Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Vụ Kinh tế Nông nghiệp Bộ kế hoạch và Đầu tư

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẨU TƯ VÀ VỤ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 2

I - Tổng quan về Bộ Kế hoạch và đầu tư. 2

1. Chức năng nhiệm vụ của Bộ kế hoạch và đầu tư. 2

2. Cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch và đầu tư. 3

II - Giới thiệu về Vụ kinh tế Nông nghiệp. 4

1. Lịch sử hình thành Vụ kinh tế nông nghiệp. 4

2. Chức năng nhiệm vụ của Vụ kinh tế nông nghiệp. 6

2.1. Chức năng 6

2.2. Nhiệm vụ 6

3. Cơ cấu tổ chức của Vụ kinh tế nông nghiệp. 7

PHẦN II: TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2007 VÀ NHIỆM VỤ NĂM 2008 CỦA VỤ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 9

I - Đánh giá công tác năm 2007. 9

1. Về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao. 9

2. Đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ, Đảng viên: 12

3. Đánh giá vai trò, vị trí, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành trong Vụ: 13

4. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân. 14

5. Tổng kết công tác thi đua năm 2007. 16

5.1 Về danh hiệu cá nhân: 16

5.2 Về danh hiệu tập thể 17

II - Nhiệm vụ công tác năm 2008. 17

III - Một số đề xuất, kiến nghị Bộ. 19

PHẦN III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CỦA VỤ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 20

1. Quy trình xây dựng, tổng hợp và theo dõi thực hiện kế hoạch trong nội bộ cơ quan Bộ kế hoạch và Đầu tư. 20

1.1. Nguyên tắc chung 20

1.2. Quy trình về xây dựng, tổng hợp, giao kế hoạch; theo dõi thực hiện kế hoạch hàng năm. 21

Giai đoạn IV: Theo dõi quá trình giao và triển khai thực hiện kế hoạch. 2. Quy trình tổng hợp và điều hành kế hoạch vốn đầu tư phát triển hàng năm. 21

2.2 Giai đoạn tổng hợp và giao kế hoạch: (Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư của các Bộ, ngành , phân bố, tổng hợp vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các Bộ, ngành và địa phương). 22

2.3 Theo giõi và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 23

KẾT LUẬN 24

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2135 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại Vụ Kinh tế Nông nghiệp Bộ kế hoạch và Đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai thác hải sản. Theo quyết định số 47/CP ngày 09-03-1964 của Hội đồng Chính phủ, tách Vụ Công nghiệp (CN) thành 2 vụ: Vụ Kế hoạch Công nghiệp nặng (đến 1983 gọi CN A) và Vụ kế hoạch Công nghiệp nhẹ và công nghiệp địa phương (1983 gọi CN B). Phần công nghiệp rừng, trồng rừng và công nghiệp khai thác hải sản thuộc Vụ kế hoạch Công nghiệp nhẹ. Theo Nghị định 47CP ngày 25-03-1974 của Hội đồng Chính phủ chính thức phê chuẩn Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, quy định 15 nhiệm vụ quyền hạn của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, với 23 đơn vị Vụ, Viện, Trường gồm 1000 cán bộ. Trong đó có việc thành lập Vụ Kế hoạch Lâm nghiệp với nhiệm vụ kế hoạch Trồng rừng, công nghiệp khai thác và chế biến sản phẩm rừng. Theo quyết định số 15/CP ngày 26-01-1977 của Hội đồng Chính phủ thành lập Vụ kế hoạch Thuỷ sản với nhiệm vụ kế hoạch lập kế hoạch Nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản. Theo quyết định số 69/HDBT – QĐ, ngày 09-071983 của Hội đồng Bộ trưởng đổi tên (CN nặng thành CN A), tách, sát nhập một số đơn vị; trong đó có sát nhập Vụ kế hoạch Lâm nghiệp vào Vụ kế hoạch Nông nghiệp thành Vụ kế hoạch Nông – Lâm nghiệp. Năm 1987 nhập Phòng Công nghiệp thực phẩm, gồm 6 đ/c: Phan Doanh, Phó Vụ trưởng, Lại Ngọc Bảo, Lê Thị Thống, Đinh Quang Diệu, Nguyễn Tiến Trọng, và Phạm Văn Thắng; từ Vụ kế hoạch Công nghiệp B vào Vụ Kế hoạch Nông – Lâm nghiệp. Theo quyết định số 66/HDBT – QĐ, ngày 18-04-1988 của Hội đồng Bộ trưởng quyết định sát nhập hai Vụ kế hoạch Nông – Lâm – Ngư nghiệp. 2. Chức năng nhiệm vụ của Vụ kinh tế nông nghiệp. Căn cứ Nghị định 61/2003//NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ kinh tế nông nghiệp và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Quyết định. 2.1. Chức năng Vụ kinh tế nông nghiệp thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lí nhà nước trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp ngư nghiệp, diêm nghiệp, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, kinh tế nông thôn. 2.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu, tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, kinh tế nông thôn... - Chủ trì tổng hợp kế hoạch 5 năm, hàng năm về: phát triển ngành nông, lâm ngư, diêm nghiệp, kinh tế nông thôn, khai thác và chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp (trừ chế biến sữa, dầu thực vật, thuốc lá, chế biến bột và tinh bột); phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai; định canh, định cư, tái định cư, kinh tế mới... -Nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các dự án đầu tư trong nước và ngoài nước thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách. Làm đầu mối quản lý các chương trình, dự án được Bộ giao. - Chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực do Vụ phụ trách; phối hợp các đơn vị liên quan trong Bộ nghiên cứư và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch 5 năm, hằng năm. - Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án (kể cả dự án ODA), báo cáo đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng tháng và hằng năm của các ngành và lĩnh vực thuộc Vụ phụ trách. - Tham gia với các đơn vị liên quan trong Bộ thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đối với các dự án, gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc cho phép đầu tư; làm đầu mối tham gia thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực Vụ phụ trách... - Nghiên cứu dự báo, thu nhập và hệ thống các thông tin về kinh tế phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch , kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách; phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ xử lý và cung cấp thông tin về các lĩnh vực Vụ được giao. - Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch 5 năm, hằng năm của: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thuỷ sản, các Tổng Công ty thuộc ngành, lĩnh vực Vụ phụ trách. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. 3. Cơ cấu tổ chức của Vụ kinh tế nông nghiệp. Vụ kinh tế Nông nghiệp có vụ trưởng và một số vụ phó giúp vụ trưởng làm việc theo chế độ chuyên viên. Việc tổ chức cán bộ trong vụ được phân công theo công việc, chia theo các phòng: Nông nghiệp; Thuỷ sản; Công nghiệp chế biến; Lâm nghiệp; Thuỷ lợi; Tổng hợp. Cơ cấu tổ chức của Vụ kinh tế Nông nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau: VỤ TRƯỞNG Phó vụ trưởng Phó vụ trưởng Phó vụ trưởng Phó vụ trưởng Thuỷ lợi Nông nghiệp CNCB và CN Phòng tổng hợp Lâm nghiệp PHẦN II: TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2007 VÀ NHIỆM VỤ NĂM 2008 CỦA VỤ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP I - Đánh giá công tác năm 2007. 1. Về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao. Theo quyết định số 597/QĐ-BKH ngày 06-12-2007 của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư, Vụ kinh tế Nông nghiệp được bộ giao gồm 8 nhiệm vụ chủ yếu. Qua kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện từng nhiệm vụ, Vụ tự đánh giá cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ được Bộ giao những việc đã làm được như sau: - Đã tham gia tích cực cùng với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thuỷ sản, các Tổng công ty Cao su, Tổng công ty Cà phê nghiên cứu và rà soát, điều chỉnh các chiến lược quy hoạch phù hợp với đường lối, chủ trương mới của Đảng, tham gia xây dựng các đề án, dự án lớn. Một số đề án lớn đã được vụ làm trong năm 2007 là: Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển rừng sản xuất; xây dựng kế hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ lợi, kế hoạch đầu tư từ nguồn ngân sách trung ương; báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. - Đã làm tốt chức năng đầu mối tổng hợp kế hoạch năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thuỷ sản, các Tổng công ty cao su, Tổng công ty cà phê, Hội Nông dân; tổ chức các cuộc họp để cán bộ trong Vụ và các Vụ/Viện liên quan trao đổi; làm việc với các Bộ, Tổng công ty, Hội được phân công cùng Vụ địa phương làm việc tại các sở Kế hoạch và đầu tư theo chương trình chung của bộ, đảm bảo tiến độ, chất lượng xây dựng kế hoạch năm 2008. - Công tác nghiên cứu, xây dựng và kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp quy, thẩm định cho các ý kiến về các cơ chế, chính sách của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản được Vụ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo. Hầu hết tất cả các cơ chế chính sách trong lĩnh vực phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn khi được cấp quyền phê duyệt đều có sự tham gia của Vụ. - Vụ đã tổ chức các đợt kiểm tra để nắm tình hình thực tế, phát hiện những vướng mắc, khó khăn của cơ sơ, đề xuất các giải pháp tháo gỡ các khó khăn nhằm thực hiện đạt các mục tiêu năm kế hoạch 2007 của ngành nông nghiệp, nông thôn. Mỗi phần hành công việc đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành, các đơn vị trong Bộ, bám sát các cơ sở, cập nhật thông tin báo cáo hàng tháng hàng quý kịp thời. - Vụ cũng đã tích cực tham gia ý kiến với Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư về các dự án đầu tư, với Vụ Quản lý đấu thầu về hướng dẫn thực hiện pháp luật về đấu thầu, với Vụ Kinh tế đối ngoại về phê duyệt danh mục các dự án ODA, với Cục đầu tư nước ngoài về các dự án FDI đầu tư ra nước ngoài, tham gia ý kến về chiến lược, các quy hoạch về phát triển kinh tế-xã hội các vùng, các tỉnh, xây dựng cơ chế chính sách trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư khi được yêu cầu. Tham gia ý kiến các đề án, chương trình: Thành lập khu kinh tế Nam Phú Yên, Nâng cao năng lực quản lý và phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp; hai hành lang một vành đai kinh tế Việt – Trung, .v.v.. - Về công tác nghiên cứu, dự báo, thu thập, hệ thống hoá hệ thống thông tin về kinh tế-xã hội phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành được Vụ quan tâm. Từng cán bộ trong Vụ luôn cập nhật số liệu, xây dựng cơ sở nguồn dữ liệu ngành nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ lợi các lĩnh vực về phát triển nông thôn do Vụ phụ trách để phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác chuyên môn, xây dựng và tham gia ý kiến về cơ chế, chính sách xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chiến lược. - Trong năm 2007, Vụ đã tiếp nhận 5471 công văn đến bằng 105% năm 2006(5214 văn bản); trong đó: số công văn phát ra khỏi bộ 440 văn bản (năm 2006: 374 văn bản); số văn bản góp ý với các vụ: 340 văn bản (năm 2006:339 văn bản); Vụ đã cử người tham gia khoảng 480 hội nghị, hội thảo các loại. Như vậy số công văn tham gia ý kiến và trả lời trong và ngoài Bộ vẫn tăng qua các năm, cơ cấu công việc sự vụ vẫn rất lớn. - Về công tác nghiên cứu khoa học. Năm 2007 Vụ đã chủ trì thực hiện 2 đề tài khoa học cấp Bộ. Đó là: rà soát kiến nghị sửa đổi bổ sung chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn từ 2001 đến nay cho phù hợp với yêu cầu hội nhập WTO; Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thiên tai trong thời gian tới. Đề tài thứ nhất đang trong quá trình hoàn tất, dự kiến tháng 4-2008 sẽ bảo vệ theo đúng tiến độ đã đề ra, đề tài thứ 2 đã hoàn tất, dự kiến sẽ nghiệm thu trong thời gian gần đây. Ngoài ra, Vụ còn chủ trì nghiên cứu chiến lược phát triển nông nghiệp đến năm 2020; quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp dải ven biển miền Trung đến năm 20202; phương hướng, giải pháp xây dựng đê điều và công tác phòng chống thiên tai dải ven biển miền Trung; quy hoạch phát triển nông nghiệp hành lang kinh tế Lạng Sơn-Hà Nội- Hải Phòng và Quảng Ninh theo đặt hàng của Viện chiến lược phát triển. - Về nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành thực hiện dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc: Năm 2007 là năm cuối cùng của dự án. Ban QLDA đã trình lãnh đạo Bộ một số văn bản gửi UBND các tỉnh chỉ đạo công việc cần tiến hành để đẩy nhanh tiến độ dự án. Từ cuối quý I đến đầu quý III/2007, Thực hiện kế hoạch thanh tra của Bộ, BQLTW đã chỉ đạo BQLDA các Tỉnh làm việc với Thanh tra Bộ và Thanh tra các Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đạt được thành tích trên là sự nỗ lực cố gắng của từng cán bộ, đảng viên trong Bộ, tinh thần đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, sự sát sao trong chỉ đạo và điều hành của đồng chí Vụ trưởng, tập thể lãnh đạo vụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa Vụ, Công đoàn, Chi bộ với các đơn vị trong Bộ và với các Bộ, ngành, địa phương. 2. Đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ, Đảng viên: - Về năng lực chuyên môn của cán bộ trong Vụ: mặt bằng chuyên môn của Vụ khá cao. 100% cán bộ nghiên cứu có trình độ đại học, trong đó có 3 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, 3 đồng chí đã tốt nghiệp lớp lý luận chính trị cao cấp, 100% cán bộ trong Vụ sử dụng thành thạo máy vi tính, có trình độ tiếng Anh từ B trở lên. Về cơ bản, toàn thể công chức, viên chức của Vụ nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, chủ động trông công tác, tích cực học hỏi để nâng cao năng lực chuyên môn, chấp hành sự chỉ đạo của lãnh đạo Vụ. - Cán bộ, Đảng viên trong vụ có phẩm chất chính trị vững vàng, tích cực nghiên cứu và vận dụng đường lối của Đảng trong xử lý công việc chuyên môn, nói và làm theo đúng quan điểm, đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; thái độ làm việc lịch sự, văn minh, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao. - Việc phối hợp công tác giữa các cá nhân trong Vụ, giữa Vụ với các Vụ, Viện liên quan, với các Bộ, ngành, địa phương liên quan được thực hiện nghiêm túc. - Vụ đã thực hiện cơ bản đúng quy trình phối hợp công tác trong nội bộ Bộ kế hoạch và đầu tư trong tổng hợp, xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn, trong xử lý những công việc chuyên môn hàng ngày. Tất cả các vấn đề thuộc trách nhiệm của Vụ chủ trì xử lý, Vụ không đùn đẩy, né tránh thực hiện công việc của người chủ trì, trước khi trình lãnh đạo Bộ, Vụ đều lấy ý kiến tham gia của các Vụ, Viện liên quan bằng văn bản hoặc cùng ký trình, Vụ cũng đã thực hiện nghiêm chỉnh quy chế phối hợp, tham gia ý kiến với các đơn vị trong Bộ về những vấn đề cụ thể khi được tham vấn, đề nghị có ý kiến. - Trong phối hợp công tác với Bộ, ngành, địa phương, Vụ cũng đã cố gắng thực hiện đúng các quy định của Bộ. Từ việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và dài hạn, trình cấp thẩm quyền ban hành các chủ trương, cơ chế chính sách lớn liên quan đến ngành, đến việc xử lý kế hoạch hàng năm, phân bổ, hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, từ nguồn trái phiếu Chính phủ cho các Bộ ngành và địa phương, những vấn đề Bộ quy định phải có ý kiến thống nhất với các Bộ ngành, địa phương, trước khi trình Bộ, Vụ đều thực hiện nghiêm túc, công khai, họp bàn, tham vấn ý kiến các cơ quan liên quan. - Sự phối hợp hoạt động giữa chính quyền, Chi uỷ Đảng và Ban chấp hành công đoàn Vụ tốt, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh khi cần thiết. Là vụ có truyền thống nội bộ tốt, đây là nhân tố quan trọng giúp cho tập thể vụ trong nhiều năm qua hoàn thành nhiệm vụ được giao. 3. Đánh giá vai trò, vị trí, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành trong Vụ: a) Về công tác xây dựng đơn vị, chỉ đạo và điều hành công việc: Vụ đã thực hiện tốt công tác xây dựng đơn vị, bổ sung cán bộ, cải tiến một bước lề lối, cách thức điều hành công việc, phân công nhiệm vụ giữa Lãnh đạo Vụ một cách hợp lý, đưa hoạt động của Vụ dần đi vào nền nếp, quy củ hơn. Một số việc cụ thể, Vụ đã thực hiện để xây dựng đơn vị năm 2007: - Đã rà soát lại, điều chỉnh phân công công tác cho từng cán bộ, công chức trong Vụ rõ ràng hơn, đều hơn, hợp lý hơn. - Về điều hành công việc của Lãnh đạo Vụ: Vụ trưởng phụ trách chung, 3 đồng chí Vụ phó được phân công giúp Vụ trưởng theo từng mảng công việc cụ thể: 1 đồng chí phụ trách mảng nông nghiệp-thuỷ sản, 1 đồng chí phụ trách mảng lâm nghiệp-phát triển nông thôn, 1 đồng chí làm Giám đốc dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc kiêm một số lĩnh vực trong thuỷ lợi. Đánh giá chung, tập thể Lãnh đạo Vụ hoạt động đều tay, là hạt nhân thể hiện quan điểm của Vụ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, có năng lực lãnh đạo và chỉ đạo, trách nhiệm cao đối với công việc, dân chủ, thẳng thắn, lãnh đạo đơn vị đoàn kết, tạo điều kiện để cán bộ trong Vụ học tập chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. - Vụ thường tổ chức họp giao ban Vụ vào đầu tuần để lãnh đạo vụ chỉ đạo, đôn đốc công việc trong tuần, nhắc nhở những công việc cụ thể đã đến hạn phải xử lý đối với từng đồng chí cán bộ, phổ biến nội dung các cuộc họp giao ban của Bộ, phổ biến kịp thời những chủ trương, chính sách mới quan trọng của Nhà nước đến từng công chức trong Vụ. - Năm 2007 lực lượng cán bộ của Vụ đã được củng cố: giữa 5 vụ có thêm 1 cán bộ lâm nghiệp chuyển từ Viện nghiên cứu Lâm nghiệp để củng cố cho nhóm lâm nghiệp, giải quyết chế độ hưu cho 1 đồng chí, cuối năm có thêm 4 công chức dự bị do Bộ mới tuyển dụng để tăng cường cho các nhóm nông nghiệp (1 cán bộ), lâm nghiệp (1 cán bộ), thuỷ sản (1 cán bộ) và thuỷ lợi (1 cán bộ). b) Về thực hiện quy chế tập trung dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chấp hành quy chế hoạt động của cơ quan trong hoạt động của Vụ. - Trong hoạt động của Vụ, Vụ luôn thực hiện nghiêm túc quy chế tập trung, dân chủ ở cơ sở. Những vấn đề quan trọng của Vụ luôn được đưa ra thảo luận công khai, tham khảo ý kiến rộng rãi trong cán bộ, Đảng viên. Sau thảo luận Vụ đều có kết luận cuối cùng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. - Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng. Vụ đã phổ biến cho toàn thể cán bộ trong Vụ quy định quy định của Bộ về công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn và tiến đến đẩy lùi các hiện tượng lãng phí, tham nhũng, luôn nhắc nhở cho từng cán bộ, công chức phải tự rèn luyện bản thân, trau dồi phẩm chất, tự đấu tranh với mình đề phòng tham nhũng. 4. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân. - Trong năm qua Vụ đã làm được nhiều việc về chuyên môn cơ bản đảm bảo chất lượng, tuy nhiên trong một số trường hợp chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng của Lãnh đạo Bộ, vẫn còn những văn bản khi trình Bộ phải chỉnh sửa nhiều lần; một số văn bản tham gia ý kiến với các Bộ ngành, địa phương chưa sâu sắc. Số này chủ yếu rơi vào một số cán bộ, công chức mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trong xử lý công việc, một số cán bộ tính chủ động trong công việc chưa cao, thụ động trong chờ chỉ đạo của cấp trên, việc nắm bắt thông tin vĩ mô còn yếu, thời gian đi thực tế cơ sở còn ít... - Một số trường hợp chưa thực hiện đúng quy định về thời gian xử lý văn bản, trả lời công văn còn chậm so với quy định của Bộ, Vụ, đặc biệt trong các chương trình, đề án lớn đăng ký trong chương trình công tác của Bộ, mặc dù cuối cùng đều hoàn thành, nhưng chậm so với thời gian đăng ký, có đề án phải báo cáo Bộ cho điều chỉnh lại thời gian trình như đề án nghiên cứu xây dựng chính sách phát triển rừng sản xuất (chuyển từ năm 2006 sang), xử lý đất rừng nguyên liệu cho nhà máy giấy Kon Tum (xin chuyển sang quý I năm 2008); kiểm tra quy hoạch thuỷ lợi Đồng bằng Sông Cửu Long. Nguyên nhân chủ yếu do chỉ đạo, đôn đốc của Lãnh đạo Vụ chưa quyết liệt, công tác tổ chức, huy động lực lượng thực hiện các đề án chưa hợp lý, cán bộ phần hành thực thi công việc chưa thật cố gắng, một số đề án quá phức tạp không lường trước được, một số vấn đề mới nhưng còn thiếu thông tin xử lý... - Hoạt động của Vụ vẫn tập trung nhiều ở xử lý những công việc ngắn hạn, trước mắt, sự vụ việc đi sâu nghiên cứu các vấn đề của ngành, lĩnh vực để đề xuất các giải pháp, các cơ chế chính sách để phát triển ngành, lĩnh vực về lâu dài tuy có tăng hơn năm 2006, nhưng cơ cấu công việc còn ít, công tác quản lý, giám sát đánh giá đầu tư, phát hiện những vấn đề tồn tại, khó khăn đối với từng ngành, từng lĩnh vực, các chương trình, dự án lớn chưa được chú trọng đúng mức; công tác xây dựng kế hoạch nông, lâm nghiệp, thuỷ sản hàng năm chưa thật sự chủ động, thường sát việc mới triển khai.v.v.. Nguyên nhân chủ yếu do công tác tổ chức, điều hành của Lãnh đạo Vụ chưa tốt, thiếu thông tin, thiếu chủ động, chưa nêu ra được các nội dung, các vấn đề cần nghiên cứu đối với từng ngành, từng lĩnh vực để tổ chức, huy động cán bộ thực hiện. - Việc phối hợp công tác giữa các cán bộ trong Vụ, giữa các đơn vị thuộc Bộ, giữa các Bộ ngành, địa phương cơ bản theo đúng quy định, thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ. Tuy nhiên trong một số sự việc cụ thể, việc phối hợp còn chưa thật sự chặt chẽ, còn có những ý kiến trái ngược nhau. Chẳng hạn việc giải ngân ODA chậm chủ yếu do cơ chế, thủ tục của chúng ta, khi tham gia ký kết các hiệp định, các cơ quan chuyên môn đàm phán chưa hiệu quả gây khó khăn trong quá trình thực hiện, cơ chế phối hợp giữa Bộ, Vụ chưa tốt làm chậm tiến độ, thông tin xử lý. Vì vậy cần có cơ chế báo cáo phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị. - Công tác chỉ đạo, điều hành công việc của Vụ mặc dầu có cải tiến, tiến bộ, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu công tác, 1 đồng chí Vụ phó được Bộ bổ nhiệm kiêm giám đốc dự án, tạo nên sự thiếu hụt lãnh đạo. Vụ chưa xây dựng được chương trình công tác từng quý làm cơ sở cho việc chỉ đạo, điều hành công việc. Nguyên nhân của vấn đề trên là do cơ cấu công việc của Vụ hiện nay vẫn là chủ yếu tham gia ý kiến, điều hành kế hoạch, xử lý sự vụ, các việc do Vụ trực tiếp chủ trì, nhất là các nghiên cứu chiến lược tuy có tăng so với năm 2006 nhưng vẫn còn quá ít. Đây là một nội dung quan trọng cần được cải tiến trong năm 2008. 5. Tổng kết công tác thi đua năm 2007. Căn cứ quy chế đánh giá, bình xét và quyết định khen thưởng ban hành kèm theo quyết định số 1297QĐ-BKH ngày 08-11-2007 của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư; Căn cứ kết quả đánh giá công tác năm 2007 và chấm điểm bỏ phiếu kín của từng cán bộ, công chức trong Vụ kinh tế Nông nghiệp; Vụ kinh tế Nông nghiệp đề nghị các danh hiệu thi đua như sau: 5.1 Về danh hiệu cá nhân: - Đề nghị 22 cá nhân được tập thể chấm điểm có số điểm trên 81 điểm, đạt danh hiệu “lao động tiên tiến”. - Dự kiến đề nghị 3 cá nhân có thành tích xuất sắc nhất, được tập thể chấm điểm có số điểm cao nhất danh hiệu “chiến sỹ thi đua cấp Bộ và chiến sỹ thi đua cấp cơ sở” đó là các đồng chí: + Đồng chí Đinh Xuân Diệu: chiến sỹ thi đua cấp Bộ. + Đồng chí Vương Xuân Chính: chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. + Đồng chí Nguyễn Thanh Dương: chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. 5.2 Về danh hiệu tập thể Căn cứ tiêu chuẩn đối với danh hiệu tập thể; căn cứ kết quả chấm điểm đánh giá chung đối với tập thể, Vụ kinh tế Nông nghiệp tự thấy rằng là tập thể có đủ tiêu chuẩn là tập thể lao động xuất sắc, đề nghị hội đồng thi đua khen thưởng Bộ công nhận Vụ kinh tế Nông nghiệp đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”. II - Nhiệm vụ công tác năm 2008. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được của Vụ trong năm 2007 và những nhiệm vụ đặt ra cho năm 2008, Vụ Kinh tế nông nghiệp đã chủ trương đề ra nhưng nhiệm vụ chủ yếu sau: 1. Năm 2008 cơ cấu, tổ chức của Chính phủ sẽ có những đổi mới, chức năng, nhiệm vụ của Bộ kế hoạch và đầu tư nói chung, của Vụ kinh tế Nông nghiệp nói riêng. Do vậy, Vụ cần tập trung chỉ đạo ổn định tư tưởng cho cán bộ, công chức; tăng cường công tác nghiên cứu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, cơ chế chính sách phát triên, tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực quản lí kinh tế vĩ mô, đáp ứng yêu cầu của đổi mới, không để khoảng trống. 2. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, cải tiến lề lối làm việc trong vụ đảm bảo chất lượng và thời gian theo quy định để văn bản không bị chậm, bị quên. Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi quy chế làm việc của Vụ, Vụ sẽ xây dựng chương trình công tác chủ yếu của năm 2008, chương trình công tác quý, thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của Vụ đã được thống nhất trong nội bộ, duy trì giao ban tuần, để đôn đốc, chỉ đạo công việc. 3. Về công tác tổ chức cán bộ: Thực hiện công tác rà soát, phân công công việc trong lãnh đạo Vụ, giữa từng thành phần, đảm bảo công bằng, hợp lí, bao quát các nội dung công việc liên quan đến Vụ từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, từ đầu tư bằng ngân sách Nhà nước, tín dụng Nhà Nước, ODA, FDI. 4. Chấn chỉnh sự phối hợp công tác giữa các cán bộ trong Vụ, với các Vụ trong Bộ, với các Bộ, ngành và địa phương để khắc phục yếu kém, tồn tại của năm 2007, tạo quan hệ thân thiện, hiểu biết nhau hơn với các đơn vị có quan hệ công tác. Thực hiện quy chế tập trung, dân chủ, Vụ trưởng quyết định cuối cụng và chịu trách nhiệm toàn diện trước lãnh đạo Bộ về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của Vụ, Vụ phó giúp Vụ trưởng trong vấn đề ngành phụ trách, có việc cụ thể, có sự phân công, quy định rõ trách nhiệm tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa Vụ trưởng-Phó vụ trưởng-Chuyên viên theo dõi. 5. Tăng cường công tác quản lí cán bộ, thực hiện quy chế, quy định của cơ quan, không đi muộn về sớm, đi công tác phải có báo cáo kết quả; tăng cường công tác giáo dục, phòng ngừa, đấu tranh chống các hiện tượng lãng phí, tham nhũng; luôn nhắc nhở cán bộ, công chức tự rèn luyện bản thân, trau dồi phẩm chất, tự đấu tranh với mình, đề phòng, chống tham nhũng. 6. Phân công cán bộ kèm cặp giúp đỡ 4 cán bộ công chức dự bị và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ để sớm bắt nhịp với công việc của Vụ, bố trí việc cho 2 cán bộ của Vụ chuyên trách tại dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc sau khi kết thúc dự án vào đầu quý II/2008. 7. Về chuyên môn cần tập trung nghiên cứu các lĩnh vực sau: nghiên cứu rà soát cơ chế, chính sách đầu tư nông nghiệp nông thôn đảm bảo với quá trình hội nhập WTO; nghiên cứu sự tác động của gia nhập WTO với các nhóm nông dân, nhất là các nhóm yếu thế, người nghèo, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực; tập trung phối hợp các Bộ ngành nghiên cứu các biện pháp tổ chức lại hệ thống sản xuất, hệ thộng thú y, bảo vệ thực vật, an toàn thực phẩm, các biện pháp để phòng ngừa, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, đặc biệt cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng, tai xanh ở lợn, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, bệnh dịch trong nuôi trồng thuỷ sản... 8. Chuẩn bị nghiên cứu có hệ thống đánh giá kế hoạch 5 năm 2006-2010 để chuẩn bị xây dựng kế hoạch 5 năm 2011-2015 chủ động xây dựng kế hoạch phát triển nông lâm thuỷ sản 2009. 9. Về dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc: Trong quý I/2008, dự án duy trì nhân sự trong hệ thống giám sát đánh giá để làm việc với đoàn đánh giá kết thúc dự án của Ngân hàng Thế giới, tập trung xử lí tài sản sau khi dự án kết thúc và quyết toán dự án hoàn thành đảm bảo hàn thành công việc theo đúng thời gian quy định. III - Một số đề xuất, kiến nghị Bộ. Hiện nay, một số địa phương coi nhẹ đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, quan tâm chủ yếu đến phát triển công nghiệp. Đề nghị Bộ cần quan tâm hơn đến nông nghiệp, nông thôn vì đây là vấn đề lớn liên quan đến ổn định xã hội và phát triển bền vững. Có kinh phí đi kiểm tra, giám sát thực tế đảm bảo tính chủ động, công minh khi đi làm nhiệm vụ. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các đơn vị tạo sự chủ động tiếp nhận và xử lý thông tin. PHẦN III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CỦA VỤ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1. Quy trình xây dựng, tổng hợp và theo dõi thực hiện kế hoạch trong nội bộ cơ quan Bộ kế hoạch và Đầu tư. - Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05-11-2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Căn cứ Nghị đinh số 61/2003/NĐ-CP ngày 06-06-2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ mày của Bộ kế hoạch và Đầu tư; - Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong Bộ; - Theo đề nghị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31055.doc
Tài liệu liên quan