcng. Tổng công ty PVC đã nghiêm chỉnh thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của tập đoàn.
Tổng giá trị các hợp đồng đã kí kết có giá trị là 351,2 tỷ đồng,hầu hết các máy móc thiết bị đã được nhập khẩu và đã được đưa vào sử dụng tại các công trường. Việc đầu tư mang lại hiệu quả thiết thực, toàn bộ máy móc thiết bị được đầu tư có chất lượng theo đúng yêu cầu của đề án và có mục đích sử dụng cụ thể trước khi tiến hành đầu tư.
b, Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trong năm 2008 của Tổng công ty được tập đoàn chấp thuận với giá trị 270 tỷ. Đến nay, Tổng công ty PVC đã thực hiện được 20,7 tỷ với 2 dự án lớn:
+ Dự án xây dựng văn phòng tại 69 Nguyễn Du:
+ Nhà máy chế tạo thiết bị tại Dung Quất: với giá trị thực hiện đạt 20,7 tỷ
c, Lĩnh vực đầu tư tài chính
Kế hoạch đầu tư tài chính năm 2008 được Tập đoàn chấp thuận với giá trị 385 tỷ đồng. Đến nay, số vốn Tổng công ty PVC đầu tư là 1051,8 tỷ , đatk 273% tỷ đồng, góp vào các đơn vị đã được Tập đoàn Dầu khí chấp thuận là 84,12 tỷ, nhận chuyển nhượng từ Tập đoàn là 630,13 tỷ.Việc góp vốn thành lập các công ty trên đều phù hợp với chiến lược phát triển của Tổng công ty PVC và đúng với quy định của Tập đoàn.
Việc thực hiện đầu tư tài chính vượt 666,8 tỷ so với kế hoạch năm là do các nguyên nhân:
PVC được tập đoàn giao quản lý phần vốn của Tập đoàn tại 05 công ty cổ phần theo kế hoạch đầu năm 2008 với tổng số vốn 205,65 tỷ bao gồm: Công ty CP Xây dựng Dầu khí Nghệ An, Công ty CP Tư vấn đầu tư và thiết kế Dầu khí; Công ty CP xây dựng Sông Hồng; Công ty CP đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí – IDICO Long Sơn; Công ty CP đầu tư phát triển khu công nghiệp và đô thị IDICO Dầu khí.
Đồng thời, Tập đoàn giao cho PVC quản lý phần vốn của mình tại 03 công ty cổ phần ngoài kế hoạch theo nghị quyết3209/ DKVN ngày 29/4/2008 với tổng vốn 424,48 tỷ, bao gồm: Công ty CP Đầu tư hạ tầng và Đô thị Dầu khí; Công ty CP Bất động sản Dầu khí; Công ty CP xi măng Hạ Long.
Như vậy, tổng giá trị đầu tư tài chính của Tổng công ty PVC năm2008 sau khí loại trừ 08 công ty trên là 421,6 tỷ, đạt 209,5% kế hoạch năm.
3.4. Công tác tài chính
Trong năm vừa qua công tác tài chính của PVC đã đạt được những kết quả nhất định. Tình hình tài chính của Tổng công ty và các đơn vị thành viên lành mạnh, ổn định, các đơn vị luôn chấp hành tốt các quy định, quy chế của pháo luật, của Tập đoàn. Nộp ngân sách nhà nước đầy đủ và đúng hạn. PVC đã có sự chủ động về vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư của Tổng công ty. Năm 2008, Tổng công ty PVC đã thực hiện triển khai các công việc chính sau:
a, Việc bản giao vốn cho các công ty TNHH 1 thành viên
Đến ngày 12/4/2008, PVC đã bàn giao xong vốn đối với 5 công ty TNHH MTV 100% vốn của Tổng công ty với tổng số vốn là 250 tỷ. Đối với công ty TNHH MTV Thi công cơ giới Dầu khí được thành lập vào ngày 30/7/2008, PVC đã bàn giao 87,518 tỷ trong tổng số vốn góp là 100 tỷ. Như vậy, số vốn PVC bạn giao cho các công ty TNHH là 337,518 tỷ. Việc bàn giao vốn cho các công ty TNHH MTV đã tạo điều kiện để các đơn vị chủ động về tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
b, Việc phát hành tăng vốn điều lệ từ 150 lên 1.500 tỷ đồng
Đến ngày 10/12/2008, Tổng công ty đã hoàn thành việc phát hành tăng vốn điều lệ từ 150 lên 1.500 tỷ đồng. Trong năm 2008, PVC đã hoàn thành việc kiểm toán vốn, đã nộp bản cáo bạch và gửi hồ sơ xin niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
c, Việc bán bớt phần vốn của Tập đoàn PVC xuống 51%
Cùng với việc tăng vốn điều lệ, PVC tích cực tìm kiếm các đối tác chiến lược. Tổng công ty PVC đã kí hợp đồng hỗ trợ tư vấn với công ty chứng khoán Dầu khí, thỏa thuận với Tổng công ty cổ phần tài chính Dầu khí (PVFC) về tư vấn cổ đông chiến lược để bán bớt phần vốn của tập đoàn. PVC cũng đã gửi thư mời và đang đàm phán, thỏa thuận với một số nhà đầu tư chiến lược trong nước và nước ngoài: Tổng công ty vốn nhà nước, Ngân hàng ACB, Công ty CMG – Hông Kông, Công ty SK, IGS – Hàn Quốc, Công ty JGC – Nhật bản.
d, Về hạn mức tín dụng.
Tổng công ty PVC đã làm việc với tập đoàn Dầu khí Việt Nam, làm việc với Tổng công ty CP tài chính Dầu khí để kí kết hợp đồng hạn mức tín dụng là 750 tỷ đồng, trong đó vốn lưu động, bảo lãnh là 680 tỷ đồng, hạn mức vốn trung dài hạn là 70 tỷ đồng đảm bảo. Tiến hành giao hạn mức tin dụng vốn cho từng đơn vị thành viên, định kỳ kiểm tra và giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng hạn mức tín dụng từng đơn vị để có kế hoạch đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Tổng công ty cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
4. Công tác tư vấn thiết kế
Để thực hiện thành công các dự án có tính chất phức tạp của ngành Dầu khí theo hình thức hợp đồng EPC, trong năm 2008 Tổng công ty PVC đã củng cố và phát triển công tác tư vấn thiết kế, cụ thể: Nâng cao năng lực tư vấn thiết kế cho Công ty PVE; Tham gia góp vốn cổ phần hóa vào công ty thiêt kế WORLEYPASONS Dầu khí Việt Nam,ký hợp đồng toàn diện với công ty này để thực hiện công tác tư vấn thiết kế các công trình chuyên ngành Dầu khí; thành lập Công ty tư vấn thiết kế Heerim – PVC để phát triển công tác tư vấn thiết kế các dự án dân dụng cao cấp.
5. Công tác tổ chức, đổi mới doanh nghiệp và phát triển nguồn nhân lực
Nhằm phù hợp với mô hình hoạt động mới, PVC đã tiến hành hoàn thiện bộ máy tổ chức và quy chế hoạt động của Tổng công ty, cụ thể:
Trong năm 2008, PVC đã chuyển đổi và thành lập 6 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, tham gia góp vốn vào 4 công ty cổ phần do PVC nắm quyền chi phối,7 công ty liên doanh, liên kết.
PVC đã ban hành một số quy chế quan trọng phục vụ công tác quản lý như Quy chế tài chính, quy chế hoạt động của HĐQT, Quy chế hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, Quy chế quản lý hợp đồng…
Đã tiếnh hành bổ nhiệm nhiều cán bộ có năng lực vào các vị trí quan trọng của PVC và các đơn vị thành viên trực thuộc.
Tổ chức và cử cán bộ và công nhân tham gia 145 khóa học với 2705 lượt người và kinh phí đào tạo trên 4,767 tỷ đồng.
Chương III: Tình hình hoạt động đầu tư phát triển của Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) giai đoạn 2005 -2008
1. Tình hình về vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty PVC giai đoạn 2005 - 2008
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như hoạt động đầu tư nói riêng, các doanh nghiệp phải cần có vốn. Vốn đầu tư đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc đầu tư. Vốn là yếu tố chủ yếu quyết định tới quy mô hoạt động của doanh nghiệp,nó phản ánh dự phát triển của doanh nghiệp, sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp cần phải có các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động và sử dụng nguồn vốn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh cũng như đầu tư được tiến hành liên tục và có hiệu quả.
1.1. Quy mô vốn đầu tư của Tổng công ty PVC giai đoạn 2005 - 2008
Trong giai đoạn hiện nay, đứng trước tình hình ngày càng cạnh tranh của thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều có nhu cầu về vốn để phục vụ hoạt động đầu tư phát triển nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Đối với Tổng công ty PVC điều đó cũng không nằm ngoài khỏi quy luật. Nhu cầu về vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản, hiện đại hóa móc thiết bị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty ngày càng tăng đỏi hỏi nhu cầu về vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triển ngày càng cao.
Bảng2: Vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty PVC giai đoạn 2006 – 2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2006
2007
2008
Số vốn đầu tư phát triển
451,031
503,995
1.694,54
Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty PVC
1.2. Nguồn hình thành vốn đầu tư của Tổng công ty PVC
Tổng công ty PVC huy động vốn từ những 2 nguồn chính sau:vốn chủ sở hữu và các khoản vốn vay từ trung tâm của tập đoàn. Tùy thuộc vào từng dự án, tỷ trọng cơ cấu các nguồn vốn đầu tư được sử dụng có thể thay đổi cho hợp lý.
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển giai đoạn 2006 – 2008
Đơn vị: Tỷ đồng
TT
Năm
2006
2007
2008
Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
150.
150
1500
1
Quỹ đầu tư phát triển
-
1,431
-
2
Quỹ dự phòng tài chính
-
1,431
-
Quỹ khen thưởng phúc lợi
-
1,064
-
Lợi nhuận chưa phân phối
14,311
26,399
74,54
Vốn vay
-Vay từ tập đoàn Dầu khí
- Vay từ Tổng công ty CP tài chính DK
294,1
2,62
320,3
3,37
120
Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty PVC
2. Thực trạng đầu tư phát triển tại Tổng công ty PVC giai đoạn 2005 - 2008
Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tham gia vào thị trường xây lắp ở Việt Nam. Kể từ trước tới nay, trên thị trường xây lắp luôn diễn ra sự canh tranh khốc liệt giữa các Tổng công ty xây lắp lớn như: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Sông Hồng, VINACONEX, COMA….và các công ty khác mới ra đời. Tuy nhiên, nhờ có những định hướng đúng đắn và sự chỉ đạo chính xác hợp lý và kịp thời của ban lãnh đạo Tổng công ty PVC mà Tổng công ty đã đứng vững trên thị trường. Không chỉ như vậy, cho tới nay Tổng công ty PVC luôn là doanh nghiệp lớn mạnh, phát triển bền vững và chiếm thị phần lớn trong thị trường xây lắp ở Việt Nam.Công tác đầu tư của Tổng công ty PVC thời gian qua có rất nhiều chuyển biến và đạt được nhiều kết quả, không chỉ mang lại lợi ích đối với ngành Dầu khí mà còn đối với tất cả các ngành khác có liên quan trong nền kinh tế quốc dân. Có được điều này, một phần là do Tổng công ty PVC luôn có chính sách đầu tư đúng đắn bao gồm: Đầu tư vào tài sản cố định, cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư đội ngũ lao động, đầu tư cho hoạt động marketing…
2.1. Đầu tư vào tài sản cố định.
Trong những năm 2006 – 2008, Tổng công ty PVC đã chú trọng đầu tư vào tài sản cố định nhằm phát triển Tổng công ty.
Bảng 4: Khối lượng vốn đầu tư vào TSCĐ của Tổng công ty PVC trong giai đoạn 2005 -2008
Năm
2005
2006
2007
2008
Nhà cửa vật kiến trúc
450.196.564
1.093.770.951
1.814.325.005
270.000.000.000
Máy móc thiết bị
4.091.868.575
7.720.906.093
6.390.325.454
524.000.000.000
Phương tiện vận tải
165.000.000
394.662.333
15.000.000.000
Thiết bị quản lý
482.837.269
1.769.757.661
TSCĐ khác
2.750.000.000
Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của PVC các năm 2005 - 2008
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trong giai đoạn từ 2005 – 2008, Tổng công ty PVC đã dành một số vốn rất lớn để đầu tư vào tài sản cố định nhằm phát triển Tổng công ty. Số vốn đầu tư vào tài sản cố định của Tổng công ty năm 2007 là 9.974.408.120 VNĐ thì đến năm 2008 số vốn ấy đã lên tới 809 tỷ đồng lớn gấp 81,1 lần so với năm 2007 và 65 lần so với năm 2006. Trong đó số vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư của Tổng công ty.
a, Đầu tư xây dựng cơ bản
Về tình hình đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản năm 2008 được tập đoàn chấp thuận với giá trị là 270 tỷ. Tính đến 31/12/2008 Tổng công ty PVC đã thực hiện đầu tư được 20,7 tỷ , cụ thể với 2 dự án sau: Dự án xây dựng văn phòng đại diện tại 69 Nguyễn Du và Nhà máy chế tạo thiết bị tại Dung Quất.
- Đối với dự án xây dựng văn phòng đại diện của Tổng công ty: Tổng công ty PVC đã phối hợp với các Sở, Ban, Ngành chức năng của thành phố hoàn thiện các thủ tục trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt giá bán tài sản trên đất, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của lô đất. Tòa nhà trụ sở văn phòng do Tổng công ty PVC làm chủ đầu tư nằm trên khu đất có vị trí đẹp tại trung tâm Thủ đô, có diện tích 606 m2. Theo thiết kế, tòa nhà cao 9 tầng (2 tầng hầm) với kiến trúc hiện đại, phối cảnh đẹp, không gian thoáng, tổ chức mặt bằng hợp lý. Tổng công ty PVC đã tiến hành động thổ xây dựng công trình vào ngày mùng 5 tháng 1 năm 2009. Công trình có tổng vốn đầu tư khoảng 130 tỷ đồng, thời gian thi công là 12 tháng.
- Dự án xây dựng nhà máy chế tạo thiết bị tại Dung Quất với giá trị thực hiện đạt 20,7 tỷ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Tổng công ty.
b, Đối với lĩnh vực đầu tư mua sắm máy móc thiết bị
Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ là một hình thức của đầu tư phát triển nhằm hiện đại hóa dây chuyền công nghệ và trang thiết bị, tăng năng lực sản xuất kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và để đối phó với các đối thủ cạnh tranh tạo chỗ đững vững chắc trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đổi mới máy móc thiết bị, giảm chi phí xây lắp, tăng năng suất lao động.
Hiểu được vấn đề đấy, nên những năm gần đây Tổng công ty PVC luôn dành một phần rất lớn từ nguồn vốn đầu tư phát triển để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho công tác xây lắp. Tỷ lệ đầu tư này luôn chiếm trên 65% tổng lượng vốn đầu tư. Tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu 1 ta thấy,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22910.doc