Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2004, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã cung cấp cho nền Kinh tế quốc dân sản lượng điện là 39.596 tỷ kWh.Trong đó, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 45,18% và Quản lý-Tiêu dùng chiếm 44,49%. Các công ty Điện lực đã bán điện trực tiếp đến 6.905.069 khách hàng tăng 23,50% so với năm 2003. Công tác đưa điện về nông thôn tiếp tục phát triển và điện lưới quốc gia đã đưa về 525/536 huyện (97,95%), 8.524/9.008 xã (94,63%) và 11.513.687/13.088.174 hộ dân nông thôn(đạt 87,97%), tăng hơn 1% về số xã và hơn 2,5% về số hộ nông thôn có điện so với năm 2003 .
Tổng Công ty đã tiếp nhận gần 4.600 trên tổng số 5.854 công trình lưới điện trung áp nông thôn do địa phương đầu tư sau 28/2/1999, đạt tỷ lệ 78,5% tổng khối lượng phải tiếp nhận, gồm gần 11.000 km đường dây trung áp và hơn 7.400 trạm biến áp phân phối.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2384 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là ELECTRICITY OF VIETNAM (viết tắt là EVN), đặt trụ sở tại 18 Trần Nguyên Hãn, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam chịu sự quản lý của Bộ Công Nghiệp và của các cơ quan Nhà nước khác theo quy định của pháp luật; phối hợp với các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Tổng Công ty điện lực Việt Nam được thành lập vào ngày 27 tháng 1 năm 1995 để thống nhất quản lý toàn ngành trên phạm vi cả nước nhằm huy động tối ưu mọi nguồn lực của cả ba miền trong việc xây dựng và phát triển ngành điện lực cho sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước.
Chức năng,nhiệm vụ của Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam:
Quyết định số 562/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về việc thành lập Tổng Công ty Điện lực Việt Nam,căn cứ vào Nghị Định số 14/CP của Chính Phủ về thành lập Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam quy định chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam như sau:
Chức năng của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam:
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam là doanh nghiệp lớn của Nhà Nước, gồm nhiều doanh nghiệp thành viên và đơn vị sự nghiệp, hoạt động trong phạm vi cả nước về chuyên ngành kinh doanh điện (gồm các khâu nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, xây lắp, sản xuất, truyền tải, phân phối điện, chế tạo thiết bị và phụ tùng điện, xuất nhập khẩu) và một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác liên quan đến ngành điện.
Nhiệm vụ của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam:
-Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh điện theo quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành điện của Nhà nước; chủ động trong công tác kinh doanh, bao gồm từ khâu xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, đầu tư xây dựng cơ bản, khảo sát thiết kế, tổ chức xây lắp, sản xuất, truyền tải, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư thiết bị; hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật, chính sách của Nhà nước.
-Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân.
-Nhận vốn, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và phát triển của Tổng Công ty.
Cơ cấu bộ máy tổ chức
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ( trình bày trang sau ).
Trong đó:
Hội Đồng Quản Trị Tổng Công ty Địên lực Việt Nam
Thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu trực tiếp tài sản của Nhà nước giao cho Tổng Công ty quản lý, khai thác và sử dụng. Trong phạm vi quyền hạn của mình, HĐQT có trách nhiệm quyết định những vấn đề thuộc chủ trương, biện pháp lớn nhằm đảm bảo cho sản xuất kinh doanh điện có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao. Các thành viên HĐQT thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của HĐQT.
Ban tổng hợp:
Tham mưu giúp HĐQT chỉ đạo, quản lý công tác hành chính, văn thư, lưu trữ và công tác quản trị của Tổng Công ty; giúp HĐQT theo dõi, đôn đốc nhắc nhở Tổng Công ty thực hiện các nhiệm vụ, công tác được giao.
Ban kiểm soát:
Giám sát, kiểm tra hoạt động tài chính và sản xuất kinh doanh trong nội bộ Tổng Công ty theo pháp luật và Điều lệ Tổng Công ty.
Tổng Giám Đốc
Là thành viên HĐQT, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ Tướng Chính Phủ và HĐQT về việc chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Tổng Công ty theo đúng điều lệ và các quy chế của Tổng Công ty, về kết quả sản xuất kinh doanh điện của Tổng Công ty, về bảo toàn và phát triển vốn Nhà Nước giao cho Tổng Công ty.
Phó Tổng Giám đốc sản xuất nguồn:
Phụ trách lĩnh vực vận hành và sửa chữa nguồn điện sản xuất cơ khí nguồn điện, khoa học công nghệ môi trường.
Phó Tổng Giám đốc sản xuất lưới:
Phụ trách lĩnh vực vận hành và sửa chữa lưới điện, điều độ hệ thống điện, sản xuất cơ khí lưới địên.
Phó Tổng Giám đốc kinh doanh:
Phụ trách lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, điện nông thôn; chỉ đạo công tác đàm phán mua, bán điện với các nước và các dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BOT, IPP, BOO; công tác thị trường điện.
Phó Tổng Giám đốc Kinh tế và tài chính:
Phụ trách lĩnh vực tài chính kế toán, vật tư xuất nhập khẩu, công nghệ thông tin, viễn thông và phụ trách Cơ quan Tổng Công ty; chỉ đạo việc áp dụng cơ chế chào giá cạnh tranh giữa các nhà máy điện của Tổng Công ty; công tác nghiên cứu các giải pháp huy động vốn, phát hành trái phiếu trên thị trường để đầu tư cá dự án điện; các vấn đề liên quan đến việc hạch toán độc lập của các nhà máy điện, công ty truyền tải điện, trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, trung tâm công nghệ thông tin; công tác đôỉ mới và phát triển doanh nghiệp; công tác cổ phần hóa và thị trường chứng khoán; công tác kinh doanh bất động sản.
Phó Tổng Giám đốc đầu tư và phát triển:
Phụ trách lĩnh vực quy hoạch, chuẩn bị đầu tư nguồn và lưới điện, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thông tin và dịch vụ khoa học kỹ thuật.
Phó Tổng Giám đốc Quản lý xây dựng nguồn:
Phụ trách lĩnh vực quản lý xây dựng nguồn điện, các công trình kiến trúc.
Phó Tổng Giám đốc quản lý xây dựng lưới:
Phụ trách lĩnh vực quản lý xây dựng lưới điện
Phó Tổng Giám đốc dự án nhà máy thủy điện Sơn La:
Đặc trách dự án xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La
Mạng lưới kinh doanh:
Dịch vụ điện năng:
Nhà máy sản xuất:
Nhà máy nhiệt điện:
Bà Rịa: Long Hương, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu.
Phú Mỹ: Phú Mỹ, Tân Thành, Vũng Tàu
Thủ Đức: Km số 9, đường Hà Nội, Trường Thọ, Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh
Cần Thơ: Lê Hồng Phong,Trà Nóc, Cần Thơ
Phả Lại: Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương
Uông Bí: Uông Bí, Quảng Ninh
Ninh Bình: Thanh Bình, thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Nhà máy thủy điện:
Hòa Bình: thị xã Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Thác Bà: Thác Bà, Yên Bình, Yên Bái
Trị An: Vĩnh Cửu, Vĩnh An, Đồng Nai
Thác Mơ: Thác Mơ, Phước Long, tỉnh Bình Phước
Hàm Thuận - Đa Mi - Đa Nhim: Lâm Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận
Yaly: Iam Nông, Chư Pảh, Gia Lai
Sông Hinh: Nguyễn Huệ, Quy Nhơn, Bình Định
Truyền tải điện:
Công ty truyền tải 1: Cửa Bắc, Hà Nội
Công ty truyền tải 2: Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng
Công ty truyền tải 3: Trần Hưng Đạo, Nha Trang
Công ty truyền tải 4: Trường Thọ, Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh
Phân phối điện:
Công ty điện lực 1: Trần Nguyên Hãn, Hà Nội
Công ty điện lực 2: Hai Bà Trưng, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
Công ty điện lực 3: Trương Nữ Vương, Đà Nẵng
Công ty điện lực Hà Nội: Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội
Công ty điện lực Tp.Hồ Chí Minh: Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1,Tp.Hồ Chí Minh
Công ty điện lực Hải Phòng: Minh Khai, Hải Phòng
Công ty điện lực Đồng Nai: Biên Hòa, Đông Nai
Cơ khí điện:
Công ty sản xuất thiết bị điện: Đông Anh, Hà Nội
Công ty cơ điện Thủ Đức: Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh
Viễn thông điện lực:
Công ty Viễn thông Điện lực 53 Lương Văn Can, Hà Nội
Cơ chế quản lý Tổng Công ty:
Tổng Công ty và các đơn vị thành viên hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước, quản lý tài chính và hạch toán theo quy định của pháp luật, được Nhà nước giao vốn và các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, thực hiện cơ chế tự cân đối tài chính tự vay tự trả, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .
Tổng Công ty giao vốn và nguồn lực cho các đơn vị trực thuộc trên cơ sở vốn và các nguồn lực được Nhà nước giao cho EVN, phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của từng đơn vị trực thuộc và phương án sử dụng vốn được HĐQT EVN phê duyệt.
Tổng Công ty điện lực Việt Nam thực hiện chế độ hạch toán tổng hợp với 53 đơn vị thành viên, trong đó:
Đối với các nhà máy điện, EVN giao cơ chế giá hạch toán nội bộ.
Đối với các Công ty truyền tải điện và các đơn vị phụ trợ, EVN giao kế hoạch chi phí thực hiện nhiệm vụ.
Đối với các Công ty điện lực thực hiện kinh doanh bán điện theo giá quy định của Nhà nước, mua điện đầu nguồn theo giá nội bộ của EVN.
Mỗi Công ty hạch toán độc lập là một Trung tâm lợi nhuận, cả khối hạch toán tập trung là một Trung tâm lợi nhuận.
Sắp tới, Tổng Công ty sẽ chuyển sang mô hình Tập đoàn, cơ chế tài chính của tập đoàn sẽ chuyển từ cơ chế tập trung hành chính của Tổng Công ty Nhà nước hoạt động doanh nghiệp sang cơ chế liên kết tài chính, thời kỳ quá độ bao gồm liên kết cứng (theo Luật doanh nghiệp NN) và liên kết mềm (theo Luật doanh nghiệp): Liên kết cứng là khối hạch toán phụ thuộc và liên kết mềm đối với các Công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Các nguồn lực của Tổng Công ty:
Nguồn lực lao động:
Tổng số cán bộ công nhân viên của Tổng Công ty hiện nay là 63.000 người, trong đó có 52.000 người trực tiếp sản xuất và kinh doanh điện.
Tổng Công ty đã tổ chức đào tạo tại các trường hơn 6.700 học sinh bao gồm đào tạo hệ cao đẳng, trung học, công nhân; tổ chức 34.390 lượt cán bộ công nhân viên đi đào tạo trong nước và nước ngoài với các loại hình đào tạo như: trung học, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, đào tạo bồi dưỡng về quản lý kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học, chính trị v..v, trong đó có hơn 2.270 cán bộ kỹ thuật và quản lý đi đào tạo tại nước ngoài về kỹ thuật và quản lý.
Cơ sở vật chất kỹ thuật Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam:
Các cơ quan trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam gồm:14 nhà máy điện, trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, 4 công ty truyền tải, trung tâm thông tin điện lực, 4 trường đào tạo, 8 công ty điện lực, viện năng lượng, công ty viễn thông điện lực, các ban quản lý dự án, các công ty sản xuất thiết bị điện và các công ty tư vấn xây dựng điện cùng các trang thiết bị, công nghệ kèm theo ước tính tổng giá trị tài sản lên tới 88,294,400 triệu đồng.
Nguồn lực tài chính:
A.Nợ phải trả
1.Nợ ngắn hạn
2.Nợ dài hạn
3.Nợ khác
51,608,173
11,246,747
39,349,762
1,011,664
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
1.Nguồn vốn – quỹ
2.Nguồn kinh phí
36,686,227
36,105,077
581,150
Trong đó:
Đơn vị tính:triệu đồng
A.Vốn lưu động
(Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn)
1.Tiền mặt
2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
3.Các khoản phải thu
4.Hàng tồn kho
5.Tài sản lưu động khác
6.Chi sự nghiệp
26,895,289
12,786,220
33,140
6,184,347
7,625,826
233,940
31,816
B.Vốn cố định
(Tài sản cố định và đầu tư dài hạn)
1.Tài sản cố định
2.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
3.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
4.Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
5.Trả trước
61,399,111
49,118,984
383,800
11,671,375
8,467
216,485
Tổng cộng tài sản
88,294,400
Nguồn lực thông tin thương mại:
Toàn bộ hoạt động về công nghệ thông tin của Tổng Công ty Điện lực và các Trung tâm Công nghệ thông tin của các đơn vị trực thuộc được thực hiện thông qua Trung tâm Công nghệ thông tin nhằm tạo ra sự đồng bộ, thống nhất trong việc xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin đồng thời tạo ra sức mạnh tổng hợp về công nghệ thông tin của Tổng Công ty.
Nguồn lực thông tin thương mại của Tổng Công ty gồm:
Thông tin khoa học – kỹ thuật
Thông tin quản lý:quản lý tài chính kế toán, quản lý vật tư và tài sản cố định, quản lý khach hàng, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý nguồn nhân lực, quản lý sự cố lưới điện truyền tải
Thông tin kinh tế
Thông tin chính trị, văn hoá, xã hội, trong nước và quốc tế
Các thông tin hàng ngày khác.
Chiến lược và chính sách kinh doanh:
Đối với dịch vụ điện năng:
Chiến lược phát triển nguồn điện:
ưu tiên phát triển loại nguồn thủy điện, tiếp theo là nhiệt điện than, nhiệt điện cơ khí và các nguồn khác như nhập khẩu điện từ Lào và điện hạt nhân. Hệ thống nguồn điện sẽ được phát triển với một cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu phụ tải với chi phí thấp nhất, đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu sự tác động đến môi trường.
Mặc dù có sự tham gia của các thành phần kinh tế khác, Tổng Công ty vẫn sẽ chiếm vai trò chủ đạo trong lĩnh vực phát điện, chiếm một tỷ trọng lớn cả về công suất đặt lẫn điện năng sản xuất. Các nhà máy nhiệt điện của EVN và các nhà máy điện mới sẽ được chuyển đổi sang dạng công ty TNHH một thành viên hoặc công ty cổ phần nhằm huy động vốn của các thành phần kinh tế khác và nâng cao tính tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí sản xuất và do đó tăng tính cạnh tranh trong thị trường điện trong tương lai.
Chiến lược phát triển hệ thống truyền tải:
Phát triển đồng bộ với sự phát triển của nguồn điện để truyền tải điện năng từ các nhà máy điện đến các trung tâm phụ tải, đảm bảo sự vận hành an toàn, tin cậy của hệ thống điện, giảm tổn thất điện năng trên hệ thống truyền tải.
Chiến lược phát triển hệ thống lưới điện phân phối:
Phát triển tương xứng với sự phát triển của hệ thống nguồn điện và hệ thống truyền tải để phân phối điện năng tới khách hàng dùng điện, đảm bảo một hệ thống phân phối đồng bộ, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, giảm tổn thất điện năng.
Chiến lược phát triển trong lĩnh vực cơ khí điện:
Lựa chọn các sản phẩm mà các đơn vị cơ khí trong ngành có ưu thế để sản xuất, tập trung vào hiệu quả kinh doanh của các đơn vị sản xuất cơ khí. Những chi tiết phức tạp cần đầu tư lớn mới có thể sản xuất trong nước được sẽ nhập khẩu để lắp ráp để đảm bảo chất lượng và tránh rủi ro.
Trong giai đoạn trước mắt tập trung sản xuất thiết bị vật liệu điện phục vụ cho xây dựng và vận hành sửa chữa lưới điện và thủy điện nhỏ.
Tập trung nghiên cứu chế tạo các sản phẩm mới từ đơn giản tới phức tạp. Các sản phẩm được chọn đầu tư là các sản phẩm có nhu cầu lớn mà các đơn vị cơ khí trong nước chưa đầu tư hoặc đầu tư ít.
Chiến lược phát triển trong lĩnh vực viễn thông
Tận dụng cơ sở hạ tầng sãn có của ngành điện lực và đầu tư phát triển đồng bộ để phục vụ tối ưu cho điều hành quản lý sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty và tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng.
Tổng Công ty coi thị trường viễn thông là lĩnh vực kinh doanh quan trọng trong thời gian tới. Các cán bộ chuyên ngành viễn thông của Công ty thông tin viễn thông điện lực là lực lượng nòng cốt trong việc quản lý thiết bị, lực lượng cán bộ công nhân viên các công ty điện lực là lực lượng chủ đạo trong kinh doanh viễn thông công cộng.
Thực trạng hoạt động thương mại và thị trường của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam:
Công tác kinh doanh dich vụ điện .
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2004, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã cung cấp cho nền Kinh tế quốc dân sản lượng điện là 39.596 tỷ kWh.Trong đó, Công nghiệp - Xây dựng chiếm 45,18% và Quản lý-Tiêu dùng chiếm 44,49%. Các công ty Điện lực đã bán điện trực tiếp đến 6.905.069 khách hàng tăng 23,50% so với năm 2003. Công tác đưa điện về nông thôn tiếp tục phát triển và điện lưới quốc gia đã đưa về 525/536 huyện (97,95%), 8.524/9.008 xã (94,63%) và 11.513.687/13.088.174 hộ dân nông thôn(đạt 87,97%), tăng hơn 1% về số xã và hơn 2,5% về số hộ nông thôn có điện so với năm 2003 .
Tổng Công ty đã tiếp nhận gần 4.600 trên tổng số 5.854 công trình lưới điện trung áp nông thôn do địa phương đầu tư sau 28/2/1999, đạt tỷ lệ 78,5% tổng khối lượng phải tiếp nhận, gồm gần 11.000 km đường dây trung áp và hơn 7.400 trạm biến áp phân phối.
Tỷ lệ tổn thất điện năng từ 1993 - 2003
Sản lượng điện thương phẩm từ 1997-2003
Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm từ 1997-2003
Cơ cấu tiờu thụ điện năng
Dịch vụ khách hàng:
Chương trình DSM đã đẩy mạnh nhiều hình thức tuyên truyền tiết kiệm điện ( các Công ty Điện lực đã gửi 4,3 triệu thư và tờ rơi trực tiếp đến các khách hàng để xin ý kiến phục vụ điện, đã thực hiện 3.254 lượt phát sóng tuyên truyền tiết kiệm điện trên Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài truyền hình địa phương, 300 lần quảng cáo trên báo chí,…Đến cuối năm 2004, các Công ty Điện lực đã lắp được 94.253 công tơ điện tử ba giá, đã phát huy tối đa hiệu quả, tham gia cắt được khoảng 400 MW công suất cao điểm .
Kinh doanh viễn thông điện lực:
Trong năm 2004, Tổng Công ty đã tích cực triển khai việc trao đổi cơ sở hạ tầng viễn thông với các đối tác như Vietel hơn 2000 km cáp quang và VNPT hơn 893 km cáp quang nên đã tiết kiệm được vốn đầu tư cho Tổng Công ty và các đơn vị hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt là sự hợp tác với Bộ Công an và giúp cho Bộ Công an thiết lập được hệ thống truyền dẫn thông tin mạnh, giúp tăng cường an ninh quốc gia với chi phí thấp. Đã kết nối, thông kênh dẫn với đối tác nước ngoài qua cổng Móng Cái .Dịch vụ VoIP 179 đã kinh doanh tại 25 POP với doanh thu đạt 194 tỷ đồng.Tổng doanh thu năm 2004 của Công ty thông tin Viễn Thông điện lực đạt 234 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 19,5 tỷ đồng.
Công tác cơ khí điện lực:
Năm 2004 các Công ty cơ khí điện đã đạt doanh thu 590 tỷ đồng, trong đó Công ty sản xuất thiết bị điện đã đạt doanh thu 415 tỷ đồng từ kết quả chế tạo được 886 MBA các loại trong đó có 19 MBA 110 kV và các thiết bị điện, đang tiến hành chế tạo MBA 220 kV theo kế hoạch, Công ty Cơ Điện Thủ Đức đạt doanh thu 176 tỷ đông từ sản xuất 4.057 MBA, sửa chữa 11 máy phát điện diesel, gia công 1.000 tấn trụ thép. Các đơn vị đang tích cực đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, thiết bị phục vụ sản xuất cơ khí điện như dự án nâng cấp dây chuyền chế tạo MBA 110kV, dự án trang bị máy hoán vị dây điện,dự án nâng cấp dây chuyền sản xuất cáp nhôm…Đồng thời, các đơn vị cơ khí chế tạo thiết bị cơ khí thủ công, các cấu kiện phi tiêu chuẩn cho các nhà máy thuỷ điện Quảng Trị và Bản Vẽ.
Công tác dịch vụ tư vấn kỹ thuật điện:
Các Công ty tư vấn đảm nhận chức năng lập dự án và tư vấn thiết kế tất cả các dự án đầu tư của Tổng Công ty mà không phải thuê tư vấn nước ngoài.Trong đó, Công ty Tư vấn xây dựng xây dựng điện 1,2 có thêm chức năng sản xuất cột thép ,xây lắp đường dây và trạm biến áp. Viện năng lượng chưa đảm nhận tư vấn dự án thuỷ điện nhưng có thêm chức năng tham mưu hoạch định chiến lược và chính sách năng lượng, lập quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch vùng.
Tác động của các công cụ và chính sách thương mại hiện hành đối với hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty:
Nghị Định số 14/CP của Thủ Tướng Chính Phủ về thành lập Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và ban hành điều lệ của Tổng Công ty ghi rõ: Tổng Công ty Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm đầu tư để phát triển ngành công nghiệp điện, tổ chức sản xuất và tiêu thụ điện đảm bảo nhu cầu điện năng cho sản xuất và sinh hoạt phù hợp với yêu cầu và định hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và theo nhiệm vụ được Thủ Tướng giao trong từng thời kỳ kế hoạch.
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam xác định năm 2005 là năm có vai trò quyết định trong việc hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm theo Nghị Quyết số 55/2001/QH của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2005. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương Đảng và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam phấn đấu hoàn thành toàn diện kế hoạch năm 2005 và kế hoạch 5 năm 2001-2005 với các nhóm mục tiêu chủ yếu sau:
Một là, tiếp tục đảm bảo cung cấp điện đầy đủ cho nền kinh tế quốc dân với chất lượng ngày càng cao và đảm bảo an toàn, liên tục;
Hai là, khai thác hợp lý các nguồn điện, vận hành tối ưu hệ thống; tìm các biện pháp giảm chi phí sản xuất và đầu tư xây dựng để sản xuất kinh doanh có hiệu quả; tăng doanh thu từ các họat động khác như viễn thông công cộng, cơ khí điện lực, công nghệ thông tin để tăng lợi nhuận, đảm bảo cân đối tài chính lành mạnh.
Ba là, thực hiện thị trường chào giá phát điện cạnh tranh nội bộ trong Tổng Công ty;
Bốn là, chuẩn bị các điều kiện về nguồn và lưới điện cho kế hoạch 5 năm 2006-2010.
Năm là, đẩy mạnh sản xuất thiết bị cơ khí nhà máy điện và lưới điện.
Kiến nghị:
Đề nghị Chính phủ xem xét phê duyệt phương án đề xuất về mô hình tổ chức quản lý của Tổng Công ty và quyết định chuyển đổi EVN thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Nghiên cứu tách hoạt động công ích trong Tổng Công ty, hạch toán riêng phần doanh thu, chi phí của phần hoạt động công ích, Nhà nước có chính sách thực hiện trợ giá trực tiếp cho các khách hàng thuộc diện ưu tiên hoặc trợ giá cho EVN phần hoạt động công ích về điện.
Về chính sách giá điện: Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng mua điện, quyền lợi chính đáng cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh điện, khuyến khích cạnh tranh trong ngành điện và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh điện, đề nghị Chính phủ có cơ chế:
Cải cách cơ chế tính giá điện theo chi phí biên dài hạn cần được thực hiện theo tiến độ đến năm 2010.
Ban hành cơ chế giá điện tự điều chỉnh theo sự thay đổi của giá nhiên liệu và tỷ giá hối đoái tránh sự phức tạp hiện nay trong khâu trình, duyệt giá điện.
Nghiên cứu xây dựng mô hình bán điện cho tiêu dùng sinh hoạt ở nông thôn ( miền núi, hải đảo) theo hướng đa dạng hoá sở hữu, khuyến khích mọi tổ chức có điều kiện về vốn đầu tư có thể kinh doanh điện ở khu vực nông thôn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12950.doc