Báo cáo Thực tập tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y – trung học nông nghiệp Hà Nội

PHỤ L ỤC

LỜI CẢM ƠN 3

PHẦN MỘT: ĐẶT VÂN ĐỀ 4

PHẦN II: ĐIỀU TRA CƠ BẢN 6

A. Đặc điểm của Quận Hoàng Mai 6

B.Phường Đại Kim 6

1. Vị trí của Phường 6

2. Đặc điểm của phường Đại Kim. 7

3. Điều kiện kinh tế của địa phương. 8

4. Tình hình kinh tế 9

5. Tình hình xã hội 9

6. Tình hình chăn nuôi thú y và dịch bệnh năm gần đây 9

6.1Chăn nuôi 9

6.2. Thú y 11

6.3. Tình hình dịch bệnh năm gần đây 11

PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP. 13

A. NỘI DUNG THỰC TẬP 13

B. KẾT QUẢ THỰC TẬP 14

1. Phương pháp chăn nuôi tại phường: 14

2. Phòng dịch 15

2.1. Bệnh dại 16

2.2. Bệnh lở mồm long móng (LMLM) 19

2.3. Bệnh dịch tả lợn 21

3. Kết quả thực tập khám và điều trị bệnh cho gia súc tại phường Đại Kim và phòng chẩn đoán bệnh viện trung ương. 22

3.1 Hỏi bệnh 23

3.2 Lấy nhiệt độ 23

3.3 Khống chế gia súc: 24

3.4 Cho uống thuốc 24

3.5 Cách tiêm 24

3.6 Thụt rửa 25

3.7. Đặt thuốc: 25

3.8 Đỡ đẻ: 25

3.9 Truyền dung dịch: 26

C. MÔ TẢ MỘT SỐ CA BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI MÀ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI PHƯỜNG VÀ PHÒNG CHẨN ĐOÁN. 26

1. Bệnh truyền nhiễm. 27

2. Bệnh nội khoa 30

3. Bệnh ngoại khoa 36

4. Bệnh sản khoa 37

5. Bệnh ký sinh trùng 40

6. Đỡ đẻ cho gia súc 42

7. Triệt sản cho gia súc 44

D. KÊT QUẢ THỰC TẬP KIẾM ĐỘNG VẬT TẠI CHỢ KIM GIANG, CHỢ ĐẠI TỪ CỦA PHƯỜNG ĐẠI KIM QUẬN HOÀNG MAI. 48

1. Dụng cụ khám và đóng dấu. 48

2. Quan sát bên ngoài: 49

2.1-Quan sát trình tự: 49

2.2. Cách phân biệt và xử lý thịt-Phủ tạng màu sắc bệnh truyền nhiễm: 50

3. Tình hình thuốc thú y : 54

PHẦN IV : KẾT LUẬN 56

PHẦN V : TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 57

1.Tồn tại : 57

2. Đề nghị : 57

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 20898 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y – trung học nông nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng kể. Trong khi đó, số lượng đàn gian súc là nguồn cung cấp sản phẩm như sữa, thịt,… và là nguồn cung cấp chất đạm trong bữa ăn hàng ngày của từng gia đình. Cho nên khi chúng ta ăn phải động vật bị mắc bệnh như Lepto, bệnh gạo đóng dấu, bệnh dịch tả, bệnh LMLM, tụ huyết trùng thì sẽ bị mắc bệnh và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thậm chí còn đe doạ đến tính mạng. Trong một số bệnh truyền nhiễm, chỉ có ít bệnh có thể chữa được, còn lại chỉ có thuốc phòng. Chính vì vậy mà công tác phòng chống dịch bệnh là rất quan trọng. Nếu làm tốt công tác phòng bệnh dịch, sẽ ngăn chặn và hạn chế được các bệnh truyền nhiễm và các vụ dịch xảy ra. Như vậy, sẽ đảm bảo được số lượng đàn gia súc, an toàn sức khoẻ và tính mạng cộng đồng. 2.1. Bệnh dại Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài gia súc và người do virut gây rối loạn thần kinh bắt nguồn từ tuỷ sống và óc. Bệnh xảy ra thường xuyên quanh năm nhất là vào mùa hè và mùa xuân, bệnh luôn đe doạ tính mạng của con người và gia súc. Bệnh xảy ra tất cả ở các động vật máu nóng nhưng mẫn cảm nhất là động vật ăn thịt như chó mèo đặc biệt là người cảm thụ mạnh với bệnh này. Virut cư trú ở não, tuỷ sống và tuyến nước bọt. Bệnh này xảy ra trực tiếp thông qua vết cắn, xây sát, tập trung ở nước bọt con bệnh. Ngoài ra còn xuyên qua niêm mạc mắt lành, qua nhau thai, qua đường hô hốp. Khi con vật ho, virut phân tán ra ngoài môi trường. Thấy được bệnh dại nguy hiểm như vậy nên hiện nay bệnh dại là mối quan tâm hàng đầu trong công tác phòng bệnh dại của quận nói riêng và cả nước nói chung. Theo thông báo của quận thì năm 2007 cả nước đã có 27 trường hợp chết vì bệnh gia súc dại cắn. Hàng năm, quận Hoàng Mai dưới sự chỉ đạo của chi cục thú y Hà Nội tổ chức các đợt tiêm phòng dại trong khu vực của quận. Đối tượng tiêm là vật súc như chó mèo mà chó mèo là vật nuôi rất gần gũi với con người và là nguồn lây bệnh trực tiếp sang người. Hơn nữa những năm gần đây, chó mèo rất được ưa chuộng. Vậy người ta nuôi không những để giữ nhà, bắt chuột, mà còn nuôi để làm cảnh nên số chó mèo ngày càng tăng. Do đó việc kiểm soát chó mèo là rất quan trọng. Vì vậy nắm được số lượng chó mèo thì mới tổ chức tiêm phòng được triệt để. Quy trình tiêm phòng dại cho chó mèo: Ban chỉ đạo phòng chống dại ở quận nhiệm vụ triển khai kế hoạch thực hiện tiêm phòng dại ở các phường dưới sự chỉ đạo của chi cục thú y Hà Nội. Cán bộ thú y lên kế hoạch ngày giờ tiêm phòng cụ thể cho từng phường, cụm, tổ. Sử dụng hệ thống thông tin tuyên truyền đại chúng để truyền tải thông tin nâng cao trình độ dân trí giúp họ hiểu được tác hại và nguy hiểm của bệnh dại và việc tiêm phòng dại là cần thiết như thế nào. Phường cần gửi thông báo cho từng tổ, viết lên bảng tin từng tổ dân phố. UBND phường giao cho công an, ban bảo vệ dân phố, tổ trưởng tổ dân phố cùng thú y đến từng hộ tiêm nên kết quả đạt được rất cao. Ban chỉ đạo căn cứ vào số lượng chó mèo để đăng kí vacxin. Trên mỗi lọ vacxin phải ghi nhãn đầy đủ, ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vacxin phải được bảo quản kĩ trong hộp đá, phải tránh ánh nắng mặt trời. Ban thú y phường tổ chức các dây tiêm đi đến từng hộ gia đình vận động hướng dẫn chủ vật nuôi cố định con vật để tiêm phòng dại cho chó mèo bằng vacxin Rasbisin và Rabigen mono liều 1ml / con / lần. Hiệu lực bảo hộ là một năm. Cách tiêm: Beo da rồi tiêm, động tác nhanh gọn chính xác thuốc lấy đúng tiêu chuẩn liều lượng quy định, vacxin phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật đề ra. Sau khi tiêm xong: viết đầy đủ vào giấy chứng nhận rồi đưa trả cho chủ vật nuôi một giấy, thú y giữ một giấy để có căn cứ. * Chú ý: chó mèo đang chửa, dưới 2 tháng tuổi hoặc ốm, không tiêm vacxin dại. Do làm tốt công tác tuyên truyền bệnh dại nguy hiểm và bệnh truyền nhiễm gây chết người mà không có thuốc chữa, cách phòng duy nhất tiêm vacxin dại.Vì chủ vật nuôi đã ý thức nguy hiểm của bệnh này nên tỉ lệ tiêm phòng là tương đối cao. Bên cạnh đó còn có một số hộ gia đình khi đến không có nhà hay bị chó ốm, chó chửa và một số nhà không tự ý thức được tác hại của bệnh dại nên không tiêm. Bảng kết quả tiêm phòng dại: Địa điểm Tổng số con chưa tiêm Số con được tiêm Tổ 1 45 32 Tổ 2 12 18 Tổ 3 4 10 Tổ 4 7 18 Tổ 5 21 45 Tổ 6 3 12 Tổ 7 6 16 Tổ 8 9 21 Tổ 9 11 32 Tổ 10 8 33 Tổ 11 12 28 Tổ 12 5 6 Tổ 16 9 11 Tổ 17 24 12 Tổ 18 13 10 Tổ 19 17 3 Tổ 20 7 6 Tổ 21 31 11 Tổ 22 38 61 Tổ 24 19 5 Tổ 25 21 76 Tổ 26 16 56 Tổ 27 18 27 Tổ 28 22 21 Tổ 29 35 47 Tổ 30 21 30 Tổ 31 28 37 Tổ 32 41 38 Tổ 33 32 22 Tổ 34 6 15 Tổ 35 19 3 Tổ 38 10 5 Tổ 39 10 3 Tổ 41 21 16 Tổng số 601 797 2.2. Bệnh lở mồm long móng (LMLM) Bệnh do virut hướng thượng bì non, bệnh thường gặp ở động vật guốc chẵn (trâu, bò, lợn, dê…) ở mọi lứa tuổi. Chúng xâm nhập qua đường tiêu hoá, da, niêm mạc tổn thương… Phòng bệnh bằng cách dùng vacxin vô hoạt nhũ dầu chủng 10 (Đecivac) để tiêm: - Liều lượng chung 2ml / con (trâu, bò, lợn trên 20 ngày tuổi, tiêm mũi 2 cách sau mũi 1 từ 4 đến 6 tuần). - Bảo quản ở nhiệt độ 20C đến 30C tránh ánh sáng trực tiếp. Vị trí tiêm: tiêm bắp. Bảng kết quả tiêm phòng LMLM: Địa điểm Số con chưa được tiêm Số con được tiêm Tổ 2 10 31 Tổ 5 05 14 Tổ 7 08 Tổ 8 07 11 Tổ 11 15 Tổ 22 81 Tổ 23 06 08 Tổ 25 04 39 Tổ 26 04 Tổ 27 22 Tổ 28 25 Tổ 29 04 Tổ 32 04 40 Tổng số 36 302 2.3. Bệnh dịch tả lợn Bệnh do virut thuộc nhóm Tortosuis, lợn mọi lứa tuổi đều mắc phải, mầm bệnh có trong cơ quan phủ tạng, dụng cụ chăn nuôi. Bệnh xâm nhập qua thức ăn, nước uống và các chất bài tiết. Phòng bệnh: dùng vacxin dịch tả lợn đông khô. - Lọ 50 liều + 50ml nước cất. - Lọ 25 liều + 25ml nước cất. - Lọ 20 liều + 20ml nước cất. Vị trí tiêm: Tiêm bắp. Bảng kết quả tiêm phòng dịch tả lợn Địa điểm Số con chưa được tiêm Số con được tiêm Tổ 2 33 Tổ 5 05 14 Tổ 7 08 Tổ 8 11 Tổ 11 15 Tổ 22 03 81 Tổ 23 08 Tổ 25 04 39 Tổ 26 06 Tổ 27 22 Tổ 28 04 25 Tổ 29 05 Tổ 32 40 Tổng số 16 307 Qua quá trình đi tiêm phòng, em có nhận xét sau: Thuận lợi: Do tính chất nghiêm trọng của dịch bệnh nguy hại đến đàn gia súc, gia cầm như bệnh LMLM, dịch tả lợn, cúm gà nên được các ngành các cấp đặc biệt quan tâm từ Bộ nông nghiệp và phát triên nông thông, Cục thú y, UBND thành phố, chi cục thú y Hà Nội, trạm thú y quận, UBND quận đã có chỉ thị, văn bản để hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc công tác phòng chống dịch. Trạm thú y quận đề nghị phường: Tổ chức họp UBND phường, cụm, tổ, tuyên truyền trên loa đài để toàn dân nắm bắt chủ trương, biện pháp tiêm phòng cho đàn gia súc. Tiến hành họp ban thú y để nắm bắt cụ thể số lượng đàn gia súc, đăng kí lịch tiêm để trạm cung cấp thuốc. Tất cả đi tiêm đều có các tổ trưởng dẫn đến từng hộ có gia súc để tiêm. Khó khăn: Khó khăn chính vẫn là nhận thức của các hộ gia đình có vật nuôi chưa thực hiện nghiêm pháp lệnh thú y mà nhà nước ban hành. Họ chưa nhận thức được vai trò của việc tiêm phòng nhất là việc do tiêm phòng dại cho chó thu với mức giá 15000 đồng / con khi đến tận nhà để tiêm. Do vậy, đã có một số nhà không tiêm. 3. Kết quả thực tập khám và điều trị bệnh cho gia súc tại phường Đại Kim và phòng chẩn đoán bệnh viện trung ương. Phòng chẩn đoán là một đơn vị thuộc chi cục thú y Hà Nội. Phòng gồm 3 bác sĩ chịu trách nhiệm khám và chữa bệnh cho gia súc. Nhiệm vụ của phòng: là một đơn vị để tiếp nhận khám và chữa bệnh cho gia súc trong thành phố Hà Nội và cả nước. Tại phòng chữa em được thực tập từ ngày 5/4/2007 đến 25/6/2007. Tại đây, em được các bác sĩ thú y hướng dẫn nhiệt tình, được quan sát trực tiếp, luyện tập thao tác kỹ thuật, tiếp nhận bệnh súc. Qua thời gian thực tập, em được trực tiếp tham gia chẩn đoán và điều trị cho gia súc và một số kỹ thuật thú y khác, các công việc gồm: 3.1 Hỏi bệnh Khi tiếp xúc với bệnh súc, việc hỏi gia chủ để điều tra bệnh của con vật: Hỏi thời gian con vật mắc bệnh lâu chưa? Có ăn hay không? Diễn biến bệnh lâu chưa? Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng ra sau? Nó có những triệu chứng biểu hiện như thế nào? Hỏi bệnh kết hợp với xem mắt, mũi, da, lông và các lỗ tự nhiên xem có xuất huyết không? Biểu hiện những gì? Khi đã quan sát xong ta mới có hướng để chẩn đoán bệnh 3.2 Lấy nhiệt độ Ta vẩy nhiệt kế cho cột thuỷ ngân xuống mức quy định rồi từ từ đưa vào hậu môn để 5 phút sau đó mới lấy ra và đọc chỉ số ở trên thân nhiệt kế, biết được nhiệt độ cơ thể ở mức bình thường hay đang bị bệnh. Ví dụ ở mức bình thường: Chó mèo: 380C-38.50C Gà: 400C-420C Lợn: 380C-400C Trâu bò: 37.50C-39.50C Ngựa: 37.50C-38.50C Dê cừu: 38.50C-400C 3.3 Khống chế gia súc: để tránh con vật cào cắn Đối vơi chó: Có thể dùng dây, cũi, hoặc dùng rọ mõm để ép đầu Đối với mèo: Dùng một tấm vải dầy giữ đầu, 4 chân, giữ bằng tay chắc chắn, hoặc dùng làn ép chặt miệng làn để mèo ở trong rồi tiêm. Đối với trâu bò: Dùng dây thừng để cố định con vật. 3.4 Cho uống thuốc Hoà tan thuốc vào nước rồi hút vào xilanh. Tay trái tóm gáy đầu con vật kéo ra đằng sau để con vật ngửa cổ lên, tay phải cầm xilanh đưa qua mép con vật. 3.5 Cách tiêm Trước khi tiêm phải khử trùng dụng cụ, liều lượng thể hiện từng ml ở thân xilanh. Đối với chó mèo: Tiêm dưới da, beo da cổ hoặc da lưng, da đùi lên và chọc mũi, hơi chệch 300C rồi từ từ bơm thuốc vào cơ thể. Tiêm bắp mông, cổ sau đùi và thắt lưng. Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch: Tĩnh mạch chân hoặc khoeo. Đối với trâu bò: Tiêm ở cổ và phần trân của bắp mông. Khi tiêm hướng tiêm 300C đến 400C Đối với gia cầm: Tiêm bắp lườn, dưới da cánh hướng ra phía sau. 3.6 Thụt rửa Thường áp dụng để rửa tử cung, viêm tử cung, hậu môn trong bị ỉa chảy, xuất huyết ruột. Dụng cụ thụt rửa gồm: - Ca đựng thuốc bằng nhựa và chỉ dùng trong thụt rửa. - Xilanh thụt: làm bằng cao su một đầu có lỗ tròn nhỏ, đầu đó được đưa vào trong tử cung hay hậu môn. 3.7. Đặt thuốc: Pha thuốc tan với nước hút vào xilanh và bơm thuốc qua ống thụt, đặt ống vào ruột, sau khi đã bơm hết thuốc ta rút ống thụt ra từ từ để thuốc không chảy. 3.8 Đỡ đẻ: Chuẩn bị cho gia súc chỗ đẻ cần: -đối với lợn ta dọn sạch chuồng trại, đổ trấu vào cho lợn mẹ hay dùnh rơm để cho lợn mẹ làm ổ. -Trước khi đẻ 2 tuần cần tắm rửa sạch sẽ. -Dụng cụ gồm kìm bấm nanh ( bấm móng tay loại to ) cồn sát trùng, cân đồng hồ, giấy bút, phích nước. 3.9 Truyền dung dịch: Muối đẳng trương NaCL 0, 9%. Muối đẳng trương glucoza. +Dụng cụ truyền gồm: -Ông truyền làm bắng thuỷ tinh hay nhựa trên ống có vạch chia độ, dùng ống có dung lượng là 20ml, 30ml, 50ml. -Dây truyền bằng nhựa, một đầu gắn với ống truyền một đầu gắn với kim số: 22, 23, 25. -Cách truyền: dụng cụ truyền được tiệt trùng kỹ, trước và sau khi song dịch truyền ta chỉnh ống truyền để lấy hết bọt khí trong dây truyền và ống truyền ra ngoài. Dùng kéo cắt sạch lông ở tĩnh mạch chân sát trùng bằng cồn 70o taị vị trí đó.Sau đó dùng tay bấm nhẹ lên tĩnh mạch để mạch nổi rõ châm kim chếch 45o vào tĩnh mạch cho tới khi dung dịch trong ống truyền hết ta rút kim ra, sau đó lấy bông cồn sát trùng ngược lên tĩnh mạch để máu không chảy ra ngoài. *Chú ý: dung dịch truyền phải được khử trùng kỹ và đồng xuất không chuyển đục, tủa khí trong ống truyền và dây truyền, tốc độ truyền phải từ từ tránh hiện tượng sốc, dụng cụ truyền phải được tiệt trùng kỹ. C. MÔ TẢ MỘT SỐ CA BỆNH THƯỜNG GẶP Ở VẬT NUÔI MÀ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI PHƯỜNG VÀ PHÒNG CHẨN ĐOÁN. BẢNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO GIA SÚC STT Bệnh Số con điều trị Số con khỏi 1 Truyền nhiễm 14 12 2 Nội khoa 865 851 3 Ngoại khoa 85 84 4 Sản khoa 51 49 5 Ký sinh trùng 230 229 1. Bệnh truyền nhiễm. a. Ca 1: Bệnh súc : lợn P = 50 kg Gia chủ: anh Hiếu tổ 22 Triệu chứng: - Bỏ ăn, sốt cao, khó thở. - Ở vùng bụng, tai đùi bị tím. - Mới sốt đi phân táo. - Tay ấn vào vùng ngực lợn có cảm giác đau. - Trên da có những vết đỏ. - Niêm mạc tím, chảy dịch mũi khô lẫn máu. - Lợn ho lúc đầu ít sau thành từng cơn. Chẩn đoán: lợn bị mắc bệnh tụ huyết trùng. Điều trị: -Penicillin: lọ 1000000 UI = 3 lọ. -Streptomycine: lọ 1g = 3 lọ. -Anagin: ống 5ml = 3 ống. -Bcanplex: ống 5ml = 3 ống. Liệu trình: Các thuốc trên dùng trong 3 ngày. - Trộn 3 loại thuốc: Penicillin 1 lọ, Steptomycine 1 lọ, nước cốt 1 ống 5ml trộn tiêm 1 lần trong ngày, tiêm bắp. - Anagin: 1 ống 5ml/ ngày.Tiêm bắp. - Bcomplex: 1 ống 5ml/ ngày. Tiêm bắp. Kết quả: sau 4 ngày lợn khỏi bệnh. b. Ca 2: Bệnh súc: lợn nái P = 60 kg. Gia chủ: bác Thắng _tổ 23. Triệu chứng: con vật ho từng cơn nhất là khi vận động, bụng giật liên tục, sốt nhẹ âm ỉ, ho nhiều làm con vật chảy nước dãi, nước mũi. Chẩn đoán: lợn nghi bị suyễn. Điều trị: - Gentatylo: ống 5ml = 12 lọ. - Bcomplex: ống 2ml = 20 ống. Cách dùng: hai loại thuốc chia đều trong 4 ngày. - Sáng: 2 lọ getatylo + 5 ống becomplex. - Chiều: 1 lọ getatylo + 5 ống becomplex. Cách tiêm: tiêm bắp. Kết quả: sau 4 ngày khỏi bệnh. c. Ca 3 Bệnh súc: lợn 1 con P = 40 kg. Gia chủ: chị Dung _tổ 26. Triệu chứng: bỏ ăn, sốt cao,viêm niêm mạc mắt, chảy nước mắt trong, đi phân táo đen có màng nhày bao bọc, trên da xuất hiện những màng đỏ hình chữ nhật, hình tam giác… Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng chẩn đoán lợn mắc bệnh đóng dấu lợn. Điều trị: - Penicillin Gpotassium: lọ 1000000 UI = 4 lọ. - VTMB1: ống 5ml = 8 ống. - VTMC 5%: ống 5m = 16 ống. - Cafeina_benzoat 20% : ống 5ml = 1 ống. Cách dùng: dùng trong 4 ngày. Kết quả: sau 4 ngày những màng đỏ hình chữ nhật mất dần, lợn ăn bình thường. Bảng kết quả điều trị bệnh truyền nhiễm: STT Gia súc Bệnh Số con điều trị Số con khỏi 1 Lợn Tụ huyết trùng 8 7 2 Lợn Ghi suyễn 15 4 3 Lợn Đóng dấu lợn 1 1 Nhận xét: tỷ lệ gia súc mắc bệnh truyền nhiễm thấp nhất so với các bệnh khác vì một phần gia súc được tiêm phòng đầy đủ, chỉ một số mắc bệnh nhưng được chữa kịp thời. 2. Bệnh nội khoa Triệu chứng điển hình: do nhiễm virut thường sốt cao 400C, ủ rũ, bỏ ăn, mắt có nhử, lông xơ xác, phân lẫn máu mùi tanh khắm, biến đổi bệnh lý trên cơ thể thường tập trung biểu hiện những thể sau: *Thể tiêu hoá: con vật bỏ ăn, nôn khan, đau vùng bụng, phân lỏng lẫn máu như bã cà phê có màng nhày, mùi thối khẳm, đi nhiều lần kiểu kiết lị. *Thể hô hấp: thở khò khè nghe có âm ran, khô hoặc ướt, chảy nước mũi có lẫn máu, bệnh nặng có mủ màu xanh hoặc đóng vảy da. *Thể thần kinh: bệnh kéo dài, cuối kỳ chó co giật, có phản xạ đau toàn thân, liệt 2 chân, đầu lắc nhẹ, sùi bọt mép khi tỉnh ăn như bị tâm thần. Chó mắc thể bệnh này ở các lứa tuổi, nhất là chó có tỷ lệ chết cao. Phòng bệnh: chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tiêm phòng vacxin đầy đủ, đặc biệt cho chó 2 tháng tuổi sau 25 – 30 ngày tiêm nhắc lại lần 2 thời gian bảo hộ 6 tháng đến một năm. a. Ca 1: Bệnh súc: đàn lợn 12 con P = 5 kg/ con. Gia chủ: ông Việt _tổ 2. Triệu chứng: con vật ỉa lỏng, đi phân trắng như vôi, vùng kheo bẹn hậu môn luôn dính phân, con sút gầy sút nhanh. Chẩn đoán: lợn bị viêm ruột ỉa chảy. Điều trị: - Amtyo: lọ 20ml = 3 lọ. - Bcomplex: ống 2ml = 18 ống. - Atropin: ống 2ml = 18 ống. Cách dùng: Tiêm bắp. - Amtyo: 1ml/ con /ngày/ lần. - Dùng trong 3 ngày. Hộ lý: Cho ăn cháo trong 3 ngày. Kết quả: sau 3 ngày đàn lợn khoẻ trở lại. b. Ca 2: Bệnh súc: Bò P = 300 kg. Gia chủ: Ông Lập _tổ 22. Triệu chứng: Phân lỏng, ỉa chảy, có mùi hôi thối, con vật gầy sút nhanh, mất nước, mắt hõm sâu, da nhăn nheo, sốt 400C, đứng nằm không yên. Chẩn đoán: Bò bị viêm ruột, ỉa chảy. Điều trị: - Genta-tylo: lọ 20m = 6 lọ. - Atropin: lọ 2ml = 6 lọ. - Bcomplex: lọ 20ml = 6 lọ. Cách dùng: Tiêm bắp. - Genta-tylo: 20ml / ngày. - Atropin: 2ml / ngày. - Bcomplex: 20ml / ngày. Liệu trình: trong 3 ngày. Kết quả: Sau đợt điều trị, bò ỉa phân rắn, ăn khoẻ lên c. Ca 3: Bệnh súc: Chó Becge P = 3.5 kg Gia chủ: Chị Thanh _Tôn Đức Thắng. Triệu chứng: Con vật thở khò khè, nghe có âm ra nước, nước mũi chảy ra, dịch màu hồng, kém ăn, nhiệt độ 390C. Chẩn đoán: Chó bị care thể hô hốp. Điều trị: - Kananycin: lọ 5 ml = 2 lọ. - Anazin: ống 2 ml = 1 ống. - VTM B1: ống 5 ml = 2 ống. - VTM B12: ống 2 ml = 2 ống. - VTMC: ống 5 ml = 2 ống. Cách dùng: - Kananycin: 2 ml / con / ngày. Tiêm dưới da. - Anazin: 1.5 ml / con / ngày. Tiêm khi con vật sốt. - VTM B1: 2 ml / con / ngày. Tiêm dưới da. - VTM B12: 1 ml / con / ngày. Tiêm dưới da. - VTMC: 2 ml / con / ngày. Tiêm tĩnh mạch. Kết quả: Sau 3 ngày con vật chết do bệnh nặng. d. Ca 4: Bệnh súc: Chó lai P = 6 kg. Gia chủ: Anh Chung _ Khâm Thiên. Triệu chứng: Con vật chảy nước mũi ít, đi ỉa phân loãng máu, bỏ ăn, lôn mửa. Chuẩn đoán: Chó bị viêm ruột. Điều trị: - Cefoxilin: lọ 1g = 1 lọ. - D-O-C: lọ 20 ml = 1 lọ. - VTM B1: ống 2 ml = 3 ống. - VTM B12: ống 2 ml = 3 ống. - Atropin: ống 2ml = 3 ống. Cách dùng: - Cefoxilin: 3 ml /con / ngày. Tiêm dưới da. - D-O-C: 2 ml / con / ngày. Tiêm dưới da. - VTM B1: 1 ống / con / ngày. - VTM B12: 1 ống / con / ngày. - Atropin: 1 ống / con / ngày. Liệu trình: 3 ngày. Kết quả: Sau đợt điều trị, chó hết lôn, đi phân rắn, chó khỏi bệnh. e. Ca 5: Bệnh súc: Chó ta P = 5 kg. Gia chủ: chị Hoa _ Ô chợ Dừa. Triệu chứng: chó bỏ ăn, lôn, ho khúc khắc. Chuẩn đoán: Chó bị cảm. Điều trị: - Anka: 2 lọ. - Bio-Dexan: 1 lọ. - VTM B1: ống 2m = 3 ống. - VTM B12: ống 2ml = 3 ống. Cách dùng: Tiêm dưới da. - Anka: 5 ml / con / ngày. - Bio-Dexan: 3 ml / con / ngày. - VTM B1: 1 ống / con / ngày. - VTM B12: 1 ống / con / ngày. Liệu trình: 3 ngày. Kết quả: sau đợt điều trị chó khỏi bệnh hoàn toàn. f. Ca 6: Bệnh súc: Mèo P = 3 kg. Gia chủ: Chị Hương _Huỳnh Thúc Kháng. Triệu chứng: Nôn, bỏ ăn, đi ngoài phân loãng. Chuẩn đoán: Mèo bị viêm ruột. Điều trị: - Ceforxinlin: 1g = 1 lọ. - D-O-C: 20 ml = 1 lọ. - VTM B1: ống 2ml = 3 ống. Cách dùng: Tiêm dưới da. - Ceforxinlin: 3 ml / con / ngày. - D-O-C: 1.5 ml / con / ngày. - VTM B1: 1 ống / con / ngày. - VTM B12: 1 ống / con / ngày. Liệu trình: 3 ngày. Kết quả: Sau 3 ngày, mèo khỏi bệnh. g. Ca 7: Bệnh súc: Chó P = 7 kg. Gia chủ: Chị Ngọc _ Ô chợ Dừa. Triệu chứng: Con vật đi tiểu khó, luôn muốn đi tiểu, nhưng nước tiểu ít hoặc không có, con vật cong lưng, đau bụng, kém ăn sốt. Sờ bằng quang thấy nước tiểu tích đầy. Chẩn đoán: Dựa vào bệnh thì ta thấy, chó bị mắc chứng viêm bằng quang. Điều trị: -Tiêm kháng sinh tiêu viêm Ceforxilin 2.5ml / con / lần / ngày. -Urotropin 2 ml /con / lần / ngày. - VTM B1: 2 ml / con / lần / ngày. - Anagin: 2 ml / con / lần / ngày. - Thụt rửa bàng quang bằng dung dịch thuốc KMnO4 0.1%. Liệu trình: 5 ngày. Kết quả: sau đợt điều trị chó đi tiểu dễ dàng và khỏi bệnh. Bảng kết quả điều trị bệnh nội khoa STT Gia súc Bệnh Số con điều trị Số con khỏi 1 Lợn Viêm ruột ỉa chảy 29 26 2 Bò Viêm ruột ỉa chảy 6 5 3 Chó Viêm ruột 746 733 4 Chó Care thể hô hấp 10 08 5 Mèo Viêm ruột 74 71 3. Bệnh ngoại khoa a. Ca 1: Bệnh súc: chó ta P = 15 kg Gia chủ: Anh Thắng _ Láng Hạ Triệu chứng: Mắt sưng to, đỏ, nước mắt chảy liên tục ban đầu trong sau quánh dần và đặc như mủ , khi vạch ra con vật đau. Chẩn đoán: viêm niêm mạc mắt. Điều trị: - Dùng Novocain 4% đến 5% rửa nhãn cầu. - Dùng Chloramphenicol 4% . - Nhỏ Nafacolin - Kết hợp thuốc mỡ tetra. b. Ca 2: Bệnh súc: Chó Phốc P = 1,2 kg Gia chủ: Anh Dũng _ Ngã tư sở Triệu chứng: Con vật đau đớn bỏ ăn, hơi sốt, sờ vào chân nghe thấy tiếng lao xao. Chẩn đoán: Chó bị gãy xương. Điều trị: - Gây mê, nắn xương về vị trí đúng rồi bó bột. - Tiêm kháng sinh Ceforilin chống nhiễm trùng. Kết quả: sau 7 ngày đến tháo bột thì chó đi lại bình thường, sờ vào chân con vật không có cảm giác đau, không nghe thấy tiếng lạo xạo. c. Ca 3: Bệnh súc: bò P=300 kg Gia chủ: Bác Lan –Kim Văn Triệu trứng: con vật đứng lên ngồi xuống không yên, đi đứng khó khăn, lười vận động, tổ chức móng bị viêm nóng sưng, sụn móng mủn ra. Chẩn đoán: bò bị hà móng Điều trị: -Dùng dao nạo sạch phần móng bị hà. -Nạo hết phần cứng sau đó nạo đến phần sụn móng khi nào thấy máu tươi chảy ra thì không nạo nữa sau đó dùng cồn IOD 5% sát trùng kĩ. -Rắc bột kháng sinh Chlorocid vào chỗ nạo. -Dùng bông băng để băng các tổ chức móng vừa nạo sau 5 ngày ta tháo băng để kiểm tra và rửa bằng nước muối. -Tiếp tục rắc thuốc kháng sinh bột và băng bó lại. 4. Bệnh sản khoa a.Ca 1: Bệnh súc: chó phốc vàng P = 3 kg Gia chủ: Chị Phương _ Trương Định Triệu chứng: con vật đi lại run rẩy, 2 chân sau đi lết, khó thở, lè lưỡi để thở, sốt 41oC. Chuẩn đoán: chó bị thiếu canxi. Điều trị: - Canxium 3ml + 20ml nước sinh lý mặn- ngọt truyền từ từ vào tĩnh mạch. - Anazin: ống 1ml = 1ống. Tiêm dưới da. - VTMC 5% : ống 5ml = 1 ống tiêm dưới da. Hộ lý: cho chó vận động dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng. Kết quả: sau 30 phút chó trở lại bình thường. b.Ca 2: Bệnh súc: chó nhật P=8 kg Gia chủ: Chị Hương – Lý thường kiệt Triệu chứng: bỏ ăn 3 tuần liền, con vật có hiện tượng sốt, từ tử cung có máu đông thải ra ngoài. Chuẩn đoán: chó bị viêm tử cung. Điều trị: - Truyền 30ml sinh lý mặn ngọt, truyền tĩnh mạch chân, ngày 1 lần. - VTMB1: ống 2ml = 1 ống, ngày 1 lần, tiêm bắp. - VTMB12: ống 2ml = 2 ống, ngày 1 lần, tiêm bắp. - Anazin: ống 2ml = 1 ống, ngày 1 lần, tiêm dưới da. - D - O - C: 1.5 ml / ngày / lần . - Cefotaxime: 2.5 ml / con / ngày - VTMK: 2ml = 2 ống, ngày 1lần, tiêm dưới da. - Thụt rửa tử cung bằng KMnO4 3% 50ml, nhiệt độ nước hơi ấm. - Đặt thuốc vào tử cung: 1 viên nediklion. - 2 viên VTMK hoà đều trong nước bơm vào tử cung, liệu trình trong 5 ngày. Kết quả: sau 5 ngày chó khỏi bệnh c.Ca 3: Bệnh súc: Mèo P = 3,5 kg Gia chủ: Chị Trang _ Hào Nam Triệu chứng: đột nhiên liệt, không đi được, người run rẩy. Chẩn đoán: mèo thiếu canxi. Điều trị: - Caldee_12: 1ml /con / ngày. - Ampicana: 2ml / con / ngày. - VTMB1: 2ml / con / ngày - VTMB12: 2ml / con / ngày Liệu trình: điều trị liên tục trong 7 ngày. Kết quả: sau 2 ngày mèo đã đứng dậy và nhúc nhắc đi được, sau 7 ngày mèo đã khỏi hoàn toàn. d.Ca 4: Bệnh súc: Chó ta P = 8 kg Gia chủ: Chị Hiền _ Thái Hà Triệu chứng: Bỏ ăn 10 ngày, con vật sốt, từ tử cung có máu chảy ra. Chẩn đoán: Chó viêm tử cung. Điều trị: - Truyền sinh lý mặn ngọt vào tĩnh mạch chân, ngày 1 lần. - Tiêm kháng sinh Cefotaxime: 2.5ml /con / ngày. - Bio_Dexa: 2.5ml /con / ngày. - VTMB1: 2ml /con / ngày. - VTMB12: 2ml /con / ngày. Bảng kết quả điều trị bệnh sản khoa: STT Gia súc Bệnh Số con điều trị Số con khỏi 1 Chó Thiếu canxi 31 31 2 Chó Viêm tử cung 07 05 3 Mèo Thiếu canxi 13 13 Nhận xét: Bệnh sản khoa ít gặp thứ hai sau bệnh truyền nhiễm vì những bệnh này chủ yếu là do ăn uống do chủ gia súc không để ý cung cấp đủ lượng canxi cho vật nuôi. Ngoài ra còn có một số ca phức tạp. 5. Bệnh ký sinh trùng a. Ca 1: Bệnh súc: Chó P = 11 kg Gia chủ: Chị Oanh _ Khương Trung Triệu chứng: ngứa hay cọ sát vào tường, gầy gò, có nhiều mẩn đỏ, có nhiều nốt đóng vẩy. Chẩn đoán: chó bị bệnh ghẻ. Điều trị: - Extopa tắm cho chó dùng bàn chải cọ sạch. - Bivermextin: 1ml / 10 kg. Tiêm dưới da. Chú ý: không cho gia súc tắm xà phòng. Kết quả: sau 3 lần điều trị, mỗi lần cách nhau 1 tuần con vật sẽ khỏi hoàn toàn. b. Ca 2: Bệnh súc: Lợn P=40 kg Gia chủ: Anh Tùng ở tổ 22 Triệu trứng: lợn còi cọc chậm lớn, ăn nhiều, lông dựng và xù, đi phân táo, chùm lông ở đuôi cong lên. Chẩn đoán: lợn mắc bệnh sán lá ruột lợn. Điều trị: - Fasciolis: 2 ml / con / tiêm dưới da một lần duy nhất. -VTMB1: 5 ml / lần / ngày Kết quả: lợn khỏi không còn đi táo nữa. c. Ca 3: Bệnh súc: Chó nhật P = 8 kg Gia chủ: Anh Trung _ Hào Nam Triệu chứng: chó ngứa, có mùi hôi, rụng lông. Chẩn đoán: Chó bị viêm da. Điều trị: -Tắm cho chó bằng lá chè xanh. -Tiêm Doramectin 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần. Tiêm 1.5ml/con/ngày. - Tiêm VTMB1+ VTMB12 . d. Ca 4: Bệnh súc: Mèo ta P = 4 kg Gia chủ: Chị Hằng _ Ngã tư sở Triệu chứng: mèo rụng lông, ngứa, nổi mẩn đỏ. Chẩn đoán: mèo bị ghẻ. Điều trị: Tiêm 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần. -Tiêm Doramextin: 0,8ml /con. -VTMB1: ống 2ml /con. - VTMB12: ống 2ml /con. Kết quả: sau đợt điều trị mèo đã khỏi bệnh. Bảng kết qủa điều trị bệnh kí sinh trùng: STT Gia súc Bệnh Số con điều trị Số con khỏi 1 Chó Ghẻ, viêm da 158 158 2 Mèo Ghẻ, viêm da 72 71 3 Lợn Sán lá ruột 05 05 6. Đỡ đẻ cho gia súc a. Ca 1: Bệnh súc: Bò vàng Gia chủ: Ông Thống_ tổ 22. Triệu chứng: Xa vú sữa, cắt hơi có các tia sữa, con vật đi đứng không yên, âm hộ hơi to. Chuẩn bị: Kim chỉ, kéo cắt dây rốn, găng tay, tất cả phải được vô trùng kỹ. Phương pháp đỡ đẻ: sau khi cổ tử cung bò mở, bọ thai vỡ ra, mõm và chân trước nhũ ra được một nửa, dùng tay đã có găng, nếu bò đứng the đỡ bê tránh rơi từ trên cao xuống, còn nếu bò nằm thì không cần can thiệp. Khi bê ra ngoài rồi: dùng tay bóc màng ở mũi, mắt, bóc móng non ra rồi để mẹ nó liếm cho quen hơi con. Cắt rốn: sau khi dây rốn ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 5.doc
Tài liệu liên quan