M ục l ục
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I : Những vấn đề chung 2
1. Đặc điểm chung của hợp tác xã Trường Vũ 2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hợp tác xã 2
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Hợp Tác xã 2
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh của Hợp Tác Xã 5
1.4. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý của hợp tác xã. 5
1.4.1. Thuận lợi 5
1.4.2. Khó khăn 5
2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của hợp tác xã 5
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 5
2.2. Tổ chức bộ máy kế toán 7
Chương II : Thực trạng công tác kế toán của hợp tác xã 9
1. Phần hành kế toán vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền 9
1.1. Kế toán vốn bằng tiền tại hợp tác xã 9
1.1.1. Kế toán tiền mặt 9
1.1.2. Quy trình hạch toán TK 111 9
1.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng 10
2. Phần hành kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ 10
3. Phần hành kế toán TSCĐ 10
4. Phần hành về kế toán tiền lương 11
4.1. Hình thức trả lương của công ty 12
4.2. Các khoản trích theo lương 12
4.3. Sơ đồ kế toán tổng hợp 13
5. Phần hành kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 14
6. Phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 14
Chương III : Nhận xét và kết luận 15
1. Nhận xét 15
2.Kết luận 16
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4161 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng công tác kế toán của hợp tác xã Trường Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đất nước ta những năm gần đây đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Cả nước các thành phần kinh tế đã xác định đây là một bước đi đúng đắn của đảng và nhà nước ta.
Các cơ quan, đơn vị, công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã… Có các hoạt động riêng nhưng đều liên quan đến kinh tế. Ngoài sự lãnh đạo của đảng, nhà nước, lãnh đạo quản lý của cơ quan, công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã… Vai trò của hạch toán kế toán là một trong những khâu quan trọng, then chốt. Cơ quan, công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã nào tồn tại và phát triển được đều phải hạch toán kế toán. Kết quả của hạch toán kế toán đó phải cần chính xác, đúng nguyên tắc. Giúp cho giam đốc, lãnh đạo công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã lắm bắt được các số liệu về kinh tế, vật tư. Để điều hành sự hoạt động của công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã và tìm ra hướng đi mới cho kỳ tiếp theo.Vì điều này em đã chọn Hợp tác xã Trường Vũ để thực tập.
Trong thời gian thực tập tại Hợp Tác Xã Trường Vũ em đã có cơ hội và điều kiện được tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng về công tác kế toán . Nó đã giúp em rất nhiều trong việc củng cố và mở mang hơn cho em, những kiến thức em đã được học tại trường mà em chưa có điều kiện để được áp dụng thực hành.
Em xin chân thành cám ơn sự tận tình giúp đỡ, hướng dẫn của cô giáo Bùi Việt Nga cũng như sự nhiệt tình của Ban Giám đốc và các Anh, Chị trong văn phòng , đã giúp em hoàn thành được báo cáo thực tập này.
Nội dung của báo cáo, ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3 chương chính sau đây:
Chương I : Những vấn đề chung
Chương II : Tổ chức bộ máy kế toán
Chương III : Nhận xét và kết luận.
Chương I
NHỮNG VẤN DỀ CHUNG CỦA HỢP TÁC XÃ TRƯỜNG VŨ
1. Đặc điểm chung của Hợp Tác Xã Trường Vũ:
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Hợp Tác Xã
Tên : Hợp Tác Xã Trường Vũ.
Trụ sở : Xã Tân Nương – TP Yên Bái - Tỉnh Yên bái.
Điện thoại : 0293.858.635
Fax : 0293.858.635
Hình thức sở hữu vốn : vốn tự có là 2.000.000.000
Tổng số nhân viên : 15 người
Thành lập ngày 04 tháng 01 năm 2006 .
Hợp tác xã kinh doanh nuôi trồng thuỷ sản.
Đến ngày 11/10/2008 bổ sung trồng cây ăn quả như xoài, vải, bưởi, dứa.
Từ năm 2006 khi mới thành lập, Hợp tác xã có 5 lao động. Đên nay tăng lên 17 lao động. Trong quá trình phấn đấu và trưởng thành đến nay Hợp Tác Xã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, hoạt động của Hợp tác xã đi vào thế ổn định, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước, có cơ hội chiếm lĩnh thị trường về các mặt hàng đặc biệt là về thuỷ sản.
Cho đến nay công ty đã qua 5 năm hình thành và phát triển cũng đã trải qua biết bao thăng trầm từ một Hợp Tãc Xã chưa có danh tiếng gì trên thị trường hàng hoá đến nay Hợp Tác Xã đã có thương hiệu riêng của mình, và có chỗ đững trên thị trường. Có nhiều khách hàng tiềm năng làm ăn lâu dài.
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Hợp Tác Xã.
Sơ dồ 01:
Sơ đồ tổ chức bộ máy và quản lý của Hợp tác xã như sau :
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Bảo Vệ
Phòng vận tải
Phòng KD
Phòng Kế
toán
tài vụ
* Chức năng của các phòng ban :
- Giám Đốc : Là người đại diện cho Hợp tác xã, chịu trách nhiệm trước Pháp luật cùng những quy định của Nhà Nước. Giám đốc có quyền điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh tới từng phòng và có quyền uỷ quyền ký duyệt những quyết định quan trọng trong Hợp tác xã khi gặp những công việc đột xuất cho Phó giám đốc.
- Phó Giám Đốc: Giúp giám đốc quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động về kinh doanh, quản lý Phòng ban. Ký duyệt giấy tờ của công ty khi giám đốc phân công đi vắng. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc nhân viên trong công ty.
- Phòng Kế Toán Tài Vụ kiêm kế toán tổng hợp :Có trách nhiệm về toàn bộ mọi hoạt động của phòng kế toán dưới hình thái tiền tệ với chức năng giúp việc cho giám đốc.
- Phòng KD có nhiệm vụ thiết lập các kế hoạch về toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng hoá thủ tục cho toàn bộ lô hàng, quản lý nhân viên kinh doanh, quản lý
- Trưởng Phòng Bảo vệ : Làm nhiệm vụ điều hành, phân công ca trực cho những nhân viên để bảo vệ cơ sở vật chất cũng như trật tự trị an tại Hợp tác xã.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh của Hợp Tác Xã.
Hợp tác xã Trường Vũ chuyên bán buôn, bán lẻ, mặt hàng nội địa, kinh doanh cho các hộ gia đình , các nhà hàng, khách sạn, các đại lý bán buôn bán lẻ.
*. Đặc điểm về sản phẩm:
Sản phẩm của Hợp tác xã khá phong phú và đa dạng về chủng loại các mặt hàng như:
+ Nuôi các loại gia cầm, thuỷ sản.
+Trồng các loại cây ăn quả.
* Đặc điểm về thị trường:
Với mặt hàng khá phong phú và đa dạng nên thị trường phân phối sản phẩm hàng hoá cũng rất phong phú, giúp cho việc quay vòng vốn nhanh hiệu quả kinh tế cao.
Hợp tác xã tiêu thụ hàng hóa qua hai kênh đó là bán buôn và bán lẻ, chính vì vậy mà lượng luôn được tiêu thụ nhanh chóng, giúp quay vòng vốn nhanh, nâng cao hiệu quả kinh Tế.
- Với kênh bán buôn: Hàng được chuyển đến các khách sạn, nhà hàng trong Tỉnh, và nhiều Tỉnh thành khác.
- Với kênh bán lẻ: Hàng hoá được các đại lý bán lẻ ,các hộ gia đình ở từng địa bàn khác nhau.
*. Đặc điểm về lao động
Hợp tác xã có 15 người, có 3 người tốt nghiệp Đại học, 5 người trung cấp, còn lại đã học hết câp 3. Những đối tượng lao động từ 1 năm trở lên thì Hợp tác xã có quan tâm ưu đãi trong vấn đề tham gia đóng BHXH cho họ
*. Tình hình tài chính của Hợp tác xã.
B ảng 01: Tình hình tài chính của Hợp Tác Xã trong 2 năm gần đây:
TT
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
1
Vốn chủ sở hữu
3.000.000.000
3.500.000.000
2
Doanh thu
1.123.345.252
1.836.520.563
3
Lợi nhuận
775.000.000
988.000.000
4
Nộp ngân sách
217.236
247.598
5
Số lao động
16
17
6
Thu nhập bình quân / tháng
890.000
1.200.000
Trong những năm gần đây tình hình tài chính của Hợp tác xã khá ổn định, doanh thu năm gần đây cao hơn so với các năm trước nhiều.
1.4. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý của hợp tác xã.
1.4.1. Thuận lợi :
- Mô hình kinh doanh này mới nên ít bị canh tranh, Yên bái đang trên đà phát triển nên nhiều khách sạn và nhà hàng được xây dựng, đây là những khách hàng tiềm năng của công ty.
- Giao thông đi lại rất thuận tiện vì trụ sở cách đường lớn khoảng 100m.
1.4.2. Khó khăn.
- Khí hậu Yên Bái nóng ẩm , nắng nóng , rét kéo dài điều này tạo điều kiện sâu, bệnh làm ảnh hưởng đến việc nuôi trồng . Công tác phòng bệnh và chữa bệnh gặp nhiều khó khăn.
2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA HỢP TÁC XÃ.
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán .
*. Phương thức tổ chức bộ máy kế toán.
Sơ đồ 02:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của hợp tác xã.
Kế Toán Trưởng
(kiêm kế toán tổng hợp)
Kế toán tiêu thụ hàng hóa, thanh toán với người mua
Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận thành viên.
- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm về toàn bộ mọi hoạt động của phòng kế toán với chức năng là ngươì giúp việc cho Giám đốc. Tổ chức và chỉ đạo công tác kế toán, thống kê thông tin kế toán và hạch toán kế toán tại Hợp tác xã. Kế toán Trưởng có quyền phân công và chỉ đạo trực tiếp các thành viên kế toán trong Hợp tác xã.
Ngoài nhiệm vụ là người lãnh đạo và quản lý phòng, kế toán trưởng còn tham gia trực tiếp vào công tác hạch toán, phân bổ trực tiếp chi phí kinh doanh và đối tượng tính giá thành để hướng dẫn các bộ phận kế toán có liên quan để lập và luân chuyển chi phí phù hợp với đối tượng hạch toán.
- Kế toán tiêu thụ hàng hóa và thanh toán với người mua : Hàng ngày căn cứ vào chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh có liên quan, kiểm tra phản ánh vào sổ kế toán liên quan đến tiêu thụ hàng hóa và thanh toán với người mua theo dõi số lượng, giá trị hàng hóa , tham gia kiểm tra và đánh giá lại hàng hóa, cuối tháng lên bảng tổng hợp theo từng loại, từng nhóm hàng trong Hợp tác xã.
- Kế toán tiền lương kiêm thủ quỹ : Hàng tháng tính lương cho các nhân viên và kiểm kê quuỹ tiền mặt thường xuyên ko để thất thoát, chịu trách nhiệm trước giám đốc về số tiền trong két. Xuất tiền mặt khi có lệnh của cấp trên.
2.2. Tổ chức bộ máy kế toán.
- Hợp tác xã áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp.
- Công ty tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng : Việt Nam Đồng ( VNĐ )
- Kỳ lập báo cáo tài chính : Theo quý
- Niên độ kế toán : Từ 01/01 - đến 31/12 hàng năm
- Hình thức thanh toán lương : Trả trực tiếp bằng tiền mặt cho nhân viên.
- Hình thức tính lương : Trả lương theo thời gian.
2.3. Sổ sách kế toán.
Sổ sách kế toán là sổ dùng để ghi chép, hệ thống hóa và tổng hợp số liệu từ các chứng từ ban đầu, nhằm cung cấp những chỉ tiêu cần thiết cho việc lập các báo cáo kế toán theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định.
Hợp tác xã dùng hình thức nhật ký chung.
+ sổ sách: Nhật ký chung bao gồm các loại sổ:
- Nhật ký chung
- Sổ Cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
+ Trình tự ghi sổ: .Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ được ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra đối chiếu số khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo Tài Chính.
Sơ đồ 01 :Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung.
CHỨNG TỪ GỐC
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ Nhật ký đặc biệt
Sổ Nhật ký chung
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
* Ghi chú :
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu, kiểm tra
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA HỢP TÁC XÃ
1.Phần hành kế toán vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền
1.1. Kế toán vốn bằng tiền tại hợp tác xã.
1.1.1. Kế toán tiền mặt.
- Vồn bằng tiền của Hợp tác xã bao gồm tiền mặt tồn quĩ và tiền gửi ngân hàng. Tiền mặt là số vốn bằng tiền được thủ quỹ bảo quản trong két sắt an toàn .
Khi phát sinh các nghiệp vụ thu tiền, căn cứ vào các hóa đơn, các giấy thanh toán tiền tương ứng, kế toán tiền mặt lập phiếu thu tiền mặt, sau khi được kế toán trưởng kiểm duyệt, phiếu thu được chuyển cho thủ quĩ để ghi tiền. Sau đó thủ quỹ sẽ ghi số tiền thực phận vào phiếu thu, đóng dấu đã thu và lấy vào phiếu thu.
Khi phát sinh các nhiệm vụ chi tiền, thủ quỹ căn cứ vào phiếu chi để chi phần tiền sau khi có đầy đủ chữ ký kế toán trưởng và của Giám đốc. Căn cứ vào số tiền thực chi của thủ quỹ ghi vào sổ quỹ và đến cuối ngày thì chuyển cho kế toán tiền mặt để ghi sổ.
- Phiếu thu – Mẫu 02 – TT/BB.
- Phiếu chi – Mẫu 01 – TT/BB.
- Bảng kiểm kê quỹ – Mẫu số 07 a – TT/BH và mẫu 07b – TT/BB
- Giấy nộp tiền
- Giấy thanh toán tiền.
- Giấy thanh toán tiền – Mẫu 04 – TT.
- Sổ quỹ tiền mặt.
- Sổ tiền gửi ngân hàng.
- Các sổ kế toán tổng hợp.
1.1.2. Quy trình hạch toán TK 111
Sơ đồ 03 :
Sơ đồ hạch toán vốn bằng tiền
TK 111
TK 511
Tk 141
Thu nhập từ bán hàng Các khoản thu tạm ứng
TK 131 TK 331, 334
Khoản phải thu của khách hàng Các khoản phải trả,trả NV
TK 642
Các khoản chi phí BH,CP
TK511
TK3331
`
1.2. Kế toán Tiền gửi ngân hàng ( TGNH )
- Theo quy định mọi khoản tiền không dùng đến của công ty đều phải gửi vào ngân hàng, khi cần tiền thì làm thủ tục rút TGNH hoặc chuyển cho khách hàng.
- Các chứng từ sử dụng: GBN, GBC, UNT, UNC. Căn cứ vào các chứng từ này, kế toán định khoản các nghiệp vụ phát sinh sau đó tiến hành ghi vào các sổ: chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ TGNH và sổ cái TK 112
* Sơ đồ hạch toán TGNH.
S ơ đ ồ 04 :
Sơ đồ hạch toán tiền gửi ngân hàng
TK 112
TK 131 TK 338
Các khoản phai thu KH Rút TGNH trả các khoản phải trả
TK 111
Rút TM gửi Ngân Hàng
TK 511,
Doanh thu BH
2. Phần hành kế toán Nguyên vật liệu – Công cụ dụng cụ
- Hợp tác xã Trường Phát quy mô nuôi trồng không lớn nên công cụ dụng cụ không nhiều, chủ yếu là các vận dụng thường ngày.
3. Phần hành kế toán TSCĐ
- Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế &giá trị còn lại.
- Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thoả mãn điều kiện chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản được ghi nhận vào chi phí trong kỳ.
- Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ các khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được ghi nhận vào doanh thu hay chi phí trong kỳ.
* Phương pháp khấu hao áp dụng
TSCĐ khấu hao theo phương pháp đường thẳng để trừ dần nguyên giá tài sản cố định theo thời gian hữu dụng ước tính.
Thời gian khấu hao của các nhóm TSCĐ như sau:
Nhóm TSCĐ Số năm khấu hao
Nhà cửa vật kiến trúc 35 năm
Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn 07 năm
Thiết bị dụng cụ quản lý 05 năm
* Chứng từ sử dụng : - Biên bản giao nhận TSCĐ.
- Biên bản thanh toán TSCĐ.
- Thẻ TSCĐ.
- Sổ TSCĐ.
- Sổ tổng hợp.
4. Phần hành về kế toán tiền lương
4.1. Hình thức trả lương của công ty
- Hợp tác xã áp dụng hình thức trả lương theo thời gian ( công nhật )cụ thể là : Toàn bộ công nhân viên tính ngày công theo thời gian cụ thể là ngày làm 8 tiếng .
4.2. Các khỏan trích theo lương
Bao gồm : BHXH , BHYT,BHTN,KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định như sau :
BHXH
(1)
BHYT
(2)
BHTN
(3)
KPCĐ
(4)
20%
4.5%
2%
1%
* Trong đó:
+ Đơn vị sử dụng lao động đóng là :
BHXH :Đơn vị sử dụng lao động trích 16% trên lương căn bản và được tính vào chi phí
BHYT : Đơn vị sử dụng lao động trích 3% trên lương căn bản và được tính vào chi phí .
BHTN : Đơn vị sử dụng lao động trích 1% trên lương căn bản và được tính vào chi phí
KPCĐ : Đơn vị sử dụng lao động trích 1% trên tổng lương ( không tính tiền chuyên cần )và được tính vào chi phí.
+ Người lao động đóng là :
BHXH : Người lao động trích 6% trên lương căn bản khấu trừ trên lương .
BHYT : Người lao động trích 1.5% trên lương căn bản khấu trừ trên lương .
BHTN : Người lao động trích 1% trên lương căn bản khấu trừ trên lương
4.3. Sơ đồ kế toán tổng hợp :
Sơ đồ 05 :
Sơ đồ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
111,112 TK 334 TK 642
Ứng lương và thanh toán cho Tiền lương nhân viên
Công nhân viên
TK 338
TK 338
Khấu trừ tiền đóng
BHXH ,BHYT, BHTN BHXH phải thanh toán
cho CNV
TK1388 TK 4311
Khấu trừ các khoản phải thu khác
Tiền thưởng phải thanh tóan
Cho NV ngày lễ tết
5.Phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Hợp tác xã căn cứ vào công dụng của chi phí để phân loại chi phí theo khoản mục:
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm:
+ Lương và các khoản có tính chất lương như phụ cấp, thưởng.
+ Trích 22% lương cho các quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ…
* Chứng từ sử dụng
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Phiếu thu, phiếu chi
- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu công cụ dụng cụ
- Bảng thanh toán tiền lương và bảng kê các khoản trích theo lương
- Bảng phân bổ khấu hao, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
- Các hoá đơn dịch vụ mua ngoài…
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
* Quy trình hạch toán chi phí sản xuất
Sơ đồ 06 : Sơ đồ hạch toán chi ph í
TK 154
TK 334, 338
TK632
Tập hợp chi phí nhân
công trực tiếp Sản phẩm sản xuất xuất bán
TK152
Tập hợp chi phí NVL
TK334
TK111, 112, 331 Chi phí lương phải trả
CNV
Tập hợp chi phí bằng tiền
và các khoản phải trả khác
6.Phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
* Kế toán bán hàng:
Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, đây là quá trình chuyển hoá vốn từ hình thái vốn sản phẩm, hàng hoá sang hình thái vốn tiền tệ hoặc vốn trong thanh toán.Vì vậy đẩy nhanh quá trình bán hàng đồng nghĩa với việc rút ngắn chu kỳ KD, tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
* Chứng từ kế toán công ty sử dụng:
- Hoá đơn GTGT ( mẫu số 01- GTKT- 3LL)
- Hoá đơn bán hàng thông thường ( mẫu 02- GTTT- 3LL)
- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi ( mẫu 01- BH)
- Các chứng từ thanh toán ( phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, uỷ nhiệm thu, giấy báo có của ngân hàng…..
*Trình tự ghi sổ các nghiệp vụ thu- chi tiền theo hình thức Nhật ký chung
chứng từ thu, chi tiền
bảng cân đối phát sinh
sổ cái TK 111,112
Báo cáo tài chính
bảng tổng hợp chi tiết
sổ chi tiết tiền mặt
sổ nhật ký thu, chi tiền
sổ quỹ
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 06 : Trình tự ghi sổ nghiệp vụ thu chi tiền
CHƯƠNG III : NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
1. Nhận xét
Hình thức nhật ký chung là hình thức mà hợp tác xã lựa chọn để ghi sổ. Các chứng từ kế toán áp dụng tương đối ổn định và đúng nguyên tắc của Bộ tài chính ban hành. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ trong Phòng kế toán hết sức đồng đều và tổ chức công tác kế toán tập trung đã giúp cho công tác lãnh đạo chỉ đạo của giám đốc được thuận tiện . Là một hợp tác xã nhỏ không có phòng kinh doanh mà hoạt động sản xuất kinh doanh phòng kế toán chịu trách nhiệm, trong những năm qua phòng kế toán đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của mình , có chiến lược chỉ đạo kinh doanh có hiệu quả
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu về công tác kế toán tại Hợp tác xã em nhận thấy công tác tổ chức kế toán và bộ máy quản lý là đầy đủ , sạch sẽ mẫu sổ sử dụng là theo đúng quy định của Bộ tài chính. Các tài khoản sử dụng theo đúng quy định.
2. Kết Luận
Thời gian thực tập qua đi thật ngắn ngủi nhưng cũng thật bổ ích đó là cảm giác chung mà mỗi sinh viên sau khi đi thực tập đều nhận xét như vậy.Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã nói chung và công tác kế toán. Thấy được những thuận lợi và khó khăn gặp phải .
Về các chế độ nguyên tắc Hợp tác xã luôn áp dụng theo các chế độ về chuẩn mực kế tóan không vi phạm pháp luật, hàng năm vẫn nộp thuế theo quy định của luật thuế Nhà nước.
Trên đây là những cảm nhận chung khi tiếp xúc thực tế với hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã. Được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ trong phòng kế toán và thầy cô trong bộ môn kế toán của trường, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập nghề nghiệp. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô giáo: Bùi Việt Nga các cô chú, các anh, các chị trong phòng kế toán Hợp tác xã Trường Vũ đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày 30 tháng 04 năm 2011
Học sinh
Trịnh Công Chinh
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Kính gửi : - Ban giám đốc
- Cô giáo hướng dẫn bộ môn
Tên em là : Trịnh Công Chinh
Trong thời gian thực tập tại Hợp tác xã Trường Vũ , em đã có điều kiện được tìm hiểu tổ chức bộ máy kế toán cũng như những phương pháp hạch toán.
Thời gian thức tập còn han chế nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót . Em mong mọi người trong ban giám đốc và cô giáo góp ý thêm để baì báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn !
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn :
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……………...………………………………………………………………………...……………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
.…………………………………………………………………………………….......
Yên bái , ngày 30 tháng 04 năm 2011
Học sinh :
Trịnh Công Chinh - Lớp kế toán 2B
Danh Mục Viết Tắt
STT
Danh mục viết tắt
Tên
1
BHXH
Bảo hiểm xã hội
2
BHYT
Bảo hiểm y tế
4
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
5
TGNH
Tiền gửi ngân hàng
6
TSCĐ
Tài sản cố định
7
NV
Nhân viên
M ục l ục
Trang
Lời mở đầu
1
Chương I : Những vấn đề chung
2
1. Đặc điểm chung của hợp tác xã Trường Vũ
2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hợp tác xã
2
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Hợp Tác xã
2
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh của Hợp Tác Xã
5
1.4. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý của hợp tác xã.
5
1.4.1. Thuận lợi
5
1.4.2. Khó khăn
5
2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của hợp tác xã
5
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
5
2.2. Tổ chức bộ máy kế toán
7
Chương II : Thực trạng công tác kế toán của hợp tác xã
9
1. Phần hành kế toán vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền
9
1.1. Kế toán vốn bằng tiền tại hợp tác xã
9
1.1.1. Kế toán tiền mặt
9
1.1.2. Quy trình hạch toán TK 111
9
1.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng
10
2. Phần hành kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ
10
3. Phần hành kế toán TSCĐ
10
4. Phần hành về kế toán tiền lương
11
4.1. Hình thức trả lương của công ty
12
4.2. Các khoản trích theo lương
12
4.3. Sơ đồ kế toán tổng hợp
13
5. Phần hành kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
14
6. Phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
14
Chương III : Nhận xét và kết luận
15
1. Nhận xét
15
2.Kết luận
16
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kilo21 .doc