Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại công ty Cổ phần Kiên Long, Hải Phòng

Quản lý tình hình phương tiện để kịp thời đưa phương tiện hỏng hóc về sửa chữa và bảo dưỡng theo kế hoạch. Đồng thời trực tiếp khai thác phương tiện, đảm bảo tối đa số lượng phương tiện đưa vào hoạt động kinh doanh. Phòng có trách nhiệm quản lý 2 đội xe tải và xe khách, kịp thời báo cáo cho cấp trên biết những vấn đề, sự cố nảy sinh trong quá trình khai thác kinh doanh trên phương tiện để có phương hướng xử lý, khắc phục.

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1917 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại công ty Cổ phần Kiên Long, Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập của mình. Sau đây em xin trình bày những nét tổng quát chung về công ty thông qua ba phần. Phần một: Tổng quan về Công ty cổ phần Kiên Long Phần hai: Các hoạt động chính của công ty. Phần ba : Đánh giá và nhận xét chung. Phần 1. Nét khái quát về công ty cổ phần Kiên Long 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Kiên Long Tên công ty viết bằng tiếng Việt : CÔNG TY Cổ Phần Kiên long Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: KIEN LONG JOINT STOCK COMPANY Tên công ty viết tắt : KIEN LONG JSC. Địa chỉ trụ sở chính : Số 138 Trần Tất Văn, phường Phù Liễn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng Số điện thoại : 0313.576.576 Ngành nghề, kinh doanh: STT Tên ngành Mã ngành 1 Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại; 25920 2 Sản xuất đồ gỗ xây dựng; 16220 3 Sản xuất giường, tủ, bàn ghế bằng gỗ; 31001 4 Xây dựng nhà các loại; 41000 5 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng; 42 6 Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác: Xây dựng công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi; 43900 7 Bảo dưỡng, sửa chữa ôtô và xe có động cơ khác; 45200 8 Vận tải hành khách bằng taxi; 49312 9 Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh, liên tỉnh; 49321 10 Vận tải hành khách đường bộ khác chưa được phân vào đâu: Vận tải hành khách bằng ôtô theo tuyến cố định và theo hợp đồng; 49329 11 Vận tải hàng hóa bằng phương tiện đường bộ khác: Vận tải hàng hóa bằng taxi; 49339 12 Kho bãi và lưu trữ hàng hóa; 5210 13 Nhà khách, nhà nghỉ, kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày; 55102 14 Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống 56101 15 Hoạt động cấp tín dụng khác: Dịch vụ cầm đồ; 64920 16 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng./. 4663 Vốn điều lệ: 4.500.000.000 đồng Việt Nam. - Tổng số cổ phần: 450.000 cổ phần - Mệnh giá mỗi cổ phần: 10.000 (mười nghìn) đồng Việt Nam. Quá trình hình thành của doanh nghiệp dựa vào nhu cầu cần thiết của khách hàng (Bên cầu) phù hợp với triển của xã hội trong giai đoạn đổi mới. Khác với trước đây, muốn di chuyển từ vị trí A sang vị trí B với khoảng cách tương đối xa, mọi người thường phải ra bến tàu, bến xe, xếp hàng mua vé. Điều này chiếm mất của người dân một khoảng thời gian. Trong yêu cầu mới cần sự nhanh chóng, văn minh, tiện lợi, mô hình vận tải bằng taxi ra đời và phát triển mạnh và chỉ có mô hình này mới đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong thời đại mới. Công ty cổ phần Kiên Long cũng ra đời trong xu thế phát triển này. Từ 1 doanh nghiệp nhỏ với 20 đầu xe phục vụ trong phạm vi hẹp là quận Kiến An – Hải phòng. Sau 3 năm không ngừng phát triển lớn mạnh, doanh nghiệp đã có 60 đầu xe, mở rộng phục vụ ra các vùng lân cận và các quận huyện, thị xã trong toàn thành phố. Từ lúc đầu chỉ kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách, trước những đòi hỏi không ngừng của xã hội, doanh nghiệp đã vươn lên phục vụ vận tải cả hàng hóa cho nhân dân và cách ngành công nghiệp nhẹ của thành phố từ năm 2007. 1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp. Công ty đã và đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh với các chức năng chủ yếu sau đây: Kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa bằng mô hình taxi Sửa chữa, bảo dưỡng ô tô cho doanh nghiệp và cho khách hàng bên ngoài. 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Giám đốc Phòng phương tiện Xưởng sửa chữa Phòng tổ chức & đào tạo Phòng nghiệp vụ Phòng thanh tra Phòng điều vận Tổ khai thác & chăm sóc khách hàng Thu ngân Kế toán Đội xe tải Đội xe khách 1.3.2. Chức danh, nhiệm vụ và quyền hạn: Đại hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau: Đại hội đồng cổ đông có quyền thông qua quyết định bằng hình thức biểu quyết tại các cuộc họp, bằng văn bản có chữ ký của tất cả cổ đông, hoặc bằng hỏi ý kiến thông qua thư tín. Trường hợp điều lệ công ty không quy địn thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại Đại hội cổ đông: Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Thông qua định hướng phát triển công ty; Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; Bầu, miễn nhiệm, bãi miễn thành viên hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; Quyết địn đầu tư hoặc chào bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nết Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; Quyết định thông qua báo cáo tài chính hàng năm; Tổ chức lại, giải thể công ty. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty thuộc thẩm quyền của Hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty; Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 điều 91 Luật doanh nghiệp; Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định Điều lệ công ty; Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay và hợp đồng khác có giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất cảu công ty hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và 3 điều 120 của Luật doanh nghiệp; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc và người quản lý quan trọng khác; quyết đinh mức lương và lợi ích khác của người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó; Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định; Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông; Kiến nghị mức độ cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh; Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp Giám đốc: Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc có quyền và nhiệm vụ sau: Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty; Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trức các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh; Tuyển dụng lao động; Các quyền khác được quy định tại Hợp đồng lao động mà Giám đốc ký với Công ty và theo quyết định của Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát: có các quyền và nghĩa vụ sau Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cần trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Thẩm địn báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh gián công tác quản lý của Hội đồng quản trị. Trình báo cáo thảm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hằng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. Xem xét sổ sách kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của Công ty bất cứ khi nào xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật doanh nghiệp. Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật doanh nghiệp, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong suốt thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu. Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Khi có phát hiện thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý quy định tại Điều 119 của Luật doanh nghiệp thì phải thông báo ngay bằng văn bản với hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp, Điều lệ công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông. Xưởng sửa chữa: có chức năng, nhiệm vụ sau: Sửa chữa kịp thời số lượng phương tiện hỏng hóc của công ty để đảm bảo số lượng phương tiện tối đa đưa vào kinh doanh. Có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ toàn bộ số lượng phương tiện theo đúng yêu cầu của công ty. Tổ chức làm dịch vụ sửa chữa ô tô cho các khách hàng ngoài doanh nghiệp; củng cố và phát triển xưởng vươn lên ngang tầm với các xưởng sửa chữa ô tô lớn của thành phố. Phòng phương tiện: Quản lý tình hình phương tiện để kịp thời đưa phương tiện hỏng hóc về sửa chữa và bảo dưỡng theo kế hoạch. Đồng thời trực tiếp khai thác phương tiện, đảm bảo tối đa số lượng phương tiện đưa vào hoạt động kinh doanh. Phòng có trách nhiệm quản lý 2 đội xe tải và xe khách, kịp thời báo cáo cho cấp trên biết những vấn đề, sự cố nảy sinh trong quá trình khai thác kinh doanh trên phương tiện để có phương hướng xử lý, khắc phục. Phòng nghiệp vụ: Có chức năng, nhiệm vụ sau: Thu, chi, lập báo cái về tình hình kinh doanh trong ngày, trong tuần, trong tháng, trong quý, trong năm... Thu hồi nợ của khách hàng và của lái xe Tổng kết báo cáo kịp thời các biến động trong kinh doanh với lãnh đạo Công ty. Lập biểu theo yêu cầu của các cơ quan chức năng và các cơ quan quản lý Nhà nước: Báo cáo thuế, báo cáo Doanh nghiệp hàng tháng, quý, năm. Marketing, quảng cáo, quảng bá thương hiệu của Công ty, của Doanh nghiệp đến với khách hàng; lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng để Doanh nghiệp tự điều chỉnh phong cách phục vụ làm ngày càng lớn mạnh thương hiệu của Công ty. Phòng tổ chức và đào tạo: do đặc điểm của lái xe Taxi thường xuyên luân chuyển nên phòng này có nhiệm vụ: Liên tục tuyển dụng, đào tạo tay lái cho lái xe Taxi theo đúng tiêu chuẩn của Hiệp hội Taxi Việt Nam đặt ra. Đảm bảo luôn đủ lái xe cho Doanh nghiệp; Bồi dưỡng và giới thiệu cán bộ cho các phòng, ban cho Doanh nghiệp Phòng thanh tra: Thanh tra, giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế kinh doanh trong sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp với từng cán bộ, nhân viên trong Công ty; Phản ánh kịp thời với lãnh đạo những vấn đề nảy sinh trong trong việc chấp hành nội quy, quy chế của Công ty. Tạo ý thức kỷ luật cao trong lao động. Phòng điều vận: có chức năng, nhiệm vụ sau: Trực tiếp tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng; sau đó điều động phù hợp để phục vụ khách hàng càng nhành càng tốt. Giữ liên lạc 2 chiều với khách hàng để kiểm tra lái xe của Doanh nghiệp phục vụ khách hàng như thế nào (Kiểm tra chéo). Ký hợp và điều vận các hợp đồng vận tải của khách hàng Doanh nghiệp Đảm bảo thông tin 2 chiều luôn thông suốt giữa phòng điều vận và các nhân viên lái xe để kịp thời xử lý các tình huống bất trắc xảy ra nhằm phục khách hàng tốt nhất. Ghi chép đầy đủ, chi tiết từng cuốc khách trong ngày, tuần, tháng và các sự cố xảy ra trong từng ca làm việc. Tổ chức công đoàn: Đại diện cho lực lượng lao động trong Doanh nghiệp ký thỏa ước lao động với Doanh nghiệp Có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp. Phối kết hợp chặt chẽ với lãnh đạo Công ty để giải quyết vướng mắc xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa người lao động và doanh nghiệp nhằm tạo tiếng nói chung giữa doanh nghiệp và người lao động, từ đó tạo hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp và người lao động đều được nâng cao. 1.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Từ khi thành lập cho tới nay, doanh nghiệp tiến hành kinh doanh dịch vụ vận tải bằng hình thức Taxi và không ngừng mở rộng, lớn mạnh. Cho tới nay doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hiệu quả dưới trong các hoạt động chính sau: Kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa bằng hình thức Taxi. Dịch vụ sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng ô tô cho khách hàng ngoài doanh nghiệp. 1.5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty: 1.5.1. Thuận lợi Trong bối cảnh đất nước ta đang phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang thu hoạch những thành tựu quan trọng: tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trung bình từ 7% đến 8,5% một năm được xếp vào những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, môi trường chính trị ổn định. Cuối năm 2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Những điều này đã làm cho đời sống nhân dân được nâng lên rất nhiều, nhu cầu được phục vụ với chất lượng cao về giao thông đi lại của người dân cũng tăng lên, đòi hỏi phải nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, sang trọng và lịch sự… Đảng và Nhà nước ta chủ chương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển. Cơ sở hạ tầng về đường xá, cầu cống của nước ta đã được cải thiện rất nhiều: Bằng chứng là các con đường nhựa và đường bê tông được xây dựng khắp nơi với chính sách “Bê tông hóa đường giao thông nông thôn”. Được sự giúp đỡ về vốn và công nghệ của nước ngoài, nước ta đã xây dựng được những cây cầu kiên cố vào loại hiện đại. Các nhà máy xí nghiệp, cụm công nghiệp, các khu chế xuất… đã không ngừng hình thành và phát triển và theo đó là nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách cũng không ngừng tăng lên. Dịch vụ vận tải là những nhu cầu không thể thiếu của xã hội. Hình thức vận tải hành khách và hàng hóa bằng Taxi ra đời như một tất yếu để đáp ứng lại những đòi hỏi đó. Các công ty Taxi nói chung và Công ty Taxi Kiên Long nói riêng được thành lập và phát triển nhằm đáp ứng những đòi hỏi trên. Với những đặc thù riêng về địa bàn hoạt động của Công ty cổ phần Kiên Long có mặt hầu hết các huyện ngoại thành và nội thành của thành phố HảI Phòng (Các hãng Taxi khác chỉ có mặt tại nội thành hoặc nội huyện) nên địa bàn hoạt động rất rộng, lượng khách hàng mà công ty phải phục vụ rất đông đảo. Ngoài ra công ty có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ đại học, có kinh nghiệm tổ chức và điều hành kinh doanh dịch vụ. Sau 3 năm thành lập, công ty đã liên tục đảm bảo hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra với tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 60 đến 80% một năm. 1.5.2. Khó khăn và thách thức Bên cạnh những thuận lợi, Công ty cũng đứng trước những khó khăn và thách thức: a. Về khách quan: Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, tất yếu tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đối với tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế trong đó đặc biệt là kinh doanh dịch vụ, phải thường xuyên chú trọng về tính cạnh tranh của dịch vụ do mình cung cấp. Sự ra đời của nhiều hãng Taxi trong địa bàn thành phố với số vốn lớn hơn, với trình độ quản lý cao hơn, với xe phục vụ kinh doanh vận tải tốt hơn. Đây là thách thức không nhỏ với Công ty cổ phần kl Ngoài ra, giá nhiên liệu ngày càng tăng cao và có nhiều biến động, cộng thêm tình hình lạm phát hiện nay của nền kinh tế cũng khiến cho Doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều khó khăn trong việc cân đối giữa lợi nhuận và sự phát triển của công ty, chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao, sửa chữa phương tiện, chi phí tiền lương, tiền phúc lợi cho nhân viên và lái xe ... với áp lực giá cước dịch vụ cạnh tranh nên không thể nâng cao tùy ý được. Do mới gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO với các lộ trình giảm giá xe hơi đầu vào chưa đáng kể nên giá xe còn quá cao so với khu vực là một cản trở rất lớn trong việc phát triển số lượng xe cũng như thu hồi vốn. Về chủ quan: Công ty mới thành lập nên tiềm lực còn hạn chế, số lượng đầu xe ít, kinh nghiệm quản lý chưa cao, đội ngũ lái xe chưa dày dạn kinh nghiệm. Do đặc thù của địa bàn hoạt động quá rộng, đòi hỏi của khách hàng ở từng địa bàn khác nhau, số lượng xe dàn mỏng gây không ít khó khăn cho quản lý, cán bộ, nhân viên gặp khó khăn trong việc đi làm, việc điều hành và kiểm soát trên mạng thông tin nội bộ của công ty cũng bị hạn chế. Cũng do địa bàn hoạt động rộng nên việc chạy rỗng (không khách) lớn kéo theo chi phí sản xuất lớn (xăng dầu, hao mòn). Việc bảo quản, bảo dưỡng, giữ gìn phương tiện cũng tốn kém hơn. Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty 2.1. Hoạt động kinh doanh của công ty: 2.1.1. Tổ chức khai thác dịch vụ vận tải của công ty: Do đặc thù của ngành Taxi, công ty tổ chức dịch vụ vận tải 24/ 24, dàn trải trên các địa bàn sau: a. Dịch vụ hành khách: Khu vực nội thành: 15 xe Huyện An Dương: 5 xe Huyện An Lão: 5 xe Huyện Kiến Thụy: 5 xe Huyện Tiên Lãng: 5 xe Huyện Vĩnh Bảo: 5 xe Tất cả các xe đều được phân công 2 - 3 lái xe để đảm bảo các xe được hoạt động 24/24. Số lượng xe hoạt động ở nội thành được tập trung quản lý tại trụ sở công ty, còn lại ở các huyện ngoại thành thì tạo thành các tổ tự quản, đứng đầu là tổ trưởng có trách nhiệm quản lý, đôn đốc hoạt động kinh doanh, có báo cáo hàng ngày về công ty. ở các huyện ngoại thành đều có các điểm đại diện của công ty, thay mặt công ty thực hiện ký kết các hợp đồng vận tải vừa và nhỏ đồng thời làm các dịch vụ chăm sóc khách hàng, Marketing… Toàn bộ hoạt động dịch vụ Taxi khách cũng theo sự điều động của trung tâm (phòng điều vận) và các điểm đại diện của công ty ở các huyện ngoại thành. b. Dịch vụ hàng hóa: Các xe Taxi tải đều tập trung ở trụ sở công ty và thực hiện các hợp đồng vận tải theo sự điêù động của trung tâm (phòng điều vận). 2.1.2. Các chỉ tiêu kinh doanh dịch vụ (doanh số): Do đặc thù của dịch vụ vận tải bằng hình thức Taxi, doanh thu của từng xe được khoán cho từng nhân viên lái xe. Mức trung bình phải đạt được là từ 5 đến 20 lượt khách/ ngày hoặc từ 300.000 tới 600.000 đồng/ngày. 2.1.3. Bảo quản, sửa chữa phương tiện (xưởng): Sửa chữa kịp thời số lượng phương tiện hỏng hóc của công ty để đảm bảo số lượng phương tiện tối đa đưa vào kinh doanh. Có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ toàn bộ số lượng phương tiện theo đúng yêu cầu của công ty. Tổ chức làm dịch vụ sửa chữa ô tô cho các khách hàng ngoài doanh nghiệp; Doanh thu của xưởng đạt trung bình 80 tới 100 triệu một tháng. 2.2. Hoạt động Marketing: Với phương châm: “Khách hàng là sự sống của doanh nghiệp” nên việc không ngừng quảng bá và giữ gìn thương hiệu là việc làm sống còn của công ty. 2.2.1. Phân tích thị trường của doanh nghiệp: Địa bàn hoạt động rộng; mặt bằng dân trí khác nhau đòi hỏi việc tiếp thị và quảng cáo khác nhau. (nội thành, ngoại thành) Nội thành có nhiều hãng cạnh tranh Ngoại thành gần như độc quyền (mặt lợi, mặt hại). Tính cục bộ địa phương của các khu vực ngoại thành. 2.2.2. Các hoạt động Marketing của công ty: Quảng cáo sự hiện diện bằng pano, áp phích, băng rôn, diễu hành, tờ rơi… Trên các phương tiện thông tin đại chúng: Truyền hình, truyền thanh (ở các đài truyền thanh huyện, xã) Ký hợp đồng thường xuyên với tổng đài 1080 Quảng cáo thương hiệu trên các bao bì sản phẩm khuyến mại (trên vỏ bao diêm, menu nhà hàng), trên quà lưu niệm (lịch treo tường, tranh ảnh khuyến mại)… áp dụng các tính cước mới trong các tuyến dịch vụ (áp dụng với các khách hàng đi ngoại tỉnh), đảm bảo tính công bằng và có lợi nhất cho khách hàng: Ví dụ: ở các hãng Taxi khác, khi khách hàng đi tuyến thì được áp dụng với giá trọn gói và khi đi không hết số km quy định, khách hàng vẫn phải chịu giá trọn gói (có lợi cho Doanh nghiệp). Còn khi áp dụng cách tính giá cước mới, thì khách hàng chỉ phải trả tiền số kilomet thực tế đã đi (có lợi nhất cho khách hàng). (Có bảng giá đi kèm theo). Ngoài ra công ty còn xúc tiến các hoạt động chăm sóc khách hàng, thông qua đó nắm được thông tin phản hồi của khách hàng mà có những chính sách điều chỉnh phù hợp để lấy được lòng tin, gây dựng uy tín cho thương hiệu của hãng: Cử cán bộ thường xuyên gặp gỡ khách hàng để thăm hỏi và lấy ý kiến của họ về phong cách phục vụ của nhân viên lái xe, giá cước… Xử lý kịp thời những bất cập mà khách hàng nêu ra như: lấy tiền thừa của khách, tính tiền nhầm cho khách, ý thức phục vụ khách thiếu lịch sự, chu đáo…thì lái xe phải trực tiếp đến xin lỗi hoặc trả lại tiền cho khách… Thường xuyên tổ chức tập huấn nhân viên lái xe về phong cách phục vụ chuyên nghiệp để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. 2.3. Hoạt động quản trị nhân sự trong công ty Cổ phần Kiên Long: 2.3.1. Đặc điểm lao động của Doanh nghiệp: Doanh nghiệp có 2 lực lượng lao động: Lực lượng lao động trực tiếp là đội ngũ nhân viên lái xe kinh doanh và đội ngũ công nhân thợ làm việc ở xưởng: 110 nhân viên lái xe và 10 thợ sửa chữa ở xưởng với trình độ 12/12 và các chứng chỉ học nghề chuyên ngành. Không có nhân viên nữ. Lực lượng lao động gián tiếp gồm: Lãnh đạo công ty và cán bộ, nhân viên văn phòng: Ban giám đốc: 2 người với trình độ Đại học. Các phòng ban: Phòng quản lý phương tiện: 4 người với trình độ 12/12 và các chứng chỉ chuyên ngành Phòng tổ chức & đào tạo: 4 người với trình độ 12/12 và các chứng chỉ chuyên ngành Phòng nghiệp vụ: 4 người với trình độ 12/12 và các chứng chỉ chuyên ngành Phòng thanh tra: 3 người với trình độ 12/12 và các chứng chỉ chuyên ngành Phòng điều hành: 8 người với trình độ 12/12 và các chứng chỉ chuyên ngành. 2.3.2. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên : Do đặc thù của Doanh nghiệp Taxi luôn luôn có sự thay đổi về nhân sự, nhất là lực lượng lái xe nên việc đào tạo lái xe là công việc được làm thường xuyên, liên tục để đáp ứng đầy đủ nhân viên lái xe, đảm bảo việc kinh doanh 24/24. Sau khi tuyển nhân viên lái xe vào công ty, công ty tổ chức tập huấn, đào tạo họ trở thành nhân viên lái xe Taxi chuyên nghiệp. Từ bổ túc tay lái đến tập huấn nghiệp vụ lái xe Taxi, sau đó vượt qua lớp sát hạch của Hiệp hội Taxi Việt Nam để được cấp chứng chỉ lái xe Taxi, nhân viên đó mới được tham gia kinh doanh. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho toàn thể nhân viên lái xe trong công ty nhằm không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp cũng như đạo đức người lái xe cho nhân viên lái xe. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên phòng điều vận. Do mô hình hoạt động của doanh nghiệp Taxi, phòng điều vận là nơi tiếp xúc trung gian giữa khách hàng và doanh nghiệp nên việc nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên điều hành là rất cần thiết từ khẩu ngữ (từ khả năng đàm thoại trực tuyến với khách hàng đến điều động lái xe qua bộ đàm dễ nghe, nhanh, gọn, chính xác và nghiêm túc) đến khả năng nắm bắt địa hình (địa chỉ đưa đón khách). Do địa bàn hoạt động của doanh nghiệp rất rộng nên việc học địa hình cũng rất khó khăn, buộc nhân viên điều hành phải nắm bắt được gần hết địa hình trong thành phố. Với những nhân viên mới, phải dành thời gian hàng tháng để học địa hình, còn với nhân viên cũ thì hàng tháng cũng phải đi học địa hình bổ sung 1 đến 2 ngày. 2.3.3. Sử dụng và quản lý lao động trong công ty : Để sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồn lao động, công ty phổ biến và giao nhiệm vụ cụ thể đến từng phòng ban, bộ phận, cán bộ, nhân viên trong toàn công ty. Giám đốc công ty hàng ngày có sự theo dõi chặt chẽ hoạt động kinh doanh của toàn công ty để kịp thời xử lý các sự cố phát sinh trong kinh doanh (khi tham gia giao thông của đội xe, sự cố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tập tốt nghiệp tại công ty CP Kiên Long - Hải Phòng.doc
Tài liệu liên quan