Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tìm hiểu thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

MỤC LỤC

 

 

Số đề mục

Tên đề mục

Số thứ tự trang

A. - PHẦN MỞ ĐẦU 9

I. - Lý do lựa chọn đề tài 9

II. - Đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu 9

1. - Đối tượng nghiên cứu 9

2. - Phạm vi nghiên cứu 9

3. - Phương pháp nghiên cứu 9

III. - Mục tiêu và nhiệm vụ của chuyên đề 10

1. - Mục tiêu 10

2. - Nhiệm vụ 10

B. - NỘI DUNG 11

I. - Điều kiện tự nhiên 11

1. - Vị trí địa lý 11

2. - địa hình địa mạo 11

3. - đặc điểm khí hậu 12

4. - Thủy văn 12

5. - Các nguồn tài nguyên 13

a) Tài nguyên đất.

b) Tài nguyên nước.

c) Tài nguyên rừng.

d) Tài nguyên khoáng sản.

e) Tài nguyên nhân văn. 13

II. - Điều kiện kinh tế - xã hội 13

1. - Dân số 13

2. - Lao động và việc làm. 15

3. - Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 16

4. - Giáo dục và đào tạo. 16

5 - Y tế, gia đình, dân số và trẻ em. 17

6 - Tiềm năng phát triển nghành du lịch 18

7 - Tình hình xóa đói giảm nghèo 20

8 - Tình hình khai thác khoáng sản 21

9 - Tình hình phát triển làng nghề 22

10 - Hệ thống cơ sở hạ tầng 22

11 - Một số dự báo phát triển kinh tế 22

a) Dự báo phát triển nguồn dân số đến năm 2020

b) Dự báo phát triển kinh tế đến năm 2020 22

III. - Hiện trạng trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 24

1 - Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 24

2 - Khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 25

3 - Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt 28

a) Cơ cấu quản lý

b) Khái quát chung các quy định của nhà nước về công tác quản lý thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. 28

4 - chi phí co hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt 35

5 - Quản lý kỹ thuật 36

a) Cơ sở vật chất và nhân lực

b) Công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

6 - Hoạt động xử lý chất thải rắn của các xã 39

7 - Đánh giá sự quan tâm của người dân về vấn đề chất thải rắn sinh hoạt 43

8 - Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của từng xã đến năm 2020 44

9 - Những khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các xã và thị trấn 48

10 - Đề xuất một số giải pháp và xử lý 48

C. - Kết luận và kiến nghị 55

1 - Kết luận 55

2 - Kiến nghị 56

 

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 13524 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tìm hiểu thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.480 2.992.442 2.686.341 Công nghiệp-xây dựng 968.463 1.517.882 2.059.292 Dịch vụ 972.548 1.338.310 1.827.485 II. Tốc độ tăng trưởng (%) Giai đoạn 2007- 2010 13,2 13,5 14,0 Giai đoạn 2011-2015 13,9 14,6 15,0 Giai đoạn 2016-2020 14,0 15,4 17,3 III. Cơ cấu kinh tế của huyện (%) 1. Năm 2015 100,0 100,0 100,0 Nông lâm thủy sản 55,1 52,2 46,2 Công nghiệp-xây dựng 15,2 17,9 21,1 Dịch vụ 29,8 30,0 32,7 2. Năm 2020 100,0 100,0 100,0 Nông lâm thủy sản 48,0 41,0 36,3 Công nghiệp-xây dựng 18,3 25,0 29,5 Dịch vụ 33,7 34,0 34,2 (Nguồn: Báo cáo quy hoạch huyện Lục Ngạn 2010 – 2020) Chương III : Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, từ các cơ sở sản xuất kinh doanh: chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình chủ yếu là các loại rau, củ, quả, giấy, lá cây, chai lọ, thức ăn thừa, xương động vật, than, thuỷ tinh, kim loại, vỏ hoa quả, nhựa. Các hộ gia đình làm nghề mỳ trong chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày có thêm đầu mỳ thừa, túi nilon. Các cơ sở kinh doanh tại địa bàn nghiên cứu hiện chủ yếu là kinh doanh các loại mặt hàng phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân như: bán hàng tạp hoá, bán hàng nước, bán hàng thực phẩm nên thành phần chất thải rắn sinh hoạt từ các cơ sở này chủ yếu là: túi bóng, hộp giấy, xương động vật, các loại rau củ quả. Trong các cửa hàng may có thêm vải vụn, chỉ. Trên địa bàn nghiên cứu có rất nhiều cửa hàng sửa chữa xe máy, ôtô chất thải rắn hàng ngày từ các cửa hàng này chủ yếu là: kim loại, nhựa, rẻ lau, lốp xe. Các cửa hàng ăn sáng chất thải rắn chủ yếu là: giấy ăn, xương động vật, thức ăn thừa, than nấu ăn. Có thể thấy hiện nay chất thải từ các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh chủ yếu là chất thải hữu cơ dễ phân huỷ, ngoài ra còn có thêm chất thải vô cơ như là: gạch ngói, giấy, kim loại, than xỷ. a)Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các trụ sở cơ quan: thành phần chất thải rắn trường học chủ yếu là: giấy, thước kẻ, phấn, bụi đất, bút viết hỏng, túi bóng đựng kẹo, lá cây. Văn phòng nhà trường có thêm vỏ hoa quả, bã chè, thức ăn thừa. Trong các trường mầm non chất thải rắn hàng ngày có thêm thức ăn, giấy, đổ chơi hỏng. Chất thải phát sinh từ các trụ sở cơ quan có thành phần chủ yếu là: giấy, báo, vỏ hộp, bã chè, bụi, lá cây, đầu thuốc lá. Tại các trạm y tế thành phần chất thải rắn là: vỏ hộp thuốc, thức ăn, chai nhựa, bông, kim tiêm. b)Chất thải rắn phát sinh từ các khu chợ: các khu chợ kinh doanh các mặt hàng chủ yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân do vậy mà thành phần chất thải rắn là: rau, củ, quả, túi nilon, xương động vật, các loại bao bì, rơm, rác, lá cây, đất cát, lông gà, lông vịt. Đặc biệt tại chợ Chũ 1 là nơi bán nhiều mặt hàng nhất: quần áo, đồ ăn, rau, cá, đồ khô. Lượng chất thải rắn phát sinh từ khu chợ này chiếm nhiều nhất so với các khu chợ khác. Thành phần chất thải rắn từ khu chợ này có thêm: bao bì, thuỷ tinh, kim loại. 2. Khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt Theo số liệu điều tra tại địa bàn: xã Thanh Hải, xã Trù Hựu, xã Nam Dương tiến hành điều tra 120 phiếu, thị Trấn Chũ điều tra 80 phiếu. Hình thức lựa chọn hộ phỏng vấn được tiến hành ngẫu nhiên. Qua kết quả điều tra thì lượng chất thải phát sinh đầu người hiện nay của từng xã là: Bảng 3.1: Khối lượng CTRSH bình quân đầu người Tên xã Hạng mục Trù Hựu Nam Dương Thanh Hải Chũ Số hộ phỏng vấn 40 40 40 80 Tổng số nhân khẩu 163 169 185 385 Tổng khối CTRSH (kg/ngày) 78,00 104,50 87,00 215,50 Khối lượng CTRSH bình quân * 0,48 0,62 0,47 0,56 Ghi chú: *: kg/ngày (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình được tính bằng cách nhân tổng số dân với lượng chất thải sinh hoạt trên đầu người. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được tính theo công thức sau: Ssinh hoạt = Tsinh hoạt x N Trong đó: Ssinh hoạt : Chất thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày (kg/ngày) Tsinh hoạt : Mức phát sinh chất thải rắn hàng ngày (kg/người/ngày) N : Dân số (người) Với lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân đầu người tính được và số dân hiện tại của mỗi xã. Áp dụng công thức ở trên, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày của từng xã được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 3.2: Lượng CTRSH phát sinh của từng xã năm 2010 Stt Tên xã Dân số (người) Tổng lượng phát CTRSH (kg/ngày) 1 Trù Hựu 9.315 4.471,20 2 Chũ 6.613 3.703,28 3 Nam Dương 8.046 4.988,52 4 Thanh Hải 14.368 6.752,96 (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2010 và tính toán) Như vậy theo bảng số liệu điều tra có thể thấy hiện nay lượng chất thải rắn sinh hoạt lớn nhất tại xã Thanh Hải. Có thể thấy lượng chất thải rắn hàng ngày tại các khu vực nghiên cứu là rất lớn. Do địa bàn rộng nên công tác thu gom gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy thì do thành phần chủ yếu trong chất thải hàng ngày là chất hữu cơ nên sẽ phân hủy nhanh sau khi người dân thải bỏ ra môi trường. Đó là theo số liệu tính toán từ phiếu điều tra nhưng trên thực tế thì tại thị Trấn Chũ thì ngoài khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình còn có thêm chất thải rắn từ các cơ quan, nơi công cộng. Lượng chất thải đó chiếm 20% so với tổng khối lượng chất thải từ khu dân cư thị trấn. Vậy tổng khối lượng chất thải rắn của thị trấn là: 3.703,28 × 20% + 3.703,28 = 4.443,94 (kg). Xã kg Hình 3.1: Biều đồ khối lượng CTRSH tại các xã và thị trấn Với lượng chất thải bình quân đầu người thấp nhưng do số dân hiện nay của xã Thanh Hải là: 14.368 người nên tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của toàn xã hiện nay là lớn nhất so với các xã khác. Có thể thấy lượng chất thải bình quân đầu người hiện nay của xã Nam Dương cao hơn hẳn: vì tại đây là nơi tập trung một lượng lớn các hộ làm nghề, lượng chất thải chủ yếu là từ việc sản xuất mỳ. Tại xã Trù Hựu do là một xã có nhiều nét đặc biệt, tỷ lệ các hộ gia đình trong xã tham gia vào các hình thức kinh doanh dịch vụ đang ngày một tăng, có một lượng lớn các hộ tham gia vào sản xuất mỳ, tỷ lệ các hộ làm nông nghiệp đang ngày một giảm, lượng chất thải rắn bình quân đầu người hiện nay của xã đang ở mức trung bình. Tại thị trấn Chũ do là khu vực tập trung nhiều dịch vụ nên khối lượng chất thải rắn hàng ngày bình quân đầu người lớn, nhưng do dân số hiện nay của khu vực này vẫn chưa cao nên tổng khối lượng chất thải rắn vẫn được Công ty Cổ phần Môi trường đô thị huyện đảm bảo công tác thu gom. Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị: mỗi ngày công ty chở hai xe ô tô rác đi. Mỗi xe là 6 khối, mỗi khối có khối lượng là 8 tạ. Như vậy tổng khối lượng rác hàng ngày mà Công ty phải thu gom là: 2×6×8 = 96 tạ = 9,6 tấn. Như vậy là hiện nay công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn các xã nghiên cứu mới được một phần nhỏ, hầu hết chất thải rắn sinh hoạt hiện nay trong các xã trên đều được người dân vứt ra ao, hồ, vườn, lề đường, đốt. Thành phần chất thải rắn hiện nay của các xã rất đa dạng, chủ yếu là chất thải hữu cơ dễ phân hủy, bên cạnh đó có thêm chất thải vô cơ. Bảng 3.3: Thành phần CTRSH trên địa bàn nghiên cứu STT Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Tỷ lệ (%) 1 Mùn đất 14÷25 2 Rác vụn 10÷15,5 3 Thức ăn thừa, cỏ cây, lá cây, bã chè 30÷48 4 Gạch vụn, đá, sỏi, sành, sứ 4÷8 5 Vỏ ốc, vỏ sò 3÷5 6 Túi nilon, cao su, nhựa, da 4÷7 7 Lông gà, lông vịt 0÷8 8 Giấy, bìa, giẻ rách, 0÷3 9 Gỗ vụn 3÷8 10 Thủy tinh 0÷1 11 Kim loại 1,5÷2 (Nguồn: Báo cáo tổng kết Công ty Cổ phần Môi trường đô thị năm 200 3. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt a) Cơ cấu tổ chức quản lý Hiện nay, phòng Tài nguyên và Môi trường đang là cơ quan pháp lý quản lý môi trường và đất đai trên địa bàn huyện, cùng với sự tư vấn của phòng Tài nguyên và Môi trường Công ty Cổ phần Môi trường đô thị huyện Lục Ngạn được thành lập, phụ trách công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn và một số xã lân cận. Hiện tại, phòng Tài nguyên và Môi trường có 26 cán bộ trong đó có 4 cán bộ phụ trách môi trường, hiện có 3 xã và thị trấn đều cán bộ môi trường. Các xã đã thành lập hợp tác xã môi trường và các tổ vệ sinh của xã mình, các tổ vệ sinh có nhiệm vụ thu gom chất thải rắn tại khu vực xã mình, do điều kiện cơ sở vật chất nên hiện nay công tác thu gom chất thải rắn mới chỉ dừng lại tại khu vực trung tâm xã. Các hộ gia đình tại khu vực trung tâm xã có nhu cầu thu gom chất thải rắn sinh hoạt của gia đình mình sẽ đăng ký với hợp tác xã môi trường hay là tổ vệ sinh môi trường của xã mình. Công ty Cổ phần Môi trường đô thị sẽ tập hợp lại tất cả các hộ đăng ký và tiến hành thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đó. Các HTX và tổ vệ sinh môi trường của từng xã sẽ tiến hành thu gom chất thải rắn sinh hoạt của xã mình sau đó mang ra điểm tập kết đợi xe chở rác của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị huyện tới thu gom và mang đến bãi rác. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay được thể hiện theo sơ đồ sau: Phòng Tài nguyên và Môi trường Công ty Cổ phần Môi trường đô thị huyện Lục Ngạn Hợp tác xã môi trường Tổ vệ sinh môi trường Hộ gia đình Cơ quan, công sở Cơ sở sản xuất kinh doanh Chất thải rắn sinh hoạt UBND xã (cán bộ môi trường) UBND huyện (Chủ tịch huyện) Hình 3.2: Sơ đồ quản lý CTRSH của huyện Lục Ngạn b) Khái quát chung các quy định của nhà nước về công tác quản lý thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. ► Khái quát chung về các quy định. Chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng luôn là vấn đề môi trường ngày càng được sự quan tâm của mọi tổ chức cá nhân. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cùng với sự đi lên ngày càng cao về mức sống của người dân thì lượng rác thải phát sinh ra cũng theo đó ngày càng tăng lên. Chính vì vậy để bảo đảm cho môi trường sống trong lành với mọi người thì việc ban hành các quy định, quy chế về quản lý chất thải rắn trong đó có rác thải sinh hoạt là điều hết sức cần thiết. Và góp phần khômg nhỏ cho công tác bảo vệ môi trường của nước ta đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong thời kì phát triển kinh tế như hiện nay. Các quy định của Nhà nước về quản lý chất thải rắn là phương tiện hàng đầu của quản lý nhà nước đối với chất thải rắn, pháp luật xác định địa vị pháp lý của các cá nhân, các tổ chức sản xuất kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực chất thải rắn, tạo hành lang pháp lý để các chủ thể này tham gia vào các quan hệ khai thác, sử dụng các thành phần môi trường. Cũng thông qua pháp luật, Nhà nước với vai trò là chủ thể quản lý tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho các hoạt động quản lý chất thải rắn trong phạm vi cả nước, cần kiểm soát tốt chất thải rắn sinh hoạt ngay từ nguồn thải đồng thời thực hiện tốt các bước trong quy trình quản lý chất thải sinh hoạt như thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu trữ, xử lý và tiêu hủy chất thải. Với tư cách là phương tiện hàng đầu của quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực trong đó có quản lý chất thải, với quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường : Bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước. tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường đồng thời phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Luật môi trường Việt Nam ra đời năm 1993 và được sửa đổi năm 2005 đã xác định vị trí pháp lý của các cá nhân, tổ chức liên quan đến phát thải và thu gom xử lý chất thải, đồng thời tạo điều kiện cho mọi tổ chức cá nhân tham gia vào công tác thu gom xử lý và quản lý môi trường. Cũng thông qua pháp luật, nhà nước thể hiện vai trò quản lý hàng đầu tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý môi trường trong cả nước, quản lý chất thải cũng như các bước trong quá trình quản lý chất thải: thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý chất thải : Tại chương VI của luật bảo vệ môi trường 2005 đã quy định việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại khu đô thị và khu dân cư, theo đó việc quy hoạch bảo vệ môi trường phải gắn với công tác quy hoạch KĐT- khu dân cư đó đồng thời các cá nhân hộ gia đình, các tổ chức cũng phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống cũng như môi trường nơi công cộng. Chương VIII của luật cũng đã quy định về việc quản lý chất thải rắn thông thông thường : Tổ chức cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu hủy, thải bỏ ( điều 66 ) Chất thải phải được phân loại tại nguồn cho phù hợp với mục đích tái chế, xử lý, tiêu hủy. Nhà nước ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai cho các tổ chức cá nhân để xây dựng cơ sở tái chế chất thải ( điều 68 ) Tổ chức cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm thực hiện phân loại tại nguồn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải ( điều 77 ) Chất thải phải được thu gom, tái chế, tiêu hủy theo công nghệ thích hợp hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường, cần tận dụng ở mức cao nhất cho tái chế, tái sử dụng, hạn chế thải bỏ chất thải rắn thông thường còn giá trị sử dụng. Nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của luật về quản lý chất thải rắn nhiều văn bản dưới luật đã ra đời. Nghị định 59/2007/NĐ-CP là nghị định riêng về quản lý chất thải rắn. Theo đó Chính phủ quy định: chất thải rắn thông thường phải được kiểm soát, phân loại ngay tại nguồn và phải được lưu giữ trong các túi hoặc thùng được phân biệt bằng màu sắc. CTR nguy hại phải được phân loại tại nguồn và lưu giữ riêng, không được để lẫn chất thải rắn thông thường. Nếu để lẫn CTR nguy hại vào CTR thông thường thì hỗn hợp CTR đó phải được xử lý như CTR nguy hại... Trên các trục phố chính, các khu thương mại, các công viên, quảng trường, các điểm tập trung dân cư, các đầu mối giao thông và các khu vực công cộng khác phải bố trí các phương tiện lưu giữ chất thải... Tổ chức, cá nhân có thể đầu tư để thành lập hợp tác xã, hộ kinh doanh hoặc các hình thức khác để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR tại khu vực điểm dân cư nông thôn, làng nghề chưa có dịch vụ thu gom, vận chuyển CTR... Việc thu gom, lưu giữ vận chuyển CTR thông thường do các công ty dịch vụ, hợp tác xã dịch vụ hoặc hộ gia đình thu gom thông qua hợp đồng vận chuyển dịch vụ. CTR nguy hại được thực hiện bởi các tổ chức có năng lực phù hợp và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại. Các phương tiện vận chuyển phải là phương tiện chuyên dụng, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Sau khi thu gom, thời gian lưu giữ các CTR không quá 2 ngày. Để các quy định quản lý đã được ban hành được các tổ chức và cá nhân nghiêm túc thực thi đồng thời làm cơ sở để xử phạt các tổ chức cá nhân không chấp hành, ngay sau khi ra đời chính phủ đã ban hành nghị định 81/2006/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên do công tác bảo vệ môi trường trong thời gian gần đây ngày càng phức tạp gặp nhiều khó khăn và các điều khoản xử phạt trong nghị định 81 còn khá nhẹ chưa có tính răn đe. Vì vậy để phù hợp với tình hình thực tế và nhằm nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường của các tổ chức cá nhân, ngày 31/12/2009 chính phủ đã ban hành nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế nghị định 81/2006. Nghị định gồm 61 điều, trong đó 33 điều quy định cụ thể các hành vi và mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, mỗi hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm tùy theo mức độ vi phạm sẽ phải chịu một trong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền đồng thời phải áp dụng các biện pháp khắc phục. Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là mục tiêu hướng tới của công tác bảo vệ môi trường của nước ta. Tuy nhiên hoạt động trong lĩnh vực môi trường với nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ở nước ta còn khá mới mẻ vì vậy trong luật bảo vệ môi trường nhà nước ta đã quy định các ưu đãi về đất, thuế, hỗ trợ tài chính, thủ tục hành chính,…cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia và hoạt động trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường như thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, quản lý, nghiên cứu công nghệ, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường. Ngày 12/12/2008 bộ tài chính đã ban hành thông tư số 121 /2008/TT-BTC về cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính cho hoạt động đầu tư quản lý chất thải rắn. Thông tư này hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có một trong các hoạt động đầu tư quản lý chất thải rắn gồm: đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn; thu gom, vận chuyển chất thải rắn và các hợp tác xã, hộ gia đình thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại khu vực điểm dân cư nông thôn, làng nghề chưa có dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn. Các ưu đãi đó là: Ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và chi phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước, hỗ trợ đầu tư bằng nguồn tín dụng ưu đãi, ưu đãi về thuế, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải rắn, hỗ trợ đào tạo lao động. Ngày 14/1/2009 chính phủ đã ban hành nghị định số 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường quy định về ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động bảo vệ môi trường; trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với hoạt động và sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường. Các ưu đãi trong nghị định mới này đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các cá nhân cũng như doanh nghiệp, đặc biệt là các ưu đãi về thuế. Theo đó các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường, đáp ứng các tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường đáp ứng điều kiện về hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Ngày 26/6/1998 Bộ chính trị đã có Chỉ thị số 36/CT- TW về việc tăng cường công tác bảo vệ mô trường trong thời kì công nghiệp hoa, hiện đại hoá đất nước, chỉ tị nêu rõ bảo vệ môi trường là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân , chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tấ cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững. Với quan điểm quản lý tổng hợp chất thải rắng là trách nhiệm chung của toàn xã hội, ngày 17/12/2009 thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Quản lý tổng hợp chất thải rắn dựa theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, theo đó các tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm đóng góp kinh phí, khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; Quản lý chất thải rắn phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp. Từ quan điểm trên, chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2025, 100% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình; 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại, 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng đô thị và 90% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại sẽ giảm 85% so với năm 2010.Để đạt được các mục tiêu trên, nhiệm vụ đặt ra là phải phòng ngừa và giảm thiểu phát sinh chất thải rắn; thúc đẩy phân loại chất thải rắn tại nguồn; đẩy mạnh thu gom và vận chuyển chất thải rắn; tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải... Giải pháp chiến lược được đưa ra là quy hoạch quản lý chất thải rắn. Theo đó, sẽ lập và thực hiện quy hoạch xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn cho các vùng kinh tế của cả nước. Tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước sẽ lập và thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn; trong đó, xây dựng và thực hiện quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn tới tận phường, xã. Song song với quy hoạch quản lý chất thải rắn là các giải pháp về hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách về quản lý chất thải rắn; thiết lập cơ sở dữ liệu và hệ thống quan trắc dữ liệu về chất thải rắn toàn quốc; thúc đẩy nghiên cứu khoa học và một biện pháp hết sức quan trọng là tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Cụ thể, xây dựng và thực hiện các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích tham gia vào các hoạt động phân loại tại nguồn, giảm thiểu, tái chế tái sử dụng chất thải rắn, hạn chế sử dụng túi nilon, không đổ rác bừa bãi... Đưa giáo dục môi trường vào các cấp học; thực hiện các hoạt động thí điểm, các sáng kiến giúp quản lý chất thải rắn tốt hơn. Quỹ tái chế chất thải rắn cũng sẽ được thành lập nhằm hỗ trợ cho các hoạt động giảm thiểu và tái chế chất thải rắn. Đồng thời, huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn, tìm kiếm hỗ trợ. ►Các văn bản luật tại Phòng Môi trường huyện Lục Ngạn Được sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, hiện nay phòng Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều các văn bản pháp luật áp dụng cho công tác quản lý môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường đang cố gắng lập cam kết bảo vệ môi trường cho tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trong huyện. Hàng tháng vẫn thường tổ chức các buổi tuyên truyền vệ sinh môi trường, không đổ rác nơi công cộng. Phòng Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện: - Quyết định số 59/2006/QĐ-UBND ngày 20/9/2006 của UBND tỉnh; - Công văn số 640/UBND-CT ngày 15 tháng 6 năm 2009 của UBND huyện Lục Ngạn; - Kế hoạch số 70-KH/TW ngày 28/4/2005 của tỉnh ủy Bắc Giang; - Quyết định số 50/2007/QĐ-UBND ngày 11/5/2007 của UBND tỉnh Bắc Giang; - Quyết định số 753/QĐ-UBND ngày 15/5/2009; - Kế hoạch số 1062/UBND-TNMT ngày 11/5/2007 của UBND tỉnh Bắc Giang; - Công văn số 1520/TNMT-CVBVMT ngày 21 tháng 7 năm 2009 của sở Tài nguyên và Môi trường; - Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của thủ tướng chính phủ. - Quyết định số 984/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2009 của UBND huyện; - Công văn số 2253/TNMT-VP ngày 25 tháng 11 năm 2008 sủa sở tài nguyên môi trường - Công văn số 381/UBND-VP ngày 22 tháng 10 năm 2007 của UBND huyện Lục Ngạn; - Kế hoạch số 340/KH-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2007 của UBND huyện. 4. Chi phí cho hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt Trong ba năm 2007-2009 huyện Lục Ngạn được sự hỗ trợ tổng số 2.010.000.000 đồng kinh phí phục vụ công tác BVMT. Nguồn vốn trên được quản lý, sử dụng hiệu quả, bước đầu đã hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho các đơn vị, tổ chức dịch vụ làm công tác thu gom rác thải, chủ yếu là hỗ trợ các đơn vị mua dụng cụ, phương tiện vận chuyển thu gom rác thải, hỗ trợ tiền công lao động cho những người làm công tác thu gom, đảm bảo cho các cơ sở hoạt động. Nhằm để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác QLMT nói chung và công tác quản lý CTRSH nói riêng, Phòng Tài nguyên và Môi trường có thống kê kinh phí cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện mình như sau: Bảng 3.4: Kinh phí sử dụng cho các hoạt động BVMT huyện Lục Ngạn năm 2010 Đơn vị: triệu đồng Stt Tên nhiệm vụ, dự án Nội dung triển khai Tổng kinh phí 1 Lập đề án, dự án về môi trường và những nhiệm vụ BVMT cấp thiết khác ở huyện. Điều tra, khảo sát, lập dự án thu gom, xử lý chất thải tại làng nghề sản xuất Thủ Dương. 15,0 2 Các dự án, nhiệm vụ BVMT do cấp huyện triển khai. Hỗ trợ xây dựng bãi rác thải cấp xã. 180,0 3 Hỗ trợ cho quản lý, thu gom, xử lý rác thải, hỗ trợ vận hành bãi rác thải hợp vệ sinh cho trung tâm huyện, xã. Hỗ trợ mua thiết bị thu gom, vận chuyển cho trung tâm huyện và các xã. 500,0 4 Duy trì thông tin cơ sở dữ liệu về môi trường. Mua sắm thiết bị phục vụ công tác QLMT 150,0 5 Tuyên truyền phổ biến triển khai các văn bản pháp luật, tập huấn về môi trường, tham quan tập huấn về mô hình tiên tiến xử lý chất thải. Tuyên truyền phổ biến pháp luật. 10,0 Tập huấn, tham quan học tập mô hình. 60,0 Tổ chức ngày môi trường thế giới. 20,0 6 Thẩm định, thẩm tra hồ sơ đăng ký cam kết BVMT. Thẩm định, thẩm tra hồ sơ đăng ký cam kết BVMT. 20,0 7 Thuê 25 lao động có văn bằng đào tạo có chuyên môn về môi trường làm hợp đồng công tác BVMT cấp huyện và xã. Nâng số cán bộ làm công tác BVMT cấp huyện và xã. 456,3 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường, 2010) 5. Quản lý kỹ thuật a) Cơ sở vật chất và nhân lực Theo số liệu thống kê, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện nay của huyện phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt là: Bảng 3.5: Cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác thu gom CTRSH các xã và thị trấn Stt Tên xã Hạng mục Thanh Hải Trù Hựu Nam Dương Chũ 1 Số cán bộ môi trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu thực trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Huyện Lục Ngạn-Tỉnh Bắc Giang.doc
Tài liệu liên quan