Lao động làm việc trong Nhà máy chủ yếu là lao động địa phương và các vùng lân cận. Lao động chủ yếu là lao động nam chiếm 75,6% tổng số lao động được bố trí vào các công việc như: tạo hình, tạo dáng, sơn, lắp ráp Số lượng lao động nữ chỉ chiếm 24,4% được bố trí vào các khâu như: chà nhám, tạo vân, ủi ghép thanh Nhờ vào công tác tổ chức lao động hợp lý nên quá trình sản xuất diễn ra liên tục và đồng bộ.
Tính đến ngày 30/04/2005 Nhà máy có khoảng hơn 1010 cán bộ công nhân viên, trong đó:
+ Khối văn phòng gồm khoảng 106 người.
+ Khối sản xuất gồm khoảng 904 người.
23 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 10649 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp tại nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu (Satimex) quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy
Đề xuất, lựa chọn và thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn phù hợp với tình hình sản xuất thực tế tại nhà máy.
I.3. Thời gian thực tập
Thời gian bắt đầu thực tập: 05/03/2007
Thời gian kết thúc thực tập: 05/05/2007
I.4. Ý nghĩa của việc thực tập tốt nghiệp
Trong suốt quá trình thực tập, em đã tìm hiểu về thực tế, qua đó đúc kết những kinh nghiệm còn thiếu sót trong thời gian học tập ở giảng đường.
Thời gian thực tập có ý nghĩa rất lớn với em trong việc tiếp xúc với thực tế để chuẩn bị cho công việc trong tương lai.
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU SATIMEX
2.1. KHÁI QUÁT NHÀ MÁY SATIMEX
2.1.1. Sự hình thành và phát triển Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu (SATIMEX).
Trước năm 1985 nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu gỗ xẻ ngày càng tăng ở nước ta, ngày 22/11/1985 Uỷ ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh đã cấp giấy cho phép thành lập Xí nghiệp chế biến gỗ Xuất Khẩu Sài Gòn (Satimex) trực thuộc Công Ty IMEXCO.
Sau đó vào ngày 01/06/1989, Uỷ ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh tiếp tục cấp giấy cho phép thành lập Xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Sài Gòn, tên giao dịch là Sài Gòn Timber Export Manu Facturing Enterprise (viết tắt là SATIMEX), theo quyết định số 240/QĐ, trực thuộc Công Ty xuất nhập khẩu TP. Hồ Chí Minh (IMEXCO). Vào thời điểm đó, Xí nghiệp chỉ có 350 lao động làm việc ở hai Xưởng sản xuất là: phân Xưởng 1 – với chức năng xẻ gỗ; phân Xưởng 2 – với chức năng ghép gỗ.
SATIMEX là doanh nghiệp nhà nước, là đơn vị kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, được Nhà nước cấp vốn đầu tư hạ tầng cơ sở và thiết kế kiến trúc; có quyền chủ động về vốn như vay ngân hàng để hoạt động.
Máy móc và trang thiết bị của SATIMEX được hãng OKADA của Nhật Bản cung cấp dưới hình thức trả chậm. Nhà máy được trang bị 2 dây chuyền sản xuất nằm ở hai Xưởng. Nguồn nguyên liệu của Nhà máy chủ yếu là gỗ tự nhiên và cây cao su già không còn khai thác được nữa.
Năm 1987, dây chuyền chế biến gỗ ghép của SATIMEX hoạt động ngày càng trì trệ do không có được chiến lược kinh doanh tiêu thụ sản phẩm hiệu quả.
Năm 1990, SATIMEX được chuyển giao từ Công Ty xuất nhập khẩu TP. Hồ Chí Minh (IMEXCO) sang cho Công Ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu (SAVIMEX) trực tiếp quản lý theo quyết định số 714/QĐ – UB ngày 18/11/1989 của UBND TP. Hồ Chí Minh.
Năm 1992, Nhà nước ra chính sách “đóng cửa rừng” cấm khai thác, chế biến và xuất khẩu các loại cây quý hiếm nằm trong danh mục quốc gia. Chính vì thế, SATIMEX linh hoạt chuyển hướng hoạt động từ sản xuất gỗ xẻ sang sản xuất gỗ ghép và hàng mộc cao cấp, đồng thời nguồn nguyên liệu cũng chuyển đổi từ khai thác tự nhiên sang nhập khẩu từ nước ngoài và các loại gỗ cao su quá tuổi, gỗ tạp khác. Để hoạt động ngày càng qui mô và hiệu quả hơn, SATIMEX hợp tác với Nhà máy Shin Nippon Mokko (Nhật Bản) thành lập phân xưởng KOTATSU (sản xuất hàng mộc tinh chế xuất khẩu); song song đó SATIMEX hợp tác với Nhà máy M.K.Seiko (Nhật Bản) thành lập phân xưởng Mộc để sản xuất hàng mộc cung ứng cho thị trường trong nước và đồ gỗ tinh chế.
Ngày 26/12/1994, Xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Sài Gòn chính thức đổi tên thành Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu (tên viết tắt là SATIMEX) theo quyết định số 132/SAV/TCHC/QĐ của Ban Giám Đốc Nhà máy cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập khẩu (SAVIMEX).
2.1.2. Tên giao dịch và địa chỉ liên hệ
Tên đầy đủ hiện nay: NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU.
Tên viết tắt: SATIMEX.
Tên giao dịch quốc tế: SATIMEX ENTERPRISE.
Diện tích sử dụng: 33.602 m2
Diện tích nhà xưởng: 19.925 m2
Vị trí địa lý: Phía Đông Nhà máy giáp với đường ĐT1, phía Tây giáp với UBND Phường Hiệp Thành, phía Nam giáp với Vườn ươm cây xanh (Nhà máy cây xanh).
Địa chỉ: khu phố II phường Hiệp Thành - Q 12-TP.HCM.
Điện thoại: 08.7170322 – 08.7175676 – 087175677 – Fax: 7175533.
Email: satimex@hcm.vn
Website: www.savimex.com
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất của nhà máy
2.1.3.1. cơ cấu tổ chức nhà máy
Hiện nay nhà máy có cơ cấu gồm 7 phòng ban và 8 phân xưởng sản xuất theo mô hình trực tuyến chức năng. Mô hình này rất phù hợp với quy mô hoạt động của nhà máy, tránh được sự chỉ đạo chồng chéo giữa các phòng ban, phân xưởng. Giám đốc luôn nắm tình hình hoạt động của nhà máy qua sự báo cáo kết quả hoạt động của của các phòng ban, phân xưởng.
tại các phòng ban và các xưởng luôn có trưởng phòng và xưởng trưởng trực tiếp quản lý công việc thuộc thẩm quyền chuyên môn và báo cáo hoạt động của đơn vị mình cho giám đốc.
GIÁM ĐỐC
PGĐ
P.Kỹ Thuật
P.CN_CL
PGĐ Phụ Trách Sơn
P.QTNS
P.Kế Hoạch
P.Kế Toán
Tài Chính
Xưởng 1
P.XNK
P.Kinh Doanh
Xưởng 2
Xưởng 5
Xưởng 6
Xưởng 3
Xưởng 4
Xưởng 7
Xưởng 8
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại nhà máy SATIMEX
(Nguồn: P. Quản trị nhân sự)
2.1.3.2.Hoạt động sản xuất kinh doanh
Nhà máy có những hệ thống thiết bị, máy móc hiện đại và đội ngũ công nhân chủ yếu được đào tạo tại Nhật, đã góp phần cho doanh thu qua các năm đều tăng lên do kim ngạch xuất khẩu đều tăng. Đặc biệt là hàng mộc nội địa có sự tăng lên nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ Nhà máy đã bắt đầu chú trọng thị trường nội địa, tìm cách gia tăng thị phần trong nước mà trước đây nhà máy chỉ chú trọng cho thị trường xuất khẩu. Tình hình chính trị, thiên tai xảy ra dẫn đến sự tăng giá dầu, kéo theo sự tăng giá của tất cả các mặt hàng, làm cho giá nguyên liệu đầu vào của nhà máy tăng theo. Trong khi nhằm giữ vững thị trường xuất khẩu nhà máy không tăng thêm giá. Vì vậy lợi nhuận giảm, tuy nhiên bước sang năm 2005 khi tình hình ổn định thì hợp đồng gia tăng thì lợi nhuận cũng tăng theo. Chính vì sự biến động như vậy nên nâng suất lao động bình quân cũng có sự tăng giảm theo, năm 2005 là 907 USD/người.tháng, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy là rất tốt. Nhà máy cũng tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, cụ thể đầu tư cho xây dựng là 10 triệu đồng (năm 2003) lên đến 249 triệu đồng (năm 2005), máy móc thiết bị được đổi mới, có sự đầu tư lớn từ 193 triệu đồng (năm 2004) lên đến 727 triệu đồng (năm 2005).
2.1.4. Đặc điểm qui trình sản xuất và sản phẩm sản xuất tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu (SATIMEX).
2.1.4.1. Đặc điểm về quy trình sản xuất .
Nguyên liệu chủ yếu là các loại gỗ đã qua sơ chế tẩm sấy.
Công nghệ sản xuất của SATIMEX ngày càng hiện đại hóa, tự động hóa theo hướng tăng năng suất, ổn định chất lượng, giảm thiểu tác động môi trường như: dây chuyền sơn tĩnh điện tự động, máy sơn màn nước, sơn airmix, panel tự động, các máy CNC…
Hiện nay SATIMEX có số lượng lao động bình quân gần 1213 người và gồm có các phân xưởng:
Xưởng 1: ghép gỗ, ép nóng, dán vener.
Xưởng 2: tạo dáng sản phẩm.
Xưởng 3: Sơn
Xưởng 4: lắp ráp.
Xưởng 5: đồ mộc tinh chế.
Xưởng 6: dây chuyền sản xuất đồ mộc tự động từ ván nhân tạo.
Xưởng 7: In Vân
Xưởng 8: Sơn
Dây chuyền công nghệ
Nguyên liệu gỗ sau khi mua về, lựa chọn và phân theo màu sắc. Sau đó chuyển qua mặt cắt chọn phân loại chất lượng ghép thành thanh theo kế hoạch, nối rộng ghép thành tấm và được chà tinh hai mặt.
Các bán thành phẩm ở công đoạn này được chuyển sang tinh chế và tạo dáng. Tại đây, phôi ghép được pha chế, tạo dáng và định hình cho các mặt hàng khác nhau như: giường, kệ, bàn và chi tiết các mặt hàng sau khi đã định hình đòi hỏi sự chính xác cao sẽ thực hiện trên máy CNC, PLC.
Thành phẩm sẽ được kiểm tra trước khi nhập kho, nếu không đạt yêu cầu sẽ chuyển sang hàng nội địa, phế liệu trong quá trình sản xuất được chuyển sang kho phế liệu để làm củi. Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà sản phẩm sẽ được dán phủ VENEER hoặc PRINT. Đồng thời, bề mặt sản phẩm sẽ được tiến hành bả bột sơn lót, sơn phụ lớp cuối (TOPCOAT) và lớp sơn phủ kín được phun sơn bằng tia cực tím.
Ở từng bộ phận như: ghép thanh, ghép tấm, định hình và sơn đều có nhóm KCS để kiểm tra chất lượng sản phẩm ở mỗi công đoạn. Trước khi bán thành phẩm được đưa vào kho còn phải qua bộ phận KCS để kiểm tra tổng hợp lần cuối. Sau đó mới đưa qua lắp ráp theo từng mã số, lúc này sản phẩm đã được hoàn tất.
Nguyên Liệu Gỗ Tròn
CẮT - GHÉP
TINH CHẾ
TẠO DÁNG
TRANG TRÍ
BỀ MẶT
LẮP RÁP ĐÓNG THÙNG
THÀNH PHẨM
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất tại nhà máy SATIMEX
(Nguồn: P.CÔNG NGHỆ)
2.1.4.2. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
Duy trì công tác lập kế hoạch chất lượng cho từng mặt hàng, làm rõ các tiêu chuẩn chất lượng hàng mẫu, hình ảnh phục vụ cho sản xuất hàng loạt.
Các Xưởng làm tốt công tác quản lý chất lượng, triển khai đến tổ trưởng, tổ phó. Đối với một số mặt hàng mới luôn triển khai trực tiếp đến công nhân viên để làm rõ tiêu chuẩn chất lượng và xác định quy trình sản xuất hợp lý, khả thi để công nhân viên có thể hiểu rõ và thực hiện tốt.
Duy trì tốt hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 và công tác 5S tại Nhà máy trong điều kiện sản xuất tăng cao, tiếp tục cải tiến để rà soát các thủ tục kiểm soát thủ tục quản lý sản phẩm không phù hợp, khắc phục phòng ngừa theo hướng thiết thực hiệu quả.
Từ tháng 04 – 2000, SATIMEX được BVQI cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và ngày 13-03-2002 SATIMEX được BVQI cấp giấy chứng nhận ISO 1400:1996. Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu (Satimex) là Nhà máy đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001 và ISO 14001.
2.1.4.3. Các sản phẩm sản xuất chính.
Các sản phẩm chính của Nhà máy là hàng mộc tinh chế gồm: bàn, ghế, giường, tủ, băng, kệ… chủ yếu là dùng trong gia đình và được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Với chính sách giá cả cạnh tranh và đảm bảo nhu cầu chất lượng và tiến độ giao hàng nên Nhà máy giữ vững được các khách hàng như: Kurogane, Ganazizawa, Livinz, Koizumi; duy trì những khách hàng năm 2002 như: Okamure, Itoki, Livinz đồng thời có thêm những khách hàng mới: Kyoritsu…
2.1.4.4. Đặc điểm về lao động và công tác quản lý lao động tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu (SATIMEX).
2.1.4.4.1. Thời gian làm việc.
Hiện nay, Nhà máy tổ chức làm việc theo chế độ 5 ngày 1 tuần, nghỉ vào Thứ Bảy và Chủ Nhật. Nhà máy bắt đầu làm việc sáng từ 7h30 đến 12h, chiều từ 13h30 đến 16h. Khi có công việc nhiều, thường rơi vào quí 2, quí 3 và quí 4 hàng năm, nhà máy tổ chức tăng ca từ 13h đến 20h30 và có phụ cấp làm thêm nhưng không quá 4h một một ngày và công nhân được hưởng chế độ lương tăng so với làm việc trong giờ hành chánh.
Nhà máy thực hiện các chế độ ngày nghỉ theo qui định của Bộ Luật Lao Động:
Những ngày Lễ Tết được nghỉ theo qui định của Nhà Nước, nếu rơi vào Thứ Bảy hay Chủ Nhật thì được nghỉ bù.
Bản thân kết hôn được nghỉ 3 ngày, con cái kết hôn được nghỉ 1 ngày. Bố mẹ, vợ hoặc chồng chết được nghỉ 3 ngày.
2.1.4.4.2. Đặc điểm về lao động.
Lao động làm việc trong Nhà máy chủ yếu là lao động địa phương và các vùng lân cận. Lao động chủ yếu là lao động nam chiếm 75,6% tổng số lao động được bố trí vào các công việc như: tạo hình, tạo dáng, sơn, lắp ráp… Số lượng lao động nữ chỉ chiếm 24,4% được bố trí vào các khâu như: chà nhám, tạo vân, ủi ghép thanh… Nhờ vào công tác tổ chức lao động hợp lý nên quá trình sản xuất diễn ra liên tục và đồng bộ.
Tính đến ngày 30/04/2005 Nhà máy có khoảng hơn 1010 cán bộ công nhân viên, trong đó:
+ Khối văn phòng gồm khoảng 106 người.
+ Khối sản xuất gồm khoảng 904 người.
BẢNG 1: TỔNG HỢP CƠ CẤU LAO ĐỘNG
STT
ĐƠN VỊ
GIỚI TÍNH
TRÌNH ĐỘ
HĐ
TS
NAM
NỮ
ĐH - CĐ
TC
LĐPT
TH, KXĐTH
CN
I
KHỐI VĂN PHÒNG
121
87
34
50
28
43
116
5
1
Ban giám đốc
5
5
0
5
0
0
5
0
2
Phòng QTNS
9
7
2
3
1
5
8
1
3
Phòng KTTC
9
2
7
7
2
0
9
0
4
Phòng kinh doanh
25
21
4
12
5
8
24
1
5
Phòng KH
9
6
3
5
0
4
9
0
6
Phòng CN_CL
15
2
13
7
4
4
15
0
7
Phòng XNK
7
4
3
4
2
1
6
1
8
Phòng kỹ thuật
15
14
1
5
10
0
15
0
9
Đội bảo vệ
8
8
0
0
0
8
8
0
10
Tổ hàng mẫu
9
8
1
1
1
7
7
2
11
Tổ xe nâng
4
4
0
0
0
4
4
0
12
Tổ hàn mài
3
3
0
0
2
1
3
0
13
Tổ CN pha sơn
3
3
0
1
1
1
3
0
II
KHỐI SẢN XUẤT
1365
981
384
35
89
1166
342
1023
1
XƯỞNG 1
131
90
41
5
3
123
61
70
2
XƯỞNG 2
167
147
20
1
14
152
47
120
3
XƯỞNG 3
307
168
139
3
13
216
75
232
4
XƯỞNG 4
192
160
32
9
11
172
35
157
5
XƯỞNG 5
115
96
19
7
15
93
29
86
6
XƯỞNG 6
124
98
26
7
17
100
38
86
7
XƯỞNG 7
50
45
5
1
4
45
12
38
8
XƯỞNG 8
224
122
102
2
12
210
43
181
9
BỐC XẾP DỊCH VỤ
55
55
0
0
0
55
2
53
TỔNG CỘNG (I + II)
1486
1068
423
85
117
1209
458
1028
(Nguồn: P. Quản trị nhân sự)
Nhận xét.
Cơ cấu lao động theo trình độ cho thấy nhân lực nhà máy chủ yếu là lao động phổ thông, hoạt động trong bộ phận lao động sản xuất với số lao động nam chiếm 2/3 trên tổng số lao động nhà máy.
Cơ cấu lao động theo hình thức lao động công nhật chiếm tỉ lệ khá cao. Do tính chất hoạt động sản xuất theo hợp đồng đặt hàng. Từ đó dẫn đến sự biến động nguồn nhân lực thường xuyển trong năm của bộ phận sản xuất. Do vậy chỉ có loại hình lao động theo công nhật mới đáp ứng được sự biến động lớn này. Đồng thời qua sự biến động này làm cho nguồn nhân lực của bộ phận sản xuất luôn không ổn định về trình độ gây khó khăn cho công tác đào tạo, cùng một lúc bộ phận tuyển dụng cũng không thể đáp ứng được thay đổi nhân lực lớn như thế.
2.1.5. Thiết bị, máy móc sử dụng trong sản xuất của nhà máy.
Để phục vụ cho hoạt động sản xuất, nhà máy sử dụng các thiết bị, máy móc hiện đại được nhập từ các nước Nhật, Đài Loan và các nước Châu Âu. Cho đến nay các thiết bị, máy móc trong nhà máy đã được sử dụng hơn 10 năm, nên tình trạng các máy móc ở trong các phân xưởng sản xuất hỏng hóc khá nhiều, hơn nữa những máy móc còn phát ra tiếng ồn đáng kể ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân làm việc như máy khoan, máy mài, máy cưa xẻ…Các thiết bị, máy móc trong nhà máy được thể hiện trong bảng.
Bảng 2: Số lượng thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất
LOẠI MÁY
ĐƠN VỊ TÍNH
SỐ LƯỢNG
Máy ép nóng
Máy
2
Máy chà nhám
Máy
17
Máy lăn sơn
Máy
1
Máy cưa xẻ
Máy
6
Máy đục
Máy
3
Máy mini Roll Sander
Máy
3
Máy nạp liệu
Máy
2
Máy nén hơi
Máy
10
Máy tráng keo
Máy
1
Máy mài
Máy
2
Máy bào
Máy
2
Mày ép tấm
Máy
3
Máy ghép
Máy
8
Máy phay
Máy
2
Máy khoan
Máy
12
Máy lăn keo
Máy
2
Máy đai thùng
Máy
1
Máy router
Máy
4
Máy toupie
Máy
7
Máy lọc ẩm
Máy
2
Máy dán cạnh
Máy
1
Máy model sander
Máy
1
Máy nạp phôi
Máy
3
Máy đo độ bóng
Máy
1
Máy sơn mài
Máy
1
Máy cán bã bột
Máy
1
Máy in vân
Máy
2
Máy ghép hình
Máy
1
Máy in màu
Máy
1
Máy CNC Router Shoda
Máy
1
2.1.6. Nguyên Nhiên Liệu Tiêu Thụ Và Định Mức Tiêu Hao Thực Tế
Bảng 3: Nhu cầu sử dụng nguyên liệu của nhà máy
NGUYÊN LIỆU
ĐƠN VỊ TÍNH
NHU CẦU/NĂM
1.Ván
MDF (E1,Eo)
P/B (E1,Eo) – Trơn
P/B (E1,Eo) – Phủ bề mặt bằng MDF (Super Panel hay Composite P/B)
m3
6000 – 8000
5000 - 6000
2.Ván in vân gỗ
MDF in vân
(dày 2,7 – 3mm)
P/B in vân
Tấm
m3
120.000
500 - 700
3.Gỗ
Gỗ sồi
gỗ thông
Spruce
Radiata
SoftMaple (White)
Veneer
sồi
thông
m3
m2
m2
1000
2000
2000
500
150.000
20.000
Bảng 4: Lượng vật tư sử dụng trong sản xuất
VẬT TƯ
ĐƠN VỊ TÍNH
NHU CẦU / NĂM
1. Sơn
A.Sơn PU
Dung môi
Sơn lót
Sơn phủ bề mặt
B. Sơn NC
Dung môi
Sơn lót
Sơn phủ bề mặt
Tấn
180 – 200
350 – 400
150 – 200
50 – 70
20 – 30
20 – 30
2. Giấy / vải nhám
Vải nhám
Giấy nhám
3.Keo
Keo ghép thanh
Keo ghép tấm
Keo dán veneer
Keo ép panel
Keo đóng chốt gỗ
Tấn
5
15
45
45
10
4. Vật tư phụ liệu
Thanh trượt bi
Bánh xe (tủ, cabinet)
“Ốc” kết nối
Ổ khoá + Chìa
Cặp
Cái
Con
Cái
500.000
300.000
1.000.000
100.000
Trong hoạt động sản xuất của nhà máy, điện và nước chiếm vị trí rất quan trọng: Điện được sử dụng cho máy móc phục vụ trong sản xuất, bơm nước cũng như nhu cầu chiếu sáng nhà xưởng, văn phòng và sinh hoạt của cán bộ công nhân viên chức; và nước sử dụng chủ yếu cho các công đoạn sản xuất như công đoạn sơn, vệ sinh nhà xưởng… Ngoài ra còn phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, vệ sinh của các cán bộ, công nhân viên trong nhà máy. Lượng nước, điện tiêu thụ trong nhà máy được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5: Lượng nước tiêu thụ hàng tháng của Nhà Máy năm 2004
ĐVT: m3
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Khối Hành Chính
258
411
420
428
200
301
Xưởng 1
263
228
407
40
212
230
Xưởng 2
603
528
374
468
530
550
Xưởng 3 + 4 +5
369
242
156
70
320
380
Xưởng giường
24
30
25
05
06
06
Xưởng cơ điện, y tế
14
15
13
05
13
16
Cụm Hơi tổng
128
47
83
42
102
105
Tổng Cộng
1659
1501
1478
1058
1383
1588
Nguồn: Xưởng cơ điện
Bảng 6: Lượng điện tiêu thụ theo từng tháng năm 2006
Nguồn: P.Kỹ Thuật ĐVT: Kw.h
Tháng
Lượng điện tiêu thụ
1
350056
2
206367
3
228122
4
256204
5
313090
6
376728
7
386003
8
442849
9
469124
10
507998
11
542462
12
465746
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY SATIMEX
3.1. Hiện trạng môi trường
3.1.1. Hiện trạng chất thải rắn
Trong quá trình sản xuất của nhà máy lượng chất thải rắn sinh ra từ các công đoạn sản xuất khá nhiều, không chỉ có chất thải rắn sinh hoạt mà còn rất nhiều chất thải nguy hại được thải bỏ.
Lượng chất thải nguy hại được thải bỏ dao động trong khoảng 16 – 24 tấn/tuần, thành phần chất thải nguy hại chủ yếu như: Thùng sơn, thùng dung môi, vỏ hộp keo, vải lau dính sơn, vải lau dính hoá chất, bóng đèn neon không sử dụng, hộp mực in, thuốc quá hạn sử dụng…Những chất nguy hại này phát sinh từ các công đoạn trang trí bề mặt gỗ như: chà nhám, sơn lót, sơn phủ bề mặt, in vân
Mặt khác, ở các công đoạn định hình tạo dáng thì phát sinh ra những chất thải như mùn cưa, dăm bào, chất thải sinh hoạt của công nhân, giấy nhám thải bỏ, giấy lót bán sản phẩm…
Ngoài các chất thải nói trên còn có các chất thải như là giấy carton , bao bì, nylon, cành cây, lá cấy… phát sinh từ các phòng ban, phòng vệ sinh, nhà bếp, khuôn viên nhà máy…lượng chất thải này sinh ra khoảng 0,5 kg/người.ngày.
3.1.2. Hiện trạng môi trường nước
Nhà máy có hệ thống cấp nước riêng, hệ thống này cấp cho quá trình sinh hoạt và sản xuất cho nhà máy.
Nước cấp này được xử lý hoá học bằng phương pháp lắng, lọc, để khử sắt, mangan và xử lý vi sinh bằng chlorine trước khi đưa vào sử dụng. Khi sử dụng nước trong quá trình sản xuất, sinh hoạt đã sinh ra một lượng nước thải tương ứng mang các tác nhân gây ô nhiễm.
Đặc tính nước thải sản xuất có hàm lượng BOD, COD, tổng chất rắn lơ lửng (TSS) rất lớn, ngoài ra còn có hàm lượng N, P, dầu mỡ nhưng không đáng kể.
Nước thải từ quá trình sản xuất, vệ sinh thiết bị nhà xưởng… ước tính khoảng 60m3/ngày. Lượng nước này sẽ được tập trung vào trạm xử lý của nhà máy trước khi xả vào cống chung của khu công nghiệp. Nhìn chung nước thải của nhà máy bị ô nhiễm hữu cơ cao như COD, BOD5, TSS vì trong nước thải có chứa nhiều bụi gỗ, bụi sơn và hoá chất hữu cơ như dung môi trong lúc sơn, bột dùng để bã, màu…
Đặc tính nước thải của nhà máy Satimex được thể hiện trong bảng:
Bảng 7: Nước thải sản xuất
Chỉ tiêu
mẫu (1)
Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B (TCVN 5945 – 1995)
pH
6.6
5.5 – 9
Tổng chất rắn lơ lững TSS (mg/l)
45
100
COD (mg/l)
122
100
BOD5 (mg/l)
54
50
Tổng N (mg/l)
12.5
60
Tổng P (mg/l)
0.5
6
Dầu mỡ khoáng (mg/l)
0.5
1
NH4+
0.85
1
(Nguồn: P. Quản trị nhân sự)
Bảng 8: Nước thải sinh hoạt
Chỉ tiêu
mẫu (1)
Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B (TCVN 5945 – 1995)
pH
5.87
5.5 – 9
Tổng chất rắn lơ lững TSS (mg/l)
38
100
COD (mg/l)
71
100
BOD5 (mg/l)
38
50
Dầu mỡ khoáng (mg/l)
0.2
1
(Nguồn: P. Quản trị nhân sự)
3.1.3. Hiện trạng môi trường không khí
Trong quá trình sản xuất công đoạn nào cũng sinh ra bụi gỗ, hơi nóng … từ những máy móc gây ra ô nhiễm trong các phân xưởng. Đặc biệt ở công đoạn trang sức bề mặt như công đoạn bã bột, sơn, in vân, chà nhám thì lượng bụi sinh ra đáng kể. Ngoài bụi gỗ còn có bụi sơn được phun ra từ các súng sơn. Tuy nhà máy đã lắp đặt hệ thồng xử lý bụi sơn nhưng chỉ hấp thu được 80%, lượng còn lại phát tán ra môi trường xung quanh xưởng ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân.
Ngoài ra còn có hơi dung môi dùng để châm cho máy in vân, súng sơn và những hạt bột li ti trong lúc chà nhám, …thành phần của bụi này rất độc hại gây ảnh hưởng sức khoẻ cho con người như hydrocarbon, acetic etyl, acetic butyl, pripylene glycol, etylbenzen…
Các loại sơn dung môi này còn sinh ra mùi rất khó chịu, công nhân viên tiếp xúc trực tiếp các mùi này sẽ bị ảnh hưởng tới sức khoẻ sau này.
Bên cạnh ô nhiễm bụi gỗ, mùi sơn, hơi hoá chất… còn có các khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông vân tải trong nhà máy. Thành phần chủ yếu là CO2, NOx, SO2, bụi…lượng khí thải này không đáng kể. Nồng độ các khí gây ô nhiễm được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 9: Kết quả đo nồng độ khí thải phát tán trong khu vực sản xuất và tại khu vực xung quanh công ty Satimex.
Chỉ tiêu điểm đo
Bụi
CO
SO2
NO2
CO2
THC
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
Điểm 1 Cổng bảo vệ
0.3
1.2
0.3
0.07
102
1.2
Điểm 2- trước cửa cổng sản xuất (xưởng gia công gỗ 2 và 3)
0.5
1.4
0.57
0.11
113
1.5
Điểm 3 – bên trong khu vực sản xuất
4.5
1.6
0.62
0.14
153
2.5
Điểm 4 – Khu vực phía sau công ty (phía trước xưởng hoàn tất)
0.45
1.4
0.45
0.35
151
4.5
Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp (Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT – 10/10/2002)
6
40
5
5
900
300
Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937- 1995)
0.3
40
0.5
0.4
-
5
3.2. Công tác bảo vệ môi trường
3.2.1. Kiểm soát chất thải
- Tại nhà máy có phát sinh nguyên liệu vụn phải có thùng để chứa phân biệt. Khi đầy thì phải chuyển ra ngoài để đưa về khu vực nguyên liệu vụn bán cho đơn vị tận dụng.
- Dung môi tẩy rửa: Mỗi tổ sơn trang bị một hoặc nhiều thùng chứa các loại sơn và dung môi không còn sử dụng, thùng chứa phải có nắp đập và phải dán nhãn phân biệt. Nhà máy tổ chức bán cho đơn vị ngoài để tái sử dụng
- Giấy bỏ: Tại mỗi phòng (kể cả văn phòng xưởng, văn phòng các kho) phải có trang bị thùng nhỏ chứa giấy thải, các thùng phải có nhãn phân biệt. Nhân viên tạp vụ thu gom và bán dưới dạng phế liệu.
- Bao bì carton: Tại khối văn phòng và mỗi kho, mỗi xưởng phải quy hoạch một địa điểm chứa bao bì carton không còn sử dụng, hàng tuần hoặc khi cần thiết, chuyển đến nơi tập trung để gom bán cho người có nhu cầu sử dụng.
- Chất thải kim loại ( trừ máy móc thiết bị hư cũ): Đơn vị có chất thải kim loại phải thu gom và chuyển đến bãi rác tập trung để gom bán cho người có nhu cầu sử dụng.
- Dầu nhớt thải ra: Tại tổ sửa chữa phải có thùng chứa dầu, nhớt không còn sử dụng. Khi nhiều chuyển đến bãi rác tập trung để gom bán, không được đổ bỏ.
- Rác thải bỏ hoàn toàn: Tại mỗi phòng (kể cả văn phòng xưởng và các kho) và trong mỗi xưởng lớn phải đặt các thùng rác thải bỏ hoàn toàn, các thùng phải được đặt nơi thuận tiện.
- Giẻ lau bả bột: Tại các đơn vị có sử dụng vải lau bã bột, ngoài việc bỏ vào thùng rác phải có thùng rác riêng chứa rác thải bỏ các thùng rác phải đưa ra ngoài xưởng vào cuối ca sản xuất
- Hoá chất thải: Cặn bọt sơn được thu gom chuyển đến khu vực rác thải nguy hại. Nhà máy hợp đồng với một đơn vị chuyên môn để xử lý
- Bóng đèn huỳnh quang: xưởng thu điện thu gom và tập trung tại một địa điểm, khi nhiều sẽ bán, và không được chuyển đến bãi rác.
-Nước thải từ các buồng sơn màng nước được thu gom về hố xử lý nước thải. Hệ thống xử lý nước thải được thể hiện ở sơ đồ sau:
Nước thải
Bể tách lọc tạp chất cơ học dầu mỡ
Bể điều hoà
Keo tụ tạo bông
Bể lọc sinh học
Bể lắng
Lọc Cát
Nguồn tiếp nhận
Hệ thống tách bùn
Bùn gom
Sơ đồ 3: Hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy SATIMEX
Nguồn: P. Quản trị nhân sự
- Kiểm soát bụi gỗ sơn:
Hệ thống hút bụi phải đậy nắp các ống hút bụi khi không sử dụng; không dùng ống hơi xịt vệ sinh cá nhân.
Sử dụng thiết bị thu gom tại nhà máy: phải sử dụng các máng thu gom bụi đã trang bị tại nhà máy; khi máng thu gom bụi bị hư thì phải sửa chửa ngay.
Hệ thống xử lý bụi ở nhà máy được thể hiện ở sơ đồ sau:
Bụi
Họng hút bụi ống dẫn
Hệ thống lọc bụi túi vải
Ống dẫn
Buồng thu bụi
Sơ đồ 4: Hệ thống xử lý bụi tại nhà máy.
Nguồn: P. Quản trị nhân sự
- Đội bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại khu vực chứa chất thải chung và xử lý vi phạm
- Nhà máy hợp đồng với công ty vệ sinh chuyển đến bãi rác công cộng để xử lý.
3.2.2. Bảo tồn tài nguyên
- Sử dụng giấy: Sử dụng giấy in một mặt chỉ in giấy khi đã kiểm tra trên màng hình, gởi email đến các đơn vị khác khi có thể.
- Sử dụng nước:
Đảm bảo sửa chữa kịp thời khi có hiện tượng rò rỉ nước
Nhân viên vệ sinh có trách nhiệm báo cáo bất cứ sự rò rỉ nước nào cho xưởng cơ điện
Dán bảng tiết kiệm nước tại nơi thích hợp
- Sử dụng điện:
Hệ thống điện phục vụ
Phải tắt hệ thống chiếu sáng khi không còn sử dụng
Sau giờ làm việc phải tắt toàn bộ thiết bị văn phòng, không được để chế độ chờ
Các máy sử dụng chung: trách nhiệm thuộc về người ra khỏi phòng sau cùng khi hết giờ làm việc.
Phải tắt quạt, máy lạnh khi không còn sử dụng
Hệ thống điện sản xuất
Phải tắt nguồn điện dẫn tới thiết bị máy móc sau giờ nghỉ sản xuất.
Hệ thống đèn trong phân xưởng phải sử dụng hợp lý, khi không cần chiếu sán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp- Sản xuất sạch hơn cho nhà máy gỗ Satimex.doc