Báo cáo thực tập tổng hợp tại Viện Chiến Lược – Bộ Kế hoạch đầu tư

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC - BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ 4

I. Bộ Kế hoạch - Đầu tư 4

1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của bộ kế hoạch và đầu tư. 4

1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 5

1.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ. 8

II.Viện chiến lược -phát triển 9

2.1. Sơ lựơc quá trình hình thành và phát triển của viện chiến lược phát triển. 9

2.2. Nhiệm vụ và chức năng. 10

2.2.1. Chức năng 10

2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 11

2.3. Kết quả hoàn thành công việc của Viện trong những năm gần đây (2005-2008) và phương hướng thực hiện năm 2009. 12

2.3.1.Tình hình hoạt động của Viện trong các năm gần đây 12

2.3.2. Một số thành tựu của Viện Chiến Lược. 16

2.3.3. Đánh giá tình hình hoạt động của Viện Chiến Lược. 17

2.3.4. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Viện Chiến lược phát triển . 18

2.4. Tổ chức bộ máy của Viện Chiến lược phát triển. 18

 

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT VỀ BAN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG 20

I. Chức năng và nhiệm vụ của Ban. 20

II. Tổ chức nhân sự của Ban nghiên cứu và phát triển hạ tầng 21

2.1. Về nhân lực 22

2.2. Về điều kiện làm việc 23

2.3. Về điều kiện tài chính 24

IV.Giới thiệu về một nghiệp vụ lựa chọn của Ban nghiên cứư phát triển hạ tầng. 25

1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ 25

2. Nội dung từng bước và phương pháp thực hiện. 25

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CHO GIAI ĐOẠN THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ 30

I. Tên đề tài nghiên cứu 30

II. Lý do chọn đề tài 30

III. Danh mục các tài liệu đã thu thập được 32

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Viện Chiến Lược – Bộ Kế hoạch đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. -18. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật. 1.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ.  a) Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước: 1. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân; 2. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ; 3. Vụ Tài chính, tiền tệ; 4. Vụ Kinh tế công nghiệp; 5. Vụ Kinh tế nông nghiệp; 6. Vụ Thương mại và dịch vụ; 7. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị; 8. Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất; 9. Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư; 10. Vụ Quản lý đấu thầu; 11. Vụ Kinh tế đối ngoại; 12. Vụ Quốc phòng - An ninh; 13. Vụ Pháp chế; 14. Vụ Tổ chức cán bộ; 15. Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường; 16. Vụ Lao động, Văn hoá, Xã hội; 17. Cục Đầu tư nước ngoài; 18. Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; 19. Thanh tra; 20. Văn phòng. Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Văn phòng được lập phòng do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ. b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ: 1. Viện Chiến lược phát triển; 2. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; 3. Trung tâm Thông tin kinh tế - xã hội quốc gia; 4. Trung tâm Tin học; 5. Báo Đầu tư; 6. Tạp chí Kinh tế. II.Viện chiến lược -phát triển 2.1. Sơ lựơc quá trình hình thành và phát triển của viện chiến lược phát triển. Viện chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư được thành lập trên cơ sở tiền thân là hai vụ thuộc Uỷ ban kế hoạch Nhà nước là vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân dài hạn và vụ kế hoạch phân vùng kinh tế. Qúa trình hình thành và phát triển của viện như sau: - Năm 1964: Theo quyết định số 47-CP ngày 09/03/1964 của Hội đồng chính phủ thành lập hai vụ là Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ Kế hoạch phân vùng kinh tế . - Năm 1974: Theo nghị định số 49/CP ngày 25/03/1974 của Hội đồng chính phủ thành lập viện phân vùng và quy hoạch . - Năm 1983: Theo quyết định số 69/HĐBT ngày 09/07/1983 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức sửa đổi, bổ sung tổ chức trực thuộc uỷ ban kế hoạch Nhà nước, giải thể Vụ tổng hợp kinh tế quốc dân dài hạn và thành lập viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn. - Năm 1986: Đổi tên Viện phân vùng và quy hoạch thành Viện phân bố lực lượng sản xuất . - Năm 1988: Giải thể Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn và Viện phân bố lực lượng sản xuất thuộc Uỷ ban kế hoạch Nhà nước theo quy định số 198 UB/TCCB ngày 19/08/1988 của chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. - Năm 1994: Đổi tên Viện Kế hoạch dài hạn và Viện phân bố lực lượng sản xuất thành Viện chiến lược phát triển (có vị trí tương đương Tổng cục loạiI ) theo quyết định số 11-UB/TCCB của Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà Nước ngày 01/10/1994. - Năm 2003: Thủ tướng chính phủ ký quyết định Viện chiến lược phát triển là Viện cấp quốc gia . 2.2. Nhiệm vụ và chức năng. 2.2.1. Chức năng - Viện Chiến lược phát triển là Viện cấp quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng nghiên cứu và đề xuất về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ, tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo quy định của pháp luật. - Viện Chiến lược phát triển là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động tự chủ theo quy định của pháp luật. 2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn - Tổ chức nghiên cứu và xây dựng các đề án về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược, quy hoạch, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ, ngành, địa phương lập quy hoạch phát triển của mình. - Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các dự án quy hoạch phát triển ngành, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc địa phương quản lý theo phân công của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch được giao và nghiên cứu các lĩnh vực khoa học khác theo quy định của pháp luật. - Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. - Phân tích, tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường và các yếu tố khác tác động đến chiến lược, quy hoạch để phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. - Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch, tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật. - Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng của Viện và quản lý tài chính, tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. 2.3. Kết quả hoàn thành công việc của Viện trong những năm gần đây (2005-2008) và phương hướng thực hiện năm 2009. 2.3.1.Tình hình hoạt động của Viện trong các năm gần đây a)Tình hình nghiên cứu đề án . Trong các năm qua dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, Viện chiến lược và phát triển đã thực hiện nhiều đề án, bao gồm các công tác xây dựng chiến lược quy hoạch, dự báo kinh tế và một số chương trình khác. - Công tác xây dựng chiến lược. + Làm đầu mối giúp Bộ Kế hoạch và đầu tư triển khai nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010. + Nghiên cứu chuyên đề, tham gia xây dựng báo cáo sơ bộ về quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của chiến lược để báo cáo tiểu ban chỉ đạo. - Công tác quy hoạch. + Phương hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 2006-2010. + Phát triển kinh tế - xã hội vùng phía Tây đương Hồ Chí Minh. + Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. + Chương trình hành động của chính phủ thực hiện quyết định số 37-NQ/TW ngày 1/7/2004 của Bộ chính trị về phương hướng phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và nghị quyết số 39 – NQ/TW ngày 1/7/2004 cho các vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đến năm 2010. + Đề án phát triển tổng thể kinh tế - xã hội khu vực kinh tế Vân Phong tỉnh Khánh Hoà. + Đề án quy hoạch tổng thể Vịnh Bắc Bộ đến 2020. + Đề án quy chế hoạt động của khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. - Các công tác khác . + Đề án hợp tác hai nước Việt Nam – Trung Quốc về phát triển hành lang và vành đai kinh tế . + Dự thảo nghị định của chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực và địa bàn đầu tư . + Tham gia hai chương về chiến lược và quy hoạch trong dự thảo pháp lệnh kế hoạch . + Đề án phân tíc , dự báo lợi thế so sánh , hạn chế , thử thách và lựa chọn chiến lựơc phát triển hiệu quả, bền vững của Việt Nam . + Đề án điều tra, phân tích và đánh giá tổng hợp lực lượng cốt yếu của nguồn nhân lực Việt Nam phục vụ xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Chiến lược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020. b) Tình hình nghiên cứu khoa học . - Viện đã tập trung nhiều trong việc nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu. Công tác nghiên cứu khoa học đã được thúc đẩy chất lượng nâng cao góp phần phục vụ tốt hơn cho việc hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn .Viện đã hoàn thành nhiều đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước. - Hoàn thành thủ tục đăng ký 11 đề tài nghiên cứu khoa học(NCKH) cấp Bộ cho năm 2008. 1. Quan hệ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam cho đến năm 2015. 2. Nghiên cứu, xác định những khó khăn và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh việc hình thành và phát triển các khu kinh tế ở nước ta. 3. Hiện trạng và định hướng cải tiến chính sách phát triển vùng ở nước ta. 4. Giải pháp phát triển có hiệu quả các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh( trường hợp nghiên cứu tỉnh Vĩnh Phúc ). 5. Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dọc theo quốc lộ 5 trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp(lấy ví dụ tỉnh Hải Duơng ). 6. Ảnh hưởng của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Răng Gun tới sự phát triển kinh tế Việt Nam. 8. Giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện chủ trương đưa các tỉnh Long An, Tây Ninh và Bình Phước vào các tỉnh trọng điểm phía Nam. 9. Nghiên cứu quan hệ tăng trưởng với đô thị hoá trong thời gian vừa qua phục vụ cho phát triển kinh tế ở nước ta trong giai đoạn tới(lấy ví dụ là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ). 10. Nguồn nhân lực chất lượng cao: Hiện trạng phát triển, sử dụng các giải pháp tăng cường. 11. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ yêu cầu bứt phá vùng khó khăn Tây Bắc. - Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. + Đề tài KC.09.11“ Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm ”thuộc chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005”, “Điều tra cơ bản và ứng dụng công nghệ Biển”, mã số KC.09. Đề tài thựchiện năm 0221 - 2004 đã nghiệm thu kết quả khá. + Đề tài KC.08.23. ‘Nghiên cứu các giải pháp tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường vùng Tây Nguyên trong tinh hình mới” thuộc chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà Nước giai đoạn 2001-2005. “Bảo vệ môi trường phòng chống thiên tai ”,mã số KC.08. + Triển khai thực hiện đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ tổ chức lãnh thổ và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc dưới tác động của công trình thuỷ điện Sơn La”,mã số ĐTĐL- 2005/11, thời gian thực hiện 2005-2006. c.Tình hình hoạt động đào tạo. Viện chiến lược phát triển tham gia đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển và năm 2007 Viện chiến lược phát triển tuyển sinh đào tạo tiến sĩ khoá 2. - Tình hình hoạt động hợp tác quốc tế. + Hoàn thành dự án quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Viên Chăn và tỉnh Viên Chăn –Lào. + Làm đầu mối triển khai chương trình của diễn đàn Việt – Pháp giai đoạn II theo phân công của Bộ. + Tiếp các đoàn khách quốc tế tìm hiểu kinh tế Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến Viện chiến lựoc phát triển. + .Tổ chức 3 đoàn nghiên cứu khảo sát do Viện chủ trì. + Phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) nghiên cứu định hướng giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đối với các vùng: Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung và Tây nguyên và tổ chức hội thảo tại Kon Tum, Huế, Hà Nội. + Phối hợp với Viện phát triển Hàn Quốc thực hiện dự án chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam theo phân công của Bộ. 2.3.2. Một số thành tựu của Viện Chiến Lược. Là một đơn vị nghiên cứu lý luận trực thuộc Nhà Nước ,Viện chiến lược phát triển đã đáp ứng được yêu cầu về công tác lý luận và thực tiễn đòi hỏi ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế đất nước mà Đảng đã giao. Viện đã tham gia rất nhiều công trình nghiên cứu và đóng góp rất nhiều thành tựu vào công cuộc đổi mới bao gồm: - Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước 70-01, 70A, gồm nhiều đề tài cấp Nhà nước, bước đầu đi vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn đất nước trong môi trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nghiên cứu cơ sở khoa học của định hướng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, đô thị, dân số, lao đông, việc làm và phân bố dân cư phát triển vùng. - Tham gia nghiên cứu xây dựng “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 1991-2000” trình Đại hội VII của Đảng và tham gia chuẩn bị các báo cáo, đề án phục vụ một số Hội nghị Trung Ương các khoá. Đây là lần đầu tiên nước ta tổ chức nghiên cứu chiến lược phát riển kinh tế xã hôị và Viện là 1 trong 6 cơ quan triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu nhiêm vụ này. - Chủ trì xây dựng đề án công nghiêp hoá - hiện đại hoá, trình Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hanh Trung Ương Đảng khoá VII. - Chủ trì nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng Đông Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng Đông Nam Bộ, quy hoạch kinh tế Biển và hải đảo, quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng cả nước đến năm 2010. Tham dự dự án quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Giúp các địa phương xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội dài hạn. - Làm đầu mối giúp Bộ trưỏng kề hoạch và đầu tư về công tác trên phạm vi cả nước. Giúp Bộ tổ chức phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010 và xây dựng bứơc đầu phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đên năm 2010. - Làm đầu mối giúp Bộ nghiên cứu một số vấn đề lý luân và phương pháp luận phân vùng kinh tế và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam. - Chủ trì soạn thảo nghị định Chính Phủ về công tác quy hoạch, thông tư của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Hướng dẫn về đầu tư, trình độ quản lý quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hôi lãnh thổ. - Viện đã đạt được những kết quả tốt đẹp trong quan hệ hợp tác nghiên cứu và đào tạo với nhiều cơ quan và tổ chức khoa học với nhiều nước và tổ chức quốc tế. 2.3.3. Đánh giá tình hình hoạt động của Viện Chiến Lược. a. Ưu điểm: - Trong những năm qua Viện Chiến lược phát triển đã hoàn thành được một khối lượng công việc rất lớn. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Kế hoạch đầu tư và sự cố gắng của toàn bộ cán bộ viên chức của Viện nhiều hoạt động nghiên cứu đã được triển khai và được nhiều thành tựu to lớn về mặt kinh tế- xã hôi . - Viện chiến lược phát triển đã tích cực đổi mới phương pháp làm việc, tổ chức linh hoạt các hoạt động công tác và thực thi nhiệm vụ, tập hợp đựoc trí tuệ của cán bộ viên chức của Viện. b. Hạn chế. - Công tác nghiên cứu lý luận tuy đã được đổi mới nhưng vẫn còn nhiều nhược điểm, nhất là ở công tác dự báo chiến lược và đổi mới công tác quy hoạch ngành, lĩnh vực công tác kế hoạch hoá … - Còn khó khăn trong lĩnh vực đào tạo cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công việc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ sở vật chất, hạ tầng, không gian làm việc cho cán bộ công nhân viên của Viện còn chưa được tốt dẫn đến hạn chế khả năng làm việc của cán bộ công nhân viên. 2.3.4. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Viện Chiến lược phát triển . a. Phương hướng tổng quát . - Tiếp tục củng cố tổ chức, tăng cường năng lực công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm của Viện. Tăng cường thêm các hoạt động bổ trợ: đào tạo tư vấn phát triển, hợp tác với các cơ quan khác một cách có hiệu quả. b. Hoạt động cụ thể: - Quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết Đại hôi của Đảng và các nghi quyết hội nghị TW khoá X theo lãnh đạo và chỉ đạo của Bộ. - Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của Viện theo quyểt định số 232/2003/QT-TT của thủ tướng Chính phủ. - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc bộ KHĐT và các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các đề án - Triển khai công tác nghiên cứu khoa học. - Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quy hoạch, tư vấn phát triển, đào tạo tiến sĩ. 2.4. Tổ chức bộ máy của Viện Chiến lược phát triển. a) Lãnh đạo Viện: - Viện Chiến lược phát triển có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng. - Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về toàn bộ hoạt động của Viện Chiến lược phát triển. - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về lĩnh vực công tác được phân công. b) Cơ cấu tổ chức của Viện 1. Ban Tổng hợp; 2. Ban Dự báo; 3. Ban Nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất; 4. Ban Nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ; 5. Ban Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và Các vấn đề xã hội; 6. Ban Nghiên cứu phát triển vùng; 7. Ban Nghiên cứu phát triển hạ tầng; 8. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam; 9. Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và Tư vấn phát triển; 10. Văn phòng. CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT VỀ BAN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG I. Chức năng và nhiệm vụ của Ban. Ban nghiên cứu và phát triển hạ tầng là đơn vị thuộc Viện chiến lựoc phát triển có chức năng, nhiệm vụ được quy định tại quyết định số 232/2003/QĐ-TTG ngày 13/11/2003. Chức năng: Với tư cách là một cơ quan nghiên cứu thuộc Viện, Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng không trực tiếp tham gia hoạt động đầu tư mà chủ yếu giúp Viện lập kế hoạch, chiến lược. Là công cụ quan trọng để quản lý và kế hoạch hoá hoạt động đầu tư, cũng như thẩm định các quy hoạch có liên quan đến ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Mạng lưới kết cấu hạ tầng gồm nhiều lĩnh vực có thể chia thành kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất (hay kết cấu hạ tầng kinh tế ) và kết cấu hạ tầng xã hội. Kết cấu hạ tầng kinh tế: -Mạng lưới giao thông vận tải; -Mạng lưới bưu chính viễn thông; -Mạng lưới cấp nước và thoát nước; -Mạng lưới điện; -Hệ thống bến cảng, kho bãi; -Xử lý chất thải; Kết cấu hạ tầng xã hội: -Hệ thống trường, phòng học, phòng thí nghiệm của các trường học từ nhà trẻ, mẫu giáo đến phổ thông các cấp. -Hệ thống trường đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp trở lên đến đại học. -Hệ thống các bệnh viện, trạm y tế. -Hệ thống các công trình văn hoá, thể thao khu vui chơi giải trí (cung văn hoá, rạp hat, rạp chiếu bóng, sân vận động, công viên..) Nhiệm vụ của Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng: - Tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển hạ tầng của cả nước và trên các vùng châu thổ. Đầu mối tham mưu các vấn đề về quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực hạ tầng. Tham gia thẩm định quy hoạch các ngành liên quan. Trong từng năm ,Viện lại đưa ra những nhiệm vụ cụ thể cho Ban . Vd : giai đoạn 2006-2008 Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng có nhiệm vụ: -Nghiên cứu chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. -Nghiên cứu quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng vùng ven biển Bắc Bộ . II. Tổ chức nhân sự của Ban nghiên cứu và phát triển hạ tầng Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng gồm có 6 cán bộ. Trong đó có 1 lãnh đạo là trưởng ban, 1 phó ban, 2 nghiên cứu viên cao cấp và 2 cán bộ và bao gồm: -Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng kinh tế. -Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng xã hội và các cơ chế chính sách cho phát triển hạ tầng. -Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng bảo vệ môi trường . ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA BAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG. 2.1. Về nhân lực - Đội ngũ cán bộ trong Ban có độ tuổi từ 30-50 tuổi - là những người đã tốt nghiệp các trường Đại học, cao học và được Viện cử đi nghiên cứu tại nước ngoài như Hà Lan, Nga… - Về công tác nghiên cứu khoa hoc: Dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của Viện, Ban có tổ chức các cuộc hội thảo khoa học trong phạm vi Ban và hàng tháng tổ chức sinh hoạt khoa học theo từng chuyên đề do từng các nhân tổ chức. - Ban đã tham gia tích cực các phong trào do Viện tổ chức. Các kết quả được thể hiện ở bảng sau: Bảng đánh giá tổng kết công tác thực hiện năm 2008 STT Tiêu chí đánh giá Điẻm tối đa Điểm tự chấm 1 Phát huy tinh thần sáng tạo, hoàn thành xuất sắc các công việc 60 55 Hoàn thành công việc 40 35 Báo cáo hàng tuần 10 8 Xử lý văn bản 10 10 2 Có tinh thần trách nhiệm cao trong phối hợp công việc 10 10 3 Tham gia các phong trào 15 15 4 Thực hiện nội quy 15 12 Tổng số điểm 100 92 - Toàn thể cán bộ Ban đã tự nhận xét và cho điểm theo các mục tiêu trên và đánh giá là tập thể xuất sắc. - Đối với cá nhân: các cá nhân đã tự kiểm điểm, tập thể Ban đã đánh giá và bình bầu lao động xuất sắc và tiên tiến trong đó có 1 danh hiệu lao động xuất sắc và 5 danh hiệu lao động tiên tiến. - Về công tác đời sống: Xây dựng quỹ phụ cấp Ban và thường xuyên tổ chức tham quan nghỉ mát trong dịp hè và các ngày lễ tết để cải thiện vật chất lẫn tinh thần cho các cán bộ trong Ban. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế mà Ban gặp phải và nên điều chỉnh, đó là: + Mọi cán bộ trong Ban phải nhận thức được trách nhiệm của cá nhân trong việc thực hiện các công việc được giao, bám sát các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thi hành các công việc của mình. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, các cán bộ trong Ban phụ trách ngành nào phải nắm vững tình hình phát triển của ngành,mỗi ngành cần hoàn thiện dữ liệu. + Do khối lượng công việc nghiên cứu chuyên môn của Ban nhiều đòi hỏi khối lượng thông tin đồ sộ và luôn cập nhật. Mặt khác các yêu cầu của cấp lại thường rất gấp gáp, nên mặc dù Ban đã quan tâm sát xao song so với các nhiệm vụ chức năng vẫn còn phải có nhiều cố gắng hơn nữa. + Hơn nữa điều kiện đi thực tế của cán bộ trong Ban có hạn, vì vậy điều kiện nghiên cứu các lĩnh vực kết cấu hạ tầng và đô thị chưa sâu, chưa có điều kiện thực tế. + Lực lượng cán bộ còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu phát triển kết cấu hạ tầng nói chung mà mới tập trung vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế chưa tập trung nghiên cứu được kết cấu hạ tầng xã hội. 2.2. Về điều kiện làm việc - Cơ sở vật chất: + Diện tích làm việc của Ban là: 50m2 + Bóng đèn: 4 đèn neon và 2 cửa sổ ở đối diện cửa ra vào cung cấp đủ ánh sang và không khí thoáng mát. + Điều hoà: 1chiếc. + Máy tính: 6 máy tính được nối mạng. + Tủ lưu trữ hồ sơ và tài liệu: gồm 3 tủ trong đó có 2 tủ to nhiều ngăn và 1 tủ nhỏ. + Bàn làm việc: 6 bàn làm việc bằng gỗ và 1 bàn nhỏ dùng để tiếp nước. Môi trường làm việc là một trong những nhân tố tác động đến hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân. Nếu trong một môi trường làm việc có nhiều hạn chế nghĩa là khả năng đóng góp vào thành công của công việc chưa cao và ngược lại. Qua thông tin có được trong quá trình thực tập tôi nhận thấy điều kiện làm việc, nghiên cứu của Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng tương đối đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cơ bản cho quá trình làm việc và nghiên cứu tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, cần được sự quan tâm của Viện, đó là: + Không gian làm việc nhỏ, hẹp, các cá nhân không có không gian riêng để làm việc. + Trang thiết bị vật chất đã cũ, cần được bảo dưỡng và đổi mới (bàn làm việc, máy tính, điều hoà, tủ đựng hồ sơ..) 2.3. Về điều kiện tài chính - Các hoạt động của Ban được Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm. Tuy nhiên khoản kinh phí đó còn khá eo hẹp. - Tỷ lệ lương trong tổng ngân sách được cấp là 100%. Khoản kinh phí được cấp cho Ban hạn hẹp không thể tránh khỏi những hạn chế của hiệu quả công việc, Do đó một chính sách đãi ngộ về vấn đề kinh phí hợp lý là điều quan trọng cần thực hiện. IV.Giới thiệu về một nghiệp vụ lựa chọn của Ban nghiên cứư phát triển hạ tầng. Với tư cách là một cơ quan nghiên cứu thuộc Viện, Ban nghiên cứu và phát triển hạ tầng không trực tiếp tham gia hoạt động đầu tư nhưng đã đóng góp phần quan trọng trong việc giúp Viện lập các quy hoạch, chiến lược – công cụ quan trọng để quản lý kế hoạch hoá hoạt động đầu tư cũng như Thẩm định các quy hoạch có liên quan đến các ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Hoạt động chính của Ban là: + Lập Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng. Để hiểu rõ hơn về nghiệp vụ của Ban tôi xin trình bày công tác: Lập quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000-2010. 1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ B1: Thành lập nhóm nghiên cứu; B2: Xây dựng đề cương; B3: Thu thập thông tin; B4: Viết nghiên cứu; B5: Họp nhóm nghiên cứu hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu; B6: Hội thảo, lấy ý kiến đóng góp. 2. Nội dung từng bước và phương pháp thực hiện. B1: Thành lập nhóm nghiên cứu. Thành lập 1 nhóm nghiên cứu gồm 3-5 người trong đó bầu ra 1 nhóm trưởng, 1 nhóm phụ và còn lại là các thành viên phụ trách các nhiệm vụ được giao. B2: Xây dựng đề cương sơ bộ. Đề cương bao gồm 3 phần:. Phần mở đầu: Phần thứ nhất: Mục đích, yêu cầu, căn cứ việc lập quy hoạch điều chỉnh phát triển GTVT đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ đến năm 2010. Mục đích Căn cứ điều chỉnh quy hoạch Yêu cầu Phạm vi nghiên cứu Phần thứ hai: Quy hoạch điều chỉnh phát triển hệ thống GTVT đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000-2010. I.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội. 1.Vị trí địa lý. 2. Điều kiện tự nhiên. 3.Dân số. 4.Nguồn nhân lực. II.Tổng quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1994-1999. III.Thực trạng hệ thống GTVT t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22697.doc
Tài liệu liên quan