Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp với nhiều loại hình lao động, ở bất kỳ loại hình lao động nào cũng đều tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm có hại như : hơi khí độc,cháy,nổ,nóng,bụi,ồn,rung,tâm lý lao động căng thẳng. Từ những thực tế đó nhận thức được tầm quan trọng của công tác BHLĐ, công ty đã rất quan tâm chú trọng đến công tác BHLĐ ở công ty, cụ thể như công ty đã thành lập ban bảo hộ lao động và phối hợp với Công Đoàn công ty thực hiện.
Công tác BHLĐ ở công ty được tổ chức có hệ thống chặt chẽ từ chủ tịch hội đồng BHLĐ đến các an toàn viên, phổ biến hướng dẫn các chế độ chính sách, các nội quy, quy định an toàn trong sản xuất của công ty nhằm hạn chế TNLĐ, BNN, chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho NLĐ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng công tác.
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4734 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng công tác Bảo Hộ Lao Động của công ty cổ phần Khí Công Nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huật an toàn BHLĐ cho cán bộ, công nhân, hướng dẫn các biện pháp an toàn lao động chung cho cơ sở và các biện pháp an toàn đối với một số công việc đặc thù.
Hướng dẫn quy định về chế độ, thời gian làm việc, ngày nghỉ, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, chế độ lao động nữ, tiêu chuẩn trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, bồi dưỡng độc hại.
Hướng dẫn chế độ kiểm tra BHLĐ, mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
Hướng dẫn khai báo điều tra thống kê báo cáo TNLĐ, BNN.
Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo TNLĐ.
Ngày 20/03/1982 liên bộ BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ra quyết định số 45/LĐ- QĐ về việc khai báo, điều tra và thống kê báo cáo TNLĐ.
Điều 108 của bộ luật lao động quy định về khai báo, báo cáo TNLĐ.
Nghị định 06/CP ra ngày 20/01/1995 tại điều B khoản 7 quy định về điều tra, khai báo, thống kê, báo cáo TNLĐ.
Thông tư liên tịch số 03/1998/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ra ngày 26/03/1998 hướng dẫn về khai báo và điều tra TNLĐ.
Nội dung về giáo dục, vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ.
Công tác BHLĐ liên quan đến tất cả mọi người, từ người lao động cho tới người sử dụng lao động. Mọi cố gắng trở nên vô nghĩa nếu không được mọi người ủng hộ. Công tác BHLĐ chỉ được thực hiện tốt và phổ biến sâu rộng khi người lao động vừa là đối tượng vừa là chủ thể của các hoạt động BHLĐ, nhận thức đầy đủ và tự giác thực hiện các luật lệ chế độ quy định về BHLĐ. Do vậy tuyên truyền giáo dục vận động quần chúng là nội dung không thể thiếu được của công tác BHLĐ. Cụ thể như :
Bằng mọi hình thức tuyên truyền, giáo dục cho NLĐ nhận thức được sự cần thiết phải bảo đảm an toàn trong sản xuất, phải nâng cao hiểu biết về công tác BHLĐ để tự bảo vệ mình.
Huấn luyện cho người lao động phải thành thạo tay nghề và nắm vững các yêu cầu kỹ thuật an toàn, vệ sinh trong sản xuất.
Vận động khuyến khích quần chúng phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, biết bảo quản và sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Tổ chức chế độ tự kiểm tra BHLĐ tại chỗ làm việc, tại đơn vị, cơ sở sản xuất. Duy trì mạng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động trong các tổ, phân xưởng sản xuất.
Là một tổ chức chính trị, xã hội rộng lớn của người lao động, tổ chức Công Đoàn có một vai trò quan trọng trong việc tổ chức và chỉ đạo phong trào quần chúng làm công tác BHLĐ. Công Đoàn với chức năng cơ bản là bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động có quan hệ mật thiết với công tác BHLĐ.
Trên đây là những nội dung cơ bản của công tác BHLĐ, các nội dung này có liên hệ mật thiết, bổ trợ nhau giúp cho công tác BHLĐ được hoàn chỉnh hơn. Trên cơ sở những nét tổng quan về BHLĐ, ứng dụng trong thực tế công tác AT-VSLĐ của công ty cổ phần Khí Công Nghiệp, báo cáo này sẽ phân tích cụ thể từng nội dung, trên cơ sở đó rút ra những ưu điểm cần phát huy, những nhược điểm cần khắc phục trong công tác BHLĐ.
Chương 2 : Đặc điểm tình hình
của công ty.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp có vị trí địa lý tại Phường Đức Giang – Quận Long Biên – TP Hà Nội. Cách trung tâm thủ đô 8,5Km về phía Đông – Bắc theo quốc lộ 1A. Cách đường 1A 300m về phía bên phải nơi có khuôn viên đẹp cây xanh toả mát.
Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần trên cơ sở cổ phần hoá toàn bộ giá trị phần vốn nhà nước tại công ty Khí Công Nghiệp và vốn góp của các cổ đông. Công ty được tổ chức và hoạt động theo quy định của luật công ty, nghị định 44/CP và các văn bản pháp lý có liên quan.
Tiền thân của công ty cổ phần Khí Công Nghiệp là nhà máy Dưỡng Khí Yên Viên, thành lập năm 1960 thuộc cục khai khoáng hoá chất chỉ với một hệ thống máy sản xuất 50m3/h và 50 công nhân. Năm 1970-1971 được trang bị thêm 2 máy 70M. Năm 1972 máy bay Mỹ ném bom, nhà máy bị phá huỷ nặng nề. Năm 1973 nhà máy lắp đặt thêm một dây truyền sản xuất OG 125m3/h thay thế dây chuyền 50m3/h đã bị phá huỷ. Năm 1974 được đầu tư thêm một hệ thống máy 70M nữa.
Nhà máy Dưỡng Khí Yên Viên trong nhiều năm đã có những đóng góp quan trọng : cung cấp dưỡng khí cho công nghiệp, y tế, quốc phòng ... Sau những năm 1973-1975 được đầu tư mới một số thiết bị, năm 1978 nhà máy sản xuất đạt sản lượng cao nhất 1.200.000m3 Oxy khí; 120.000 lít Nitơ lỏng/năm; 66.000 m3 khí Nitơ.
Nhưng từ năm 1980 trở đi, do điện không được cung cấp đầy đủ, cùng với những sa sút của nền kinh tế đất nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội của CBCNV nhà máy cũng lâm vào tình trạng suy sụp nghiêm trọng : máy móc hư hỏng không có phụ tùng thay thế, nhu cầu xã hội đang cần oxy nhưng nhà máy không có sản phẩm cấp, nhất là oxy cho y tế cấp cứu hồi sức ở các bệnh viện, Nitơ lỏng cần cho bảo quản tinh đông viên của nông nghiệp cũng không có cấp, công nhân không có việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, tổng cục hoá chất đã phải cử giám đốc mới về.
Công cuộc khôi phục lại nhà máy được bắt đầu bằng :
Khôi phục lại kỷ cương, thiết lập lại trật tự, sắp xếp lại tổ chức, đào tạo lại lao động sản xuất.
Khôi phục lại sản xuất bằng đẩy mạnh các dịch vụ kỹ thuật chuyên nghành, đẩy mạnh công tác quản lý và triển khai khoa học kỹ thuật.
Thực hiện ngay cơ chế quản lý mới : đề cao chế độ trách nhiệm cá nhân, phát huy cao cơ chế tự quản tự chủ từ cá nhân, tổ, đơn vị sản xuất, công tác để thực hiện dân chủ, công khai, công bằng và xây dựng. Xây dựng một cộng đồng kinh tế- xã hội lành mạnh.
Đi ngay vào cơ chế thị trường : hoạch toán kinh doanh tổng hợp, tăng cường thông tin quảng cáo, mở hội nghị khách hàng-khôi phục lại khách hàng.
Kết quả là đã chấm dứt ngay được nạn thiếu oxy cho y tế, nhanh chóng làm thoả mãn sản phẩm cho xã hội. Nhưng khôi phục không phải để khôi phục, mà khôi phục là để tồn tại và phát triển. Cán bộ công nhân viên nhà máy Dưỡng Khí Yên Viên lại bắt tay ngay vào việc khôi phục lại nhà máy OG 250m3/h và xây dựng một nhà máy mới tại Thanh Am(Hiện nay là Phường Đức Giang – Quận Long Biên – TP Hà Nội) để chấm dứt nạn sản xuất bấp bênh kéo dài, khẳng định được sự tồn tại. Như vậy công cuộc khôi phục lại nhà máy đã thành công, tạo tiền đề vật chất cho nhà máy Thanh Am – Công ty Khí Công Nghiệp ThanhGas tự tin bước vào công cuộc đổi mới và chuẩn bị phát triển lâu dài cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Từ sự phấn đấu liên tục đó, nên những năm 1988-1989 Tổng cục Hoá Chất đã tặng bằng khen và cờ thi đua cho nhà máy,các năm1991-1992-1993 Nhà máy đều được Bộ Công Nghiệp nặng, Bộ Nội Vụ, Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố, Huyện Gia Lâm liên tục tặng bằng khen, giấy khen. Giám đốc và một số cá nhân đã được : Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Công Nghiệp Nặng, Tổng Cục Hoá Chất tặng bằng khen, giấy khen, Công đoàn tặng huy hiệu vì sự nghiệp Công đoàn. Năm 1997 Nhà nước đã tặng cán bộ công nhân viên công ty huân chương lao động hạng 3.
Thực hiện chủ trương cổ phần hoá Doanh Nghiệp Nhà nước của Chính Phủ, từ tháng 5 năm 1999 Công ty chính thức chuyển thành Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp.
Nghành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất, phân phối, xuất nhập khẩu các loại khí công nghiệp : oxy; nitơ dạng lỏng, khí; CO2 ; CH2 ; Ar và các loại khí hỗn hợp khác; cung cấp các dịch vụ thiết kế, chế tạo, lắp đặt các hệ thống thiết bị về áp lực và khí công nghiệp.
Khi mới thành lập, vốn điều lệ của công ty chỉ có 5 tỷ VND chia thành 50.000 cổ phần phổ thông với tổng nguồn vốn khoảng 15 tỷ VND. Đến tháng 12 năm 2003 sau gần 4 năm hoạt động, vốn điều lệ của công ty đã tăng nên thành 10 tỷ VND với tổng nguồn vốn khoảng 20 tỷ VNĐ. Quá trình phát triển đó của công ty được thể hiện khái quát ở một số chỉ tiêu trong những năm gần đây như sau :
Chi tiêu
2001
2002
2003
Tổng doanh thu
14.189.000.000
15.802.475.740
20.457.585.094
Tổng chi phí
12.729.751.375
14.986.284.899
18.955.062.377
Tổng lợi nhuận trước thuế
1.459.248.635
816.190.841
1.502.522.717
Tổng nguồn vốn
14.840.906.991
17.547.192.776
19.834.433.820
-NV chủ sở hữu
4.933.700.000
5.863.555.035
6.571.019.094
II.Đặc điểm tổ chức bô máy quản lý ở công ty cổ phần Khí Công Nghiệp.
Được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức một cách chặt chẽ, thống nhất từ trên xuống dưới, giữa các bộ phận phòng ban có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng và có mối liên hệ khăng khít, hỗ trợ lẫn nhau để cùng thực hiện mục tiêu chung của công ty, với khẩu hiệu hành động là : “ Tín – Nghĩa – Danh – Lợi”. Trong đó Giám đốc là người tổ chức, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao phù hợp với điều lệ, quy chế nội bộ công ty và hợp đồng ký giữa Giám đốc và Hội đồng quản trị. Giúp việc cho Giám đốc là phó Giám đốc, kế toán trưởng và các trưởng phòng nghiệp vụ. Nhiệm kỳ của Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.
III Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và tổ chức sản xuất của công ty cổ phần KHí công nghiệp.
Là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực khí công nghiệp, cung cấp cho thị trường rộng lớn từ Thanh Hoá trở ra, các sản phẩm oxy lỏng, oxy khí, nitơ lỏng, nitơ khí đã và đang là những sản phẩm chủ yếu của công ty. Các sản phẩm này được sản xuất bằng nguồn nguyên liệu chính là khí trời được hút trực tiếp. Mỗi một dây chuyền sản xuất có thể cho ra nhiều loại khí khác nhau, song để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao, an toàn, mỗi một sản phẩm được thực hiện trên một dây chuyền riêng biệt, khép kín, liên tục được nhập từ CHLB Đức, Liên Xô. Trong khuôn khổ báo cáo này em xin đi sâu vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm oxy khí, sản phẩm truyền thống, mũi nhọn của công ty, chiếm 30- 40% tổng doanh thu hàng năm của công ty.
Cũng như các sản phẩm chủ yếu khác, oxy khí được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là khí trời được hút trực tiếp. Khí này được trải qua các quá trình nén, tách khí để lọc bỏ các bụi bẩn, tạp khí để trở thành oxy khí nguyên chất, đáp ứng nhu cầu sử dụng của các bệnh viện, các cơ sở khí, hoá chất khác. Quá trình này được thực hiện trên dây truyền máy OG 250m3/h và được mô tả ở sơ đồ quy trình sản xuất oxy khí :
Không khí
Nén khí
Lọc thô
Làm lạnh
Ngưng tụ
Hấp thụ Zeolit
Trưng cất
Trao đổi nhiệt
Nén khi
Nạp khí
Tăng nhiệt độ và áp suất
Loại bụi bẩn
Đưa không khí về nhiệt độ môi trường
Loại nước
Loại CO2, H2O, C2H2
Tạo oxy khí
Chai oxy khí thành phẩm
Tạo oxy lỏng
Trở về nhiệt độ môi trường
Chính do đặc điểm quy trình sản xuất oxy khí nói riêng và các sản phẩm khí công nghiệp nói chung ở công ty như vậy nên việc tổ chức sản xuất ở công ty được thực hiện rất chặt chẽ, có sự phối kết hợp một cách khăng khít và thường xuyên giữa tổ đội sản xuất, phân xưởng sản xuất với phòng kỹ thuật, phòng KCS và các tổ phục vụ sản xuất khác.
Chương 3 : Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty.
3.1 Nhận thức của công ty về công tác BHLĐ.
BHLĐ có nội dung chủ yếu là công tác AT-VSLĐ, các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động(ĐKLĐ), ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp(BNN), bảo đảm an toàn bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Hoạt động BHLĐ gắn liền với hoạt động lao động sản xuất và công tác của con người. Nó phát triển phụ thuộc vào trình độ nền kinh tế, khoa học, công nghệ và yêu cầu phát triển của xã hội của mỗi nước. BHLĐ là một tất yếu khách quan để bảo vệ NLĐ, yếu tố chủ yếu và năng động nhất của lực lượng sản xuất xã hội.
NLĐ là một yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên lực lượng sản xuất, do vậy bảo vệ người lao động cũng chính là bảo vệ lực lượng sản xuất nhằm thúc đẩy lượng sản xuất phát triển, không ngừng nâng cao năng xuất chất lượng sản phẩm.
Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp với nhiều loại hình lao động, ở bất kỳ loại hình lao động nào cũng đều tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm có hại như : hơi khí độc,cháy,nổ,nóng,bụi,ồn,rung,tâm lý lao động căng thẳng... Từ những thực tế đó nhận thức được tầm quan trọng của công tác BHLĐ, công ty đã rất quan tâm chú trọng đến công tác BHLĐ ở công ty, cụ thể như công ty đã thành lập ban bảo hộ lao động và phối hợp với Công Đoàn công ty thực hiện.
Công tác BHLĐ ở công ty được tổ chức có hệ thống chặt chẽ từ chủ tịch hội đồng BHLĐ đến các an toàn viên, phổ biến hướng dẫn các chế độ chính sách, các nội quy, quy định an toàn trong sản xuất của công ty nhằm hạn chế TNLĐ, BNN, chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho NLĐ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng công tác.
Để làm tốt công tác BHLĐ công ty đã có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về BHLĐ của nhà nước và đề ra những nội quy lao động trong công ty, lập kế hoạch BHLĐ và các biện pháp AT-VSLĐ cải thiện điều kiện lao động.
Định kỳ 3- 6 tháng, Hội đồng BHLĐ tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác BHLĐ ở các phân xưởng sản xuất để có cơ sở tham gia vào kế hoạch, đánh giá công tác BHLĐ tại công ty và có quyền yêu cầu người quản lý sản xuất thực hiện nghiêm các nội quy, quy trình quy phạm để có biện pháp loại trừ các nguy cơ gây tai nạn lao động.
Hội đồng BHLĐ đề nghị với người sử dụng lao động khen thưởng hoặc kỷ luật những cá nhân, đơn vị có thành tích hoặc vi phạm chế độ BHLĐ.
3.2 Tổ chức bộ máy làm công tác BHLĐ của công ty
3.2.1 Bộ máy làm công tác BHLĐ chuyên môn.
Công ty căn cứ vào chương IX bộ luật lao động và nghị định 06 CP ngày 20 tháng 11 năm 1995 của chính phủ về an toàn vệ sinh lao động, căn cứ thông tư liên tịch số 14/1998/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31 tháng 10 năm 1998 về việc thực hiện công tác BHLĐ, công ty cổ phần Khí Công Nghiệp thành lập hội đồng BHLĐ gồm có :
Đồng chí Trưởng phòng KCS – Chủ tịch hội đồng.
Đồng chí Chủ tịch Công Đoàn – Phó chủ tịch hội đồng.
Đồng chí Trưởng phòng kỹ thuật – Uỷ viên thường trực.
Đồng chí Trưởng phòng tổ chức lao động – Uỷ viên thường trực.
Đồng chí Cán bộ an toàn – Uỷ viên thường trực.
Đồng chí Cán bộ y tế – Uỷ viên thường trực.
Đồng chí Quản đốc PX Khí Công Nghiệp – Uỷ viên thường trực.
Đồng chí Quản đốc NM Thiết Bị áp Lực – Uỷ viên thường trực.
3.2.2 Nhiệm vụ của hội đồng BHLĐ là :
Lập kế hoạch BHLĐ đủ 5 nội dung :
Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ.
Các biện pháp về vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, cải thiện điều kiện lao động.
Tuyên truyền giáo dục huấn luyện BHLĐ.
Mua sắm các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Chăm sóc sức khoẻ cho người lao động.
Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, cải thiện ĐKLĐ giảm nhẹ sức lao động cho công nhân và các vấn đề về vệ sinh lao động.
Tổ chức kiểm tra thường xuyên, đột xuất phát hiện những thiếu sót về an toàn lao động để có biện pháp ngăn ngừa kịp thời, có số liệu kiểm tra, kiến nghị.
Tổ chức huấn luyện các nội quy, quy trình, quy phạm, các chế độ chính sách BHLĐ, có sổ lưu các danh sách CBCNV tham gia huấn luyện và có chữ ký cá nhân.
Chủ trì lập biên bản các vụ tai nạn lao động nhẹ, theo dõi thống kê phân tích ghi chép đầy đủ sổ theo dõi tai nạn lao động.
Thường xuyên phối hợp với tổ chức y tế theo dõi tình hình ốm đau và tai nạn lao động của công nhân để kịp thời đề xuất với giám đốc mọi biện pháp cần thiết bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
Đôn đốc kiểm tra thực hiện kế hoạch BHLĐ đã được giám đốc duyệt, sơ kết 3- 6 tháng/1 lần và tổng kết hàng năm.
Công ty triển khai giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn vệ sinh lao động tại các đơn vị nhỏ thông qua an toàn viên. Những người vi phạm nội quy sẽ bị trừ vào tiền lương là 30.000 đồng. Đội ngũ an toàn viên một tuần một lần đi kiểm tra và xếp loại A,B,C cho toàn bộ công nhân trong công ty.
3.3 Tổ chức công đoàn với công tác BHLĐ.
Tổ chức công đoàn có nhiệm vụ sau trong công tác BHLĐ :
Thay mặt người lao động ký thoả ước lao động tập thể với người sử dụng lao động trong đó có nội dung về công tác BHLĐ, về ATLĐ, vận động người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ của mình về BHLĐ như đã thoả thuận trong thoả ước.
Tuyên truyền, giáo dục về BHLĐ, phổ biến chế độ chính sách quyền lợi và nghĩa vụ BHLĐ cho người lao động.
Tập hợp ý kiến, kiến nghị của người lao động, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch BHLĐ, biện pháp ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, tham gia xây dựng quy chế phối hợp và phân công trách nhiệm, quy chế thưởng phạt về BHLĐ.
Tham gia điều tra, xử lý các vụ tai nạn lao động, theo dõi tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tai nạn lao động, sự cố cháy nổ, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động và các hoạt động BHLĐ với công đoàn cấp trên.
Vận động công nhân lao động thi đua phát huy sáng kiến tự cải tạo điều kiện làm việc, tổ chức đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cơ sở và chỉ đạo hoạt động của mạng lưới ATVSV trong các phân xưởng, tổ sản xuất.
Công đoàn tham gia các cuộc họp của công ty liên quan đến công tác BHLĐ. Khi phát hiện nơi làm việc có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng người lao động thì có quyền yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn lao động kể cả việc ngừng hoạt động nếu thấy cần thiết, đề nghị xét thưởng hoặc kỷ luật các tập thể cá nhân làm tốt công tác BHLĐ hoặc vi phạm an toàn vệ sinh lao động.
Công đoàn thành lập mạng lưới ATVSV theo sự thoả thuận giữa người lao động và ban chấp hành Công Đoàn nhằm thực hiện nhiệm vụ : đôn đốc nhắc nhở mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về AT-VSLĐ đã ghi trong nội quy của công ty, tổng hợp các ý kiến của công nhân trong tổ tham gia vào việc cải tiến thiết bị an toàn, cải tạo ĐKLV, nhắc nhở tổ trưởng thực hiện kế hoạch BHLĐ cùng mọi người tham gia phong trào chống TNLĐ và cấp cứu người bị tai nạn. Thông qua mạng lưới Công Đoàn mới nắm bắt được tình hình công tác BHLĐ một cách chặt chẽ.
Vì vậy để làm tốt công tác BHLĐ cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa hội đồng BHLĐ và tổ chức Công Đoàn trong công ty. Điều này có tác động rất lớn thúc đẩy công tác BHLĐ ngày càng phát triển.
3.4 Thực trạng công tác BHLĐ của công ty.
3.4.1 Kế hoạch BHLĐ của công ty.
3.4.1.1 Các biện pháp về kỹ thuật an toàn.
3.4.1.1.1 Mặt bằng nhà xưởng.
Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp có diện tích mặt bằng 1,1ha. Phía Đông giáp với công ty Vật Tư Thiết Bị, Phía Tây giáp với cánh đồng, Phía Nam giáp với khu cây xanh, Phía Bắc giáp với cánh đồng. Công ty có vị trí mặt bằng rất thuận lợi gần khu cây xanh.
3.4.1.1.2 An toàn điện.
Nguồn điện cung cấp cho công ty là nguồn điện quốc gia 6KV, toàn công ty có 1 trạm biến áp 500KVA, cường độ dòng điện là 1000A để phục vụ cho sản xuất, thắp sáng... Công ty đã sử dụng một số biện pháp trong vấn đề này là :
Biện pháp tổ chức :
Người được đào tạo và huấn luyện về kỹ thuật an toàn điện, kỹ thuật điện, có trách nhiệm mới được tiến hành lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện và thiết bị tiêu hao điện.
CBCNV sử dụng thiết bị điện và thiết bị tiêu hao điện phải được huấn luyện, phải làm đúng quy trình, thao tác làm việc cũng như sử lý khi xảy ra sự cố và cấp cứu khi xảy ra tai nạn.
Biện pháp kỹ thuật :
Hệ thống đường dây dẫn trong công ty đều được cách điện bằng nhựa, vỏ cao su. Các máy sử dụng điện đều nối đất trung tính nguồn ra vỏ máy hoặc nối đất. Các tủ điện của các phân xưởng đều có dây trung tính đưa nguồn về đến tủ.
ý thức rõ tác hại của điện trong sản xuất cùng với các biện pháp hữu hiệu trên trong những năm qua ở công ty chưa có sự cố nào về điện.
3.4.1.1.3 An toàn máy móc thiết bị.
Vì công ty phần lớn là sử dụng các máy móc thiết bị, người công nhân thường xuyên làm việc với máy móc nên an toàn máy móc thiết bị trong công ty là vô cùng quan trọng.
Máy móc thiết bị của công ty có đầy đủ các thiết bị an toàn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và hoạt động tốt như : chuông báo, đèn báo, khoá điện. Các thiết bị như hộp cầu dao, công tắc, ổ cắm có che chắn bảo hiểm. Các bộ phận chuyển động như dây cuaroa, bánh răng, trục truyền khớp nối đều có che chắn. Không vận hành những máy móc không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Công nhân vận hành máy đã nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về vận hành máy đúng thao tác, đúng quy trình, thường xuyên ở bên máy khi máy đang chạy để kịp thời phát hiện và sử lý các sự cố có thể xảy ra. Máy móc thường xuyên được kiểm tra về mức độ an toàn cho người sử dụng.
Trường hợp mất điện,công nhân vận hành máy phải hạ hết cầu dao chính của máy và tắt hết công tắc, khi có điện trở lại phải sử lý đầy đủ các yêu cầu an toàn điện, thiết bị mới được tiếp tục vận hành.
Mỗi phân xưởng đều có nội quy vân hành máy khi sản xuất. Nhưng bên cạnh đó các nội quy của từng loại máy lại dán ở những nơi khó nhìn và những nội quy này do lâu ngày nên mờ đi có ảnh hưởng tới việc thao tác đối với công nhân chưa có kinh nghiệm làm việc.
3.4.1.2 Phòng chống cháy nổ.
3.4.1.2.1 Công tác phòng cháy chữa cháy.
Để làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy đối với phân xưởng nói riêng và công ty nói chung. Ban phòng chống cháy nổ lên phương án phòng cháy chữa cháy như sau :
Qua nghiên cứu một số thông báo và quyết định về vấn đề PCCC của công ty, qua thực tế cơ cấu các đơn vị trong phân xưởng, Công ty đã thành lập đội PCCC của công ty như sau :
- Văn phòng quản đốc phân xưởng : 1 người.
- Tổ vận tải : 2 người.
- Tổ cơ khí : 2 người.
Tổ axetylen : 2 người.
Tổ KTC : 2 người.
Tổ vận chuyển : 2 người.
Tổ bảo vệ : 2 người.
Tổ OG-250 : 5 người.
Phòng kỹ thuật : 2 người.
Tổng số đội PCCC có 20 người.Mỗi đơn vị đều có các thành viên tham gia đội PCCC, vì thế các thành viên này là lực lượng nòng cốt của các đơn vị.
Đội PCCC hoạt động theo sự quản lý và chỉ đạo của ban chỉ huy PCCC từ trên xuống mà trực tiếp là đồng chí Quản đốc phân xưởng khi có cháy xảy ra trong phân xưởng, đội PCCC của phân xưởng đều phải có mặt ngay để làm nhiệm vụ.
Khi có cháy xảy ra ở từng đơn vị, những thành viên của đơn vị có trong đội PCCC của công ty là lực lượng chủ động triển khai công việc và hướng dẫn mọi người trong đơn vị cùng làm.
Công ty trang bị hệ thống PCCC đồng bộ và hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu của nghành cũng như cơ quan chức năng đề ra. Cụ thể như :
Bao gồm bình chữa cháy loại xách tay MF4 là 38 bình, loại có bánh xe đẩy MT35 là 2 bình.
Đường cấp nước từ trạm bơm vào nhà sản xuất KKA- 0,25 đường kính ống f = 150 mm. Trên đường này lắp một họng nước kép tại sát tường nhà khám nghiệm chai. Đường nước cấp đi các nơi khác đều có đường kính f = 50 mm lắp họng đơn, và lắp một họng nước phía đầu nhà đặt thiết bị. Trong hệ thống cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt và cho cả công tác chữa cháy, Công ty có một trạm bơm nước hoạt động 24h/ngày, công suất 120 m3/h và áp suất của nước trên đường ống là 2,5 Kg/cm2. Với hệ thống chữa cháy họng nước vách tường sử dụng lăng phun có lưu lượng tiêu chuẩn Q = 2,8 l/giây. Chọn đường kính ống lăng phun = 50 mm, đường kính miệng lăng = 13 mm, cuộn vòi vải tráng cao su dài 20m. Đường ống nhánh lên họng từ đường ống nước chính có độ cao 1,25m, vật liệu làm ống họng nước là ống thép tráng kẽm đường kính = 50mm.
Hiện nay trong khuôn viên của công ty có 3 bể dự trữ nước, với lượng nước 150m3. Trong trường hợp mất điện toàn bộ, trên đường ống không có nước cấp, do vậy công ty dùng máy bơm ColeYAMAHA hút nước từ các bể nước dự trữ bằng vòi tráng cao su 20m x 5 vòi nối liền đưa tới vùng có cháy xảy ra.
Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp có một lợi thế là có cả sản phẩm CO2(khí CO2 hoá lỏng) khoảng 100 bình với dung tích mỗi bình từ 46-65 lít và chứa được 25- 45 Kg CO2/bình. Đây được coi là phương tiện dự trữ chiến lược để chữa cháy có hiệu quả, khi cần thiết sẽ được huy động.
Với phương châm “Phòng cháy hơn chữa cháy” hàng năm công ty có mời cán bộ chuyên trách về công tác PCCC của thành phố về huấn luyện, kiểm tra, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC cho toàn thể công nhân trong công ty.
Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp đặc biệt trú trọng đến công tác tuyên truyền, nhắc nhở cán bộ, công nhân viên trong cơ quan thực hiện tốt các nội quy, biện pháp an toàn PCCC.
3.4.1.2.2 Công tác phòng nổ.
Công ty cổ phần Khí Công Nghiệp là công ty chuyên sản xuất kinh doanh các loại khí : ôxy, nitơ, axêtylen, cacbonic, argon,... Trong sản xuất, nổ thường xảy ra với 2 nguyên lý là :
Nổ vật lý : do áp suất cao vượt quá giới hạn bền cho phép của thiết bị gây ra nổ.
Nổ hoá học : là sự biến đổi về mặt hoá học của các chất diễn ra trong một thời gian rất ngắn với một tốc độ lớn tạo ra một lượng sản phẩm cháy lớn đ tạo ra nhiệt độ cao đ áp lực lớn và gây nổ.
Vì vậy công ty đã đề ra nội quy phòng nổ đối với thiết bị sản xuất và chai nạp khí là :
Được thử áp : Pthử = 1,5.Plv Định kỳ kiểm định theo quy định của nhà nước (TCVN 6153 á 6156/96).
Sau khi khám nghiệm đạt tiêu chuẩn theo TCVN mới được sử dụng, nếu không đạt yêu cầu thì loại bỏ.
Người công nhân vận hành đúng quy trình, quy phạm, thực hiện đúng nội quy an toàn lao động.
Thường xuyên kiểm tra tay nghề để nâng cao nghiệp vụ.
Chai nạp phải còn hạn lưu hành.
Chai nạp phải thực hiện đúng theo TCVN 6155 á 6156/96 :
Không để rỗ rỉ quá sâu so với quy định.
Màu sơn chai nạp đúng theo quy định cho từng loại khí.
Chai không bị biến dạng, méo, phồng rộp, không có vết nứt, vết hàn.
Chai và van chai sạch sẽ, không dính dầu mỡ.
Công nhân nạp hơi phải thực hiện đúng quy trình đã học.
Hàng ngày khi nhận chai của khách vào nạp hơi phải được qua khâu kiểm tra
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng công tác Bảo Hộ Lao Động của công ty cổ phần Khí Công Nghiệp.Doc