MỤC LỤC
A. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG VÀ TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM 1
I.TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 3
1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổng cục tiêu chuẩn chất lượng 3
2. Chức năng, Nhiệm vụ, sơ đồ tổ chức, các hoạt động dịch vụ chính của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 4
2.1. Chức năng 4
2.2. Nhiệm vụ 4
2.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng 5
2.4. Các hoạt động dịch vụ chính của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 6
II. TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM 7
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm năng suất Việt Nam 7
2. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm năng suất 9
2.1. Chức năng 9
2.2 Nhiệm vụ 9
3. Cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận của Trung tâm năng suất Việt Nam 10
4. Lao động của trung tâm năng suất 16
B. SẢN PHẨM VÀ ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG CỦA TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM 18
I. Sản phẩm của trung tâm năng suất 18
II. Đối tượng khách hàng của trung tâm năng suất Việt Nam 20
C. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM 22
I. Các hoạt động quảng bá năng suất chất lượng 22
II. Hoạt động đào tạo năng suất chất lượng 23
III. Hoạt động tư vấn năng suất chất lượng 24
IV. Các hoạt động dự án/ phát triển năng suất 25
D. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA TRUNG TÂM NĂNG SUẤT TRONG 10 NĂM QUA. 26
E. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YỀU,CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM. 29
1. Hoạt động đào tạo: giai đoạn này tập trung chủ yếu vào: 32
2. Hoạt động tư vấn 32
3. Phát triển hoạt động về năng suất 33
4. Hoạt động marketing của VPC 33
Tài liệu tham khảo 35
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Trung tâm năng suất Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững mạnh xuất sắc
Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm năng suất
2.1. Chức năng
Trung tâm năng suất Việt Nam có những chức năng chủ yếu sau:
Hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng.
Tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy phong trào nâng cao năng suất chất lượng của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và thực hiện các hoạt động khác theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
Trung tâm năng suất Việt Nam là đại diện thường trực của Việt Nam tại Tổ chức Năng suất Châu Á ( APO ) và làm đầu mối quản lý, thực hiện các chương trình hay dự án của APO.
2.2 Nhiệm vụ
Những nhiệm vụ mang tính chiến lược của Trung tâm năng suất Việt Nam:
Thứ nhất là, Khởi xướng và thúc đẩy phong trào năng suất – chất lượng, quảng bá các giải pháp công nghệ và quản lý tiên tiến tới các doanh nghiệp và cộng đồng nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển của kinh tế xã hội của đất nước
Thứ hai là, Tạo lập khối liên minh chiến lược với doanh nghiệp, cộng đồng và các tổ chức chuyên môn trong nước và quốc tế.
Thứ ba là,Xây dựng một môi trường làm việc trong đó mọi người được khuyến khích làm việc sáng tạo, không ngừng đổi mới và phát triển chuyên môn.
Thứ bốn là,Cùng chia sẻ với doanh nghiệp, cộng đồng và các bên đối tác và cơ quan chủ quản các giá trị và thành quả đạt được từ những nỗ lực chung.
Cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận của Trung tâm năng suất Việt Nam
Một tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, các bộ phận đó có thể có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng hoạt động của từng bộ phận đó đều nhằm vào mục tiêu chung đó là mục tiêu mà tổ chức đó đang hướng tới. Sự kết hợp theo những cách thức nhất định của các bộ phận đó tạo nên cơ cấu tổ chức của tổ chức. Đối với các tổ chức khác nhau tùy thuộc vào quy mô, chức năng nhiệm vụ, mục đích hoạt động mà nó cơ cấu tổ chức khác nhau. Trung tâm năng suất một tổ chức đơn vị hành chính sự nghiệp có thu từ hoạt động dịch vụ tư vấn, đào tạo về lĩnh vực năng suất chất lượng. Xét về quy mô thì trung tâm có quy mô vừa, và là một đơn vị nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ đào tạo và tư vấn chất lượng cho các doanh nghiệp. Trung tâm năng suất Việt Nam có bộ máy tổ chức như sau:
Đứng đầu Trung tâm năng suất là giám đốc Trung tâm. Giám đốc trung tâm có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi và lợi ích của trung tâm chịu trách nhiệm trước Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Nhà nước về hoạt động của cơ quan mình. Và một phó giám đốc Trung tâm giúp việc cho giám đốc, được phân công phụ trách một số lĩnh vực và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực mình hoạt động.
Trung tâm năng suất Việt Nam có 9 phòng ban chức năng. Đứng đầu mỗi phòng là một trưởng phòng có nhiệm vụ quản lý và phân công việc của phòng cho các nhân viên trong cùng phòng , và phải chịu trách nhiệm về họat động của phòng mình trước phó giám đốc hoặc giám đốc trung tâm. Mỗi phòng phải thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đồng thời phải kết hợp với các phòng khác để có sự thống nhất giữa các lĩnh vực hoạt động của trung tâm để đạt được mục tiêu mà trung tâm hướng tới.
Một cơ cấu tổ chức hợp lý đòi hỏi cơ cấu tổ chức đó cơ cấu phòng ban hợp lý, chức năng và nhiệm của mỗi phòng ban được xác định rõ ràng đảm bảo cho hoạt động của các phòng ban có sự thống nhất nhưng không trùng lặp và chồng chéo lên nhau.Để hoạt động có hiệu quả thì các chức năng nhiệm vụ và từng vị trí công việc trong Trung tâm năng suất được quy định trong bản mô tả chức năng nhiệm vụ của từng phòng được tóm tắt như sau:
3.1 Phòng đào tạo (TRD): có chức năng là đầu mối triển khai và theo dõi toàn bộ hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo của trung tâm và phối hợp thực hiện công tác sales/marketing, quản lý các hợp đồng đào tạo của trung tâm. Tương ứng với các chức năng đó phòng đào tạo phải thực hiện những nhiệm vụ như: lập kế hoạnh tổ chức và triển khai các khóa đào tạo tập trung của trung tâm; tìm kiếm và khai thác các hợp đồng đào tạo và tổ chức các khóa đào tạo theo yêu cầu của khách hang; quản lý các tài liệu đào tạo, cơ sở dữ liệu của khách hang đào tạo và mạng lưới giảng viên bên ngoài; tìm kiếm các khách hàng cho các dịch vụ tư vấn của trung tâm; tham gia duy trì và phát triển mối quan hệ với các tổ chức/ cá nhân là đầu mối của các hợp đồng tư vấn…
3.2 Phòng phát triển dịch vụ (SDD) thực hiện chức năng tìm kiếm khách hàng cho hoạt động tư vấn, đào tạo; chủ trì các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giúp các giám đốc đưa ra các định hướng phát triển dịch vụ của trung tâm; quản lý thư viện và làm đầu mối các chương trình phát triển dịch
vụ mới. Quản lý nội dung trang web vpc.vn của vpc. Là đầu mối quản lý các hợp đồng và quản lý các cơ sở dữ liệu về khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ tư vấn của trung tâm và đầu mối xây dựng, ban hành và quản lý hệ thống tài liệu quảng bá của VPC.
3.3 Phòng hợp tác quốc tế (ICD) chịu trách nhiệm làm đầu mối tổ chức thực hiện những dự án của tổ chức năng suất Châu Á APO và dự án khác của nước ngoài (do VPC thực hiện tại Việt Nam ), tổ chức thực hiện việc lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá các hoạt động của chuyên gia, nước ngoài tại Việt Nam theo các chương trình dự án tại VPC. Theo đó, ICD phải thực hiện nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức lựa chọn và đề cử tham dự các khóa đào tạo, hội thảo, hội nghị nước ngoài theo chương trình APO và hợp tác quốc tế khác và lập các kế hoạch và đầu mối thực hiện các chương trình dự án APO hàng năm ở Việt Nam, làm đầu mối trong việc đề cử cán bộ của VPC tham dự các dự án, chương trình đào tạo của APO và của nước ngoài.
Phòng môi trường và phát triển công cộng (EDO) thực hiện chức năng làm đầu mối triển khai các hoạt động tư vấn đào tạo về ISO 14000, SA 8000, OHSAS 18000 và ISO 22000; chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động liên quan đến các dự án Môi trường và phát triển công cộng và tham gia tư vấn, đào tạo về các mô hình , quản lý, công cụ khác khi được yêu cầu. EDO phải tiếp nhận các phiếu yêu cầu và phân công cán bộ tổ chức triển khai các hợp đồng tư vấn, đào tạo và phải theo dõi và quản lý để đảm bảo các hợp đồng được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng theo các điều khoản đã cam kết với khách hàng; phải tổ chức xử lý và báo lãnh đạo nhằm giải quyết một cách thỏa đáng các phản hồi, khiếu nại xuất hiện trong qua trình cung cấp dịch vụ và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nữa do trung tâm giao cho.
Phòng kế toán (ACD) chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kế toán của Trung tâm, giúp lãnh đạo Trung tâm tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán và kiểm soát tình hình tài chính của Trung tâm do đó phòng kế toán cần phải ghi chép, tính toán phản ánh số liệu hiện có, phát sinh và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu chi, tình hình sử dụng tài sản, tiền vốn.Phải thực hiện đúng quy định của hệ thống tài chính kế toán và phải báo cáo số liệu kế toán cho lãnh đạo trung tâm.
3.6 Phòng nghiên cứu năng suất (R & D) chịu trách nhiệm nghiên cứu các biện pháp và công cụ nâng cao năng suất và chất lượng, triển khai thực hiện các dự án nghiên cứu, hợp đồng tư vấn và đào tạo vế năng suất và chất lượng. R & D thực hiện nhiệm vụ cụ thể đó là nghiên cứu các biện pháp, công cụ năng suất chất lượng và đề xuất triển khai ứng dụng vào các tổ chức, doanh nghiệp; theo dõi và quản lý để đảm bảo các dự án nghiên cứu, hợp đồng tư vấn và đào tạo được thực hiện đúng tiến độ đảm bảo chất lượng theo các điều khoản đã cam kết với khách hàng; tiếp nhận các phiếu yêu cầu và phân công cán bộ tổ chức triển khai các dự án nghiên cứu hợp đồng tư vấn và đào tạo về năng suất và chất lượng ngoài ra R&D còn phải thực hiện nhiệm vụ cụ thể khác nữa.
3.7 Phòng đánh giá thực hành tốt (BPD) chịu trách nhiệm phát triển và triển khai các dịch vụ liên quan tới thực hành tốt trong lĩnh vực năng suất chất lượng. Do đó BPD có những nhiệm vụ cụ thể như làm đầu mối phát triển các dịch vụ có liên quan tới thực hành tốt và mạng lưới thực hành tốt tại Việt Nam; tiếp nhận các phiếu yêu cầu và phân công cán bộ tổ chức triển khai các hợp đồng về đánh giá cấp chứng chỉ thực hành tốt 5S; tham gia thực hiện các hợp đồng tư vấn đào tạo về năng suất chất lượng ngoài ra BPD còn thực hiện chức năng tiếp nhận thông tin phản hồi, khiếu nại củakhách hàng về chất lượng dich vụ; tham gia các khóa đào tạo các chuyên gia mới và phối hợp với các phòng khác thực hiện tốt các nhiệm vụ của trung tâm.
3.8 Phòng tư vấn chất lượng (QCD) chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các hợp đồng tư vấn, đào tạo về năng suất chất lượng. Do đó, QCD thực hiện một số chức năng cụ thể như: tiếp nhận các phiếu yêu cầu và phân công cán bộ tổ chức triển khai các hợp đồng tư vấn đào tạo về năng suất chẩt lượng; tiếp nhận các thông tin phản hồi, khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ; nắm bắt các yêu cầu về cung cấp dịch vụ của khách hàng hoặc các tổ chức do khách hàng giới thiệu để cung cấp thông tin cho cán bộ sales hoặc trực tiếp tham gia hoạt động tìm kiếm khách hàng…
3.9 Phòng hành chính tổng hợp (AMU) chịu trách nhiệm về công tác hành chính, quản trị, quản lý nhân sự, đào tạo nội bộ, đầu mối tổng hợp, báo cáo về công tác kế hoạch, quản trị mạng nội bộ. Từ những yêu cầu về trách nhiệm như vậy phòng hành chính phải thực hiên những nhiệm vụ sau đây: thực hiện các công việc hành chính như văn thư, lưu trữ, thông tin liên lạc qua điện thoại, fax, email; quản lý việc sử dụng tài sản cố định, mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm quản lý hệ thống theo dõi kỷ luật lao động, giải quyết các nhiệm vụ hàng ngày; tổ chức quản lý nhân sự, cấp nhật danh sách nhân sự và tổ chức đào tạo nội bộ tuyển dụng theo yêu cầu của lãnh đạo trung tâm; đảm bảo xây dựng, giữ gìn môi trường làm việc tốt cho toàn Trung tâm và thực hiện tốt các nhiệm vụ khác khi được trung tâm giao cho.
Như vậy mỗi phòng ban của Trung tâm năng suất Việt Nam đều có những chức năng nhiệm vụ cụ thể nhưng nhiệm vụ của mỗi phòng đều có mối quan hệ với nhiệm vụ của phòng khác. Đòi hỏi các phòng phải có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và đạt được mục tiêu chung của Trung tâm.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Trung tâm năng suất Việt Nam
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng hợp tác quốc tế
Phòng kế toán
Phòng đánh giá thực hành tốt
Phòng MT và PT cộng đồng
Phòng tư vấn chất lượng
Phòng đào tạo
Phòng phát triển dịch vụ
Phòng nghiên cứu năng suất
Phòng giải pháp CNTT
Văn phòng đại diện ở TP HCM
Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng
Lao động của trung tâm năng suất
Con người là yếu tố cơ bản của mọi hoạt động xã hội. Bất kỳ tổ chức ra đời, tồn tài và phát triển thì đều cần phải có con người và hoạt động lao động của họ. Như vậy lao động đóng vai trò là hết sức quan trọng trong hoạt động của tổ chức kinh tế. Con người với những kiến thức căn bản và trình độ chuyên môn tốt sẽ trở thành tài sản vô giá của tổ chức. Trung tâm năng suất Việt Nam có đội ngũ ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng cụ thể năm 2000 T rung tâm có tổng số 54 người trong đó có 2 người trình độ sơ cấp cho đến nay Trung tâm có tổng số 66 cán bộ nhân viên đã qua đào tạo chuyên nghiệp có trình độ từ trung cấp trở lên. Cơ cấu trình độ cán bộ nhân viên của trung tâm hiện nay được mô tả bởi bảng sau.
Bảng biểu 2. Bảng mô tả cơ cấu trình độ cán bộ nhân viên của VPC
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
SỐ NGƯỜI (NGƯỜI)
TỈ LỆ TƯƠNG ĐỐI (%)
Thạc sỹ
12
18,18
Đại học
47
71.21
Cao đẳng
2
3.03
Trung cấp
5
7.58
Tổng số
66
100
Nguồn: Tài liệu nhân sự của VPC
Biểu hình 3: Cơ cấu trình độ lao động của Trung tâm năng suất Việt Nam
Qua biểu đồ cơ cấu trình độ ở trên ta thấy: Tất cả cán bộ công nhân viên của VPC đều đã qua đào tạo chuyên nghiệpvà có trình độ chuyên môn; tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học là rất cao chiếm 71.21%. Và với phương châm “người lao động là cơ sở hạ tầng quan trọng nhất” Trung tâm năng suất đã và đang có những chương trình đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý để có một đội ngũ cán bộ nhân viên ngày càng mạnh cả về chất lượng và số lượng.
SẢN PHẨM VÀ ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG CỦA TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM
Sản phẩm của trung tâm năng suất
Trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp là cầu nối doanh nghiệpgiữa doanh nghiệp với thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp có thể là sản phẩm vật chất có thể là sản phẩm dịch vụ tùy vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đó.
Trung tâm năng suất Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chính sau:
Cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo về các hệ thống quản lý, các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng và môi trường . Với phương châm “ tri thức là sức mạnh . Chúng tôi tin tưởng rằng có thể giúp các tổ chức và doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn” VPC tư vấn hoặc cung cấp chương trình đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực sau:
HỆ THỐNG QUẢN LÝ THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CÁCGIẢI PHÁP MÔ HÌNH QUẢN LÝ TIÊN TIẾN KHÁC
ISO 9000
ISO/TS 16949
ISO 22000
ISO 27001
ISO/IEC 17025
HACCP, GMP
OHSAS 18000
ISO 13485
5S – Kaizen
Kiểm soát quá trình bằng kỷ thuật thống kê
Kiểm soát lưu kho và quản lý vật tư
Đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng
Quản lý tri thức doanh nghiệp
Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý chất lượng toàn diện
Tiết kiệm năng lượng
Điều phối và triển khai dự án về năng suất chất lượng, môi trường và phát triển cộng đồng. các dự án đã triển khai là: dự án năng suất xanh và phát triển cộng đồng; dự án nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng; dự án nâng cao ý thức môi trường cho học sinh tiểu học; dự án nâng cao chất lượng quốc tế; dự án áp dụng hệ thống quản lý khách hàng; dự án xây dựng cơ sở dữ liệu năng suất xanh.
Phát triển phong trào năng suất quốc gia: Nghiên cứu, ứng dụng các mô hình quản lý tiên tiến về năng suất chất lượng và triển khai áp dụng vào các tổ chức doanh nghiệp Việt Nam; tuyên truyền quảng bá về năng suất chất lượng; tổ chức hội nghị hội thảo, cung cấp các ấn phẩm, tài liệu, phần mềm, xây dựng và phát triển mạng lưới thành viên; hỗ trợ các tỉnh, thành trong cả nước xây dựng và triển khai các dự án, chương trình thúc đẩy các hoạt động nâng cao Năng suất chất lượng…
Ngoài ra, VPC còn cung cấp các giải pháp quản lý ứng dụng khoa học công nghệ thông tin như: giải pháp công nghệ thông tin trong quản lý tri thức doanh nghiệp; giải pháp công nghệ thông tin trong quản lý quan hệ khách hàng; giải pháp công nghệ thông tin trong quản lý thiết bị; phầm mềm năng suất (quản lý bằng kỷ thuật thống kê, đánh giá năng suất của doanh nghiệp).
Bên cạnh những dịch vụ VPC còn cung cấp các loại ấn phẩm như sách, báo, băng hình, bản tin năng suất chất lượng.
Như vây, VPC vừa cung cấp các sản phẩm vô hình vừa cung cấp các sản phẩm hữu hình trong lĩnh vực năng suất chất lượng.
II. Đối tượng khách hàng của trung tâm năng suất Việt Nam
Năng suất là yếu tố then chốt cho sự phát triển của một quốc gia và là yếu tố quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp. Tiêu chuẩn cuộc sống ngày nay được xác định bởi năng suất nền kinh tế. Năng suất được đo bằng giá trị hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra từ một đơn vị nguồn lực. Năng suất nhấn mạnh vào các yếu tố sau:
Trước hết phải chú ý tới các yếu tố đầu ra: trong điều kiện cạnh tranh gay gắt các doanh nghiệp cần chú ý coi trọng hiệu lực của sản phẩm và dịch vụ để đảm bảo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt các nhu cầu khác nhau của khách hàng bằng cách thỏa mãn tốt nhu cầu về chất lượng, về độ tin cậy, độ bền, giá cả và khả năng giao hàng. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp cần chú ý tới các muc tiêu chung của xã hội như các vấn đề môi trường và giảm thiểu các tác động không mong muốn; ngoài ra, thái độ của công nhân viên có ảnh hưởng rất lớn tới công việc do đó ảnh hưởng tới năng suất. một nơi làm việc tốt vui vẻ và thỏa mãn sẽ dẫn đến một thái độ làm việc tích cực khuyến khích được mọi người lao động và cải tiến được năng suất
Thứ hai, giảm lãng phí : giảm lãng phí trong mọi hình thức là trọng tâm của cải tiến năng suất. các lãng phí chính là các nguồn lực tiềm năng. Mọi hoạt động, nguyên vật liệu, không gian máy móc thiết bị, nhân lực… không được sử dụng đến đều được gọi là lãng phí
Thứ ba, tạo ra giá trị gia tăng là lượng của cải do doanh nghiệp tạo ra , nó phản ánh việc sử dụng hiệu quả các tài sản của doanh nghiệp, đặc biệt là kiến thức và kỷ năng của người lao động và người quản lý trong việc biến nguyên vật liệu thô thành sản phẩm
Thứ tư, đem lại giá trị : trong một môi trường biến đổi không ngừng, điểm trọng tâm cần chuyển sang hướng tạo ra giá trị hay đổi mới , phát triển những phản xạ đổi mới đối với những thay đổi của thị trường thong qua thử nghiệm sản phẩm, đổi mới doanh nghiệp và các phương thức kinh doanh mới.
Như vậy, một doanh nghiệp nào có năng suất cao thì sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt các doanh nghiệp cần có các giải pháp để nâng cao năng suất chất lượng và nâng cao uy tín của mình trên thị trường nhưng không phải lúc nào các giải pháp đó đều do doanh nghiệp tự đưa ra được. Do đó, doạnh nghiệp cần những có tổ chức khác tư vấn và cung cấp các giải pháp tốt nhất để doanh nghiệp có thể hoạt động có hiệu quả.Với sản phẩm của trung tâm năng suất đã có thể đáp ứng được phần nào đó nhu cầu của doanh nghiệp. Không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh mới cần hiệu quả hoạt động cao mà các tổ chức kinh tế xã hội khác cũng cần hoạt động có hiệu quả hơn như cơ quan hành chính nhà nước…Theo báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động của VPC thì khách hàng cho hoạt động chính của VPC ( tư vấn và đào tạo về ISO 9000 ) hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và các cơ quan nhà nước.
CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM
Các hoạt động quảng bá năng suất chất lượng
Quảng bá năng suất là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Trung tâm năng suất và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quảng bá năng suất. Do đó, VPC đã lập trang web vpc.org.vn để cung cấp cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế các thông tin mới nhất về bộ tiêu chuẩn và tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra trung tâm năng suất Việt Nam thường xuyên phát hành những ấn phẩm làm tài liệu tham khảo về năng suất chất lượng. Các cuộc hội nghị, hội thảo với các chủ đề chuyên sâu về năng suất chất lượng cũng đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các tổ chức và doanh nghiệp.Với vai trò là hạt nhân của phong trào năng suất quốc gia, VPC đã đưa ra kế hoạch và triển khai hoạt động quảng bá năng suất dưới nhiều hình thức trong đó có các hoạt động sau thu hút được sự quan tâm của rất nhiều tổ chức và cá nhân:
Diễn đàn năng suất chất lượng được tổ chức từ năm 1996, là nơi gặp gỡ của các chuyên gia trong và ngoài nước, các tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam với mong muốn chia sẻ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thông tin mới nhất về năng suất và chất lượng. Tham dự diễn đàn có các đại biểu từ các doanh nghiệp trong nước, từ các cơ quan quản lý và bộ nghành liên quan, các đại diện từ các tổ chức năng suất Châu Á và các tổ chức quốc gia trong khu vực.
Các hội thảo theo chuyên đề: ISO 9000 trong các ngành cụ thể như: ISO 9000 trong ngành dịch vụ, QCC, Chất lượng của hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000… Các hội nghị diễn đàn năng suất chất lượng.
Thành lập mạng lưới thành viên, cung cấp thông tin, báo chí, cập nhật các kiến thức mới về phong trào năng suất tại Việt Nam, các thông tin cập nhật khác về phong trào năng suất tại Việt Nam, các thông tin cập nhật có liên quan tới các hoạt động về năng suất chất lượng tại các nước trong khu vực. Và các hoạt động quảng bá theo sự kiện, cung cấp các thông tin qua báo chí và các phương tiện truyền thông.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao VPC đang tiếp tục hoàn thiện và cố gắng đưa ra ngày càng nhiều hơn nữa các hoạt động quảng bá năng suất để thu hút ngày càng nhiều hơn sự quan tâm của các tổ chức và doanh nghiệp về các vấn đề năng suất chất lượng.
Hoạt động đào tạo năng suất chất lượng
Nội dung đào tạo chủ yếu tập trung vào các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn, các công cụ cải tiến năng suất, các phương pháp quản lý, năng suất và đo lường năng suất . Các khóa đào tạo liên quan đến nội dung năng suất hiện chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trên tổng số khóa đào tạo được tiến hành.
Biểu hình 4: Tỷ lệ các khóa đào tạo
Nguồn tài liệu VPC
Có thể thấy mức độ tham gia các khóa đào tạo vẫn chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, thuộc khối ngành sản xuất. Trong khi đó vấn đề về năng suất cần nhân rộng ra các thành phần khác như: các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, thậm chí các sinh viên trong các trường học – lực lượng lao động kế tiếp
Hoạt động tư vấn năng suất chất lượng
Lĩnh vực tư vấn chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như ISO 9000, ISO 14000, TQM, HACCP, các công cụ cải tiến chất lượng; 5S, Kaizen, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp. Một trong những lĩnh vực tư vấn quan trọng của trung tâm đó chính là tư vấn và đánh giá thực hiện 5S.
Khái niệm 5S được bắt nguồn từ Nhật Bản vào những năm 80 và đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. 5S là các chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật “SEIRI”, “SEITON”, “SEISO”, “SEIKETSU”, “SHITSUKE” nghĩa là “ Sàng lọc”, “Sắp xếp”, “Sạch sẽ”, “Săn sóc” và “sẵn sàng”. Mục tiêu của 5S không chỉ đơn thuần ở việc nâng cao điều kiện và môi trường làm việc trongquen làm việc và tăng cường khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân trong tổ chức. Từ đó đem lại hiệu quả tốt làm việc tốt hơn cho doanh nghiệp, tổ chức góp phần nâng cao năng suất chất lượng của toàn nền kinh tế.
Trung tâm năng suất Việt Nam tiến hành tư vấn, đánh giá và cấp chứng chỉ 5S cho các tổ chức.
Để các doanh nghiệp thực hiện tốt 5S thì trung tâm năng suất sau khi tư vấn cho doanh nghiệp cách thức tiến hành 5S thì tiến hành đánh giá hiệu quả của 5S tại tổ chức đó. Đánh giá thực hành tốt 5S Trong lĩnh vực năng suất chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức bao gồm :
Thứ nhất, đánh giá kết quả hiện tại và xu hướng của các chỉ số chủ yếu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Thứ hai, mức độ giảm thiểu các lãng phí, kết quả và các chỉ số chủ yếu trước và sau khi thực hành 5S
Thứ ba là các chỉ số về an toàn lao động và sáng kiến cải tiến chất lượng và các chỉ số đo lường thích hợp khác.
Thông qua đánh giá thực hành 5S thực tế của tổ chức trung tâm cho điểm theo từng tiêu chí và xem xét để cung cấp chứng chỉ thực hành tốt cho tổ chức.
Các hoạt động dự án/ phát triển năng suất
Trong thời gian vừa qua với sự trợ giúp của tổ chức năng suất Châu Á và các cơ quan bộ ngành, một số dự án đã được tiến hành và có kết quả khả quan như dự án năng suất xanh tại cộng đồng, bắt đầu được thực hiện giai đoạn 1 từ năm 1998 cho ba làng điểm tại Bắc Giang và TP Hồ Chí Minh, đến nay chương trình đã được nhân rộng trên 96 làng tại 21 tỉnh trên toàn quốc. Chương trình năng suất xanh đã giải quyết được vấn đề chính như kiểm soát chất thải rắn, kiểm soát ô nhiễm môi trường , sử dụng hiệu quả năng lượng, quản lý chất thải người và động vật, sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, nâng cao năng suất chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện vẫn chỉ ở mức độ dự án chưa có sự hỗ trợ của các cấp địa phương để trở thành chương trình mang tính quốc gia.
D. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA TRUNG TÂM NĂNG SUẤT TRONG 10 NĂM QUA.
Trung tâm năng suất Việt Nam là cơ quan thuộc sở hữu của nhà nước có 100% vốn kinh doanh của nhàn nước. Chi phí hoạt động hàng năm của Trung tâm được tài trợ bởi nhà nước và phân bổ bởi nhà nước.
Qua 10 năm hoạt động với tổng số 66 cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm Trung tâm năng suất ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ mà Nhà nước và Tổng cục đo lường chất lượng giao phó thì Trung tâm đã và đang hỗ trợ một số lượng lớn các tổ chức Doanh nghiệp thuộc mọi hình kinh tế xã hội áp dụng thành công các hệ thống và công cụ quản lý tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh góp phần giúp cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.Thông qua việc cung cấp các dịch vụ về năng suất chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp thì Trung tâm năng suất Việt Nam thu được những khoản tiền đáng kể hàng năm.Tình hình doanh thu hàng năm của VPC như sau:
Bảng biểu 5: Doanh thu từ hoạt động dịch vụ hàng năm của VPC
Năm
Tổng doanh thu (đồng)
Tỉ lệ tăng doanh thu hàng năm (%)
1997
-
-
1998
-
-
1999
4314218988
-
2000
8310702194
92.6
2001
8952122650
7.7
2002
9252129617
3.4
2003
8600067165
-7
2004
9573650946
11.3
2005
5706263255
-40.3
2006
7683650226
34.7
2007
8058021421
4.9
Biểu đồ 6: Doanh thu hàng năm của trung tâm năng suất Việt Nam
Nguồn : báo cáo 10 năm hoạt động của VPC
Qua biểu đồ trên ta thấy doanh thu hàng năm của VPC tương đối lớn tuy nhiên mức tăng trưởng doanh thu không ổn định, có những năm mức độ tăng doanh thu so với năm trước đó là rất cao như năm 2000 nhưng cũng có những năm mức doanh thu bị tụt giảm mạnh như năm 2005. Do đó, trung tâm cần có những kế hoạch hoạt động và những mục tiêu về doanh thu hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11862.doc