Báo cáo Thực tập tổng quan tại Công ty xuất nhập khẩu Nam Đô

MỤC LỤC

 

Lời giới thiệu 2

1. Giới thiệu doanh nghiệp 3

2. Khái quát tình hình sản xuất - kinh doanh của Công ty XNK Nam Đô 4

2.1. Thị trường hoạt động và đối thủ cạnh tranh. 4

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh. 5

3. Quy trình kinh doanh hàng hóa 6

4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty XNK Nam Đô 6

4.1. Tổ chức bộ máy quản lý 6

4.2. Chức năng của Giám đốc và các phòng chức năng 7

5. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào, đầu ra của Cty TNHH Nam Đô 8

5.1. Yếu tố đầu vào 8

5.2. Yếu tố lao động 10

5.3. Yếu tố vốn 12

6. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra 12

7. Môi trường kinh doanh của công ty 13

8. Đánh giá, nhận xét hoạt động kinh doanh. 13

Lời kết 16

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1999 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tổng quan tại Công ty xuất nhập khẩu Nam Đô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời giới thiệu Sau Đại hội Đảng VI nước ta đã chuyển từ quản lý nền kinh tế tập trung, bao cấp sang quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Theo đó các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải hoạt động theo cơ chế đó. Một cơ chế đòi hỏi các đơn vị phải không ngừng nâng cấp trình độ công nghệ sản xuất, nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, hoàn thiện bộ máy tổ chức, quản lý doanh nghiệp phát huy tối đa mọi tiềm lực, tận dụng các cơ hội kinh doanh. Có như vậy các đơn vị sản xuất kinh doanh mới có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt- vốn là đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Công ty Xuất Nhập Khẩu Nam Đô là doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thiết bị y tế, được thành lập trong bối cảnh ra đời rất nhiều các doanh nghiệp mới theo luật Doanh nghiệp, đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt tạo động lực vô cùng to lớn cho nền kinh tế đi lên. Được sự giúp đỡ của Giám đốc và phòng kế toán của Công ty cùng với nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành xong báo cáo thực tập tổng quan giới thiệu sơ lược về Công ty Xuất Nhập Khẩu Nam Đô. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn và sự góp ý của các bạn. Tôi xin chân thành cám ơn! Giới thiệu doanh nghiệp Trong bối cảnh chung của một nền kinh tế đã mở cửa, thị trường thiết bị y tế cũng có những biến đổi không ngừng. Nhu cầu về khám, chuẩn đoán, điều trị chăm sóc của nhân dân rất cao.Trong khi đó điều kiện sản xuất trong nước còn hạn chế. Vì vậy việc nhập khẩu thiết bị y tế trở thành một việc hết sức cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho mọi người. Công ty Xuất Nhập Khẩu Nam Đô tiền thân là công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dược phẩm Hàng Châu có trụ sở tại số nhà 17 Ngõ 18 Đường Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội được thành lập theo giấy phép thành lập số 2412/ GP-UB do ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội cấp ngày 20/04/1996 và giấy phép kinh doanh số 054045 do Uỷ ban kế hoạch thành phố Hà Nội cấp ngày 26/04/1996, là đơn vị thứ hai trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị y tế được Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thiết bị y tế ngày 15/08/2001. Công ty thành lập với số vốn điều lệ 500.000.000 VNĐ với ngành nghề kinh doanh chính là chuyên phân phối, xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ thiết bị, máy móc, dụng cụ y tế các loại, thuốc chữa bệnh thông thường. Công ty Xuất Nhập Khẩu Nam Đô có giám đốc là ông Nguyễn Ngọc Riệc, là kỹ sư có kinh nghiệm gần 15 năm trong Viện Trang Thiết Bị – Hà Nội. Công ty có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại số 2 Phương Mai Hà Nội Năm 2000 để mở rộng và phát triển thị trường, công ty đã thành lập một văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh để giao dịch với khách hàng miền Nam. Sau 06 năm hoạt động do nhu cầu thực tế công ty Xuất Nhập Khẩu Nam Đô dựa trên những cơ sở kinh doanh ban đầu được tách ra thành lập với ngành nghề kinh doanh mở rộng hơn. Không chỉ dừng ở việc nhập khẩu và cung cấp các loại thiết bị y tế mà công ty Xuất Nhập Khẩu Nam Đô còn nhập khẩu thêm các thiết bị công nghiệp dân dụng, thiết bị khoa học công nghệ. Ngoài ra công ty còn sản xuất và mua bán hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. Công ty được thành lập theo giấy phép thành lập và giấy phép kinh doanh số 0102006082 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 08/ 09/ 2002, số vốn điều lệ là 1.000.000.000 VNĐ. Sau 03 năm hoạt động và phát triển không ngừng công ty đã xin được thay đổi giấy phép kinh doanh lần 2 ngày 12/ 04/ 2005 với vốn điều lệ 3.000.000.000 VNĐ mở rộng lĩnh vực hoạt động. Đó là đầu tư kinh doanh đường giao thông, cầu phà, đường thuỷ, đường thuỷ, đường sắt. Cũng tháng 5/2005 công ty mở thêm 1 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng. Khái quát tình hình sản xuất - kinh doanh của Công ty XNK Nam Đô Thị trường hoạt động và đối thủ cạnh tranh. Với lĩnh vực hoạt động chủ yếu là nhập khẩu các loại trang thiết bị y tế của các nước trên thế giới đáp ứng nhu cầu trên toàn quốc. Vì vậy mà thị trường hoạt động của công ty rất rộng, trải khắp các tỉnh thành, huyện, xã trong cả ba miền. Tuy lĩnh vực thiết bị y tế là một thị trường tương đối tiềm năng, nhu cầu lớn nhưng cũng không tránh được sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty nhập khẩu trong cùng lĩnh vực. Đó là chưa kể đến các đơn vị sản xuất trang thiết bị y tế trong nước, các văn phòng đại diện của các hãng sản xuất trên thế giới trực tiếp vào cung cấp thiết bị cho thị trường Việt Nam. 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh. Bảng1.1: Kết quả kinh doanh năm 2003, năm 2004, năm 2005 và năm 2006, 2007 Đơn vị: VNĐ TT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 1 Doanh thu thuần 10.563.556.222 15.898.639.222 2 Giá vốn hàng bán 9.026.361.627 12.364.265.256 3 Lợi nhuận gộp 2.478.369.420 2.564.784.589 4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.154.789.000 2.345.645.000 5 Lợi nhuận trước thuế 100.254.213 176.254.841 6 Thuế thu nhập doanh nghiệp 32.412.452 42.425.333 7 Lợi nhuận sau thuế 100.245.555 120.258.645 8 Số lao động bình quân trong năm 15 20 TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu thuần 18.696.882.492 24.305.947.240 30.456.222.415 2 Giá vốn hàng bán 16.059.044.340 21.436.514.825 25.456.789.125 3 Lợi nhuận gộp 2.637.838.152 2.869.432.415 3.236.364.145 4 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.450.179.000 2.565.320.000 2.621.325.000 5 Lợi nhuận trước thuế 187.659.152 304.112.415 350.456.364 6 Thuế thu nhập doanh nghiệp 52.544.563 85.151.477 95.235.411 7 Lợi nhuận sau thuế 135.114.589 218.960.938 250.960.321 8 Số lao động bình quân trong năm 22 25 30 Qua bảng kết quả kinh doanh trên có thể thấy được tình hình hoạt động của công Xuất Nhập Khẩu Nam Đô trong vòng 5 năm qua kế từ ngày thành lập. Doanh thu thuần năm sau tăng hơn năm trước từ 1.830.310.618 VNĐ năm 2003 tăng lên 21.264.823.090 VNĐ tăng gấp gần 20 lần. Tổng lợi nhuận trước thuế tăng từ 76.949.607 VNĐ năm 2003 lên 304.112.415 VNĐ năm 2006 làm tăng thuế thu nhập doanh nghiệp nộp cho nhà nước tăng hơn 4 lần. Công ty đạt lợi nhuận sau thuế cũng gấp gần 4 lần so với năm đầu thành lập.... Quy trình kinh doanh hàng hóa Do đặc thù kinh doanh của công ty chủ yếu là nhập khẩu nên công tác nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của công ty.Yêu cầu của khách hàng từ Phòng Kinh doanh sẽ được chuyển đến phòng xuất nhập khẩu. Phòng Nhập khẩu tiến hành giao dịch với các đối tác nước ngoài về mặt hàng, giá cả, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán để hoàn thành các nghiệp vụ xuất nhập hàng. Sau khi hàng đã được nhập về phòng Kinh doanh, Kế toán và Kỹ thuật phối hợp để giao hàng cho khách. Khi công việc bàn giao hàng hóa kết thúc thì Phòng Kế toán sẽ tiến hành theo dõi công nợ. Công ty XNK Nam Đô là công ty kinh doanh, hầu hết các mặt hàng được nhập khẩu trực tiếp từ các nước như: Trung Quốc, Italy. Nhật Bản. Ngoài ra một số mặt hàng được nhập ở trong nước. Các mặt hàng sau khi làm xong các thủ tục được nhập về kho và phân loại. Những mặt hàng máy móc lớn được xếp gọn gàng để dễ lấy, dễ thấy. Còn những mặt hàng nhỏ gọn như thuốc, panh kéo... được xếp trên kệ sắt chống rỉ sét và ẩm mốc. Trong kho được trang bị bình bọt chống cháy nổ, quạt thông gió, ròng rọc để kéo hàng lên xuống không cần dùng đến sức người. Kho thường xuyên được quét dọn sạch sẽ để đảm bảo môi trường trong sạch cho người lao động. Nhân viên làm tại kho được trang bị bảo hộ lao động như: mũ nhựa cứng, bao tay, khẩu trang. 4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty XNK Nam Đô 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý Để điều hành và hoàn thành công tác kinh doanh, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức rất chặt chẽ, khoa học giúp cho lãnh đạo công ty có thể nắm bắt thông tin kịp thời và đưa ra các quyết định kinh doanh một cách chính xác, đúng đắn. Với hơn 30 nhân viên, tổ chức bộ máy quản lý của công ty gồm: Giám đốc và các phòng chức năng. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty. Giám đốc P.Kỹ thuật P.Maketing P.Kế toán P.Kinh doanh P.Xuất nhập khẩu P.Dự án Cửa hàng GTSP CácVPĐD 4.2. Chức năng của Giám đốc và các phòng chức năng Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty là tổng hợp các bộ phận lao động quản lý khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, có quyền hạn, trách nhiệm nhất định được bố trí làm việc ở các khâu khác nhau nhằm đảm bảo chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung của Công ty. Giám đốc: Phụ trách chung, là người đại diện pháp nhân của công ty, người đứng đầu công ty, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty sao cho hiệu quả. Phòng kế toán: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, chịu trách nhiệm hạch toán kế toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng qui định của nhà nước. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các bộ phận trong Công ty trong việc hoàn tất chứng từ kế toán, phân tích các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Kịp thời báo cáo Giám đốc, Phòng kinh doanh để hoạt động chung của công ty được hiệu quả hơn. Phòng Kinh doanh: giao dịch với khách hàng, chịu trách nhiệm với tất cả những công việc liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, quản lý cửa hàng giới thiệu sản phẩm và văn phòng đại diện của công ty. + Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ phòng kinh doanh của công ty, thực hiện việc kinh doanh có hiệu quả, là nơi cung cấp cho phòng kinh doanh những diễn biến của thị trường để phòng có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. + Văn phòng đại diện: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phòng kinh doanh của công ty, là nơi cung cấp hàng hoá theo vùng địa lý. - Phòng Xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến việc nhập xuất hàng hoá. Phòng Kỹ thuật: Đảm bảo chất lượng hàng hoá, theo dõi việc sửa chữa hàng hoá, tiến hành bảo hành, bảo trì, lắp đặt, chạy thử, hướng dẫn sử dụng máy cho khách hàng. Phòng Dự án: chịu trách nhiệm các công việc thực hiện dự án cung cấp thiết bị cho các địa phương. Phòng Marketing: nghiên cứu phát triển thị trường, xây dựng và thực hiện các chiến lược quảng cáo, tổ chức tham gia các đợt triển lãm giới thiệu sản phẩm. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu vào, đầu ra của Cty TNHH Nam Đô Yếu tố đầu vào Do đặc thù của công ty là nhập khẩu hàng hóa là chủ yếu, mặt hàng nhập khẩu chiếm khoảng 60%, 40% mặt hàng được mua ở trong nước. Tất cả các mặt hàng đều được phòng kỹ thuật kiểm tra cẩn thận trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và yêu cầu của Bộ y tế, Công ty luôn cố gắng tìm kiếm những nguồn hàng, chủng loại, mẫu mã và có chất lượng đạt tiêu chuẩn hiện này hàng hoá mua, nhập kho của Công ty chủ yếu của Công ty từ hai nguồn lớn là hàng mua nước ngoài và hàng mua nội địa. Đối với nguồn hàng từ nước ngoài thì phương thức mua hàng mà Công ty sử dụng là phương thức nhập khẩu trực tiếp. Cán bộ phòng xuất nhập khẩu của Công ty có nhiệm vụ tim nguồn hàng, lập kế hoạch và đệ trình lên giám đốc phê duyệt. Khi được sự đồng ý của giám đốc phòng xuất nhập khẩu tiến hành ký hợp đồng với bên bán. Sau khi đã hoàn tất thủ tục cần thiết và hàng hoá đã về tới cảng, Công ty cử cán bộ đi nhận hàng trực tiếp tại địa điểm quy định. Trong thanh toán Công ty sử dụng 3 phương thức. Thanh toán trực tiếp bằng tiền gửi, thanh toán bằng LC thanh toán bằng thư chuyển tiền. Đồng tiền thanh toán chủ yếu là đô la Mỹ (USD). Mua hàng nội địa là hoạt động thường xuyên của Công ty do thuốc và nguyên liệu thuốc là hàng hoá đặc biệt, có liên quan đến sức khỏe của người dùng nên yêu cầu về chất lượng là rất cao. Cũng vì thế mà đối với nguồn hàng nội địa, Công ty chủ yếu sử dụng phương thức mua hàng trực tiếp theo hợp đồng kinh tế với bạn hàng quen thuộc. Đây là hình thức thu mua chính thức của Công ty. Sau khi ký hợp đồng kinh tế Công ty cử cán bộ thuộc phòng kinh doanh đến đơn vị cung cấp để nhận hàng. Cán bộ của Công ty có trách nhiệm bảo quản, vận chuyển hàng về kho an toàn với phí vận chuyển do Công ty chịu. Sau đó Công ty làm thủ tục nhập kho. Ngoài ra trong quá trình thu mua hàng nội địa, Công ty còn áp dụng phương thức chuyển hàng. Theo đó đơn vị bán sẽ căn cứ vào hợp đồng đã ký, đến thời hạn chuyển hàng sẽ giao tại địa điểm quy định trong hợp đồng, thường là kho của Công ty. Công ty không chịu tiền vận chuyển từ kho của bên bán đến nơi giao hàng. Hình thức và phương tiện thanh toán đối với nguồn hàng thu mua trong nước tuỳ theo sự thoả thuận giữa Công ty và bên bán, chủ yếu là thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc trả chậm. Yếu tố lao động Cơ cấu lao động trong công ty - Giám đốc: 01 người là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm chính. - Phòng kế toán: 04 người Phòng kế toán cung cấp cho Giám đốc các thông tin kinh tế và phân tích các hoạt động kinh tế của công ty. Công ty tổ chức công tác kế toán theo mô hình kế toán tập trung. Toàn công ty chỉ có một Phòng Kế toán duy nhất để tập trung thực hiện toàn bộ công tác kế toán. Còn ở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, văn phòng đại diện trực thuộc không tổ chức kế toán riêng mà chỉ cử nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu thập và kiểm tra chứng từ ban đầu, định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán của công ty để kiểm tra và ghi sổ kế toán. Phòng kế toán của công ty thực hiện việc ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở tất cả các đơn vị, bộ phận công ty. Cuối năm Kế toán trưởng tiến hành lập báo cáo tài chính toàn công ty. Để thực hiện đầy đủ, toàn diện các nhiệm vụ đồng thời để đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, tập trung của kế toán trưởng cũng như sự chuyên môn hoá của cán bộ kế toán, căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh, quản lý của Công ty mà bộ máy kế toán của công ty gồm có 4 người đều có trình độ đại học và được phân công công việc như sau: + Kế toán trưởng: 01 người là người điều hành Phòng Kế toán với chức năng là phụ trách chung toàn bộ các khâu công việc của phòng thực thi theo đứng qui định, chính sách của nhà nước. Kế toán trưởng còn giúp Giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế, cung cấp thông tin kế toán và phân tích hoạt động kinh tế để đề ra các quyết định đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Nhà nước về mặt quản lý tài chính. + Thủ quỹ kiêm kế toán ngân hàng: 01 người làm nhiệm vụ quản lý quỹ, quản lý việc thu, chi, lập báo cáo quỹ, thực hiện đầy đủ các nội quy, qui định và chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng về công việc của mình, giao dịch với ngân hàng. + Kế toán tổng hợp: 01 người theo dõi việc xuất nhập hàng hoá, cuối tháng tập hợp các chứng từ ghi sổ để vào sổ cái các tài khoản, lập báo cáo tài chính. Cuối mỗi quí lập bảng cân đối kế toán. + Kế toán thanh toán kiêm kế toán lương và BHXH: 01 người theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, trích lập và sử dụng quĩ lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT… theo dõi các khoản phải thu, phải trả khách hàng. - Phòng kinh doanh: 07 người gồm 01 trưởng phòng kinh doanh và 06 nhân viên chịu trách nhiệm tất cả những việc liên quan đến tiêu thụ hàng hóa. - Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: 03 người gồm 01 cửa hàng trưởng quản lý cửa hàng, chịu trách nhiệm toàn bộ việc nhập, xuất hàng hóa, công nợ với những khách hàng mà cửa hàng giao dịch. Hàng ngày gửi báo cáo ngày vào cho phòng kế toán đối chiếu, kiểm tra. 01 nhân viên trả lời khách hàng, theo dõi hàng hóa ở cửa hàng. 01 nhân viên vận chuyển hàng hóa. - Văn phòng đại diện: gồm có 03 người làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và 02 người làm việc tại Đà Nẵng. Văn phòng đại diện có trách nhiệm phục vụ khách hàng tại vùng sở tại. - Phòng xuất nhập khẩu: 02 người - Phòng Dự án: 02 người - Phòng Marketing: 03 người Công ty có nguồn lao động rất ổn định. Công ty rất chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên đi học các khóa ngắn hạn nâng cao tay nghề. Thông thường, mỗi năm một lần Ban Giám đốc tổ chức cho nhân viên đi xem triển lãm về thiết bị y tế tại Trung Quốc để học hỏi, tìm hiểu thêm về sản phẩm mới. Các nhân viên làm tại Công ty đều được hưởng chính sách về bảo hiểm xã hội, công ty đóng 17% quỹ bảo hiểm, còn lại 6% người lao động trích mức lương hàng tháng đóng quỹ bảo hiểm xã hội. Yếu tố vốn Năm 2007 Công ty có nguồn vốn cố định là 5 tỷ VNĐ để đầu tư kinh doanh. Vốn cố định được 02 cổ đông góp vốn là: ông Nguyễn Ngọc Riệc góp 03 tỷ và bà Nguyễn Thị Việt Hoa góp 02 tỷ. Công ty luôn có nguồn vốn lưu động là khoảng 2 tỷ VNĐ được vay từ bạn bè và người thân. Khi vay vốn bên ngoài, công ty lập hợp đồng vay vốn gồm có các điều khoản mà bên vay và bên cho vay bắt buộc phải tuân thủ như: lãi suất vay là 1%/tháng, sau mỗi tháng mà người vay không lấy lãi thì tiền lãi sẽ tự động chuyển vào tiền vốn và được cộng luỹ kế hàng tháng, khi cần rút vốn người cho vay phải thông báo trước 02 ngày để công ty sắp xếp... Nguồn vốn của Công ty được sử dụng rất chặt chẽ. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra Công ty đang chịu sự cạnh tranh thiểu quyền. Năm 2006 là năm có rất nhiều công ty Nhà nước cũng như tư nhân về thiết bị y tế được thành lập, tạo ra một sự cạnh tranh khốc liệt. Ban Giám đốc công ty luôn phải đổi mới hình thức kinh doanh, chú trọng vào những sản phẩm là thế mạnh của công ty để phát triển. Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Hà Nội là mạnh nhất, khách hàng miền Bắc đã ưu chuộng sản phẩm của công ty, còn tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng công ty đang mở rộng kinh doanh và quảng bá thương hiệu để khách hàng tin dùng sản phẩm của công ty. Thông thường vào thời gian cuối năm tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty rất mạnh, 03 tháng cuối năm doanh thu đạt khoảng 40% doanh thu cả năm. Vì hầu hết, cuối năm các Bệnh viện lớn được nhà nước cấp cho nguồn ngân sách rất dồi dào đầu tư thiết bị cho bệnh viện để phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Công ty có 02 phương thức bán hàng chính là bán buôn và bán lẻ. Bán buôn công ty lập hợp đồng kinh tế. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã kí kết hay đơn đặt hàng, kế toán hàng hoá viết phiếu xuất dựa trên giá vốn hàng bán gồm 3 liên: liên 1 lưu ở sổ gốc, liên 2 giao cho thủ kho, liên 3 luân chuyển nội bộ. Kế toán bán hàng tại công ty viết hoá đơn giá trị gia tăng gồm 3 liên: liên 1 vào sổ gốc, liên 2 giao cho người mua, liên 3 giao cho bộ phận kho làm thủ tục xuất hàng. Khi phát sinh nghiệp vụ bán lẻ, cửa hàng không phải lập hoá đơn giá trị gia tăng (trừ trường hợp khách hàng có yêu cầu thì báo về công ty để kế toán hàng hoá viết hoá đơn giá trị gia tăng). Hàng ngày khi bán hàng hoá người bán sẽ ghi số lượng, giá vốn, giá bán, tính thành tiền và ghi vào “ báo cáo bán lẻ hàng hoá”. Định kỳ 3 ngày cửa hàng gửi báo cáo bán lẻ hàng hoá viết giấy nộp tiền lên công ty, kế toán bán hàng sẽ căn cứ vào đó để lập hoá đơn giá trị gia tăng làm cơ sở hạch toán. Trong phương thức này kế toán không mở tài khoản chi tiết để hạch toán doanh thu mà chỉ ghi chung bán buôn gọi là doanh thu tiêu thụ hàng hoá. Phương thức thanh toán đặc trưng của bán lẻ hàng hoá là bằng tiền mặt. Môi trường kinh doanh của công ty Những năm trước, các nhà cung ứng chấp nhận thanh toán trước 50%, khi công ty nhận hàng xong thanh toán nốt phần còn lại. Năm 2007, công ty chịu áp lực rất lớn từ nhà cung ứng. Họ đưa ra những điều khoản thanh toán rất chặt chẽ, thanh toán trước 80%, 20% còn lại thanh toán nốt khi hàng hóa được xuất khỏi cảng nước sở tại. Công ty luôn kinh doanh với phương châm khách hàng là thượng đế, mọi ý kiến đóng góp của khách hàng đều được ban giám đốc quan tâm và xem xét coi sự góp ý của khách hàng là sự đổi mới để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Khách hàng luôn đòi hỏi được mua những sản phẩm có chất lượng, giá cả phải chăng. Phòng xuất nhập khẩu được giữ vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm nhà cung ứng mới, đưa ra những điều khoản chặt chẽ trong hợp đồng mua bán. 8. Đánh giá, nhận xét hoạt động kinh doanh. Nhìn chung công tác hạch toán kế toán tại công ty đã thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của điều lệ tổ chức kế toán của nhà nước ban hành. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phòng Kế toán đều lập chứng từ: trình tự lập, luân chuyển, bảo quản chứng từ theo đúng qui định. Tổ chức ghi sổ kế toán theo đúng hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định số 1141TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng tài chính đã sửa đổi và bổ sung. Phòng Kế toán đã phản ánh đầy đủ chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, công tác kế toán giữa các bộ phận có sự kết hợp chặt chẽ, áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là phù hợp với tình hình thực tế của công ty, có sự sáng tạo trong công tác kế toán. Bộ máy quản lý: Công ty đã xây dựng và đào tạo bộ máy quản lý rất khoa học và chặt chẽ, lựa chọn những cán bộ có nghiệp vụ vững vàng và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Bộ máy kế toán: Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu hạch toán, phản ánh được tình hình tài chính của công ty về sử dụng vật tư, tiền vốn, lao động, đã thu thập xử lý và cung cấp các thông tin về quá trình kinh tế diễn ra trong công ty một cách kịp thời. Bộ phận kế toán bán hàng, xác định kết quả bán hàng tại công ty phản ánh rõ ràng kịp thời tình hình Nhập – xuất – tồn kho hàng hoá cả về số lượng và giá trị theo giá thực tế, phản ánh chính xác doanh thu bán hàng, tính đầy đủ thuế GTGT phải nộp. Toàn bộ hoá đơn doanh nghiệp sử dụng bán hàng đều là hoá đơn GTGT. Tổ chức theo dõi tình hình thanh toán tiền hàng, xác định chính xác lợi nhuận đảm bảo phản ánh trung thực hiệu quả việc bán hàng tại công ty. Trong những năm qua công tác kế toán phần nào đã đáp ứng được nhu cầu đặt ra. - Đảm bảo tính thống nhất về mặt phạm vi, phương pháp tính giữa kế toán và các bộ phận có liên quan cũng như nội dung khác của công tác này. - Số liệu kế toán được phản ánh rõ ràng, trung thực, hợp lý, dễ hiểu. Tuy nhiên bên cạnh những điều đã đạt được kế toán tiêu thụ hàng hoá không tránh khỏi những mặt hạn chế còn tồn tại. - Công tác bố trí nhân sự trong phòng kế toán chưa hợp lý: thủ quỹ kiêm kế toán ngân hàng. Khi thủ quỹ có việc đi giao dịch với ngân hàng thì việc thu chi tại công ty gặp khó khăn. - Công ty nên thúc đẩy thanh toán công nợ nhanh vì hiện nay việc thanh toán còn chậm chễ, có khách hàng 06 tháng mới thanh toán, tốc độ quay vòng vốn còn chậm, chi phí phát sinh lớn. - Phiếu xuất kho trong tháng viết quá nhiều, rườm rà. Trong ngày có khi viết tới nhiều phiếu xuất kho của một khách hàng, cán bộ kế toán nên tập trung thông tin khách hàng gọi tới để viết phiếu xuất kho một lần tránh rườm rà trong công tác kế toán. Lời kết Trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, mỗi doanh nghiệp đều phải không ngừng tận dụng ưu thế của mình để đứng vững trên thị trường. Các ưu thế này không những là cơ sở ban đầu, tiềm lực sẵn có, cơ hội do thị trường đem lại mà còn là sự cải tiến về kỹ thuật, không ngừng học hỏi tìm tòi nâng cao nghiệp vụ quản lý, kinh doanh. Những nội dung trên đã trình bày được phần nào đặc điểm kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý đặc biệt là cơ cấu tổ chức, quản lý công tác kế toán tại công Xuất Nhập Khẩu Nam Đô dựa trên những qui định của chế độ kế toán và những đặc thù trong qui trình hoạt động kinh doanh của mình Mặc dù có những nỗ lực của bản thân nhưng do kiến thức và trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên báo cáo này còn có những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn và bạn bè để báo cáo này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24623.doc
Tài liệu liên quan