MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG 20 1
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG 20 1
1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG 20 5
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty Kỹ thuật nền móng và Xây dựng 20 5
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty Kỹ thuật nền móng và Xây dựng 20 6
1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Kỹ thuật nền móng và Xây dựng 20 6
1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG 20 10
1.4 HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG 20 14
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG 20 20
2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG 20 20
2.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG 20 25
2.2.1 Các chính sách kế toán chung 25
2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán. 25
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 28
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán. 28
2.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán. 31
2.3 TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ 32
2.3.1 Tổ chức kế toán Tài Sản Cố Định tại LICOGI20. 32
2.3.2 Kế toán Công cụ, dụng cụ tại LICOGI20 43
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG 20 45
3.1. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI LICOGI20 45
3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI LICOGI20 46
3.2.1. Về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán. 46
3.2.2. Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán. 46
3.2.3. Về tổ chức hệ thống sổ sách kế toán. 47
3.2.4. Về tổ chức hệ thống báo cáo kế toán. 47
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Trung tâm nghiên cứu kinh tế - kỹ thuật thi công cơ giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lý quyết toán công trình và báo cáo tổng kết kết quả thi công công trình.
Quản lý kinh tế: Ký kết hợp đồng, xây dựng giá thành, giá cả, quản lý quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế.
Quản lý dự án: Quản lý, kiểm tra, giám sát và tư vấn trong khảo sát dự án, lập luận chứng kinh tế, thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công và tổng kết đánh giá dự án.
Quản lý công tác quảng bá, phát triển thương hiệu.
Phòng kế hoạch
Chức năng:
Xác định phương hướng, lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Giám sát việc thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Ký kết, theo dõi thực hiện và lưu trữ các hợp đồng kinh tế.
Lập kế hoạch đầu tư.
Phòng cơ giới
Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc và thực hiện quản lý hoạt động lập kế hoạch, điều phối, vận hành, bảo trì toàn bộ xe máy, thiết bị của công ty theo đúng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Tham mưu cho Giám đốc về việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị .
Phòng vật tư
Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc và các đơn vị cơ sở về việc mua bán vật tư cho các công trình nhận giao khoán vật tư.
Tham mưu cho Giám đốc trong công tác thanh toán chi phí vật tư với khách hàng.
Tham mưu và đề xuất cho Giám đốc phương án vận chuyển, giá thành vận chuyển vật tư thiết bị.
Phòng tài chính kế toán
Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc công ty triển khai thực hiện toàn bộ công tác Tài chính kế toán và hạch toán kinh tế, đề xuất, quản lý và giám sát sử dụng vốn, tài sản theo điều lệ của Tổng Công ty, đồng thời kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo pháp luật.
Đảm bảo tổ chức giải ngân công tác tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả.
Ban an toàn lao động
Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc và tổ chức thực hiện công tác quản lý an toàn lao động, bảo hiểm lao động theo đúng pháp luật hiện hành, đảm bảo tính khoa học và đại chúng.Các phòng ban hoạt động với chức năng và nhiệm vụ đặc thù, nhưng giữa chúng có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ nhau, là các bộ phận tham mưu cho lãnh đạo cấp cao trong việc ra quyết định, kiểm tra việc thực hiện quyết định.
HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG 20
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây.
Căn cứ vào bảng so sánh số liệu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 3 năm 2006, 2007, 2008 được trình bày dưới đây ta thấy: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng dần qua các năm, đồng thời kéo theo sự giá tăng của chi phí sản xuất. Tuy nhiên, doanh thu năm 2007 chỉ tăng 858.248.700 đồng so năm 2006 trong khi đó chi phí sản xuất tăng 4.991.476.500 đồng, làm Lợi nhuận gộp năm 2007 giảm 4.133.227.800 đồng tương ứng giảm 30,14% so năm 2006. Mặt khác, trong năm 2007 doanh thu hoạt động tài chính giảm, chi phí lãi vay tăng lên, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên gần gấp đôi, làm Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty không những giảm sút trầm trọng mà còn lỗ lớn so năm 2006. Cũng có thể thấy từ cuối năm 2007 đến nửa đầu năm 2008 giá vật liệu xây chính đồng loạt tăng mạnh, giá gạch tăng từ 380 lên 420 đồng 1 viên, giá thép tăng gần gấp đôi lên 19.000 đồng/kg, giá nhân công tăng từ 35%-40%...điều này đã tác động không nhỏ làm chi phí sản xuất của công ty tăng mạnh. Tình hình có sự chuyển biến rõ rệt trong năm 2008, doanh thu năm 2008 tăng 2.941.631.580 tương ứng tăng 21,9% so năm 2007, chi phí tăng 1.925.193.600 tương ứng tăng 15,4%, mức tăng của chi phí thấp hơn so mức tăng của doanh thu làm Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng gấp hơn 2 lần so năm 2007 là 19.742.544.814 đồng, bằng việc thiết chặt hơn các khoản chi phí, Lợi nhuận thuần của công ty năm 2008 đạt 944.734.588 đồng.
Công ty Kỹ thuật nền móng và Xây dựng 20
Mẫu số B02-DN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CHỈ TIÊU
MÃ SỐ
NĂM 2006
NĂM 2007
NĂM 2008
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
133 446 433 732
134 304 682 489
163 720 998 296
Các khoản giảm trừ doanh thu
02
1.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ(01-02
10
133 446 433 732
134 304 682 489
163 720 998 296
2.Giá vốn hàng bán
11
119 735 040 912
124 726 517 489
143 978 453 482
3.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10-11)
20
13 711 392 820
9 578 165 000
19 742 544 814
4.Doanh thu hoạt động tài chính
21
44 544 018
20 403 026
-2 737 704 103
5.Chi phí tài chính
22
8 022 744 532
8 078 444 065
9 750 459 642
Trong đó: Chi phí lãi vay
23
8 022 744 532
8 078 444 065
9 750 459 642
6.Chi phí bán hàng
24
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
4 973 254 269
7 515 560 705
6 309 646 481
8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh[20+(21-22)-24-25]
30
759 938 037
-5 995 436 744
944 734 588
9.Thu nhập khác
31
34 000 000
9 281 688 326
2 976 000 456
10.Chi phí khác
32
43 769 520
7 250 384 778
1 704 437 896
11.Lợi nhuận khác (31-32)
40
-9 769 520
2 031 303 548
1 271 562 560
12.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (30+40)
50
750 168 517
-3 964 133 196
2 216 297 148
13.Chi phí thuế thu nhập hiện hành
51
210 047 185
-458 259 944
14.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
60
540 121 332
-3 964 133 196
2 674 557 092
Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty:
Biểu 1.4: Bảng đánh giá khái quát tình hình huy động vốn và mức độ độc lập về tài chính của công ty trong 3 năm sau:
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch năm 2008 so
Năm 2006
Năm 2007
ST
(đ)
TT
(%)
ST
(đ)
TT
(%)
ST
(đ)
TT
(%)
+/-
(đ)
%
+/-
(đ)
%
1.Vốn Chủ sở hữu
16.056.582.793
8,3
11.371.205.561
6
12.656.248.827
6,6
-3.400.333.970
-21,2
1.285.043.260
11.3
2. Nợ phải trả
178.171.011.102
91,7
192.073.978.922
94
179.041.611.231
93,4
870.600.100
+0,5
-1.303.236.770
-6,8
3. Tổng nguồn vốn
194.227.593.895
100
203.445.184.483
100
191.697.860.058
100
-2.529.733.870
-1,3
-18.193.510
-0,1
4.Hệ số tài trợ
8,3
6
6,6
-1,7
-20,5
0,6
10
5.Hệ số tự tài trợ TSDH
0,26
0,185
0,263
0.003
1,15
0,078
42,2
6.Hệ số tự tài trợ TSCĐ
0,27
0,267
0,32
0.05
18,5
0,053
19,9
Căn cứ bảng phân tích trên ta thấy:
Quy mô Vốn chủ sở hữu nhỏ hơn rất nhiều so Tổng nguồn vốn. Cụ thể năm 2007, 2008 Vốn chủ sở hữu giảm dần so năm 2006, làm hệ số tự tài trợ giảm (bằng: Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn). Mặt khác, Tổng nợ phải trả lại tăng dần trong năm 2007, 2008. Có thể thấy, khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính cũng như mức độ độc lập về tài chính của công ty giảm dần ở năm 2007, 2008 so năm 2006. Điều này do ảnh hưởng không nhỏ bởi nền kinh tế Thế Giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, cuối năm 2007 giá các yếu tố đầu vào tăng lên gây trở ngại cho các doanh nghiệp, năm 2008 nền kinh tế toàn cầu bước vào thời kỳ khủng hoảng , hạn chế nhu cầu tiêu dùng của tất cả các đối tượng.
Hệ số tự tài trợ TSDH=VCSH/TSDH: Phản ánh mức độ đầu tư Vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn. Hệ số này năm 2008 tăng so năm 2006,2007 tuy nhiên hệ số này vẫn ở mức thấp. TSDH của công ty chủ yếu được đầu tư bằng Nguồn vốn đi chiếm dụng, điều này gây khó khăn cho công ty khi đến hạn trả nợ.
Hệ số tự tài trợ TSCĐ=VCSH/TSCĐ: Phản ánh mức độ đầu tư Vốn chủ sở hữu vào tài sản cố định. Hệ số này năm 2008 đều tăng so năm 2006,2007. Có thể thấy mức độ đầu tư Vốn chủ sở hữu vào Tài Sản Cố Định tăng dần, điều này giúp công ty bảo đảm về mặt tài chính.
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG 20
2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG 20
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại LICOGI20
Trong đó chức năng, nhiệm vụ của từng người, từng phần hành được cụ thể hóa như sau:
Nhiệm vụ của kế toán trưởng:
Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán của công ty theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản của công ty, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán, tài chính.
Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định về kinh tế, tài chính của công ty.
Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Thực hiện các quy định luật pháp về kế toán tài chính trong công ty, tổ chức điều hành bộ máy kế toántheo quy định của Luật kế toán.
Hướng dẫn nghiệp vụ cho kế toán các đơn vị trực thuộc, cập nhật thông tin tài chính và phổ biến thông tin cho các đơn vị, kiểm tra và tổ chức công tác hạch toán kế toán tại các đơn vị trực thuộc.
Phối hợp các bộ phận liên quan nhằm thực hiện tốt công tác tài chính kế toán của công ty.
Nhiệm vụ của kế toán tổng hợp và giá thành:
Tổ chức công việc kế toán, lập, luân chuyển chứng từ.
Xác định đối tượng kế toán, tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của công ty.
Hạch toán đầy đủ và chính xác các chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và các loại chi phí khác.
Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán, tập hợp chi phí sản xuất đã xác định theo yếu tố chi phí và khoản mục giá thành.
Lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố, định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty.
Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học và hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.
Cuối kỳ tập hợp chi phí và tính giá thành cho toàn công ty, theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, lập báo cáo tài chính cho toàn công ty, kiểm tra các báo cáo quyết toán quý, báo cáo năm của đơn vị nội bộ.
Theo dõi nguồn vốn chủ sở hữu, gồm vốn cố định, vốn lưu động, vốn góp và các loại vốn khác.
Lập kế hoạch về vốn cho công ty, theo dõi việc sử dụng vốn có hiệu quả, theo dõi vốn các quỹ như: quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ đầu tư, quỹ dự phòng tài chính, lãi chưa phân phối.
Theo dõi các dự án đầu tư của công ty về xây dựng cơ bản, đầu tư khác.
Cung cấp tài liệu, số liệu và giám sát việc thực hiện nghiệp vụ bộ phận liên quan theo chỉ đạo của Kế toán trưởng, kết hợp các bộ phận liên quan lập các báo cáo thống kê định kỳ theo yêu cầu của Tổng cục thống kê, của Tổng công ty và các cơ quan liên quan có trách nhiệm về hoạt động tài chính kế toán.
Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng:
Giao dịch với các ngân hàng để huy động vốn, mở tài khoản tiền gửi, tiền vay, tài khoản bảo lãnh, ký quỹ.
Tổ chức vay vốn ngắn hạn. trung hạn và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng.
Mở sổ theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tiền vay, tiền gửi ngân hàng, ký quỹ và bảo lãnh.
Nhiệm vụ của kế toán tiền lương, BHXH – BHYT:
Hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động của người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động.
Phối hợp với các bộ phận liên quan để hướng dẫn, theo dõi nghiệp vụ lao động tiền lương và các chế độ khác liên quan đến người lao động. Tiến hành theo dõi việc trích lập tiền lương, BHXH – BHYT, kinh phí công đoàn, và các chi phí khác trong giá thành sản phẩm. Tổ chức thanh toán tiền lương, BHXH – BHYT, kinh phí công đoàn, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên dtheo quy định của công ty, lập báo cáo quyết toán BHXH – BHYT, kinh phí công đoàn.
Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định – thiết bị:
Theo dõi và hạch toán sự tăng giảm tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định theo từng kỳ kế toán.
Theo dõi và ghi chép tình hình sử dụng từng máy móc, thiết bị theo ca máy. Quá trình sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị và di chuyển tài sản cố định trong nội bộ công ty.
Theo dõi và ghi chép tình hình sử dụng và biến động của các công cụ, dụng cụ đã và đang phân bổ chi phí. Phân bổ công cụ, dụng cụ lao động theo kỳ kế toán.
Theo dõi, quản lý, hạch toán chi phí liên quan đến đầu tư XDCB, máy móc, thiết bị và các đầu tư khác.
Tham gia kiểm kê và giám sát việc giữ gìn, bảo quản, sử dụng tài sản cố định, công cụ, dụng cụ sản xuất và hành chính của công ty.
Nhiệm vụ của kế toán vật tư:
Phản ánh đầy đủ, kịp thời số liệu hiện có và tình hình biến động của các loại vật tư cả về giá trị và hiện vật, tính toán chính xác giá gốc của từng loại, từng thứ vật tư nhập, xuất, tồn kho.
Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua, dự trữ và sử dụng từng loại vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
Theo dõi và hạch toán sự tăng, giảm của vật tư, hàng hóa. Căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất vật tư, hàng hóa, tiến hành ghi sổ chi tiết theo định kỳ hàng tháng.
Tham gia kiểm kê và giám sát việc giữ gìn bảo quản, sử dụng vật tư, hàng hóa của kho công ty.
Theo dõi và ghi chép việc xuất, nhập văn phòng phẩm của công ty.
Nhiệm vụ của kế toán thuế, công nợ:
Theo dõi, kê khai đầy đủ thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra, các loại thuế phát sinh.
Làm báo cáo quyết toán thuế các loại theo kỳ kế toán. Thường xuyên tổ chức đối chiếu công nợ với khách hàng, với các đơn vị trực thuộc và CBCNV. Quản lý công nợ, theo dõi công nợ, xác định và phân loại các khoản công nợ, lên kế hoạch trả nợ, thu nợ và báo cáo công nợ phục vụ công tác quản trị của công ty. Kết hợp với các bộ phận liên quan thu hồi công nợ hiệu quả.
Nhiệm vụ của kế toán thanh toán:
Theo dõi và hạch toán đầy đủ việc thanh toán cho người cung cấp. thanh toán nội bộ công ty và thanh toán khác.
Theo dõi và hạch toán thanh toán cho các đơn vị trực thuộc và cá nhân huy động vốn. Cung cấp đầy đủ hồ sơ công nợ cho Ban thu hồi công nợ của công ty.
Nhiệm vụ của thủ quỹ:
Theo dõi, ghi chép và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến tiền mặt.
Nhận tiền mặt từ ngân hàng và các đơn vị trả tiền.
Tổ chức bảo quản và lưu trữ tiền mặt theo quy định, tổ chức kiểm kê tiền mặt định kỳ hàng tháng.
2.2 TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG 20
2.2.1 Các chính sách kế toán chung
Hiện nay, Công ty LICOGI20 đang áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1/N và kết thúc ngày 31/12/N.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là tiền VNĐ.
Kỳ kế toán theo quý.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, đơn giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền, thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ: TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại, tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Sử dụng, ghi chép, luân chuyển, lưu giữ chứng từ là một công việc hết sức quan trọng. Chứng từ là những bằng chứng pháp lý minh chứng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đồng thời cũng là công cụ để đối chiếu, kiểm tra. Tổ chức chứng từ là tổ chức hệ thống thông tin ban đầu có tính pháp lý làm cơ sở cho việc thực thi các giai đoạn của hạch toán kế toán. Việc tổ chức chứng từ hợp lý có tác dụng: Quản lý chặt chẽ các đối tượng hạch toán thông qua phản ánh trung thực, hợp lý các sự kiện kinh tế; tạo cơ sở thông tin ban đầu để ghi sổ; là cơ sở để gải quyết các tranh chấp khi thực hiện các giao dịch. Nhận thấy vai trò hết sức quan trọng của chứng từ và việc tổ chức chứng từ kế toán, Công ty sử dụng những chứng từ được lập theo mẫu đã in sẵn của Bộ Tài Chính ban hành và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Hệ thống chứng từ chung bao gồm:
1. Chứng từ Lao động tiền lương
2. Chứng từ Hàng tồn kho
3.Chứng từ Bán hàng
4. Chứng từ Tiền tệ
5. Chứng từ Tài sản cố định
Các chứng từ ban hành theo văn bản pháp luật khác như: Hóa đơn gía trị gia tăng, ngoài ra công ty còn sử dụng các chứng từ đặc trưng cho ngành xây dựng như: Nhật trình máy, phiếu theo dõi ca máy thi công, bản nghiệm thu khối lượng công trình.
Sơ đồ 2.1 Quy trình luân chuyển chứng từ
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành. Hệ thống tài khoản kế toán của công ty gồm: các tài khoản cấp 1 và các tài khoản cấp 2, tài khoản trong bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán theo quy định của chế độ. Một số tài khoản được chi tiết phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do đặc thù của công ty là hoạt động trong kĩnh vực xây dựng, thi công được thực hiện chủ yếu là giao khoán cho các xí nghiệp và đội xây dựng nên việc cấp ứng và hoàn ứng là quan trọng trong thi công được thể hiện qua Tk 141. Cụ thể Tk 141 được chi tiết như sau:
Tk 1412: Tạm ứng mua hàng
Tk 1413: Tạm ứng thi công
Tk 1418: Tạm ứng khác
Các Tk 621, 623, 627, 1413 được chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. VD Tk 621-HP: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công trình xây dựng nhà làm việc của công ty Hồng Phúc.
Các Tk 112, 138, 152, …được chi tiết cụ thể trong Bảng Cân Đối Tài Khoản kèm theo ở phụ lục.
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
Hiện nay, Công ty tổ chức hạch toán và ghi chép theo hình thức Nhật Ký Chung. Các loại sổ sách dùng để hạch toán đều là những sổ sách được lập theo biểu mẫu quy định trong hình thức Nhật Ký Chung của Bộ Tài Chính ban hành, tuy nhiên có sự sáng tạo cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Hạch toán tổng hợp: Hàng ngày từ các chứng từ gốc, kế toán phản ánh vào sổ Nhật Ký Chung, sau đó từ sổ Nhật Ký Chung kế toán sẽ vào các sổ cái tài khoản liên quan. Cuối tháng hoặc định kỳ lên bảng cân đối phát sinh các tài khoản, đối chiếu với bảng tổng hợp chi tiết rồi sau đó lập báo cáo tài chính.
Hạch toán chi tiết: Hàng ngày từ các chứng từ gốc, kế toán ghi sổ, thẻ chi tiết các tài khoản liên quan. Cuối tháng hoặc định kỳ lên bảng tổng hợp chi tiết tùy thuộc khối lượng nghiệp vụ phát sinh, đối chiếu với sổ cái tài khoản tương ứng và lên Báo Cáo Tài Chính.
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật Ký Chung bằng hình thức kế toán máy tại LICOGI 20
Hiện nay, đơn vị đang sử dụng phần mềm kế toán Mega Business phiên bản 2.0. Phần mềm này cho phép kết xuất các sổ theo đúng nhu cầu, đưa ra các thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời và chính xác.
Phần mềm kế toán Mega Business là sản phẩm của sự phối hợp giữa Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tin học A&V và các giảng viên có nhiều kinh nghiệm của Khoa Kế Toán- Học Viện Tài Chính. Với lợi thế đó, phần mềm này có rất nhiều ưu việt như thường xuyên được cập nhật các văn bản mới nhất về chế độ kế toán, ứng dụng các ngôn ngữ mới nhất để viết phần mềm kế toán, có thể chiết xuất tất cả các thông tin kế toán cho việc lập các Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị. Hệ thống tài khoản mà đơn vị cài đặt trong phần mềm theo đúng QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Dưới đây là giao diện của phần mềm kế toán Mega Business:
Quy trình xử lý hệ thống thông tin kế toán trên máy tính được thực hiện như sau:
Thông tin đầu vào: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc nhận được, căn cứ nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ đầu vào, đồng thời tiến hành phân loại chứng từ. Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tương ứng của phần hành đó có nhiệm vụ cập nhật dữ liệu vào máy tính theo đúng đối tượng được mã hóa đã được cài đặt trong phần mềm như: Hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, danh mục vật tư…đúng quan hệ đối ứng tài khoản, máy tính sẽ tự động ghi vào sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản của từng đối tượng và tự động ghi vào sổ cái các tài khoản và các bảng kê liên quan.
Thông tin đầu ra: Sau khi dữ liệu được cập nhật theo trình tự như: ngày, tháng, năm, số chứng từ, nội dung kinh tế, Tk Nợ, Tk có. Theo các phần hành kế toán cho phép ta có thể lấy bất kỳ loại sổ nào như: Sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản, các bảng kê, sổ cái, hay Báo cáo tài chính cần thiết.
2.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.
Công ty sử dụng hệ thống báo cáo kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Hệ thống báo cáo chính của công ty gồm:
Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01- DN)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B02-DN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03-DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu số B09-DN)
Do yêu cầu quản lý, việc lập báo cáo của công ty được lập và gửi vào cuối kỳ kế toán. Kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm lập báo cáo. Báo cáo tài chính của công ty được gửi lên: Phòng tài chính kế toán của Tổng công ty, Cục thuế thành phố Hà Nội, Cục thống kê thành phố Hà Nội, lưu tại phòng tài chính kế toán của công ty.
Ngoài các bảng khai tài chính được lập theo mẫuquy định của Bộ Tài Chính nêu trên, kế toán còn lập một số báo cáo quản trị phục vụ nhu cầu quản lý tài chính tại công ty như: Các báo cáo cung cấp thông tin về tình hình công nợ; khả năng thanh toán; tình hình tạm ứng cho các đội, xí nghiệp thi công…Các loại báo cáo này nhằm cung cấp đầy đủ hơn về hoạt động của doanh nghiệp, từ đó giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định hữu hiệu và phù hợp nhất.
2.3 TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ
Tổ chức kế toán Tài Sản Cố Định tại LICOGI20.
Để hạch toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ tại công ty, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
+ Tk 211 “TSCĐ hữu hình”: TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của công ty theo nguyên giá.
Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình của công ty tăng trong kỳ
Bên có: Nguyên giá TSCĐ hữu hình của công ty giảm trong kỳ
Số dư bên nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có của công ty
TK 211 được chi tiết để theo dõi tình hình biến động của từng loại TSCĐ hữu hình như sau: Tk 2111: Nguyên giá TSCĐ ngân sách
Tk 2112: Nguyên giá TSCĐ tự bổ sung
Tk 2113: Nguyên giá TSCĐ khác
+ Tk212 “TSCĐ thuê tài chính”: TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động, tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của công ty.
Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính của công ty tăng trong kỳ
Bên có: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính của công ty giảm trong kỳ
Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có
+ TK 214 “Hao mòn tài sản cố định”: TK này dùng để theo dõi tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn TSCĐ.
Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm trong kỳ
Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng trong kỳ
Số dư bên có: Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ
Tk 214 được chi tiết như sau: Tk2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
Tk2142: Hao mòn TSCĐ đi thuê
+ Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác liên quan: TK 331, 711, 811…
TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp được chia thành các nhóm sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc: văn phòng, trụ sở làm việc
Máy móc, thiết bị
Máy móc, thiết bị động lực
Thiết bị quản lý
Phương tiện vận tải
Các chứng từ sử dụng bao gồm:
Nghiệp vụ biến động tăng TSCĐ bao gồm những chứng từ: Quyết định về việc phê duyệt mua phương án mua TSCĐ, hợp dồng mua TSCĐ, biên bản bàn giao thiết bị, biên bản kiểm nghiệm, Hóa đơn GTGT, thẻ TSCĐ.
Nghiệp vụ biến động giảm TSCĐ bao gồm những chứng từ: Hợp đồng kinh tế về việc mua bán thiết bị thanh lý, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản họp hội đồng thanh lý tài sản, biên bản định gía TSCĐ xin thanh lý.
Hạch toán TSCĐ:
Nghiệp vụ biến động tăng TSCĐ:
+ TSCĐ tăng do mua sắm: LICOGI20 là một đơn vị xây dựng, nên máy móc thiết bị của công ty phong phú về chủng loại với giá trị lớn. Khi các bộ phận có nhu cầu sử dụng phải viết” Đơn đề nghị” trình ban giám đốc kí duyệt. Việc kí duyệt được thực hiện bởi người có thẩm quyền theo đúng quy định của công ty. Trên cơ sở nhu cầu về TSCĐ, công ty sẽ tiến hành lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, tiến hành làm báo giá, kí kết Hợp đồng kinh tế với bên bán. Phòng cơ giới của công ty có trách nhiệm thu mua. Khi TSCĐ mới được đưa vào sử dụng, công ty lập hội đồng giao nhận TSCĐ gồm: Đại diện của công ty và đại diện của bên giao hàng “ Biên bản giao nhận TSCĐ”. Mỗi một bộ hồ sơ TSCĐ gồm: Các loại chứng từ đã được nêu ở trên. Minh họa cụ thể như sau:
Biểu số 2.3: Quyết định
Bộ Xây Dựng
Tổng công ty Xây dựng và Phát triển
hạ tầng đô thị
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kính gửi: Ông Giám đốc Công ty Kỹ thuật nền móng và Xây dựng 20
Căn cứ:
- Kế hoạch đầu tư đổi mới trang thiết bị của Tổng công ty
- Că cứ kế hoạch sản xuất kd năm 2008
- Giấy đề nghị số 598/CT/QLCG-VT của giám đốc Công ty Kỹ thuật nền móng và Xây dựng 20
QUYẾT ĐỊNH
Của Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng đô thị V/v phê duyệt mua phương án mua tài sản cố định
Điều 1: Phê duyệt cho công ty kỹ thuật nền móng và Xây dựng 20 mua xe TOYOTA để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Minh Đức.
Điều 2: Đơn vị tiến hành tổ chức thu mua tài sản. Biên bản giao nhận tài sản giao về phòng quản lý vật t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31471.doc