Báo cáo thực tập tổng hợp tại Vụ Lao động - Tiền lương

 Năm 2007

- Quy định mức lương tối thiểu chung; mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam thuê mướn lao động và mức lương tối thiểu vùng đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhần người nước ngoài tại Việt Nam.

- Quy định quản lý lao động và tiền lương trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sỏ hữu 100% vốn điều lệ.

-Quy định chế độ tiền lương đối với công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế.

- Quy định quy chế quản lý tiền lương đối với Ngân hàng Phát triển Việt

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Vụ Lao động - Tiền lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lương, tiền công trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, các tổ chức ( bao gồm cả hợp tác xã, các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân), cá nhân có sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. Chế độ tiền lương đối với lao động đặc thù ( lao động nữ,lao động là người cao tuổi,lao động là người tàn tật,lao động chưa thành niên và lao động có trình độ chuyện môn kỹ thuật cao). Về quan hệ lao động: Quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức giải quyết tranh chấp lao động và đình công (tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài cấp tỉnh, Hội đồng hoà giải cấp cơ sở,hoà giải viên…), hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình hình về tranh chấp lao động và đình công. Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng quan hệ lao động lành mạnh,ngăn ngừa tranh chấp lao động và đình công. 2.2. Điều tra và công bố mức tiền lương, tiền công bình quân của các ngành nghề, vùng và từng địa phương trên thị trường lao động. 2.3. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy địng của nhà nước về lao động, tiền lương, tiền công; xây dựng quan hệ lao động lành mạnh; giải quyết tranh chấp lao dộng và đình công. 2.4. Là cơ quan thường trực giúp việc Uỷ ban Quan hệ lao động ( xây dựng Quy chế làm việc của Uỷ ban Quan hệ lao động; làm đầu mối phối hợp với các cơ quan , tổ chức liên quan để chuẩn bị các buổi làm việc của Uỷ ban; tổng hợp, báo cáo công tác thuộc nhiệm vụ của Uỷ ban và các nhiệm vụ khác được Chủ tịch Uỷ ban Quan hệ lao động giao). 2.5. Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân công của Bộ. 2.6. Thực hiện nghiên cứu khoa học; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về lao động, tiền lương,giải quyết tranh chấp lao động và đình công theo phân công của Bộ. 2.7. Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất về lao động, tiền lương, giải quyết tranh chấp lao động và đình công. 2.8. Quản lý cán bộ, công chức; cơ sở vật chất, tài chính,tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ. 2.9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao. II/ Cơ cấu tổ chức của Vụ Lao động - Tiền lương Theo quyết định số 202/QĐ-LĐTBXH ngày 30/01/2008, Cơ cấu tổ chức của Vụ Lao động - Tiền lương là hệ thống tổ chức theo chức năng, bao gồm có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng giúp việc, các phòng chức năng gồm: Phòng Lao động, Phòng Tiền lương, Phòng Quan hệ lao động. Mỗi phòng do một Phó Vụ trưởng phụ trách, trong đó bao gồm Trưởng phòng, Phó phòng và các công chức do Vụ Trưởng quyết định trên cơ sở biên chế Bộ giao. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Vụ Lao động- Tiền lương Vụ trưởng Phó Vụ trưởng Phó Vụ trưởng Phó Vụ trưởng Phòng Lao động Phòng Tiền lương Phòng Quan hệ lao động động 1/ Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Vụ trưởng,Phó Vụ trưởng Vụ trưởng: + Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ về toàn bộ hoạt động của Vụ và giải quyết những công việc thuộc thẩm quyền quy định tại Quyết định số 202/QĐ-LĐTBXH ; kết luận những vấn đề các Phó Vụ trưởng còn có ý kiến khác nhau; phân công nhiệm vụ cho các Phó Vụ trưởng ( các Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các chuyên viên trong trường hợp cần thiết ); ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Vụ, ký trình Lãnh đạo Bộ các văn bản thuộc thẩm quyền của Lãnh đạo Bộ. + Vụ trưởng có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của Vụ; quy định nhiệm vụ của các phòng chức năng; quản lý, phân công, sắp xếp cán bộ, công chức trong chức trong Vụ đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phó Vụ trưởng: + Chỉ đạo công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về những quyết định của mình. + Chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu nội dung cần giải quyết có liên quan đến lĩnh vực của Phó Vụ trưởng khác phụ trách thì trao đổi, phối hợp với Phó Vụ trưởng đó giải quyết; trong trường hợp giữa các Phó Vụ trưởng có ý kiến khác nhau thì phải báo cáo để Vụ trưởng quyết định. + Giúp Vụ trưởng chỉ đạo việc chuẩn bị các vấn đề trình Lãnh đạo Bộ theo lĩnh vực được phân công. Có trách nhiệm kiểm tra, đôn đôc, phối hợp và giải quyết những công việc cụ thể thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.Quản lý, chỉ đạo và điều hành các công việc thuộc Phòng, lĩnh vực phụ trách về tiến độ, chất lượng các đề tài, đề án, văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Vụ trưởng, Lãnh đạo Bộ về chất lượng công việc được giao. 2/ Chức năng , nhiệm vụ của các Phòng: a) Phòng Lao động giúp Vụ trưởng xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện chính sách thuộc các lĩnh vực: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể(TƯLĐTT) tại các doanh nghiệp và ngành; Quy trình thương lượng và ký kết TƯLĐTT ; kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; Định mức lao động; Đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; Chính sách,chế độ đối với lao động trong các doanh nghiệp bị giải thể, phá sản; Chế độ chính sách đối với lao động khu vực kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, nông nghiệp- nông thôn, tang trại, kinh tế hộ gia đình; Trực tiếp theo dõi một số Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn và Tổng công ty; Một số công việc khác theo phân công của Vụ trưởng. b) Phòng Tiền lương giúp Vụ trưởng xấy dựng và theo dõi tình hình thực hiện chính sách thuộc các lĩnh vực: Tiền lương tối thiểu,vùng ngành; Tiền lương tối thiểu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước ( gồm: thang lương , bảng lương, chế độ phụ cấp lương và cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập); Tiền lương, tiền công đối với lao động đi công tác, học tập ở nước ngoài trong doanh nghiệp nhà nước; Tiền lương đối với lao động bị tạm giam, tạm giữ; Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, ngừng việc; Tiêu chuẩn cấp bạc kỹ thuật công nhân; Tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước ( kể cả tiêu chuẩn viên chức quản lý doanh nghiệp, chuyên gia, nghệ nhân); Tiền lương, tiền công đối với lao động nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp; Tiền lương, tiền công trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Tiền lương, tiền công trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam; Chế độ tiền lương đối với lao động đặc thù trong các doanh nghiệp; Điều tra lao động, tiền lương, tiền công trên thị trường lao động; Một số công việc khác theo phân công của Vụ trưởng. c) Phòng Quan hệ lao động giúp Vụ trưởng xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện chính sách thuộc các lĩnh vực: Quy định về tổ chức giải quyết tranh chấp lao động và đình công; Theo dõi, tổng kết, báo cáo về giải quyết tranh chấp lao động và đình công; Đề xuất các biện pháp xây dựng quan hệ lao động lành mạnh và ngăn ngừa tranh chấp lao động và đình công; Thường trực giúp việc Uỷ ban Quan hệ lao động; Thực hiện công tác văn thư của Vụ; Một số công việc khác theo phân công của Vụ trưởng. 3. Nhiệm vụ phân công và biên chế các Phòng Đc Phạm Minh Huân, Vụ trưởng phụ trách chung, mỗi phòng do một Phó Vụ trưởng (PVT) phụ trách, trong đó bao gồm Trưởng phòng (TP), Phó trưởng phòng (PTP) và các công chức do Vụ trưởng quyết định trên cơ sở biên chế Bộ giao. Bảng 1: Biên chế của các Phòng Phòng Lao động Phòng Tiền lương Phòng Quan hệ Lao động PVT Chu Hoàng Anh PVT Hoàng Minh Hào PVT Lê Xuân Thành - Nguyễn Huy Hưng (TP) - Trần Hữu Trọng (PTP) - Vũ Công Cần - Đào Thị Huyền - Vũ Thị Phương Oanh - Tống Văn Lai (TP) - Nguyễn Tiến Đăng (PTP) - Lê Minh Hồng - Dương Thị Thuận - Nguyễn Thị Hạnh - Nguyễn Lê Bình (PTP phụ trách) - Mai Đức Thiện (PTP) - Nguyễn Thùy Linh - Phạm Thị Minh Nguyệt - Đinh Đức Hùng -Nguyễn Phi Hải Vụ làm việc theo chế độ thủ trưởng.Công chức trong vụ giải quyết công việc theo phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền được giao.Mỗi việc chỉ giao cho một Phòng, một công chức phụ trách, chịu trách nhiệm chính.Mỗi công chức được phân công phụ trách một số chuyên đề theo lĩnh vực của từng phòng theo sự phân công của Vụ, ngoài gia mỗi công chức được phân công theo dõi khoảng từ 3-4 địa phương, khoảng 2 Bộ, ngành và khoảng 2 doanh nghiệp ( Phụ lục: Bảng phân công công việc Vụ Lao động - Tiền lương ). Nhận xét : Mô hình tổ chức cuả Vụ theo chức năng có ưu điểm nổi bật là nhiệm vụ được phân định rõ ràng, mỗi phòng có chức năng riêng biệt, tuân theo nguyên tắc chuyên môn hoá do đó sẽ phát huy được năng lực sở trường của từng công chức.Từ đó cũng giúp lãnh đạo Bộ, Vụ dễ dàng đốc thúc, kiểm tra tiến trình, chất lượng công việc, bảo đảm dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong công việc. III/ Đặc điểm cán bộ công chức trong Vụ Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức có ảnh hưởng rất lớn đến công tác, hoạt động của Vụ. Vì vậy, Vụ luôn chú trọng công tác thi tuyển và đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra. Sau qua trình ổn định tổ chức bộ máy từ đầu năm 2008, hiện nay Vụ Lao động - Tiền lương gồm 20 cán bộ, công chức,trong đó gồm 1Vụ trưởng, 3 Phó Vụ trưởng, 2 Trưởng phòng, 5 Phó trưởng phòng,3 Chuyên viên chính, 6 Chuyên viên. Bảng 2: Cơ cấu Vụ Lao động - Tiền lương Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Tổng số 20 100 Theo giới tính Nam Nữ 14 5 70 30 Theo tuổi 20-30 30 - 40 >50 5 7 8 25 35 40 Theo trình độ chuyên môn Trên đại học Đại học 6 14 30 70 Theo thâm niên Dưới 5 năm Từ 5 - 10 năm Từ 10 – 20 năm Trên 20 năm 3 5 4 8 15 25 20 40 Qua bảng tổng hợp về cơ cấu cán bộ, công chức theo giới tính, tuổi, trình độ chuyên môn, thâm niên trong Vụ Lao động - Tiền lương , có thể nhận xét sơ bộ như sau: - Cán bộ, công chức là nam giới chiếm đa số trong Vụ, chiếm 70% . Điều này cũng khá phù hợp với cơ cấu cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước hiện nay. Do đó trong thời gian tới Vụ cần chú trong thi tuyển cán bộ, công chức sao cho cơ cấu giới tính cân bằng hơn. - Cơ cấu theo tuổi trong Vụ khá cân đối, những cán bộ, công chức lớn tuổi (>50 tuổi) phần lớn là những lãnh đạo Vụ, đồng thời là những người có thâm niên công tác lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong công việc, bên cạnh đó là lực lượng kế cận trẻ với trình độ ngày càng cao, lòng nhiệt tình phong phú.Sự kết hợp hài hoà giữa sức trẻ và kinh nghiệm sẽ giúp Vụ hoàn thành được những nhiệm vụ mà Bộ đã giao. - Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức trong Vụ khá cao đều có trình độ từ đại học trở lên,và đang ngày càng được nâng cao cả về chuyên môn và bản lĩnh chính trị, một số cán bộ, công chức đã có bằng Chính trị Cao cấp, đáp ứng ngày càng tốt nhiệm vụ ngày càng to lớn của Vụ trong tương lai. Chương 3:Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2006-2008 I/ Tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2006-2008 1/ Về công tác xây dựng văn bản Vụ Lao động - Tiền lương tham mưu giúp Bộ ban hành các văn bản pháp quy về lao động, tiền lương nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách lao động tiền lương. Bảng 3: Tình hình triển khai thực hiện văn bản của Vụ 2006 2007 2008 Tổng số 348 343 455 Chỉ thị của Ban Bí thư 0 0 1 Nghị định của Chính phủ 2 6 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ 2 2 2 Tờ trình Thủ tướng Chính phủ 6 8 15 Thông tư 3 7 8 Văn bản tham gia ý kiến 17 19 42 Văn bản thoả thuận chế độ, xếp lương,xếp hạng, đơn giá 76 83 78 Văn bản trả lời chế độ,chính sách cho các Bộ, ngành địa phương,doanh nghiệp 243 218 307 Các văn bản mà Vụ đã triển khai thực hiện nêu trên tập trung vào một số công việc chuyên môn,cụ thể: Năm 2006 - Quy định tiền lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam. - Điều chỉnh mức lương tối thiểu chung từ 350.000 đồng/tháng lên 450.000đồng/tháng - Quy định chế độ đối với lao động trực tiếp tham gia và phục vụ phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia. - Trình Chính phủ đề án tiền lương tối thiểu cho khu vực sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010 và lộ trình thực hiện thống nhất một mức lương tối thiểu trong các loại hình doanh nghiệp. - Trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương đối với công ty TNHH một thành viên do nhà nước sỏ hữu 100% vốn điều lệ. Năm 2007 - Quy định mức lương tối thiểu chung; mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam thuê mướn lao động và mức lương tối thiểu vùng đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhần người nước ngoài tại Việt Nam. - Quy định quản lý lao động và tiền lương trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sỏ hữu 100% vốn điều lệ. -Quy định chế độ tiền lương đối với công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế. - Quy định quy chế quản lý tiền lương đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam. - Quy định một số chế độ đối với quân nhân,công nhân viên chức quốc phòng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ rà phá bom, mìn,vật nổ. - Quy định danh mục doanh nghiệp không được đình công. - Tổng kết tình hình thực hiện chính sách tiền lương trong các giai đoạn 2003- 2007 theo Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã gội và trợ cấp ưu đãi người có công. -Tham gia xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2008- 2012. - Hoàn thiện đề án tiền lương tối thiểu chung, lưong tối thiểu vùng áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp và lộ trình thực hiện mức lương tối thiểu thống nhất trong các loại hình doanh nghiệp theo chỉ đạo của ban chỉ đạo nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương nhà nước. Năm 2008 - Xây dựng trình Chính phủ và trình Bộ Chính trị Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng giai đoạn 2008- 2012. - Xây dựng, trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định về điều chỉnh mức lương tối thiểu theo vùng cho các loại hình doanh nghiệp, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 Quyết định về Chính sách tiền lương đối với lao động làm việc trong một số ngành nghề đặc thù và người lao động tham gia làm nhiệm vụ phân giới cắm mốc biên giới. - Xây dựng trình Chính phủ, trình Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị trên. - Xây dựng trình Bộ ban hành 08 Thông tư và Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện các chính sách về lao động,tiền lương và giải quyết tranh chấp lao động. 2/ Công tác tổ chức triển khai thực hiện 2.1/ Hướng dẫn doanh nghiệp nhà nước - Thực hiện việc điều chỉnh tiền lương theo Nghị định 94/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 và Nghị định 166/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính phủ về điều chỉnh tiền lương tối thiểu; tiếp tục tổ chức sắp xếp lại sản xuất, tổ chức lại lao động, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí để thực hiện điều chỉnh tiền lương. - Hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp lương và quản lý tiền lương đối với công ty mẹ do nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế. Thực hiện quản lý lao động và tiền lương trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu100% vốn điều lệ. - Tăng cường công tác công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách tiền lương theo quy định tại các Nghị định 205,206,207/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ; đảm bảo tiền lương, thu nhập của người lao động ổn định gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinhdoanh. 2.2. Hướng dẫn doanh nghiệp ngoài nhà nước - Hướng dẫn doanh nhiệp ngoài nhà nước thực hiện Nghị định số 03/2006/NĐ-CP và Nghị định số 168/2007/NĐ-CP về tiền lương tối thiểu đối với doanh nghiệp FDI; Nghị định 94/2006/NĐ-CP và Nghị định 167/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tiền lương tối thiểu đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước. 3/ Về xây dựng quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động và đình công - Tổng hợp báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 06/2006/CT-TTg ngày 06/03/2006 về tăng cường chỉ đạo,chấp hành pháp luật lao động trong doanh nghiệp nhằm xây dựng và củng cố quan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp, hạn chế tranh chấp lao động và đình công, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động. - Năm 2006- 2007, tranh chấp lao động và đình công ngày càng tăng, Vụ đã chủ động đề xuất với lãnh đạo Bộ trình Chính phủ điều chỉnh kịp thời các chính sách liên quan đến quan hệ lao động, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và củng cố quan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp.Thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động về tiền lương, tình hình thực hiện quan hệ lao động tại một số doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp ngoài nhà nước nhằm uốn nắn kịp thời những sai lệch trong việc thực hiện chính sách về tiền lương và quan hệ lao động theo tinh thần Chỉ thị số 06/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phối hợp với các địa phương tăng cường chỉ đạo các biện pháp nhằm xây dựng và củng cố quan hệ lao động lành mạnh tại doanh nghiệp,ngăn chặn và phòng ngừa tranh chấp lao động và đình công. -Năm 2008, tổ chức thực hiện các giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp,giải quyết kịp thời các vụ đình công sảy ra không đúng trình tự pháp luật: + Đã tổ chức đoàn công tác liên ngành khảo sát đánh giá thực trạng về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, thực trạng về thu nhập và đời sống của người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất để tham mưu đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp. + Tham mưu cho Uỷ ban Quan hệ lao động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 1129/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. + Phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức nhiều cuộc đối thoại với các nhà đầu tư thông qua diễn đàn doanh nghiệp thường niên, tổ chức đối thoại với các hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu, Hiệp hội thương mại Việt Mỹ nhằm trao đổi thông tin, tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế, chính sách liên quan đến lao động của chủ doanh nghiệp. + Hoàn chỉnh dự án thí điểm việc thương lượng ký kết thoả ước lao động tập thể ngành trình Bộ trưởng phê duyệt; hoàn chỉnh quy định tạm thời về việc thí điểm ký kết thoả ước lao động tập thể ngành Dệt may, để các đối tác thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể vào quý I năm 2009. + Vụ đã tham mưu xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động của UỶ ban Quan hệ lao động năm 2008 và phối hợp với các thành viên trong Uỷ ban tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đó. + Chỉ đạo các địa phương giải quyết kịp thời các cuộc đình công xảy ra không đúng trình tự quy định của pháp luật. Những cuộc đình công có dấu hiệu phức tạp, Vụ đã cử cán bộ trực tiêp tới nơi xảy ra đình công, phối hợp với địa phương để giải quyết. Mặc dù số cuộc đình công xảy ra năm 2008 tăng 29,4% (713/551 cuộc) so với năm 2007 nhưng hầu hết các cuộc đình công đều diễn ra một cách ôn hoà, không có hành động phá phách tài sản của doanh nghiệp. Số cuộc đình công xảy ra 6 tháng cuối năm 2008 đã giảm nhiều so với 6 tháng đầu năm ( bằng 55% 6 tháng đầu năm). - Tổng hợp và báo cáo kịp thời với Chính phủ về tình hình đình công trên phạm vi cả nước theo từng quý và cả năm. 4/ Công tác điều tra, nghiên cứu khoa học 4.1/ Điều tra - Thực hiện dự án điều tra về lao động, tiền lương , thu nhập và bảo hiểm xã hội trong các loại hình doanh nghiêp năm 2006,2007,2008. 4.2/ Nghiên cứu khoa học: - Triển khai nghiên cứu các Đề tài “ Cơ sở lý luận và thực tiễn để điều chỉnh mức lương tối thiểu”, “Các căn cứ và nội dung cơ bản của Luật tiền lương tối thiểu” và “Xác định các nội dung hoàn thiện văn bản pháp quy về tiền lương liên quan đến thực thi hiệp định hàng rào kỹ thuật thương mại”; Hoàn chỉnh đề tài khoa học cấp Bộ: “Xây dựng cơ chế tiền lương, tiền thưởng đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng”.(2006) - Năm 2007 đã triển khai các đề tài: + Đề tài Chung “Luận cứ khoa học để xây dựng tiền lương tối thiểu áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp”. + Đề tài nhánh “Căn cứ lý luận và thực tiễn để xây dựng phương án tiền lương tối thiểu và các giải pháp thực hiện” và “Các nội dung khung làm tiền đề xây dựng Luật Tiền lương tối thiểu” + Các Đề tài “Hoàn thiện hệ thống pháp quy về tiền lương đáp ứng yêu cầu hội nhập” và “ Những căn cứ trả lương và các quyền lợi đối với người lao động khi tham gia đình công trong thời gian đình công”. - Tiếp tục triển khai nghiên cứu Đề tài về đổi mới cơ chế quản lý tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước và Đề tài xây dựng quan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp trong năm 2008. 5/ Công tác khác: Năm 2006 - Mở lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lao động, tiền lương của các tỉnh, thành phố, Bộ, ngành và doanh nghiệp tại 2 miền Nam và Bắc. - Phối hợp với tổ chức ILO tổ chức 2 cuộc hội thảo quốc tế về vấn đề tiền lương và quan hệ lao động. Năm 2008 - Tổ chức 06 lớp tập huấn về chính sách tiền lương tối thiểu cho các địa phương phối hợp với Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tổ chức 05 lớp tập huấn về giải quyết tranh chấp lao động và đình công cho Chủ tịch UBNN huyện, cán bộ Phòng Lao động – Xã hội, hoà giải viên lao động, chủ tịch công đoàn của các huyện, thị xã thuộc các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Phối hợp với Đài Truyền hình Trung ương tổ chức các buổi trao đổi, toạ đàm về pháp luật lao động trong chương trình Văn hoá giáo dục pháp luật của VTV2. - Phối hợp với Tổng liên đoàn Lao động, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kiểm tra, khảo sát tình hình thực hiện pháp luật lao động và quan hệ lao động tại 20 doanh nghiệp thuộc các tỉnh Phú Thọ, Bình Dương, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh; phối hợp với Thanh tra Bộ tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động của 30 doanh nghiệp thuộc tỉnh Đồng Nai và Hải Dương. II/ Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2006- 2008 1/ Mặt được: - Đã hoàn thành chương trình, kế hoạch nhiệm vụ được Bộ giao trong các năm 2006-2008. Nhìn chung, các văn bản được xây dựng và ban hành đúng quy trình quy phạm, theo quy định của Chính phủ và Bộ, nội dung các văn bản phù hợp với quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng được những yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động. - Về cơ bản chính sách lao động, tiền lương đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với các công ty nhà nước nói riêng tiếp tục được đổi mới phù hợp với cơ chế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế. Tiền lương, thu nhập của người lao động được ổn định gắn với năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2008, thu nhập bình quân của người lao động đạt 2.500.000đ/ tháng, tăng 20% so với năm 2007. Trong đó thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước đạt 2.900.000đ/ tháng, doanh nghiệp FDI bình quân 2.300.000đ/ tháng, doanh nghiệp dân doanh bình quân 2.040.000đ/tháng. - Công tác quản lý nhà nước về lao động được chấn chỉnh và tăng cường một bước, việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động có chuyển biến tích cực, việc xây dựng thang lương, bảng lương, ký kết thoả ước lao động tập thể, xây dựng nội quy lao động đã được các doanh nghiệp thực sự quan tâm. Các yêu cầu dẫn đến tranh chấp lao động và đình công về quyền của người lao động giảm đáng kể so với các năm trước. - Quan hệ lao động trong doanh nghiệp đã dần được củng cố, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của tổ chức công đoàn tròng doanh nghiệp; tăng cường công tác đối thoại và thương lượng ký kết thoả ước lao động tập thể trong doanh nghiệp, đây là nền tảng và cơ sở để tăng cường sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau trong quan hệ lao động. 2/ Những tồn tại: - Việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật vẫn chưa theo kịp với tình hình thực tế đang đặt ra.Một số văn bản đề ra theo kế hoạch chưa đáp ứng được thời gian do tính phức tạp của vấn đề phải có thời gian nghiên cứu, khảo sát để tiếp tục trình Chính phủ vào năm sau như: Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý lao động giúp việc gia đình, Đề án tuyển dụng và ký hợp đồng với Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc. Trong qua trình soạn thảo ban hành văn bản còn để xảy ra một vài sai sót không đáng có. + Hệ thống thông tin số liệu về lao động, tiền lương, thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp để hình thành thông tin về giá tiền công trong thị trường lao động chưa đầy đủ và đồng bộ,chưa đáp ứng được yêu cầu. + Cơ sở lý luận và thực tiễn về tiền lương trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được hình thành, dẫn đến việc nghiên cứu, ban hành chính sách còn lúng túng, chậm,chưa dự báo được các chính sách. + Việc nghiên cứu, ban hành chính sách, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài nhà nước cho phù hợp với y

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22768.doc
Tài liệu liên quan