MỤC LỤC TRANG
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BỘ THUỶ SẢN VÀ VỤ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 4
I. Quá trình hình thành và phát triển bộ thuỷ sản 4
1. Lịch sử hình thành Bộ Thuỷ sản và các giai đoạn phát triển 4
2. nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thuỷ sản: 7
3. Tổ chức bộ máy thuỷ sản. 10
4. Nhân sự: 13
II. Chức năng, nhiệm vụ của Vụ Kế hoạch - Tài chính 14
1. Chức năng 15
2. Nhiệm vụ 15
3. Nhân Sự 17
PHẦN II 18
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TẠI VỤ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH BỘ THUỶ SẢN 18
I. Tình hình quản lý đầu tư của Vụ Kế hoạch tài chính.18
1. Công tác lập kế hoạch đầu tư 18
2. Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư 19
2.1 Quá trình lập dự án đầu tư 19
2.2 Thẩm định dự án đầu tư 21
3. Công tác quản lý quá trình thực hiện đầu tư 23
4. Công tác quản lý giai đoạn kết thúc đưa dự án vào sử dụng 24
II. Đánh giá Tình hình quản lý đầu tư trong thời gian qua.25
1. Kết quả quản lý đầu tư: 25
1.1. Đối với các dự án đầu tư nguồn vốn trong nước 25
1.2. Đối với các dự án đầu tư có vốn nước ngoài 29
2. Mặt tồn tại trong công tác quản lý đầu tư 31
CHƯƠNG III 33
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TẠI VỤ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 33
I. Phương hướng hoạt động của Vụ Kế hoạch Tài chính trong những năm tới 33
II. Một số giải pháp 33
1. Nâng cao năng lực tư vấn, thẩm định, giám định và quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản 33
2. Tăng cường huy động vốn cho các dự án có hiệu quả cao 34
3. Nâng cao năng lực quản lý các công trình của nhà nước đầu tư 34
4. Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tư 35
KẾT LUẬN 44
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Thủy sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế hoạch – Tài chính
Vụ Khoa học - Công nghệ
Vụ Hợp tác Quốc tế
Vụ Pháp chế
Vụ Tổ chức cán bộ
Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản
Thanh tra
Văn phòng
b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ
Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản
Viện nghiên cứu Hải sản
Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản I
Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II
Trung tâm nghiên cứu Thuỷ sản III
Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia
Trung tâm tin học
Báo Thuỷ sản
Tạp chí Thuỷ sản
c) Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước của ngành thuỷ sản
Vụ Hợp tác
Quốc tế
Bộ thuỷ sản
Vụ nuôi trồng thuỷ sản
Cục
quản lý chất lượng, an toàn
vệ sinh và thú y thuỷ sản
Vụ Tổ chức cán bộ
Cục
khai thác, quản lý
nguồn lợi thuỷ sản
Vụ Kế hoạch Tài Chính
Vụ Pháp chế
Vụ Kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân
Thanh tra Bộ
Vụ Khoa học
Công nghệ
Văn phòng
4. Nhân sự:
Toàn Bộ thuỷ sản biên chế hiện có là: 152
Đến nay 01/02/2004: 129 + 14 hợp đồng
Trong đó:
ỉ Vụ Tổ chức cán bộ: + Biên chế: 15
+ Hiện có: 13
ỉ Vụ Kế hoạch Tài chính: + Biên chế: 24
+ Hiện có: 21
ỉ Vụ Khoa học và Công nghệ: + Biên chế: 15
+ Hiện có:11 +1 HĐLĐ
ỉ Vụ Kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân: + Biên chế: 17
+ Hiện có:16+1 HĐLĐ
ỉ Vụ Hợp tác Quốc tế: + Biên chế: 8
+ Hiện có: 8
ỉ Vụ Pháp chế: + Biên chế: 6
+ Hiện có: 6
ỉ Vụ nuôi trồng Thuỷ sản: + Hiện có:
+ Biên chế:
ỉ Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản: + Biên chế: 30
ỉ Cục quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản:
+ Biên chế: 18
+ Hiện có 14 + 3 HDLĐ
ỉ Thanh tra Bộ: + Biên chế : 8
ỉ Văn phòng Bộ: + Biên chế: 48
+ Hiện có: 40 +15 HĐ
ỉ Bộ trưởng 1, Thứ trưởng: 3
ỉ Lái xe: 5
ỉ Bảo vệ: 5
ỉ Tạp vụ: 2
ỉ Đánh máy: 2
Độ tuổi trung bình của Bộ là: 49 tuổi
Trong đó: 55 - 60 (tuổi): 39,55%
50 - 55 (tuổi): 20,34%
45 - 50 (tuổi): 10,73%
40 - 45 (tuổi): 8,47%
35 - 40 (tuổi): 3,38%
30 - 35 (tuổi): 2,26%
dưới 30 tuổi: 15,27%
II. Chức năng, nhiệm vụ của Vụ Kế hoạch - Tài chính
Theo quyết định số 09/2003/QĐ-BTS ngày 05/08/2003 của Bộ thuỷ sản quy định như sau:
1. Chức năng
Vụ Kế hoạch – Tài chính là tổ chức tham mưu có giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thương mại, thống kê, tài chính, giá, đầu tư và xây dựng cơ bản của ngành. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc Bộ.
2. Nhiệm vụ
Chủ trì xây dựng và trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm và các chương trình, dự án về kế hoạch, tài chính của ngành thuỷ sản.
Chủ trì xây dựng và trình Bộ trưởng văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực kế hoạch, tài chính của ngành thuỷ sản.
Tham mưu cho Bộ trưởng triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực kế hoạch, tài chính và những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kế hoạch, tài chính.
Giúp Bộ trưởng giám sát, kiểm việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực kế hoạch tài chính ủa ngành. Từ đó có các đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Trình Bộ trưởng quyết định giao định hướng kế hoạch về sản xuất kinh doanh cho các địa phương; giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc Bộ; phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm trên cơ sở kế hoạch và định mức của Nhà nước. Quyết toán các nguồn kinh phí do bộ quản lý, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất, sơ kết, tổng kết theo quy định của Bộ và Chính phủ về lĩnh vực được giao.
Thường trực hội đồng Thẩm định của Bộ về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hài hạn, hàng năm, chương trình, dự án phát triển ngành.
Thường trực Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ
Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác thống kê của ngành Thuỷ sản theo quy định của pháp luật, nghiên cứu, khai thác các cuộc điều tra thống kê của các đơn vị khác để phục vụ công tác quản lý của Bộ.
Thực hiện quản lý nhà nước các dự án bằng nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài – FDI; nguồn viện trợ phát triển chính thức – ODA theo quy định của pháp luật;
Quản lý nhà nước các quỹ do Bộ thành lập theo quy định của pháp luật
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
Về thương mại; phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan xây dựng các chính sách thương mại thuỷ sản để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Nghiên cứu phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuỷ sản tìm kiếm mở rộng thị trường; Xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt các định mức kinh tế theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn, kiểm tra, báo cáo về quản lý tài chính, kế hoạch, tài sản; thực hiện công tác phát triển kinh tế thuỷ sản gắn với quốc phòng theo quy định của pháp luật trong các đơn vị thuộc Bộ.
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, thực hiện những công việc được giao và phối hợp với Vụ hợp tác quốc tế và các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển thuỷ sản trong hội nhập; chủ trì chuẩn bị và tổ chức hội nghị điều phối ODA của ngành thuỷ sản; tổng hợp, đánh giá, đề xuất, vận động ODA của ngành Thuỷ sản
Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao phó.
3. Nhân Sự
Vụ kế hoạch đầu tư có Biên chế: 24 người gồm 01 vụ trưởng, 04 vụ phó và 19 chuyên viên. Trong đó có 1 tiến sĩ, 1 thạc sĩ còn lại là trình độ đại học
Độ tuổi trung bình: 47 tuổi.
Phần II
Tình hình quản lý đầu tư tại vụ kế hoạch tài chính Bộ thuỷ sản
I. Tình hình quản lý đầu tư của Vụ Kế hoạch tài chính
1. công tác lập kế hoạch đầu tư
Hoàn thành báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2002 và biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế –xã hội năm 2003 của ngành Thuỷ Sản, kịp thời phục vụ Hội nghị tổng kết ngành Thuỷ Sản năm 2001 và triển khai kế hoạch năm 2004của toàn Ngành.
Hoàn thành việc thông báo chỉ tiêu kế hoạch năm 2002 cho 61 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị thuộc Bộ Thuỷ Sản về sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch hoạt động công ích của Công ty dịch vụ khai thác Biển Đông.
Tiếp tục phối hợp và chỉ đạo Viện kinh tế qui hoạch bổ sung và hoàn chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội ngành đến năm 2010.
Tiếp tục chỉ đạo triển thực hiện quyết định 143/2000/QĐ- TTg ngày 4/12/2000 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng đội tàu công ích làm dịch vụ hậu cần nghề cá kết hợp khai thác hải sản ở Trường Sa và DK1. Đã làm việc với cơ quan hữu quan để giải quyết vốn Biển Đông hải đảo cho đóng tàu hậu cần dịch vụ cho hai tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và Ninh Thuận; vốn điều tra đánh giá nguồn lợi sinh vật biển vùng biển Trường Sa và DK1 của Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng; vốn đầu tư xây dựng khu dịch vụ hậu cần đảo Bá Tây, và vốn đầu tư cho các công trình cảng cá điạ phương.
Trình Bộ ban hành chỉ thị số 04/2002/CT-BTS ngày 9/7/2002 hướng dẫn các địa phương xây dựng và tổng hợp kế hoạch năm 2003 của ngành để trình Thủ tưởng Chính Phủ, làm việcvới cơ quan nhà nước để giải quyết đảm bảo nguồn lực đầu tư của Ngành.
Đã tham gia Ban đổi mới, xếp hạng doanh nghiệp của Bộ, tiến hành khảo sát và làm việc với một số doanh nghiệp , chuẩn bị triển khai cổ phần hoá theo nghị quyết của Chính phủ.
2. công tác lập và thẩm định dự án đầu tư
2.1 Quá trình lập dự án đầu tư
a, Xác định dự án và xin quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư :
Căn cứ vào quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt hoặc căn cứ thực trạng xuống cấp của công trình cần sữa chữa lớn, khôi phục, cải tạo các Cục quản lý chuyên ngành hoặc các địa phương lập văn bản để đề nghị Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản cho phép chuẩn bị đầu tư.
Đối với các dự án cần lập báo các nghiên cứu khả thi, để xin phép được đầu tư, trước hết chủ đầu tư phải lập đề cương khảo sát lập báo các nghiên cứu khả thi trình lên Bộ trưởng. Trên cơ sở cân đối vốn chuẩn bị đầu tư, Vụ Kế hoạch Tài Chính có ý kiến tham mưu và chuẩn bị văn bản để Bộ trưởng ký quyết định phê duyệt kinh phí cho dự án.
Nếu dự án nhóm A thì Bộ Thuỷ Sản trình Chính Phủ kí quyết định.
b. Lập và trình duyệt dự án đầu tư : Sau khi được phê duyệt kinh phí cho dự án, chủ đầu tư tiến hành điều tra khảo sát lập hoặc tìm thuê các tổ chức tư vấn lập dự án đầu tư từ hai bước báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc một bước (báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc báo cáo đầu tư tuỳ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền ký quyết định đầu tư.
Thông thường các dự án nhóm A thực hiện hai bước, trường hợp đặc biệt được Chính phủ cho phép thì chỉ lập nghiên cứu khả thi. Các dự án nhóm B nếu xét thấy cần thiết mới tiến hành hai bước. Các dự án còn lại chỉ thực hiện một bước là nghiên cứu khả thi.
c. Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
Nghiên cứu sơ bộ sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn.
ỉ Dự kiến lựa chọn quy mô đầu tư, lựa chọn hình thức đầu tư.
ỉ Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất.
ỉ Phân tích sơ bộ về công nghệ kỹ thuật và xây dựng, điều kiện về cung cấp vật tư, thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ…
ỉ Phân tích tài chính nhằm xác định sơ bộ Tổng mức đầu tư, các khả năng và điều kiện huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ, thu lãi.
Về nguồn vốn gồm có:
+ Vốn ngân sách do Nhà nước cấp
+ Vốn tín dụng
+ Vốn tự huy động
+ Vốn Nước ngoài ( vốn ODA, Vốn vay từ WB, ADB…)
ỉ Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế, xã hội của dự án.
d. Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi
ỉ Nêu các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư
ỉ Lựa chọn hình thức đầu tư
ỉ Các phương án điạ điểm cụ thể
ỉ Các phương án và giải pháp xây dựng
ỉ Tổ chức quản lý khai thác, sử dụng lao động
ỉ Phân tích tài chính, kinh tế
Tại Vụ Kế hoạch Tài chính của Bộ Thuỷ Sản các loại dự án được phân công cho từng người trong vụ theo chức năng và nhiệm vụ của mình phụ trách một dự án từ bắt đầu đến khi kết thúc như : dự án về cầu cảng, dự án về nuôi trồng thuỷ sản, dự án về xây dựng cơ bản…
2.2 Thẩm định dự án đầu tư
Sau khi hoàn thành việc lập dự án đầu tư, Chủ đầu tư làm thủ tục trình lên cấp quyết định đầu tư để thẩm định và phê duyệt. Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước còn phải thẩm định về phương án tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án.
Đối với dự án thuộc nhóm A : Vụ Kế hoạch Tài chính làm việc với Bộ Kế hoạch Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thông qua.
Các dự án nhóm B: Vụ Kế hoạch Tài chính chuẩn bị văn bản để Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản ký.
Thẩm định nghiên cứu khả thi: Các dự án thuộc nhóm A do Bộ Kế hoạch Tài chính thẩm định có tập hợp ý kiến các Bộ, Ngành, Địa phương có liên quan, dự thảo quyết định đầu tư trình Chính Phủ xem xét quyết định.
Các dự án thuộc nhóm B, C: Vụ Kế hoạch Tài chính tổ chức thẩm định cùng với sự tham gia của các vụ liên quan như: Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ Nuôi trồng Thuỷ sản…
Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA thì có thể có sự tham gia của Vụ hợp tác quốc tế.
Đối với các dự án mang tính chất kỹ thuật phức tạp, qui mô lớn thì phải có sự tham gia của các chuyên gia về lĩnh vực đó.
Riêng các dự án thuộc nhóm B phải có ý kiến thống nhất của Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ quản lý ngành về quy hoạch phát triển ngành và nội dung kinh tế kỹ thuật của dự án.
Nội dung thẩm định dự án đầu tư :
ỉ Sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng nông thôn đô thị.
ỉ Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia
ỉ Các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung.
ỉ Phương án công nghệ và quy mô sản xuất, công suất sử dụng.
ỉ Phương án kiến trúc, việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẫn xây dựng.
ỉ Sử dụng đất đai tài nguyên, bảo vệ tài nguyên sinh thái.
ỉ Phòng chống cháy nổ, an toàn lao động và các vấn đề xã hội của dự án.
ỉ Các vấn đề rủi ro của dự án có thể xảy ra trong quá trình thực hiện làm dự án.
ỉ Đánh giá tổng thể về tính khả thi của dự án.
ỉ Các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư, vốn tín dụng do Nhà nước bão lãnh còn phải thẩm định các điều kiện tài chính, giá cả, hiệu quả đầu tư và phương án hoàn trả vốn đầu tư của dự án.
3. công tác quản lý quá trình Thực hiện đầu tư
Chủ đầu tư tuyển chọn tư vấn khảo sát thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng công trình, thẩm định thiết kế công trình. Sau đó chủ đầu tư trình duyệt Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình.
Trong công tác tuyển chọn các nhà thầu, Chủ đầu tư lập kế hoạch đấu thầu trình cấp quyết định đầu tư duyệt. Sau khi có kế hoạch đấu thầu được duyệt, Chủ đầu tư trực tiếp lập hoặc thuê tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân lập hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn khung điểm đánh giá hồ sơ dự thầu, xếp hạng nhà thầu trình cấp quyết định đầu tư xét duyệt để ra thông báo mời thầu và tổ chức đấu thầu.
Sau khi mở thầu, Chủ đầu tư tổ chức phân tích, đánh giá các hồ sơ dự thầu và xếp hạng nhà thầu và làm thủ tục trình duyệt lên cấp quyết định đầu tư xem xét, ra quyết định duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu được trúng thầu.
Tư vấn khảo sát thiết kế được trúng thầu có trách nhiệm điều tra khảo sát, Lập Thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán. Chủ đầu tư kiểm tra nghiệm thu nội dung hồ sơ đề án để trình lên cấp quyết định đầu tư xét duyệt sau khi đã có các cơ quan chuyên môn thẩm định về Thiết kế và Tổng dự toán.
Trong giai đoạn này Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Thuỷ Sản có trách nhiệm xem xét nội dung hồ sơ để trình lên Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản xem xét quyết định.
Thi công xây lắp công trình: Vụ Kế hoạch Tài chính phối hợp với Bộ Xây dựng kiểm tra trong quá trình đầu tư và xây dựng của Ngành.
Vụ Kế hoạch Tài chính tham gia với vụ Tài chính – kế toán trong việc quyết toán vốn đầu tư các công trình đã hoàn thành. Tổ chức kiểm tra và xử lý những vướng mắc trong quá trình đầu tư và xây dựng cũng như nghiệm thu các công trình đầu tư xây dựng do Bộ quản lý( kể cả nguồn vốn nước ngoài).
4. công tác quản lý Giai đoạn kết thúc đưa dự án vào sử dụng
Được thực hiện theo các quy định trong điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52/1999/NĐ-Chính phủ ngày 08/7/1999 của Chính phủ.
Công trình xây dựng chỉ được bàn giao toàn bộ cho chủ đầu tư khi đã xây lắp hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt, vận hành theo đúng yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng.
Biên bản tổng nghiệm thu bàn giao công trình là văn bản pháp lý để chủ đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán công trình.
Chậm nhất là sau 6 tháng sau khi dự án đưa vào sử dụng, chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo quyết toán vốn đầu tư gửi lên Vụ Kế hoạch Tài chính để Vụ trình lên nguời có thẩm quyền phê duyệt quyết toán đầu tư.
Việc tổng hợp của Bộ:
Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 10 hàng năm các đơn vị thực hiện các bước xây dựng dự án trên. Sau khi được phê duyệt, dự án sẽ được trình lên Bộ kế hoạch và đầu tư (chỉ các dự án được phê duyệt trước ngày 31 tháng 10 năm trước mới được xem xét để cấp vốn đầu tư vào năm sau)
ỉ Bộ kế hoạch và đầu tư trình chính phủ, sau đó trình quốc hội (kỳ họp quốc hội cuối năm )
ỉ Sau khi quốc hội thông qua, chính phủ ra quyết định ,Bộ kế hoạch và đầu tư giao vốn, tiếp đó Bộ thuỷ sản (mà trực tiếp là Vụ Kế hoạch Tài chính ) căn cứ các dự án được giao vốn theo phân kỳ đầu tư hàng năm và tổng mức đầu tư được duyệt.
II. Đánh giá Tình hình quản lý đầu tư trong thời gian qua
1. Kết quả quản lý đầu tư:
1.1. Đối với các dự án đầu tư nguồn vốn trong nước
1.1.1 Đối với các dự án do Vụ Kế hoạch Tài chính trực tiếp quản lý
Triển khai thực hiện kế hoạch vốn ngân sách năm 2002, cụ thể như sau:
Tổng mức vốn đầu tư theo kế hoạch được giao với số vốn: 181000 triệu đồng. Đã phân bổ các loại vốn như sau:
Vốn thiết kế qui hoạch: 3000 triệu đồng
Vốn chuẩn bị đầu tư : 3000 triệu đồng
Vốn chuẩn bị thực hiện dự án: 1500 triệu đồng
Vốn thực hiện dự án: 173500 triệu đồng
Tổng số vốn triển khai năm 2002 là 44 dự án với tổng mức vốn là 175700 triệu đồng, bao gồm :
A. Đối với dự án nhóm A
Có một dự án (bao gồm 11 dự án thành phần) xây dựng hạ tầng nghề cá chuyển tiếp, đã khánh thành trong năm 2002 được gồm 9 cảng: Cát Bà, Cửa Hội, Phan Thiết, Cà Mau, Trần Đề, Sông Gianh, Côn Đảo, riêng cảng cá Tắc Cậu mới hoàn thành giai đoạn 1. Do lũ lụt, tiến độ triển khai không kịp, Bộ đã đề nghị Chính Phủ cho phép kéo dài công trình này sang tháng 6 năm 2003.
B. Đối với dự án nhóm B
Có 10 dự án, gồm các dự án chuyển tiếp:
ỉ Cảng và chợ cá Hạ Long, 3 Trung tâm giống quốc gia Thuỷ Sản miền Bắc, miền Trung, Nam Bộ và dự án tăng cường năng lực nghiên cứu của Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng.
Các dự án khởi công mới 4 dự án :
ỉ Tăng cường năng lực kiểm nghiệm của Trung Tâm kiểm tra chất lượng và Vệ sinh thuỷ sản (NAFIQACENT).
ỉ Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản Nam Bộ.
ỉ Trung tâm quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Trung
ỉ Trung tâm quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt Nam Bộ
C. Đối với dự án nhóm C
Triển khai 34 dự án, trong đó:
ỉ Qui hoạch 6 dự án, chuẩn bị đầu tư 14 (trong đó chuẩn bị thực hiện 6 dự án )
ỉ Dự án qui hoạch triển khai và xây dựng 2 dự án : Nuôi tôm trên cát ven biển miền Trung và nuôi trồng thuỷ sản các khu ruộng đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng.
ỉ Dự án chuẩn bị đầu tư có 4 dự án không triển khai được:
+ Vùng sản xuất tôm sú giống Hòn Khoai không đủ điều kiện xây dựng
+ Trường công nhân kỹ thuật thuỷ sản Huế chưa có qui hoạch
+Vùng nuôi tôm sinh thái Bàng La không thực hiện được vì đầu tư hiệu quả thấp
+ Trại thực nghiệm và chuyển giao công nghệ Cần Thơ chưa xá định được địa điểm đầu tư
Dự án chuẩn bị thực hiện chưa thực hiện được gồm:
+ Vùng nuôi tôm công nghiệp Tiền Hải chưa duyệt báo cáo khả thi vì phải tập trung cho các dự án chuyển tiếp.
+ Phân viện nghiên cứu Hải sản miền Nam chưa có địa điểm.
Có 7 dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng gồm :
+ Cảng cá Thuận An
+ Trại thực nghiệm nuôi trồng thuỷ sản Quảng Ninh
+ Tăng cường năng lực nghiên cứu của Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng.
+ Tàu nghiên cứu Biển Đông.
+ Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
+ Trường công nhân kỹ thuật Hạ Long.
+ Trường trung học thuỷ sản I.
Năm 2003 đã giải ngân được 100% kế hoạch vốn sau khi đã điều chỉnh.
1.1.2. Các dự án do địa phương quản lý
Các địa phương tiếp tục triển khai thủ tục đầu tư cho chương trình nuôi trồng thuỷ sản theo quyết định 224/QĐ-TTg ngày 8/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình nuôi trồng thuỷ sản và quyết định 103/2000/ QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sácg khuyến khích phát triển sản xuất giống thuỷ sản. Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ Ngân sách Trung ương là: 155 tỷ đồng cho 222 dự án phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
ỉ Tiếp tục đề nghị Nhà nước giải quyết vốn đầu tư từ nguồn Biển Đông Hải Đảo xây dựng 16 cảng cá, bến cá: Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bạc Liêu, Thanh Hoá, Ninh Thuận, Cà Mau, Bình Định, Quảng Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Bến Tre, Bình Thuận, Trà Vinh, Quảng Bình, Phú Yên. Trong đó có 4 công trình khởi công năm 2002 tại các địa phương như : Lạch Hới (Thanh Hoá); Lạch Vạn (Nghệ An); Tiên Châu (Phú Yên); Cửa Tùng ( Quảng Trị ).
ỉ Trong năm 2002 đã tổ chức 41 cuộc họp để thẩm định và tư vấn thẩm định đề cương, thẩm định dự án, điều chỉnh dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. Tham gia đóng góp ý kiến chương trình của Nghành, của các Bộ, của địa phương theo lĩnh vực đầu tư.
ỉ Thực hiện công tác giám định đầu tư, các công trình xây dựng cơ bản theo chỉ thị số 08/2002/CT-TTg ngày 20/2/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ.
ỉ Tham gia đoàn công tác Thanh tra xây dựng cơ bản, các công trình xây dựng của Bộ quản lý.
ỉ Tiến hành và phối hợp các ngành, các địa phương giám định chất lượng công trình xây dựng cơ bản, để kịp bàn giao đưa vào sử dụng.
Về vốn tín dụng đầu tư năm 2003: Quỹ hỗ trợ đầu tư được phân bổ năm 2003 là 12.5 tỷ đồng, thực hiện được 2.3 tỷ đồng, đạt 18.4% so với tổng số, trong đó tín dụng đầu tư 2 tỷ đồng, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là 0.3 tỷ đồng.
Lập báo cáo tình hình thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thường kỳ theo yêu cầu của Lãnh đạo Vụ, Bộ.
ỉ Xây dựng cơ chế chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản đang xin ý kiến các ngành Trung ương.
Đang hoàn chỉnh tiêu chí các xã đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển và hải đảo.
1.2. Đối với các dự án đầu tư có vốn nước ngoài
Năm 2000 vẫn chịu ảnh hưởng của xu thế chung trong cả nước. Số dự án đầu tư mới giảm thấp nhất so với tất cả các năm trước đây. Xin đơn cử số liệu thống kê 5 năm 1996-2000:
- Năm 1996 có 5 dự án.
- Năm 1997 có 8 dự án.
- Năm 1998 có 7 dự án.
- Năm 1999 có 5 dự án.
- Năm 2000 có 3 dự án.
- Năm 2001 có 5 dự án
- Năm 2002 có 1 dự án
- Năm 2003 có 9 dự án được triển khai
Trong 9 dự án năm 2003 có 2 dự án đầu tư vào chế biến thuỷ sản và 1dự án vào nuôi trồng thuỷ sản. Các dự án đều có qui mô rất nhỏ, vốn pháp định 600 triệu đồng VN, 450.000 USD và 2,5 triệu USD. Điều đó chứng tỏ đầu tư FDI vào thuỷ sản còn rất hạn chế.
Nhìn chung kêu gọi đầu tư nước ngoài vào ngành Thuỷ sản còn có khó khăn, phụ thuộc vào môi trường đầu tư nhìn chung và trình độ quản lý của các cấp địa phương, nhất là khi Nhà nước đã phân cấp quản lý rất triệt để như hiện nay. Mặt khác, các lĩnh vực hoạt động thuỷ sản nói chung đều chịu rủi ro thiên tai. Tuy nhiên gần đây do sự phát triển mạnh xuất khẩu thuỷ sản đang có chiều hướng tăng lên. Hiện nay, một số công ty, tập đoàn lớn của một số nước đang muốn đầu tư lớn vào nuôi trồng thuỷ sản thì lại gặp khó khăn về thủ tục hành chính ở chính quyền cấp Tỉnh và về đất đai (Qui mô 500-2.000 ha) không còn thuộc thẩm quyền của Tỉnh và vấn đề đền bù, giải quyết dân sinh, kinh tế không phải là vấn đề dễ dàng và sớm giải quyết được.
ỉ Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của lãnh đạo Bộ, sự phối hợp của các Vụ, Cục, Văn phòng và các cơ quan trong và ngoài ngành.
ỉ Có sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, sự đoàn kết, cố gắng của cán bộ công nhân viên phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.
ỉ Việc tổ chức và điều hành công việc của lãnh đạo Vụ đã từng bước đi vào ổn định.
Từ những chủ trương về đầu tư và quản lý đầu tư do Bộ thuỷ sản làm đơn vị chủ quản mà Vụ Kế hoạch Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, trong những năm qua đã mang lại kết quả và hiệu quả đầu tư cao. Điển hình là từ năm 2000 có 285 dự án thực hiện thì có 246 dự án đạt hiệu quả cao, đến năm 2003 có 486 dự án được triển khai thì có tới 469 dự án mang lại hiệu quả kinh tế, 15 dự án góp phần vào chương trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ đạt kết quả tốt.
Nhờ có sự quản lý tốt cho nên lượng vốn đầu tư của ngân sách nhà nước cho ngành thuỷ sản được sử dụng với hiệu quả cao và ngày càng được chính phủ quan tâm hơn trong đầu tư phát triển trong năm 2003 chính phủ giao cho 960 tỷ đồng và trong năm 2004 theo kế hoạch là 1.100 tỷ đồng.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý đầu tư thì vẫn còn tồn tại một số khó khăn mà cần sớm khắc phục trong thời gian sớm nhất.
2. Mặt tồn tại trong công tác quản lý đầu tư
ỉ Còn ít kinh nghiệm trong việc chỉ đạo các chương trình kinh tế của Ngành.
ỉ Việc đôn đốc chỉ đạo các địa phương và đơn vị thực hiện chuẩn bị đầu tư còn chậm nên bị động trong việc phối hợp với các Ngành tổng hợp và bố trí vốn đầu tư cho các dự án.
ỉ Chưa tập trung nhiều vào việc ra các văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình kinh tế của Ngành nhằm tạo điều kiện tốt cho đầu tư và huy động nội lực trong dân vào phát triển thuỷ sản.
ỉ Còn lúng túng trong việc chỉ đạo và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư của toàn Ngành và đơn vị cơ sở khi cơ chế quản lý thay đổi.
ỉ Chưa kịp thời kiểm tra, tổng kết, đánh giá hiệu quả của đầu tư. Việc giám định đầu tư chưa được triển khai rộng khắp.
ỉ Hoạt động đầu tư còn nhiều lúng túng trong việc lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và quản lý các dự án đầu tư, chưa thu hút được đáng kể nguồn lực bên ngoài, nhất là nguồn vốn FDI vào phát triển. Trong khi nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước vẫn còn quá ít so với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu, sự phân bổ đang dàn trải thậm chí còn sai địa chỉ. Nguồn vốn đầu tư được sử dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước triển khai còn hạn chế. Cơ quan tư vấn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, chuẩn bị và triển khai nhiều dự án đầu tư còn nhiều lúng túng nên giải ngân chậm, chất lượng dự án chưa cao. Chưa triển khai được việc tổng kết đánh giá hiệu quả các dự án ODA và công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực và nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ của Ngành.
ỉ Trong công tác tổ chức: Chưa kiện toàn đội ngũ của Vụ cả về lãnh đạo và chuyên viên giúp việc. Hiện nay biên chế có 18 người làm việc, một số cán bộ khác làm việc tại các dự án. Hơn thế nữa, lãnh đạo Vụ còn thiếu nên việc triển khai các chương trình kinh tế của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1746.DOC