I. Khái quát quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty Sông Đà. 1
II. Cơ cấu tổ chức của TCT Sông Đà: (hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ- Công ty Con) 3
1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Mẹ, gồm: 3
2. Danh sách các Công ty Con: 6
3. Danh sách các Công ty Liên kết: 7
4. Các công ty (do các Công ty Con của TCT đầu tư vốn): 7
III. Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh: 7
IV. Đánh giá cụ thể một số mặt quản lý. 8
1. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp. 8
2. Công tác thiết kế, kỹ thuật, chất lượng, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới và an toàn lao động: 9
3. Công tác kế hoạch vật tư: 11
4. Công tác kinh tế: 11
5. Công tác tài chính- tín dụng: 12
6. Công tác đào tạo, tuyển dụng: 14
7. Công tác quản lý đấu thầu thiết bị công nghệ: 15
8. Công tác đời sống, việc làm và các phong trào thi đua: 15
V. Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch SXKD năm 2008 16
1. Những thuận lợi và khó khăn. 16
1.1. Thuận lợi. 16
1.2. Khó khăn. 16
2. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2008. 17
3. Các chỉ tiêu chủ yếu. 18
4. Mục tiêu, nhiệm vụ các công trình trọng điểm. 19
5. Một số biện pháp chính để hoàn thành kế hoạch SXKD năm 2008. 20
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1860 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Tổng công ty Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Công tác Kinh tế.
- Công tác Hợp đồng kinh tế.
- Công tác tiếp thị, đấu thầu.
- Công tác hạch toán sản xuất kinh doanh.
+ Các BĐH, BQL dự án của Công ty Mẹ
+ Các đơn vị hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Công ty Mẹ:
Công ty hầm đường bộ qua Đèo Ngang
Trường cao đẳng nghề Sông Đà.
+ Các đại diện, văn phòng đại diện Công ty Mẹ
2. Danh sách các Công ty Con:
Công ty Cổ phần Sông Đà 1
Công ty Cổ phần Sông Đà 2
Công ty Cổ phần Sông Đà 3
Công ty Cổ phần Sông Đà 5
Công ty Cổ phần Sông Đà 6
Công ty Cổ phần Sông Đà 7
Công ty Cổ phần Sông Đà 8
Công ty Cổ phần Sông Đà 9
Công ty Cổ phần Sông Đà 10
Công ty Cổ phần Sông Đà 11
Công ty Cổ phần XD&TVĐT Sông Đà 17
Công ty Cổ phần Sông Đà 19
Công ty Cổ phần Sông Đà 25
Công ty Cổ phần Tư vấn Sông Đà
Công ty Cổ phần Cơ khí lắp máy Sông Đà
Công ty Cổ phần Thanh Hoa- Sông Đà
Công ty Cổ phần ĐT PTĐT&KCN Sông Đà (SUDICO)
Công ty Cổ phần CƯ NLQT&TM Sông Đà (SIMCO)
Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Sông Đà
Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long
Công ty Cổ phần Xi măng Sông Đà- Yaly
Công ty Cổ phần Thủy điện Cần Đơn
Công ty Cổ phần Thủy điện Ry Ninh 2
Công ty Cổ phần Thủy điện Nà Lơi
Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển điện Việt Lào
Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Chiến
Công ty Cổ phần Thủy điện Trà Xom
Công ty Cổ phần Thủy điện Sê San 3A
3. Danh sách các Công ty Liên kết:
Công ty cổ phần Sông Đà 12
Công ty cổ phần Sông Đà 27
Công ty cổ phần Thép Việt Ý
Công ty cổ phần xi măng Sông Đà- Hòa Bình
Công ty cổ phần May xuất khẩu Sông Đà
Công ty cổ phần Thủy điện Hương Sơn
Công ty cổ phần Thủy điện Bình Điền
Công ty cổ phần Đầu tư phát triển điện Miền Bắc I
Công ty cổ phần Thủy điện Sông Đà- Hoàng Liên
Công ty cổ phần Đầu tư phát triển điện Miền Trung
Công ty cổ phần Thủy điện Cửa Đạt
Công ty cổ phần BOT Quốc lộ 2
Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Vân Phong
Công ty cổ phần Bào Minh (TP.HCM)
Công ty liên doanh Sông Đà- JURONG
Công ty liên doanh TV Sông Đà- UCRIN
Công ty liên doanh tư vấn kỹ thuật TCT Sông Đà (Việt Nam)- FMC (CANADA)
Công ty tài chính Sông Đà
Công ty cổ phần đô thị Sông Đà
4. Các công ty (do các Công ty Con của TCT đầu tư vốn):
+ Các công ty do Công ty con của TCT Sông Đà chiếm quyền chi phối.
+ Các công ty liên kết của các Công ty con của TCT Sông Đà..
III. Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh:
Mục tiêu hoạt động:
Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại Tổng công ty và tại các doanh nghiệp khác;
Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của tổ hợp Công ty Mẹ- Công ty Con.
Ngành, nghề kinh doanh chủ yếu:
Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, đường hầm, bưu điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế điện…
Kinh doanh điện.
Kinh doanh phat triển nhà ở, trụ sở cơ quan, khách sạn…
Tư vấn thiết kế xây dựng.
Sản xuất vật liệu xây dựng, thép xây dựng.
Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ và vật liệu xây dựng, may mặc…
Tổ chức hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Nghiên cứu đào tạo thuộc các lĩnh vực xây dựng, giao thông, công nghiệp, thông tin…
IV. Đánh giá cụ thể một số mặt quản lý.
1. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp.
Những mặt đã làm được:
Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Tập đoàn Sông Đà.
Hoàn thành dự thảo điều lệ của Công ty Mẹ (Tập đoàn Sông Đà).
Hoàn thành công tác cổ phần hóa 3đơn vị: SĐ1, SĐ4, SĐ8.
Thành lập trường cao đẳng nghề Sông Đà trên cơ sở nâng cấp trường CNKT Việt Xô Sông Đà.
Sắp xếp, tổ chức lại các Ban điều hành dự án TCT (Sê San3, Tuyên Quang, Plêikrông). Thành lập BĐH dự án TĐ Xêkaman1, Ban chuẩn bị dự án TĐ Bảo Lâm. Giải thể BQL dự án đường vành đai 3.
Thành lập Công ty CP đô thị Sông Đà.
Thành lập phòng pháp chế và tái thành lập phòng Tài chính kế toán TCT.
Tham gia với các Tập đoàn và TCT lớn thành lập các công ty Cổ phần khác như: Khu kinh tế Vân Phong, Hải Hà, TĐ Đakrinh, Sắt Thạch Thê, Muối mỏ, Cao su,…
Đã sửa đổi, bổ sung, ban hành 6 Quy chế, qui định (Quy chế tài chính của TCT; Quy chế trả lương cho CBCNV ban điều hành, Ban quản lý; Quy định bảo lãnh các nhà thầu phụ là các công ty Con, công ty Liên kết của TCT; Quy định tạm thời về quản lý và thực hiện đầu tư các dự án đầu tư phát triển hạ tầng kĩ thuật Đô thị và nhà ở; Quy chế quản lý và sử dụng phương tiện thương hiệu Sông Đà; Quy định về quản lý hợp đồng các công ty Con, công ty Liên kết của TCT); đang sửa đổi bổ sung 6 quy chế, quy định (Quy định quản lý KH; Quy định về phân cấp đầu tư; Quy chế tổ chứchoạt động của BĐH thuộc TCT; Quy chế quản lý ĐTXD các dự án TĐ tại Lào; Quy chế phân cấp quản lý CBCNV; Quy chế đào tạo). Đồng thời đã sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức hoạt động của hầu hết các công ty cổ phần.
Những mặt còn tồn tại:
Việc sửa đổi bổ sung ban hành các quy chế, quy định còn chậm chưa theo kịp yêu cầu quản lý trong tình hình mới.
Chưa phân định rõ vai trò, trách nhiệm và mối quan hệ của Người đại diện vốn với HĐQT, Ban TGĐ và các Phòng ban TCT. Vì vậy gây khó khăn, lúng túng cho Người đại diện phần vốn khi thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của mình.
Lãnh đạo của một số đơn vị còn chưa nắm vững các quy định của pháp luật nên công tác quản trị doanh nghiệp còn lúng túng và hạn chế.
2. Công tác thiết kế, kỹ thuật, chất lượng, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới và an toàn lao động:
Những mặt đã làm được:
Việc lập Thiết kế kỹ thuật tại một số dự án đầu tư đáp ứng được tiến độ thực hiện dự án như TKKT- GĐ2 TĐ Xêkaman3, TKKT- GĐ2 tuyến năng lượng TĐ Nậm Chiến.
Thiết kế BVTC ở một số dự án trọng điểm cơ bản đáp ứng theo yêu cầu tiến độ thi công như TĐ Sơn La, TĐ Tuyên Quang, TĐ Bản Vẽ, TĐ Xêkaman3.
Đảm bảo chất lượng công trình xây lắp và sản phẩm công nghiệp theo yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn quy phạm quy định.
Việc huấn luyện và huấn luyện lại công tác an toàn lao động đã được hầu hết các đơn vị thực hiện nghiêm túc. Bộ máy thanh tra an toàn của nhiều đơn vị đã đi vào hoạt động thường xuyên, nề nếp và có chất lượng.
Những mặt còn tồn tại:
Công tác lập, thẩm định TKKT ở một số dự án đầu tư còn chậm so với tiến độ dự án như: thẩm tra TKKT- GĐ2 đập vòm TĐ Nậm Chiến, TKKT Tòa nhà HH4. Thiết kế và dự toán thường không đồng bộ ở hầu hết các dự án đầu tư của TCT.
TKBVTC chậm do phụ thuộc vào việc cấp thiết kế công nghệ tuyến năng lượng bị chậm (TĐ Sê San 4, Pleikrông); hoặc phải chỉnh sửa nhiều lần (ximăng Hạ Long, dây chuyền băng tải RCC TĐ Bản Vẽ, các hạng mục triển khai trước của TĐ Xêkaman1).
Công tác kiểm tra thiết kế trước khi thi công chưa được một số đơn vị chú trọng.
Lực lượng giám sát tác giả, xử lý thiết kế tại hiện trường ở hầu hết các dự án đều thiếu về số lượng và thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là yếu trong việc xử lý thiết kế hiện trường.
Hồ sơ thiết kế biện pháp thi công của một số đơn vị lập chưa đảm bảo chất lượng và kịp thời như: SĐ1, SĐ3, SĐ4, SĐ8, SĐ17, CKLMSĐ… nhiều đơn vị không đủ lực lượng CB kỹ thuật để lập hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật nên nên thường xuyên bị chậm, chất lượng thấp dẫn tới giá trị dở dang tại các công trình còn rất lớn như: SĐ1, SĐ4, SĐ8, SĐ9, CKLMSĐ,…
Việc triển khai nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới vào công tác quản lý và sản xuất thi công từ TCT đến các đơn vị còn rất chậm và chưa được quan tâm đúng mức.
Việc kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về an toàn và bảo hộ lao động ở một số đơn vị còn chưa tốt, việc trang bị BHLĐ cho CBCNV theo mẫu quy định chưa được một số đơn vị quan tâm đúng mức. Vì vậy, đã để xảy ra tai nạn lao động nặng và chết người. Vụ việc rủi ro sạt lở mỏ đá D3 tại TĐ Bản Vẽ vừa qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cho các đơn vị SĐ2, SĐ5 cũng như TCT.
3. Công tác kế hoạch vật tư:
Những mặt đã làm được:
Đã xây dựng và báo cáo kế hoạch SXKD cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành của công ty Mẹ và các công ty Con.
Công tác mua sắm vật tư, phụ tùng cơ bản đáp ứng yêu cầu thi công xây lắp tại các công trình trọng điểm.
Những mặt còn tồn tại:
Chất lượng của công tác kế hoạch chưa cao, chưa xây dựng đầy đủ các kế hoạch đảm bảo để thực hiện kế hoạch SXKD như: kế hoạch cấp thiết kế, bàn giao mặt bằng, kế hoạch huy động lực lượng,…Một số kế hoạch có xây dựng nhưng chỉ mang tính chất đối phó như: kế hoạch lao động, xe máy thiêt bị,… do đó khi thực hiện kế hoạch SXKD trong năm, nhiều đơn vị thiếu nhân lực và thiết bị thi công trầm trọng.
Đối với một số dự án đầu tư: một số đơn vị chưa xây dựng kế hoạch đấu thầu, hoặc có xây dựng nhưng chưa thủ tục thỏa thuận, phê duyệt chưa đúng với quy định hiện hành.
Công tác quản lý, sử dụng vật tư tại một số công trình trọng điểm chưa được kiểm soát chặt chẽ, còn để vật tư kém phẩm chất đến công trình (mặc dù chưa đưa vào sử dụng). Tình trạng công nợ dây dưa giữa đơn vị mua và bán còn cao, các đơn vị không thực hiện nghiêm túc theo hợp đồng đã ký.
4. Công tác kinh tế:
Những mặt đã làm được:
Hoàn thành phê duyệt Tổng dự toán các công trình: TĐ Nậm Chiến. ximăng Hạ Long; riêng dự án Quốc lộ 1A- đoạn tránh TP.Hà Tĩnh đang trình Bộ GTVT phê duyệt.
Đã tích cực làm việc với EVN và các Bộ, Ngành để phê duyệt TDT công trình TĐ Sơn La. Riêng 2công trình TĐ Sê San 4 và Bản Vẽ, EVN đang thẩm tra, dự kiến sẽ phê duyệt trong tháng 1/2008.
Hoàn thành ký hợp đồng tổng thầu xây dựng các công trình TĐ: Sơn La, Nậm Chiến, Pleikrông, Bản Vẽ, phụ lục điều chỉnh hợp đồng Tổng thầu dự án ximăng Hạ Long, phụ lục hợp đồng thi công năm 2008 TĐ Xêkaman3; các hạng mục trước khởi công TĐ Xêkaman1. Hoàn thành ký hợp đồng thầu phụ với các đơn vị công trình TĐ Nậm Chiến, Sơn La, ximăng Hạ Long,...
Những mặt còn tồn tại:
Công tác quản lý hợp đồng: đối với hợp đồng xây lắp: việc ký kết hợp đồng xây lắp còn thiếu các điều kiện đảm bảo để thực hiện hợp đồng; các chế tài thưởng phạt và phân cấp quản lý thực hiện hợp đồng không rõ ràng. Vì vậy không thể thực hiện được việc kiểm điểm hợp đồng với các nhà thầu, nên không phạt được nhà thầu khi thi công chậm công trình.
Công tác quản lý và sử dụng thương hiệu Sông Đà: rất nhiều đơn vị đang sử dụng thương hiệu “Sông Đà” nhưng chưa ký hợp đồng sử dụng thương hiệu với Tổng công ty (39/57 đơn vị chưa ký hợp đồng). Bên cạnh đó, một số đơn vị còn tùy tiện sử dụng thương hiệu của TCT cho những đơn vị thành lập mới khi chưa báo cáo và được sự chấp thuận của TCT như : SĐ12 (sử dụng cho Sông Đà 12- Nguyên Lộc), SOTRACO (sử dụng cho Việt Đức- Sông Đà). Hợp đồng sử dụng thương hiệu mới chỉ dừng ở việc ký kết hợp đồng, chưa có sự quản lý, theo dõi thực tế việc sử dụng thương hiệu Sông Đà. Giá trị thương hiệu chưa được tăng khi các Công ty CP tăng vốn điều lệ.
Chưa củng cố được bộ phận quản lý hợp đồng đủ mạnh để theo dõi quản lý và thực hiện hợp đông.
Công tác tiếp thị đấu thầu: chưa củng cố và xây dựng bộ máy tiếp thị đấu thầu đủ mạnh, chất lượng lập hồ sơ đấu thầu còn thấp nên kết quâ trúng thầu không cao.
5. Công tác tài chính- tín dụng:
Những mặt đã làm được:
Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tài chính năm 2007 đã đề ra; đặc biệt lợi nhuận thực hiện năm 2007 đạt 131% (750% tỷ đồng/ KHN: 574 tỷ đồng), tăng 66% so với thực hiện năm 2006.
Vốn chủ sở hữu toàn Tổng công ty đến cuối năm 2007 là 7.420 tỷ đồng (riêng vốn Nhà nước 2.369 tỷ đồng), tăng so với đầu năm là 4.250 tỷ đồng. Trong đó:
+ Cơ cấu lại vốn của các công ty, tăng vốn điều lệ thực góp 2.031 tỷ đồng. trong đó thặng dư vốn tại các công ty CP do phát hành tăng VĐL là 618 tỷ đồng
+ Bán thành công phần vốn của TCT tại một số công ty cổ phần, đảm bảo vốn Nhà nước tại TCT tăng thêm 1.350 tỷ đồng.
Cân đối đủ nguồn vốn và đầu tư tài chính vào các công ty cổ phần, với giá trị là 1.210 tỷ đồng.
Tiến hành niêm yết cổ phiếu của 8 công ty giao dịch trên TTGDCK Hà Nội, trong đó 4 đơn vị đã niêm yết chính thức: Sông Đà 2, Sông Đà 25, Sông Đà 1.01, Sông Đà 6.06; 4 đơn vị đã hoàn thành thủ tục và sẽ niêm yết đầu năm 2008: Sông Đà 12, Sông Đà 19, Sông Đà 9.06, Đầu tư và xây lắp Sông Đà.
Thu xếp xong vốn cho một số dự án quan trọng, với tổng số là 6.200 tỷ đồng, trong đó: TĐ Nậm Chiến (1.921 tỷ đồng), Xêkaman3 (1,140 tỷ đồng), ximăng Hạ Long (143,1 triệu EUR) và đảm bảo vốn ngắn hạn cho hoạt động SXKD của các đơn vị.
Thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán tại Tổng công ty và các đơn vị. Hoàn thiện công tác phúc tra sau kiểm toán Nhà nước.
Xây dựng và đôn đốc các đơn vị trong toàn Tổng công ty thực hiện chương trình tiết kiệm chống lãng phí và chương trình chống tham nhũng.
Những mặt còn tồn tại:
Chỉ tiêu lợi nhuận tuy thực hiện vượt kế hoạch nhưng chủ yếu tập trung một số loại hình kinh doanh như: bất động sản, điện thương phẩm và đầu tư tài chính.
Công tác thu vốn chưa đạt yêu cầu, giá trị khối lượng dở dang và công nợ phải thu còn lớn. Đến 31/12/2007 dở dang, công nợ trên 2.300 tỷ đồng.
Triển khai hạch toán kinh doanh chưa triệt để, hầu hết các đơn vị chưa hoàn thành định mức, đơn giá nội bộ và lập dự toán thi công để ký hợp đồng giao khoán.
Công tác phân tích hoạt động kinh tế của các đơn vị còn yếu.
Một số công ty cổ phần thực hiện tăng vốn điều lệ chưa đúng quy định của Nhà nước, bị UBCK Nhà nước phạt như: Công ty CP Sông Đà- Thăng Long, Công ty CP HT& XD Sông Đà.
6. Công tác đào tạo, tuyển dụng:
Những mặt đã làm được:
Đã xây dựng kế hoạch đâo tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành và hệ thống hóa đầo tạo cán bộ năm 2007.
Phối hợp với các trường, các trung tâm để tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao trình độ cho CB quản lý, CB kỹ thuật nghiệp vụ: lớp đào tạo nghiệp vụ tài chính (40 người); nghiệp vụ chứng khoán (35 người); quản lý dự án (70 người); tư vấn giám sát (99 người); giám đốc tài chính chuyên nghiệp (52 người); quản trị doanh nghiệp (50 người); lớp học bồi dưỡng kiến thức về ATLĐ cho người sử dụng lao động và cán bộ làm công tác ATLĐ (217 người); lớp nâng ngạch lương cho cán bộ (60 người);… tổ chức thi nâng bậc cho công nhân thợ bậc cao năm 2007 và tổ chức các lớp học nâng cao về nghề bêtông, sắt hàn… cho công nhân của các đơn vị.
Tổ chức thi kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của chuyên viên, nhân viên các phòng chức năng Tổng công ty.
Tổ chức cấp học bổng, tiếp nhận và bố trí công việc cho sinh viên nhận học bổng Sông Đà mới tốt nghiệp ra trường.
TCT đã bổ sung sửa đổi quy chế hướng dẫn kèm cặp cho đội ngũ kỹ sư, công nhân mới ra trường làm việc tại TCT. Kết quả năm 2007 công tác kèm cặp đã đạt được kết quả cụ thể: tổng số cán bộ kỹ sư đăng ký kèm cặp là 356 người; tổng số thợ bậc cao đăng ký kèm cặp là 752 người, số công nhân mới ra trường được kèm cặp là 1295 người.
Những mặt còn tồn tại:
Việc xây dựng, bổ sung các chính sách hữu hiệu, cụ thể để thu hút và giữ CBNV có năng lực, thợ bậc cao chưa được các đơn vị quan tâm đúng mức. Vì vậy, nhiều CBCNV có trình độ, kinh nghiệm chưa thực sự gắn bó với đơn vị.
Công tác tuyển dụng công nhân kỹ thuật trong năm 2007 còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các loại thợ hàn, thợ bêtông, cốt thép; bên cạnh đó, số công nhân bỏ việc rất lớn, chủ yếu ở những công trường thủy điện hoặc ở những đơn vị đang gặp nhiều khó khăn,… vì vậy số công nhân tuyển dụng vào hầu như không bù đắp được số bỏ việc.
7. Công tác quản lý đấu thầu thiết bị công nghệ:
Những mặt đã làm được:
Đã mở các lớp tập huấn thực hiện luật đấu thầu và các văn bản pháp lý liên quan đến công tác đấu thầu.
Việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp thiết bị cho một số dự án TĐ: Nậm Ngần, Xêkaman3, Sử Pán2 và các dự án nâng cao năng lực thi công của các đơn vị nhìn chung đảm bảo theo đúng luật.
Những mặt còn tồn tại:
Một số đơn vị còn lúng túng trong việc xây dựng trình tự, thủ tục đấu thầu các gói thầu của dự án nên thực hiện chưa đúng quy định.
Việc theo dõi, đôn đốc và xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện các gói thầu thiết bị, vật tư còn chậm.
8. Công tác đời sống, việc làm và các phong trào thi đua:
Những mặt đã làm được:
Đảm bảo việc làm ổn định cho gần 30.000 CBCNV, với mức thu nhập bình quân trên 2,6 triệu đ/ người- tháng; trong đó nhiều đơn vị có mức thu nhập của CBCNV tương đối cao như: công ty SUDICO, SIMCO, Tư vấn Sông Đà, Cần Đơn, Sê San 3A, Ryninh2 (trên 3 triệu đồng/ người- tháng; Sông Đà 1, Sông Đà 6, Sông Đà 9, Sông Đà 10, Cơ khí lắp máy Sông Đà (từ 2,6 đến 3 triệu đồng/ người- tháng).
Hầu hết các đơn vị đã ký và thực hiện tốt thỏa ước lao động tập thể, thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng lao động với CBCNV; đảm bảo đầy đủ các quyền lợi cho người lao động như: đào tạo nâng cao trình độ, thi nâng bậc cho CNKT, khám sức khỏe định kỳ, nghỉ điều dưỡng. Tổ chức tốt nơi ăn ở cho CBCNV, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.
Tại các công trường lớn, trọng điểm như: Tuyên Quang, Sơn La, ximăng Hạ Long, Xêkaman3,… công đoàn, đoàn thanh niên đã phối hợp với các BĐH và các đơn vị tổ chức tốt các đợt thi đua, nhằm hoàn thành các mục tiêu quan trọng tại các công trình.
Duy trì và thực hiện tốt truyền thống của TCT trong các hoạt động xã hội từ thiện. Trong năm 2007, TCT đã ủng hộ trên 2 tỷ đồng, trong đó ủng hộ đồng bào bị bão lụt tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên trên 1,4 tỷ đồng, quỹ xóa đói giảm nghèo của Lào 30.000 USD,.. đặc biệt, trong vụ tai nạn sạt lở mỏ đá D3TĐ Bản Vẽ vừa qua, với tinh thần tương thân tương ái, CBCNV trong TCT đã tự nguyện quyên góp ủng hộ các nạn nhận với số tiền trên 1 tỷ đồng.
Những mặt còn tồn tại:
Việc trả lương cho CBCNV của một số đơn vị chưa kịp thời, thường chậm từ 3- 4 tháng, như: SĐ1, SĐ7, SĐ8,… nhiều đơn vị còn nợ tiền BHXH với giá trị lớn như: SĐ1, SĐ7, SĐ8, SĐ12, ximăng SĐ- Yaly,…
V. Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch SXKD năm 2008
1. Những thuận lợi và khó khăn.
Thuận lợi.
Khối lượng thi công các công trình: thủy điện Sơn La, Bản Vẽ, Sê San 4, Huội Quảng, Xêkaman1, Xêkaman3,… là rất lớn, đảm bảo đủ việc làm cho lực lượng xe máy, lao động.
Các cơ sở CN đã đi vào sản xuất ổn định và một số cơ sở SXCN mới sẽ đưa vào vận hành trong năm 2008 như: nhà máy ximăng Hạ Long, TĐ Krôngkmar, Bình Điền, góp phần tăng giá trị SXKD.
Đã đảm bảo cơ bản năng lực xe máy, thiết bị thi công theo yêu cầu SXKD.
Khó khăn.
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2008 rất nặng nề, giá trị sản xuất kinh doanh lớn, tiến độ và cường độ thi công các công trình trọng điểm rất căng thẳng. Đặc biệt, khối lượng thi công hầm rất lớn, trong khi lực lượng hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu, công tác đầu tư bổ sung còn chưa kịp thời.
Cạnh tranh trên thị trường đối với ngành nghề truyền thống của Tổng công ty và một số ngành nghề khác ngày càng gay gắt.
Công tác điều hành và quản lý của một số công ty con còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong điều kiện hoạt động SXKD với địa bàn trải rộng.
Tiến độ cung cấp thiết bị cho nhà máy thủy điện thường chậm; nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện ảnh hưởng đến tiến độ thi công lắp đặt.
2. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2008.
Tiếp tục sắp xếp đổi mới doanh nghiệp mà trọng tâm là: thành lập, tổ chức hoạt động của Tập đoàn công nghiệp xây dựng Sông Đà; kiện toàn công tác tổ chức và cán bộ trên cơ sở phân cấp trách nhiệm một cách triệt để cho các đơn vị và cá nhân; xây dựng các phương thức quản lý phù hợp với mô hình của Tập đoàn, đưa Tập đoàn sớm vào hoạt động ổn định và có hiệu quả.
Tập trung mọi năng lực, phát huy cao độ tính sáng tạo, trí tuệ của tập thể, tìm mọi biện pháp để triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ SXKD năm 2008 của tổ hợp mà mục tiêu chính là tăng trưởng bền vững và SXKD có hiệu quả cao.
Mở rộng quy mô đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu trên các lĩnh vực có nhiều tiềm năng. Lựa chọn các dự án có hiệu quả, đặc biệt là trong các lĩnh vực: SX công nghiệp, bất động sản, khai khoáng, tài chính vv…; tổ chức thực hiện tốt các dự án hiện có một cách tích cực để sớm đưa vào vận hành, khai thác.
Hoàn thiện các quy chế, quy định về công tác quản lý điều hành cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh loại bỏ các yếu tố gây cản trở cho họat động của doanh nghiệp: nâng cao trình độ, chất lượng quản trị doanh nghiệp, nâng cao tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt động, khắc phục những tồn tại, yếu kém, để không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD.
Mở rộng, đào tạo, tuyển dụng, xây dựng và bảo toàn đội ngũ cán bộ, công nhân để đáp ứng yêu cầu SXKD ngày càng cao, trước mắt và lâu dài của Tập đoàn; tập trung đào tạo những ngành nghề thiết yếu phục vụ cho SXKD, công tác đầu tư, đảm bảo đủ về cơ cấu số lượng và chất lượng.
Tìm kiếm, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến để phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh và công tác quản trị doanh nghiệp, nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường.
Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện một số công tác chính quan trọng trong SXKD như công tác đầu tư, công tác kinh tế, công tác tài chính và công tác tổ chức, đó là 4 lĩnh vực quan trọng để tạo sự đột phá cho sự phát triển của Tập đoàn.
Triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người, tài sản và thiết bị thi công tại các công trình, nhà máy của tổ hợp. Cải thiện điều kiện làm việc và không ngừng nâng cao đời sống về mọi mặt cho CBCNV.
Tích cực triển khai thực hành tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm; tăng cường hạch toán kinh doanh để đảm bảo SXKD ngày càng có hiệu quả.
Đổi mới phương thức hoạt động của Đảng và các đoàn thể quần chúng phù hợp với mô hình tổ chức của Tập đoàn, sắp xếp theo chỉ thị của Trung ương và Nghị định của Chính phủ, đảm bảo sự đoàn kết nhất trí về nhận thức cũng như hành động, xây dựng Tập đoàn thành một khối vững chắc, đảm bảo lợi ích hài hòa của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, của CBCNV trên nguyên tắc tập trung, dân chủ và phù hợp với luật pháp.
3. Các chỉ tiêu chủ yếu.
Tổng giá trị SXKD: 19.000 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng so với thực hiện năm 2007: trên 24%.
Trong đó:
Giá trị kinh doanh xây lắp: 9.950 tỷ đồng.
Giá trị kinh doanh sản phẩm công nghiệp: 3.400 tỷ đồng.
Giá trị kinh doanh dịch vụ: 5.650 tỷ đồng.
Doanh thu: 17.000 tỷ đồng.
Nộp Nhà nước: 800 tỷ đồng.
Lợi nhuận: 1.000 tỷ đồng.
Tỷ suất LN/ Doanh thu: 6%.
Tỷ suất LN/ Vốn điều lệ: 20%.
Vốn Nhà nước: 3.000 tỷ đồng.
Thu nhập bình quân 1CBCNV/ tháng: 3,0 triệu đồng.
Giá trị đầu tư: 8.650 tỷ đồng.
4. Mục tiêu, nhiệm vụ các công trình trọng điểm.
Các công trình TCT đầu tư vốn:
Nhà máy ximăng Hạ Long:
Trạm nghiền Hiệp Phước: đưa vào vận hành đầu quí 2/2008.
Nhà máy chính: đưa vào vận hành cuối quí 3/2008.
TĐ Nậm Chiến: tập trung đào hầm dẫn nước 6.345m; hoàn thành đào hố móng đập vòm, triển khai thi công bêtông từ đầu quí 3/2008.
TĐ Xêkaman3: hoàn thành công tác chống lũ năm 2008; đào hầm dẫn nước 4.460m.
TĐ Xêkaman1: khởi công công trình vào tháng 1/2008, cơ bản hoàn thành xây dựng các hạng mục phụ trợ, lán trại; hệ thống điện, nước, đường thi công đáp ứng tiến độ thi công công trình. Hoàn thành thi công ống dẫn dòng, đảm bảo ngăn sông vào cuối năm 2008.
TĐ Bảo Lâm: hoàn thành các công việc chuẩn bị để khởi công công trình vào tháng 12/2008.
Khởi động và phát điện TM1 TĐ Bình Điền và TM1 TĐ Nậm Ngần vào quí 4/2008; phát điện toàn bộ các tổ máy TĐ Krông-Kmar vào cuối quí 1/2008.
Tòa nhà hỗn hợp HH- 4 Mỹ Đình: hoàn thiện công trình để đưa vàơ sử dụng trong quí 3/2008.
Dự án khu đô thị Nam An Khánh- Hà Tây: hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1; triển khai thi công hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2 và nhà ở thấp tầng. Đẩy mạnh thực hiện phương án kinh doanh.
Tiến Xuân- Hòa Bình: hoàn thành lập và phê duyệt thiết kế qui hoạch 1/500. Lập và phê duyệt dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu; triển khai thiết kế hạ tầng kỹ thuật của dự án.
Quốc lộ 1A- đoạn tránh TP.Hà Tĩnh: đưa công trình vào vận hành, thu phí trong quí 2/2008.
Khu đô thị Nhơn Trạch (Đồng Nai): hoàn thành lập và phê duyệt thiết kế qui hoạch 1/500. Lập và phê duyệt dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu; hoàn thành thiết kế hạ tầng kỹ thuật của dự án và triển khai thi công.
Dự án phôi thép Hải Phòng: hoàn thành công tác xây dựng để lắp đặt thiết bị theo tiến độ.
Các công trình của EVN do TCT làm Tổng thầu:
TĐ Sơn La: thi công RCC: 1,1 triệu m3; bêtông CVVC: 640.000m3, đảm bảo chống lũ cho công trình.
TĐ Tuyên Quang: khởi động và phát điện TM1 vào tháng 1/2008; TM2 vào tháng cuối quí 1/2008 và TM3 vào cuối quí 2/2008.
Thủy điện Bản Vẽ: tập trung lực lượng để thi công bêtông RCC đến 160 với khối lượng 742.000m3, đảm bảo tích nước lòng hồ; hoàn thành thi công bêtông hầm dẫn nước vào tháng 12/2008; lắp đặt xong cầu trục gian máy và thử tải; tổ hợp và lắp đặt xong Stato, Roto TM1.
TĐ Plêikrông: hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị để khởi động TM1 vào quí 2/2008 và TM2 vào quí 3/2008.
TĐ Sê San 4: hoàn thành thi công bêtông các hạng mục. Lắp đặt xong thiết bị CNN, đập tràn, đường ống áp lực, đập điều hòa, trạm phân phối điện. Tổ hợp và lắp đặt xong Stato TM1.
TĐ Huội Quảng: tổ chức ngăn sông vào tháng 12/2008.
5. Một số biện pháp chính để hoàn thành kế hoạch SXKD năm 2008.
Biện pháp sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp.
Đưa Tập đoàn Sông Đà vào hoạt động trong quí 1/2008.
Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ và tổ chức hoạt động của công ty Mẹ.
Sắp xếp, cơ cấu lại các Công ty Con thành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12670.doc