MỤC LỤC.
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ -KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP VẬT LIỆU CHỊU LỬA.
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP
1.2 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ.
1.2.2 Nghành nghề, quy mô kinh doanh, đặc điểm về sản phẩm thị trường.
1.2.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất- kinh doanh, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của xí nghiệp.
1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT- KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP
- Mô hình tổ chức bộ máy.
- Sơ đồ bộ máy.
- Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận trong xí nghiệp.
1.4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP
PHẦN II: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT LIỆU CHỊU LỬA.
2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP.
- Mô hình tổ chức.
- Sơ đồ tổ chức lao động kế toán và phần hành kế toán.
- Chức năng nhiệm vụ của từng người, từng phần hành và quan hệ tương tác.
2.2 TỔ CHỨC BỘ SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP.
2.2.1 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán.
2.3 TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ.
2.3.1 Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu
2.3.2 Tổ chức hạch toán tiền mặt.
PHẦN III: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT LIỆU CHỊU LỬA.
3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT.
3.2 ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ.
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Xí nghiệp vật liệu chịu lửa công ty cổ phần Trúc Thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể phù hợp với đặc điểm sản xuất, quy mô và hoạt động của xí nghiệp. Bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức theo kiểu trực tuyến vì vậy mọi hoạt động của xí nghiệp đều chịu sự quản lý thống nhất của giám đốc xí nghiệp. Xí nghiệp thường xuyên kiểm tra toàn bộ bộ máy quản lý đảm bảo xí nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại Ngân hàng, không thông qua một khâu trung gian nào khác. Do đó xí nghiệp tự chủ sản xuất kinh doanh, không ngừng nghiên cứu đổi mới các biện pháp kỹ thuật để tăng số lượng, đảm bảo chất lượng sản lượng sản phẩm mở rộng thị trường.
*Đặc điểm quy trình công nghệ:
Lò điện hồ quang
Quặng đá vôi
Nguyên liệu than Kốc để hoàn nguyên
Lò nung vôi
Cân tỉ lệ phối liệu
Trộn đồng nhất
Sản phẩm
Kiểm tra chất lượng và nhập kho
Lưu trình công nghệ của phân xưởng phuc vụ sản xuất đất đèn
18000C-20000C
Sản phẩm đất đèn chủ yếu dùng để lấy khí axêtilen (C2H2), để hàn cắt kim loại.
Quặng sét chịu lửa
Quặng sét chịu lửa
Chế biến ép phối mộc
Nung Samốt
Gia công đập nghiền nguyên liệu sạn Samốt
Boongke chứa liệu
Sấy đất sét chịu lửa
Gia công nghiền bột sét chịu lửa
Boongke chứa
Trộn ẩm
Boongke chứa
Tạo hình sản phẩm mộc
Cân phối liệu
Nung
Sản phẩm
Lưu trình công nghệ sản xuất vât liệu chiu lửa
Sản phẩm vật liệu chịu lửa chịu được nhiệt độ cao, dùng để xây lót các lò công nghệ làm việc ở nhiệt độ cao như lò luyện kim, lò nung clanhke xi măng, lò nung gốm sứ, nung hoá chất......
Lưu tình sản xuất của phân xưởng vật liệu xây dựng.
Sạn samốt đã gia công
Bột sét chịu lửa
Cân phối liệu
Trộn ẩm
Tạo hình thủ công
Nung
Sản phẩm
Kiểm tra chất lượng, nhập kho
Sản phẩm được sản xuất ra giống như của phân xưởng vật liệu chịu lửa, nhưng sản phẩm của phân xưởng vật liệu xây dựng chủ yếu được làm bằng thủ công.
1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT-KINH DOANH CỦA XÍ NGHIÊP VẬT LIỆU CHỊU LỬA TRÚC THÔN.
* Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty cổ phần Trúc Thôn.
Công ty Cổ Phần Trúc Thôn có nhiều đơn vị thành viên cùng nằm trên một địa bàn, vì vậy đòi hỏi Công ty phải có cách tổ chức bộ máy quản lý sao cho phù hợp. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến. Đứng đầu là Tổng giám đốc, tiếp đó là Phó tổng giám đốc, và hệ thống các phòng ban, theo sơ đồ sau:
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó Tổng giám đốc SXKD
Phó Tổng giám đốc
Văn phòng Cty
Mỏ đất chịu lửa
Mỏ đất Đôlômít Thanh hoá
Xí nghiệp vật liệu chịu lửa
Nhà máy gạch men
Văn phòng cơ quan
Phân xưởng
VLXD
Văn phòng VLCL
Cơ quan
Phân xưởng khai thác
Phân xưởng đất đèn
Văn phòng cơ quan
Phân xưởng khai thác 2
Phân xưởng khai thác 1
Văn phòng cơ quan
*Tổ chức bộ máy quản lý ở xí nghiệp Vật Liệu Chịu Lửa
Từ cách tổ chức quản lý của bộ máy sản xuất của những năm trước và dựa trên quy mô của mình đã rút ra kinh nghiệm khi mới thành lập thấy có nhiều phòng ban cồng kềnh trước kia, nay xí nghiệp chỉ có bốn phòng ban cơ bản, với cơ cấu bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến. Đứng đầu là giám đốc tiếp đó là phó giám đốc và hệ thống các phòng ban được bố trí như sau:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP VẬT LIỆU CHỊU LỬA.
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
tổ chức lao động
tiền lương
Phòng
Kế toán
thống kê
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Kỹ thuật công nghệ
Phân xưởng
đất đèn
Phân xưởng
vật liệu chịu lửa
Phân xưởng vật liệu xây dựng
Trong đó vai trò, nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban như sau:
-Giám đốc: Có nhiệm vụ lãnh đạo quản lý sản xuất chung toàn xí nghiệp, giám đốc có thể lãnh đạo thông qua phó giám đốc.
-Phó giám đốc: Có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc, lãnh đạo thay giám đốc khi cần thiết.
-Phòng tổ chức lao động - tiền lương: Có nhiệm vụ giúp giám đốc xây dựng phương án tổ chức quản lý tuyển dụng lao động, thực hiện tốt các chính sách và tính toán lương, các khoản phụ cấp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ và các chế độ khác cho người lao động trong xí nghiệp.
-Phòng Kỹ thuật sản xúât: Có nhiệm vụ đảm bảo các chỉ tiêu kĩ thuật về chất lượng sản phẩm và an toàn thiết bị sản xuất, an toàn trong lao động nhằm giúp cho quá trình sản xuất diễn ra an toàn, sản phẩm đạt đúng thông số, tiêu chuẩn kĩ thuật và đạt hiệu quả cao trong sản xuất.
-Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường và tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra của Xí nghiệp sao cho sản phẩm tiêu thụ được nhiều và đạt mức lợi nhuận cao nhất.
-Phòng Kế toán tài chính thống kê: Có nhiệm vụ thực hiện công tác hạch toán nội bộ trong xí nghiệp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính - thống kê của xí nghiệp.
Ngoài ra còn chia thành các tổ chức để thực hiện cho việc kiểm soát, đứng đầu là tổ trưởng, quản đốc có nhiệm vụ điều hành các công việc chung của phân xưởng mình.
Mỗi phân xưởng có nhiệm vụ riêng vì vậy để đảm bảo cho quá trình sản xuất thường xuyên liên tục.
- Phân xưởng vật liệu chịu lửa: Có nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại gạch sa mốt cục, gạch chịu lửa, các loại, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, các nguồn lực giám đốc xí nghiệp giao, chấp hành điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.
- Phân xưởng vật liệu xây dựng: Có nhiệm vụ sản xuất gạch chịu lửa các loại, quản lý và sử dụng có hiêụ quả tài sản các nguồn nhân lực giám đốc giao chấp hành điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, xí nghiệp pháp luật của nhà nước.
- Phân xưởng đất đèn: Chuyên sản xuất đất đèn, sản xuất bột sét các loại.
Cách tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ giúp cho sự điều hành được sâu sát hơn, tạo nên sự nhịp nhàng giữa các phòng ban.
1.4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP VẬY LIỆU CHỊU LỬA.
Tuy mới thành lập được một thời gian ngắn, nhưng đã có thành công bước đầu đáng khích lệ, điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu trên bảng tổng hợp đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 3 tháng cuối năm năm 2003 qua bảng sau:
Biểu 03:
BIỂU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2003
ĐVT: Nghìn đồng.
CHỈ TIÊU
THÁNG 10
THÁNG 11
THÁNG 12
Doanh thu
1.700. 000
1.900.000
2.200.000
Lãi
200.000
215.000
235.000
Số lao động b/q
218(người)
220(người)
222(ngưòi)
Thu nhập bình quân
1.200
1.300
1.400
PHẦN II:
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN.
2.1 TỔ CHỨC BỘ MAÝ KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT LIỆU CHỊU LỬA TRÚC THÔN.
Do kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế tài chính, có vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động kinh tế. Kế toán cung cấp các thông tin kinh tế tài chính có giá trị pháp lý và có độ tin cậy cao, giúp doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan đánh giá đúng đắn tình hình hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó ra các quyết định phù hợp. Muốn vậy đơn vị phải tổ chức bộ máy kế toán sao cho phù hợp, đảm bảo cho việc thu nhận thông tin được đầy đủ nhanh chóng, kịp thời.
Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp là sắp xếp nhằm đảm bảo thực hiện công tác kế toán của đơn vị trên cơ sở trang thiết bị kĩ thuật hiện có. Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô và địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số lượng và trình độ cảu đội ngũ kế toán trong doanh nghiệp. Việc lựa chọn và mô hình tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, tạo điều kiện thực hiện tốt nội dung công tác kế toán trong doanh nghiệp, nhằm cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác thông tin kế toán, phục vụ hữu hiệu cho công tác quản lý.
Tổ chức bộ máy kế toán phải đảm bảo được sự chỉ đạo toàn diện, tập trung, thống nhất công tác kế toán, thống kê.
Nhận biết được sự cần thiết trong công tác tổ chức bộ máy kế toán, xí nghiệp VLCL và Trúc Thôn được tổ chức như sau:
*.Tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp VLCL Trúc Thôn.
Mặc dù là một đơn vị trực thuộc công ty cổ phần Trúc Thôn nhưng xí nghiệp VLCL Trúc Thôn lại có tổ chức bộ máy kế toán riêng.
Xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu và tình hình hoạt động sản xuất kinh daonh tại xí nghiệp. Bộ máy kế toán xủa xí nghiệp được tổ chức theo hình thức tập trung và đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA XÍ NGHIỆP
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Kế toán tiền gửi ngân
hàng
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán vật tư
Kế toán viết hoá đơn, thanh toán tiêu thụ
Kế toán
tiền
lương
Thủ quỹ kiêm kế toánTSCĐ viết phiếu nhập, xuất VT, SP
Cơ cấu bộ máy kế toán của Xí nghiệp gồm 07 người, được bố trí như sau:
+01 Trưởng phòng kế toán.
+01 Phó phòng kiêm kế toán tiền lương.
+01 Kế toán Vật tư kiêm kế toán tổng hợp.
+01 Kế toán bán hàng, viết hoá đơn, thanh toán tiêu thụ.
+01 Kế toán tiền lương, bảo hiểm.
+01 Kế toán viết phiếu nhập, xuất vật tư, kiểm kê TSCĐ, kiểm thủ quỹ.
+01 Kế toán tiền gửi Ngân hàng.
Theo hình thức này thì toàn bộ công việc kế toán Xí nghiệp phải phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ, định khoản kế toán, ghi sổ kế toán chi tiết, ghi sổ kế toán tổng hợp, lập báo cáo kế toán, và các thông tin kinh tế đều được thể hiện ở đó.
Các bộ phận cấu thành bộ máy kế toán có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau:
-Trưởng phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo bộ máy kế toán, phổ biến, hướng dẫn công tác kế toán thống kê, tổ chức kiểm tra thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ, tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu ghi chép kế toán. tổ chức phân tích, đánh giá tình hình tài chính và tình hình chấp hành các chính sách, thể lệ tại xí nghiệp.
-Phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ cùng với kế toán tiền lương tổng hợp, quyết toán lương, lập bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT cho các đối tượng cụ thể.
-Kế toán tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho công tác giao dịch, thanh toán. Mở sổ chi tiết theo dõi chặt chẽ từng loại tiền gửi ngân hàng, phải có tổ chức hạch toán chính xác các khoản tiền gửi, tiền vay ngân hàng của xí nghiệp.
-Kế toán viết hoá đơn, thanh toán tiêu thụ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán của xí nghiệp đồng thời theo dõi tình hình sản xuất và bán ra, tình hình xuất dùng nguyên vật liệu và viết hoá đơn bán hàng.
-Kế toán tài sản cố định: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ hiện có, tính khấu hao, phân bổ TSCĐ, theo dõi tình hình bảo quản, sử dụng TSCĐ. Theo dõi tình hình xuất, nhập vật tư, thành phẩm đồng thời kiêm thêm nhiệm vụ thủ quỹ.
-Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính đúng, tính đủ các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân viên.
-Kế toán tổng hợp, kiêm kế toán vật tư: Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại vật liệu, tình hình xuất, nhập tồn kho vật liệu tiêu hao sử dụng cho sản xuất. Căn cứ vào các số liệu chi tiết do các cán bộ kế toán khác cung cấp tiến hành kiểm tra, đối chiếu độ chính xác hợp lý, sau đó tiến hành tổng hợp số liệu để tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán.
2.2 TỔ CHỨC BỘ SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT LIỆU CHỊU LỬA.
2.2.1 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Tổ chức chứng từ kế toán là việc thiết kế khối lượng công tác kế toán ban đầu trên hệ thống các bảng chứng từ hợp lí, hợp lệ theo một quy trình luân chuyển chứng từ nhất định.
Về mặt pháp lí: Chứng từ kế toán ghi chép các thông tin ngay khi chúng phát sinh và hoàn thành gắn với trách nhiệm vật chất cụ thể của các cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ. Do vậy chứng từ kế toán là căn cứ để xác minh nghiệp vụ, để kiểm tra thanh tra, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về kinh tế.
Về mặt quản lí: Giúp quản lí nắm được thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ để đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.
Về mặt kế toán: Chứng từ là giai đoạn đầu tiên để thực hiện và ghi sổ kế toán và báo cáo kế toán. Ngoài ra chứng từ kế toán còn là dữ kiện để mã hoá và vi tính hoá thông tin kế toán.
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến mọi hoạt động của xí nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung với nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng chữ.
Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập 1 lần cho tất cả các liên theo cùng nội dung viết nồng bằng giấy than.
Mọi chứng từ kế toán phải có đầy đủ theo chức danh quy định trên chứn từ mới có giá trị thực hiện. Tất cả các chữ kí trên chứng từ kế toán đều phải kí bằng bút bi hoặc bút mực, không được kí bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ kí trên chứng từ kế toán dừng để chi tiền phải được kí theo từng liên.
Tất cả các chứng từ kế toán xí nghiệp lập hoặc từ bên ngoài lập chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phân kế toán xí nghiệp. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra vá xác minh tính pháp lí của chứng từ thì mới dùng những chứng từ kế toán đó để ghi sổ kế toán.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:-Lập, tiếp nhận, xử lí chứng từ kế toán;
-Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và kí chứng từ kế toán hoặc trình giám đốc kí duyệt;
-Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
-Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán.
-Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đử của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán;
-Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với kế toán có liên quan;
-Kiểm tra tính chính xác số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán néu phát hiên có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lí kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện( không xuất quỹ, thanh toán, xuất kho...)đông thời báo ngay cho giám đốc xí nghiệp biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành.
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chiụ trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.
Danh mục chứn từ kế toán:
+Bảng chám công
+Bảng chấm công làm thêm giờ
+Bảng thanh toán tiên lương
+Bảng thanh toán tiền thưởng
+Phiếu nhập kho
+Phiếu xuất kho
+Biên bản kiẻm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hoá,
+Phiếu thu
+Phiếu chi
+Giấy đề nghị tạm ứng
+Giấy thanh toán tiền tạm ứng
+Biên bản kiểm kê TSCĐ
+Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
......................................
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Tài khoản kế toán dùng để phân loại, hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nôi dung kinh tế. Hệ thống kế toán là bảng kê các tài khoản kế toán dùng cho đơn vị.
Xí nghiệp áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 1141/1995-QĐ/CĐKT ban hành ngày 01/01/1995.
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
Do xí nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập chung, để phù hợp xí nghiệp đã áp dụng hệ thống sổ theo hình thức nhật ký chung.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự, thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó, lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toán nhật ký chung bao gồm các sổ kế toán chủ yếu sau đây:
* Hệ thống sổ sách bao gồm
-Nhật ký chung: Bảo quản chứng từ bằng cách ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian, định khoản kế toán là căn cứ để ghi sổ cái.
-Sổ cái (hay còn gọi là sổ cái tài khoản): Trên sổ cái này mỗi tài khoản được phản ánh trên một hoặc một số trang sổ. Số liệu của sổ cái dùng để ghi vào bảng cân đối số phát sinh và bảng cân đối kế toán.
Các sổ chi tiết: là sổ dùng để ghi chép, phản ánh chi tiết và cụ thể từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp không phản ánh được hết, ví dụ như TSCĐ, sổ chi tiết vật liệu.
Do xí nghiệp có mở các sổ Nhật ký chuyên dùng nên hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ để ghi sổ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào nhật ký chuyên dùng có liên quan. Cuối tháng, tuỳ vào khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp từng nhật ký chuyên dùng, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một số nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều nhật ký chuyên dùng khác nhau.
Cuối tháng, công bố số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối tài khoản.
Cuối tháng, cuối quý, phải tổng hợp số liệu, khoá sổ và thẻ chi tiết, rồi lập các bảng tổng hợp chi tiết.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết, sẽ tiến hành lập các báo cáo kế toán.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học đòi hỏi khâu xử lý thông tin ngày càng phải nhanh nhạy, có hiệu quả cao để xử lý kịp thời các thông tin kinh tế, nhằm khẳng định vai trò của kế toán là công cụ phục vụ đắc lực cho quản lý kinh tế, tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lưu thông hàng hóa. Do đó, yêu cầu xí nghiệp phải đưa máy vi tính vào công tác kết toán. Nhờ áp dụng máy vi tính phục vụ công tác kế toán đã giúp cho công tác kế toán trở lên nhanh nhạy hơn, giúp cho quá trình lập bảng biểu và xử lí thông tin kinh tế nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên xí nghiệp vẫn phải ghi sổ kế toán theo phương pháp thủ công để làm cơ sở kiểm tra, đối chiếu và làm thanh tra của các đơn vị khác.
Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung tại Xí nghiệp được phản ánh qua sơ đồ sau:
CHỨNG TỪ GỐC
Số NK đặc biệt
Sổ hạch toán chi tiết
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo
Bảng tổng hợp chi tiết
GHI CHÚ: Ghi hàng ngày
Ghi hàng tháng
Quan hệ đối chiếu
2.2.4 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.
Báo các tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của xí nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lí của các cấp lãnh đạo của xí nghiệp. cơ quan nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính bao gồm:
-Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01_DN
-Báo các kết quả kinh doanh Mẫu số B02_DN
-Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03_DN
-Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B04_DN
Báo cáo tài chính của xí nghiệp phải được lập cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công khai theo quy đinh của pháp luật.
Báo cáo tài chính phải cung cấp các thông tin về:
+Tài sản.
+Nợ phải trả và vốn chư sở hữu.
+Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác.
+Lãi, lõ và phân chia kết quả kinh doanh.
+Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
+Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
+Các luồng tiền.
Ngoài các thông tin naỳ, xí nghiệp con phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bầy báo cáo tài chính.
Việc trình bầy báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại chuẩm mực kế toán.
-Trung thực và hợp lí.
-Đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi:
+Trình bầy trung thực, hợp lí tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh cảu xí nghiệp.
+Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịchvà sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng,
+Trình bầy khách quan, không thiên vị
+Tuân thủ các nguyên tắc thân trọng
+Trình bầy đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu
Việc lập báo cáo tài chính phải phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo tài chính được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kì kế toán. Báo cáo kế toán phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đợn vị kế toán ký, đóng dấu của xí nghiệp.
Việc lập và trình bầy báo cáo tài chính phải tuân thủ 6 nguyên tắc:
Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh.
2.3 TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THÊ.
2.3.1 Tổ chức hạch toán yếu tố nguyên vật liệu và CCDC
* Chứng từ sử dụng:
- Phiếu nhập kho ( Mẫu 01- VT )
- Phiếu xuất kho ( Mẫu 02- VT )
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( Mẫu 03- VT )
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu 05- VT )
- Hoá đơn GTGT- MS 01 GTKT- 2 LN
- Hoá đơn bán hàng ( Mẫu 02 GTKT- 2LN )
- Hoá đơn cước vận chuyển ( Mẫu 03- BH )
- Biên bản kiểm kê vật liệu, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu 08- VT)
*Tài khoản sử dụng:
Với đặc điểm đa dạng, phức tạp của vật liệu và công cụ tại Xí nghiệp thì vật liệu - công cụ được chia thành các nhóm:
- Vật liệu các loại: sắt, thép, que hàn, bu lông,
- Nhiên liệu: tham cám, xăng, dầu,
- Phụ tùng thay thế: phụ tùng ô tô, gạch, ngói, phụ tùng chi tiết máy móc thiết bị,
- Phế liệu thu hồi
- Dụng cụ chuyên dùng cho sản xuất: Thúng tre , gơ tre.
- Dụng cụ quản lí bảo hộ lao động: áo bảo hộ lao động, kính ...
Thực hiện quản lý vật liệu - công cụ, Xí nghiệp cũng đã lập danh điểm vật liệu và công cụ để mã hoá tất cả các loại vật liệu công cụ chi tiết tới từng thứ loại vật liệu nhằm đảm bảo công tác quản lý vật liệu và công cụ được chặt chẽ.
Trích danh điểm vật tư :
Biểu 04:
Stt
Mã vật tư
Tên vật tư
Đơn vị tính
1
01.NLSA02
Sạn samốt Trúc thôn LĐ+LV+LB
Tấn
2
01.NLSA09
Sạn gạch men phế
Tấn
3
01.NLTL01
Than nhiệt luyện
Tấn
4
01.NLHD01
Hồ điện cực
Tấn
5
01.NLOH01
ẩng hồ
ẩng
6
02.DTDA05
Dầu điêzen
Lít
7
02.DTDA03
Dầu M14
Lít
8
02.DTDA08
Dầu H68
Lít
9
02.KHXA01
Xăng A90
Lít
10
02.KHMO03
Mỡ láp
Kg
11
01.VKOX01
Ôxy
Chai
12
01.VKQH03
Que hàn Măngan
Kg
13
03.OTLĐ01
Long đen
Cái
14
03.OTCB32
Cúp ben F32
Cái
15
03. OTCB 38
Cúp ben F 38
Cái
16
03.VO6305
Vòng bi 6310
Vòng
17
03.VO6306
Vòng bi 6311
Vòng
18
03.DIDC08
Dây cáp 3x16+1x10 (HQ)
Mét
19
....
Việc phân loại kết hợp với mã hoá vật tư khiến cho mỗi loại vật tư được sử dụng một ký hiệu riêng bằng hệ thống các chữ cái và chữ số thay cho tên gọi, nhãn hiệu, quy cách của vật tư trên cơ sở kết hợp với các tài khoản kế toán tạo điều kiện để quản lý vật tư được chặt chẽ, chi tiết đồng thời giúp cho việc hạch toán vật tư được thuận lợi nhất, chính xác nhất đặc biệt trong điều kiện ứng dụng kế toán máy vào công tác kế toán như hiện nay.
*Hạch toán chi tiết:
Xí nghiệp sử dụng phương pháp ghi thẻ song song để thực hiện tổ chức ghi chép kế toán chi tiết các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho vật tư. Cụ thể:
Tại kho: Thủ kho sẽ sử dụng " thẻ kho" để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại vật tư. " Thẻ kho được lập cho từng thứ vật tư và được lập ở đầu niên độ kế toán được đóng thành quyển giao cho thủ kho ghi chép.
Hàng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ về nhập, xuất vật tư, thủ kho thực hiện thu, phát các loại vật tư và ghi chép số lượng thực tế nhập kho, xuất kho của các loại vật tư vào các chứng từ nhập kho, xuất kho. Sau đó căn cứ vào các chứng từ đó để ghi số lượng thực nhập, thực xuất của từng loại vật liệu - công cụ vào " thẻ kho". Cuối ngày tính ra số tồn kho và ghi vào cột " tồn kho". Sau khi được sử dụng để ghi " thẻ kho", các chứng từ nhập, xuất kho được sắp xếp cẩn thận để định kỳ 3-5 ngày gửi lên phòng kế toán.
Sơ đồ hạch toán chi tiết vật tư tại Xí nghiệp.
Thẻ kho
Phiếu NK
Phiếu XK
Sổ chi tiết vật tư
Báo cáo N-X-T vật tư chủ yếu
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày.
: Quan hệ đối chiếu.
: Ghi cuối tháng.
Cuối tháng thực hiện đối chiếu giữa:
- Sổ kế toán chi tiết - sổ kế toán tổng hợp - Báo cáo nhập- xuất - tồn
- Sổ kế toán chi tiết - sổ kế toán chi tiết - sổ kế toán tổng hợp khác liên quan
*Hạch toán tổng hợp:
Thực tế ở Xí nghiệp vật liệu chịu lửa Trúc Thôn đã áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Theo phương pháp này, để phản ánh tình hình nhập, xuất vật liệu- công cụ dụng cụ, kế toán sử dụng các Tài khoản kế toán:
- TK152 ' Nguyên liệu, vật liệu ' và mở các Tài khoản cấp 2:
+TK1522' vật liệu các loại'
+TK1523' nhiên liệu'
+TK1534' phụ tùng các loại'
+TK1526' phế liệu thu hồi'
- TK 153:
Từ đó mở các TK chi tiết cho từng thứ, loại vật liệu- công cụ dụng cụ
- Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các TK liên quan như:
TK111,TK112,TK133, TK141, TK331, TK 621, TK627, TK 641, TK642.
các TK này cũng được mở chi tiết để theo dõi chi tiết các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến vật liệu công cụ dụng cụ.
Phiếu nhập, phiếu xuất, hoá đơn
Nhật kí mua hàng
Sổ Nhật kí chung
Sổ chi tiết vật liệu
Sổ cái tài khoản 152, 153.
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Quan hệ đối chiếu
: G
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32773.doc