Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại Công ty Hơi Kỹ Nghệ Que Hàn

MỤC LỤC

Phần I: TỔNG QUAN NHÀ MÁY

I.1. Giới thiệu chung: 10

I.2. Lĩnh vực hoạt động 10

I.3. Các sản phẩm chủ yếu: 10

I.5. Sơ đồ tổ chức 12

I.6.Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy 13

I.6. Các qui định về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy 14

I.7. Vấn đề xử lý phế thải và vệ sinh công nghiệp: 14

Phần II: DÂY TRUYỀN CÔNG NGHỆ

II.1. Nguyên liệu 15

II.2. Các dạng năng lượng sử dụng 15

II.3. Các sản phẩm chính – phụ 15

II.3.1 Oxy khí, oxy lỏng 15

Ứng dụng: 15

II.3.2 Nitơ lỏng 15

Ứng dụng: 15

II.4. Sơ đồ bố trí thiết bị 16

Phần III QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

III.1.Thông số kỹ thuật chính: 17

III.2 Nguyên lý làm việc 17

III.3 Sơ đồ khối 18

III.4. Lưu trình thiết bị 19

III.5. Mô tả 21

Phần IV. THIẾT BỊ - MÁY MÓC

IV.1. MÁY NÉN 3 CẤP 21

IV.1.1. GIỚI THIỆU CHUNG 21

IV.1.2. THÔNG SỐ KỸ THUẬT 21

IV.1.3. CẤU TẠO. 21

IV.1.4. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG: 22

IV.1.5. VẬN HÀNH VÀ BẢO QUẢN 22

IV.1.5.1. Chuẩn bị chạy máy: 22

IV.1.5.2. Chạy máy: 22

IV.1.5.3. Các sự cố thường gặp: 22

IV.2. BỘ PHẬN TRAO ĐỔI NHIỆT CỦA MÁY NÉN 23

IV.2.1 GIỚI THIỆU CHUNG 23

IV.2.2 CẤU TẠO THIẾT BỊ: 23

IV.2.2.1 Cấu tạo bên ngoài 23

IV.2.2.2 Cấu tạo bên trong: 23

IV.2.3 THÔNG SỐ KỸ THUẬT 25

IV.2.4 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG: 25

IV.2.5 CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP 25

IV.3.THIẾT BỊ PHÂN LY NƯỚC VÀ DẦU 25

IV.3.1 GIỚI THIỆU 25

IV.3.2 THÔNG SỐ KỸ THUẬT 25

IV.3.3 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG. 26

IV.3.4 CẤU TẠO THIẾT BỊ 27

IV.3.5 VẬN HÀNH VÀ BẢO QUẢN 28

IV.3.5.1 Vận hành: 28

IV.3.5.2 Bảo quản: 28

IV.4 MÁY LẠNH TRUNG GIAN 28

IV.4.1 GIỚI THIỆU 28

IV.4.2 THÔNG SỐ KỸ THUẬT 28

IV.4.3 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG 28

IV.4.4 CẤU TẠO 30

IV.4.4.1 CÁC THIẾT BỊ CHÍNH 30

IV.4.4.2 ÁP SUẤT VÀ NHIỆT ĐỘ THEO ĐIỀU KIỆN THIẾT KẾ 30

IV.4.4.3 CẤU TẠO CHI TIẾT THIẾT BỊ BAY HƠI 31

IV.4.5 VẬN HÀNH VÀ BẢO QUẢN 32

IV.4.5.1 VẬN HÀNH 32

IV.4.5.1.1. Khởi động 32

IV.4.5.1.2. Vận hành 32

IV.4.5.2 BÀO QUẢN 32

IV.4.5.2.1. Máy nén 32

IV.4.5.2.2. Bình ngưng 32

IV.4.5.2.3. Bộ sấy khô 33

IV.4.5.2.4.Kiểm tra rò rỉ bằng đèn halogen 33

IV.5 BỘ THUẦN HÓA 33

IV.5.1 GIỚI THIỆU CHUNG: 33

IV.5.2 THÔNG SỐ KỸ THUẬT: 34

IV.5.3.CẤU TẠO: 36

IV.5.4 VẬN HÀNH VÀ BẢO QUẢN: 37

IV.5.4.1 Chuẩn bị trước khi khởi động 37

IV.5.4.2 Kích hoạt chất thấm hút 37

IV.5.4.3 Vận hành tháp 37

IV.5.4.4 Tái tạo tháp 38

IV.5.4.5 Bảo quản 38

IV.5.5 SÀNG PHÂN TỬ VÀ ALUMIN: 39

IV.5.5.1 Sàng phân tử 39

IV.5.5.2 Alumin 39

IV.6 MÁY DÃN KHÍ 40

IV.6.1. GIỚI THIỆU 40

IV.6.2. THÔNG SỐ KĨ THUẬT: 40

IV.6.3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG 40

IV.6.4 CẤU TẠO: 41

IV.6.5 VẬN HÀNH VÀ BẢO QUẢN 43

IV.6.5.1 Vận hành 43

IV.6.5.2 Bảo quản 43

IV.7. THÁP CHƯNG CẤT PHÂN ĐOẠN 43

IV.7.1. GIỚI THIỆU CHUNG 43

IV.7.2. THÔNG SỐ KỸ THUẬT 44

IV.7.3. CẤU TẠO CÁC THIẾT BỊ CHÍNH 44

IV.7.3.1.THIẾT BỊ TRA0 ĐỔI NHIỆT KÉP: 44

IV. 7.4. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG: 52

IV. 7.5. VẬN HÀNH VÀ BẢO QUẢN 52

IV. 7.5.1. Chuẩn bị trước khởi động 52

IV.7.5.2. Chạy máy: 53

IV.7.5.3. Các sự cố thường gặp: 59

IV.8. THIẾT BỊ KIỂM TRA NỒNG ĐỘ OXY 62

PHẦN V : NHẬN XÉT

 

doc64 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3064 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại Công ty Hơi Kỹ Nghệ Que Hàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tröôøng Ñaïi hoïc Baùch Khoa – Ñaïi hoïc Quoác gia Tp. Hoà Chí Minh Khoa Coâng ngheä Hoùa hoïc BOÄ MOÂN MAÙY ( THIEÁT BÒ ((((((((((( ((((((((((((  BAÙO CAÙO THÖÏC TAÄP  Taïi coâng ty : HÔI KYÕ NGHEÄ QUE HAØN ( SOVIGAZ) (Töø ngaøy28/6/2006 ñeán ngaøy 28/7/2006) GVHD: NGUYEÃN THÒ NHÖ NGOÏC SINH VIEÂN: TRAÀN XUAÂN THAØNH MSSV:60302546 LÔÙP:HCO3MB NGAØNH : MAÙY VAØ THIEÁT BÒ Naêm hoïc: 2005-2006 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập ở Công ty Hơi kỹ nghệ Que Hàn SOVIGAZ chúng em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú trong công ty và các thầy cô bộ môn Máy Thiết bị trường Đại học Bách Khoa. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô chú ở công ty SOVIGAZ, đặc biệt là các cô chú ở phòng kỹ thuật, và các thầy cô trong Bộ môn Máy Thiết bị. Kính chúc các cô chú và thầy cô được nhiều sức khỏe và thành công trong công việc. Chúc công ty SOVIGAZ ngày càng lớn mạnh. Qua đợt thực tập này chúng em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm quí báu. Hy vọng một ngày nào đó chúng em có thể góp sức mình vào sự phát triển của công ty Nhóm thực tập Tường Đại học Bách Khoa khóa 2003 Trần Đức Duy Mai Thanh Hiệp Nguyễn Thế Dũng Trần Xuân Thành Nguyễn Hữu Thắng NHẬN XÉT CBHD NHẬN XÉT CỦA GVHD MỤC LỤC Phần I: TỔNG QUAN NHÀ MÁY I.1. Giới thiệu chung: 10 I.2. Lĩnh vực hoạt động 10 I.3. Các sản phẩm chủ yếu: 10 I.5. Sơ đồ tổ chức 12 I.6.Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy 13 I.6. Các qui định về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy 14 I.7. Vấn đề xử lý phế thải và vệ sinh công nghiệp: 14 Phần II: DÂY TRUYỀN CÔNG NGHỆ II.1. Nguyên liệu 15 II.2. Các dạng năng lượng sử dụng 15 II.3. Các sản phẩm chính – phụ 15 II.3.1 Oxy khí, oxy lỏng 15 Ứng dụng: 15 II.3.2 Nitơ lỏng 15 Ứng dụng: 15 II.4. Sơ đồ bố trí thiết bị 16 Phần III QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ III.1.Thông số kỹ thuật chính: 17 III.2 Nguyên lý làm việc 17 III.3 Sơ đồ khối 18 III.4. Lưu trình thiết bị 19 III.5. Mô tả 21 Phần IV. THIẾT BỊ - MÁY MÓC IV.1. MÁY NÉN 3 CẤP 21 IV.1.1. GIỚI THIỆU CHUNG 21 IV.1.2. THÔNG SỐ KỸ THUẬT 21 IV.1.3. CẤU TẠO. 21 IV.1.4. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG: 22 IV.1.5. VẬN HÀNH VÀ BẢO QUẢN 22 IV.1.5.1. Chuẩn bị chạy máy: 22 IV.1.5.2. Chạy máy: 22 IV.1.5.3. Các sự cố thường gặp: 22 IV.2. BỘ PHẬN TRAO ĐỔI NHIỆT CỦA MÁY NÉN 23 IV.2.1 GIỚI THIỆU CHUNG 23 IV.2.2 CẤU TẠO THIẾT BỊ: 23 IV.2.2.1 Cấu tạo bên ngoài 23 IV.2.2.2 Cấu tạo bên trong: 23 IV.2.3 THÔNG SỐ KỸ THUẬT 25 IV.2.4 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG: 25 IV.2.5 CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP 25 IV.3.THIẾT BỊ PHÂN LY NƯỚC VÀ DẦU 25 IV.3.1 GIỚI THIỆU 25 IV.3.2 THÔNG SỐ KỸ THUẬT 25 IV.3.3 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG. 26 IV.3.4 CẤU TẠO THIẾT BỊ 27 IV.3.5 VẬN HÀNH VÀ BẢO QUẢN 28 IV.3.5.1 Vận hành: 28 IV.3.5.2 Bảo quản: 28 IV.4 MÁY LẠNH TRUNG GIAN 28 IV.4.1 GIỚI THIỆU 28 IV.4.2 THÔNG SỐ KỸ THUẬT 28 IV.4.3 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG 28 IV.4.4 CẤU TẠO 30 IV.4.4.1 CÁC THIẾT BỊ CHÍNH 30 IV.4.4.2 ÁP SUẤT VÀ NHIỆT ĐỘ THEO ĐIỀU KIỆN THIẾT KẾ 30 IV.4.4.3 CẤU TẠO CHI TIẾT THIẾT BỊ BAY HƠI 31 IV.4.5 VẬN HÀNH VÀ BẢO QUẢN 32 IV.4.5.1 VẬN HÀNH 32 IV.4.5.1.1. Khởi động 32 IV.4.5.1.2. Vận hành 32 IV.4.5.2 BÀO QUẢN 32 IV.4.5.2.1. Máy nén 32 IV.4.5.2.2. Bình ngưng 32 IV.4.5.2.3. Bộ sấy khô 33 IV.4.5.2.4.Kiểm tra rò rỉ bằng đèn halogen 33 IV.5 BỘ THUẦN HÓA 33 IV.5.1 GIỚI THIỆU CHUNG: 33 IV.5.2 THÔNG SỐ KỸ THUẬT: 34 IV.5.3.CẤU TẠO: 36 IV.5.4 VẬN HÀNH VÀ BẢO QUẢN: 37 IV.5.4.1 Chuẩn bị trước khi khởi động 37 IV.5.4.2 Kích hoạt chất thấm hút 37 IV.5.4.3 Vận hành tháp 37 IV.5.4.4 Tái tạo tháp 38 IV.5.4.5 Bảo quản 38 IV.5.5 SÀNG PHÂN TỬ VÀ ALUMIN: 39 IV.5.5.1 Sàng phân tử 39 IV.5.5.2 Alumin 39 IV.6 MÁY DÃN KHÍ 40 IV.6.1. GIỚI THIỆU 40 IV.6.2. THÔNG SỐ KĨ THUẬT: 40 IV.6.3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG 40 IV.6.4 CẤU TẠO: 41 IV.6.5 VẬN HÀNH VÀ BẢO QUẢN 43 IV.6.5.1 Vận hành 43 IV.6.5.2 Bảo quản 43 IV.7. THÁP CHƯNG CẤT PHÂN ĐOẠN 43 IV.7.1. GIỚI THIỆU CHUNG 43 IV.7.2. THÔNG SỐ KỸ THUẬT 44 IV.7.3. CẤU TẠO CÁC THIẾT BỊ CHÍNH 44 IV.7.3.1.THIẾT BỊ TRA0 ĐỔI NHIỆT KÉP: 44 IV. 7.4. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG: 52 IV. 7.5. VẬN HÀNH VÀ BẢO QUẢN 52 IV. 7.5.1. Chuẩn bị trước khởi động 52 IV.7.5.2. Chạy máy: 53 IV.7.5.3. Các sự cố thường gặp: 59 IV.8. THIẾT BỊ KIỂM TRA NỒNG ĐỘ OXY 62 PHẦN V : NHẬN XÉT Phần I: TỔNG QUAN NHÀ MÁY Tên đơn vị: Công ty Hơi Kỹ Nghệ Que Hàn Tên giao dịch: Industrial Gases and Welding Electrode Company Tên viết tắt: SOVIGAZ Địa chỉ: Số 1 - 3, Nguyễn Trường Tộ, Quận 4, Tp. HCM. I.1. GIỚI THIỆU CHUNG: SOVIGAZ là doanh nghiệp có uy tín, có kinh nghiệm của Việt Nam về lĩnh vực sản xuất và cung ứng an toàn các sản phẩm khí công nghiệp và que hàn điện. Công ty được xây dựng năm 1967, xuất thân từ một công ty gồm các cổ đông người Việt và người Pháp, đi vào hoạt động từ năm 1971 Năm 1974 công ty sát nhập với công ty S.O.A.E.O – một công ty của Pháp (S.O.A.E.O đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 1907) và đổi tên thành SOVIGAZ. Năm 1976 công ty được Tổng Cục Hóa Chất tiếp quản, thành lập Công ty Hơi Kỹ Nghệ – Que Hàn trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng. Công ty là tổ chức kinh tế được nhà nước đầu tư, thành lập và tổ chức quản lý kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao phó. Công ty là một đơn vị hạch tóan độc lập. I.2. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG - Các loại sản phẩm khí và khí ở dạng lỏng: Oxygen, Nitrogen, Argon, Acetylen, không khí nén, Oxy Y tế…… - Que hàn điện C47 - Dịch vụ thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống truyền dần khí tại các cơ sở y tế, bệnh viện và công nghiệp. - Dịch vụ kiểm tra an toàn các bình chứa khí chịu áp lực. - Dịch vụ vận chuyển. - Dịch vụ lắp đặt, sửa chữa hệ thống đường ống phòng cháy chữa cháy cho tàu biển. I.3. CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU - Oxy ( lỏng, khí) - Nitơ ( lỏng, khí) - Acetylen khí - Agon ( lỏng, khí) - Que hàn điện C47 và một số loại vật tư, nguyên liệt khác (Đất đèn, bột tracal, các loại bột nhẹ cao cấp, thông dụng…). I.4. CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC: 1. Xí nghiệp Hơi Kỹ nghệ Khánh Hội 2. Xí nghiệp Hơi Kỹ nghệ Biên Hoà 3. Xí nghiệp Hơi Kỹ nghệ Nha Trang 4. Xí nghiệp Hơi Kỹ nghệ Cần Thơ 5. Chi nhánh Hải Phòng 6. Xí nghiệp Que hàn điện Khánh Hội 7. Nhà máy đất đèn và hoá chất Tràng Kênh I.5 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC  I.6.SƠ ĐỒ BỐ TRÍ MẶT BẰNG NHÀ MÁY  I.6. CÁC QUI ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Nghiêm cấm hút thuốc trong phân xưởng Không làm rơi vãi dầu trên nền xưởng, chai chứa khí. Kiểm ra định kỳ chất lượng chai Thường xuyên kiểm tra các dụng cụ phòng cháy chữa cháy, đặt các dụng cụ ở nơi dễ thấy dễ lấy. Mọi nhân viên phải học cách sử dụng dụng cụ này. Mọi chi tiết máy, dụng cụ có tiếp xúc với oxy thì tuyệt đối cấm sử dụng dầu mỡ vì dầu mỡ bơi trơn với oxy có thể gây cháy nổ nguy hiểm và không cho phép đổ oxy ra nền xưởng. Trong trường hợp xảy ra tai nạn cần thiết hành động nhanh và đo lường mức độ để đối phó với các tai nạn còn có thể xảy ra tiếp theo. Trong khi chạy máy nếu gặp bất kỳ sự cố nào thì người vận hành nên đóng các van chính lại, đóng các van bơm oxy và báo với người phụ trách có liên quan. I.7. VẤN ĐỀ XỬ LÝ PHẾ THẢI VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP: Trong quá trình sản xuất oxy, nitơ phế thải là khí tạp chất không độc hại nên được thải trực tiếp ra ngoài môi trường bằng các đường ống xả ra ngoài nhà máy. Nhà xưởng phải thông thoáng Ngoài ra nhà máy còn cung cấp đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân như giày ,mũ, quần áo và các thiết bị khác. Hàng năm xí nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân, có chế độ bồi dưỡng độc hại cho công nhân lao động trực tiếp. Bên cạnh đó, nhà máy còn có phòng y tế được trang bị đầy đủ các phương tiện để sơ cứu tạm thời khi có tai nạn xảy ra.. Trong quá trình sản xuất oxy, nitơ phế thải là khí tạp chất không độc hại nên được thải trực tiếp ra ngoài không khí bằng các đường ống xả ra ngoài nhà máy Phần II: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ II.1. NGUYÊN LIỆU Nguyên liệu chính để sản xuất oxy và nitơ là không khí, lấy trực tiếp từ khí trời. II.2. CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG Các động cơ sử dụng trong qui trình đều là động cơ điện II.3. CÁC SẢN PHẨM CHÍNH – PHỤ II.3.1 OXY KHÍ, OXY LỎNG Ứng dụng: - Oxy được dùng rộng rãi trong các ngành chế tạo thép, chế tạo và tinh luyện kim loại, trong ngành hóa chất, trong dược phẩm, trong ngành dầu khí, trong sản xuất giấy và bột giấy, trong ngành thủy tinh và gốm sứ, trong bảo vệ mội trường thông qua việc xủ lý nước thải, trong công nghệ cắt, hàn kim loại. - Trong y tế, Oxy được sử dụng cho phẫu thuật, cho liệu pháp chữa bệnh thông qua đường thở, hỗ trợ và cấp cứu bệnh nhận. - Oxy còn được ứng dụng trong các thiết bị trợ giúp cho thợ lặn, cho ngành nuôi trồng thủy sản II.3.2 NITƠ KHÍ, LỎNG Ứng dụng: - Nitơ dùng để bảo vệ các chất rắn, chất lỏng dễ bắt lửa hoặc dễ nổ khi tiếp xúc với không khí. Bảo vệ trong đóng gói dược phẩm. được dùng để thổi sạch đường ống, bảo vệ tuốc bin, lưu hóa cao su, trong công nghệ khai thác dầu mỏ… - Trong y tế Nitơ được dùng để làm lạnh sạch máu, virus, làm vacxin, làm lạnh tinh dịch và phẫu thuật lạnh. - Việc kết hợp giữa tính trơ và trạng thái lạnh sâu làm cho Nitơ lỏng trở thành một chất làm lạnh lý tưởng trong động lạnh thực phẩm. - Nitơ lỏng có thể loại bỏ các bavia ở công nghệ đúc kim loại, cao su, nhựa. - Nitơ lỏng tạo hiệu quả tốt trong biểu diễn nghệ thuật II.4. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THIẾT BỊ    Sơ đồ bố trí mặt bằng thiết bị Dây chuyền KZON 300/600-4 Công ty SOVIGAZ   Phần III: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ III.1.THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHÍNH: Kiểu: KZON – 300/600 -4 Thể tích khí tiêu thụ: 1800 m3/h Đầu ra (Bình thường) O2 300 m3/h N2 600 m3/h Độ tinh khiết: O2 99.6% N2 99.96% Áp suất vận hành: Khởi động 1.96 MPa Bình thường: 1.2 – 1.5 MPa Độ khác nhau về nhiệt và nhiệt độ của thiết bị trao đổi nhiệt ΔT < 8oC Toàn bộ chu kỳ nhiệt 360 ngày Thời gian khởi động: 24 giờ (từ lúc khởi động đến khi lấy sản phẩm) III.2 NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC Nguyên liệu để sản xuất Oxy và Nitơ sử dụng trong công nghiệp là không khí ở điều kiện bình thường. Thành phần chính của không khí được mô tả ở bảng sau: Thành phần  Phần trăm  Nhiệt độ bay hơi   Nitrogen (N2) Oxygen (O2) Argon (Ar) Carbon Dioxide (CO2) các khí khác.  78.03% 20.99% 0.9323% 0.03%  -195.5oC. -182.7oC. -185.5oC. -78.5oC (CO2 đóng rắn)   Quá trình được sử dụng trong thiết bị sản xuất Oxy và Nitơ là quá trình hóa lỏng và chưng cất không khí. Không khí là một hỗn hợp khí gồm chủ yếu là Nitơ và Oxy. Tính chất vật lý của nó mang tính trung gian giữa hai khí trên nhưng có gần giống hơn tính chất của Nitơ. Ở điều kiện bình thường không khí là một chất khí không màu, không mùi và có thể ngưng tụ được để trở thành trạng thái lỏng với thiết bị phù hợp. Trong chu trình làm lạnh, đầu tiên, không khí sẽ được nén lên áp suất cao. Sau đó cho qua Máy dãn không khí và Van tiết lưu. Tại đây không khí được giảm áp suất và sinh công quay tuocbin, thực hiện quá trình dãn nỡ có sinh công. Nhờ đó, dòng khí được làm lạnh. Dòng khí sau khi làm lạnh sẽ được hóa lỏng và nạp vào tháp chưng cất. Trong tháp, Nitơ và Oxy được tách riêng nhờ vào sự chênh lệch nhiệt độ sôi. Nitơ có nhiệt độ sôi thấp hơn được tách ra ở pha khí, Oxy tách ra ở pha lỏng. Dây chuyền sử dụng ở nhà máy là thiết bị phân ly kiểu KZON – 300/600 – 4 do Trung Quốc chế tạo. Sản phẩm thu được là Oxy 99.6% và Nitơ 99.99% ở dạng khí. Ta còn có thể thu nhận được Argon tinh khiết nếu bộ phân ly Argon loại XKAr – 5 được bổ sung II.3 SƠ ĐỒ KHỐI  III.4. LƯU TRÌNH THIẾT BỊ III.5. MÔ TẢ Không khí sau qua thiết bị lọc, đi vào máy nén, sau khi được nén ở cấp I tới áp suất 0.26MPa, được dẫn qua bộ làm mát và bộ tách dầu ẩm thứ nhất. Sau đó, không khí sẽ đươc dẫn vào xi lanh cấp II và được nén lên đến áp suất 0,74MPa, không khí tiếp tục qua bộ làm mát và bộ tách dầu ẩm thứ hai . Sau đó không khí đi vào xy lanh cấp III và nén lên đến áp suất 1,96MPa, rồi tiếp tục qua bộ làm mát và tách dầu ẩm thứ ba. Sau đó không khí được dẫn qua máy lạnh sơ cấp làm lạnh đến 5 – 15oC trước khi vào bộ thuần hóa để hấp thu CO2, hơi nước, các hợp chất hydro cacbon… .Trong quá trình hấp thu nhiệt độ không khí tăng lên. Do đó, không khí sau khi qua bộ thuần hóa sẽ được dẫn vào bộ phận làm mát và lọc bụi trước khi vào tháp phân ly. Không khí chia làm 3 đường qua bộ trao đổi nhiệt kép nitơ oxy và bộ trao đổi nhiệt nitơ, trao đổi nhiệt với dòng N2 và O2 đi ra từ tháp chưng cất. Dòng khí ra khỏi thiết bị trao đổi nhiệt được làm lạnh đến -137oC, chia làm 2, 80-90% khí đi vào máy dãn tuocbin để dãn từ áp suất 1,4 – 1,96 MPa xuống còn 0,5 – 0,6 MPa, rồi đi vào bộ hóa lỏng,sau đó được đổ vào đáy tháp trung áp.10 – 20% không khí còn lại qua bộ hóa lỏng ,rồi qua van tiết lưu lỏng W1,sau đó đổ vào đáy tháp trung áp. Không khí lỏng giàu oxy ở đáy tháp trung áp được đưa vào bộ quá lạnh, qua van tiết lưu W2 để đổ vào giữa tháp hạ áp. Nitơ lỏng ở đỉnh tháp trung áp sau khi qua bộ quá lạnh, qua van tiết lưu W3 để đổ vào đỉnh tháp hạ áp. Không khí sau chưng cất có thể thu được:oxy 99,6%; nitơ 99,96%. Phần IV: THIẾT BỊ - MÁY MÓC IV.1. MÁY NÉN 3 CẤP IV.1.1. GIỚI THIỆU CHUNG Máy nén dùng để tăng áp suất cho dòng khí, để sau khi thực hiện quá trình giãn nở thì nhiệt độ của dòng khí được hạ xuống. IV.1.2. THÔNG SỐ KỸ THUẬT Công suất động cơ Số vòng quay Hiệu điện thế sử dụng Năng suất: Khối lượng: Đường kính xylanh: Cấp I: Cấp II: Cấp III: Nhiệt độ khí vào ở mỗi cấp là bằng nhau và bằng: 350C Nhiệt đô khí ra: Cấp I: Cấp II: Cấp III: Áp suất vào mỗi cấp: Cấp I: Cấp II: Cấp III: Áp suất ra mỗi cấp: Cấp I: CấpII: Cấp III:  400Kw 375 v/phút 6000 V 30 m3/phút 10 Tấn 580mm 510mm 300mm 1290C 1400C 1450C Môi trường 0.26Mpa 0.74Mpa 0.26Mpa 0.74Mpa 1.96Mpa      IV.1.3. CẤU TẠO. Máy nén sử dụng trong quy trình là máy nén pittong kiểu nằm 2D12-34.4/20 với 3 cấp nén có các bộ phận chính sau: thân máy, trục khuỷu, tay biên, xilanh, pittong và ắc pittong, các vòng đệm khí, các van hút và đẩy, hợp đệm kín IV.1.4. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG: Ở mỗi cấp nén quá trình hoạt động gồm có hai giai đoạn: hút và nén khí. Các giai đoạn nầy sảy ra liên tiếp nhau.Đối với cấp 1 hành trình pittong tác động kép, còn cấp 2 và cấp 3 thì hành trình pittong tác động đơn. Không khí sau khi đi qua bộ lọc buị được đưa đến cấp nén thứ nhất, taị đây dòng khí được nén lên đến áp suất 0.26Mpa và nhiệt độ khoảng 129oC. Dòng khí tiếp tục được đưa qua bộ trao đổi nhiệt để hạ nhiệt độ xuống còn khoảng 35oC. Sau đó được đưa đến bộ tách dầu tách ẩm. Dòng khí tiếp tục đưa vào cấp nén thứ hai cuả máy nén, tại đây dòng khí được nén lên đến áp suất 0.74Mpa, nhiệt độ tại đầu đẩy cuả cấp nén thứ hai khoảng 140oC. Sau đó dòng khí tiếp tục được hạ nhiệt độ xuống còn khoảng 35oC nhờ bộ trao đỏi nhiệt và được tách dầu tách ẩm. Dòng khí tiếp tục đưa vào cấp nén thứ ba cuả máy nén, tại đây dòng khí được nén lên đến áp suất 1.96Mpa, nhiệt độ tại đầu đẩy cuả cấp nén thứ ba khoảng 1450C. Sau đó dòng khí tiếp tục được hạ nhiệt độ xuống còn khoảng 350C nhờ bộ trao đổi nhiệt và đơợc tách dầu tách ẩm. IV.1.5. VẬN HÀNH VÀ BẢO QUẢN IV.1.5.1. Chuẩn bị chạy máy: Trước khi chạy máy cần phải: Đổ dầu bôi trơn vào cacte, trục khuỷu, xylanh. Kiểm tra đồng hồ đo áp. Mở các van xả, đống van cấp khí cho các thiết bị phía sau Cho nước làm mát vào. IV.1.5.2. Chạy máy: Mở công tắt chạy máy. Khi áp suất dầu bôi trơn đạt 1-2 kg/cm2 thì đống các van xả và mở van cấp khí cho các thiết bi phía sau IV.1.5.3. Các sự cố thường gặp: Một bộ phận nào đó của máy nén nóng quá mức độ cho phép và tiếp tục tăng. Nước làm mát bị tắc đột ngột. Tiếng máy nghe không bình thường. Nhiệt độ khí nén tăng quá mức cho phép. Đường ống dẩn khi bi hở. Hệ thống dầu bôi trơn bi hư. Điện áp tăng quá mức. => Khi xảy ra các sự cố trên thì phải dừng máy để xử lý. IV.2. BỘ PHẬN TRAO ĐỔI NHIỆT CỦA MÁY NÉN IV.2.1 GIỚI THIỆU CHUNG Bộ phận trao đổi nhiệt của máy nén được dùng để hạ nhiệt độ của dòng khí sau mỗi cấp nén. IV.2.2 CẤU TẠO THIẾT BỊ: IV.2.2.1 Cấu tạo bên ngoài Vỏ thiết bị: gồm ba phần ghép lại với nhau:phần thân được làm bằng thép chịu áp với bề dầy là 6mm, đáy tháp và đỉnh cũng được làm bằng thép chịu áp với bề dầy 7mm. Đáy tháp được nối với hai van: một van dẫn khí vào và một van dẫn khí ra. Phần thân dưới nối với một van dẫn nước vào và phần thân trên nối với một van dẫn nước ra. Phần cuối cùng của đáy tháp được lấp thêm một van đề dễ dàng vệ sinh tháp. Phần trên cùng của đỉnh tháp được lấp thêm một van an toàn để khắc phục sự cố áp suất bên trong tháp tăng đột ngột và vượt mức cho phép. Tháp được đặt thẳng đứng nhờ lấp thêm ba chân. IV.2.2.2 Cấu tạo bên trong: Bên trong thíêt bị có 230 ống thép được chia thành sáu phần, các ống thép nầy được giữ thẳng đứng nhờ hàn vào hai mặt bích.Các tấm chấn được giữ cố định nhờ các thanh dằn. Phần đáy thiết bị được lắp thêm một ống đồng để dẫn nước ngưng tụ ra bên ngoài.    Bản vẽ số 2: Cấu tạo bộ trao đổi nhiệt máy nén   IV.2.3 THÔNG SỐ KỸ THUẬT Nhiệt độ khí đầu vào: Nhiệt độ khí đầu ra: Nhiệt độ nước vào: Nhiệt độ nước ra:  ~140oC ~ 35oC ~320C <400C      IV.2.4 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG: Dòng khí có nhiệt độ khoảng 1400C được đưa vào đáy tháp và được bố trí đi bên trong ống.Ở phần thứ nhất ,thứ ba và thứ năm dòng khí đi từ dưới lên.Phần thứ hai,thứ tư và thứ sáu dòng khí đi từ trên xuống. Nước được đưa vào phía dưới thiết bị và chảy zitzắc qua các tấm chắn lên phía trên. Quá trình di chuyển có tiếp xúc gián tiếp giữa dòng khí va dòng nước làm cho nhiệt truỳên từ dòng khí sang dòng nước, kết quả là nhiệt độ của dòng khí được hạ xuống. Khi ra khổi thiết bị nhiệt độ của dòng khí còn khoảng 35oC IV.2.5 CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP Nhiệt độ của dòng khí ra cao hơn mức quy định, nguyên nhân là do quá trình truyền nhiệt không tốt giữa không khí vá nước(do tháp bị dơ) . Nhiệt độ dòng nước tăng quá mức quy định, do lưu lượng nước không đủ Áp suất bên trong tháp tăng vượt mức quy định, nguyên nhân do tháp bị nghẹt. Dòng khí rò ra bên ngoài do các ống thép bị lủng. IV.3.THIẾT BỊ PHÂN LY NƯỚC VÀ DẦU IV.3.1 GIỚI THIỆU Thiết bị phân ly dùng để tách nước có trong không khí và dầu lẫn trong không khí sau khi đi qua máy nén. Thiết bị phân ly được đặt giữa 2 cấp nén liên tiếp. Nếu ta không tiến hành tách dầu và tách nước thì trong quá trình nén dầu sẽ bám vào các xupap khiến cho các xupap không còn độ nhậy, ngoài ra nước và dầu nhiều sẽ làm hư hỏng máy trong quá trình nén vì chỉ có thể nén được chất khí , không nén được chất lỏng. IV.3.2 THÔNG SỐ KỸ THUẬT Năng suất của thiết bị phân ly Hiệu suất của thiết bị phân ly Nhiệt độ làm việc của thiết bị phân ly Tốc độ dòng không khí khoảng Cấp I Áp suất làm việc Áp suất thiết kế Thể tích làm việc Cấp II Áp suất làm việc Áp suất thiết kế Thể tích làm việc Cấp III Áp suất làm việc Áp suất thiết kế Thể tích làm việc  1800 m3/h 97% 35 0 C 0.5-0.6 m/s 0.26 Mpa 0.29 Mpa 0.208 m3 0.74 Mpa 0.78 Mpa 0.177 m3 1.96 Mpa 2.16 Mpa 0.07 m3      IV.3.3 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG. Dựa vào lực ly tâm đối với các hạt có khối lượng lớn hơn: người ta cho dòng không khí đi vào bên hông phía trên của thiết bị phân ly, sao cho khi vào thiết bị dòng không khí là dòng chảy xoáy trong lòng thiết bị, khi đó những hạt có trọng lượng lớn như hạt nước và hạt dầu do tác dụng của lực ly tâm các hạt này đập vào thành bình rơi xuống phía dưới đáy và dòng khí đi ra ngoài Trong quá trình sản xuất ta dùng 3 thiết bị phân ly cho cả chu trình nén Thiết bị phân ly loại: HX – 1800/20 Nơi sản xuất : Trung Quốc Kích thước hình học chính của thiết bị phân ly cấp II Chiều cao : 1400 mm Đường kính trong : 400 mm Bề dày thành bên : 5 mm Đường kính trong ống vào : 73mm Đường kính trong ống ra : 150mm Vị trí nhập liệu : phía trên thành bên của thiết bị Vị trí tháo liệu : trên đỉnh của thiết bị Vị trí tháo dầu và nước: đáy của thiết bị, và phía dưới thành bên thiết bị. Cấu tạo bên ngoài : 1 ống vào. 2 ống xả nước và dầu 1 đầu ra đo áp suất 3 chân: cao 570 mm, làm bằng thép chữ V Cấu tạo bên trong Ống dẫn khí ra, đường kính 150 mm 1 nón góc 120o dày 5 mm IV.3.4 CẤU TẠO THIẾT BỊ    Bản vẽ số 3: Cấu tạo bộ tách dầu/nước   IV.3.5 VẬN HÀNH VÀ BẢO QUẢN Cần chú ý trong quá trình vận hành luôn xem đồng hồ chỉ áp suất tránh để áp suất làm việc cao hơn áp suất định mức,tiến hành xả nước và dầu liên tục. IV.3.5.1 Vận hành: Dòng không khí sau khi ra khỏi thiết bị trao đổi nhiệt được đưa thẳng vào thiết bị tách dầu, người công nhân vận hành cần chú ý tới áp suất làm việc, và thường xuyên xả dầu nước IV.3.5.2 Bảo quản: Phía trong của vỏ được thổi sạch, không dùng lớp bảo vệ, để tránh vỏ thép bị oxy hoá, bề mặt của máy được phơi trần nên bôi vaseline công nghiệp, mặt bích dự trữ nên được bao bọc bằng amiăng hay lớp nhựa mỏng, với những mặt bích phơi trần dạng rời, đường kính lớn hơn 80 mm nên được bao bọc bằng lớp mành, bulong đai ốc được bôi dầu, mặt bích nhỏ hơn 80 mm hay đầu nối được bảo vệ bằng gỗ nhúng dầu IV.4 MÁY LẠNH TRUNG GIAN IV.4.1 GIỚI THIỆU Dòng khí sau khi qua máy nén , bộ phận trao đổi nhiệt, bộ phân ly dầu nước trước khi vào thiết bị thuần hóa dòng khí được đưa vào máy lạnh trung gian vì thiết bị thuần hóa làm việc ở điều kiện tốt nhất khi nhiệt độ dòng khí trong khoảng 5 – 150C , chính vì vậy ta phải dùng máy lạnh trung gian để giảm nhiệt độ dòng khí từ 35 – 45 0C xuống còn 5 – 15 0C. IV.4.2 THÔNG SỐ KỸ THUẬT Máy lạnh kiểu: Áp suất làm việc: Năng suất lạnh: Nhiệt độ dòng khí trước khi làm lạnh Nhiệt độ dòng khí sau khi làm lạnh Chất tải lạnh :  UF – 2000/20 2Mpa 2000 m3/h 35 – 45 0C 5 – 15 0C R - 12      IV.4.3 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG Khí freon áp suất cao từ máy nén chất làm lạnh được tách dầu ở bộ tách dầu. Nó đi vào bộ ngưng tụ và ngưng tụ thành thể lỏng.Do áp suất cao chất làm lạnh đi vào bộ trao đổi nhiệt và được làm mát ở đây bởi khí bay hơi áp thấp hồi tiếp về.chất lỏng mát này sẽ được tiết lưu từ áp suất ngưng xuống áp bay hơi đi vào bộ bay hơi và bay hơi ở đây và hấp thu nhiệt không khí nén bên ngoài ống và làm mát bằng khí đi. Khi đó freon bay hơi đi vào máy nén và tiếp tục lặp lại chu trình lạnh    Bản vẽ số 4: Máy lạnh Fréon UF – 2000/20   IV.4.4 CẤU TẠO IV.4.4.1 CÁC THIẾT BỊ CHÍNH Máy lạnh trung gian gồm các thiết bị chính sau . + Máy nén freon + Bộ bay hơi freon + Bộ ngưng tụ + Thiết bị hồi nhiệt + Bộ tách dầu IV.4.4.2 ÁP SUẤT VÀ NHIỆT ĐỘ THEO ĐIỀU KIỆN THIẾT KẾ Áp suất ngưng tụ Nhiệt độ ngưng Áp suất bay hơi Nhiệt độ bay hơi  0.8 MPa 37oC 0.22 MPa 0 ~ 10oC   Những thông số này thay đổi theo điều kiện thiết kế. Người ta làm một dãy thay đổi nhiệt độ vì nó phụ thuộc nước làm mát. IV.4.4.3 CẤU TẠO CHI TIẾT THIẾT BỊ BAY HƠI    Bản vẽ số 4: Tháp trao đổi nhiệt máy lạnh UF 2000/20   IV.4.5 VẬN HÀNH VÀ BẢO QUẢN IV.4.5.1 VẬN HÀNH IV.4.5.1.1. Khởi động + Khởi động máy, từ từ mở van vào, đảm bảo rằng áp suất vào không quá 0,25 MPa + Kiểm tra áp suất dầu, làm cho áp suất dầu cao hơn áp suất đầu vào và khoảng 0.2 – 0.3 MPa, nếu không điều chỉnh áp suất dầu bằng van giảm áp + Khi áp suất dầu vào ổn định, mở van điện từ, từ từ mở van ra của bộ ngưng tụ cho đến mở hoàn toàn. IV.4.5.1.2. Vận hành + Kiểm tra nhiệt độ và lưu lượng nước làm mát + Kiểm tra dầu trong vỏ máy có đủ không + Nhiệt độ của freon vào máy nén không vượt quá 15o C + Máy nén chạy không có tiếng va đập + Các thành phần của máy nén không bao bọc + Điều chỉnh áp suất bay hơi bằng cách điều chỉnh van đầu ra của bộ bay hơi . + Phải đảm bảo nhiệt độ đầu ra là 50C khi áp suất bay hơi là 0.21 – 0.22 MPa + Nếu mà nhiệt độ khí thấp hơn 30C, còi sẽ báo và nếu ở tại 10C máy nén sẽ tự động dừng + Mở van xả nước ,dầu 2 giờ 1 lần + Kiểm tra áp dầu IV.4.5.2 BẢO QUẢN IV.4.5.2.1. Máy nén Kiểm tra xem áp suất vào ra có ổn định theo giá trị yêu cầu không, chú ý lượng dầu bôi trơn. Vì một lượng dầu lẫn vào chất tải lạnh. IV.4.5.2.2. Bình ngưng + Bụi bậm trong nước sẽ bám vào thành ống, giảm sự trao đổi nhiệt,làm tăng áp suất ngưng và áp suất ra của máy nén , tăng tải của môtơ, cần phải lọc sạch nước vào, vệ sinh bình trao đổi nhiệt thường xuyên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tập tốt nghiệp tại Công ty Hơi Kỹ Nghệ Que Hàn.doc
  • dwg1.dwg
  • dwg2.dwg
  • dwg3.dwg
  • dwg4.DWG
  • dwg5.DWG
  • dwg6.DWG
  • dwg7.DWG
  • dwg8.dwg
  • dwg9.dwg
  • dwg10.DWG
  • dwg11.DWG
  • dwg12.DWG