Báo cáo thực tập Viện Khoa học Lao động và Xã hội

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

I Quá trình hình thành và phát triển của Viện Khoa học Lao động và Xã hội. 2

1. Thời kỳ trước đổi mới ( 1978 -1986): Giai đoạn xây dựng và củng cố. 2

2.Giai đoạn ổn định, phát triển (1987-1998) 4

3. Giai đoạn khẳng định ( 1999 đến nay) 5

II. Đặc điểm của Viện Khoa học Lao động và Xã hội. 6

1. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học Lao động và Xã hội. 6

1.1 Chức năng của Viện: 6

1.2 Nhiệm vụ của Viện: 7

2. Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội. 8

3. Quy trình trong thực hiện công việc của Viện 13

4. Cơ cấu và đặc điểm đội ngũ cán bộ của Viện Khoa học Lao động và Xã hội. 13

4.1 Cơ cấu cán bộ của Viện theo tuổi và giới tính 14

4.2 Cơ cấu cán bộ Viện theo trình độ chuyên môn 15

4.3 Cơ cấu cán bộ Viện chia theo một số chỉ tiêu khác: 16

5. Thu nhập của cán bộ nghiên cứu viên trong Viện 16

6. Hệ thống quản lý nguồn nhân lực của Viện 17

III. Một số kết quả đạt được của Viện trong những năm gần đây và những tồn tại cần phải giải quyết và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2007 19

1. Một số kết quả đạt được của Viện. 19

1.1. Về công tác nghiên cứu khoa học 19

1.2. Hợp tác nghiên cứu 20

1.3 . Kết quả đạt được ở một số mặt khác 21

2. Một số tồn tại và thách thức 22

3. Phương hướng, nhiệm vụ công tác trong năm 2007 23

KẾT LUẬN 24

PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Viện Khoa học Lao động và Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tâm môi trường lao động; Trung tâm nghiên cứu lao động nữ; Phân Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội, Tổ nghiên cứu chiến lược. 3. Giai đoạn khẳng định ( 1999 đến nay) Theo quyết định số 1445/2002/QĐ-BLĐTBXH, tổ chức bộ máy của Viện có 7 bộ phận và duy trì đến nay gồm: Phòng Tổ chức- hành chính - tài vụ; Phòng Kế hoạch - tổng hợp - đối ngoại; Phòng Nghiên cứu quan hệ lao động; Phòng Nghiên cứu chính sách ưu đãi và xã hội; Trung tâm nghiên cứu dân số, lao động, việc làm; Trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới; Trung tâm nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động. Viện có Hội đồng khoa học tư vấn cho Viện trưởng về công tác nghiên cứu khoa học. Trong thời kỳ này Viện tiếp tục huy động lực lượng và đổi mới phương thức tổ chức nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả công tác nên đã đạt được những kết quả tốt từng bước khẳng định là một Viện nghiên cứu đầu ngành, Viện đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, dự án nghiên cứu điều tra với các Bộ, các ngành, các cơ quan nghiên cứu trong nước và các tổ chức nước ngoài, các cơ sở sản xuất kinh doanh, giúp cung cấp các luận cứ khoa học quan trọng phục vụ cho việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, luật pháp và triển khai trên nhiều lĩnh vực trọng điểm của ngành, tham gia và dự thảo báo cáo và nghị quyết TW, dự thảo báo cáo của Chính phủ, dự báo, quy hoạch một số lĩnh vực của ngành xây dựng các chiến lược và đề án lớn của ngành. Bên cạnh đó Viện còn tiến hành nghiên cứu đón đầu và giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập thuộc lĩnh vực LĐ-TB-XH. Viện tiếp tục mở rộng hợp tác trong nghiên cứu thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài với hầu hết các tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam như WB, UNDP, UNICEF, UNFPA, SIDA Thụy Điển.., với nhiều Viện nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới. Trên cơ sở đó trao đổi thông tin và kinh nghiệm, cử cán bộ đi nghiên cứu khảo sát, dự hội thảo khoa học ở nước ngoài, thiết lập đội ngũ cộng tác viên nghiên cứu đông đảo gồm các nhà quản lý, chuyên gia và nhà khoa học đầu ngành thuộc lĩnh vực có liên quan nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu viên của Viện đồng thời tiếp cận với những lý luận mới, các phương pháp mới trong nghiên cứu từ đó đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của Viện. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Viện Khoa học Lao động và Xã hội vẫn không ngừng đổi mới, khắc phục khó khăn để thực hiện tốt các nhiệm vụ. Với các kết quả và thành tích đã đạt được, Viện đã được tặng cờ thi đua xuất sắc và Bằng khen của Bộ liên tục trong nhiều năm; năm 1997 Viện đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và năm 2003, nhân dịp kỷ niệm 25 năm, Viện đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Hai. II. Đặc điểm của Viện Khoa học Lao động và Xã hội. 1. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học Lao động và Xã hội. 1.1 Chức năng của Viện: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng các vấn đề về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội như: dân số, lao động - việc làm, tiền công, tiền lương, điều kiện làm việc các quan hệ lao động các chính sách bảo trợ ưu đãi xã hội đối với người có công, đối tượng yếu thế, các vấn đề về lao động nữ và vấn đề giới; tham gia đào tạo sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Lao động và Xã hội. 1.2 Nhiệm vụ của Viện: Nhiệm vụ của Viện được quy định trong quyết định số 1445/2002/QĐ-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH gồm: a) Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực LĐ - TB - XH gồm: - Dự báo xu hướng phát triển và định hướng chiến lược về lĩnh vực LĐ - TB - XH; tham gia xây dựng chiến lược thuộc lĩnh vực LĐ - TB - XH - Phát triển nguồn lao động; di dân, dịch chuyển lao động; đào tạo nghề nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm và đáp ứng thị trường lao động; - Việc làm, thất nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động; thị trường lao động; tác động của tòan cầu hóa… - Tiền lương, tiền công, thu nhập; tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân; định mức lao động; năng suất lao động xã hội; - Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh, môi trường và điều kiện lao động; - Lao động nữ; các khía cạnh xã hội và vấn đề giới của lao động nữ và lao động đặc thù; - Ưu đãi người có công, xóa đói giảm nghèo; bảo hiểm xã hội; bảo trợ xã hội; tệ nạn xã hội. b) Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành; đào tạo trình độ sau đại học thuộc chuyên ngành Kinh tế Lao động theo quy định của pháp luật; c) Điều tra cơ bản phục vụ nghiên cứu khoa học về Lao động và Xã hội; thu thập và phổ biến thông tin khoa học, kết quả các công trình nghiên cứu; d) Tư vấn và tham gia thẩm định, đánh giá các chương trình, dự án, chính sách, công trình nghiên cứu thuộc Bộ quản lý; e) Mở rộng hợp tác với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về Lao động và Xã hội theo quy định của pháp luật và của Bộ; f) Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức; tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và của Bộ. 2. Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội VIỆN TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH- TỔNG HỢP- ĐỐI NGOẠI HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNHCHÍNH- TÀI VỤ PHÒNG NGHIÊN CỨU QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LAO ĐỘNG NỮ VÀ GIỚI PHÒNG NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ XÃ HỘI KHỐI NGHIÊN CỨU KHỐI HÀNH CHÍNH Mối quan hệ lãnh đạo Mối quan hệ phối hợp Tư vấn PHÓ VIỆN TRƯỞNG 1 PHÓ VIỆN TRƯỞNG 2 PHÓ VIỆN TRƯỞNG 3 Hiện nay, tổ chức bộ máy của Viện gồm Lãnh đạo Viện và 7 bộ phận với nhiệm vụ như sau: a) Lãnh đạo Viện gồm 4 người: - Viện trưởng: Là người quản lý chung mọi hoạt động của Viện, và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tình hình hoạt động của Viện. - 3 Phó Viện trưởng: Giúp việc cho Viện trưởng trong quản lý điều hành hoạt động của Viện. Mỗi một phó Viện trưởng được phân công phụ trách một sô bộ phận và quản lý theo từng lĩnh vực riêng. Trong đó có một Phó Viện trưởng được quyền giải quyết các công việc của Viện khi Viện trưởng đi vắng hoặc ủy quyền. b) Hội đồng khoa học: Có trách nhiệm tư vấn cho Lãnh đạo Viện trong công tác nghiên cứu khoa học. c) Phòng Kế hoạch - Tổng hợp - Đối ngoại: Mảng kế hoạch: - Tham mưu hoạt động khoa học của Viện - Khai thác, đấu thầu các dự án, đề tài - Lập các kế hoạch để thực hiện đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu - Theo dõi, giám sát chất lượng, tiến độ nghiên cứu - Viết các báo cáo tổng kết hàng tháng, quý, 6 tháng, năm - Cân đối các kế hoạch Mảng Đối ngoại: - Khai thác đấu thầu dự án hợp tác nghiên cứu với các tổ chức trong và ngoài nước - Công tác biên dịch, phiên dịch - Công tác hành chính đối ngoại: như lo chỗ ăn nghỉ, xe đưa đón cho các đòan công tác, họp. Mảng thư viện: gồm 2 người quản lý thư viện gồm sách, báo tạp chí, các đề tài nghiên cứu và cung cấp các các tài liệu báo chí cho các phòng ban. Mảng Thông tin: - Lưu trữ, xử lý số liệu, xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ quản lý chung. - Xây dựng các hệ thống chỉ tiêu d) Phòng Tổ chức - Hành chính - Tài vụ: Mảng Tổ chức: - Lập kế hoạch về nhân sự, sắp xếp, bố trí, điều hành nhân sự - Theo dõi việc thực hiện công tác của các phòng ban - Chi trả lương và phụ cấp theo quy định của Nhà nước - Xét thi đua , khen thưởng, kỷ luật lao động - Xét nâng lương - Thực hiện các hoạt động đào tạo, đề bạt luân chuyển cán bộ - Làm công tác tư tưởng cán bộ Mảng Hành chính: - Mua sắm, sửa chữa, trang thiết bị - Văn thư của Viện - Thanh lý tài sản Mảng Tài vụ: - Quản lý các quỹ của Viện - Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng và giao dịch ngân hàng - Xây dựng quyết toán - Thực hiện các công tác BHXH, BHYT f) Phòng nghiên cứu Quan hệ lao động: - Nghiên cứu về tiền lương, tiền công, mức sống - Nghiên cứu định mức, xây dựng cấp bậc kỹ thuật - Nghiên cứu quan hệ lao động trong doanh nghiệp - Nghiên cứu về lĩnh vực BHXH g) Phòng nghiên cứu chính sách ưu đãi và xã hội - Nghiên cứu về an sinh xã hội. - Nghiên cứu các chính sách đói nghèo, chuẩn nghèo. - Nghiên cứu các chính sách đối với người yếu thế, trẻ em lang thang, người tàn tật, người già cô đơn. - Nghiên cứu các chính sách đối với người nhiễm chất độc màu da cam. - Nghiên cứu chính sách đối với gia đình thương binh liệt sỹ và người có công với cách mạng. - Nghiên cứu các vấn đề về tệ nạn xã hội. h) Trung tâm nghiên cứu Dân số, Lao động, Việc làm Nghiên cứu và dự báo các vấn đề thuộc lĩnh vực Dân số, Lao động và Việc làm như: Điều tra quy mô, cơ cấu dân số, lực lượng lao động hàng năm, tỷ lệ thất nghiệp, số lưọng người đang có việc làm …. i) Trung tâm nghiên cứu Môi trường và điều kiện lao động Nghiên cứu các vấn đề về môi trường xã hội và điều kiện lao động, vệ sinh an toàn lao động ở các vùng, ngành, các khu công nghiệp và khu chế xuất. Nghiên cứu điều kiện lao động, vệ sinh an toàn lao động. j) Trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới: Nghiên cứu các vấn đề về giới, bình đẳng giới và lao động nữ. Như vậy, nhìn sơ đồ tổ chức của Viện ta thấy đây là mô hình trực tuyến chức năng có sự phân cấp quản lý. Trong đó Viện trưởng là người có quyền quản lý cao nhất và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về mọi hoạt động của Viện. Các phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và giúp việc cho Viện trưởng trong việc thực hiện các công tác quản lý Viện theo các mảng công việc được giao. Các trưởng phòng, giám đốc trung tâm chịu trách nhiệm trước Viện trưởng, và các Phó Viện trưởng về họat động của phòng, trung tâm và là người đưa ra các quyết định điều hành, quản lý các nhân viên trong phòng thực hiện các mảng công việc của phòng theo từng lĩnh vực nghiên cứu của mỗi phòng và trung tâm. Giữa các các phòng, trung tâm có mối quan hệ phối hợp với nhau trong việc thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học. Cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng là phù hợp với Viện, các công việc được giải quyết nhanh gọn, các quyết định được đưa đến các phòng ban một cách nhanh chóng, kịp thời. 3. Quy trình trong thực hiện công việc của Viện Quá trình thực hiện các công việc nghiên cứu của Viện được thực hiện qua các bước sau: B1: Lãnh đạo Viện ủy quyền cho một bộ phận nào đó đi đấu thầu các đề tài, dự án B2: Xây dựng kế hoạch thực hiện B3: Thành lập Ban chủ nhiệm đề tài và gửi qua phòng Tổ chức - Hành chính - Tài vụ để theo dõi và điều phối. B4: Ban chủ nhiệm được toàn quyền quyết định thực hiện và chi tiêu nhưng phải được Viện trưởng phê duyệt B5: Trong quá trình thực thi nếu cần nhân sự thì đề xuất với phòng Tổ chức - Hành chính - Tài vụ để bố trí nhân sự. B6: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp - Đối ngoại sẽ giám sát quản lý việc thực hiện đề tài, quản lý chất lượng đề tài thông qua sự phê duyệt đánh giá của Hội đồng khoa học. Trên cơ sở đó, các đè tài dự án rộng liên lĩnh vực và các đề tài lớn sẽ do lãnh đạo Viện quản lý điều hành thống nhất. Các đề tài tầm trung sẽ thuộc 1, 2 lĩnh vực sẽ được Viện trưởng ủy quyền cho các Phó Viện trưởng và các Phó Viện trưởng ủy quyền cho các trưởng phòng. Còn các đề tài, dự án nhỏ sẽ được ủy quyền trực tiếp cho các trưởng phòng và mượn dấu của lãnh đạo Viện. 4. Cơ cấu và đặc điểm đội ngũ cán bộ của Viện Khoa học Lao động và Xã hội. Tính đến ngày 31/12/2006, đội ngũ cán bộ của Viện gồm có 70 người trong đó bao gồm 64 người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và 6 người giúp việc hưởng lương từ quỹ hành chính của Viện. Trong 64 ngưòi thì có 38 người thuộc biên chế nhà nước và 26 người là hợp động dài hạn. Do vậy khi xét cơ cấu cán bộ của viện chỉ tính cho 64 ngừoi. 4.1 Cơ cấu cán bộ của Viện theo tuổi và giới tính Cơ cấu cán bộ của Viện theo tuổi và giới tính Chỉ tiêu 2005 2006 2006/2005 Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Tổng 58 100 64 100 Theo giới tính - Nam 28 48.28 27 42.19 -1 -6.09 - Nữ 30 51.72 37 57.81 +7 +6.09 Theo độ tuổi - Dưới 30 tuổi 16 27.59 21 32.81 +5 +5.22 - Từ 30 tuổi đến dưới 40 tuổi 18 31.03 18 28.13 0 -2.9 - Từ 40 tuổi đến dưới 50 tuổi 10 17.24 16 25.00 +6 +7.76 - Từ 50 tuổi đến 60 tuổi (đủ 55 tuổi với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam) 14 24.14 9 14.06 -5 -10.08 - Trên 60 tuổi ( trên tuổi nghỉ hưu) 0 0.00 0 0.00 0 0 Nguồn: Báo cáo cán bộ, viên chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội Từ bảng cơ cấu giới tính trên cho thấy hiện nay Viện có 27 cán bộ là nam chiếm tỷ lệ là 42,19 % và nữ là 37 người chiếm 57,81%. Viện Khoa học Lao động và Xã hội là một Viện nghiên cứu nên với tỷ lệ giới tính là nữ nhiều hơn nam cũng là điều hợp lý vì ngoài số cán bộ nữ làm công tác nghiên cứu thì một số vị trí như kế toán, văn thư, quản lý trông coi thư viện, thủ quỹ đều do nữ giới đảm nhiệm. Đội ngũ cán bộ của Viện còn rất trẻ với độ tuổi trung bình là năm 2005 là 38.79% đã giảm xuống chỉ còn 37, 03 tuổi năm 2006 trong đó những người dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 32.81% (2006) và tăng 5.22% so với 2005 là do trong năm 2006 Viện có ký hợp đồng với một số cán bộ. Những người từ 30tuổi đến dưới 40 tuổi chiểm tỷ lệ là 28.13 %, từ 40 tuổi đến 50 tuổi chiếm 25% và số người trên 50 tuổi chỉ chiếm một tỷ lệ là 14.06% và giảm 10.08% so với năm 2005 là do có mốt số người về hưu và được đề bạt làm công tác lãnh đạo ở một số cơ quan khác. Như vậy với cơ cấu tuổi như trên thì Viện có những thuận lợi và khó khăn đó là, với đội ngũ cán bộ tương đối trẻ sẽ thuận lợi cho việc tiếp thu, học hỏi những lý luận mới, phương pháp mới trong nghiên cứu, có điều kiện học tập và nâng cao trình độ để thực hiện tốt hơn công tác nghiên cứu. Tuy nhiên cũng do tuổi còn khá trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu cũng như thực hiện các đề tài dự án. 4.2 Cơ cấu cán bộ Viện theo trình độ chuyên môn Cơ cấu cán bộ Viện theo trình độ chuyên môn Chỉ tiêu 2005 2006 2006/2005 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tiến sỹ 2 3.45 4 6.25 +2 +2.8 Thạc sỹ 6 10.34 14 21.88 +8 +11.54 Đại học 46 79.31 42 65.62 -4 -13.69 Cao đẳng 0 0.00 0 0.00 0 0.00 Trung cấp 0 0.00 0 0.00 0 0.00 Khác ( Loại C) 4 6.90 4 6.25 0 0.00 Nguồn: Báo cáo cán bộ, viên chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội Từ bảng cơ cấu cán bộ của Viện theo trình độ chuyên môn cho thấy trình độ chuyên môn của Viện không cao, tỷ lệ đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học chỉ chiếm 28.13% năm 2006 trong khi 65.52 % đội ngũ cán bộ mới chỉ ở trình độ đại học, trong đó chỉ có 4 tiến sỹ trong tổng số 64 cán bộ chiếm 6.25%.Là một Viện nghiên cứu đầu ngành về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội, thì với thực trạng về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ Viện như trên là còn rất nhỏ mà lẽ ra tỷ lệ Tiến sỹ và Thạc sỹ phải chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt đến nay Viện vẫn chưa có Giáo sư và Phó Giáo sư do đó trong thời gian tới Viện cần phải có những kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ Viện. Với mục tiêu trên trong 2 năm qua nhờ chủ trương tạo điều kiện và khuyến khích cán bộ Viện tham gia các khóa học Thạc sỹ và Tiến sỹ nên năm 2006 Viện đã có thêm 2 cán bộ có học vị Tiến sỹ và thêm 8 cán bộ có trình độ Thạc sỹ, và nhiều cán bộ đang học cao học, đây là kết quả đáng mừng mà Viện đã đạt được và cần tiếp tục phát huy. 4.3 Cơ cấu cán bộ Viện chia theo một số chỉ tiêu khác: Hiện nay đội ngũ cán bộ của Viện chỉ có 25 người là Đảng viên chiếm 39.06% và 62 người có trình độ tin học cơ sở, trong đó có 12 cán bộ có khả năng sử dụng các phần mềm phân tích xử lý số liệu. Về trình độ tiếng anh, có 41 người có bằng C tiếng anh chiếm 64.06%, có 9 người có bằng B chiếm 14.06% và 7 người có trình độ cử nhân chiếm 10.93% và 3 người có trình độ cử nhân ngoại ngữ khác. Hàng năm Viện vẫn thường tổ chức các lớp đào tạo nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh và Tin học cho cán bộ của Viện. 5. Thu nhập của cán bộ nghiên cứu viên trong Viện Thu nhập của cán bộ nghiên cứu viên trong Viện bao gồm lương cấp bậc các khoản có tính chất như lương và các khoản thu nhập khác mà các cán bộ nhận được thông qua việc tham gia vào các đề tài. Năm 2005, thu nhập bình quân của một người một tháng là 1.611.000đ đã tăng lên là 2.688.000đ vào năm 2006, trong đó phần lương và các khoản có tính chất lương tăng từ 950000đ/ người / tháng năm 2005 lên 1642000đ/ người / tháng năm 2006 một phần là do tiền lương tối thiểu chung tăng và có một số người được nâng bậc lương. Điều đáng chú ý ở đây đó các khoản thu nhập khác mà người chủ yểu là từ việc tham gia các dự án đã tăng từ 500.000đ/ người / tháng lên 800.000đ/ người / tháng đã thể hiện Viện đã khai thác được nhiều dự án nhằm tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống cho cán bộ của Viện. Nhưng nhìn chung so với các cơ quan, doanh nghiệp thì mức thu nhập bình quân một người một tháng của đội ngũ cán bộ nghiên cứu viên của Viện là còn tương đối thấp, và tỷ trọng thu nhập ngoài lương trong tổng thu nhập còn nhỏ. 6. Hệ thống quản lý nguồn nhân lực của Viện - Tuyển dụng và quản lý cán bộ Về quy chế tổ chức và quản lý nhân sự thì cho đến nay Viện vẫn đang xây dựng quy chế. Nhưng hiện nay cách thức quản lý và tổ chức nhân sự của Viện được thực hiện trên cơ sở hàng năm Bộ LĐ - TB - XH giao cho Viện một số đề tài nghiên cứu khoa học, một số dự án kèm theo kinh phí và giao chỉ tiêu biên chế cán bộ cho Viện. Với cách giao chỉ tiêu biên chế như trên Viện rất khó có thể thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy để thực hiện những sự đổi mới trong hoạt động. Đồng thời có một tình trạng đó là các cán bộ nghiên cứu là viên chức nhà nước khi được tiếp nhận vào làm việc thường có tư tưởng yên vị để nhận lương hàng tháng. Với việc biên chế do cơ quan chủ quản giao hàng năm đã dẫn tình trạng thiếu cán bộ nghiên cứu để thực hiện công việc. và không tạo được động lực và sức ép đối với cán bộ nghiên cứu của Viện vươn lên đáp ứng yêu cầu công việc. Viện tiến hành quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu viên của Viện thông qua sơ yếu lý lịch của từng cán bộ được lưu giữ tại phòng Tổ chức - Hành chính - Tài vụ. Đồng thời phòng Tổ chức - Hành chính - Tài vụ có nhiệm vụ - Đánh giá thực hiện công việc và chi trả lương thưởng: Hiện nay Viện vẫn chưa có quy chế hướng dẫn đánh giá việc thực hiện công việc của cán bộ nghiên cứu. Cách đánh giá thực hiện công việc hiện nay đó là hàng tháng các các bộ đi làm đủ số ngày công và không bị kỷ luật thì đều được hưởng đủ lương cấp bậc quy định theo nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính Phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, và lực lượng vũ trang, và tăng lương theo định kỳ mà nhà nước đã quy định. Như vậy với cách hưởng lương như trên thì không gắn với hiệu quả làm việc của từng cán bộ, không khuyến khích họ học tập nâng cao trình độ và thực hiện công việc tốt hơn. Bên cạnh phần lương cứng hưởng hàng tháng thì các cán bộ nghiên cứu còn nhận được các khoản thu nhập thông qua việc thực hiện các đề tài dự án. Việc thực hiện đề tài được chia ra các công đoạn như: thu thập số liệu, viết đề cương, tiến hành điều tra….và mỗi công đoạn được giao một mức kinh phí nhất định và khi người cán bộ nghiên cứu hòan thành thì được hưởng thu nhập từ dự án. Tuy nhiên, chỉ những ai tham gia các đề tài dự án mới được hưởng còn những người không tham gia vào các dự án, đề tài thì chỉ trông chờ vào phần lương cứng hưỏng hàng tháng. - Hiện nay Viện vẫn chưa có các bản quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và yêu cầu thực hiện công việc, tiêu chuẩn thực hiện công việc đối với mỗi chức danh công việc riêng trong viện mà hiện nay chỉ dựa trên Quyết định số 11/2006/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ nội vụ Về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức khoa học và công nghệ ban hành ngày 5 tháng 10 năm 2006. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nghiên cứu viên của Viện hàng năm do dựa trên tình hình thực tế và yêu cầu của nhiệm vụ Viện đề nghị các cán bộ nghiên cứu viên tự đánh gía trình độ của mình và đăng ký nhu cầu đào tạo với Viện. Trên cơ sở đó Viện lập kế hoạch đào tạo và cử người đi học các khóa đào tạo do Bộ tổ chức, khuyến khích và tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ nghiên cứu viên học tập nâng cao trình độ. Đồng thời Viện còn tự đứng ra tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng cho đôi ngũ cán bộ của viện và của các cơ quan đơn vị khác về Tiếng anh, tin học.v.v III. Một số kết quả đạt được của Viện trong những năm gần đây và những tồn tại cần phải giải quyết và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2007 1. Một số kết quả đạt được của Viện. Trong những năm qua Viện đã ưu tiên mọi nguồn lực của Viện để phục vụ cho nhiệm vụ trọng tâm của Bộ và đồng thời tận dụng tối đa năng lực nghiên cứu của Viện thông qua triển khai nghiên cứu ứng dụng và tư vấn cho các địa phương và các doanh nghiệp về các vấn đề thuộc lĩnh vực LĐ-TB-XH . 1.1. Về công tác nghiên cứu khoa học Trong năm 2006 Viện đã thực hiện tốt những công việc Bộ giao đó là đã tích cực tham gia nhóm công tác tổng kết thực tiễn thành tựu 20 năm đổi mới kinh tế xã hội, tổng kết 20 năm đổi mới ngành LĐ-TB-XH, và trên cơ sở đó tham mưu cho Lãnh đạo Bộ góp ý xây dựng văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X về lĩnh vực Lao động và Xã hội. Thực hiện một số đề tài nghiên cứu cấp Bộ như: “Bản chất tiền lương, tiền công trong nền kinh tế thị trường” ; “Đánh giá tác động của thị trường lao động tới phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2005 và dự báo xu hướng tác động giai đoạn 2006-2010” ; xây dựng căn cứ khoa học trong việc xác định mức tiền lương tối thiểu trên cơ sở thị trường; xây dựng luận cứ khoa học cho việc phát triển quan hệ lao động phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại… góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận, phương pháp tiếp cận lĩnh vực LĐ-TB-XH theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . Viện đã tham mưu cho Ban cán sự và Lãnh đạo Bộ về việc xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các chính sách, pháp luật của ngành như dự thảo Luật BHXH, Luật Dạy nghề, Giải quyết tranh chấp lao động của Bộ Luật Lao động…nhằm hòan thiện thể chế kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội. Trong từng lĩnh vực Viện đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu phục vụ cho việc cải cách và hoàn thiện các chính sách của ngành, trong đó có một số nghiên cứu tiêu biểu như + Lĩnh vực lao động, việc làm và dạy nghề: “ Khảo sát hộ gia đình tiếp cận nguồn lực năm 2006”, “ Đánh giá khả năng tiếp cạn đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh thiếu niên”, “ Đánh giá kỹ năng cho phát triển” . Những nghiên cứu trên góp phần đánh giá mức độ công bằng, minh bạch trong tiếp cận các nguồn lực của các nhóm hộ gia đình và dân cư. + Lĩnh vực quan hệ lao động và điều kiện lao động: “ Xác định cơ chế phân phối tiền lương, thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp thời kỳ 2006 - 2010”; “ Xác định tiền lương tối thiểu trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài”; “ đổi mới chính sách tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh”…Các kết quả trên đã cung cấp luận cứ khoa học để xây dựng các đề án cải cách tiền lương, luật tiền lương tối thiểu và hệ thống các chỉ tiêu của ngành. + Lĩnh vực ưu đãi và chính sách xã hội: “ Sửa đổi thủ tục, quy trình kiểm tra về xác nhận, công nhận, thực hiện chính sách người có công và khuyến nghị giải phap chống vi phạm, tiêu cực”, “Báo cáo về vấn đề giới”; “ đánh gía điều kiện sống trong các khu nhà trọ và đề xuất các hỗ trợ cần thiết dành cho trẻ em lang thang” và “ Thí điểm cập nhật bản đồ nghèo đói tại Tuyên Quang”. Các kết quả thu được là cơ sở để hòan thiện chính sách đối với người có công, xác định thực trạng đói nghèo và bất bình đẳng từ đó đề ra các giải pháp khắc phục. Ngoài ra Viện còn hòan thành việc xử lý kết quả điều tra thực trạng lao động, việc làm và thất nghiệp năm 2006. 1.2. Hợp tác nghiên cứu Viên tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong Bộ để triển khai cac nhiệm vụ nghiên cứu của Bộ giao cũng như các đề tài, dự án hợp tác quốc tế như:Phối hợp với Vụ Tiền lương - Tiền công nghiên cứu về cải cách và hòan thiện chính sách tiền lương và tiền lương tối thiểu; Phối hợp với Vụ Bảo trợ xã hội để thực hiện các nghiên cứu và hòan thiện chính sách về xóa đói giảm nghèo; Phối hợp với Cục phòng chống Tệ nạn xã hội xây dựng quy chế quản lý môi trường tại các trung tâm 05 - 06; phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế tổ chức các hội thảo quốc tế về các chủ đề thuộc lĩnh vực lao động - xã hội. Bên cạnh đó Viện tiếp tục duy trì và mở rộng hợp tác với các Viện nghiên cứu chiến lược - chính sách của các Bộ như Viện Quản lý Kinh tế Trung Ương, Viện Xã hội học, Viện Chiến lược và Chính sách phát triển Nông nghiệp Nông thôn… Hợp tác giảng dạy với nhiều trường đại học trong cả nước như, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Quốc Gia, ĐH Huế…đồng thời Viện còn phối hợp, hỗ trợ các cơ quan quản lý lao động của một số địa phương trong việc triển khai các nghiên cứu và quy hoạch thuộc lĩnh vực LĐ-TB-XH. Viện còn chú trọng xây dựng, đề xuất các kế hoạch, chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo với các tổ chức quốc tế như ILO, UNDP, WB, ADB, DANIDA, SIDA, và hợp tác đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực cho nghiên cứu viên của Viện, của Bộ và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập Viện Khoa học Lao động và Xã hội.DOC
Tài liệu liên quan