Báo cáo Thực tập về Công ty TNHH Trần Long

• Trị giá thực tế của hàng nhập được xác định:

Trị giá hàng nhập = Trị giá mua của hàng hoá + Các khoản thuế không được hoàn lại - Giảm giá hàng mua, CKTM được hưởng + Chi phí mua hàng.

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3078 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập về Công ty TNHH Trần Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời gian có hạn và sự hiểu biết của em còn hạn chế nên bản báo cáo của em có thể còn sai xót. Kính mong các thầy cô giúp đỡ và chỉ bảo thêm cho em. Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TRẦN LONG Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Trần Long. Tên giao dịch quốc tế: TRẦN LONG TRADING SERVICES COMPANY LIMITED Địa chỉ trụ sở: 212 CT4A2 Bắc Linh Đàm_Hoàng Mai_Hà Nội. Mã số thuế: 0100822250 Từ một cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, trải qua 1 số khó khăn cũng như những biếnđộng mạnh về giá cả vật liệu xây dựng, nhờ có sự cố gắng nỗ lực của anh chị em công nhân và đường lối lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc, đơn vị đã phát triển lớn mạnh trở thành một công ty có uy tín trên thị trường và được nhiều bạn hàng cậy. Trong gần 10 năm thành lập, công ty đã nhận được rất nhiều huân chương lao động do nhà nước trao tặng và nhiều bằng khen do các đơn vị sản xuất tặng thưởng cho sản phẩm đạt chất lượng cao. Công ty được chính thức thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 07 1021 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 26/01/1999, với số vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. 1.2. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm chủ yếu của công ty: Công ty TNHH Trần Long là một doanh nghiệp tư nhân, hạch toán độc lập, chuyên kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng phục vụ cho các chủ đầu tư tư nhân và các công ty cổ phần xây dựng của nhà nước khắp khu vực miền Bắc. Chức năng kinh doanh chủ yếu của Công ty là buôn bán sắt thép các loại, xi măng, vật liệu xây dựng. Ngoài ra Công ty còn cung cấp dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ trong lĩnh vực xây dựng. 1.3. Đặc điểm chu trình bán hàng của công ty: ( Phụ lục 01) - Nhận đơn đặt hàng, số điện thoại, địa chỉ liên hệ và tên của khách hàng. - Nhân viên kinh doanh lập bảng báo giá đến khách hàng. - Sau khi 2 bên thoả thuận nhất chí, Công ty sẽ cung cấp và giao hàng cho khách hàng theo đơn đặt hàng hoặc hợp đồng 2 bên đã thoả thuận kí kết. - Kiểm tra lại chủng loại, chất lượng, số lượng hàng hoá trước khi xuất kho hay giao thẳng cho khách hàng. 1.4. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty: Công ty Trần Long là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bộ máy quản lý của công ty tương đối đơn giản, gọn nhẹ nhưng hợp lý. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Trần Long (Phụ lục 02) - Đứng đầu là giám đốc: người đại diện của Công ty trước pháp luật, chịutoàn bộ trách nhiệm về hoạt động của Công ty, là người đưa ra quyết định cuối cùng có liên quan tới hoạt động của Công ty trên mọi lĩnh vực. - Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh căn cứ vào thẻ kho do phòng kế toán chuyển sang hàng ngày vào buổi sáng, phòng kinh doanh kiểm tra lượng hàng tồn kho và căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng để lên kế hoạch nhập xuất hàng hoá. - Phòng kế toán tài chính: Cung cấp thông tin về kế toán tài chính của Công ty, đề xuất những biện pháp quản lý tài chính giúp Công ty hoạt động có hiệu quả hơn. - Văn phòng Công ty: là đơn vị tổng hợp có nhiệm vụ giải quyết chế độ chính sách với người lao động, thực hiện giao dịch đối nội, đối ngoại. - Phòng kho vận: Căn cứ vào đơn đặt hàng phòng kinh doanh viết lệnh xuất kho chuyển xuống kho xuất hàng ( phương pháp ghi thẻ song song Phụ lục 05).Thủ kho nhận lệnh xuất kho, giao hàng theo lệnh xuất kho và viết phiếu xuất kho (3 liên), liên 1lưu, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 chuyển về phòng kế toán để làm căn cứ xuất kho. 1.5. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu trong hai năm gần đây: STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 So sánh 07/06 Giá trị % 1 Doanh thu Tr.đồng 30.141,498 48.217,724 18.076,226 59,97 2 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 475,926 749,278 273,352 57,44 3 Nộp ngân sách Tr.đồng 185,082 291,859 106,303 57,43 4 Sản lượng tiêu thụ (sắt thép) Tấn 1671,63 3466,54 1794,91 107,37 5 Tổng số lao động Người 8 9 1 12,5 6 Thu nhập bình quân Trđ/ng/th 1,650 1,850 200 12,12 Nhận xét: Qua số liệu của 2 năm gần đây, ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang phát triển rất tốt. Sản lượng tiêu thụ sắt thép (mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty) năm 2007 so với năm 2006 đã tăng vọt lên đến 107,37% do công ty đã tổ chức tốt công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm của mình, kí được nhiều hợp đồng lớn với các công ty xây dựng. Do đó doanh thu của công ty cũng đã tăng đáng kể, năm 2007 tăng 59,97% so với năm 2006. Doanh thu tăng cũng là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận doanh nghiệp tăng. Công ty kinh doanh có lãi giúp cải thiện thu nhập của người lao động và tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. 1.6. Khó khăn, thuận lợi và triển vọng hoạt động của Công ty trong thời gian tới: * Khó khăn: Do sự khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu, giá sắt thép giảm mạnh, thị trường bất động sản đóng băng đã gây trở ngại, khó khăn rất lớn cho Công ty. Đầu năm Công ty nhập vào 1 số lượng lớn sắt thép với giá cao, đến giữa năm giá sắt thép đột ngột giảm mạnh gây thiệt hại rất lớn cho Công ty. Thị trường nhà đất yên ắng, nhu cầu xây dựng giảm, đơn đặt hàng giảm dẫn đến doanh thu của Công ty sụt giảm đi rất nhiều. * Thuận lợi: Những mặt hàng, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh đều có chất lượng cao. Và điểm mạnh của doanh nghiệp này là đã biết quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình trong các kì hội chợ, triển lãm và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó Công ty cũng đã tạo dựng được tên tuổi, niềm tin và uy tín với cả khách hàng và những nhà cung cấp. * Triển vọng hoạt động của Công ty trong thời gian tới: Công ty muốn tìm được nhiều nguồn hàng có chất lượng tốt và giá cả ổn định hơn. Công ty đang lên kế hoạch mở rộng quy mô và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của mình không chỉ ở thị trường miền Bắc mà cả thị trường miền Trung và miền Nam. Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH TRẦN LONG 2.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán: 2.1.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán: Công ty sử dụng hình thức kế toán tập trung. Hình thức kế toán này rất phù hợp với một doanh nghiệp vừa và nhỏ như Công ty Trần Long. Mọi hoạt động về sổ sách, hoá đơn, chứng từ kế toán đều được thực hiện tại văn phòng kế toán của Công ty. 2.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán: 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục 03) 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: * Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm cao nhất về sổ sách kế toán của đơn vị và là người chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc về toàn bộ công tác kế toán tài chính của Công ty. * Kế toán tiêu thụ: Có nhiệm vụ theo dõi hạch toán kho hàng hoá, tính doanh thu lãi lỗ phần tiêu thụ hàng hoá. * Kế toán tiền lương và BHXH: Hạch toán chi tiết, tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. * Kế toán tiền mặt và thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ở ngân hàng. * Thủ quỹ: Là người quản lý, thu chi tiền mặt và ghi vào sổ quỹ tiền mặt. 2.2. Chính sách kế toán tại Công ty: - Chế độ kế toán: Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Kì kế toán: theo tháng. - Đồng tiền sử dụng trong ghi chép: là Đồng Việt Nam (VND). - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phương pháp khấu hao đường thẳng. - Phương pháp tính trị giá vốn thực tế hàng xuất kho: phương pháp bình quân gia quyền. - Hình thức kế toán Công ty áp dụng: hình thức sổ nhật kí chung (Phụ lục 04) 2.3. Phương pháp kế toán một số phần hành chủ yếu tại Công ty: 2.3.1. Kế toán TSCĐ: 2.3.1.1. Đặc điểm và phân loại TSCĐ: * Đặc điểm TSCĐ: Công ty Trần Long là một công ty thương mại dịch vụ nên TSCĐ của Công ty có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Tài sản của Công ty chủ yếu là nhà xưởng, xe tải, xe đầu kéo và các máy móc, thiết bị phục vụ xây dựng. * Phân loại TSCĐ: TSCĐ hữu hình của Công ty được phân thành 4 nhóm: - Nhóm thiết bị dụng cụ quản lý gồm: 2 bộ máy vi tính. - Nhóm nhà cửa, vật kiến trúc gồm: nhà cửa, phân xưởng, nhà kho… - Nhóm máy móc, thiết bị bao gồm: máy đầm cọc, máy trộn bê tông… - Nhóm phương tiện vận tải bao gồm: xe ôtô tải Huyndai 5 tấn, xe ôtô Vinaxuki 1 tấn,… 2.3.1.2. Đánh giá TSCĐ: TSCĐ của Công ty được đánh giá theo nguyên giá TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ. * Xác định nguyên giá TSCĐ: - Nguyên giá TSCĐ của Công ty do mua sắm được xác định: Nguyên giá TSCĐ = Giá mua thực tế + Các khoản thuế + Chi phí * Ví dụ: Ngày 01/02/03, Công ty mua 1 máy vận thăng lồng , giá mua trên hoá đơn chưa thuế 197.500.000đ, thuế xuất 10%, chi phí vận chuyển 1.797.619. Nguyên giá của TSCĐ này được xác định như sau: Nguyên giá TSCĐ = 197.500.000 + 19.750.000 + 1.797.619 = 219.047.619 * Xác định giá trị còn lại của TSCĐ: Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số khao luỹ kế * Ví dụ: Ngày 01/08/04, Công ty mua xe ôtô tải Vinaxuki 1 tấn, nguyên giá của chiếc xe là 136.794.762đ, giá trị khấu hao luỹ kế tính đến ngày 31/12/07 là 14.249.455. Giá trị còn lại của TSCĐ này được xác định là: Giá trị còn lại = 136.794.762 – 14.249.455 = 122.545.307 2.3.1.3. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ: Chứng từ kế toán sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ… Tài khoản kế toán sử dụng: TK 211 “TSCĐ hữu hình” Phương pháp kế toán: - Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ: Công ty mua sắm thêm phương tiện vận tải dùng để vận chuyển hàng hoá và mua 1 số máy móc, thiết bị dùng để cho thuê. *Ví dụ: Ngày 11/05/2008 Công ty mua 1 xe tải chở hàng, tổng giá thanh toán là 260.500.000 đồng (trong đó thuế GTGT là 10%), Công ty thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán hạch toán: Nợ TK 211: 236.818.819 Nợ TK 133.2: 23.681.881 Có TK 111: 260.500.000 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ: TSCĐ giảm chủ yếu do hoạt động thanh lý, nhượng bán khi sử dụng không còn mang lại hiệu quả kinh tế. Ví dụ: Ngày 12/11/2008, Công ty cần thanh lý 1 máy trộn bê tông với nguyên giá là 10.210.000 đồng, đã khấu hao 8.800.000 đồng, chi phí thanh lý là 210.000 đồng (thuế GTGT 10%). Số tiền thu được từ việc thanh lý là 1.000.000 đồng. Kế toán hạch toán: BT1: Phản ánh nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 214: 8.800.000 Nợ TK 811: 1.410.000 Có TK 211: 10.210.000 BT2: Số tiền thu hồi được từ thanh lý: Nợ TK 111: 1.000.000 Có TK 711: 900.000 Có TK 33311: 100.000 BT3: Tập hợp chi phí thanh lý: Nợ TK 811: 190.909,1 Nợ TK 1331: 19.090,9 Có TK 111: 210.000 2.3.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 2.3.2.1. Kế toán tiền lương: * Các hình thức trả lương và phương pháp tính lương: *Hiện công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. *Phương pháp tính lương: Tiền lương = Lương hợp đồng / 26 ngày * Số ngày công thực tế *Phương pháp kế toán: Chứng từ kế toán sử dụng: bảng chẩm công (Phụ lục 07), bảng thanh toán tiền lương…. Tài khoản kế toán sử dụng: TK 334 “phải trả người lao động” Phương pháp kế toán: *Ví dụ: Căn cứ vào bảng chấm công tháng 12/07 tính số tiền lương phải trả cho nhân viên Công ty số tiền là 24.880.000 đồng.Kế toán hạch toán: Nợ TK 641: 24.880.000 Có TK 334: 24.880.000 2.3.2.2. Kế toán các khoản trích theo lương: Hiện Công ty không áp dụng chế độ kế toán các khoản trích theo lương do Công ty chỉ sử dụng dưới 10 lao động. 2.3.3. Kế toán hàng hoá: 2.3.3.1. Đặc điểm hàng hoá: Hàng hoá của công ty chủ yếu là sắt thép các loại, xi măng, đá, cát, sỏi,… 2.3.3.2. Đánh giá hàng hoá: Trị giá thực tế của hàng nhập được xác định: Trị giá hàng nhập = Trị giá mua của hàng hoá + Các khoản thuế không được hoàn lại - Giảm giá hàng mua, CKTM được hưởng + Chi phí mua hàng. *Ví dụ: Ngày 15/09/08, công ty nhập mua 2 tấn thép của công ty Sơn Trường, giá mua ghi trên hoá đơn là 25.714.000 đ, số tiền thuế là 2.571.400 đ, chi phí mua lô hàng này là 300.000.Trị giá hàng nhập được kế toán xác định như sau: Trị giá hàng nhập = 25.714.000 + 2.571.400 + 300.000 = 28.585.400 Trị giá thực tế của hàng xuất được xác định: Trị giá hàng xuất = Đơn giá bình quân * Số lượng hàng hoá. - Đơn giá bình quân = (Trị giá tồn đầu kì + Trị giá phát sinh trong kì) / Số lượng tồn đầu kì + Số lượng phát sinh trong kì) * Ví dụ: Tháng 09/08, công ty có tình hình tồn kho, nhập, xuất kho mặt hàng sắt thép như sau: - Ngày 01/09 tồn kho 1000 kg, đơn giá 11.000 đ - Ngày 05/09 xuất kho 500 kg. - Ngày 09/09 nhập 2000 kg, đơn giá 11.500 đ - Ngày 15/09 xuất 1500 kg. - Ngày 22/09 nhập 1000 kg, đơn giá 12.000 đ - Ngày 30/09 xuất 1000 kg. Kế toán xác định trị giá sắt thép xuất kho ngày 30/09 như sau: Đơn giá bình quân = (500*11.000) + (500*11.500) / (500+500) = 11.250 Trị giá hàng xuất = 11.250 * 1000 = 11.250.000 đ 2.3.3.3. Kế toán tổng hợp tăng, giảm hàng hoá: Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho, biên bản kiểm nhận hàng, phiếu chi… Tài khoản kế toán sử dụng: TK 156 “ Hàng hoá” Phương pháp kế toán: - Kế toán tổng hợp tăng hàng hoá: * Ví dụ: Ngày 25/12/07, công ty mua 5,6 tấn thép của công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng với giá 71.594.820đ, thuế GTGT 5%. Kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 156: 71.594.820 Nợ TK 133.1: 3.579.741 Có TK 111: 75.174.561 -Kế toán tổng hợp giảm hàng hoá: * Ví dụ: Ngày 12/01/07, công ty xuất bán thép cho công ty Cổ phần xây dựng số 2, tổng giá thanh toán là 190.950.276 . Kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 632: 190.950.276 Có TK 156: 190.950.276 2.3.4. Kế toán thuế: 2.3.4.1. Đặc điểm kế toán thuế: * Các khoản thuế của doanh nghiệp bao gồm: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Thuế thu nhập doanh nghiệp 2.3.4.2. Phương pháp kế toán: Chứng từ kế toán sử dụng: Hoá đơn thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra, bảng kê khai thuế… Tài khoản kế toán sử dụng: Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước” Tài khoản 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” Phương pháp kế toán: *Ví dụ 1: Ngày 3/12/07, công ty nhập mua 1 lô thép D10 của công ty Cổ phần thép Việt Ý chưa thanh toán tiền, giá chưa thuế là 47.373.713 đ, số thuế GTGT đầu vào là 2.368.686 đ. Kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 156: 47.373.713 Nợ TK 133.1: 2.368.686 Có TK 331: 49.742.399 *Ví dụ 2: Ngày 25/12/07, công ty xuất bán đinh thép cho công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Thành Nam, tổng giá thanh toán là 311.956.878 đ, thuế GTGTphải nộp là 15.597.843 đ, khách hàng chưa thanh toán tiền.Kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 131: 311.956.878 Có TK 511: 296.359.035 Có TK 333.1: 15.597.843 *Ví dụ 3: Ngày 31/12/07, xác định số thuế doanh nghiệp tạm phải nộp vào Ngân sách nhà nước là 53.846.856 đ. Kế toán ghi: Nợ TK 821.1: 53.846.856 Có TK 333.4: 53.846.856 2.3.5. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh: 2.3.5.1. Kế toán bán hàng và cung cấp dịch vụ: Hiện nay doanh nghiệp áp dụng phương thức bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng. Nội dung doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng của công ty chính là toàn bộ số tiền thu được từ việc bán sắt thép, vật liệu xây dựng. Nội dung doanh thu cung cấp dịch vụ: Doanh thu cung cấp dịch vụ của công ty bao gồm các hoạt động cho thuê máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ lĩnh vực xây dựng. Tài khoản kế toán sử dụng: TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Chứng từ kế toán sử dụng: Hóa đơn bán hàng (hóa đơn GTGT), phiếu thu ………. Phương pháp kế toán: *Tại công ty, hoạt động bán hàng được thực hiện theo phương thức: - Bán hàng trực tiếp, người mua thanh toán ngay hoặc sau. *Ví dụ 1: Tháng 12/2007 công ty bán 2.019 tấn thép cho Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam với giá 26.474.000đ, thuế GTGT 10%. Công ty đã Thành Nam thanh toán tiền mặt. Kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 111: 29.121.400 Có TK 5111: 26.474.000 Có TK 3331: 2.647.400 * Ví dụ 2: Tháng 10/07 cho công ty xây dựng HUDS thuê một xe móc và hai máy trộn bê tông, tổng giá thanh toán là 8.100.000, thuế xuất 10%, khách hàng chưa thanh toán tiền, kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 131: 8.100.000 Có TK 511.3: 7.363.636 Có TK 333.1: 736.364 2.3.5.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Nội dung các khoản giảm trừ doanh thu: các khoản giảm trừ doanh thu của công ty bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại…… Tài khoản kế toán sử dụng: TK 521, 531, 532…… Phương pháp kế toán: *Ví dụ: Ngày 22/06/07, một khách hàng mua hàng với số lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, tổng giá thanh toán ghi trên hoá đơn là 47.805.517đ, thuế suất 10%, khách hàng thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 521: 43.459.561 NợTK 3331: 4.345.956 Có TK 111: 47.805.517 2.3.5.3 Kế toán giá vốn hàng bán: Phương pháp xác định giá vốn hàng bán: phương pháp bình quân gia quyền. Tài khoản kế toán sử dụng: TK 632 “Gía vốn hàng bán” Phương pháp kế toán: *Ví dụ: Ngày 12/11/07, Công ty xuất kho 190 bao xi măng bán cho công ty Cổ phần xây dựng số 2, giá vốn là của lô hàng là 18.815.295đ. Kế toán ghi như sau: Nợ TK 632: 18.815.295 Có TK 156: 18.815.295 2.3.5.4 Kế toán chi phí bán hàng: Nội dung chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng của công ty bao gồm: chi phí nhân viên, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác… Tài khoản kế toán sử dụng: TK 641 “ Chi phí bán hàng” Phương pháp kế toán: *Ví dụ: Tháng 12/2007(Phụ lục 11) tổng chi phí bán hàng của công ty là 102.163.461 đ, trong đó chi phí khấu hao TSCĐ là 47.256.140 đ, chi phí dịch vụ mua ngoài là 73.797.571. Kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 641: 102.163.461 Có TK 214: 47.256.140 Có TK 331: 73.797.571 2.3.5.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp: Nội dung chí phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm: chi phí quản lý nhân viên quản lý, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế phí và lệ phí, chi phí bằng tiền khác… Tài khoản kế toán sử dụng: TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp” Phương pháp kế toán: *Ví dụ: Kế toán tập hợp được chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng 12/2007 là 40.203.487đ, trong đó chi phí tiền lương trả cho nhân viên quản lý là 24.880.000 đ,chi phí khấu hao TSCĐ là 301.852, thuế và các khoản phải nộp nhà nước là 1.554.264đ, các chi phí khác bằng tiền là 13.467.371đ. Kế toán hạch toán: Nợ TK 642: 40.203.487 Có TK 334: 24.880.000 Có TK 214: 301.852 Có TK 333: 1.554.264 Có TK 111: 13.467.371 2.3.5.6 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: Nội dung doanh thu hoạt động tài chính: Doanh thu hoạt động tài chính của công ty gồm lãi tiền gửi ngân hàng.... Tài khoản sử dụng: TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” Phương pháp kế toán *Ví dụ: Ngày 31/12/2007 công ty thu được lãi xuất từ ngân hàng là 1.046.913đồng, công ty nhận qua tài khoản ngân hàng: Nợ TK 112: 1.046.913 Có TK 515: 1.046.913 2.3.5.7. Kế toán chi phí tài chính Nội dung chi phí tài chính: Chi phí tài chính của công ty bao gồm chi phí lãi vay..... Tài khoản sử dụng: TK 635 “Chi phí tài chính” Phương pháp kế toán: *Ví dụ: Ngày 24/12/2007, Công ty thanh toán cho ngân hàng khoản lãi vay bằng tiền mặt, số tiền là 133.212.208đ. Kế toán hạch toán: Nợ TK 635: 133.212.208 Có TK 111: 133.212.208 2.3.5.8. Kế toán thu nhập khác Nội dung thu nhập khác: Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ thanh lý, nhượng bán....... Tài khoản sử dụng: TK 711 “Thu nhập khác” Phương pháp kế toán: *Ví dụ: Ngày 10/07/2007 công ty thanh lý một máy cắt sắt bằng tiền mặt theo giá cả thuế là : 40.500.000, nguyên giá của tài sản là 62.350.000đ, hao mòn lũy kế là 50.300.000đồng. Kế toán hạch toán: Nợ TK 111: 40.500.000 Có TK 711: 36.818.182 Có TK 3331: 3.681.818 2.3.5.9. Kế toán chi phí khác: Nội dung thu nhập khác: Chi phí khác của công ty bao gồm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ… Tài khoản sử dụng: TK 811 “ Chi phí khác” Phương pháp kế toán: *Ví dụ: Ngày 25/8/07, Công ty nhượng bán một máy đầm coc, chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán là: 30.300.000đ, thuế GTGT là 5%. Kế toán hạch toán: Nợ TK 811: 30.300.000 Nợ TK 133: 1.515.000 Có TK 111: 31.815.000 2.3.5.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh: Phương pháp xác định kết quả kinh doanh: Kết quả = DT bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu – Gía vốn hàng bán + DT HĐTC – Chi phí HĐTC – Chi phí BH – Chi phí QLDN + Thu nhập khác – Chi phí khác. Tài khoản kế toán sử dụng: TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Phương pháp kế toán: *Ví dụ: Cuối năm 2007, căn cứ vào “Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh” (Phụ lục 14), ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty như sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 48.217.724.707, các khoản giảm trừ doanh thu 717.427.640, giá vốn hàng bán 45.067.945.969, doanh thu hoạt động tài chính 2.432.351.100, chi phí tài chính 1.939.450.652, chi phí bán hàng 567.072.140, chi phí quản lý doanh nghiệp 482.441.844, thu nhập khác 77.924.579, chí phí khác 30.300.000. - Doanh thu thuần trong kỳ bằng: 48.217.724.707 - 4.717.427.640 = 43.500.297.067. - Kết quả kinh doanh bằng: 48.217.724.707 - 45.067.945.969 + 2.432.351.100 – 1.939.450.652 - 567.072.140 - 482.441.844 + 77.924.579 - 30.300.000 = 2.640.799.783 . Thực hiện bút toán kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh: Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511: 48.217.724.707 Có TK 911: 48.217.724.707 - Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911: 45.067.945.969 Có TK 632: 45.067.945.969 Kết chuyển DT HĐTC: Nợ TK 515: 2.432.351.100 Có TK 911: 2.432.351.100 Kết chuyển chi phí tài chính: Nợ TK 911: 1.939.450.652 Có TK 635: 1.939.450.652 Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 911: 567.072.140 Có TK 641: 567.072.140 Kết chuyển chi phí QLDN: Nợ TK 911: 482.441.844 Có TK 642: 482.441.844 Kết chuyển thu nhập khác: Nợ TK 711: 77.934.579 Có TK 911: 77.934.579 Kết chuyển chi phí khác: Nợ TK 911: 30.300.000 Có TK 811: 30.300.000. Kết chuyển lãi: Nợ TK 911: 2.640.799.783 Có TK 421: 2.640.799.783 Chương 3 THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT 3.1 Thu hoạch: Trong thời gian thực tập, em đã cố gắng tìm hiểu và so sánh những kiến thức sách vở và kiến thức thực tế tại đơn vị thực tập và rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Em đã được các anh chị trong phòng kế toán hướng dẫn về cách ghi các loại hoá đơn, chứng từ, sổ sách tương ứng với từng nghiệp vụ phát sinh trong ngày.Em đã có cơ hội được tiếp xúc, học hỏi những kinh nghiệm thực tế từ các anh chị nhân viên trong phòng kế toán, giúp em hiểu sâu hơn, nắm vững hơn những kiến thức em đã được học trong trường. Em nhận thấy rằng công tác kế toán tại đơn vị thực tập rất giống với những gì em đã được học trong sách vở, đơn vị hoàn toàn tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và các quy định do nhà nước ban hành. 3.2 Nhận xét: 3.2.1. Ưu điểm: Hiện Công ty đang sử dụng các phần mềm kế toán: Fast, Misa nên các nhân viên kế toán có thể so sánh dữ liệu, đối chiếu nhanh hơn, rút ngắn thời gian và công sức, mang hiệu lại hiệu quả cao hơn cho công việc. Công tác kế toán của Công ty được thực hiện trên máy tính, kế toán có thể lập được bảng cân đối số phát sinh và kết chuyển được số dư cuối tháng, quý, năm được thuận tiện và nhanh chóng. Công ty sử dụng hình thức kế toán tập trung. Hình thức kế toán này rất phù hợp cho việc phân công công việc đối với các cán bộ kế toán, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng và ban lãnh đạo công ty. 3.2.2. Những tồn tại cần khắc phục: -Thứ nhất: Công ty không hạch toán các khoản trích theo lương. Hiện nay công ty không sử dụng các tài khoản: - TK 338.2 “Kinh phí công đoàn” - TK 338.3 “Bảo hiểm xã hội” - TK 338.4 “Bảo hiểm y tế” Như vậy có thể nói là công tác kế toán tiền lương của công ty chưa được hoàn thiện. Anh chị em công nhân không được hưởng các chế độ của BHXH, bảo hiểm y tế, công đoàn, lương hưu… - Thứ hai: Nhân viên kế toán của công ty làm việc bán thời gian. Khi các nghiệp vụ kinh doanh tại doanh nghiệp vẫn diễn ra, nhưng nhân viên kế toán của công ty không có mặt để cập nhật các hoá đơn, chứng từ kịp thời, khi cộng dồn dễ thất lạc hoá đơn, chứng từ gây thiếu xót, sai lệch sổ sách. 3.3.3. Một số ý kiến đề xuất: Từ những tồn tại nêu trên, em xin được đưa ra một số ý kiến đề xuất như sau: Công ty nên đóng BHXH cho người lao động, tạo điều kiện để công nhân của mình yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với công ty. Công ty nên hạch toán các khoản trích theo lương để hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại đơn vị. Bố trí lại thời gian làm việc của nhân viên kế toán cho hợp lý, tổ chức tốt công tác lưu giữ, sắp xếp lại chứng từ tránh để thất lạc, thiếu xót khi cập nhật. KẾT LUẬN Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Trần Long, nhờ có sự chỉ bảo, giúp đỡ của các cán bộ, nhân viên phòng Kế toán cùng với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, em đã có thêm nhiều sự hiểu biết về thực tế công tác kế toán tại một công ty thương mại và dịch vụ. Do thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệm về thực tiễn chưa có nên bản báo cáo của em khó có thể tránh khỏi những sai xót nhất định. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22888.doc
Tài liệu liên quan