MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt (V-STANDA,.JSC) 2
1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt 2
1.2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh quản lý trong Công ty. 4
1.2.1. Hệ thống tổ chức của Công ty 4
1.2.2. Các chức danh, phòng ban, bộ phận trong Công ty 6
1.2.3. Nhiệm vụ quyền hạn của các chức danh trong công ty 6
Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt 10
2.1. Những nét chính về lĩnh vực hoạt động, sản phẩm sản xuất kinh doanh, về thị trường, tình hình cạnh tranh, về năng lực sản xuất và về nguồn nhân lực của công ty 10
2.1.1. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm của công ty 10
2.1.2. Thị trường của Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt 12
2.1.3. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty, điểm mạnh - điểm yếu và chính sách cạnh tranh của họ. 13
2.1.4. Năng lực sản xuất của Công ty 15
2.1.5. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của Công ty 16
2.1.6. Tình hình nhân sự của công ty hiện nay 16
2.2. Thực trạng hoạt động của Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt 18
2.2.1. Về mặt tài chính 18
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: 21
Chương III: Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt trong thời gian tới 25
3.1. Mục tiêu tổng quát 25
3.2. Kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện được các mục tiêu đề ra 25
3.2.1. Về mặt xây dựng kế hoạch 25
3.2.2. Các giải pháp nhằm thúc đẩy, duy trì ổn định thị trường truyền thống: 26
3.2.3. Các giải pháp nhằm triển khai, mở rộng thị trường mới 26
3.2.4. Các giải pháp xây dựng mảng khách hàng dự án: 27
3.3.5. Các giải pháp về quản lý: 27
KẾT LUẬN 28
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp về Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức danh trong công ty
A. Giám đốc Công ty
Giám đốc Công ty có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: Tổ chức điều hành hoạt động của công ty theo quyết định của Hội đồng Quản trị và theo luật hiện hành. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Cụ thể:
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng Quản trị;
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch SXKD và kế hoạch đầu tư của công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT;
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, tuyển dụng lao động và các quyền khác…
Phó Giám đốc Công ty
Các Phó giám đốc Công ty là những người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc ủy quyền hoặc phân công chịu trách nhiệm trong một hoặc một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc và HĐQT về phần việc được giao.
Trong điều kiện hiện tại công ty cần có hai Phó giám đốc
B1. Phó giám đốc thứ nhất có nhiệm vụ:
Về chuyên môn: Phụ trách về tài chính và nội chính
Về quản lý: Điều hành chung toàn bộ hoạt động của khối văn phòng bao gồm khối các phòng nghiệp vụ và các bộ phận phục vụ, phụ trách các bộ phận: kinh doanh, tài chính – kế toán, nhân sự, hành chính, kho vận, bảo hành, dịch vụ kỹ thuật
Về công tác phối hợp: Phó Giám đốc thứ nhất phải phối hợp chặt chẽ với Giám đốc nhà máy để thống nhất chỉ đạo phòng kế hoạch – vật tư trong việc mua bán vật tư và thanh toán công nợ.
Về quản lý các phòng ban chức năng: Chỉ đạo và cùng với các trưởng bộ phận xây dựng bản quy định chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận và phối hợp công công tác giữa các bộ phận; tổ chức điều hành phối hợp thống nhất giữa bộ phận kinh doanh, kế toán, đội xe, bảo hành để tăng cường hiệu quả hoạt động.
B2. Phó giám đốc thứ hai kiêm Giám đốc nhà máy sản xuất có nhiệm vụ:
Về chuyên môn: Phụ trách toàn bộ hoạt động về mặt kỹ thuật và sản xuất của công ty.
Về quản lý: Đảm nhiệm chức vụ Giám đốc nhà máy, trực tiếp quản lý các bộ phận như: Phòng kỹ thuật trực thuộc nhà máy, trung tâm nghiên cứu chế thử, phòng kế hoạch – vật tư trực thuộc nhà máy, các phân xưởng sản xuất và các bộ phận phục vụ của nhà máy.
Về công tác phối hợp: Phối hợp chặt chẽ với Phó giám đốc thứ nhất, phòng kinh doanh, phòng kế toán, và các bộ phận chức năng khác của công ty để xây dựng và triển khai các nhiệm vụ sản xuất phục vụ cho kinh doanh cũng như dịch vụ kỹ thuật sau bán hàng.
C. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kế toán trưởng:
Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán, đáp ứng yêu cầu SXKD.
Đảm bảo sự chính xác, trung thực và đầy đủ về mặt số liệu của hệ thống sổ sách kế toán, phản ánh kịp thời kết quả hoạt động SXKD của Công ty, hạch toán thuế, thanh quyết toán và kiểm soát công nợ.
Có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong Công ty cung cấp tài liệu, số liệu cần thiết cho công việc kế toán và kiểm tra của kế toán trưởng
D. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng kỹ thuật:
Về chuyên môn: Phụ trách mảng kỹ thuật của công ty.
Về quản lý: Trực tiếp chỉ đạo và điều hành toàn bộ các hoạt động kỹ thuật, hiệu quả hoạt động của nhân viên và tình trạng hoạt động của toàn bộ trang thiết bị có trong xưởng, đảm bảo bí mật về công nghệ và quy trình sản xuất.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Quản đốc phân xưởng như sau:
Tổ chức, triển khai nhiệm vụ sản xuất của toàn xưởng, phối hợp, điều hòa kế hoạch sản xuất của các tổ nhằm thực hiện kế hoạch chung của toàn xưởng.
Kiểm soát kế hoạch cung ứng vật tư và dịch vụ kỹ thuật đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn.
Quản lý và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình kỹ thuật, công nghệ, tổ chức, quản lý chất lượng sản
Xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng và bổ sung cũng như đầu tư mới các trang thiết bị phục vụ sản xuất trình giám đốc.
Quản lý toàn bộ lực lượng lao động trong phân xưởng, tham gia xây dựng định mức đơn giá tiền lương, thưởng, đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên dưới quyền.
Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng phòng kế hoạch vật tư:
Xây dựng kế hoạch và tổ chức mua sắm vật tư, trang thiết bị công nghệ, dụng cụ nhỏ phục vụ sản xuất, điều tiết kế hoạch sản xuất nhằm phục vụ tốt nhu cầu bán hàng, quản lý vật tư.
Tổ chức quy trình làm việc, tổ chức nhân sự của phòng cho phù hợp với yêu cầu phục vụ SXKD, chịu trách nhiệm về toàn bộ nhân viên dưới quyền.
Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc trong phạm vi quản lý.
Phối hợp chặt chẽ với bộ phận tài chính kế toán của công ty.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về những gì liên quan đến vật tư.
Nhiệm vụ quyền hạn của Tổ trưởng sản xuất:
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất của đơn vị mình, chịu trách nhiệm về toàn bộ nhân viên dưới quyền, về chất lượng công việc trong phạm vi mình quản lý, về vật chất toàn bộ trang thiết bị được giao.
Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chức năng giải quyết mọi vấn đề về tổ chức sản xuất, công nghệ và chất lượng sản phẩm.
Tham gia xây dựng định mức lao động, phân phối thu nhập, đề xuất thưởng, phạt nghiêm minh.
Chương II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt
2.1. Những nét chính về lĩnh vực hoạt động, sản phẩm sản xuất kinh doanh, về thị trường, tình hình cạnh tranh, về năng lực sản xuất và về nguồn nhân lực của công ty
2.1.1. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm của công ty
Được thành lập từ năm 2003, Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh sau:
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm điện, điện tử, điện máy cơ khí.
- Kinh doanh các thiết bị điện công nghiệp, vật tư ngành điện, cơ khí.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, các công trình điện đến 35KV.
- Trang trí nội và ngoại thất công trình,
- Sản xuất và mua bán các thiết bị trường học.
- Mua bán, thuê và cho thuê máy móc, thiết bị ngành điện, điện tử, cơ khí.
Gần 10 năm có mặt trên thị trường, thực hiện mục tiêu tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất vì lợi ích người tiêu dùng, Công ty đã không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất thông qua việc đầu tư trang thiết bị công nghệ, nâng cao tay nghề người lao động, áp dụng tiêu chuẩn ISO cho toàn bộ quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng. Chính vì thế hiện nay STANDA đang là nhãn hiệu được người tiêu dùng tin tưởng, với các sản phẩm như:
Ổn áp STANDA
Bao gồm hai chủng loại sản phẩm là:
Máy ổn áp một pha công suất từ 0,35 KVA đến 50 KVA.
Máy ổn áp 3 pha công suất từ 6 KVA đến 600 KVA
Ngay từ khi bước vào sản xuất kinh doanh, sản phẩm ổn áp STANDA của Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt đã sớm khẳng định được vị trí trên thị trường và được các khách hàng tin dùng trong nhiều năm qua. Đây cũng là sản phẩm đã được Hội trợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng thành phố Hà Nội – Bộ khoa học và công nghệ bình trọn – trao tặng huy chương vàng.
Aptomat Nishu
Dòng sản phẩm này cũng có rất nhiều chủng loại sản phẩm với mẫu mã, thông số kỹ thuật khác nhau nhằm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Công dụng: Bảo vệ quá tải và ngắn mạch.
Có rất nhiều loại sản phẩm thuộc dòng sản phẩm này ví như:
3SB1 – 63 1P ; 3SB1 – 63 2P Với các chỉ số hiệu điện thế khác nhau.
Ổ cắm STANDA
Có 2 loại ổ cắm là ổ cắm sắt và ổ cắm nhựa. Thực hiện phương châm sản xuất chất lượng, an toàn trong sử dụng, hình thức mẫu mã phong phú, đa dạng nên trong nhiều năm qua, đây luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.
Tủ phân phối điện
Được sản xuất theo quy chuẩn công nghệ, chất lượng cao, thuận lợi cho lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, và sử dụng.
E. Tủ, giá thiết bị
Tủ, giá sắt được thiết kế và sản xuất với công nghệ hiện đại, sơn tĩnh điện với kết cấu hiện đại thuận tiện cho việc tháo rời, vận chuyển và an toàn trong sử dụng.
Thiết bị Giáo dục
Đây là dòng sản phẩm đã mang lại cho công ty nhiều lợi nhuận, nhiều bạn hàng và chiếm thị phần cao khu vực miền Bắc. Các sản phẩm loại này có rất nhiều mẫu mã và kích cỡ, được chế tạo phù hợp với người sử dụng, do đó một số loại đã được Hội đồng thẩm định thiết bị của Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn làm mẫu và đặt hàng với số lượng lớn.
Thang, máng cáp
Sản phẩm thang, máng cáp của công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt được sản xuất trên dây truyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng với độ chính xác cao, đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình dân dụng và công trình công nghiệp.
Cột bơm xăng
Sản phẩm cột bơm xăng điện tử do công ty sản xuất đang dần chiếm lĩnh thị trường, tạo lòng tin cho các đối tác trên toàn quốc.
Tủ RACK, OPEN RACK
Tủ RACK và OPEN RACK được thiết kế và sản xuất theo chuẩn thiết bị công nghệ, tích hợp các phụ kiện tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh. Và điều đặc biệt là sản phẩm được thiết kế tùy theo yêu cầu của khách hàng.
L. Và một sản phẩm nữa của công ty là các chi tiết PANEL máy.
2.1.2. Thị trường của Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt
Hiện nay, Công ty tập trung kinh doanh chủ yếu trên thị trường miền Bắc và miền Trung.
Thị trường miền Bắc: Hầu hết các tỉnh miền Bắc đều có đại lý sản phẩm STANDA, với thị phần ổn định, tăng đều qua các năm, và hiện nay thị phần của công ty trên toàn miền Bắc vào khoảng 40%.
Đối với khu vực miền Trung: Thị trường gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đây là khu vực thị trường mới được Công ty triển khai phân phối sản phẩm trong vài năm gần đây. Hiện tại số lượng đại lý trên khu vực thị trường này chưa nhiều. Tuy nhiên, Công ty xác định đây là mảng thị trường tiềm năng, sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới.
Công ty cũng đang ngày càng mở rộng thị trường ra khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ với những bước đi thận trọng và vững chắc.
2.1.3. Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty, điểm mạnh - điểm yếu và chính sách cạnh tranh của họ.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và mạnh nhất: Công ty TNHH Nhật Linh (LIOA)
Phương châm kinh doanh: “LIOA – Gần gũi với người Việt.”
Địa chỉ: 226 Tây Sơn, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: +84.4.6640701
Sản phẩm: Ổn áp biến áp, thiết bị điện, ổ cắm kéo dài, Audio Studio, dây và cáp điện, phích cắm, ổ cắm, máy ổn áp treo tường, máy ổn áp điện lực ngâm dầu, máy biến áp hạ thế…
Thị trường: Trên thị trường Việt Nam, LIOA đã trở thành thương hiệu nổi tiếng và chiếm thị phần lớn, (khoảng 40-50%). Bên cạnh đó, Công ty cũng đã mở rộng thị trường, làm ăn với các đối tác lớn trên thế giới, đã có mặt trên các thị trường như: Miến Điện, Lào, Cam-pu-chia, Triều Tiên, Malaixia, Đức, Đan Mạch, Angola và Nam Phi, Tiệp, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc…
Kênh phân phối: LIOA à Nhà PP à Đại lý cấp 1 à Đại lý cấp 2…
Tổ chức: 7000 điểm bán lẻ trên toàn quốc, với hơn 500 đại lý độc quyền, 70 trung tâm phân phối, và hơn 100 nhân viên làm việc tại tất cả các tỉnh trên toàn quốc.
Điểm mạnh: Thương hiệu; Hệ thống nhân viên; Xúc tiến.
Hạn chế của LIOA: Kênh phân phối chưa thực sự linh hoạt; Chế độ bảo hành chưa tốt; chất lượng trung bình; giá cả cao.
Chiến lược marketing kéo, cạnh tranh trực tiếp, đối đầu nhằm loại bỏ STANDA.
Các hợp đồng lớn đã thực hiện như:
- Cung cấp thiết bị điện cho tòa nhà Quốc hội mới và Trung tâm hội nghị Quốc Gia khu Mỹ Đình, Hà Nội.
- Cung cấp cáp cao thế cho đường dây Cao thế Quốc gia 500KV.
- Cung cấp thiết bị điện cho khu Du lịch Hòn Tre.
- Cung cấp thiết bị điện cho thủy điện Thác Bà.
- Cung cấp thiết bị điện cho sân bay quốc tế Nội Bài…
B. Đối thủ cạnh tranh: Công ty TNHH ROBOT
Phương châm hoạt động: “Robot – More than safety”
Địa chỉ: 304 Điện Biên Phủ, phường 4, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 38326714
Sản phẩm: Công ty TNHH Robot là nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm ổn áp , thiết bị điện, ổ cắm điện, dây đồng tráng men, dây và cáp điện, cáp tín hiệu, cáp đồng trục...Là một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam.
Thị trường: Các sản phẩm của Robot đã có mặt khắp nơi trên toàn lãnh thổ Việt Nam và một số nước trên thế giới như: Mỹ, Australia, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippin, Campuchia, Lào, Myanmar...trong mọi lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, công trình...
Chiến lược: Phát triển toàn diện, bền vững, đầu tư một đội ngũ nhân viên vững mạnh, xây dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp trên mục tiêu cơ bản: Luôn hướng đến quyền lợi của khách hàng. Cạnh tranh với STANDA, nhưng tránh đối đầu trực tiếp gây tổn thất, mà thực hiện chính sách “lách thị trường”
Triết lý kinh doanh: Xem sự thỏa mãn của khách hàng là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
Điểm mạnh: Xét trên toàn thị trường Việt Nam, nhất là thị trường miền Nam, Robot là một thương hiệu mạnh, Xúc tiến, quảng cáo tốt, giá cả cạnh tranh, dịch vụ hậu mãi tốt, đội ngũ nhân viên mạnh.
Điểm yếu: Xét trên thị trường miền Bắc: Chất lượng chưa đạt yêu cầu, mẫu mã đơn giản không phong phú, chiến lược phân phối chưa thực sự phù hợp, hậu mãi nhiều nhưng bảo hành không tốt. Chính vì thế mặc dù rất thành công trên thị trường miền Nam, nhưng trên thị trường miền Bắc, thị phần của công ty chỉ chiếm từ 5 – 10%.
C. Đối thủ theo sau: Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Chế tạo Công nghiệp (RIM.,JSC)
Địa chỉ: Số 43 Võ Văn Dũng, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04 2.755.279
Website:
Sản phẩm: Ổ cắm, Bảo vệ thiết bị lạnh, Ổn áp, Bộ đổi điện mang nhãn hiệu Ruler.
D. Đối thủ khác
Các đối thủ cạnh tranh khác có mặt trên thị trường như: Công ty TNHH SX-TM và DV Kĩ thuật Đông Nam Á; Công ty TNHH Shunshin (SHUNSHIN); Công ty TNHH Cơ điện – Điện tử Hán Sinh (HANSHIN); Công ty TNHH SX&TM Đa Phát (LION)…
2.1.4. Năng lực sản xuất của Công ty
Năng lực sản xuất của công ty hiện nay như sau:
Xưởng sản xuất tủ các loại, công suất 36.000 sản phẩm/ năm;
Xưởng sản xuất ổn áp, biến áp, thiết bị nguồn công suất 60.000 sản phẩm/ năm;
Xưởng sản xuất thang, máng cáp công suất 1000 tấn/ năm;
Xưởng sản xuất bàn ghế, công suất 60.000 chiếc/ năm;
Xưởng sản xuất ổ cắm điện các loại, công suất 400.000 chiếc/ năm;
Xưởng sơn tĩnh điện đủ khả năng đáp ứng yêu cầu về sản lượng.
2.1.5. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của Công ty
Công ty có mặt trên thị trường từ năm 2003, khi nhu cầu về các thiết bị điện, điện tử, các sản phẩm công nghiệp và cơ khí ngày càng tăng, bên cạnh đó cũng có một số công ty hiện đang có mặt trên thị trường và kinh doanh rất phát triển như LIOA – hiện đứng đầu về thị phần.
Sau 6 năm hoạt động, công ty đã dần chiếm lĩnh được thị trường, nhờ vào đội ngũ công nhân sản xuất lành nghề, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp dưới sự chỉ đạo sáng suốt của lãnh đạo công ty. Công ty đã áp dụng các chiến lược kinh doanh cho từng thời kỳ một các đúng đắn và linh hoạt.
Công ty đã xác định đúng thị trường, xây dựng hệ thống kênh phân phối hợp lý, linh hoạt, xây dựng mối quan hệ tốt với đại lý, khách hàng, sản phẩm chất lượng, có giá cả hợp lý, các dịch vụ bảo hành tốt.
Bên cạnh đó công ty cũng cần triển khai tốt các chương trình khuyến mại, xúc tiến, quảng cáo thương hiệu, sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
2.1.6. Tình hình nhân sự của công ty hiện nay
Ngay từ khi thành lập, công ty đã xác định đội ngũ nhân viên là yếu tố tạo nên sức mạnh, sự thành công của công ty. Chính vì vậy công ty luôn có những kế hoạch bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, kèm theo chính sách đãi ngộ hợp lý.
Thứ nhất: Tổng quan về tình hình nhân sự của Công ty trong năm 2008
Bảng 2.1: Tổng số lao động của công ty năm 2008.
TT
Nhân lực
Số lượng (người)
1
Tổng số
Trong đó
Trình độ đại học
Cao đẳng
Công nhân lành nghề
Lao động phổ thông
219
39
28
123
29
Nguồn: Hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần Tiêu Chuẩn Việt (2008).
Số lao động của Công ty nhìn chung phù hợp với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời điểm hiện tại. Các vị trí có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc được giao.
Thứ hai: Tình hình nhân sự trong lĩnh vực sản xuất.
Bảng 2.2: Số lao động trong lĩnh vực sản xuất năm 2008
TT
Nhân lực
Số lượng (người)
2
Tổng số
Trong đó
Trình độ đại học
Cao đẳng
Công nhân lành nghề
Lao động phổ thông
185
22
23
121
19
Nguồn: Hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt (2008)
Trong đó cán bộ chuyên môn: 45 người.
Số lượng cán bộ, công nhân và nhân viên trong lĩnh vực sản xuất đủ đáp ứng hoàn thành các đơn hàng đúng và đủ theo yêu cầu cả về mặt thời gian và chất lượng.
Thứ ba: Tình hình nhân sự trong lĩnh vực kinh doanh
Bảng 2.3: Số lao động trong lĩnh vực kinh doanh năm 2008
TT
Nhân lực
Số lượng (người)
3
Tổng số
Trong đó
Trình độ đại học
Cao đẳng
Công nhân lành nghề
Lao động phổ thông
34
17
5
2
10
Nguồn: Hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt (2008)
Trong đó cán bộ chuyên môn: 23 người.
Nhân sự trong lĩnh vực kinh doanh cũng tương đối ổn định và đã thực hiện tốt các mục tiêu của Công ty như duy trì và mở rộng thị trường, tăng doanh số bán hàng, đảm bảo thực hiện việc phân phối hàng và hoàn thành các dự án…
2.2. Thực trạng hoạt động của Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt
2.2.1. Về mặt tài chính
Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt có thể được khái quát trong bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Tình hình tài chính của công ty trong 4 năm gần đây
Đơn vị tính: VNĐ
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Tổng tài sản
15,161,411,809
21,216,223,062
31,952,040,543
61,073,720,479
2
Tổng nợ PT
5,046,387,347
11,099,938,084
21,395,050,255
24,062,264,819
3
Vốn lưu động
7,659,132,464
10,622,278,492
15,662,055,427
17,417,319,578
4
Doanh thu
14,613,339,289
15,045,085,936
26,278,131,665
46,424,487,847
5
LN trước thuế
46,711,205
275,630,597
383,610,390
1,731,527,945
6
LN sau thuế
33,632,068
198,454,030
276,199,481
1,246,700,120
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2005 - 2008
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy, tài sản của Công ty không ngừng gia tăng qua các năm, hầu như đều gấp rưỡi so với năm trước. Cụ thể, năm 2005, tổng tài sản của Công ty là hơn 15 tỷ đồng, đến cuối năm 2006 thì đã là hơn 21 tỷ đồng, gấp gần 1,5 lần. Tới năm 2007 là gần 32 tỷ đồng, hơn năm trước tới 11 tỷ. Và tổng tài sản của Công ty cuối năm 2008 đã là 61,073 tỷ đồng, gấp gần 2 lần năm 2007, 3 lần năm 2006 và gấp hơn 4 lần năm 2005.
Chỉ qua 4 năm hoạt động mà tổng tài sản của công ty đã tăng lên một con số khá lớn so với ban đầu. Nguyên nhân là do công ty chú trọng trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị nhà xưởng máy móc phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải và thiết bị dụng cụ quản lý cùng những tài sản khác nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu thực tế.
Cùng với việc tăng nhanh tổng tài sản, Nợ phải trả của Công ty cũng không ngừng gia tăng do quan hệ chiếm dụng vốn của khách hàng, vay vốn của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty.
Tỷ lệ vốn lưu động/tổng tài sản thường giữ ở mức trên dưới 50%, đây là một tỷ lệ hợp lý, thể hiện tiềm lực tài chính trong ngắn hạn của công ty là khá lớn.
Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng không ngừng gia tăng. Cụ thể, doanh thu năm 2005 là 14,613,339,289 đồng, đến năm 2008 đã là 46,424,487,847 đồng, gấp 3,17 lần so với năm 2005. Trong khi tổng tài sản tăng hơn 4 lần từ 2005 đến 2008 thì doanh thu chỉ tăng hơn 3 lần, như vậy nói một cách tương đối, kết quả đạt được của Công ty chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực mà công ty đã bỏ ra.
Xét về lợi nhuận (lợi nhuận trước thuế): Xét về mặt tuyệt đối, Lợi nhuận công ty thu được tăng rõ rệt qua các năm. Từ 46,7 triệu đồng năm 2005 lên đến 275,6 triệu năm 2006 và con số này năm 2008 đã là 1,73 tỷ đồng, gấp gần 4 lần chỉ qua 4 năm. Tỷ lệ LN trước thuế/Tổng doanh thu năm 2005 là 0,32%; của năm 2006 là 1,83%, năm 2007 là 1,46% và năm 2008 là 3,73%. Điều này cho thấy tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế/Tổng doanh thu có xu hướng ngày càng tăng. Điều này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty được nâng cao qua từng năm, Công ty đã có nhiều biện pháp tích cực tiết kiệm chi phí.
Chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 năm 2005 – 2008 được thể hiện:
Bảng 2.5: Chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 4 năm gần đây
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
DT thuần BH và c.c dịch vụ
14.613.339.289
15.045.085.936
26.278.131.665
46,424,487,847
GV hàng bán
13.460.810.099
13.362.964.397
23.329.924.098
39,993,513,888
LN gộp về BH
và c.c DV
1.152.529.190
1.682.121.539
2.948.207.567
6,430,973,959
DT từ HĐTC
3.463.301
19.606.757
28.542.513
16,972,990
CP tài chính
(CP lãi vay)
155.676.133
183.552.009
278.207.642
1,062,203,936
CP bán hàng
857.516.962
1.013.669.876
2.019.167.143
3,252,598,783
CP quản lý DN
95.784.205
228.845.814
295.764.905
401,616,284
LN từ HĐKD
47.015.191
275.630.597
383.610.390
1,731,527,945
LN trước thuế
46.711.205
275.630.597
383.610.390
1,731,527,945
Thuế TNDN
13.079.137
77.176.567
107.410.909
484,827,824
LN sau thuế
33.632.068
198.454.030
276.199.481
1,246,700,120
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm
từ 2005 đến 2009.
Từ bảng số liệu chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt từ năm 2005 đến năm 2009, ta có thể nhận thấy rõ các chỉ tiêu đều tăng theo thời gian.
Giá vốn hàng bán tăng đồng thời với doanh thu tăng dần từng năm. Tuy nhiên lượng tăng của Giá vốn hàng bán không bằng doanh thu thuần do vậy Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, từ gần 1,2 tỷ đồng năm 2005 lên tới 6,4 tỷ đồng năm 2008 – một lượng tăng đáng kể.
Các chi phí như chí phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác cũng tăng về mặt tuyệt đối nhưng xét về mặt tương đối thì tỷ lệ tăng không lớn hơn tăng doanh thu từ các hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và từ các hoạt động khác nên Lợi nhuận mà Công ty thu được ngày một tăng.
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:
Các hợp đồng lớn thực hiện trong thời gian gần đây:
Bảng 2.6: Các hợp đồng lớn cung cấp ổn áp trong thời gian gần nhất
Tên dự án
Ngày ký HĐ
–ngày hoàn thành
Giá hợp đồng
(VNĐ)
Cung cấp ổn áp cho các trường học khu vực miền trung – thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo
13/3/2007 23/3/2007
1.294.150.000
Cung cấp ổn áp cho các thiết bị phục vụ cho các tòa nhà thuộc tổng công ty VINACONEX
14/2/2008 23/3/2008
1.215.900.000
Cung cấp ổn áp cho công trình do Công ty Giải pháp Công nghệ nguồn (Postet-DONG AH)
04/1/2008
04/2/2008
1.430.000.000
Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty 2008
Bảng 2.7: Các hợp đồng cung cấp ổn áp tương tự đã thực hiện trong thời gian gần đây:
TT
Tên dự án
Tên chủ đầu tư
Giá trị HĐ
Ngày ký
Thời gian
1
Cung cấp máy ổn áp chuyên dụng 75KVA
CT Giải pháp công nghệ nguồn
933.660.000
22/11//2007
30 ngày
2
Cung cấp máy tự động ổn áp chuyên dụng 75KVA
Công ty Giải pháp công nghệ nguồn
33.453 USD
18/10/2007
30 ngày
3
Cung cấp ổn áp 15KVA DR – 1 pha
Công ty Cổ phần Viễn Tin
143.000.000
2007
15 ngày
4
Cung cấp biến áp cách ly 10KVA
CTCP Đầu tư XNK kỹ thuật HN
180.400.000
19/01/2007
15 ngày
5
Cung cấp ổn áp chuyên dụng 20KVA
CT Giải pháp công nghệ nguồn
371.800.000
20/12/2007
3 tuần
6
Cung cấp ổn áp chuyên dụng 20KVA
CT Giải pháp công nghệ nguồn
1.430.000.000
04/01/2008
30 ngày
7
Cung cấp ổn áp 45KVA, 250KVA, 300KVA – 3 pha
CT TNHH An Thái
439.245.000
02/06/2008
3 tuần
8
Cung cấp ổn áp 25KVA – 3 pha
Cục Bưu điện TW
22.055.000
02/07/2008
3 tuần
9
Cung cấp ổn áp 15KVA DR – 1 pha
CTCP Dịch vụ di động
135.850.000
22/07/2008
3 tuần
10
Cung cấp ổn áp 50 KVA
TT kỹ thuật truyền dẫn song
174.300.000
21/07/2008
7 ngày
Nguồn: Hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần Tiêu chuẩn Việt 2008
Bảng 2.8: Danh mục các hợp đồng khác đã thực hiện trong 3 năm gần đây:
Đơn vị tính: (VND, USD)
TT
Tên HĐ và thời gian thực hiện
Tên chủ Dự án
Nội dung cung cấp chủ yếu
Giá trị HĐ
(VNĐ)
1
HĐMB tủ đựng TB.
Tháng 12/2006
Công ty TM Hỗ trợ kiến thiết miền núi
Cung cấp tủ đựng thiết bị lớp 5
1.470.000.000
2
HĐKT mua sắm TB dạy học .
Tháng 10/2005
Công ty thiết bị Giáo dục I
Cung cấp tủ thiết bị lớp 4, giá thiết bị lớp 9
721.175.000
3
HĐKT mua sắm TB dạy học .
Tháng 10/2005
CTCP Thiết bị Giáo dục và KHKT Long Thành
Cung cấp tủ thiết bị lớp 4, giá thiết bị lớp 9
725.030.000
4
Cung cấp tủ đựng thiết bị , giá thiết bị . Tháng 1/2007
Phòng Giáo dục huyện Ba Vì
Cung cấp tủ đựng TB lớp 5, lớp 1,2,3, giá thiết bị lớp 6,7,8.
679.444.804
5
HĐKT cung cấp giá để thiết bị.
Tháng 11/2006
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
Cung cấp giá để thiết bị lớp 10
668.668.000
6
HĐMB tủ đựng thiết bị, giá để thiết bị.
Tháng 2/2007
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh
Cung cấp tủ đựng thiết bị lớp 10, giá để thiết bị lớp 5
991.868.000
7
HĐMB mua sắm TB giáo dục.
Tháng 2/2006
Công ty CP Sách – thiết bị trường hợp TP. Hồ Chí Minh
Cung cấp tủ thiết bị lớp 5
339.150.000
Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty 2008
Trong năm 2008, thị trườn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22702.doc