Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần Xích Líp Đông Anh

MỤC LỤC

NỘI DUNG

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 4

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xích líp Đông Anh 4

1.1.1. Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp 4

1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển 4

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 5

1.2.1. Các chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp (theo GPKD) 5

1.2.2. Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp 5

1.3. Công nghệ sản xuất một số hàng hóa dịch vụ cơ bản: 7

1.3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất 7

1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 10

1.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp 10

1.4.2 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 11

1.5 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 12

1.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 12

1.5.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 13

PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 15

2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing của doanh nghiệp: 15

2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây: 15

2.1.2 Chính sách sản phẩm thị trường 18

2.1.3 Chính sách giá 19

2.1.4 Chính sách phân phối 21

2.1.5 Chính sách xúc tiến bán 21

2.1.6 Chính sách thu thập thông tin marketing của doanh nghiệp 22

2.1.7 Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường 23

2.1.8 Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác marketing của doanh nghiệp 24

2.2 Phân tích công tác lao động tiền lương 24

2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 24

2.2.2 Định mức lao động 27

2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động 27

2.2.4 Năng suất lao động 28

2.2.5 Tuyển dụng và đào tạo lao động 28

2.2.6 Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương 29

2.2.7 Trả lương cho các bộ phận và cá nhân 30

2.2.8 Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp 31

2.3 Phân tích công tác quản lý vật tư và tài sản cố định 32

2.3.1 Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp 32

2.3.2 Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu 32

2.3.3 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu: Nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu 33

2.3.4 Tình hình dự trữ, đảm bảo cấp phát nguyên vật liệu 34

2.3.5 Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định 35

2.3.7 Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định 37

2.4 Phân tích chi phí và giá thành 37

2.4.1 Phân loại các chi phí 37

2.4.2 Xây dựng giá thành kế hoạch 38

2.4.3 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế 39

2.4.4 Các loại sổ sách kế toán 40

2.5 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 42

2.5.1 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 42

2.5.2 Phân tích bảng cân đối kế toán 43

2.5.3 Phân tích một số chỉ số tài chính 44

2.5.4 Nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp 47

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI 48

TỐT NGHIỆP 48

3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị doanh nghiệp 48

3.1.1 Ưu điểm 48

3.1.2 Những hạn trế 49

3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp 49

PHỤ LỤC 50

 

 

docx59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3988 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần Xích Líp Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty đã tạo được niềm tin đối với cán bộ công nhân viên, giúp họ yên tâm công tác, cống hiến hết sức mình cho công ty và thu hút được các kĩ sư mới có nhiệt huyết, giỏi ở các trường đại học. cao đẳng về làm việc. Trong thời gian tới, công ty nên tổ chức các lớp học, khóa đào tạo nhằm nâng cao tay nghề công nhân, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Với các thành quả đạt được thì công ty cũng có những vấn đề cần khắc phục để có thể phát triển hơn nữa. Điều đó được thể hiện qua bảng thống kê sản lượng bán hàng các sản phẩm qua từng năm, từ số liệu thống kê ta nhận thấy rằng công ty đang đánh mất dần ưu thế ở các sản phẩm truyền thống như xích líp xe đạp,…mà đang dần phụ thuộc vào việc sản xuất chế tạo các sản phẩm phụ tùng xe máy theo đơn đặt hàng. Điều này có thể giải thích được do sự tác động của thị trường nên công ty cần tập trung đáp ứng những yêu cầu tiêu thụ của khách hàng, nhưng không vì thế mà công ty lơi là thế mạnh truyền thống của mình. Đây chính là một bài toán khó cần tìm ra lời giải hợp lý cho việc phát triển cân đối các sản phẩm hiện tại và truyền thống của công ty để từ đó tạo dựng được sự phát triển bền vững trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. 2.2 Phân tích công tác lao động tiền lương 2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp Tổng số lao động của công ty tính tới thời điểm 31/12/2009 là 1200 công nhân viên. Bảng 2.4: Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp phân theo trình độ STT Đơn vị Đại học Cao đẳng Trung cấp Công nhân KT Tổng số 1 Ban giám đốc 03 03 2 Phòng kỹ thuật sản xuất 20 15 35 3 Phòng đảm bảo chất lượng 05 40 15 60 4 Phòng thiết bị đầu tư 03 04 07 5 Phòng Kinh doanh 10 10 15 35 6 Phòng kế toán thống kê 05 03 03 11 7 Phòng TCHC 10 05 13 28 8 Phân xưởng xích 03 05 04 118 130 9 Phân xưởng líp 02 05 06 106 119 10 Phân xưởng nhiệt luyện 02 05 05 64 76 11 Phân xưởng phụ tùng 1 03 05 08 102 118 12 Phân xưởng phụ tùng 2 03 05 10 91 109 13 PX Bi 05 03 09 60 77 14 PX cơ điện 03 07 07 73 90 15 PX rèn dập 05 03 04 48 60 16 XN phụ tùng 05 03 05 19 32 17 PX cơ khí 05 03 06 105 119 18 PX mạ 05 03 03 80 91 Tổng cộng 97 124 113 866 1200 Tỷ lệ (%) 8,08 10,33 9,42 72,17 100 Nhận xét: Nhìn vào cơ cấu lao động của doanh nghiệp phân theo trình độ học vấn ta có thể thấy rằng lực lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ 18,4%. Đây chính là đội ngũ cán bộ nòng cốt của công ty, góp phần lớn vào công cuộc xây dựng định hướng hoạt động và hoàn thiện phương hướng đổi mới cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời nhìn vào bảng cơ cấu lao động ta cũng thấy rằng, lực lượng lao động trực tiếp - chủ yếu là công nhân kỹ thuật trực tiếp sản xuất - chiếm tỷ lệ lớn ( hơn 72,17% ) so với lực lượng lao động gián tiếp – Bộ phận văn phòng, quản lý các phòng ban, quản lý phân xưởng – chỉ có chưa được 28%, điều này cho thấy cơ cấu lao động cả công ty là hợp lý. Bảng 2.5: Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp theo độ tuổi và theo giới tính TT Chỉ Tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 So sánh Chênh lệch Tỷ lệ(%) Tổng số lao động Người 1.133 1200 I Phân theo độ tuổi TB Người 39 37 -2 -5,4% II Phân theo giới tính Người 1 Lao động nam Người 701 749 +48 6,85% 2 Lao động nữ Người 432 451 +19 4,4% Qua bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính ta có thể nhận thấy với độ tuổi trung bình của công nhân viên trong công ty, 39 tuổi (năm 2008) và 37 tuổi (năm 2009), tương đối trẻ, đó là một lợi thế cho công ty trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt cần những lao động trẻ đủ sức khỏe, tài năng và nhiệt huyết để giúp công ty vượt qua khó khăn và ngày càng phát triển. Bảng 2.6: Thu nhập bình quân đầu người qua các năm ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 1 Tổng quỹ lương 1.725 2.146,25 24,42% 2.832,5 31,97% 3.450 21,8% 2 Lao động 920 1.010 9,78% 1.133 12,18% 1.200 5,91% 3 TNBQ đầu người/tháng 1,5 1,7 13,33% 2 17,65% 2,3 15% Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy thu nhập bình quân đầu người/tháng đã tăng dần qua từng năm, như năm 2007 tăng 13,33% so với năm 2006, và lần lượt là 17,65%; 15% của năm 2008, 2009 so với năm 2007; 2008. Tỷ lệ này tăng cùng tương đương với mức tăng trung bình của các đơn vị cùng ngành. Có thể nói đây là một nỗ lực rất lớn của toàn thể ban lãnh đạo công ty nhằm đảm bảo lợi ích về đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Nhưng trên thực tế trong công ty xảy ra hiện tượng mất cân đối trong thu nhập khi mà có công nhân chỉ có thu nhập 1.000.000 đồng (lao động phổ thông trong bộ phận ăn theo lương sản phẩm ví dụ như công nhân ở bộ phận rèn rập, phân sưởng xích, líp do có tháng không có đơn đặt hàng nên không có việc để làm) thì có những lao động gián tiếp thu nhập đến 200.000.000 đồng (các vị trí trưởng phòng, phó tổng giám đốc, tổng giám đốc trong những dịp cuối năm cộng cả lương và thưởng). Đây là một vấn đề hiện thực đang tồn tại tại doanh nghiệp do việc tính lương thưởng ở các bộ phận là khác nhau (có bộ phận ăn theo lương sản phẩm, bộ phận khác – nhất là khối hành chính – thường được tính theo lương hành chính). Hiện nay, để tránh tình trạng chênh lệch về lương thưởng ban lãnh đạo công ty đã có các biện pháp nhằm cải thiện tình hình như: + Yêu cầu các cán bộ liên quan cùng phòng kinh doanh phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc tìm kiếm các đơn đặt hàng mới nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất bình thường, liên tục tại các bộ phận (đặc biệt là các đơn hàng ở bộ phận xích, líp). + Cải thiện chính sách lương thưởng tại các bộ phận, đồng thời tăng thêm chế độ hỗ trợ cho công nhân làm việc tại các phân xưởng mang tính chất độc hại, nguy hiểm như: xưởng mạ, xưởng rèn dập. 2.2.2 Định mức lao động Ở các bộ phận khác nhau, có các cách tính định mức lao động khác nhau. Đa phần định mức lao động của các bộ phận được tính toán dựa trên thông số kỹ thuật của dây chuyền sản xuất, lắp ráp (Các bộ phận sản xuất phụ tùng xe máy, rèn dập,…), một số bộ phận khác như cơ điện, nhiệt luyện,…định mức lao động được tính toán trên cơ sở dựa vào định mức lao động của các bộ phận khác rồi tính toán theo kinh nghiệm. Việc xây dựng định mức lao động tại công ty còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu để hoàn thiện hơn công tác xây dựng định mức lao động của công ty tạo nên một tiêu chuẩn định mức hợp lý trong lao động. Ví dụ: Định mức lao động cho bộ phận sản xuất phụ tùng xe máy được xây dựng dựa trên nhịp sản xuất của dây chuyền sản xuất phụ tùng là 5 phút/sản phẩm. Thời gian định mức lao động của công nhân trong tháng là 8 tiếng 1 ngày, 1 tháng làm 26 ngày. Như vậy thời gian định mức lao động của công nhân sản xuất phụ tùng trong tháng là: 8 × 26 × 24 × 60 = 299.520 phút công chuẩn. => Số sản phẩm định mức tối thiểu cần đạt được: 299.520/5 = 59.904 sản phẩm. 2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động Công ty Cổ Phần Xích Líp Đông Anh là công ty có quy mô tương đối lớn với nhiều phân xưởng và các xí nghiệp thành viên. Do đặc điểm như vậy, với khả năng và thời gian có hạn em không thể tìm hiểu được hết các bộ phận và xí nghiệp thành viên mà chỉ có thể tìm hiểu được thực trạng sản xuất kinh doanh tại văn phòng của công ty. Vì vậy trong báo cáo này em xin chỉ trình bày tình hình sử dụng thời gian lao động tại văn phòng của công ty. Theo quy định của công ty Cổ Phần Xích Líp Đông Anh thời gian làm việc của Văn phòng Công ty là 48 giờ/tuần (1 tuần làm việc 6 ngày). Thời gian làm việc theo lịch () - = 52 tuần/năm x 6 ngày/tuần x 8 giờ/ngày/người x 150 người =312.000 giờ/năm Thời gian nghỉ lễ, tết trong năm () -= 9 ngày/năm x 8 giờ/ngày/người x 150 người = 10.800 giờ/năm Thời gian làm việc theo chế độ () -= - =312.000 giờ/năm - 10.800 giờ/năm = 301.200 giờ/năm Thời gian nghỉ phép trong năm () -= 12 ngày/người/năm x giờ/ngày/người x 150 người = 14.400 giờ/năm Thời gian làm việc thực tế trong năm () - = - = 301.200 giờ/năm - 14.400 giờ/năm = 286.800 giờ/năm Nhận xét: Tại công ty Cổ Phần Xích Líp Đông Anh, ở từng bộ phận khác nhau thì có những cách sử dụng thời gian lao động khác nhau như: Tại các phân xưởng sản xuất, các xí nghiệp phụ tùng thì công nhân được phân giờ lao động theo ca (3 ca) và thời gian làm việc theo ca cũng rất linh hoạt. Trong thời gian thực tập có hạn, em xin phép chỉ trình bày việc sử dụng thời gian lao động tại văn phòng công ty. Trên lý thuyết và theo quy định của công ty thì thời gian lao động thực tế trong năm là 286.800 giờ/ năm nhưng trên thực tế hiệu suất sử dụng và đạt thời gian theo quy định chỉ là 90% do ý thức của nhân viên chưa cao (nghỉ ốm, đi muộn, về sớm, thái độ làm việc không nghiêm túc,…) nhận thấy được tình trạng này nên công ty đã có những biện pháp nhằm tăng cường ý thức tổ chức lao động của nhân viên như có chế độ thưởng phạt theo quy định của công ty (từ nhắc nhở, khiển trách, trừ lương, cắt thưởng,…) đồng thời đề ra những phong trào nhằm khuyến khích thái độ làm việc của nhân viên tốt hơn (đề ra các mức điểm đánh giá A, B, C từ đó tương ứng với các mức thưởng.) 2.2.4 Năng suất lao động Năng suất lao động của công nhân là nhân tố quan trọng góp phần vào công việc nâng cao sản lượng sản xuất cũng như khả năng cung ứng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách nhanh nhất nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Năng suất lao động của công ty được xác định: Năng suất lao động = Giá trị tổng sản lượng thực hiện trong năm / Tổng số lao động trong năm Bảng 2.7: Năng suất lao động bình quân qua các giai đoạn TT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 1 NSLĐ BQ Tr.đ/ng/năm 18 20,4 24 27,6 2 Tốc độ tăng NSLĐ BQ % 13,3% 17,6% 15% Năng suất lao động bình quân qua các năm tăng trưởng với tốc độ tương đối cao trên 10%. Như vậy cho thấy rằng công nghệ , máy móc thiết bị được công ty sử dụng có hiệu quả và huy động được tối đa công suất máy móc và thiết bị. Hiện nay doanh nghiệp chỉ tính năng suất lao động bình quân dựa trên giá trị sản phẩm do đơn giá tiền lương được tính theo chỉ tiêu giá trị. 2.2.5 Tuyển dụng và đào tạo lao động Công tác tuyển dụng: Công ty Cổ phần Xích Líp Đông Anh tuyển dụng lao động bằng phương pháp thi tuyển đầu vào. Các ứng viên nộp hồ sơ xét tuyển tại Phòng Tổ chức-Hành chính, sau khi được Phòng Tổ chức-Hành chính xét duyệt hồ sơ trình tổng giám đốc duyệt. Hồ sơ nào được duyệt thì được mời đến thi tuyển vòng 1 bằng hình thức thi viết, ứng viên nào trúng tuyển vòng 1 sẽ được thi tiếp vòng 2 bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp. Người được trúng tuyển vào làm việc tại công ty sẽ ký hợp đồng lao động và sẽ trải qua các loại hợp đồng lao động sau: Hợp đồng lao động thử việc: Tại văn phòng công ty, người lao động và công ty sẽ ký hợp đồng lao động thử việc được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 32 của Bộ luật lao động: 2 tháng đối với người lao động tốt nghiệp đại học trở lên và 1 tháng đối với người lao động tốt nghiệp từ cao đẳng trở xuống. Hợp đồng lao động xác định thời hạn 1 năm: Sau khi hết thời gian thử việc, người lao động đáp ứng được yêu cầu công việc của vị trí cần tuyển dụng thì được công ty ký hợp đồng xác định là 1 năm. Hợp đồng không xác định thời hạn: Khi hết hạn hợp đồng lao động xác định thời hạn 1 năm mà công ty vẫn có nhu cầu sử dụng và người lao động vẫn có nguyện vọng tiếp tục làm việc tại công ty thì được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn Sau mỗi lần hết hạn hợp đồng lao động, nếu người lao động vẫn có nguyện vọng công tác tại công ty thì phải có đơn đề đạt nguyện vọng được tiếp tục làm việc tại công ty và được trưởng bộ phận đồng ý xác nhận bằng văn bản thì được công ty ký hợp đồng lao động tiếp theo. Công tác đào tạo: Hàng năm công ty đều cử cán bộ và công nhân viên đi học ở các trường đại học nhằm cung cấp cho công ty lực lượng kế cận và có trình độ đáp ứng được với cơ chế thị trường hiện nay. Công ty có chính sách đãi ngộ và ưu tiên đối với các cán bộ công nhân viên đi học. Ví dụ, tạo điều kiện về thời gian làm việc (bố trí làm việc vào những ca phù hợp) để cán bộ, công nhân viên có thể đi học mà không ảnh hưởng tới sản xuất và quá trình học tập. Hàng năm, công ty tổ chức cho số lượng công nhân được đào tạo nâng cao tay nghề nhằm đáp ứng với nhu cầu công việc ngày một đòi hỏi khó khăn hơn. Nhận xét: Công tác tuyển dụng lao động ở công ty cổ phần Xích Líp Đông Anh là rất bài bản và nguyên tắc. Trên thực tế thì tùy nhu cầu sử dụng lao động ở từng thời điểm của công ty mà công tác tuyển dụng cũng có những thay đổi linh hoạt để phù hợp ví dụ như giảm bớt thời gian thử việc xuống khi nhận thấy người lao động có những biểu hiện tích cực, trình độ phù hợp với công việc, hay nhu cầu cấp bách cần tuyển lao động. 2.2.6 Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương Xác định quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của văn phòng công ty được phân phối trực tiếp cho cán bộ nhân viên làm việc trong văn phòng công ty, không sử dụng vào mục đích khác. Không hoạch toán vào quỹ lương các khoản không có tính chất lương và quyết toán quỹ lương phải cân đối với các điều kiện: doanh thu thực hiện, nộp ngân sách Nhà nước, lợi nhuận thực hiện, năng suất lao động… Nguồn hình thành quỹ lương hàng năm Căn cứ vào dự toán chí phí quản lý của Công ty do Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt. Tổng quỹ lương của văn phòng Công ty bao gồm: Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh Quỹ tiền lương bổ sung theo quy định của Nhà nước Quỹ tiền lương từ các hoạt động SXKD, dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao. Tổng quỹ tiền lương được xác định theo quy định của Nhà Nước: :quỹ tiền lương thực hiện của doanh nghiệp :quỹ tiền lương tính theo đơn giá được giao ứng với khối lượng Sản phẩm thực hiện, hoặc Doanh thu (doanh số) thực hiện, hoặc tổng thu trừ tổng chi (chưa có tiền lương) thực hiện, hoặc lợi nhuận thực hiện :lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề :lợi nhuận thực hiện năm báo cáo :là quỹ các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có) : là quỹ tiền lương bổ sung : là quỹ Tiền lương làm thêm giờ Sử dụng quỹ tiền lương Để đảm bảo quỹ tiền lương chi không vượt quá so với quỹ tiền lương được hưởng. Tổng quỹ lương của văn phòng Công ty được phân chia như sau: 80% dùng để chi trả lương cho CBCNV hàng tháng. 13% dùng để thưởng cho CBCNV có năng suất chất lượng, có thành tích trong công tác. Hàng năm Giám đốc căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của từng CBCNV để thưởng. 2% dùng để khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi và cán bộ trực tiếp quản lý dự án có hiệu quả. 5% trích vào quỹ tiền lương dự phòng cho năm sau. Xác định quỹ lương tháng Trong đó : : quỹ tiền lương tháng : quỹ tiền lương năm 2.2.7 Trả lương cho các bộ phận và cá nhân Hình thức trả lương Văn phòng công ty cổ phần xích líp Đông Anh trả lương cho cán bộ công nhân viên tại văn phòng công ty theo hình thức trả lương theo thời gian. Đối với người công nhân làm việc tại các phân xưởng sản xuất hình thức trả lương theo số ca làm việc trong tháng. Ngoài ra, đối với hợp đồng thời vụ thì trả lương theo hợp đồng khoán việc, đối với hợp đồng lao động thử việc thì trả lương 1.500.000 đồng /tháng đối với người tốt nghiệp đại học trở lên và 1.000.000 đồng/tháng đối với người tốt nghiệp cao đẳng trở xuống. Phương thức trả lương Tiền lương tháng thứ i được xác định như sau Trong đó: : tiền lương của người thứ i được nhận trong tháng : tiền lương theo cấp bậc của người thứ I và được tính theo công thức : tiền lương theo năng suất của người thứ I và được tính theo công thức : mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định : hệ số lương cấp bậc của người thứ i : hệ số phụ cấp của người thứ i (nếu có) : ngày công đi làm thực tế của người thứ i : ngày công theo chế độ trong tháng : tổng quỹ lương được phép chia trong tháng : tổng quỹ lương theo cấp bậc : hệ số năng suất của người thứ i theo loại ABC : tổng hệ số ABC Nguyên tắc xét duyệt hệ số năng suất : Loại A, hệ số 1: Đối với cán bộ công nhân viên hoàn thành xuất sặc nhiệm vụ được giao, không vi phạm nội quy, kỉ luật lao động, ngày công đi làm từ 20 ngày/tháng trở lên. Loại B, hệ số 0.8: Đối với cán bộ công nhân viên hoàn thành nhiệm vụ nhưng năng suất chưa cao không vi phạm nội quy, kỷ luật lao động, ngày công đi làm đủ. Loại C, hệ số 0,6: Đối với cán bộ công nhân viên chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vi phạm nội quy, kỷ luật lao động, hoặc ngày công đi làm trong tháng từ 17 ngày/tháng trở xuống. Thời gian trả lương: Vào đầu tháng nhân viên được tạm ứng một nửa số lương thưởng thực nhận được phần còn lại được trả vào giữa tháng. 2.2.8 Nhận xét về công tác lao động và tiền lương của doanh nghiệp Trong những năm gần đây, công tác quản lý lực lượng lao động và tiền lương của công ty đã ngày càng được cải tiến theo hướng tạo điều kiện thuận tiện nhất cho người lao động. Số lượng lao động của công ty ngày càng được gia tăng, công cụ xây dựng định mức lao động và công tác tuyển dụng ngày càng được hoàn thiện. Mặc dù số lao động tăng lên theo từng năm cũng chưa hẳn là dấu hiệu đáng mừng cho việc mở rộng sản xuất của công ty, công ty cần nghiên cứu nâng cao chất lượng nguồn cán bộ hơn là việc chú trọng vào nâng cao số lượng lao động. Đồng thời bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện hơn nữa như cải thiện tình trạng mất cân đối trong vấn đề trả lương, xây dựng định mức lao động cần nghiên cứu tình hình thực tiễn sản xuất ở từng phân xưởng để từ đó xây dựng được mức lao động phù hợp nhất. Phân tích công tác quản lý vật tư và tài sản cố định Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán với từng loại vật liệu phục vụ cho kế toán quản trị cần thiết phải tiến hành phân loại vật liệu. Đối với nhiều loại vật liệu thường căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu của quản lý doanh nghiệp để phân loại. Trong công ty cổ phần Xích Líp Đông Anh, việc phân loại các nguyên vật liệu ra để tiện cho việc quản lý và sản xuất cũng tuân thủ theo những nguyên tắc như trên. Các nguyên vật liệu được phân loại theo công dụng của chúng và được bảo quản tại các kho riêng để dễ dàng quản lý và tránh nhầm lẫn như: Vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ,… Các nguyên vật liệu chính thường được sử dụng: Thép tấm; thép CT3 1 ly, 2 ly, 3 ly; thép C45 4 ly; thép CT3 D38; CT3 D47.3;… Toàn bộ số nguyên vật liệu chính được phòng kinh doanh của công ty mua theo kế hoạch của phòng quản lý sản xuất trình lên do tổng giám đốc duyệt và được nhập kho nguyên vật liệu để quản lý và sử dụng. Trong quá trình sản xuất, bộ phận sản xuất có nhu cầu sử dụng vật liệu nào thì làm bản yêu cầu cung cấp nguyên vật liệu rồi gửi lên quản lý bộ phận sản xuất đó, quản lý có trách nhiệm thông báo với phòng quản lý sản xuất và nhận vật tư từ kho nguyên vật liệu cung cấp cho bộ phận sản xuất đó. Các nguyên vật liệu phụ thường được sử dụng: xà phòng, giẻ lau, dầu mỡ, thuốc chống gỉ,… Các nguyên vật liệu phụ này được bảo quản cùng kho nguyên vật liệu chính. Các nhiên liệu được sử dụng trong doanh nghiệp: Xăng, dầu, khí ga, bình ô xi,… Số năng lượng cần dùng cho 1 năm của công ty như: Ga khoảng 45.963 kg, điện khoảng 299.856.820 KWh, than cục khoảng 985.763.005 tấn,… Do tính chất của các nhiên liệu này là rất dễ gây ra hỏa hoại, cháy nổ vì vậy công ty đã chủ động xây dựng một kho để nhiên liệu (Chứa ga, xăng, bình ô xi) tách biệt so với khu sản xuất và được trang bị những thiết bị tốt nhằm đảm bảo an toàn cho nhiên liệu được quản lý trong kho. Ngoài ra còn các loại công cụ dụng cụ dùng phục vụ sản xuất, phế liệu, phụ tùng thay thế như: Găng tay, quần áo, giầy, mũ, khẩu trang, vòng bi, bóng đèn, đều được quản lý trong kho công cụ. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu Trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nào thì việc xây dựng các định mức sử dụng nguyên vật liệu nào cũng đều rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong công ty Cổ Phần Xích Líp Đông Anh, định mức sử dụng nguyên vật liệu được xác định theo hai phương pháp. Theo kinh nghiệm sản xuất sẵn có được đúc kết từ quá trình sản xuất: Phương pháp này áp dụng cho các sản phẩm truyền thống mà doanh nghiệp đã có bề dày truyền thống sản xuất như viên bi cầu, xích xe đạp, đùi đĩa xe đạp, khóa bi. Nội dung cụ thể của cách xây dựng này là chủ yếu dựa vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu của chu kỳ sản xuất trước rồi sau đó dựa vào kế hoạch về số lượng sản xuất sản phẩm trong kỳ tiếp theo và phòng kỹ thuật sản xuất đưa ra mức sử dụng nguyên vật liệu trong kỳ. Theo phương pháp này có ưu điểm là nhanh, không tốn thời gian và công sức để tính toán nhưng đồng thời mang lại những nhược điểm rất lớn cho doanh nghiệp đó là cứ dập khuôn máy móc, không có tính sáng tạo trong sản xuất để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm. Xây dựng định mức sản xuất sản phẩm để từ đó xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu sản xuất trong kỳ: Phương pháp này áp dụng với các sản phẩm đòi hỏi sự cạnh tranh về giá cả với các đối thủ khác và hiện tại mang lại nguồn doanh thu chủ yếu cho công ty như các sản phẩm phụ tùng xe máy, sản phẩm mạ, khóa KC. Theo phương pháp này, công ty sẽ nhận bản vẽ chi tiết về yêu cầu kỹ thuật cũng như tính năng của sản phẩm từ khách hàng sau đó phòng kỹ thuật sẽ lên kế hoạch sản xuất chế thử đồng thời cũng xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Trong quá trình chế thử sản phẩm để gửi cho khách hàng kiểm tra, phòng kỹ thuật và công nhân trực tiếp sản xuất có những trao đổi để hoàn chỉnh hơn về định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Phương pháp này đã mang lại những hiệu quả rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tạo nên được sự cạnh tranh về các sản phẩm của công ty so với các đối thủ khác là vừa đảm bảo được chất lượng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu lại với giá cả hợp lý đồng thời trong công ty đảm bảo được lợi ích tối đa do tiết kiệm dược chi phí nguyên vật liệu. Với những ưu điểm như vậy nhưng trên thực tế công ty cũng chỉ đang áp dụng cho một số sản phẩm chủ chốt mang lại lợi nhuận chính do việc xây dựng định mức rất phức tạp, chi phí tương đối lớn đồng thời lại đòi hỏi trình độ quản lý và tay nghề của công nhân viên cao. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu: Nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, kế toán nguyên vật liệu phải được tiến hành theo từng kho, từng nhóm vật liệu phải được tiến hành đồng thời ở kho và ở phòng kế toán trên cùng cơ sở chứng từ. Để thực hiện các nghiệp vụ như nhập, xuất, xác định hàng tồn kho thì công ty đều dựa trên tất cả các chứng từ như: Hóa đơn giá trị gia tăng, Phiếu nhập kho, Phiếu chi, Sổ lĩnh vật tư, Phiếu xuất kho, thẻ kho. Thủ tục nhập kho: Trước hết, phòng kinh doanh tổng hợp căn cứ vào kế hoạch sản xuất của công ty và các định mức tiêu hao nguyên vật liệu được lập, căn cứ vào tốc độ của quá trình sản xuất sản phẩm để lập kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu cho toàn công ty. Hàng tháng căn cứ vào nhu cầu kế hoạch của công ty tiến hành mua vật liệu và sau đó nhập kho nguyên vật liệu để phục vụ các phân xưởng sản xuất. Khi nguyên vật liệu về tới công ty, người mua hàng mang hóa đơn kiêm phiếu xuất kho của bên bán (trong hóa đơn ghi cụ thể các chỉ tiêu về chủng loại, đơn giá, khối lượng, thành tiền,…) lên phòng kinh doanh tổng hợp để xem xét tính hợp lý, tính xác thực. Nếu nội dung ghi trong hóa đơn đúng như hợp đồng thì đồng ý cho nhập kho và nhân viên mang phiếu nhập kho xuống làm thủ tục, thủ kho xem xét cụ thể nếu số lượng nguyên vật liệu đó đúng chủng loại, số lượng thì cho phép nhập kho. Phiếu nhập kho được in thành 3 liên: + Liên 1: do phòng kế hoạch tổng hợp giữ + Liên 2: Làm hóa đơn cơ sở thanh toán + Liên 3: Gửi lên phòng kế toán vật liệu để đối chiếu kiểm tra. Thủ tục xuất kho: Là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên việc xuất kho nguyên vật liệu tại công ty CP Xích Líp Đông Anh chủ yếu là để phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. Việc xuất kho NVL dựa trên yêu cầu về sản xuất và được lập chi tiết về số lượng, chất lượng, chủng loại,… Phòng kỹ thuật sản xuất lập phiếu xuất kho gồm 3 liên: + Liên 1: Người lĩnh vật tư giữ \ + Liên 2: Thủ kho giữ + Liên 3: Lưu giữ tại phòng kinh doanh tổng hợp Thủ kho sử dụng liên 2 làm căn cứ để ghi thẻ kho và cuối tháng nộp cho phòng tài vụ. (báo cáo với kế toán nguyên vật liệu) Công ty sử dụng phương pháp tính giá xuất kho NVL theo phương pháp bình quân gia quyền. Để nắm rõ tình hình tồn kho, công ty sử dụng bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn. Đây là một chứng từ được lập tại kho nhằm theo dõi một cách cụ thể trung thực tình hình tồn kho NVL, hàng hóa, tránh tình trạng nhầm lẫn thiếu hụt hàng hóa trong kho. Báo cáo này được thủ kho sử dụng để theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ nhập, xuất NVL của công ty diễn ra trong tháng. Mỗi nghiệp v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần Xích Líp Đông Anh.docx
Tài liệu liên quan