MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MINH DƯƠNG. 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 3
1.2. Chức năng, nhiệm kỳ sản xuất kinh doanh. 5
1.2.1. Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh. 5
1.2.2.Thị trường tiêu thụ của CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 6
1.2.3. Đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ để tạo ra sản phẩm. 8
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. 9
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 9
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban, từng chức vụ trong CTCP Thưc Phẩm Minh Dương. 11
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban, từng chức vụ trong CTCP Thưc Phẩm Minh Dương. 12
1.4. Kết quả hoạt động sản xuất của công ty trong một số năm gần đây. 15
Phần II. THỰC TÊ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CTCP THỰC PHẨM MINH DƯƠNG. 18
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 18
2.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán công ty. 18
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty. 18
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng người: 19
2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ. 20
2.2.1 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ được sử dụng tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 21
2.2.2 Chu trình luân chuyển một số chứng từ chủ yếu 23
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán được vận dụng trong CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 28
2.2.4. Tổ chức vận dụng sổ kế toán. 31
2.5. Báo cáo 52
2.5.1. Báo cáo tài chính 52
2.5.2 Báo cáo nội bộ 54
2.5.3. Báo cáo thuế. 56
2.6. Kiểm tra công tác kế toán. 56
2.6.1. Công tác kiểm tra. 56
2.6.2. Sự ảnh hưởng của đặc điểm sản xuất kinh doanh. 58
Phần III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. 59
3.1. Kết quả đạt được. 59
3.1.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán. 59
3.1.2.Về một số phần hành kế toán cụ thể. 60
3.2. Một số tồn tại và giải pháp hoàn thiện trong công tác kế toán NVL tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 62
3.3. Kiến nghị về công tác kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 63
KẾT LUẬN 65
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14090 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tế tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần Thực Phẩm Minh Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ua sự kiểm tra, tổng hợp của kế toán tổng hợp và sự phê chuẩn của kế toán trưởng, kế toán các nhà máy cũng làm nhiệm vụ thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương cho cán bộ công nhân viên, người lao động trong nhà máy.
Kế toán tại trang trại: Có nhiệm vụ tương tự như là kế toán tại các nhà máy, chỉ khác đây là khu sản xuất, tiêu thụ cây trồng hoa quả và các sản phẩm từ vật nuôi nên cũng có nhiệm vụ, có những chứng từ và cách hạch toán không giống với các nhà máy.
2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ.
Những quy định chung tại công ty.
Do đặc điểm sản xuất, kinh doanh với ngành nghề thực phẩm, khối lượng công việc tương đối lớn nhưng lại chưa đồng đều giữa các phần hành kế toán. Cùng với việc chuyên môn hóa trong công tác kế toán chưa được vận dụng, kế toán vẫn chủ yếu thực hiện ghi chép thủ công, vì vậy công ty lựa chọn hình thức kế toán “ Chứng từ ghi sổ” cho công tác kế toán của công ty.
Ngoài việc lựa chọn hình thức kế toán “ Chứng từ ghi sổ”, công ty còn xác định một số quy định khác trong công tác kế toán của mình:
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N đến hết ngày 31/12/N.
Đơn vị tiền tệ sử dụng là VNĐ.
Kỳ kế toán quy định là 1 tháng.
Phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng, Mọi TSCĐ trích khấu hao theo tháng, các TSCĐ phát sinh tăng giảm tháng này thì tháng sau mới tiến hành trích hoặc thôi trích khấu hao.
Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên, để tính giá NVL, CCDC xuất kho công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, NVL nhập kho được tính theo giá bình quân gia quyền đối với NVL là hàng Nông – lâm – thủy sản. Đối với NVL mua có hóa đơn GTGT, hóa đơn mua hàng… thì được nhập kho theo giá thực tế. CCDC nhập kho cũng được tính theo giá thực tế mua.
Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Công ty không lập các khoản dự phòng cho hàng tồn kho.
2.2.1 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ được sử dụng tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương.
CTCP Thực Phẩm Minh Dương là một doanh nghiệp nhỏ, hoạt động kinh doanh thực phẩm nên các loại chứng từ kế toán tại đây tuy không đa dạng và phong phú, nhưng các chứng từ được lập tại công ty luôn tuân theo đúng chế độ và ghi chép đầy đủ kịp thời đúng với nghiệp vụ kinh tế phát sinh đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của chứng từ làm căn cứ để ghi sổ kế toán và cung cấp thông tin cho quản lý. Các chứng từ kế toán của công ty sau khi được ghi sổ và luân chuyển sẽ được lưu và bảo quản tại phòng tài chính – kế toán của công ty theo quy định hiện hành. Trong phần hành kế toán khác nhau công ty đều sử dụng hệ thống chứng từ tương đối hoàn chỉnh:
Chứng từ tiền tệ:
+ Phiếu thu
+ Phiếu chi
+ Giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng.
+ Giấy thanh toán tiền tạm ứng
+ Giấy đề nghị thanh toán
+ Biên lai thu tiền
+ Bảng kiểm kê quỹ.
Chứng từ hàng tồn kho:
+ Phiếu nhập kho NVL, CCDC.
+ Phiếu xuất kho NVL, CCDC.
+ Biên bản kiểm kê vật tư.
+ Bảng kê thu mua hàng nông – lâm – thủy sản.
Chứng từ lao động tiền lương:
+ Hợp đồng thuê khoán lao động
+ Bảng chấm công.
+ Bảnh kê khối lượng sản phẩm hoàn thành.
+ Bảng đơn giá lương khoán cho một sản phẩm.
+ Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH)
+ Bảng tính lương.
+ Bảng thanh toán tiền lương Cụ thể lập thành Bảng thanh toán tiền lương khoán cho từng xí nghiệp.
+ Bảng thanh toán tiền BHXH.
+ Phiếu làm thêm giờ.
Chứng từ bán hàng:
+ Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho.
+ Hóa đơn GTGT.
+ Biên bản thanh lý hợp đồng.
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
+ Phiếu thu, phiếu chi…
+ Hóa đơn GTGT..
+ Hóa đơn cước vận chuyển…
Phần TSCĐ:
+ Hợp đồng mua sắm TSCĐ.
+ Biên bản giao nhận TSCĐ.
+ Hóa đơn mua TSCĐ.
+ Quyết định (tăng giảm TSCĐ)
+ Danh mục thiết bị bán.
+ Biên bản thanh lý TSCĐ.
+ Phiếu thu (người mua nộp tiền đối với TSCĐ thanh lý)
+ Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ….
2.2.2 Chu trình luân chuyển một số chứng từ chủ yếu
2.2.2.1 Quy trình vận động của chứng từ:
Bước 1: Lập chứng từ hoặc tiếp nhận chứng từ từ bên ngoài.
Bước 2: Kiểm tra chứng từ, ở bước này kế toán kiểm tra yếu tố bắt buộc cần thiết của một chứng từ, kế toán kiểm tra tính pháp lý của chứng từ:
Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ: kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ do Nhà Nước phát hành.
Kiểm tra tính hợp lý của chứng từ: Kiểm tra số tiền ghi trên chứng từ để xem nội dung thu chi phản ánh trên chứng từ do kế toán trưởng kiểm tra.
Kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ chính là việc kiểm tra dấu của đơn vị và chữ ký của những người có liên quan,
Bước 3: Ghi sổ kế toán
Phân loại chứng từ theo từng phần hành.
Cung cấp thong tin cho nhà lãnh đạo nghiệp vụ.
Định khoản trên chứng từ.
Lấy số liệu từ chứng từ ghi vào sổ kế toán.
Bước 4: Bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ
Bảo quản chứng từ: trong niên độ kế toán khi báo cáo tài chính năm chưa được duyệt thì chứng từ được bảo quản tại các phần hành kế tóan. Khi có sự thay đổi về mặt nhân sự, phải lập biện bản bàn giao chứng từ đã bảo quản.
Lưu trữ chứng từ: Kết thúc niên độ kế toán, khi Báo cáo tài chính năm được duyệt thì chứng từ được đưa vào kho lưu trữ theo quy đinh của chế độ. Việc lưu trữ chứng từ phải đảm bảo những yêu cầu sau
+ lựa chọn địa điểm lưu trữ.
+ Đảm bảo an toàn bí mật tài liệu
+ Quy trách nhiệm vật chất đối với người lưu trữ: Khi chứng từ kế toán đã đưa vào kho lưu trữ, nếu cần phải sử dụng lại chứng từ thì phải tuân thủ theo yêu cầu sau:
Nếu sử dụng lại thì chứng từ cho người trong đơn vịthì phải được sự đồng ý của kế toán trưởng doanh nghiệp.
Nếu sử dụng lại chứng từ cho người ngoài doanh nghiệp, thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của kế toán trưởng đơn vị và giám đốc.
Hủy chứng từ: Chứng từ khi kết thúc thời hạn lưu trữ sẽ được hủy bỏ theo chế độ tùy theo tính chất của từng loại chứng từ, mà chế độ quy định thời hạn lưu trữ khác nhau.
2.2.2.2. Khát quát chung chu trình luân chuyển một số chứng từ chủ yếu:
* Chứng từ tiền mặt:
Chu trình luân chuyển Phiếu thu:
Doanh nghiệp sử dụng kết kợp cả 2 phương án:
Với những nghiệp vụ thu tiền có giá trị lớn mang tính trọng yếu để quản lý chặt chẽ nghiệp vụ thu tiền, sơ đồ luân chuyển:
Trách nhiệm luân chuyển
Bước
công việc
Người nộp tiền
Kế toán trưởng, giám đốc
Kế toán tổng hợp
(KT tại các nhà máy)
Thủ quỹ
1. Đề nghị nộp tiền
(1)
2. Viết phiếu thu
(2)
3. Thu tiền
(3)
4. Ghi sổ
(4)
5.Ký phiếu thu
(5)
6. Bảo quản lưu trữ
(6)
Với nghiệp vụ thu tiến với giá trị nhỏ mang tính chất thường xuyên để bảo quản tinh kịp thời cho việc ghi sổ kế toán, kế toán sủ dụng:
Trách nhiệm luân chuyển
Bước
công việc
Người nộp tiền
Kế toán trưởng, giám đốc
Kế toán tổng hợp
(KT tại các nhà máy)
Thủ quỹ
1. Đề nghị nộp tiền
(1)
1. Viết phiếu thu
(2)
3. Thu tiền
(3)
4. Ghi sổ
(4)
5.Ký phiếu thu
(5)
6. Bảo quản lưu trữ
(6)
Chu trình luân chuyển phiếu chi:
Đối với nghiệp vụ chi tiền lớn mang tính trọng yếu, để kiểm tra tính chặt chẽ nội dung thu chi, kế toán sủ dụng:
Trách nhiệm luân chuyển
Bước
công việc
Người có nhu cầu tiền
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
(KT tại các nhà máy)
Thủ quỹ
1. Đề nghị chi tiền
(1)
2. Duyệt phiếu chi
(2)
3. Viết phiếu chi
(3)
4. Ký phiếu chi
(4)
5. Chi tiền
(5)
6. Ghi sổ
(6)
7. Bảo quản lưu trữ
(7)
Đối với nghiệp vụ chi tiền nhỏ mang tính thường xuyên cho sản xuất kinh doanh để đảm bảo tính kịp thời của nghiệp vụ chi tiền và ghi sổ kế toán, kế toán sủ dụng:
Trách nhiệm luân chuyển
Bước
công việc
Người có nhu cầu tiền
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
(KT tại các nhà máy)
Thủ quỹ
1. Đề nghị chi tiền
(1)
2. Duyệt phiếu chi
(2)
3. Viết phiếu chi
(3)
4. Chi tiền
(4)
5. Ghi sổ
(5)
6. Ký phiếu chi
(6)
7. Bảo quản lưu trữ
(7)
Chứng từ hang tồn kho:
Quy trình luân chuyển phiếu nhập kho:
Trách nhiệm luân chuyển
Bước
công việc
Người nhập hàng
Cán bộ phòng cung ứng
Biên bản kiểm nghiệm
Phụ trách phòng vật tư
KT tổng hợp
(KT tại các nhà máy)
Thủ kho
1. Đề nghị nhập hàng
(1)
2. lập biên bản kiểmnghiệm
(2)
3. lập phiếu nhập
(3)
(3)
4. Ký phiếu nhập
(4)
5. Nhập kho
(5)
6. Ghi sổ
(6)
7. Bảo quản lưu trữ
(7)
Biên bản kiểm nghiệm chỉ được lập trong trường hợp sau: Hàng nhập với khối lượng lớn.
Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho:
Trách nhiệm luân chuyển
Bước
công việc
Người nhập hàng
Cán bộ phòng cung ứng
Kế toán trưởng, giám đốc
KT tổng hợp
(KT tại các nhà máy)
Thủ kho
1. Đề nghị xuất hàng
(1)
2. lập phiếu xuất
(2)
3. Ký phiếu xuất
(3)
4. Xuất hàng
(4)
5. Ghi sổ
(5)
6. Bảo quản lưu trữ
(6)
*Chứng từ bán hang:
Quy trình luân chuyển chứng từ hóa đơn bán hàng
Trách nhiệm luân chuyển
Bước
công việc
Người có nhu cầu hàng
Cán bộ phòng kinh doanh
Kế toán trưởng, giám đốc
KT tổng hợp
(KT tại các nhà máy)
Thủ kho
Thủ quỹ
1. Đề nghị mua hàng
(1)
2. Viết hóa đơn
(2)
3. Ký hóa đơn
(3)
4. viết phiếu thu
(4)
5. Ký phiếu thu
(5)
6. Thu tiền
(6)
7. xuất hàng
(7)
8. Ghi sổ
(8)
9. Bảo quản lưu trữ
(9)
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán được vận dụng trong CTCP Thực Phẩm Minh Dương.
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản như các doanh nghiệp sản xuất, nhìn chung hệ thống tài khoản của công ty đáp ứng theo yêu cầu ghi chép và phản ánh vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
Công ty không sử dụng TK 151, 159…
Các tài khoản hay sử dụng:
Phần tiền tệ: TK 111, TK 112…
TK 111: Tiền mặt.
TK 112: Tiền gửi ngân hàng.
Tài khoản 112 được chi tiết theo các ngân hàng:
TK 11211: Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội
TK 11212: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TK 11213: Kho bạc Hoài Đức
TK 11214: Ngân hàng Việtcombank
TK 11215: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.
…
Phần TSCĐ: TK 211, TK 213, TK 214, TK 241,…
TK 211: Tài sản cố định hữu hình
TK 213: TSCĐ vô hình.
TK 214: Hao mòn TSCĐ.
TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang.
Phần vật tư: Tk 152, Tk 153, TK 133, …
TK 152: Nguyên liệu, vật liệu.
Tk 153: Công cụ, dụng cụ.
TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Tài khoản cấp 2 của TK 152, 153 được chi tiết theo kho, ví dụ:
TK 152- K1: Nguyên vật liệu tại kho Di Trạch
TK 152- K2: Nguyên vật liệu tại kho Cát Quế
TK 152- K3: Nguyên vật liệu tại kho Minh Khai…
Và tiếp tục chi tiết thành tài khoản cấp 3 theo tên từng loại NVL, CCDC:
TK 152- K1BSA: Bột sắn ẩm tại kho Di Trạch.
TK 152- K1EZ: Enzim SC tại kho Di Trạch.
TK 152- K1D: Dầu tại kho Di Trạch
TK 152- K1MG: Mầm gạo tại kho Di Trạch
…
Phần mua hàng và thanh toán: TK 131, TK 331, TK 141..Các Tài khoản này được chi tiết theo mã.
TK 131- BKHH: Phải thu CTCP bánh kẹo Hải Hà.
TK 131- BKTH: Phải thu của công ty bánh kẹo Thiên Hương
TK 131- DPHT- Phải thu của CTCP Dược Phẩm Hà Tây
TK 131 – DPTW: Phải thu của CTCP Dược Phẩm TW MEDIPLANTEX
….
TK 331- THTP: Phải trả CTCP Than hoạt tính Trường Phát.
TK 331- DPT: Phải trả CTCP Thiết bị Xăng dầu Petrolimex
TK331- XNTD: Phải trả xí nghiệp Thành Đạt
TK 331- XNAP: Phải trả xí nghiệp An Phú
…
TK141- NVT: Tạm ứng cho cán bộ thu mua Nguyễn Văn Trọng.
Phần lao động và tiền lương: TK 334, TK 338…
TK 334 được chi tiết theo từng nhà máy:
TK 3341: Phải trả CNV nhà máy nha
TK 3342: Phải trả CNV nhà máy đường
TK 3343: Phải trả CNV trang trại
Từ đó được chi tiết theo tổ sản xuất, phân xưởng,..
TK 3341-C1: Phải trả CNV ca sản xuất số 1 của nhả máy nha
TK 3341- C2: Phải trả CNV ca sản xuất số 2 của nhả máy nha
TK 3341- PXG: Phải trả CNV phân xưởng giấy của nhả máy nha
TK 3342- C1: Phải trả CNV ca sản xuất số 1 của nhả máy đường.
TK 3343- TC: Phải trả CNV trồng cây bảo vệ của trang trại.
…
TK 338 được chi tiết thành:
TK 3382: kinh phí công đoàn.
TK 3383: Bảo hiểm xã hội
TK 3384: bảo hiểm y tế.
TK 3388: phải trả, phải nộp khác.
Từ TK cấp 2 được chi tiết thành tài khoản cấp 3. theo từng công nhân viên
TK 3341-C1- Nguyễn Văn Trọng: Phải trả Nguyễn Văn Trọng
…
Phần tổng hợp chi phí và giá thành: TK 621, TK 622, TK 627, TK 154, TK 155, TK 142...
Phần tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả: TK 632, TK 155, TK 154, TK 641, TK 642, TK 131, TK 511, TK 711, TK 811, TK 911,,,
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất.
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
TK 627: Chi phí sản xuất chung
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 155: Thành phẩm
TK 142: Chi phí trả trước ngắn hạn ( chi phí chờ kết chuyển)
TK 632: Giá vốn hàng bán.
TK 641: Chi phí bán hàng.
TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 811: Chi phí khác
TK 821: Chí phí thuế thu nhập doanh nghiệp
TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
TK 627 được chi tiết thành các TK cấp 2:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu.
TK 6273: Chi phí dụng cụ.
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác.
TK 821 được chi tiết thành 2 TK cấp 2:
TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành.
TK 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
Các TK 621, 622, 6271, .., 6277, TK 154, TK 632 được chi tiết theo từng loại sản phẩm, ví dụ:
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 621-N: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất nha
TK 621-G: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất đường Glucô.
…
2.2.4. Tổ chức vận dụng sổ kế toán.
Công ty sử dụng hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ. Theo hình thức này công ty sử dụng các loại sổ kế toán sau: sổ, thẻ kế toán chi tiết, Sổ cái các tài khoản, sổ tổng hợp và các tài khoản và không sủ dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng, kế toán tiến hành khóa sổ, tính tổng phát sinh Nợ, tổng phát sinh Có và số dư của tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ váo Sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư tài khoản của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) đuợc dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
2.2.4.1 Kế toán phần hành tài sản cố định.
*Đặc điểm TSCĐ
CTCP Thực Phẩm Minh Dương xây dựng và đưa vào hoạt động từ tháng 5/ 2000, đến nay đuợc 9 năm. TSCĐ của công ty chủ yếu được mua sắm khi nhà máy bắt đầu đưa vào hoạt động, khi sửa chữa thiết bị, do vậy nhìn chung TSCĐ của công ty phát sinh không nhiều nếu công ty không đâu tư xây dựng nhà máy mới. Do vậy năm 2005, công ty bắt đầu xây dựng nhà máy mới với diện tích rộng lớn và hệ thống máy móc hiện đại được đầu tư mới hoàn toàn nên TSCĐ của công ty tăng đáng kể.
Ngoài khu trang trại, công ty có 3 nhà máy tại 3 địa điểm khác nhau. Mỗi nhà máy đều được xây dựng nhà xưởng, kho ..với cơ sỏ hạ tầng khang trang, đầu tư mới máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ tốt nhất cho viêc sản xuất sản phẩm. Xong do đặc điểm của công ty là hoạt động 24/24 giờ, do vậy máy móc thiết bị phải vận hành nhiều, dễ bị hỏng hóc, nên hàng tháng công ty định kỳ cho ngưng sản xuất 2- 3 ngày để kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa lại. Kế toán các nhà máy có nhiệm vụ theo dõi các khoản chi phí này rồi chuyển lên phòng TC- KT của công ty để kế toán tổng hợp hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
Do hầu hết TSCĐ của công ty đều nằm ở 3 nhà máy sản xuất chính và để trong quá trình sản xuất giảm tổn hư máy móc, tại mỗi nhà máy công ty đều bố trí nhân viên kỹ thuật làm công tác theo dõi, kiểm tra và sửa chữa, nâng cấp máy móc để sản xuất diễn ra liên tục và không bị gián đoạn.
Để quản lý, sủ dụng TSCĐ một cách có hiệu quả, công ty đã phân loại TSCĐ như sau:
TSCĐ hữu hình:
Các nhà xưởng sản xuất;
Máy móc, thiết bị;
Phương tiện vận tải, truyền dẫn;
Thiét bị, dụng cụ quản lý;
TSCĐ hữu hình khác.
TSCĐ vô hình:
Quyền sử dụng đất;
Nhãn hiệu hàng hóa;
TSCĐ vô hình khác.
TSCĐ của công ty được quản lý, sử dụng tại từng nhà máy, nhưng nhiệm vụ theo dõi, quản lý TSCĐ này trên sổ sách là do kế toán tổng hợp thực hiện. Về mặt kế toán TSCĐ được quản lý theo nguyên giá và giá trị hao mòn. Mỗi TSCĐ đều được lập một bộ hồ sơ gồm đầy đủ các chứng từ liên quan đến TSCĐ đó từ khi ghi nhận nguyên giá, đưa vào sử dụng đến khi thanh lý, nhượng bán; gồm các chứng từ như: Hóa đơn mua TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ và có kèm theo các hợp đồng kinh tế về mua sắm, thanh lý TSCĐ.
Việc trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Theo quyết định này công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng (theo thời gian – khấu hao tuyến tính). Công ty trích khấu hao TSCĐ theo tháng, các TSCĐ phát sinh tăng, giảm trong tháng này thì tháng sau công ty mới tiến hành trích hoặc thôi trích khấu hao.
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ
Số năm sử dụng
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ
=
Nguyên giá
TSCĐ
x
Tỷ lệ %
khấu hao năm
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng của tài sản cố định
=
Mức khấu hao năm
12
Số khấu hao phải trích tháng này
=
Số khấu hao phải trích tháng trước
+
Mức khấu hao tăng trong tháng
-
Mức khấu hao giảm trong tháng
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra liên tục, máy móc thiết bị vận hành dễ bị hư hỏng, do vậy mức khấu hao cho máy móc thiết bị thường lớn. Mức khấu hao này được trích và phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo quy định.
*Trình tự luân chuyển
Sổ sách kế toán:
Sổ tổng hợp gồm:
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
Thẻ TSCĐ.
Chứng từ ghi sổ: TK 211, TK 213, TK 214, TK 241.
Sổ cái các tài khoản: TK 211, TK 213, TK 214.
Quy trình luân chuyển chứng từ và hạch toán trên sổ sách kế toán:
Hợp đồng mua sắm TSCĐ
Biên bản giao nhận TSCĐ
Biên bản thanh lý TSCĐ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 211, 213, 214, 241 214
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tính và phân bổ KH TSCĐ tháng trước
Bảng tính và phân bổ KH TSCĐ tháng này
Thẻ TSCĐ
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 211, 213, 214,241..
Báo cáo tài chính
Chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối số phát sinh
Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu:
Sơ đồ 1: Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (khi công ty thuê ngoài)
TK 111, 112 TK 241 TK 211
(5)
TK 331
(1)
(2) TK 441
(3)
(6)
TK 152
TK 138
(4)
(7)
Giải thích:
(1): Khi ứng trước hoặc thanh toán tiền cho người nhận thầu;
(2): Khi công tác xây lắp hoàn thành nghiệm thu thanh toán.
(3): Chi khác;
(4): Xuất thiết bị khác;
(5): Giá trị công trình XDCB hoàn thành bàn giao;
(6): Chi phí XDCB được duyệt bỏ;
(7): Số chi sai phải thu hồi khi quyết toán được duyệt.
Sơ đồ 2: Kế toán chi mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh:
TK 111, 112, 331… TK 2411 TK 211, 213
Nếu mua phải trải qua lắp đặt, Khi TSCĐ mua sắm hoàn
chạy thử đưa vào sử dụng
TK 133
Mua TSCĐ đưa vào sủ dụng ngay
Sơ đồ 3:Sơ đồ hạch toán khấu hao và hao mòn
TK 211, 213 TK 214 TK 627, 642
Giá trị hao mòn của TSCĐ kết chuyển cuối kỳ
thanh lý
2.2.4.2. Kế toán phần hành NVL- CCDC.
*Đặc điểm VNL – CCDC.
CTCP Thực Phẩm Minh Dương chuyên sản xuất các loại sản phẩm liên quan đến thực phẩm, trong đó 2 sản phẩm chủ yếu là mạch nha và đường Glucô, các sản phẩm khác là phù trúc, thực phẩm chay… Với công nghệ sản xuất khép kín hiện đại đã tạo ra sản phẩm có chất lượng đảm bảo. Mỗi sản phẩm hoàn thành là sự kết tinh của nhiều yếu tố, là sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu.
Ở công ty nguyên liệu chủ yếu được sử dụng là nông – lâm – thủy sản, được cung cấp từ các hộ gia đình, các xã viên chuyên sản xuất tinh bột hay làm nghề nông nghiệp. Chúng thường được mua với khối lượng lớn nhưng không đồng đều giữa các tháng, vào mùa vụ thì nguyên liệu này được cung cấp nhiều hơn, nhưng do đặc điểm không để được trong kho quá lâu nên vào thời điểm này công ty thường đẩy mạnh sản xuất, khuyến khích công nhân làm tăng năng suất. Vào những tháng NVL thu mua trên địa bàn không đủ, công ty tiến hành mua của các bạn hàng khác trên thị trường, để đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời cho sản xuất. Nguyên liệu khác thì công ty sử dụng là: hóa chất, nhiên liệu, khí đốt… với khối lượng không nhiều, nhưng nó không thể thiếu được trong quy trình sản xuất do vậy công ty luôn phải theo dõi để mua sắm, cung cấp kịp thời cho sản xuất.
Nguồn nguyên vật liệu mang nhiều tính chất khác nhau nên đơn vị cũng phải sử dụng những đơn vị đo lường khác nhau để theo dõi và hạch toán trên sổ sách như: Kg dùng cho nguyên liệu là bột sắn ẩm, sắn lát, bột khô,..lít dùng cho các hóa chất như enzim, thuốc tẩy, dầu chạy máy…m3 dùng cho than đốt, than hoạt tính…
Công cụ dụng cụ trong CTCP Thực Phẩm Minh Dương thường là các dụng cụ phục vụ quá trình sản xuất, thường là những loại CCDC có mang giá trị nhỏ nên được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất, kinh doanh. Các loại bao bì, bao tải đóng gói sản phẩm được công ty xếp vào loại CCDC chỉ sử dụng một lần..
* Sổ sách sử dụng:
Sổ tổng hợp gồm
Chứng từ ghi sổ.
Sổ cái TK 152, TK 153
Sổ kế toán chi tiết:
- Thẻ kho
- Sổ chi tiết NVL – CCDC
- Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho NVL – CCDC
- Sổ chi tiết tình hình thanh toán với người bán.
- Bảng tổng hợp tình hình thanh toán với người bán.
Thẻ kho được mở cho từng vật liệu, công cụ, dựa trên căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho. Cuối ngày, thủ kho tính ra số lượng tồn của từng loại. Cuối tháng đối chiếu số lượng Nhập – Xuất – Tồn với sổ chi tiết vật tư.
Sổ chi tiết NVL – CCDC, được kế toán tại các nhà máy mở cho từng loại, căn cứ vào các phiếu nhập kho – xuất kho, cuối tháng tính ra số tổng và đối chiếu với thẻ kho.
Sổ tổng hợp Nhập – xuất – tồn, theo dõi biến động hàng ngày, cuối tháng kế toán tiến hành xác định tổng nhập – xuất – tồn và đối chiếu với sổ cái TK 152, 153.
Quy trình luân chuyển chứng từ và hạch toán trên sổ sách:
Bảng kê mua hàng nông – lâm – thủy sản của người trực tiếp sản xuất
Hóa đơn mua hàng nông – lâm – thủy sản.
Hóa đơn GTGT
Phiếu chi, giấy báo Nợ, Có
Sổ chi tiết tình hình thanh toán với người bán
Bảng tổng hợp tình hình thanh toán với người bán
Chừng từ ghi sổ
Sổ cái TK 152, 153
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Sổ chi tiết NVL - CCDC
Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn NVL - CCDC
Bảng cân đối sổ phát sinh
Báo cáo kế toán
*sơ đồ hạch toán
TK 111, 112, 331 TK152 TK 621, 641, 642, 627, 241
Nhập do mua ngoài xuất dùng cho sản xuất, quản lý,
TK 133 bán hàng, XDCB
TK 338 , 632 TK 111,112,331
Phát hiện thừa khi kiểm kê, CKTM, Giảm giá hàng bán
mua hàng ,
TK 412 TK 632
Chênh lệch do đánh giá lại xuất bán, cho vay
TK 138, 632
Thiếu khi mua về khi kiểm kê
TK 412
Chênh lệch giảm do
đánh giá lại
2.2.4.3.Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
*Đặc điểm của đơn vị kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Công ty có 4 khu sản xuất và 1 trụ sỏ chính. Việc theo dõi lương cho từng khu sản xuất do kế toán tại nhà máy đó phụ trách, kế toán tại trụ sở chính do kế toán tổng hợp phụ trách. Điều này thuận tiện cho việc phân công, chuyên môn hóa lao động cho nhân viên phòng kế toán. Tuy nhiên phải đến cuối tháng kế toán các nhà máy mới tập hợp bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, sổ nhập thành phẩm..chuyển lên phòng TC – KT của công ty. Vì vậy công việc của kế toán tổng hợp bị dồn vào cuối tháng, nên nhiều khi việc tính lương và thanh toán lương cho cán bộ, công nhân viên bị chậm.
Về chi phí nhân công trực tiếp, bao gốm: Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất:
CTCP Thực Phẩm Minh Dương quy đinh cách tính lương theo thời gian, theo bậc lương và tính lương theo sản phẩm dưới hình thức khoán:
Hiện nay công ty có 5 bậc lương cơ bản:
Bậc 1: từ 1.500.000 – 2.000.000đ/ tháng/ người.
Bậc 2: từ 2.000.000 – 2. 200.000đ/ tháng/ người
Bậc 3: từ 2.200.000 – 2.500.000đ/ tháng/ người
Bậc 4: từ 2.500.000 – 2.700.000đ/ tháng / người
Bậc 5: từ 2.700.000đ / tháng/ người trở lên
Hàng ngày công nhân viên được phân công theo dõi, chấm công các nhân viên bộ phận thuộc quản lý của mình, cuối tháng gửi bảng chấm công và phiếu nghỉ hưởng BHXH về phòng TC - KT của công ty để kế toán tổng hợp tính lương cho những đối tượng không ăn lương theo sản phẩm.
Lương của CBCNV 1 tháng
=
Lương theo bậc của CBCNV
30
+
Số ngày làm việc thực tế trong tháng
-
Phụ cấp, làm thêm, khoản khác
Riêng đối với công nhân viên làm việc theo ca sản xuất và hưởng lương theo sản phẩm thì công ty áp dụng cách tính lương như sau: hàng tháng công ty sẽ khoán số sản phẩm hoàn thành tương ứng với số tiền trả để hoản thành số sản phẩm đó, nếu vượt mức khoán thì sẽ ảnh hưởn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A6645.DOC