Tổ chức các cuộc tổng điều tra theo chu kỳ 10 năm về dân số và nhà ở, tổng điều tra theo chu kỳ 5 năm về nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản, về các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp.
Tổ chức các cuộc điều tra (định kỳ và hàng năm) trên cơ sở quy hoạch, sắp xếp hợp lý các cuộc điều tra trên phạm vi cả nước giữa Tổng cục Thống kê với các bộ, ngành.
Tăng cường sử dụng các nguồn số liệu có sẵn cho công tác thống kê như tài liệu kế toán, tài liệu của hệ thống thuế, hệ thống hải quan, tài liệu đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng. nhằm nâng cao chất lượng của số liệu thống kê, góp phần tiết kiệm các nguồn lực của Nhà nước.
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2883 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Tổng cục thống kê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế hoạch và đầu tư.
- Phó tổng cục trưởng tổng cục thống kê do bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của tổng cục trưởng tổng cục thống kê và chịu trách nhiệm trước tổng cục trưởng tổng cục thống kê về lĩnh vực công tác được phân công.
6. Những thành tựu của ngành thống kê Việt Nam
Cho đến trước thời kỳ đổi mới, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, số liệu thống kê vẫn giữ vai trò chủ yếu, quan trọng trong việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước một cách rất chi tiết. Hệ thống số liệu trong thời kỳ này là căn cứ không thể thiếu để xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch quý, năm và 5 năm, cũng như để nghiên cứu xây dựng chính sách chiến lược kinh tế- xã hội của Đảng và Chính phủ.
Bước sang thời kỳ đổi mới, từ hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ cơ chế quản lý, kế hoạch hoá tập trung với nhiều chỉ tiêu hiện vật, nặng về mô tả, chủ yếu phục vụ cho quản lý kinh tế vi mô, ngành thống kê đã nhanh chóng cải tiến hệ thống chỉ tiêu thống kê, bổ sung nhiều chỉ tiêu giá trị phục vụ quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô và nhiều nhu cầu thông tin đa dạng khác. Nội dung và phương pháp thống kê được chuyển đổi từng bước, đặc biệt phải kể đến những vấn đề phương pháp luận quan trọng như: Chuyển hệ thống phương pháp luận thống kê bảng cân đối vật chất (MPS) sang hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), chuyển đổi phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng, nghiên cứu và áp dụng chỉ tiêu năng suất, hiệu quả đối với một số ngành sản xuất chủ yếu và chỉ số nguồn nhân lực, tăng cường áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu, xây dựng nhiều bảng danh mục theo chuẩn quốc tế, tăng cường thống kê xã hội, môi trường v.v… Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngày một hoàn thiện, phản ảnh đầy đủ hơn tình hình kinh tế xã hội trong điều kiện, hoàn cảnh mới, phù hợp với thông lệ thống kê quốc tế, nâng cao tính so sánh của số liệu thống kê nước ta với các nước trên thế giới.
Trong những năm đổi mới, ngành thống kê đã tiến hành có kết quả nhiều cuộc điều tra lớn như: tổng điều tra dân số năm 1989, tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, tổng điều tra nông nghiệp và nông thôn năm 1994, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2001, tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp năm 1995 và năm 2002, điều tra đời sống kinh tế hộ gia đình, điều tra vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, điều tra doanh nghiệp, trang trại và nhiều cuộc điều tra chuyên ngành khác... Nhờ vậy nguồn thông tin thống kê cung cấp ngày càng phong phú, chất lượng thông tin cao hơn, trình độ kinh nghiệm nghề nghiệp của cán bộ toàn ngành thống kê cũng được nâng lên, đánh dấu một bước trưởng thành của ngành thống kê trong cơ chế mới.
Công tác xây dựng, tổ chức và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cũng được chú trọng củng cố và phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành thống kê được tăng cường đáng kể. Thực hiện nghị quyết số 49/CP của Chính phủ về việc phát triển công nghệ thông tin, từ năm 1996 ngành thống kê đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tương đối hiện đại ở Tổng cục Thống kê và ở nhiều cục thống kê. Mạng tin học diện rộng và cơ sở dữ liệu của ngành đã hình thành, giúp cho việc khai thác số liệu thống kê của các đối tượng sử dụng được dể dàng, nhanh chóng. Cán bộ thống kê đã từng bước được đào tạo về công nghệ thông tin.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê được tăng cường, góp phần nâng cao vị thế của thống kê Việt Nam trong cộng đồng thống kê quốc tế. Ngoài việc củng cố quan hệ với cơ quan thống kê liên hợp quốc, thống kê ESCAP, thống kê ASEAN, với các tổ chức quốc tế. Tổng cục Thống kê còn tăng cường các quan hệ hợp tác song phương với cơ quan thống kê quốc gia các nước như: Trung Quốc, Lào, Thụy Điển, Pháp, Séc, Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước thành viên ASEAN và đã đạt được những kết quả đáng kể. Do tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế, ngành thống kê đã tiếp cận, hội nhập và ứng dụng các phương pháp thống kê và điều tra theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Nhờ đó, trong những năm qua, ngành thống kê đã nhận được sự giúp đỡ có hiệu quả về kỹ thuật và tài chính của các tổ chức quốc tế và một số nước như: chương trình phát triển của liên hợp quốc, quỹ dân số, quỹ nhi đồng, tổ chức phát triển công nghiệp tiên hợp quốc, ngân hàng phát triển Châu Á, v.v…
Hiện nay, ngành thống kê Việt Nam đang được tăng cường và phát triển theo định hướng phát triển của ngành thống kê đến năm 2010 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 141/2002/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2002.
Có thể nói gần 60 năm qua, ngành thống kê đã cố gắng chủ động vượt qua khó khăn không ngừng vươn lên, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác, đạt được bước phát triển mới. Nhìn chung, ngành thống kê đã cố gắng đáp ứng yêu cầu về thông tin của các cơ quan Đảng, Chính phủ và cơ quan quản lý các cấp, các ngành. Thông tin thống kê là cơ sở quan trọng để đánh giá phân tích và dự báo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của từng ngành, từng địa phương, góp phần quan trọng vào công tác chỉ đạo, điều hành của chính phủ, của các cơ quan trung ương và địa phương.
7. Tổ chức thông tin kinh tế và thống kê
Các thông tin kinh tế và thống kê được lưu trữ trong trung tâm tư liệu thống kê. Đây là nơi tập hợp, lưu giữ, quản lý các tư liệu thống kê đã công bố; phổ biến các loại thông tin thống kê này đến các đối tượng dùng tin theo cơ chế phù hợp; là đầu mối thực hiện dịch vụ thống kê theo quy định của pháp luật và quy chế của Tổng cục. Cụ thể:
- Thu thập, hệ thống hoá, cập nhật, lưu giữ và quản lý các tư liệu thống kê đã đuợc công bố, bao gồm:
+ Kết quả các cuộc điều tra và tổng điều tra.
+ Các số liệu thống kê, báo cáo phân tích và dự báo thống kê.
+ Các tài liệu về phương pháp thống kê, chế độ báo cáo, phương án điều tra, báo cáo của các chuyên gia thống kê, của các đoàn nghiên cứu, khảo sát.
+ Các sách, báo, tạp chí, bản tin thống kê trong nước và quốc tế.
- Chủ trì xây dựng, biên tập, cập nhật nội dung và quản lý các trang thông tin điện tử (Website) thống kê.
- Xây dựng và quản lý Thư viện tư liệu thống kê.
8. Định hướng phát triển đến năm 2010.
8.1 Định hướng phát triển công tác thống kê Việt Nam đến năm 2010 :
a) Hoàn thiện và chuẩn hoá các sản phẩm thống kê về thời gian, nội dung, hình thức, quy trình biên soạn gồm : các báo cáo thống kê kinh tế - xã hội; niên giám thống kê; các sản phẩm công bố kết quả các cuộc tổng điều tra và điều tra thống kê; các sản phẩm số liệu thống kê nhiều năm (5 năm, 10 năm, 15 năm...); các sản phẩm phân tích và dự báo thống kê; tạp chí và bản tin thống kê.
- Tăng cường công tác phổ biến thông tin thống kê đáp ứng tốt nhu cầu của Đảng, nhà nước và các đối tượng sử dụng khác. Xây dựng một cơ chế phổ biến thông tin thống kê rõ ràng và minh bạch, có biện pháp nâng cao năng lực phổ biến thông tin thống kê đến mọi đối tượng sử dụng.
Báo cáo thống kê kinh tế - xã hội định kỳ, báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội hàng tháng phải đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và phải trở thành một trong những tài liệu chính thức trong các phiên họp Chính phủ.
b) Cải tiến và hoàn thiện phương pháp thống kê theo hướng ứng dụng phương pháp thống kê hiện đại, phù hợp với các tiêu chuẩn, thông lệ thống kê quốc tế và thực tiễn Việt Nam với các nội dung :
Xây dựng và thể chế hoá hệ thống chỉ tiêu quốc gia theo hướng đồng bộ, phản ánh được yêu cầu cơ bản về thông tin thống kê của các đối tượng sử dụng đủ để so sánh với hệ thống chỉ tiêu thống kê của các nước trong khu vực và thế giới, trong đó chú trọng các chỉ tiêu kinh tế và xã hội tổng hợp.
Mở rộng việc áp dụng hệ thống tài khoản quốc gia theo phương pháp luận của Tổ chức thống kê Liên hợp quốc. Tổ chức lại các thống kê chuyên ngành cho phù hợp với yêu cầu biên soạn hệ thống tài khoản quốc gia.
Chuẩn hoá hệ thống các bảng phân loại, danh mục theo hướng tuân thủ tính tương thích với các bảng danh mục chuẩn quốc tế và được mở rộng theo thực tiễn và yêu cầu của Việt Nam.
c) Hoàn thiện hệ thống thu thập số liệu thống kê.
Xây dựng hệ thống đăng ký các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, đơn vị cơ sở, đăng ký hộ tịch hộ khẩu, đất đai; tổ chức cập nhật kịp thời, các thông tin về các yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng, cơ bản nhất để cung cấp cho công tác quản lý, đặc biệt là cung cấp thông tin tổng thể phục vụ cho việc tổ chức các cuộc điều tra chọn mẫu về sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, về kinh tế - đời sống hộ gia đình, về sản xuất nông nghiệp,...
Cải tiến chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp theo hướng giảm báo cáo định kỳ, tăng cường thu thập thông tin thông qua việc tổ chức điều tra phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp bảo đảm các thông tin của báo cáo thống kê phản ánh đúng, đầy đủ về thực trạng doanh nghiệp, cung cấp được các thông tin cần thiết để tính và xác định các chỉ tiêu về kết quả sản xuất, kinh doanh của các ngành kinh tế quốc dân đáp ứng được yêu cầu tổng hợp thông tin về doanh nghiệp. Cải tiến chế độ báo cáo áp dụng đối với các đơn vị cơ sở, thực hiện chế độ ghi chép hành chính trong các ngành, lĩnh vực trước hết là hải quan, giáo dục, y tế, văn hoá, công an, tư pháp, tài chính, ngân hàng, thuế, đăng ký kinh doanh, ... bảo đảm được yêu cầu thông tin chung của hệ thống thống kê nhà nước và yêu cầu quản lý của từng bộ, ngành; cải tiến chế độ báo cáo áp dụng đối với các bộ, ngành có hệ thống ghi chép hành chính bảo đảm phản ánh đầy đủ, kịp thời các hoạt động của các bộ, ngành theo phân công quản lý, điều hành, đồng thời giải quyết được yêu cầu cung cấp và bảo đảm thông tin ghi chép hành chính ban đầu giữa bộ, ngành trực tiếp quản lý với Tổng cục Thống kê, phục vụ yêu cầu của công tác thống kê nhà nước.
8.2. Căn cứ yêu cầu thông tin của Chính phủ, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục Thống kê có trách nhiệm chủ trì: Tổ chức các cuộc tổng điều tra theo chu kỳ 10 năm về dân số và nhà ở, tổng điều tra theo chu kỳ 5 năm về nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản, về các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp.
Tổ chức các cuộc điều tra (định kỳ và hàng năm) trên cơ sở quy hoạch, sắp xếp hợp lý các cuộc điều tra trên phạm vi cả nước giữa Tổng cục Thống kê với các bộ, ngành.
Tăng cường sử dụng các nguồn số liệu có sẵn cho công tác thống kê như tài liệu kế toán, tài liệu của hệ thống thuế, hệ thống hải quan, tài liệu đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng... nhằm nâng cao chất lượng của số liệu thống kê, góp phần tiết kiệm các nguồn lực của Nhà nước.
PHẦN 2:
TỔNG QUAN VỀ VỤ CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG
1. Lịch sử hình thành và phát triển của thống kê công nghiệp
Tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất công nghiệp do đó đồng thời ảnh hưởng đến thống kê công nghiệp. Lịch sử 60 năm hình thành và phát triển (1947-2009) của vụ thống kê công nghiệpvà xây dựng có thể chia ra thành các thời kỳ sau:
1.1. Thời kỳ 1946-1954:
Đây là thời kỳ kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của dân tộc ta (từ tháng 2/1946 đến tháng 5/1954). Trong 9 năm kháng chiến đó chính sách phát triển công nghiệp là phục vụ cho quốc phòng tại căn cứ địa cách mạng, với một số xí nghiệp quốc doanh nhỏ. Vì thế công nghiệp thời kỳ này không phát triển.
Số cán bộ thống kê thời kỳ này chỉ có 3 đến 4 người và thống kê công nghiệp không có bộ phận chuyên trách mà chỉ có cán bộ làm thống kê. Thực chất về nghiệp vụ chỉ là một số công việc ghi chép, tổng hợp mang tính liệt kê với một số cơ sở công nghiệp ít ỏi. Có thể nói nền móng thống kê chưa hình thành về cả chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức bộ máy.
1.2. Thời kỳ 1955 - 1975
Đây là thời kỳ miền Bắc hoàn toàn giải phóng tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước.Ở miền Bắc xác định hai nhiệm vụ rõ ràng là xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam.
Giai đoạn 1955-1960: Ngành công nghiệp yêu cầu phải nắm được số lượng và thực trạng các cơ sở công nghiệp của vùng mới được giải phóng đồng thời phải khôi phục sản xuất và cải tạo công thương nghiệp theo hướng chủ nghĩa xã hội. Thống kê công nghiệp thời kỳ này mang tính chất kiểm kê khai thác từ tài liệu cũ để lại kết hợp với liệt kê báo cáo của các cơ quan chính phủ lâm thời. Thông tin thu được chỉ mới tính toán cho khu vực quốc doanh và công tư hợp doanh. Khu vực kinh tế chưa có và khu vự cá thể tiểu thủ công nghiệp có nhưng chưa được thống kê.
Giai đoạn 1961-1975: là thời kỳ các mục tiêu và các chính sách phát triển cụ thể, rõ ràng, yêu cầu các thông tin phải đầy đủ chi tiết.Vì thế hoạt động thống kê nói chung và thống kê công nghiệp nói riêng có nhiều điều kiện phát triển. Được sự giúp đỡ của các chuyên gia thống kê Liên Xô và Trung Quốc, chúng ta đã mở rộng hệ thống chỉ tiêu và mở rộng phạm vi điều tra thu thập tư liệu đến các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh (hợp tác xã và tiểu thủ công nghiệp). Một số bảng phân ngành công nghiệp, bảng danh mục các sản phẩm công nhiệp chủ yếu, bảng thành phần kinh tế được ban hành và thống nhất trong cả nước… Sau những năm 70, thống kê công nghiệp đã được chọn là nơi nghiên cứu thí điểm các chủ trương đổi mới thống nhất thống kê – kế toán, thống nhất 3 loại hạch toán và đã áp dụng máy tính vào xử lý số liệu…
1.3. Thời kỳ 1976 - 1986:
Đây là thời kỳ đất nước ta thống nhất, thực hiện các mục tiêu và kế hoạch 5 năm lần thứ IV và V. Theo yêu cầu của quản lý, thống kê công nghiệp vừa giữ nguyên theo chế độ, nội dung báo cáo, phương pháp tính toán, bảng danh mục sản phẩm trước đây ... để phổ biến cho miền nam đồng thời phải tiến hành bổ sung thêm các chỉ tiêu, biểu mẫu, và cả phương pháp tính toán để đáp ứng nhu cầu kiểm tra đánh giá kết quả thí điểm đổi mới.
1.4. Thời kỳ từ 1987 đến nay:
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là cả nước ta đã thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước.
Trong không khí đầy màu sắc đổi mới ấy thống kê công nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Cụ thể:
-Thời kỳ 1987-1990:
Đây là thời kỳ nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi để xác định hướng đổi mới về hệ thống chỉ tiêu, chế độ báo cáo và kiểm tra. Về phương pháp luận cơ bản vẫn dùng theo những năm trước 1987.
- Thời kỳ 1991-2000:
Đây là giai đoạn có sự chuyển đổi cơ bản về hệ thống chỉ tiêu, biểu mẫu báo cáo, hình thức tỏ chức thu thập thông tin, phương pháp tính một số chỉ tiêu theo hệ thống tài khoản quốc gia. Những năm cuối đã ứng dụng thông tin vào thống kê. Đây là giai đoạn thống kê công nghiệp phục vụ một lượng thông tin rất lớn cho tổng kết đánh giá những chủ trương, chính sách đổi mới quan trọng được thử nghiệm từ ngành công nghiệp.
- Thời kỳ từ 2000 đến nay:
Đây là giai đoạn phát triển mới về chất, sau sắc hơn, toàn diện hơn. Về nghiệp vụ đã cơ bản tiếp cận được phương pháp chuẩn của thống kê công nghiệp thế giới, mở rộng điều tra chọn mẫu một hình thức thu thập thông tin phù hợp nhất với nền kinh tế thị trường. Một số lĩnh vực mới của thống kê công nghiệp bước đầu được nghiên cứu đưa vào ứng dụng như: Điều tra xu hướng kinh doanh, điều tra môi trường kinh doanh, thống kê bảng cân đối năng lượng… Giai đoạn này trình độ cán bộ không chỉ được nâng lên về chuyên môn mà cả về tin học, ngoại ngữ, đang dần dần hình thành đội ngũ cán bộ trẻ thay thế cho lớp cán bộ đã có tuổi.
2. Vị trí chức năng, niệm vụ và quyền hạn
2.1. Vị trí, chức năng: Vụ thống kê công nghiệp và xây dựng là đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê, có chức năng giúp tổng cục trưởng quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thống kê công nghiệp và xây dựng.
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Tổ chức thực hiện các chế độ báo cáo thống kê định kỳ.
Chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức điều tra doanh nghiệp và các cuộc điều tra thống kê khác được tổng cục trưởng giao.
Tổng hợp, biên soạn số liệu thống kê, xây dựng nội dung cơ sở dữ liệu, phân tích, dự báo và làm các báo cáo tổng hợp, báo cáo chuyên đề.
Lập các bảng cân đối thống kê năng lượng.
Cung cấp số liệu cho vụ Thống kê tổng hợp, các đơn vị khác trong ngành và các đối tượng khác theo quy định của Tổng cục Thống kê và của pháp luật.
Hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra các địa phương, các bộ, ngành về thực hiện kế hoạch thông tin, phương pháp thống kê, chế độ báo cáo và điều tra thống kê.
Phối hợp với vụ phương pháp chế độ thống kê và các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện, cải tiến hệ thống chỉ tiêu thống kê, phương pháp thống kê, các bảng phân loại thống kê, chế độ báo cáo, điều tra thống kê và thẩm định chế độ báo cáo, phương án điều tra thuộc thẩm quyền ban hành và quyết định của các bộ, ngành và địa phương.
Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chương trình công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực đơn vị phụ trách.
Phối hợp với vụ hợp tác quốc tế thực hiện công tác hợp tác quốc tế.
(10) Phối hợp với vụ tổ chức cán bộ, các đơn vị liên quan và các trường của Tổng cục thực hiện công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị và của ngành.
(11) Phối hợp với thanh tra Tổng cục thực hiện thanh tra nghiệp vụ theo chương trình công tác thanh tra hàng năm được lãnh đạo Tổng cục phê duyệt.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê giao.
3. Lĩnh vực phụ trách :
Vụ thống kê công nghiệp và xây dựng phụ trách sau:
Thống kê công nghiệp khai thác mỏ;
Thống kê công nghiệp chế biến;
Thống kê sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước;
Thống kê cân đối năng lượng;
Thống kê xây dựng
4. Tổ chức bộ máy và chế độ làm việc
Năm 1994 Chính phủ đã ký nghị định số 23/CP ngày 23/3/1994 quy định cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Thống kê, đồng thời quy định thống kê công nghiệp vẫn được tổ chức là một vụ thống kê chuyên ngành công nghiệp, có 1 vụ trưởng và 2-3 phó vụ trưởng. Tổ chức bộ máy không còn các phòng, lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo theo các nhóm công việc cụ thể: nhóm địa phương có khoảng 9 cán bộ, nhóm tổng hợp, phương pháp chế độ và trung ương có khoảng 6 cán bộ.
Ngày 3/9/2003 theo chủ trương cải cách hành chính của chính phủ, hội đồng Chính phủ đã ký quyết định số 101/CP quy định thống kê công nghiệp được ghép với thống kê xây dựng thành lập vụ thống kê công nghiệp và xây dựng. Lúc này vụ có 1 vụ trưởng, 3 phó vụ trưởng và 22 cán bộ. Tổ chức hoạt động và chế độ làm việc vẫn theo mô hình cũ nghĩa là không còn các phòng, lãnh đạo vụ trực tiếp chỉ đạo. Chế độ làm việc cụ thể như sau:
Vụ có vụ trưởng, một số phó vụ trưởng và các cán bộ. Vụ trưởng, phó vụ trưởng do tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về toàn bộ các hoạt động của vụ.
Phó vụ trưởng giúp việc vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước vụ trưởng về nhiệm vụ được giao.
Công chức thực hiện các nhiệm vụ do vụ trưởng hoặc phó vụ trưởng giao và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ đó.
Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ thủ trưởng; trong trường hợp lãnh đạo tổng cục giao nhiệm vụ trực tiếp cho phó vụ trưởng hoặc chuyên viên thì phó vụ trưởng, chuyên viên có trách nhiệm thi hành và báo cáo với vụ trưởng.
5. Những thành tựu đạt được và tồn tại cần khắc phục
5.1 Những thành tựu đạt được:
Từ khi mới thành lập năm 1947 với điểm xuất phát gần như chưa có gì, đến nay đã xây dựng nên một hệ thống thống kê công nghiệp thời kỳ kế hoạch hóa tập trung tương đối hoàn chỉnh, mà đỉnh cao la chế độ báo cáo định kỳ theo nghị định 233/CP của Chính phủ ban hành năm 1970 và chế độ điều tra cá thể cùng với hệ thống chỉ tiêu khá đầy đủ, mang tính khoa học, đã đáp ứng được nhu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước cũng như như nhu cầu quản lý vi mô của cơ sở.
Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của nhà nước, ngành thống kê nói chung và Vụ thống kê công nghiệp và xây dựng nói riêng dã có sự tiến bộ vượt bậc thể hiện qua việc chuyển từ phương pháp bảng cân đối kinh tế quốc dân (MPS) sang hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), đồng thời loại bỏ hàng loạt các chỉ tiêu thống kê chỉ phục vụ cho quản lý vi mô ở đơn vị cơ sở, tinh giản biểu mẫu báo cáo, mở rộng hợp tác quốc tế để tiếp cận cới phương pháp chuẩn của thống kê công nghiệp quốc tế (UNIDO).
5.2 Những tồn tại cần khắc phục:
- Lượng thông tin thống kê mới chỉ đảm bảo phục vụ cho các cơ quan Đảng và nhà nước chứ không đủ cho các đối tượng khác, nhất là đối với các doanh nghiệp đầu tư trong nước hay nước ngoài. Khi một cá nhân hay doanh nghiệp muốn có các thông tin thống kê thì họ phải tự điều tra hoặc thuê người khác điều tra, có rất ít thông tin sẵn có. Một số thông tin phù hợp với nội dung và mục đích thì lại quá cũ kỹ lạc hậu không thể đánh giá chính xác thực trạng, vì thế cũng không thể sử dụng.
- Mặc dù đã áp dụng công nghệ thông tin vào hầu hết các giai đoạn các công việc của thống kê nhưng vẫn còn lạc hậu so với một số nước trong khu vực cả về xử lý thông tin và phổ biến thông tin.
- Trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ được bồi dưỡng nâng cao, song vẫn còn yếu so với yêu cầu tiếp cận phương pháp mới, công nghệ mới. Nhất là đối với các cán bộ làm việc tại các địa phương. Thậm chí một số địa phương các cán bộ vẫn còn yếu kém về chuyên môn và nghiệp vụ.
- Các ấn phẩm thông tin thuộc vụ thống kê công nghiệp và xây dựng thực hiện còn rất ít về số lượng, nghèo về chỉ tiêu và hạn chế về phân tích dự báo.
- Thống kê công nghiệp còn chậm đổi mới, phương pháp thống kê phát triển sản xuất công nghiệp theo bảng giá cố định không phù hợp với nền kinh tế thị trường, chất lượng thông tin kém chính xác không có tính so sánh quốc tế.
6. Những bài học kinh nghiệm:
Lịch sử hình thành và phát triển của vụ thống kê công nghiệp và xây dựng Việt Nam đã trải qua hơn 60 năm. Trong 60 năm đó đã đạt được nhiều thành tựu và cũng có những bài học và kinh nghiệm quý giá:
(1) Hoạt động thống kê phải xuất phát từ mục tiêu kinh tế xã hội cụ thể phù hợp với thực tế. Trong đó, thường xuyên theo sát các chỉ tiêu kế hoạch, các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.
(2) Phải tranh thủ sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước. Thực tế đã chứng minh ngay cả trong thời kỳ hệ thống ngành thống kê được được quản lý theo ngành dọc hoặc hoặc phân tán theo hệ thống ngành ngang trực thuộc địa phương thì ở đâu tranh thủ được sự lãnh đạo và giúp đỡ ủng hộ của các cơ quan, chính quyền các cấp thì ở đó hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng và đạt kết quả cao hơn.
(3) Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công tác thống kê cũng luôn phải cải tiến, bổ sung, đổi mới về phương pháp, chế độ báo cáo và điều tra. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải ổn định và thường xuyên cập nhât kiến thức khoa học mới, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Việc này phải tiến hành thường xuyên, có kế thừa, có bổ sung sửa đổi.
(4) Phải luôn coi trọng đổ mới về chuyên môn nghiệp vụ, chủ động sáng tạo trong đổi mới và đổ mới kịp thời.
Mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể yêu cầu thông tin thống kê khác nhau. Điều này đòi hỏi công tác thống kê phải luôn luôn đổi mới để tránh lạc hậu, đồng thời tạo điều kiện cho các hoạt động thống kê đổi mới và đi lên. Và điều kiện tiên quyết để thực hiện đổi mới là cán bộ lãnh đạo phải có tư duy đổi mới, phải chủ động sáng tạo trong đổi mới và phải thể hiện được nội dung đổi mới cụ thể là hệ thống chỉ tiêu báo cáo, hình thức tổ chức điều tra thu thập thông tin, phương pháp tính các chỉ tiêu, chất lượng sản phẩm đầu ra, ứng dụng của công nghệ thông tin trong điều tra và phân tích.
(5) Phải gắn công tác thống kê với công nghệ thông tin
Khi ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thống kê mang lại hiệu quả cao. Việc đưa công nghệ thông tin vào mọi khâu trong quá trình thống kê làm thay đổi năng lực xử lý thông tin và cung cấp thông tin đầu ra cho xã hội, làm thay đổi nội dung thông tin thu thập đầu vào theo hướng tối thiểu nhưng thông tin đầu ra là tối đa, làm thay đổi về quan hệ báo cáo tổng hợp giữa các cấp địa phương và trung ương và trung ương với nhau giảm tới mức thấp nhất. Ngoài ra một ưu điểm rất dễ nhận thấy là ứng dụng công nghệ thông tin giúp giảm được chi phí về vật chất, về thời gian và nhân lực cho việc thu thập thông tin, xử lý số liệu.
(6) Tăng cường công tác phân tích và làm báo cáo tổng hợp theo chuyên đề trực tiếp nhằm mục đích đánh giá và đề ra mục tiêu chính sách kinh tế lớn. Thông qua một báo cáo phân tích hoặc một báo cáo tổng hợp mang tính chuyên đề chúng ta có thể thấy được hệ thống chỉ tiêu có thực sự phù hợp hay không, đồng thời nâng cao được chất lượng số liệu, giá trị số liệu và vị thế của công tác thống kê trong quản lý xã hội.
(7) Bài học về coi trọng hợp tác quốc tế
Thực tế trước thời kỳ đổi mới (từ năm 1955-1986) đặc biệt là khi hòa bình vừa lập lại, thống kê Việt Nam hầu như chưa hề có khái niệm về một ngành thống kê xã hội chủ nghĩa. Chỉ sau một thời gian ngắn học tập kinh nghiệm của thống kê Liên Xô và Trung Quốc đến năm 1960 chúng ta đã hình thành phương pháp luận phương pháp luận của thống kê Việt Nam khá hoàn chỉnh, đủ để phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22811.doc