Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hiện trạng môi trường và đề xuất phương án xử lý bụi tại công ty khai thác đá Tân Phú Xuân xã Liên Khê, Thủy Nguyên, Hải Phòng

Mục lục

Lời mở đầu 4

Chương mở đầu 5

A. Quá trình tiến hành .5

B. Căn cứ pháp luật .5

C. Mục đích của báo cáo .6

D. Nội dung của báo cáo .7

Chương I : Giới thiệu về cơ sở thực tập .7

Chương II : Giới thiệu chung về tình hình khai thác và chế biến đá .10

1. Mô tả chung về tình hình khai thác và chế biến đá tại Thủy Nguyên.10

2. Mô tả về công ty .11

3. Hiện trạng môi trường tại công ty .15

4. Các tác động tới môi trường trong quá trình khai thác và chế biến đá

a. Nguồn gây ô nhiễm 20

b. Các thành phần môi trường chịu tác động .25

5. Quy trình công nghệ xử lý bụi tại công ty .29

Chương III : Đề xuất các phương án nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong khai thác và chế biến đá .31

1. Biện pháp quản lý .31

2.Biện pháp xử lý .33

Kết luận .38

Tài liệu tham khảo .38

 

doc33 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 12465 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hiện trạng môi trường và đề xuất phương án xử lý bụi tại công ty khai thác đá Tân Phú Xuân xã Liên Khê, Thủy Nguyên, Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát triển bền vững cho tương lai, con người đã đến lúc phải tham gia vào xử lý, thu hồi các chất ô nhiễm độc hại do sản xuất sinh ra. Từ việc thực tập tốt nghiệp đã giúp em vận dụng những kiến thức tổng hợp của các môn học vào thực tế hoạt động, sản xuất, có điều kiện so sánh, giải thích và áp dụng những kiến thức đã học để từ đó đưa ra được những đề xuất nhằm hạn chế ô nhiễm trong sản xuất của công ty D: Nội dung của báo cáo Chương I : Giới thiệu chung về cơ sở thực tập: 1. Địa điểm thực tập : - Trung tâm tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật về môi trường ( trung tâm ENCEN ) – Số 1 Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Phòng. - Trung tâm tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật về môi trường ( gọi tắt ENCEN ) được thành lập theo quyết định số 01/HBVMT ngày 19/5/1993 của Chủ tịch Hội bảo vệ môi trường thành phố Hải Phòng. - Trung tâm có chứng nhận hoạt động khoa học công nghệ đăng ký lần đầu, ngày 02 tháng 3 năm 1998 và thay đổi đăng ký lần 1, ngày 10 tháng 1 năm 2007 do sở khoa học và công nghệ cấp. 2. Chức năng và nhiệm vụ : + Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết môi trường. + Các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ về môi trường như thiết kế, thi công, vận hành các hệ thống xử lý môi trường. Tư vấn đào tạo về môi trường. + Nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản về môi trường và tài nguyên. 3. Tổ chức : + Có 01 Giám đốc và 01 phó Giám đốc và 03 phòng thuộc trung tâm ( Phòng tổng hợp, Phòng dịch vị, Phòng nghiên cứu ứng dụng ). + Với 12 chuyên gia, chuyên viên có trình độ chuyên môn cao như Tiến sỹ, Thạc sỹ và kỹ sư trong lĩnh vực môi trường, cùng với sự thỏa thuận hợp tác của cộng tác viên tại các viên nghiên cứu, Sở ban ngành, quận huyện liên quan. 4. Cơ sở vật chất : + Trung tâm có các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động tư vấn về khoa học công nghệ và môi trường. Với các thiết bị đo nhanh như bụi, nhiệt độ, pH, phóng xạ và các dụng cụ thí nghiệm. + Trung tâm đã hợp đồng liên kết với viện bảo hộ lao động 18 năm nay về đo đạc, phân tích các chỉ tiêu môi trường. + Qua những năm hoạt động Trung tâm đã hoàn thành trên 460 Báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết, đề án bảo vệ môi trường và nhiều công trình xử lý nước thải, rác thải, khí thải… cho các dự án, doanh nghieepjtrong và ngoài địa bàn thành phố Hải Phòng. 5. Kết quả hoạt động chính những năm gần đây. a. Báo cáo đánh giá tác động môi trường : Trung tâm đã hoàn thành những báo cáo đánh giá tác động môi trường trước đây như : Tràng Cát, Đồ Sơn, đóng cửa bãi rác Thượng Lý và nhà máy xi măng chinh phong giai đoạn I, Cầu Bính… b. Bản đăng, cam kết môi trường : Dự án: XD cty TNHH VinaBingo. Công ty cơ tàu thuyền Hạ Long. Công ty TNHH Thiên Long. … c. Tham gia tư vấn các lĩnh vực: - Tư vấn đo đạc quan trắc môi trường thường xuyên cho một số đơn vị: Công ty cổ phần Thép Đình Vũ, Cảng Hải Phòng, Cảng Nam Ninh … - Tư vấn thiết kế thi công các công trình xử lý chất thải. - Viết các chương trình môi trường cho các dự án Quy hoạnh Bắc Sông Cấm, Dự án khu đô thị 353… - Cấp phép xả thải cho các đơn vị: Công ty er win, Cảng.. - Tư vấn sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp Việt Trường, Minh Châu.. d. Công tác nghiên cứu. - Đề tài nghiên cứu : Trung tâm đã chủ trì 12 đề tài nghiên cứu cấp thành phố và tham gia 4 đề tài cấp TW. - Đề tài nghiên cứu đóng cửa và thu hồi khí gas từ bãi rác Thượng Lý; Quy chế bảo vệ môi trường biển Đồ Sơn, Cát bà; đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cấm và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. - … e. Công tác đào tạo tập huấn. - Tham gia giảng dạy chương trình sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp nhằm tiết kiệm nhiên, nguyên vật liệu đầu vào và giảm thiểu nguồn thải đầu ra giúp doanh nghiệp hiệu quả kinh tế cao nhưng vẫn đảm bảo về mặt môi trường. - Thường xuyên hướng dẫn sinh viên thực tập các trường như Đại học Hải Phòng, Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Dân Lập Hải Phòng, bình quân 5-7 sinh viên/ năm. f. Thành tích đã đạt được. - Bằng khen của Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng về hoạt động công tác môi trường và nghiên cứu khoa học năm 2000 - Bằng khen của Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam năm 2006 về thành tích bảo vệ môi trường. - Bằng khen của Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng về hoạt động công tác môi trường năm 2008. - Giấy khen của Hội bảo vệ môi trường thành phố Hải Phòng. Chương II : Giới thiệu chung về tình hình khai thác và chế biến đá 1. Mô tả chung về tình hình khai thác và chế biến đá tại Thủy Nguyên Hải Phòng là một trung tâm thương mại du lịch và là một trung tâm công nghiệp lớn, có truyền thống sản xuất công nghiệp và chiếm lĩnh nhiều sản phẩm quan trọng như đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, giày dép, dệt may, luyện kim, và chế biến thủy sản, nhất là vật liệu xây dựng… Đá vôi xây dựng dùng cho mục đích xây dựng được phân bố rộng rãi trên lãnh thổ Hải Phòng đặc biệt ở Trại Sơn ( Thủy Nguyên).Các mỏ đã vôi thường có dạng vỉa, quy mô và diện lộ lớn nằm ngay trên bề mặt địa hình.Các thành phần khoáng đá vôi chủ yếu là canxi (52-56%), thạch anh-opan (7-24%) , kaolonit (2-3%) và chất hữu cơ (4-10%) Thủy Nguyên là huyện có khoáng sản tập trung lớn và đa dạng của thành phố Hải Phòng.Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế của toàn thành phố cũng như cả nước Thủy Nguyên đang từng bước xây dựng hạ tầng phát triển kinh tế xã hội dựa trên cơ cấu nông-công-lâm nghiệp hoàn chỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Từ năm 2006 sản lượng khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện sẽ đáp ứng nguyên liệu để sản xuất xi măng với sản lượng 5-7 triện tấn/năm,đá VLXD các loại từ 1,2 đến 1,5 m3/năm.Để đạt được mục tiêu Thủy Nguyên phải phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có của mình, trongđó có nguồn lực khoáng sản Khu vực phía Nam núi Bụt Mọc đã được thành phố Hải Phòng quy hoạch là khu vực được khai thác từ năm 2002.Trong những năm qua được sự cho phép của UBND thành phố Hải Phòng, Sở TNMT và các ban ngành hữu quan của thành phố, công ty TNHH Tân Phú Xuân đã tiến hành đầu tư và khai thác đá làm vật liệu thông thường tại phía nam núi bụt mọc và lập trạm nghiền,sàng,chế biến đá tại xã Liên Khê.Dự án đi vào hoạt động phát huy nghề truyền thống khai thác đá của địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân song cũng gây ra tác động tới môi trường xung quanh khu vực 2. Mô tả về công ty Công ty TNHH Tân Phú Xuân thực hiện khai thác đá vôi tại phái nam núi Bụt Mọc thuộc xã Liên Khê- Thủy Nguyên- Hải Phòng, diện tích khu vực khai thác là 5,5 ha Phía bắc giáp khu vực khai thác của trại giam Xuân Nguyên, liền kề với đường vận chuyển Phía Tây giáp với khu vực khai thác của trại giam Xuân Nguyên, liền kề với đường vận chuyển Phía Nam giáp với cánh đồng lúa của xã Liên Khê Phía Đông tiếp giáp : Cánh đồng lúa xã Liên Khê, cách khu vực dân cư 500-700m Công suất khai thác của công ty 99000m3/năm tương đương với 148500m3 sản phẩm các loại Diện tích đất sử dụng cho chế biến, bãi chứa bán thành phẩm và thành phẩm là 10000m2 phần diện thích này sử dụng mặt bằng có sẵn của công ty tại bờ hữu sông Đá Bạc thuộc địa bàn xã Liên Khê Sản phẩm của công ty cung cấp ra thị trường gồm đá hộc, đá xay các cỡ 1-2 và 2-4. đá base và sub-base Khối lượng sau chế biến là 148500m3 bao gồm Đá hộc 20000m3 Đá 1-2, 2-4 3500m3 Đá base,sub base 35000m3 Sản phẩm chủ yếu đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện Thủy Nguyên và thành phố Hải Phòng, đá mạt, base, sub-base được cân đối làm nguyên liệu đầu vào cho nhà máy xi măng Tân Phú Xuân -Sơ đồ công nghệ khai thác đá Xây dựng cơ bản Làm đường lên núi Bạt ngọn, xén chân tuyến Khoan nổ mìn Phá đá quá cỡ Xúc lên ô tô vận chuyển Ô tô vận chuyển đá nguyên liệu Nổ phá đá Máy ủi hỗ trợ Ô tô vận chuyển đất đá thải Khu chế biến Tôn tạo đường hoặc bán Hệ thống khai thác được lựa chọn là hệ thống khai thác lớp nghiêng, cắt tầng nhỏ, gạt chuyển trực tiếp từ mặt tầng xuống mặt bằng chân tuyến, xúc chuyển lên ô tô vận chuyển đến trạm nghiền, sàng, phân loại Khoan :Máy khoan dung trong công tác khoan nổ lần 1 được sử dụng là loại máy khoan đập xoay khí nén, mã hiệu YL-18 do Trung Quốc sản xuất - Dùng thuốc nổ Alphô Việt Nam phương pháp kích nổ tức thời bằng kíp điện . Trong nổ mìn cần chú ý khoảng cách an toàn về chấn động đối với nhà ở và công trình khoảng 29.7m.Nhưng để tăng độ an toàn cho các công trình và nhà dân lấy khoảng cách an toàn về độ chấn động tăng lên 2 lần, tức 59.4m - Sau khi khoan và nổ mìn đất đá được làm tơi trên mặt tầng một phần tự rơi, một phần được cạy gỡ và gạt chuyển thủ công từ mặt tầng xuống mặt bằng chân tuyến sau đó được xúc bốc và dùng xe chuyển chở về địa điểm chế biến đá.Tại đây đá được gia công bề mặt khối trước khi đưa vào nghiền sàng.Sau nghiền sàng đá được phân loại thành các dạng đá to, đá trung bình, đá nhỏ và vận chuyển đi tiêu thụ Sơ đồ công nghệ nghiền đá: Đá nạp vào phễu cấp liệu Kẹp hàm( nghiền sơ cấp) Phân loại Máy nghiền côn(hoặc đập búa) Đá 2x4 Đá 1x2 Đá 4x6 Việc khai thác đá trên diện thích 5.5ha, và vận chuyển đá về nơi chế biến làm gia tăng mức độ tác động tới môi trường cũng như công đồng dân cư xung quanh 3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại công ty a. Môi trường không khí: Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực khai thác và sản xuất nhà máy đã kết hợp với Trung tâm Khoa học công nghệ môi trường tiến hành quan trắc chất lượng môi trường không khí Máy móc và phương pháp phân tích : Máy phân tích điện hóa của hang Metrohm, Thụy Sỹ Máy phân tích sắc ký 2010 của hãng Shimazdu Nhật Bản Máy so màu 1201 của hãng Shimazdu Nhật Bản Máy đo PH 813 hãng Shimazdu Nhật Bản Máy đo độ ồn của Nhật Bản Môi trường không khí: K/H Vị trí lấy mẫu Bụi Pb SiO2 SO2 NO2 CO Xăng K1 Đầu khu vực mỏ Kinh độ:106037’ 41,6 Vĩ độ : 210 00’ 17,5 350 1,5 43,5 17 2 1000 600 K2 Giữa k/v mỏ Kinh độ 106037’32,8 Vĩ độ :21000’13,6 345 2,8 52,1 31 3 1100 800 K3 Cuối k/v mỏ Kinh độ: 106037’32,8 Vĩ độ : 21000’15,6 306 1,2 63,3 10 2 800 600 K4 Nhà ông Phạm V Hạnh Kinh độ: 106037’28,9 Vĩ độ : 21000’15,0 280 0,5 19,5 41 3 1200 900 K5 Trụ sở công ty Kinh độ : 106037’26,3 Vĩ độ: 21000’15,0 310 0,7 21,6 29 6 1300 900 QCVN 05/2009 300 - - 350 200 3000 - Ghi chú : nhà ông Phạm Văn Hạnh ở đội 9 thôn Thiểm Khê xã Liên Khê - Thủy Nguyên - Hải Phòng ngày lấy mẫu : 30/05/2010, thời gian lấy mẫu 1 giờ điều kiện vi khí hậu : Nhiệt độ TB 300C , áp suất TB :104,6 KPa QCVN 05/2009 : Quy chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh So sánh kết quả phân tích với TCVN cho thấy : Hàm lượng bụi ở vị trí lấy mẫu hầu như đều cho kết quả vượt quá TCCP đối với môi trường không khí xung quanh, trừ khu vực nhà ông Hạnh. Điều này có thể do vị trí khu mỏ gần với các mỏ khai thác đá nên môi trường không khí đã bị ảnh hưởng một phần, nhưng các giá trị vượt quá TCCP rất ít Các thông số CO, SO2,NO2 đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép b. Môi trường nước: Môi trường nước khu vực nghiên cứu là nước mặt chịu tác động chủ yếu từ thủy triều, từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, ngoài ra còn chịu tác động từ nước thải sinh hoạt của khu dân cư tập trung nhưng nguồn này là không đáng kể Để đánh giá môi trường nước khu vực trung tâm khoa học và công nghệ môi trường đã tiến hành lấy và phân tích mẫu nước tại khu vực khai thác và khu sản xuất tại nhà máy Mẫu nước mặt; TT Thông số phân tích Đơn vị M1 M2 M3 QCVN24:2009/BTNMT Cột B 1 PH - 7,03 7,14 7,21 5,5 đến 9 2 COD mg/l 3,5 5,0 4,5 <80 3 BOD5 mg/l 1,8 2,0 2,6 <50 4 DO mg/l 5,1 5,4 5,0 >2 5 SS mg/l 44 66 91 100 6 CN- mg/l KPHĐ KPHĐ 0,001 0,06 7 F- mg/l 0,23 0,25 0,20 1,5 8 NH4+ mg/l 0,10 0,05 KPHĐ 1 9 NO3- mg/l 1,22 2,77 1,90 15 10 NO2- m/l 0,20 0,12 0,25 0,05 11 Phenol mg/l 0,002 KPHĐ KPHĐ 0,5 12 Sắt mg/l 1,45 0,44 0,32 5 13 Cr6+ mg/l KPHĐ KPHĐ KPHĐ 0,1 14 As mg/l 0,0011 0,0008 0,0023 0,1 15 Cd mg/l KPHĐ KPHĐ 0,0005 0,01 16 Zn mg/l 0,0023 0,0008 0,1376 3 17 Pb mg/l 0,0026 0,0021 0.0019 0,5 18 Dầu mỡ mg/l KPHĐ KPHĐ KPHĐ 5 19 Coifom mg/l 240 180 640 5000 KPHĐ( dầu mỡ khoáng)< 0,01mg/l M1:Nước mặt lấy ở kênh M2: Nước mặt lấy ở hồ M3:Nước mặt lấy ở sông Đá Bạc 4. Các tác động tới môi trường trong quá trình khai thác và chế biến đá a. Nguồn gây ô nhiễm: Nguồn gây ô nhiễm không khí Bụi Tác động tới môi trường không khí do hoạt động khai thác mỏ đá, chế biến đá sẽ làm gia tăng phát sinh bụi tại khu vực Khâu san gạt và vận chuyển gây ô nhiễm không khí lớn nhất trong khu vực khai thác đá Để tính toán lượng bụi phát sinh ra trong công đoạn này, có thể dựa vào phương pháp tính của AIR CHIEF, cục môi trường mĩ năm 1995, hệ số phát thải do các khâu được tính theo công thức E=k(0,0016) E : hệ số phát thải bụi cho 1 tấn vật liệu (tấn/ tấn) K : hệ số không thứ nguyên cho kích thước bụi (k= 0.74 cho các hạt bụi có kích thước <30 U : tốc độ gió trung bình (m/s) u=4m/s( vào mùa hè) M : độ ẩm của vật liệu (~3%) E= 0.00146 Tải lượng bụi phát sinh Do quá trình khai thác: g142.56 tấn Trên thực tế các hoạt động san gạt diễn ra không thường xuyên, lượng bụi phát sinh tại một thời điểm tức thời có thể lớn hơn khoảng 2-3 lần.Tuy nhiên bụi đá vôi là loại bụi nặng,nguồn phát sinh bụi và độ cao phát tán thấp(khoảng 1-3m)nên lượng bụi này chủ yếu tập trung trong khu vực khai thác, khả năng phát tán ra môi trường xung quanh thấp Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu do bụi phát sinh từ các hoạt động Hoạt động khai thác đá: Khoan khai thác đá khối và khoan tạo lỗ mìn bằng máy khoan Tamrock và BMK5 Nổ mìn phá đá - Xúc bốc đất đá Xe vận tải đá nguyên khai lên khu chế biến làm tung bụi lắng trên đường vận tải Hoạt động sàng tuyển và chế biến đá Gia công bề mặt đá khối Nghiền sàng đá bằng tổ hợp nghiền sàng liên hợp công suất 50 tấn/h Vận tải đá thành phẩm Tiếng ồn: Khi khai thác ổn định với công suất 99000 m3 đá nguyên khai/năm do khoan nổ mìn, chế biến đá và hoạt động của các phương tiện vận tải.Tại các vị trí đặt máy nghiền, sàng, mức ồn cao và thường xuyên khoảng 85-95 dBA.Mỗi khi nổ mìn sẽ gây tiếng ồn lớn, có thể vượt quá 100dBA và ảnh hưởng trong phạm vi rộng Độ rung Chấn động do nổ mìn bao gồm rung động và chấn động và chấn động sóng âm.Lượng thuốc nổ cho mỗi lần nổ mìn là 36kg à sử dụng công nghệ nổ vi sai điện có thể gây chấn động tương đương động đất cấp 2, tuy nhiên vẫn đảm bảo tránh được các chấn động gây sụp đổ các công trình xây dựng Các khí độc: Trong quá trình khai thác và chế biến hoạt động của các phương tiện khai thác, vận chuyển, bồn đựng nhiên liệu, nổ mìn khai thác đá, các máy nghiền sàng làm phát sinh khí độc và phát tán trong không khí CO, NOx, SO2 và một số hydrocacbon trên toàn bộ khu vực mỏ - Nguồn gây ô nhiễm nước Nguồn tác động tới chất lượng nước của khu mỏ chủ yếu là nước mưa chảy tràn chứa nhiều cặn đất đá, bụi và các chất rắn lơ lửng.Khối lượng nước mưa vào moong khai thác khoảng 71500 m3/năm .Trong khu vực moong khai thác, nước mưa chảy theo hệ thống cống thu gom dọc theo các tuyến đường vận tải nên cặn đất đá được lắng phần nào trước khi vào hố thu nước ở đáy moong khai thác Nước ngầm trong các tầng đá có thể bị nhiễm khoáng Sulfua (chủ yếu là pirit) trong đá có thể giải phóng vào không khí và bị oxi hóa tạo thành Sulfua hòa tan trong nước ngầm.Các kim loại nặng cũng như Ca2+, Mg2+nằm trong các lớp đất đá đều có thể được hòa tan vào nước gây ô nhiễm nước ngầm Toàn công ty có 89 cán bộ công nhân viên với định mức sử dụng nước sinh hoạt khoảng 150 l/người/ngày thì lượng nước thải sinh hoạt là 13,35 m3/ ngày. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất lơ lửng, cặn bã và mang theo các loại vi sinh vật nếu không xử lý đúng kĩ thuật sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn tiếp nhận Ngoài ra nguồn nước mặt còn có thể bị ô nhiễm do hiện tượng rò rỉ từ bồn chứa nhiên liệu xăng dầu.Nếu là ô nhiễm nước do rò rỉ xăng dầu thì không kéo dài vì xăng nhẹ, dễ bay hơi khỏi nước.Còn nếu ô nhiễm do dầu, mỡ phụ thì các vết dầu loang sẽ rất khó xử lý hoàn toàn trước khi xả ra hệ thống thoat nước chung.Ngoài ra dầu, mỡ chảy ra từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị cũng sẽ lẫn trong nước mưa và gây ô nhiễm Chất thải rắn: Rác thải sản xuất bao gồm các vỏ đựng bao bì đựng vật liệu nổ, vật liệu phụ trợ cho khâu chế biến, đất đá rơi vãi được thu dọn từ các tuyến đường vận chuyển : phế liệu và phụ tùng hỏng,cành cây vỏ mục rơi vãi…Khi hoạt động với công suất 148500 m3 đá thành phẩm/ năm,khối lượng rác thải sản xuất dự tính khoảng 667 tấn/ năm (2,3 tấn/ngày).Ngoài rác thải sản xuất ra, rác thải sinh hoạt của 89 cán bộ công nhân viên với khối lượng khoảng 106,8 kg/ngày (định mức thải 1,2 kg/người/ngày) cũng cần thu gom và xử lý đúng quy cách. Thành phần của rác thải sinh hoạt gồm vụn thức ăn từ nhà bếp, rác thải thực phẩm, giấy vụn… Đá văng do nổ mìn: Khi nổ mìn sẽ gây hiện tượng đá văng, khoảng cách đá văng tùy thuộc kích thước và khối lượng hòn đá.Thông thường khoảng cách nguy hiểm đối với đá văng là dưới 200m.Khi khai thác mỏ đòi hỏi lượng đá nguyên khai sau mỗi lần nổ mìn là khoảng 330m3đá/lần nổ mìn.Lượng thuốc nổ sẽ sử dụng cho mỗi lần nổ mìn lượng đá văng cũng sẽ gia tăng. Các viên đá có kích thước càng nhỏ thì càng có khả năng văng xa do gia tốc lớn.Đá văng do nổ mìn có thể gây những tai nạn lao động nghiêm trọng đối với người lao động trực tiếp tại điểm nổ mìn nếu không đảm bảo các quy định an toàn khi nổ mìn được đặt ra tại mỏ.Ngoài ra đá văng trong quá trình nghiền sàng cũng gây ảnh hưởng tới máy móc, thiết bị đặt gần khu vực nghiền sàng b. Các thành phần môi trường chịu tác động Tác động do tiếng ồn và rung động: Mức ồn cao và thường xuyên trên khai trường gây ảnh hưởng trực tiếp tới cấn bộ công nhân viên làm việc tại mỏ. Tại khu vực chế biến đá ( tổ hợp nghiền sàng liên hợp), mức ồn thường xuyên khoảng 85-95 dBA trong 7h làm việc trong ngày.Nếu công nhân làm việc tại đây không đeo bịt tai chống ồn thì lâu ngày sẽ gây bệnh điếc nghề nghiệp.Còn khi nổ mìn, dù tiếng nổ chỉ tức thời nhưng cường độ lại vượt quá 110 dBA sẽ gây choáng nhất thời cho công nhân trên bãi nổ Ngoài tác động trực tiếp tới cán bộ công nhân viên, tiếng ồn khi nổ mìn, khi vận hành máy móc còn có tác động tới khu vực dân cư xung quanh Môi trường nước: Nước mưa chảy qua khu vực mỏ nếu trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận sẽ gây bồi lấp do chứa nhiều đất,cặn,đá nhỏ.Tuy nhiên tại mỏ, khả năng xảy ra bồi lấp không lớn do nước mưa đã được lắng bụi đất,đá nhỏ, sỏi tại hố thu nước đặt ở đáy moong khai thác rồi mới bơm ra hệ thống thoát nước chung của khu mỏ hạn chế tác động gây bồi lấp nguồn tiếp nhận.Trong nước mưa lắng tại hố thu nước có thể chứa một số kim loại nặng, Ca2+ Mg2+ do hòa tan từ đá trên đường chảy.Các kim loại này làm thay đổi thành phần hóa học của nước và làm nước cứng.Nước thải sinh hoạt của công nhân với lưu lượng 13.35 m3/ngày. Có hàm lượng BOD cao và chứa các hóa chất tẩy rửa là nguyên nhân gây ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận.Nước thải sinh hoạt cũng có thể mang mầm mống các bệnh đường ruột như tiêu chảy, khi xả ra nguồn tiếp nhận gây bệnh đối với người sử dụng nước để sinh hoạt và gây bệnh cho động vật.Nước thải sinh hoạt còn gây mùi khó chịu Tác động của chất thải rắn: Các loại rác thải sản xuất bao gồm vỏ bao bì, đất đá rơi vãi, phế liệu…không gây ô nhiễm môi trường khu vực mỏ do đất đá được vận chuyển đi nơi khác hoặc phục vụ cho tu bổ các tuyến đường, vở bao bì và phế liệu được thu gom lại, bán cho các cơ sở tái chế.Chỉ riêng rác thải sinh hoạt với khối lượng khoảng 106,8kg/ngày cần thu gom và xử lý đúng quy cách. Môi trường không khí: Lượng bụi phát sinh do các hoạt động khai thác và sản xuất sẽ gây ô nhiễm không khí khu vực xung quanh, đặc biệt là khu vực xung quanh tổ hợp nghiền sàng, trên đường vận chuyển. Bụi đất sẽ phủ lên máy móc thiết bị làm giảm tuổi thọ của các máy móc thiết bị này, về mùa khô, bụi ít lắng do không có mưa và sẽ cản tầm nhìn của công nhân vận hành thiết bị và tại khu vực xúc bốc trên gương khai thác.Bụi đá phát sinh do quá trình sàng tuyển và chế biến đá có thể gây bụi phổi cho công nhân làm việc trực tiếp nếu không có bảo hộ lao động, đặc biệt là sử dụng khẩu trang chống bụi Do tiến hành khai thác ngoài trời, bụi sẽ tỏa lên cao và nếu có gió chúng sẽ dịch chuyển khỏi tầm phát sinh từ 150-200m.Bụi theo gió đi về khu vực dân cư Bụi do khâu khai thác và bốc xúc: Đối tượng xúc bốc là đá vôi.Đinh mức trong các công trường xây dựng cơ bản,hệ số ô nhiễm bụi sinh ra do các hoạt động khai thác, bốc xúc là 0.17kg/tấn Từ đó có thể tính gần đúng lượng bụi sinh ra trong công đoạn này g2= 148500 0.17 = 25245 kg/năm Với thời gian lao động là 300 ngày/năm, số giờ làm việc trong ngày là 8h, ước tính lượng bụi sinh ra do các hoạt động xúc bôc trên khai trường là 0.5kg/giờ Tuy nhiên trên thực tế các hoạt động này diễn ra không thường xuyên, lượng bụi sinh ra tại một thời điểm tức thời có thể lớn hơn khoảng 2 đến 3 lần, tương đương 10kg/giờ Các hoạt động xúc bốc sẽ làm nồng độ bụi tăng khoảng 0.05- 0,07mg/m3 so với môi trường nền xung quanh Bụi do khâu vận chuyển: Sản lượng của công ty là 148500 m3/năm, sản lượng ngày cần vận chuyển là Ang =148500m3/300 = 495m3/ngày Dung tích thùng xe là 4m3,hệ số sử dụng dung tích là 1.05 thì số chuyến xe trong ngày là : (495m3/4.5m3)1.05 = 116 chuyến/ ngày Lượng bụi sinh ra do vận chuyển theo AIR CHIEF, cục môi trường Mỹ, năm 1995 E = 1.7k(s/12)(S/48)(W/2.7)0.7(w/4)0.5[(365-p)/365] Trong đó : E : hệ số phát thải (kg bụi/km) k: hệ số không thứ nguyên cho loại kích thước bụi (lấy k=1) s: hệ số mặt đường, chọ s= 5 S : tốc độ trung bình của xe chuyên chở, S=30km/h W: tải trọng xe, W=4 tấn w:số lốp xe w=6 p:số ngày mưa trung bình trong năm ( theo số liệu trạm Phù Liễn, trung bình 153 ngày/năm E = 0.405 kg bụi/km Với diểm tiêu thụ là các nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Hải Phòng, Chifon-Hải Phòng,…tính trung bình độ dài đoạn đường vận chuyển vào khoảng 3.5km Như vậy mỗi chuyến vận chuyển phát sinh bụi trên đường vào khoảng 1.42kg bụi, tổng lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển là : 116 chuyến1.42 kg/chuyến = 164.72 kg/ngày Khối lượng bụi này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường không khí xung quanh các tuyến đường chuyên chở Bụi do khâu chế biến: Đá khai thác từ công trường sẽ được xe chuyên chở sang khu vực chế biến.Sản phẩm chủ yếu cung cấp ra thị trường là đá hộc, đá xay các cỡ, đá base, sub-base…dùng làm vật liệu xây dựng.Quá trình chế biến phát sinh 1 loại bụi không nhỏ.Hệ số ô nhiễm bụi sinh ra do các hoạt động nghiền sànglà 0.14kg/ tấn Lượng bụi phát sinh trong khâu chế biến đá là: g3 = 1485000.14 =20790 khg/năm lượng bụi trong 1 giờ là 8.7kg.Bụi sẽ phủ lên máy móc thiết bị, làm giảm tuổi thọ của các máy móc thiết bị này.Về mùa khô bụi ít lắng do không có mưa sẽ cản trở tầm nhìn của công nhân vận hành thiết bị Về bản chất, bụi đá là bụi trơ, không chứa các hợp chất có tính gây độc nào khác, do đó không dẫn đến các phản ứng phụ trong cơ thể. Mặt khác, bụi đá thường có kích thước lớn, nên chỉ có một phần rất ít có khả năng xâm nhập vào phổi. Tuy nhiên, nếu thường xuyên tiếp xúc với bụi thì nó có thể gây tổn thương đối với mắt, da hoặc hệ tiêu hoá, nhưng chủ yếu vẫn là sự thâm nhập của bụi vào phổi do hít thở. Các hạt bụi có kích thước nhỏ (dưới 5mm) đi sâu vào ống khí quản, lắng động lại hoặc dính kết vào thành ống dẫn do va đập rối nhờ chất nhầy và lớp lông của tế bào. Các hạt có kích thước nhỏ hơn (1á2 mm) đi sâu vào vùng thở của phổi, gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hoá phổi, gây nên những bệnh hô hấp. Sau nhiều năm làm việc, nếu người công nhân không thực hiện phòng hộ tốt có thể phát sinh bệnh phổi silic. 5. Quy trình công nghệ xử lý bụi tại công ty Để xử lý bụi sinh ra do quá trình khai thác và sản xuất hiện này công ty TNHH Tân Phú Xuân đã đưa vào 2 phương pháp nhằm hạn chế ô nhiễm bụi đó là phương pháp xử lý bụi bằng lọc màng, lọc túi và biện pháp xử lý phun sương dập bụi. Ngoài ra trong quá trình vận chuyển thì định kỳ sau 4h phun nước trên đường giảm bụi a. Phương pháp xử lý bụi bằng lọc túi: Dòng khí được chặn lại bởi túi lọc, túi này có các khe(lỗ) nhỏ cho các phân tử khí đi qua dễ dàng nhưng giữ lại các hạt bụi. Khi lớp bụi đủ dày ngăn cản lượng khí đi qua thì người ta tiến hành rung hoặc thổi ngược để thu hồi bụi và làm sạch túi Túi lọc bằng vải, nỉ có dạng hình ống, một đầu để hở để khí đi vào còn đâu kia khâu kín.Để túi được bền người ta thường đặt trong khung cứng bằng nhựa hoặc kim loại Năng suất lọc của thiết bị phụ thuộc vào bề mặt lọc, loại bụi và bản chất, tính năng của vật liệu làm túi b. Biện pháp xử lý phun sương dập bụi Đá sau khi nghiền rơi xuống hộp sàng ba cấp. mỗi cấp, vật liệu được chọn lựa rơi xuống một phễu thu vào một băng tải chạy ra khỏi nhà nghiền sàng sang bãi chứa thành phẩm Quá trình trên băng tải có phát sinh bụi do gió và bụi chủ yếu sinh ra ở công đoạn đổ đống sản phẩm.Mức độ phát tán bụi phụ thuộc vào Độ cao cố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập - Hiện trạng môi trường và đề xuất phương án xử lý bụi tại công ty khai thác đá Tân Phú Xuân - Hải Phòng.doc