Báo cáo Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần phát hành sách Thái Bình

 Công ty cổ phần phát hành sách Thái Bình thành lập tháng 10/ 1952. Trong điều kiện nền kinh tế chỉ huy. Kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp xuất bản phẩm nói riêng. Trong đó có công ty phát hanh sách Thái Bình đều được thực hiện theo các chỉ tiêu kinh tế, kế hoạch của nhà nước. Hoạt động bán xuất bản phẩm trong nền kinh tế chỉ huy không xuất phát từ nhu cầu đích thực của khách hàng trên thị trường mà nó được thực hiện thông qua hình thức bán cung cấp nhằm phổ biến các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nâng cao dân trí xã hội. Trong giai đoạn này, mục tiêu kinh doanh, hiệu quả kinh tế chưa được đặt ra đối với hoạt động xuất bản. Công ty lãnh đạo dưới hình thức phân phối xuất bản phẩm có sự bao cấp, trợ giá của nhà nước. Không có sự cạch tranh quyết liệt. Doanh nghiệp không có điều kiện để phát triển quy mô, tăng năng suất lao động.

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3297 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần phát hành sách Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa phát hành XBP và công ty cổ phần Phát hành Sách Thái Bình, trong thời gian thực tập em đã bước đầu vận dụng toàn bộ lý thuyết đã được học vào thực tiễn hoạt động phát hành xuất bản phẩm trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, giúp em có điều kiện làm quen với các khâu nghiệp vụ trước khi trở thành cử nhân ngành phát hành xuất bản phẩm. Báo cáo thực tập gồm 3 chương: ChươngI: Hoạt động bán hàng trong cơ chế thị trường và vai trò của nó đối với công ty cổ phần phát hành Sách Thái Bình hiện nay. Chương II: Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần phát hành sách Thái Bình. Chương III: Đánh giá chung và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần phát hành sách Thái Bình. CHƯƠNG I HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÔNG TY PHÁT HÀNH SÁCH THÁI BÌNH Phát hành sách là hoạt động kinh doanh đặc thù. Sách không giống hàng hoá tiêu dùng khác. Đối với hàng hoá thông thường, khi giá trị sử dụng không còn nữa thì giá trị của nó cũng mất đi. Hàng hoá- sách lại không thế. Sách dù đã hỏng, không còn giá trị nhưng giá trị tư tưởng, khoa học, giá trị nhân văn của nó vẫn tiếp tục toả sáng trong cuộc sống của chúng ta. Càng đọc nhiều sách thì con người càng giàu thêm về trí tuệ, lành mạnh thêm về tâm hồn, cao đẹp thêm về phẩm hạnh, trong sáng hơn trong lối sống. Vì vậy, sách đã trở thành món ăn tinh thần và có vai trò quan trọng đối với công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Nhận thức rõ vai trò, tác dụng của sách trong đời sống xã hội, mọi hoạt động bán hàng của ngành PHS nói chung và của công ty cổ phần phát hành sách Thái Bình nói riêng luôn bám sát, phục vụ tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội. Hoạt động bán hàng đã và đang góp phần tích cực vào việc tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; góp phần phổ biến những kiến thức văn học, khoa học kỹ thuật… đáp ứng nhu cầu và thị hiếu đọc cho đông đảo quần chúng nhân dân, đồng thời đảm bảo kinh doanh có lãi để duy trì và phát triển DN. 1. Hoạt động bán hàng trong cơ chế thị trường hiện nay. Hoạt động bán xuất bản phẩm trong cơ chế thị trường luôn xuất phát từ nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Khách hàng là người trả lương cho doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường mỗi doanh nghiệp là một đơn vị độc lập thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường. Hoạt động bán hàng hoá nói chung và bán các loại xuất bản phẩm nói riêng hiệu quả kinh doanh luôn là tiền đề, là điều kiện quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Hiệu quả kinh tế đạt được từ hoạt động bán xuất bản phẩm ở các doanh nghiệp được biểu hiện qua sự tăng trưởng không ngừng về doanh số, doanh thu bán hàng và lợi nhuận. Đó là động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp mở mang, phát triển quy mô kinh doanh, mở rộng thị trường, tăng nhanh vòng quay của vốn. Trong nền kinh tế thị trường có định hướng hiện nay, hoạt động bán các xuất bản phẩm ở các doanh nghiệp luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai mục tiêu kinh tế và xã hội. Mục tiêu kinh tế đóng vai trò là động lực là cơ sở tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị xã hội. Đối với mỗi người lao động trong doanh nghiệp, lợi ích kinh tế đạt được của tập thể góp phần quan trọng vào việc phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ trong lao động của họ, làm họ gắn bó với doanh nghiệp hơn. Khi mỗi cá nhân được đãi ngộ đúng mức về lợi ích kinh tế, họ sẽ không ngừng phát huy năng suất lao động và lao động sẽ có chất lượng mới cao hơn. Vì thế, để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế, xã hội nói trên, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nghệ thuật bán hàng. Nghệ thuật bán hàng là sử dụng các hình thức, biện pháp bán một cách thành thạo, uyển chuyển, phối hợp giữa các loại xuất bản phẩm, thị trường trao đổi, đối tác cần trao đổi, không gian thời gian tổ chức trao đổi. Tóm lại, khi chuyển sang cơ chế thị trường, giá trị của hàng hoá xuất bản phẩm được biểu hiện thông qua giá cả trên thị trường xuất bản phẩm. Gía cả chính là biểu hiện của giá trị. Hàng hoá xuất bản phẩm chỉ được bán khi khách hàng có nhu cầu bức xúc và có khả năng thanh toán với mức giá cả phù hợp nhất. Như vậy, thực hiện giá cả và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá xuất bản phẩm được hình thành thông qua sự trao đổi, mua bán giữa người bán với khách hàng. Khi quá trình kết thúc, người mua sẽ nhận được hàng hoá xuất bản phẩm với mong muốn thoả mãn nhu cầu xuất bản phẩm của họ, người bán nhận được tiền với mục tiêu thực hiện hiệu quả kinh tế và xã hội cho doanh nghiệp. 2. Vai trò của hoạt động bán hàng đối với công ty cổ phần phát hành sách Thái Bình. 2.1 Bán xuất bản phẩm luôn góp phần phổ biến, tuyên truyền một cách sâu rộng nhất các xuất bản phẩm và trực tiếp thoả mãn nhu cầu của khách hàng Hoạt động bán các xuất bản phẩm ở công ty cổ phần phát hành sách Thái Bình góp phần trực tiếp thoả mãn những nhu cầu của khách hàng trên thị trường Thái Bình. Đội ngũ nhân viên bán hàng cùng hệ thống cửa hàng, quầy hàng là biểu hiện bộ mặt của công ty. Người bán hàng là người thường xuyên, trực tiếp, tiếp xúc với mọi đối tượng khách hàng và họ rất hiểu tâm tư, tình cảm, sở thích, thị hiếu của khách hàng. Thông qua giao tiếp, trao đổi với khách hàng, người bán biết được nhu cầu đích thực của khách hàng về các xuất bản phẩm. Qua đó, người bán sẽ trực tiếp gợi mở, định hướng giúp khách hàng tìm mua những xuất bản phẩm phù hợp với nhu cầu. Mục tiêu của công ty là phấn đấu bán xuất bản phẩm được nhanh nhất, nhiều nhất, đưa ra thị trường những xuất bản phẩm đang có nhu cầu cao và vào thời điểm nhất định. Hoạt động bán xuất bản phẩm là hoạt động bán các sản phẩm văn hoá, tinh thần, trí tuệ. Trong điều kiện thực tiễn sự công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, hoạt động bán các xuất bản phẩm luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền phổ biến tới quần chúng những chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Góp phần làm lành mạnh hoá nhu cầu xuất bản phẩm, nâng cao dân trí xã hội, hướng cho con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ. 2.2 Hoạt động bán xuất bản phấm đã trực tiếp mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty phát hành sách Thái Bình. Đối với công ty, hiệu quả kinh tế từ hoạt động bán xuất bản phẩm là động lực quan trọng thúc đẩy, kích thích mỗi cá nhân phát triển tính năng động, sáng tạo trong lao động. Công ty có điều kiện để mở rộng, phát triển các hình thức, biện pháp bán các xuất bản phẩm. Không ngừng tạo ra doanh thu và lợi nhuận bán hàng, đồng thời giúp công ty phát triển, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tái mở rộng sản xuất, kinh doanh, góp phần tích cực vào việc công ty mở rộng mối quan hệ kinh tế, cạch tranh với các doanh nghiệp khác. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế góp phần nâng cao uy tín cho công ty trên thương trường, giúp công ty mở mang, phát triển quy mô kinh doanh. 2.3 Bán xuất bản phẩm góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quá trình tái sản xuất các xuất bản phẩm. Qua thực tiễn hoạt động bán hàng trên thị trường, công ty thu thập được những thông tin hữu ích về khách hàng với nhu cầu xuất bản phẩm của họ, về các xuất bản phẩm hiện có trên thị trường, về giá cả xuất bản phẩm, tình hình cạch tranh…Để từ đó công ty sẽ có kế hoạch đầu tư vốn, công sức, phương tiện đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các xuất bản phẩm, đặc biệt là những xuất bản phẩm trên thị trường đang có nhu cầu cao. 2.4 Bán các xuất bản phẩm trong cơ chế thị trường giúp công ty cạnh tranh với các lực lượng tham gia kinh doanh khác. Hàng hoá xuất bản phẩm có chất lượng, nội dung tốt là mục tiêu quan trọng của công ty trong quá trình cạch tranh với các lực lượng tham gia kinh doanh khác như: các cửa hàng tư nhân, các hiệu sách có trên địa bàn… Khách hàng mua được các xuất bản phẩm đó có giá phù hợp với khả năng thanh toán. Gía cả chính là biểu hiện của giá trị các xuất bản phẩm thông qua hoạt động bán hàng trên thị trường. Trong cơ chế thị trường hiện nay, để khách hàng có thể chấp nhận mua xuất bản phẩm với mức giá nhất định và để cạch tranh với các lực lượng tham gia kinh doanh khác. Công ty đã và đang phấn đấu nâng cao chất lượng, giảm giá thành, đưa ra thị trường những xuất bản phẩm phù hợp với khách hàng đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho công ty. 2.5 Hoạt động bán xuất bản phẩm đã tác động trực tiếp tới các khâu nghiệp vụ khác. Hoạt động bán các xuất bản phẩm là nghiệp vụ cuối cùng của hoạt động kinh doanh nhưng tác động mạnh mẽ trực tiếp tới các khâu nghiệp vụ khác. Qúa trình hoạt động kinh doanh phải thực hiện các khâu nghiệp vụ đầu vào, nghiệp vụ đầu ra và tổ chức quản lý quá trình kinh doanh. Hoạt động bán xuất bản phẩm là khâu nghiệp vụ cuối cùng của nghiệp vụ đầu ra nhưng nó lại giữ vị trí đặc biệt quan trọng là góp phần trực tiếp việc làm hình thành, phát triển và đi đến hoàn thiện các khâu nghiệp vụ khác. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHS THÁI BÌNH Tình hình chính trị, văn hóa xã hội của Thái Bình. Thái Bình là một tỉnh đồng bằng, có vị trí bốn mặt giáp biển và sông. Dân số là: 1,8 triệu dân. Thái Bình gồm một thành phố là Thái Bình, và 7 huyện trực thuộc: huyện Vũ Thư, Đông Hưng, Tiền Hải, Thái Thuỵ, Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Hưng Hà. Thái Bình có một nền chính trị ổn định và phát triển. Hoà chung với sự phát triển của đất nước Thái Bình đã và đang đạt được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Phát hành xuất bản phẩm góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước sâu rộng tới quân chúng nhân dân. Giúp nhân dân hiểu hơn nữa về Đảng, tin Đảng và những quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, dân trí phát triển. Theo đó nhu cầu về các xuất bản phẩm, tinh thần, trí tuệ cũng tăng theo. Văn hoá xã hội phát triển, xây dựng hệ thống các nhà văn hoá sinh hoạt rất phát triển tại các địa phương. Thu hút đông đảo sự tham gia của quần chúng nhân dân. Các xuất bản phẩm đã hướng cho con người hoàn thiện mình hơn nữa, nâng cao nhận thức của con người trong xã hội. Kinh tế, chính trị, xã hội phát triển là điều kiện để các xuất bản phẩm đến với khách hàng, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của họ. Đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty. 2 Nhu cầu xuất bản phẩm ở Thái Bình Hiện nay, trên địa bàn tỉnh phát triển nhiều nhu cầu xuất bản phẩm khác nhau phụ thuộc vào từng đối tượng, lứa tuổi, trình độ văn hoá và vào từng thời điểm nhất định. Nhu cầu thể hiện rõ nhất là theo thời vụ, nhu cầu mua xuất bản phẩm tăng vào các thời điểm như: vào đầu năm học, số lượng xuất bản phẩm được bán nhiều phục vụ cho các em học sinh, phụ huynh học sinh; vào dịp lễ tết nhu cầu mua các xuất bản phẩm như lịch, hay kỉ niệm các ngày lễ nhu cầu xuất bản phẩm đã và đang phát triển. Xây dựng môi trường văn hoá đọc đông đảo, tạo cho người dân thói quen đọc sách, đến với sách. Tuy nhiên, Thái Bình là tỉnh có tỷ lệ làm nông nghiệp là rất lớn nhu cầu này chưa được phát triển ở tầng lớp nông dân, họ chỉ có nhu cầu khi thật búc xúc như: các loại sách về khoa học kĩ thuật, sách dạy cách trồng cây, nuôi trồng thuỷ sản, dạy cách chăn nuôi con giống… nhưng không cao. Gía của sách là cao hơn so với mức thu nhập bình quân nên cản trở việc người dân đến với sách. Nhu cầu về các xuất bản phẩm ở thành phố phát triển hơn tại nông thôn. Sức mua của khách hàng nhiều hơn do thu nhập cao hơn và họ dễ dàng hình thành nhu cầu mua. Đồng thời họ có thể đến với cửa hàng một cách nhanh nhất. Nhưng tại nông thôn để đến với cửa hàng sách khi có nhu cầu mua là khó khăn do khoảng cách địa lý. Cửa hàng sách nhân dân thường mở ở trung tâm huyện, còn về các xã chỉ có nhà văn hoá xã, các xuất bản phẩm rất hạn chế. Gây khó khăn cho người dân khi có nhu cầu. 3 Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty cổ phần phát hành sách Thái Bình. Công ty cổ phần phát hành sách Thái Bình thành lập tháng 10/ 1952. Trong điều kiện nền kinh tế chỉ huy. Kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp xuất bản phẩm nói riêng. Trong đó có công ty phát hanh sách Thái Bình đều được thực hiện theo các chỉ tiêu kinh tế, kế hoạch của nhà nước. Hoạt động bán xuất bản phẩm trong nền kinh tế chỉ huy không xuất phát từ nhu cầu đích thực của khách hàng trên thị trường mà nó được thực hiện thông qua hình thức bán cung cấp nhằm phổ biến các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước nâng cao dân trí xã hội. Trong giai đoạn này, mục tiêu kinh doanh, hiệu quả kinh tế chưa được đặt ra đối với hoạt động xuất bản. Công ty lãnh đạo dưới hình thức phân phối xuất bản phẩm có sự bao cấp, trợ giá của nhà nước. Không có sự cạch tranh quyết liệt. Doanh nghiệp không có điều kiện để phát triển quy mô, tăng năng suất lao động. Tháng 1/ 2006, công ty tiến hành cổ phần hoá có tên là Công ty cổ phần phát hành sách Thái Bình. Trong cơ chế thị trường hiện nay, công ty phấn đấu không ngừng để nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng và mang lại lợi nhuận là mục tiêu cao nhất của công ty. Nhu cầu của khách hàng là phong phú, đa dạng, luôn luôn biến động phức tạp, lực lượng tham gia kinh doanh xuất bản phẩm trên thị trường ngày một đông đảo. Cho nên cung xuất bản phẩm luôn vượt cầu do đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Để có sự cạch tranh trên thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp phải có nghệ thuật bán hàng. Hiện nay, công ty cổ phần phát hành sách Thái Bình gồm có một cửa hàng tự chọn tại công ty và 7 hiệu sách nhân dân tại 7 huyện. Trong cơ chế thị trường, công ty sử dụng nhiều hình thức bán hàng, khoán trực tiếp cho các hiệu sách nhân dân các huyện, chủ yếu là chính sách khoán cứng. Công ty khai thác nguồn hàng chủ yếu từ các nhà xuất bản, và một số bạn hàng kinh doanh khác nhau từ các tỉnh. Mở rộng mối quan hệ kinh doanh với nhiều lực lượng tạo ra thị trường mới và khai thác hàng hoá phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các hình thức bán hàng của công ty: Bán cố định: là hình thức bán xuất bản phẩm tại địa điểm nhất định, thường xuyên liên tục nhằm thoả mãn nhu cầu cho đông đảo đối tượng khách hàng. Công ty có cửa hàng cố định tại số 7- Lê Lợi, thành phố Thái Bình. Và 7 cửa hiệu sách nhân dân tại 7 huyện. Tại cửa hàng tự chọn của công ty, mặt hàng chủ yếu được công ty khai thác bán là sách. Bên cạnh đó các ấn phẩm, văn phòng phẩm cũng rất đa dạng và phong phú. Sách ở đây được bày bán, trang trí, sắp xếp rất khoa học, mang tính thẩm mỹ cao. Tạo cho khách hàng đến với cửa hàng cảm giác tự nhiên, dễ tiếp xúc với các loại văn hoá phẩm và dễ tìm cho mình những cuốn sách mà khách hàng có nhu cầu mua. Sách ở đây rất phong phú và đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực như: sách về khoa học kĩ thuật, sách giáo khoa, sách tin học, đời sống, y học, thiếu nhi, văn học… được sắp xếp, trình bày rất khoa học, mang tính thẩm mỹ cao. Các nhân viên bán hàng rất nhiệt tình, hướng dẫn giới thiệu sách cho khách hàng rất chu đáo, tận tuỵ. Cửa hàng tạo ra cho khách hàng địa chỉ quen thuộc để đến với công ty. Bán thường xuyên liên tục, công ty đã có khă năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Mang lại hiệu quả kinh tế và có sức cạnh tranh với các lực lượng kinh doanh trên địa bàn thành phố. Các cửa hiệu sách nhân dân tại các huyện được bày bán các xuất bản phẩm phục vụ cho nhu cầu của mọi đối tượng trong huyện bao gồm: nhân dân, học sinh các trường có trong địa bàn huyện. Các xuất bản phẩm được kinh doanh như các sách thuộc mọi lĩnh vực, tranh, ảnh… văn phòng phẩm. Tuy là của hiệu sách nhân dân nhưng hàng hoá được bán tại đây rất phong phú , đa dạng. Hiệu quả kinh tế mang lai là tương đối cao, cụ thể như các huyện: Thái Thuỵ, Tiền Hải, Đông Hưng. Hoạt động bán hàng mang lại cho của hàng nhiều hiệu quả như: đảm bảo được doanh số bán ra, nộp thuế cho công ty, lương của cán bộ công nhân viên được nâng cao. Bán lưu động: là việc tổ chức mang hàng hoá xuất bản phẩm đến một địa điểm xác định để bán trong một khoảng không gian và thời gian nhất định nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu về xuất bản phẩm cho một, hai nhóm đối tượng khách hàng nhất định. Hình thức này không được công ty tổ chức thường xuyên liên tục như bán cố định. Công ty bán lưu động khi vào các dịp lễ tết, khi tham gia các hội chợ sách, giao lưu, giới thiệu sách, hay phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thông qua hoạt động bán này, công ty đã mở rộng thêm được thị trường và hình ảnh của công ty được nhiều khách hàng biết đến. Bên cạnh đó công ty còn tổ chức nhiều chương trình khuyến mại , giảm giá, tuyên truyền, giới thiệu sách mới vao nhưng dịp như: ngày tết, trung thu, ngày kỉ niệm thành lập công ty. Tham gia các hội chợ, quảng cáo trên truyền hình, phương tiện truyền thông của Thái Bình. 4 Hiệu quả đạt được từ hoạt động bán hàng. Hoạt động bán tại địa điểm cố định công ty có khả năng tổ chức mặt hàng phong phú và đa dạng có khả năng thoả mãn mọi nhu cầu về xuất bản phẩm của khách hàng. Khi thực hiện bán cố định thì công ty có khả năng đầu tư phát triển bán theo phông cách hiện đại. Đông thời cho phép công ty có khả năng tổ chức các mối quan hệ bán hàng không chỉ bán lẻ còn bán buôn. Bán cố định là hoạt động bán hàng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty. Bán cố định với hệ thống các cửa hàng, cửa hiệu sẽ cho phép công ty có khả năng bao quát thị trường, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường. Hoạt động bán lưu động giúp công ty mở ra thị trường mới, thăm dò thị trường mới để có cách thức, phương thức kinh doanh phù hợp. Là cơ hội để công ty thỏa mãn tốt nhất nhu cầu tại chỗ của khách hàng. Hoạt động tham gia các hội chợ triển lãm giúp công ty khuyếch trương được chính mình về hàng hoá, về công ty và khả năng đáp ứng nhu cầu từ đó thực hiện tốt việc tuyên truyền . Thực hiện chương trình khuyến mại giảm giá, tuyên truyền đúng pháp luật mang lại hiệu quả bán hàng. CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG 1 Nhận xét chung. Nhìn lại toàn bộ hoạt động PH XBP của ngành trong những năm qua sau khi thực hiện chính sách cổ phần hoá của nhà nước các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã bước đầu hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp phát hành nói riêng và công ty cổ phần phát hành sách Thái Bình nói riêng. Sau khi bước vào cổ phần hoá, công ty đã dần đi vào ổn định, hoạt động của công ty đang đi vào quỹ đạo chung. Công ty đã và đang đạt được nhiều thành tựu: Chuyển sang cơ chế thị trường, công ty đã và đang thực hiện đa dạng hoá các hình thức, biện pháp, xây dựng nghệ thuật bán các xuất bản phẩm, thoả mãn tốt nhất nhu cầu xuất bản phẩm của khách hàng mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội. Để có sức cạch tranh trên thị trường. Công ty luôn có sự kết hợp kinh doanh, sáng tạo các hình thức biện pháp bán xuất bản phẩm. Hình thức bán các xuất bản phẩm tại địa điểm bán cố định và là hình thức giữ vai trò chủ đạo. Công ty thường xuyên coi trọng công tác tổ chức khoa học nơi bán hàng. Năng cao hiệu quả hoạt động bán hàng như: chọn địa điểm bán, đầu tư trang thiết bị, trình bày sắp xếp, phát triển cửa hàng trọng điểm của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những thàng tựu đạt được cũng cần phải lưu ý đến những khó khăn chủ quan và khách quan làm hạn chế hiệu quả của hoạt động bán hàng. Những tồn tại: Công ty chưa quan tâm nhiều cho hoạt động tuyên truyền quảng cáo. Công tác tuyên truyền, giới thiệu sách mới, các tác phẩm còn hạn chế chưa được phát triển, mở rộng. Tại các hiệu sách nhân dân việc trang trí, sắp xếp còn chưa khoa học. Cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mức. Thái độ phục vụ khách hàng chưa sử dụng có hiệu quả nghệ thuật bán hàng trong giao tiếp với khách hàng. Nhu cầu mua của khách hàng là không thường xuyên liên tục, bán với số lượng chưa cao, thường là theo mùa vụ, chưa cân đối, hiệu quả bán hàng ở một số huyện chưa cao như huyện Kiến Xương. Trình độ, thu nhập của người dân ảnh hưởng đến sức mua, làm giảm doanh số bán ra. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng. Công ty cần quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa đối với hoạt động xúc tiến nhằm nâng cao không ngừng hiệu quả bán xuất bản phẩm. Các biện pháp xúc tiến như là xúc tiến quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm, xúc tiến khuyến mại. Xây dựng cửa hàng hấp dẫn, lựa chọn vị trí, hàng hoá sắp xếp, thái độ phục vụ của nhân viên. Quảng cáo trong, ngoài cửa hàng: biển hiệu, bản tin, băng rôn biểu ngữ… Thường xuyên tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu hàng hoá xuất bản phẩm, nghiên cứu tâm lý khách hàng, nhu cầu xuất bản phẩm của khách hàng. Nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu kinh tế, xã hội thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao, có khả năng giao tiếp văn minh, hiện đại phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế hiện nay và hợp với xu hướng của thời đại. Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa và nên có chế độ, chính sách ưu đãi đặc biệt với doanh nghiệp phát hành nói chung và công ty cổ phần phát hành sách Thái Bình nói riêng: Thúc đẩy hơn nữa hiệu quả bán xuất bản phẩm. Tăng cường đầu tư vốn, vốn lưu động. Doanh nghiệp phát hành hầu hết gặp khó khăn về vốn. Nhà nước cần áp dụng riêng một mức thuế đặc biệt đối với ngành phát hành sách góp phần nâng cao dân trí.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11104.doc
Tài liệu liên quan