Báo cáo thực tập tổng hợp về Công ty cổ phần dịch vụ nuôi trồng thủy sản Hạ Long

Phần I: Tổng quan về cổ phần dịch vụ nuôi trồng thủy sản Hạ Long

1.1. Lịch sử hình thành phát triển của công ty cổ phần dịch vụ nuôi trồng thủy sản Hạ Long

1.1.1. Trụ sở chính:

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:

1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:

1.1.4. Thị trường kinh doanh:

1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ nuôi trồng thủy sản Hạ Long

1.2.1. Đặc điểm kinh doanh

1.2.1.1. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty trong giai đoạn đầu mới thành lập

1.2.1.2. Các hoạt động kinh doanh hiện nay

1.2.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh

1.2.2.1. Các đơn vị kinh doanh trực thuộc:

1.2.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

1.2.2.3. Tổ chức bộ máy của xưởng sản xuất thuốc HCG

1.2.2.4. Đặc điểm vật tư (NVL, CCDC) phục vụ sản xuất sản phẩm

1.2.2.5. Đặc điểm về thành phẩm

1.2.2.6. Đặc điểm về bán hàng

1.2.3. Một số chỉ tiêu:

1.2.3.1. Tổng số vốn sản xuất kinh doanh của công ty

1.2.3.2. Các chỉ tiêu kinh tế.

1.2.3.3. Số cán bộ công nhân viên chức

1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần dịch vụ nuôi trồng thủy sản Hạ Long

1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý

1.3.3. Các chính sách kinh tế, tài chính đang áp dụng tại công ty

Phần II: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại đơn vị thực tập

2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

2.1.1. Đặc điểm chung

2.1.1.1. Phương thức tổ chức bộ máy kế toán:

2.1.1.2. Cơ cấu lao động kế toán

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

2.1.3. Nhiệm vụ của các bộ phận kế toán

2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại công ty

2.2.1. Chế độ chứng từ kế toán

2.2.2. Chế độ Tài khoản kế toán

2.2.3. Chế độ Sổ kế toán

2.2.4. Chế độ báo cáo kế toán

2.3. Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu

2.3.1. Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay

2.3.2. Kế toán TSCĐ

2.3.3. Kế toán NVL, CCDC

2.3.4. Kế toán lao động, tiền lương

2.3.5. Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành

2.3.6. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

Phần III: Đánh giá thực trạng hạch toán kế toán tại đơn vị thực tập

3.1. Ưu điểm

3.2. Tồn tại và nguyên nhân, biện pháp khắc phục

 

 

 

 

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp về Công ty cổ phần dịch vụ nuôi trồng thủy sản Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00tỷ đồng, tăng hơn 3lần so với năm 2007. Lợi nhuận trước thuế năm 2008 đạt 3.289.924.356, tăng 58.11% so với 2007. Tổng giá trị tài sản tăng 16.38% so với năm 2007. Tổng số cán bộ công nhân viên chức Công ty cổ phần dịch vụ nuôi trồng thủy sản Hạ Long có 78 người trong đó: - Xưởng sản xuất thuốc kích dục cá đẻ (HCG): 29 người - XN dịch vụ tổng hợp sông Cầu: 5 người - TT KD XNK tổng hợp: 10 người - XN dịch vụ thuỷ sản Vân Đồn: 3 người - XN tôm giống Hoà Hiệp: 2 người - Chi nhánh Nam Hà Nội: 6 người - Chi nhánh TP HCM: 4 người - Văn phòng Công ty: 13 người Số còn lại là bộ phận bảo vệ, giao hàng, lái xe. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần dịch vụ nuôi trồng thủy sản Hạ Long Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty Mô hình mới Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch kỹ thuật Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Chi nhánh Nam Hà Nội Xí nghiệp nuôi thủy sản Vân Đồn Xí nghiệp SX tôm giống Hòa Hiệp Xí nghiệp dịch vụ Sông Cầu TTKD XNK Tổng hợp TTKD dịch vụ thủy sản tổng hợp Trợ lý tổng giám đốc Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý * Hội đồng quản trị: Là bộ phận do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. * Tổng giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Pháp luật, trước Hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt động của Công ty. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất, phụ trách chung toàn bộ hoạt động của công ty, quyết định những chiến lược kinh doanh lớn phù hợp với điều lệ công ty-định hướng phát triển của công ty nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. * Phó tổng giám đốc: giúp việc cho tổng giám đốc và phụ trách trực tiếp mảng kinh doanh, cũng như những nhiệm vụ khác được tổng giám đốc phân công ủy quyền. * Trợ lý tổng giám đốc: giúp việc cho tổng giám đốc, * Phòng tài chính kế toán: Chức năng: quản lý toàn bộ vốn, tài sản theo quy định của Pháp luật, cũng như quy định của công ty, phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn. Tổ chức tập hợp chứng từ, tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh, thực hiện công tác thanh toán và thu hồi công nợ, ghi chép sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính theo quy định của Pháp luật và phục vụ yêu cầu quản trị của Công ty. * Phòng tổ chức hành chính: - quản lý về nhân sự: Giúp Giám đốc trong công tác xem xét đánh giá hiệu quả công tác của nhân viên, tuyển chọn nhân viên mới, cũng như giải quyết các chế đội chính sách cho người lao động (ví dụ: chế độ lương lễ, tết, thưởng, nghỉ chế độ ốm đau, thai sản ) - quản lý hành chính: soạn thảo các văn bản, quyết định nghiệp vụ tổ chức hành chính theo quy định của pháp luật; lưu trữ công văn, giấy tờ tài liệu, quản lý con dấu, tổ chức công tác khen thưởng, kỷ luật theo điều lệ công ty. - quản lý tài sản: chịu trách nhiệm mua sắm bổ sung, quản lý tài sản văn phòng, cấp phát văn phòng phẩm cho các bộ phận chức năng khác; quản lý xe con phục vụ công tác của công ty. * Phòng kế hoạch kỹ thuật: Lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng kỳ cho công ty: lịch sản xuất, dự toán nguyên vật liệu, dự toán lao động đáp ứng một cách hiệu quả yêu cầu sản xuất kinh doanh. Chịu trách nhiệm giám sát quá trình sản xuất, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm hoàn thành. Tự khai thác thị trường, nghiên cứu chiến lược đẩy mạnh kinh doanh ở các thị trường truyền thống, cũng như tìm kiếm thị trường mới. Do đặc thù sản phẩm của công ty là sản phẩm mang tính độc quyền, được tiêu thụ trên địa bàn khá lớn, do đó việc phát triển thị trường mới là rất khó khăn; do đó phòng kế hoạch kỹ thuật hiện chỉ tập trung vào khai thác tiềm năng của thị trường hiện tại. Các chính sách kinh tế, tài chính đang áp dụng tại công ty Chính sách tiền lương: Hiện tại, tại công ty áp dụng 2 hình thức trả lương: * Hình thức trả lương theo thời gian: áp dụng đối với khối văn phòng, lao động gián tiếp. - Căn cứ vào bảng chấm công, số công thực tế của từng người lao động. - Căn cứ vào hệ thống thang bảng lương DN áp dụng - Căn cứ vào các khoản phụ cấp được hưởng - Căn cứ vào mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định - Căn cứ vào hệ số điều chỉnh được Nhà nước cho phép HSL x mức lương tối thiểu DN áp dụng cho từng vùng Số ngày TLCB = x Làm việc TT 22 ngày công * Hình thức trả lương theo sản phẩm: đối với công nhân trực tiếp sản xuất, khối sản xuất - Căn cứ vào bảng chấm công theo định mức lao động - Căn cứ vào số lượng sản phẩm - Căn cứ vào đơn giá sản phẩm TLSP = Đơn giá x SLSP hoàn thành Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán: VNĐ Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền + Các khoản tiền và tương đương tiền được ghi nhận trong Báo cáo tài chính gồm: Tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại các Ngân hàng, đảm bảo đã được kiểm kê, có đầy đủ xác nhận số dư của các Ngân hàng tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán. Các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.( VD: tiền gửi tiết kiệm ngân hàng thời hạn dưới 3tháng)   + Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các dòng tiền khác ra VNĐ: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán. Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính. Các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác Các khoản phải trả thương mại và phải trả khác: được ghi nhận theo hóa đơn, chứng từ. Dự phòng phải thu khó đòi được lập dựa vào đánh giá về khả năng thu hồi của từng khoản nợ TSCĐ hữu hình TSCĐ hữu hình được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại. Nguyên giá TSCĐ bao gồm toàn bộ các chi phí mà công ty phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TS đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ. Khi TSCĐ được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào thu nhập hay chi phí trong kỳ. TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng hữu ích ước tính. Số năm khấu hao của các loại TSCĐ như sau: Nhà cửa, vật kiến trúc: 10-15 năm Máy móc, thiết bị: 06-07 năm Phương tiện vận tải, truyền dẫn: 05-06 năm Thiết bị dụng cụ quản lý: 03-06 năm Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí sản xuất-chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, giá xuất kho được xác định theo phương pháp Nhập trước-xuất trước. Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả Các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Khi các chi phí đó phát sinh, nếu có chênh lệch với số đã trích, kế toán tiến hành ghi bổ sung hoặc ghi giảm chi phí tương ứng với phần chênh lệch. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: - Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua; - Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; - Công ty đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Doanh thu cung cấp dịch vụ Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn các điều kiện sau: - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; - Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; - Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán; - Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó Phần công việc cung cấp dịch vụ đã hoàn thành được xác định theo phương pháp đánh giá công việc hoàn thành. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch tạm thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế suất thuế TNDN. Phần II: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại đơn vị thực tập Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Đặc điểm chung Phương thức tổ chức bộ máy kế toán: Hiện nay hình thức tổ chức bộ máy kế toán được áp dụng tại công ty là nửa tập trung, nửa phân tán. Theo mô hình này thì công tác hạch toán tổng hợp sẽ được tiến hành tại phòng tài chính kế toán của công ty. Kế toán tại các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ có liên quan, thực hiện việc ghi chép kế toán, sau đó gửi báo cáo lên phòng kế toán Công ty. Theo đó, kế toán tại các đơn vị trực thuộc tiến hành thực hiện việc ghi chép kế toán, để tiến hành hạch toán tổng hợp Kế toán công ty sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp pháp và đầy đủ của các chứng từ, tính hợp lý của các khoản chi phí. Nếu chứng từ đảm bảo đầy đủ các yêu cầu thì phòng kế toán của công ty sẽ tiến hành hạch toán các chứng từ này. Cơ cấu lao động kế toán Phòng kế toán của công ty có 5 người, 1 kế toán trưởng và 4 nhân viên. Tất cả nhân viên phòng kế toán của công ty đểu có trình độ đại học và cao đẳng. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán quỹ tiền mặt và lao động, tiền lương Kế toán tiền gửi ngân hàng, công nợ Kế toán hàng hóa kiêm thủ quỹ Kế toán TSCĐ&vật tư kiêm Kế toán chi phí,giá thành Kế toán tại các đơn vị trực thuộc Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán Trong cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, đứng đầu là kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát mọi số liệu trên sổ sách kế toán, trên các báo cáo kế toán cũng như chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo công ty về tình hình tài chính của công ty. Kế toán trưởng đồng thời kiêm nhiệm Kế toán tổng hợp và có nhiệm vụ tổng hợp số liệu kế toán từ các sổ cái lập báo cáo kế toán của toàn Công ty, cũng như lên tờ khai thuế cuối kỳ. Kế toán quỹ tiền mặt và lao động tiền lương: chịu trách nhiệm về quản lý thu chi tiền mặt, phân phối tiền lương cho cán bộ công nhân viên. Kế toán tiền gửi ngân hàng kiêm kế toán công nợ: theo dõi các giao dịch phát sinh liên quan đến ngân hàng, quản lý chứng từ ngân hàng; theo dõi thông qua sổ sách kế toán chi tiết đến từng đối tượng công nợ, từng nghiệp vụ công nợ phát sinh cũng như công nợ đã thanh toán Kế toán hàng hoá: do đặc điểm vừa sản xuất vừa kinh doanh mặt hàng thuỷ sản nên kế toán hàng hoá thực chất đảm nhiệm công tác kế toán bán hàng và tiêu thụ; đảm nhiệm việc ghi chép và quản lý các chứng từ nhập xuất; định kỳ đối chiếu số lượng tồn với bộ phận kho. Kế toán hàng hóa kiêm nhiệm thủ quỹ trực tiếp thu, chi tiền hàng ngày và theo dõi số tiền thu, chi, tồn quỹ trên sổ quỹ. Kế toán tập hợp chi phí có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến nguyên vật liệu, phản ánh chúng một cách đầy đủ vào các sổ sách kế toán liên quan phục vụ cho việc tính giá thành. Kế toán tại đơn vị trực thuộc: thực hiện việc ghi chép kế toán sau đó gửi báo cáo lên phòng kế toán Công ty. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại công ty Hiện nay, việc thực hiện công tác kế toán tại công ty đang được áp dụng thống nhất theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC, được sửa đổi, bổ sung theo thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ Tài chính. Chế độ chứng từ kế toán Hệ thống chứng từ kế toán được sử dụng tại Công ty cổ phần dịch vụ nuôi trồng thủy sản Hạ Long tuân thủ theo quy định do Bộ Tài chính ban hành thống nhất, gồm các loại: - chứng từ về Lao động tiền lương - Chứng từ về Hàng tồn kho - Chứng từ TSCĐ - Chứng từ tiền tệ - Chứng từ Bán hàng - Chứng từ khác: phiếu kế toán Trong số các chứng từ TSCĐ, hiện nay tại đơn vị không sử dụng Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành; nguyên nhân là do chất lượng TSCĐ của doanh nghiệp hiện còn tốt vì mới chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần được 2năm; vì vậy không cần thiết tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ mà chỉ tiến hành sửa chữa nhỏ để bảo dưỡng. Đơn vị cũng không sử dụng Biên bản đánh giá lại TSCĐ Chế độ Tài khoản kế toán Hệ thống Tài khoản được sử dụng tại công ty là hệ thống tài khoản áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các TK được mở chi tiết đến cấp 2, cấp 3 phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty, cũng như yêu cầu quản lý, sử dụng của kế toán. Một số tài khoản không được sử dụng tại công ty như: - TK 212: TSCĐ thuê Tài chính Công ty không có loại tài sản này - TK 213: TSCĐ vô hình Tại công ty cổ phần dịch vụ nuôi trồng thủy sản Hạ Long, các tài sản như phần mềm máy vi tính, phần mềm kế toán, đều có giá trị chưa đến 10.000.000đồng, do đó chưa đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ vô hình, kế toán ghi nhận giá trị tài sản này là Công cụ, dụng cụ và phân bổ dần vào chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ. - TK 221: Đầu tư vào công ty con. - TK 222: Vốn góp liên doanh. - TK 223: Đầu tư vào công ty liên kết. - TK 531: Hàng bán bị trả lại. - TK 532: Giảm giá hàng bán Do đặc điểm thành phẩm của công ty là sản phẩm để kích thích cá đẻ (sử dụng trực tiếp vào cá) vì vậy mà việc kiểm soát chất lượng của sản phẩm luôn được thực hiện một cách gắt gao, đảm bảo không xảy ra trường hợp giao đến cho khách hàng những sản phẩm kém chất lượng. Vì vậy mà các khoản làm giảm doanh thu như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại liên quan đến chất lượng sản phẩm là không có. - Các tài khoản thuộc loại Chi phí sản xuất – kinh doanh sử dụng cho phương pháp kiểm kê định kỳ: 611 và 631. Chế độ Sổ kế toán Doanh nghiệp áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính. Đây là hình thức ghi sổ thuận tiện cho việc phân công công tác kế toán, mẫu sổ đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu và phù hợp cho việc sử dụng kế toán máy tại công ty. Áp dụng hình thức ghi sổ này, hệ thống sổ kế toán tại công ty bao gồm: sổ kế toán chi tiết: SCT vật tư, hàng hóa, SCT Tài sản, SCT Bán hàng và tiêu thụ, SCT công nợ, chứng từ ghi sổ sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sổ cái các tài khoản Trình tự ghi sổ theo hình thức CTGS áp dụng tại công ty như sau: Chứng từ gốc Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ cái Tài khoản Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối Số phát sinh Báo cáo Tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Do Công ty thực hiện công tác kế toán trên máy, sử dụng phần mềm kế toán, trình tự hach toán như sau: Hàng ngày, các chứng từ phát sinh được tập hợp lại, kiểm tra, phân loại theo loại chứng từ, số chứng từ, theo ngày tháng năm phát sinh; có thể được lập thành bảng tổng hợp đối với các chứng từ kế toán cùng loại và được vào máy theo từng phần hành, sau đó qua thao tác lập chứng từ ghi sổ, đăng ký chứng từ ghi sổ và in chứng từ ghi sổ ra. Các chứng từ này được kiểm tra lại và có đầy đủ chữ ký, định kỳ 1tháng 2 hoặc 3 lần, các chứng từ ghi sổ sẽ được đóng thành quyển kèm theo chứng từ gốc và lưu giống như hình thức kế toán bằng tay. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái) và các sổ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, sau khi các nghiệp vụ phát sinh đã được phản ánh đầy đủ, kế toán tổng hợp tiến hành các bút toán phân bổ, kết chuyển, tính giá thành sản phẩm Cuối quý, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Sau đó in Báo cáo tài chính theo quy định. Đồng thời, các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp cũng được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Nhập vào phần mềm kế toán Sổ kế toán Sổ tổng họp Sổ chi tiết Báo cáo tài chính Báo cáo quản trị Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Chế độ Báo cáo tài chính: - Kỳ lập Báo cáo tài chính của Công ty: năm. - Cơ sở lập Báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính được lập theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam, được trình bày theo nguyên tắc giá gốc, và theo đơn vị tiền tệ Việt Nam đồng (VNĐ). - Hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty bao gồm đầy đủ 4 loại: + Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01-DN + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02-DN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DN + Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B04-DN Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất của Công ty về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ. Nó là sản phẩm của việc thu thập và xử lý các thông tin từ Bộ máy kế toán của Công ty. Chính vì vậy, các phần hành kế toán là nguồn cung cấp thông tin cơ bản nhất để lập Báo cáo tài chính của Công ty. Các phần hành kế toán cần có kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời nhằm đảm bảo tính xác thực của Báo cáo tài chính, đem lại sự hiểu biết và đánh giá đúng đắn của những người quan tâm về kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty. Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay Theo dõi tình hình thu, chi tồn quỹ các loại tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền ngoại tệvà các khoản tạm ứng, thanh toán tạm ứng của đơn vị, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho kế toán và người quản lý của đơn vị trong lĩnh vực tiền tệ. Phần hành tiền mặt: a. Chế độ quản lý tiền mặt tại Công ty - Tiền mặt tại quỹ được Công ty bảo quản ở nơi có đủ điều kiện an toàn là trong két sắt. - Hiện nay Công ty có định mức tồn quỹ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu chi tiền mặt lặt vặt hàng ngày và thông thường Công ty phải có định mức tồn quỹ, tức là Công ty phải thoả thuận với ngân hàng số định mức tồn quỹ nếu số tiền vượt quá định mức thì Công ty phải làm thủ tục gửi vào ngân hàng. - Mọi hoạt động liên quan đến thu, chi đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm và phải có đầy đủ phiếu chi, phiếu thu hợp lệ. b. Tài khoản sử dụng TK 111: Tiền mặt Chi tiết TK cấp 2: - TK 1111: Tiền mặt VNĐ c. Chứng từ - Phiếu thu: Mẫu số 01-TT - Phiếu chi: Mẫu số 02-TT (Kèm theo các Hóa đơn, chứng từ ghi nhận CP) - Giấy đề nghị tạm ứng: Mẫu số 03-TT - Giấy thanh toán tiền tạm ứng: Mẫu số 04-TT - Giấy đề nghị Thanh toán: Đơn vị sử dụng mẫu giấy đề nghị thanh toán được thiết kế dựa theo Mẫu số 05-TT ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC, tuy nhiên có bổ sung thêm mục kê chi tiết các khoản đề nghị thanh toán với các nội dung: khoản mục đã chi, khối lượng, số tiền. - Biên bản kiểm kê quỹ: Mẫu số 08a-TT - Biên lai thu tiền: Mẫu số 06-TT d. Sổ kế toán - Chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ Tiền mặt (chính là Sổ chi tiết Tiền mặt) - Sổ quỹ (do Thủ quỹ theo dõi bằng tay) - Sổ cái TK 111 e. Trình tự ghi sổ Trình tự ghi sổ phần hành kế toán tiền mặt theo hình thức chứng từ ghi sổ được áp dụng tại đơn vị như sau: Phiếu thu Phiếu chi Ghi sổ quỹ (Thủ quỹ ghi) Sổ chi tiết tiền mặt Thủ quỹ liên2 Kế toán TM Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký CTGS Sổ Cái TK 111 Phần hành tiền gửi ngân hàng: a. Thủ tục kế toán TGNH tại công ty - Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với các chứng từ gốc kèm theo. - Tổ chức theo dõi chi tiết số tiền gửi cho từng tài khoản ngân hàng để tiện cho kiểm tra đối chiếu. b. TK sử dụng: TK 112: Tiền gửi ngân hàng. Chi tiết TK cấp 2, cấp 3: TK 1121: Tiền gửi ngân hàng –VNĐ TK 11211: Tiền gửi ngân hàng –VNĐ- NH Công thương Ba Đình TK 11212 : Tiền gửi ngân hàng –VNĐ- Ngân hàng ĐTPT VN TK 11214 : Tiền gửi ngân hàng –VNĐ- NH NNPTNT.Sở GD TK 11215 : Tiền gửi ngân hàng –VNĐ- NH TMCP Đông Á.CN HN TK 11216 : Tiền gửi ngân hàng –VNĐ- NH TMCP Đông Á.CN HCM TK 11217 : Tiền gửi ngân hàng –VNĐ- NH NNPTNT.CN Quảng An TK 1122: Tiền gửi ngân hàng –Ngoại tệ. TK 11221: Tiền gửi ngân hàng –Ngoại tệ- NH Công thương Ba Đình TK 11225: Tiền gửi ngân hàng –Ngoại tệ- NH TMCP Đông Á.CN HN TK 11226: Tiền gửi ngân hàng-Ngoại tệ - NH TMCP Đông Á.CN HCM. c. Chứng từ - Ủy nhiệm thu - Ủy nhiệm chi - Giấy báo Nợ - Giấy báo Có - Bảng sao kê ngân hàng và Phiếu hạch toán chi tiết giao dịch phát sinh hàng ngày của ngân hàng d. Sổ kế toán - chứng từ ghi sổ - Sổ theo dõi tiền gửi - Sổ cái TK 112 e. Trình tự ghi sổ Giấy báo Nợ Giấy báo Có Sổ theo dõi tiền gửi Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký CTGS Sổ Cái TK 112 Phần hành tiền vay Nguồn vay là một trong những nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp. Vì thế mà kế toán cần phải theo dõi chi tiết từng đối tượng cho vay, từng khế ước vay, trả nợ cả gốc lẫn lãi. a. Tài khoản sử dụng TK 311: Vay ngắn hạn Chi tiết TK Cấp 2: TK 3111: Vay ngắn hạn ngân hàng TK 3112: Vay ngắn hạn các tổ chức khác. TK 3113: Vay ngắn hạn cá nhân TK 341: Vay dài hạn Tk 315: Vay dài hạn đến hạn trả b. Chứng từ sử dụng - Khế ước vay - Giấy báo Nợ, báo Có của tài khoản tiền vay - Phiếu tính lãi vay của từng khế ước c. Sổ kế toán sử dụng: - Sổ chi tiết TK311, TK341, TK315 - Số cái d. Trình tự ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết khoản vay theo đối tượng Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 311,341 SCT TK 311,341 BCĐ Số phát sinh Sổ đăng ký CTGS các báo cáo về tiền vay: - Báo cáo tổng hợp tình hình tiền vay(gốc và lãi) - Báo cáo tổng hợp khế ước đến ngày đáo hạn Báo cáo Tài chính BÁO CÁO e. Trình tự hạch toán TK 152,153,211 TK 311 TK 341 TK 111,112 TK 315 Nhận tiền vay Trả gốc vay Trả gốc vay Trả gốc vay Kết chuyển Nhận tiền vay Mua TS, NVL,CCDC Dùng tiền vay mua TS ngay Dùng tiền vay mua TS ngay TK 635 Trả lãi vay Kế toán TSCĐ Theo hình thái vật chất, TSCĐ của công ty chỉ bao gồm TSCĐ hữu hình, không có TSCĐ vô hình. Các loại TSCĐ hữu hình gồm có: - Nhà cửa, vật kiến trúc: văn phòng Công ty, Xưởng thuốc HCG, Trại thực nghiệm nuôi thuỷ sản sông Cầu, Xí nghiệp tôm giống Hoà Hiệp, Trung tâm hỗ trợ phát triển thuỷ sản Vân Đồn... - Máy móc thiết bị: Máy đông khô, máy ly tâm lạnh, máy ly tâm vắt, kho bảo quản lạnh..... - Phương tiện vận tải, vật truyền dẫn: đường dây, trạm biến thế điện, máy phát điện, tàu gỗ 30CV, xe TOYOTA 4 chỗ..... - Thiết bị dụng cụ quản lý: Máy vi tính, máy photo, máy in..... TSCĐ trong công ty là tài sản dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Do TSCĐ tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất và trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng chi tiết, từng bộ phận. Nhưng đối với Công ty cổ phần dịch vụ nuôi trồng thủy sản Hạ Long mới chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần nên TSCĐ còn tốt nên Công ty không cần thiết tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ mà chỉ tiến hành sửa chữa nhỏ để bảo dưỡng. Sửa chữa nhỏ là mang tính duy trì bảo dưỡng thường xuyên ước khối lượng công việc không nhiều, quy mô sửa chữa nhỏ và chi phí phát sinh trong quá trình sửa chữa kế toán tập hợp trực tiếp vào chi phí sản xuất – kinh doanh Công ty thường tự sửa chữa và phòng kỹ thuật sửa chữa. TK sử dụng: TK 211: TSCĐ hữu hình Chi tiết TK cấp 2: TK 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc TK 2112: Máy móc, thiết bị TK 2113: Phương tiện vận tải, truyền dẫn TK 2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý TK 2118: TSCĐ khác. TK 214: Hao mòn TSCĐ Chi tiết TK cấp 2:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5807.doc
Tài liệu liên quan