Báo cáo Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại Công ty tu tạo và phát triển nhà

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BHLĐ 3

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC BHLĐ 3

1. Khái niệm BHLĐ 3

1.1. BHLĐ: 3

1.2.Điều kiện lao động : 3

1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại: 3

1.4. Tai nạn lao động : 4

1.5. Bệnh nghề nghiệp: 4

2. Mục đích, tính chất, ý nghĩa của công tác Bảo hộ lao động . 5

2.1. Mục đích: 5

2.2. Tính chất của công tác BHLĐ: 5

3. Những nội dung chủ yếu của công tác BHLĐ . 6

3.1. Nội dung KHKT: 7

3.1.1Khoa học về y học lao động : 7

3.1.2 Các ngành khoa học kỹ thuật vệ sinh : 8

3.1.3 Kỹ thuật an toàn: 8

3.1.4 Khoa học kỹ thuật về các phương tiện bảo vệ người lao động . 8

3.2. Nội dung về xây dựng và thực hiện các luật pháp, chính sách chế độ về BHLĐ. 9

3.3 Nội dung giáo dục, vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ: 9

II.CÁC QUY ĐỊNH NHÀ NƯỚC VỀ BHLĐ . 10

1. Các văn bản của chính phủ . 10

2. Các văn bản liên bộ. 11

III. BỘ MÁY TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG TÁC BHLĐ. 12

1. Hội đồng BHLĐ doanh nghiệp: 12

2. Phòng ban BHLĐ. 14

2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng ban BHLĐ. 14

IV.CÔNG TÁC BHLĐ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM . 17

CHƯƠNG II 20

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ 20

I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 20

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY 22

II- TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY. 23

1.Loại hình và khả năng sản xuất : 23

2. Điều kiện làm việc : 24

3. Thuận lợi : 24

4. Khó khăn và hạn chế : 25

III.TỔ CHỨC BỘ MÁY LÀM CÔNG TÁC BHLĐ. 25

CÔNG TY TU TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ ĐƯỢC THỂ HIỆN 26

Trách nhiệm 26

1. Phó Giám đốc: 27

2. Cán bộ chuyên trách BHLĐ: 27

3. Công đoàn: 27

4. Mạng lưới an toàn viên: 28

IV- VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BHLĐ. 28

IV.1.KẾ HOẠCH BHLĐ: 28

CHƯƠNG III 30

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG 30

I.KHKT BHLĐ : 30

1. Kỹ thuật an toàn. 30

2. Công tác phòng chống cháy nổ ở các xí nghiệp. 32

2.1.Tổ chức lực lượng PCCN của Công ty. 33

2.2.Vấn đề trang bị phương tiện chữa cháy của xí nghiệp. 34

2.3.Kỹ thuật vệ sinh lao động và ĐKLĐ. 35

2.3.1.Các yếu tố vi khí hậu và ánh sáng. 35

2.3.2.Tình hình tiếng ồn. 35

2.3.3.Bụi. 35

2.3.4.Nước thải và chất thải rắn. 36

2.4.Phương tiện bảo vệ cá nhân. 37

2.5.Tình hình chăm sóc sức khoẻ người lao động và Các biện pháp khắc phục, phòng ngừa TNLĐ, BNN. 38

2.5.1.tình hình chăm sóc sức khoẻ NLĐ 38

2.6.Tình hình tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về BHLĐ. 39

CHƯƠNG IV 44

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ VỀ 44

CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY 44

I.NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ. 44

1.Nhận xét. 44

1.1.Lãnh đạo Công ty. 44

1.2.Thực hiện kế hoạch BHLĐ. 44

1.3.Đời sống CBCNV. 45

1.4.Việc chấp hành văn bản pháp luật. 45

1.5.Những tồn tại. 45

2.Đánh giá. 46

II.KIẾN NGHỊ 47

1.Về biện pháp tổ chức công tác BHLĐ. 47

2.Chế độ BHLĐ 48

KẾT LUẬN CHUNG 49

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5269 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại Công ty tu tạo và phát triển nhà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Điều tra thống kê các vụ tai nạn lao động theo quy định. - Tổng hợp đề xuất kịp thời với người sử dụng lao động giải quyết các kiến nghị của đoàn thanh tra kiểm tra và của người lao động. - Dự thảo trình lãnh đạo, duyệt các báo cáo về BHLĐ của doanh nghiệp. * Quyền. - Được tham gia cuộc họp giao ban, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh, thực hiện BHLĐ. - Được tham dự các cuộc họp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và duyệt đồ án thiết kế, thi công nghiệm thu tham gia ý kiến về an toàn vệ sinh lao động . - Có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc (nếu thấy khẩn cấp) hay yêu cầu người phụ trách sản xuất ra lệnh đình chỉ để thi hành các biện pháp cần thiết đảm bảo an toàn và báo cáo với người sử dụng lao động . a.Bộ phận y tế ( phòng y tế ) * Nhiệm vụ: - Tổ chức cho người lao động cách sơ cứu, tổ chức và bảo quản tủ thuốc , hộp cấp cứu, thường trực theo ca làm việc. - Theo dõi tình hình sức khoẻ, khám sức khỏe định kỳ. - Kiểm tra chấp hành điều lệ vệ sinh, phối hợp với bộ phận BHLĐ đo đạc các yếu tố nguy hiểm độc hại. - Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động và môi trường lao động . - Theo dõi, hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật. - Tham gia điều tra các vụ tai nạn. - Thực hiện thủ tục giám định thương tật cho người lao động . - Xây dựng báo cáo quản lý sức khoẻ và bệnh nghề nghiệp. * Quyền: Ngoài quyền giống bộ phận BHLĐ, còn có các quyền: - Được dùng con dấu riêng để giao dịch chuyên môn. - Được tham gia các cuộc họp của y tế địa phương, nâng cao nghiệp vụ. b. Quản đốc phân xưởng: Là người Giám đốc thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi phân xưởng và chính là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về sản xuất, BHLĐ trong phân xưởng. * Nhiệm vụ: - Tổ chức huấn luyện kèm cặp hướng dẫn người lao động mới tuyển dụng ,huấn luyện về an toàn lao động. - Không cho người lao động làm việc nếu không thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh lao động. - Bố trí người lao động làm việc đúng nghề, được đào tạo và học qua lớp về an toàn vệ sinh lao động. - Thực hiện việc kiểm tra đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và người lao động thực hiện các quy phạm về BHLĐ. - Tổ chức thực hiện đúng kế hoạch BHLĐ, xử lý những thiếu sót của phân xưởng và báo cáo với cấp trên những trường hợp ngoài kiểm soát về BHLĐ. - Thực hiện khai báo thống kê các tai nạn lao động ở phân xưởng . - Phối hợp với công đoàn bộ phận, định kỳ tổ chức tự kiểm tra BHLĐ . Tạo điều kiện cho mạng lưới an toàn vệ sinh hoạt động có hiệu quả . * Quyền: - Từ chối nhận người lao động không đủ trình độ . - Đình chỉ công việc đối với người lao động tái vi phạm các quy định đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. c.Tổ trưởng sản xuất : * Nhiệm vụ: - Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động thực hiện đúng quy trình làm việc an toàn, sử dụng đúng phương tiện BHLĐ. - Tổ chức nơi làm việc an toàn, vệ sinh. - Báo cáo kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh. - Kiểm định, đánh giá an toàn, vệ sinh lao động trong tổ trong buổi họp về sản xuất. * Quyền: - Từ chối nhận người lao động không đủ trình độ. - Từ chối nhận người công việc hay dừng công việc của tổ nếu có nguy cơ đe doạ tính mạng của tổ viên. Báo cáo kịp thời cho phân xưởng để xử lý. - Các phòng ban khác ngoài chức năng riêng của mình còn phải giúp bộ phận BHLĐ theo dõi đánh giá, lập kế hoạch, biên soạn quy trình quy phạm, mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân, tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong công tác BHLĐ. IV.công tác BHLĐ của tổ chức Công đoàn việt nam . Công đoàn làm công tác BHLĐ vì BHLĐ có liên quan tới ba chức năng của công đoàn . Công tác BHLĐ của công đoàn được dựa trên cơ sở pháp lý là Bộ luật lao động (1995) đã quy định cụ thể. Trách nhiệm của tổ chức công đoàn về an toàn vệ sinh lao động được quy định rõ tại nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ. Nhiệm vụ và quyền hạn của Công đoàn doanh nghiệp còn được quy định trong thông tư 14/1998 ngày 31/10/1998 của lên đoàn BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN. Nội dung của công tác BHLĐ của Công đoàn nói chung được quy định theo nghị quyết 01 ngày 21/07/1995 của TLĐVN, nghị quyết gồm tám nội dung hoạt động: - Tham gia với cấp chính quyền, cơ quan quản lý, người sử dụng lao động xây dựng các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động, chế độ chính sách BHLĐ các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động . - Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chương trình BHLĐ Quốc gia, tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu kế hoạch BHLĐ. - Cử đại diện tham gia các đoàn điều tra tai nạn lao động phối hợp theo dõi tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. - Tham gia xét khen thưởng, kỷ luật các vi phạm về BHLĐ . - Thay mặt người lao động ký thoả ước lao động tập thể với ngưởi sử dụng trong đó có nội dung BHLĐ. - Thực hiện quyền kiểm tra giám sát luật pháp, chế độ chính sách tiêu chuẩn quy định về BHLĐ, việc thực hiện các điều về BHLĐ trong thoả ước lao động tập thể . - Tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức an toàn vệ sinh lao động chế độ chính sách BHLĐ .Giáo dục vận động người lao động và người sử dụng lao động thực hiện tốt trách nhiệm về BHLĐ tham gia huấn luyện về BHLĐ . -Tổ chức tốt phong trào quần chúng về BHLĐ, phát huy sáng kiến cảI thiện điều kiện làm việc,tổ chức quản lý mạng lưới an toàn vệ sinh viên và những đoàn viên tích cực hoạt động công tác BHLĐ.ực hiện quan điểm và đường lối, chính sách của mình về công tác BHLĐ thông thường được đưa ra một luật riêng hay thành một chương về BHLĐ trong Bộ luật lao động, ở nước ta Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật về bảo hộ lao động: - Tháng 8 năm 1947 trong sắc lệnh lao động đầu tiên của nước ta có 19SL, trong các điều 113 và 140 đã nêu rõ :” Các xí nghiệp phải có đủ phương tiện đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khoẻ cho công nhân”. ”Những nơi làm việc phải rộng rãi, thoáng khí và ánh sáng mặt trời”. - Ngày 18 tháng 12 năm 1964, Hội đồng Chính phủ có nghị định 181/CP ban hành điều lệ tạm thời về BHLĐ. Đây là văn bản tương đối toàn diện và hoàn chỉnh về BHLĐ ở nước ta và chính thức được ban hành từ đó đến cuối năm 1991. Điều lệ gồm 6 chương, 38 điều. - Tháng 9 năm 1991, Hội đồng Chính phủ đã thông qua và công bố ban hành pháp lệnh BHLĐ, pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1992. - Ngày 23 tháng 6 năm 1994 luật BHLĐ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp khoá IX và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1995. Ngoài chương IX và chương X quy định về an toàn lao động và những quy định riêng đối với lao động nữ còn hàng chục điều ở các chương khác liên quan đến BHLĐ. - Ngoài ra, nhà nước còn ban hành hàng chục thông tư hướng dẫn, các chỉ thị về các nội dung cụ thể của công tác bảo hộ lao động, đã thúc đẩy mạnh công tác BHLĐ ở nước ta. - Nghị định 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BHLĐ về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. - Chỉ thị 13/CT/TTg ngày 26 tháng 03 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác BHLĐ trong tình hình mới. Chương II Giới thiệu chung về Công ty tu tạo và phát triển nhà I. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty Công ty Tu tạo & Phát triển nhà thuộc Tổng Cty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội là một doanh nghiệp mạnh của Nhà nước bao gồm 6 Xí nghiệp thành viên với bề dày kinh nghiệm trên 40 năm kinh nghiệm, Công ty Tu tạo & Phát triển nhà có một đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp, quản lý, thực hiện các dự án phát triển nhà khu dân cư, khu đô thị mới trên địa bàn Thủ đô và các tỉnh khác. Tiền thân là Công ty sửa chữa nhà cửa Tu tạo & Phát triển nhà thuộc Tổng Cty Đầu tư & Phát triển nhà Hà nội là một doanh nghiệp kinh tế mạnh của Nhà nước bao gồm 6 Xí nghiệp thành viên với bề dày kinh nghiệm Hà nội được thành lập năm 1961 theo quyết định thành lập số 732/UB/TCCQ ngày 10/11/1961 của UBND Thành phố Hà nội, đến năm 1991 đổi tên là Công ty Tu tạo & Phát triển nhà theo quyết định số 1301/QĐ/TCCQ ngày 27/7/1991 và quyết định thành lập Công ty số 180/QĐUB ngày 16/1/1993 của UBND Thành phố Hà nội. Công ty Tu tạo & Phát triển nhà đã và đang đổi mới, vươn lên tầm cao mới đóng góp to lớn vào việc phát triển đô thị của Thủ đô hà nội nói riêng và cả nước nói chung. - Cho đến nay, Công ty Tu tạo và Phát triển nhà có 1475 cán bộ công nhân viên, trong đó có 249 cán bộ công nhân viên là nữ. * Cơ cấu tổ chức Công ty bao gồm: - Các phòng ban chức năng thuộc cơ quan văn phòng Công ty: Phòng Tổ chức lao động tiền lương Phòng Tài chính kế toán Phòng Hành chính quản trị Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Quản lý xây lắp Ban dự án đầu tư số 1 Ban dự án đầu tư số 2 Ban dự án đầu tư số 3 Ban dự án đầu tư số 4 Ban dự án liên doanh mở rộng Somerset Westlake ( liên doanh với Singapo xây dựng và khai thác Khu căn hộ cao cấp Somerset Westlake tại 254D Thuỵ Khuê - BĐ- HN) - Các xí nghiệp thành viên Xí nghiệp Tu tạo và Phát triển nhà số 13 Xí nghiệp Tu tạo và Phát triển nhà số 15 Xí nghiệp Tu tạo và Phát triển nhà số 19 Xí nghiệp Điện nước và xây dựng Xí nghiệp thực nghiệm phát triển nhà Xí nghiệp Xây lắp và sản xuất cấu kiện Xây dựng Câu lạc bộ Tân ấp Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Ban giám đốc công ty XN tu tạo & PTN số 13 XN tu tạo & PTN số 15 XN tu tạo & PTN số 19 XN điện nước & xây dựng XN xây lắp & SX cấu kiện xd XN thực nghiệm ptn câu lạc bộ tdtt phòng tcLĐTL Phòng HCQT phòng TCKT phòng khTH phòng qlxl các ban dự án đầu tư số 1,2,3,4 và Ban DA Liên doanh mở rộng : Sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện. : Quan hệ hỗ trợ Công ty Tu tạo và Phát triển nhà thuộc Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà nội là một doanh nghiệp kinh tế mạnh của Nhà nước bao gồm 6 xí nghiệp thành viên với bề dày kinh nghiệm trên 40 năm. Trong suốt quá trình hoạt động của Công ty, nhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo Công ty và tất cả CBCNV trong Công ty nên Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Kết quả hoạt động sản xuất của Công ty trong những năm vừa qua đã được các cấp các nghành đánh giá cao thể hiện qua những phần thưởng xứng đáng: Huân chương lao động hạng III : năm 1965 Huân chương chiến công hạng III : năm 1972 Huân chương lao động hạng III : năm 1976 Huân chương lao động hạng III : năm 1981 Huân chương lao động hạng III : năm 1983 Huân chương lao động hạng II : năm 1990 Huân chương lao động hạng II : năm 1995 Được Bộ Xây Dựng tặng cờ danh hiệu đơn vị lao động giỏi ngành nghề xây dựng 1991-1995 II- Tình hình sản xuất của Công ty. 1.Loại hình và khả năng sản xuất : - Lập dự án xây dựng quần thể chung cư cao tầng. - Giải phóng mặt bằng di dân và xây dựng chung cư cao tầng phục vụ tái định cư . - Sửa chữa nhà nguy hiểm, tu sửa cải tạo, nâng cấp, xây xen, xây mới các công trình dân dụng, công nghiệp, đường xá, các công trình hạ tầng. Xây dựng các công trình dân dụng và các công trình công nghiệp, giao thông đường bộ, thuỷ lợi. - Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, công trình điện nước trang thiết bị nội thất . - Thiết kế và nhận thầu thi công cấp điện, cấp nước, tranh trí nội ngoại thất, thiết kế nhà để bán cho mọi đối tượng. - Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn. - Lập và quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà, khu dân cư và khu đô thị mới. - Tư vấn đầu tư về xây dựng, tư vấn và làm dịch vụ về công tác giải phóng mặt bằng cho các Chủ đầu tư trong và ngoài nước. - Xây dựng lắp đặt các công trình thể thao, Kinh doanh và dịch vụ thể thao vui chơi giải trí, khách sạn. - Môi giới dịch vụ mua bán nhà và xây dựng 2. Điều kiện làm việc : Loại hình sản xuất đa dạng và phức tạp. Đối với công trình sửa chữa xây dựng thường phải làm việc trong môi trường giao thông chật hẹp, nằm giữa các khu dân cư đông đúc nên phương thức chủ yếu là thủ công kết hợp với cơ giới. Đối với công trình nhà cao tầng thời gian thi công kéo dài phải đòi hỏi thiết bị thi công đa dạng, hiện đại lúc đó lực lượng công nhân có trình độ kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu, công nhân thợ bậc cao thiếu. Đáp ứng yêu cầu, công nhân thợ bậc cao thiếu. 3. Thuận lợi : Cơ cấu tổ chức của Công ty ổn định, Hội đồng BHLĐ của Công ty được tổ chức hoàn thiện, làm việc nề nếp, tự giác và có kế hoạch chỉ đạo cụ thể đến từng công việc. Công tác AT- BHLĐ được phân cấp cụ thể, bám sát thực tế sản xuất, có quy chế thưởng phạt nghiêm minh. Ban giám đốc Công ty rất coi trọng công tác ATLĐ luôn đôn đốc và tạo mọi điều kiện để Hội đồng BHLĐ hoạt động tốt. Ngoài ra Hội đồng BHLĐ của Công ty còn được sự hỗ trợ tích cực và cộng tác có hiệu quả của các cấp : - Liên đoàn lao động TP Hà Nội. - Hội đồng bảo hộ lao động Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà. - Sở Y tế Hà nội. - Sở Lao động thương binh xã hội. 4. Khó khăn và hạn chế : Do cơ cấu, phương thức phải thích ứng với nhu cầu của thị trường nên phát sinh việc thuê mướn lao động hợp đồng ngắn hạn. Lực lượng này rất hạn chế về kiến thức ATLĐ, chưa hiểu hết tầm quan trọng của công tác AT- BHLĐ nên nguy cơ xảy ra tai nạn ở lực lượng này rất lớn. Lần đầu tiên đồng loạt các Xí nghiệp trong Công ty xây dựng nhà cao tầng, một vài công trình cao tầng được 2 Xí nghiệp trong Công ty cùng thi công. Do vậy việc tổ chức thực hiện An toàn vệ sinh lao động chung trong công trường còn gặp nhiều khó khăn. Do công trình phân tán ở nhiều nơi, nhiều công trình cao tầng xây xen trong khu dân cư chật hẹp vì vậy nguy cơ xảy ra tai nạn lao động lớn. III.Tổ chức bộ máy làm công tác BHLĐ. Nhận thức được vấn đề tạo tâm lý thoải mái cho NLĐ có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm mà một trong những yếu tố tạo nên tâm lý đó là phải làm sao để cho NLĐ luôn cảm thấy An toàn khi lao động trong một môi trường vệ sinh. Do đó, ban giám đốc Công ty đã rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo ATLĐ-VSLĐ cho NLĐ. Công ty đã thành lập một HĐBHLĐ do Giám đốc ra quyết định và thành lập các tiểu ban ATLĐ tại xí nghiệp do Giám đốc xí nghiệp quyết định. Bộ máy tổ chức quản lý công tác BHLĐ của Công ty Tu tạo và Phát triển nhà được thể hiện Trách nhiệm Công việc Giám đốc Công ty Quyết định thành lập HĐBHLĐ Công ty Thành lập tiểu ban TLĐXN lập KHBHLĐ năm kế hoạch Tập hợp số liệu Lập kế hoạch BHLĐ năm KH trong toàn Công ty Triển khai thực hiện tại cấp Công ty Triển khai thực hiện tại cấp Xí nghiệp Triển khai tại công trình Công tác kiểm tra Phổ biến các văn bản và mẫu hướng dẫn thực hiện công tác ATVSLĐ Phổ biến tài liệu kỹ thuật ATLĐ Tổng kết quý, năm huấn luyện ATLĐ năm tiếp theo Duyệt Giám đốc Xí nghiệp T.T HĐBHLĐ T.T HĐBHLĐ ct hđbhlđ HĐ BHLĐ Giám đốc XN Xí nghiệp Hội đồng BHLĐ Hội đồng BHLĐ T.T HĐ BHLĐ HĐ BHLĐ 1. Phó Giám đốc: Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ BHLĐ. Tổ chức định kỳ kiểm tra sức khoẻ cho công nhân. Tổ chức huấn luyện cho công nhân về ATLĐ-VSLĐ. Tổ chức, cải thiện ĐKLV, MTLV cho công nhân. Các PGĐ có trách nhiệm giám sát việc thực hiện công tác BHLĐ của cấp dưới và có quyền quyết định một số việc thuộc phạm vi của mình. 2. Cán bộ chuyên trách BHLĐ: Lập kế hoạch BHLĐ hàng năm trình lên Phó Giám đốc duyệt. Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện các biện pháp ATLĐ-VSLĐ của công nhân trong xí nghiệp. Giải quyết chế độ bồi dưỡng cho người bị TNLĐ và BNN. Trang cấp PTBVCN theo định kỳ. Tiến hành công tác tập huấn, kiểm tra về BHLĐ cho công nhân trong xí nghiệp theo định kỳ. 3. Công đoàn: Chức năng, quyền hạn, vai trò của tổ chức Công đoanf trong công tác BHLĐ đã được qui định trong các văn bản pháp luật. Công đoàn cũng đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình theo đúng tinh thần của các văn bản pháp luậtđã quy định. Công đoàn tập hợp các kiến nghị của người lao động và thay mặt NLĐ trình lên Giám đốc để có sửa đổi hợp lý trong việc xây dựng các kế hoạch BHLĐ cải thiện ĐKLV. Công đoàn tham gia vào cá đoàn điều tra xử lý các vụ TNLĐ, theo dõi tình hình tai nạn lao động và BNN, nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo cáo về TNLĐ, sự cố cháy nổ, vệ sinh MTLĐ với Công đoàn cấp trên. Công đoàn tổ chức phong trào quần chúng về công tác BHLĐ, phát huy sáng kiến kỹ thuật, cải thiện ĐKLV đảm bảo cuộc sống cho NLĐ. Công đoàn chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho CBCNV, tham gia tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho NLĐ, Công đoàn đề nghị bố trí việc phù hợp với sức khoẻ NLĐ, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với NLĐ. 4. Mạng lưới an toàn viên: Nhờ có sự nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của mạng lưới ATV, Công ty Tu tạo và Phát triển nhà đã tiến hành thành lập mạng lưới ATV. Mỗi công trình xây dựng đều đã thành lập một tiểu ban an toàn riêng. Một ATV phải là người hiểu biết về nghiệm vụ, có nhiệt tình và gương mẫu về BHLĐ được NLĐ bầu ra và có sự theo dõi quản lý trực tiếp của ban chấp hành công đoàn xí nghiệp. Bên cạnh đó người làm ATV phải chịu sự lãnh đạo trực tiếp của tổ công đoàn và đựoc cán bộ BHLĐ chỉ đạo trực tiếp về chuyên viên nghiệp vụ. Mạng lưói ATV của 6 xí nghiệp gồm có 33 cán bộ. Mạng lưói ATV của toàn công ty được nghiên cứu về chức năng nhiệm vụ, được hướng dẫn phương thức hoạt động và được đào tạo huấn luyện về các lĩnh vực ATVSLĐ-PCCN. Các ATV của Công ty đều được hưỡng cả ưu đãi về vật chất lẫn tinh thần khi làm nhiệm vụ, các ATV được hưỡng các quyền lợi như các công nhân khác, ngoài ra còn hưởng chế độ bồi dưỡng. Do có sự năng động, nhiệt tình của mạng lưới ATV cùng với cả sự động viên cả về tinh thần lẫn vật chất của công ty đối với họ nên công tác BHLĐ của Công ty được thực hiện rất nghiêm túc, hạn chế được tối đa các TNLĐ và BNN do chủ quan gây nên. IV- Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch BHLĐ. Với phương châm “ Công tác ATLĐ-VSLĐ là một vế song hành với nhiệm vụ sản xuất “. Hàng năm đồng thời với việc lập kế hoạch sản xuất thì ban lãnh đạo Công ty cùng với Hội đồng BHLĐ và Công đoàn Công ty cũng lập ra một kế hoạch BHLĐ đễ đảm bảo vấn đề ATLĐ-VSLĐ cho NLĐ trong năm. IV.1.Kế hoạch BHLĐ: Hàng năm, Công ty lập kế hoạch BHLĐ theo các nội dung sau: Kỹ thuật an toàn Vệ sinh lao động Tuyên truyền giáo dục Trang bị phương tiện BHLĐ Bồi dưỡng độc hại- Chăm sóc sức khoẻ Sau khi lập kế hoạch về BHLĐ theo các nội dung trên, ban giám đốc Công ty cùng với các phòng chức năng, HĐBHLĐ, Công đoàn Công ty cùng họp bàn về các phương án thực hiện kế hoạch sao cho phù hợp nhất, tối ưu nhất và phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, tập thể đối với các công việc cần thực hiện trong kế hoạch. Chương III Thực trạng công tác bảo hộ lao động I.KHKT BHLĐ : Hàng năm kinh phí cho hoạt động BHLĐ lên tới trên dưới 1 tỷ đồng. Theo thống kê năm 2003, kinh phí cho việc thực hiện các nội dung kế hoạch BHLĐ: TT Nội dung kế hoạch Kinh phí 1 Thực hiện các chế độ chính sách 65.000.000đ 2 Cấc quy định về kỹ thuật an toàn 362.480.000đ 3 Công tác về PCCN 47.560.000đ 4 Thực hiện trang bị BHLĐ 826.561.000đ 5 Công tác Vệ sinh lao động 246.350.000đ 6 Tổng chi phí 1.547.931.000đ 1. Kỹ thuật an toàn. Việc thực hiện các giải pháp KTAT được Công ty rất quan tâm. Công ty đã nâng cấp các thiết bị máy móc của các đơn vị trực thuộc, trang bị hệ thống cẩu tháp và thang lồng chở người. Trang bị máy vận thăng và một số thiết bị máy thi công như: máy đầm, máy cuốn, cắt thép...nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng lao động cho NLĐ. Điều đó giúp cải thiện điều kiện lao động đáng kể làm người lao động nâng cao được năng suất lao động đạt hiệu quả cao hơn. Do đặc thù của công nghệ sản xuất các công trình xây dựng nên vấn đề ATLĐ và cụ thể hơn là lĩnh vực KTAT của Công tygồm các vấn đề chính sau: An toàn thiết bị nâng. An toàn cơ khí. An toàn thết bị điện. An toàn chung. a.An toàn thiết bị nâng. bảng thống kê máy móc thiết bị Stt tên máy móc thiết bị số lượng công suất nước sx 1 Cẩu tháp QTZ 5012A 1 1.2 tấn Trung Quốc 2 Cẩu tháp QTZ 5015 1 1.5 tấn Trung Quốc 3 Cẩu tháp Potain MC80A 1 1.5 tấn Pháp 4 Vận thăng lồng SC50 1 70m-10.5kw Trung Quốc 5 Máy vận thăng 6 30-40m, 4.5kw Việt nam 6 Cổng trục 5 tấn 2 5 tấn Việt nam 7 Cổng trục 3.2 tấn 1 3.2 tấn Việt nam Năm qua, đồng thời với việc nâng cấp nhà xưởng, Công ty đã trang bị hệ thống cẩu tháp cho các xí nghiệp trực thuộc nhằm làm giảm cường độ lao động cho công nhân và nâng cao năng suất lao động của người lao động. Vì vậy hầu hết các thiết bị này còn rất mới. Tất cả các thiết bị nâng đều có: Lắp đặt hệ thống chuông báo khi vận hành thiết bị, có hệ thống khống chế quá tải, khống chế góc nâng cần để bảo vệ cho người lao động. Lắp đặt hệ thống chạy điện cho cần trục vận hành Các máy được áp dụng bộ phận nối không để phòng ngừa sự cố về điện. Các thiết bị nâng đều đã qua kiểm định và được cấp phép sử dụng. Các thiết bị nâng đều được bảo trì định kỳ nhằm loại bỏ các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra trong khi công nhân sử dụng Ngoài ra, Công ty còn có đội ngũ kỹ thuật viên thường xuyên kiểm tra độ ổn định của thiết bị. Tất cả các công nhân vận hành đều được quy tắc vận hành máy an toàn. b.An toàn cơ khí bảng thống kê máy móc thiết bị stt tên máy móc thiết bị số lượng công suất nước sx 1 Cừ Lassen 380 tấm Hàn Quốc 2 Máy uốn , cắt sắt các loại 5 2.5kw, D=32m Nhật 3 Máy mài, máy cưa các loại 10 Nhật Về lĩnh vực cơ khí, Công ty sử dụng nhiều loại máy khác nhau. Hầu hết các loại máy này còn mới, được mua từ nhật bản là nước có nền công nghệ tiên tiến nên đảm bảo an toàn. Ngoài ra các thiết bị máy móc này đều được trang bị nội quy an toàn. NLĐ đã qua huấn luyện mới cho phép sử dụng. c.An toàn điện. bảng thống kê máy móc thiết bị stt tên máy móc thiết bị số lượng công suất nước sx 1 Máy ép cọc 2 250 tấn Liên xô 2 Máy khoan mồi ép cọc 3 Liên xô 3 Súng bắn thử mác bê tông 2 Thuỵ Điển 4 Máy hàn 15KVA 12 15KvA Việt nam Để đảm bảo an toàn cho công nhân khi làm việc, Công ty đã : Thiết kế hệ thống chống sét và chống điện áp cao lan truyền vào các khu vực xây dựng. Các hệ thống điện đi trong công trường đều được bọc cách điện và thường xuyên được kiểm tra để đề phòng tai nạn điện. Phần mang điện của các thiết bị, máy móc sử dụng điện đều được bọc cách điện và có hệ thống nối đất, nối không bảo vệ. Các thiết bị đều đã có hướng dẫn sử dụng, bảng nội quy an toàn Các thiết bị mới được trang bị nên còn mới Tất cả các công trình đều được trang bị tủ điện nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về điện năng cho các thiết bị hoạt động đồng thời làm cho đường điện chạy vào công trình an toàn hơn. 2. Công tác phòng chống cháy nổ ở các xí nghiệp. Cháy nổ là một sự cố rất dễ xẩy ra khi có đủ 3 yếu tố cho sự cháy. Đó là chất cháy (xăng, dầu, than, củi...) ô xy (luôn có trong không khívà chiếm 21% diện tích không khí), nguồn cháy (nguồn nhiệt phát ra từ các máy móc, lò điện...). Nhận thức được tầm quan trọng của công tác PCCN, ban giám đốc Công tyluôn quan tâm tới công tác phòng chống cháy nổ. Căn cứ điều I pháp lệnh qui định việc quản lý của nhà nước về vấn đề PCCN: “PCCN là nghĩa vụ của CBCNV, trước hết là trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị ấy “. Giám đốc Công ty Tu tạo và Phát triển nhà đã có quyết định số 133/CTP-PCLB qui định trách nhiệm về công tác PCCN ở các đơn vị xí nghiệp và thành lập ban chỉ huy PCLB. 2.1.Tổ chức lực lượng PCCN của Công ty. Ban chỉ huy PCCN của Công ty gồm 10 người: Chủ tịch hội đồng: Ông Nguyễn Minh Hoà - Phó Giám đốc Công ty Phó chủ tịch hội đồng: Ông Nguyễn Phúc Tường - Chủ tịch Công đoàn Công ty Các uỷ viên: Ông Nguyễn Hữu Ngợn - Trưởng phòng KHKT Ông Đinh Tuấn Hùng- Kỹ sư xây dựng, Trưởng phòng QLXL Ông Nguyễn Ngọc Quán - Trưởng phòng TCHC Ông Lê Quang Tuyến - Phó phòng TCHC Bà Bùi Thị Việt Hoa - Trưởng Phòng KTTC Ông Võ Quang Thống, Chuyên viên phòng KHKT - Uỷ viên thường trực kiêm thư ký hội đồng. Cán bộ giúp việc Hội đồng BHLĐ có các cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ có tên sau: Ông Bùi Đức Lâm: Cán bộ phụ trách công tác quân sự, PCCN, PCLB Bà Nguyễn Thị Kim Thanh: CB phụ trách công tác y tế Công ty. Đội PCCC của Công ty gồm 19 người được phòng PC23 công an thành phố Hà nội huấn luyện và hướng dẫn kỹ càng về kiến thức về PCCC và cách sử dụng các trang thiết bị PCCC. Để thực hiện tốt công tác PCCN, Công ty đã thực hiện các biện pháp sau: Tuyên truyền vận động CBCNV thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy ước, biện pháp PCCC đồng thời hướng dẫn họ biết PCCC thông thường bằng mọi hình thức như mở hội nghị chuyên đề về công tác PCCC, dán panô, áp phích tuyên truyền. Xây dựng kế hoạch huấn luyện nghiệp vụ PCCC, thường xuyên luyện tập các phương án chữa cháy tại chỗ theo quyết định 230 Bộ Nội Vụ ngày 24/04/1998. Tất cả các hội viên có nhiệm vụ thu thập, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức lý thuyết sau khoá học do Công ty mời phòng PC23 về huấn luyện và trang bị kiến thức về PCCC. Từ đó phổ biến lại cho các tổ viên PCCC của xí nghiệp trục thuộc Công ty . Tổ chức cứu chữa kịp thời các vụ cháy xảy ra và tham gia hỗ trợ lực lượng chống cháy chuyên nghiệp cứu chữa các vụ cháy lớn. Tuần tra canh gác bảo vệ hiện trường cháy,giúp các cơ quan điều tra xác minh nguyên nhân cháy Công ty ban hành các nội quy cụ thể về công tác PCCC. 2.2.Vấn đề tra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25297.DOC