Báo cáo Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Phú Thọ

MỤC LỤC

PHẦN I 1

NHỮNG NÉT CHUNG VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH PHÚ THỌ 1

I. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Kế hoạch & Đầu tư Tỉnh Phú Thọ: 1

II. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực hiện chức năng của Sở Kế hoạch & Đầu tư Tỉnh Phú Thọ: 4

1. Cơ cấu tổ chức: 4

1.1. Lãnh đạo Sở: 4

1.2. Các đơn vị giúp Giám đốc thực hiện chức năng QLNN. 4

1.3. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc: 4

2. Chức năng: 4

3. Nhiệm vụ và quyền hạn: 5

3.1. Trình UBND tỉnh ban hành Quyết định, 5

3.2. Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công, 5

3.3. Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra 5

3.4. Về quy hoạch và kế hoạch: 5

3.5. Về đầu tư trong nước và nước ngoài: 6

3.6. Về quản lý ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ: 7

3.7. Về quản lý đấu thầu: 7

3.8. Về quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất: 7

3.9. Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã: 7

3.10. Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ 8

3.11. Tổ chức và chỉ đạo 8

3.12. Thanh tra, kiểm tra 8

3.13. Tổng hợp, báo cáo định kỳ 8

3.14. Quản lý về tổ chức bộ máy 9

3.15. Quản lý tài chính, 9

3.16. Thực hiện nhiệm vụ 9

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI PHÚ THỌ 10

1. Sự cần thiết phải thu hút FDI tại Tỉnh Phú Thọ 10

1.1. Đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư 10

1.2. Tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 11

1.3. Tiếp cận thị trường thế giới 12

1.4. Khai thác tiềm năng về công nông nghiệp và du lịch 12

1.5. Tiếp nhận công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến 13

2. Các biện pháp thu hút FDI đã thực hiện tại Phú Thọ 13

2.1. Xúc tiến đầu tư nước ngoài 13

2.2. Tiếp nhận, thụ lý và cấp phép các dự án FDI 14

2.3. Chế độ ưu đãi và hỗ trợ triển khai FDI 15

3. Quy mô thu hút FDI tại Phú Thọ 18

4. Cơ cấu vốn FDI tại Phú Thọ 23

4.1. Theo hình thức đầu tư 23

4.2. Theo đối tác 24

4.4. Theo ngành, lĩnh vực 26

5. Các dự án FDI tại Phú Thọ được triển khai 27

5.1. Tình hình xúc tiến vốn đầu tư 27

Giảng viên hướng dẫn: 34

PGS.TS Phạm Văn Hùng 34

1.Tên đơn vị thực tập 34

-Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ 34

MỤC LỤC 35

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2650 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước thuộc quyền quản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực ngành kế hoạch và đầu tư địa phương. 3.15. Quản lý tài chính, quản lý tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh. 3.16. Thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh giao: Quản lý, vận hành, khai thác sử dụng có hiệu quả trang thông tin (Web) của tỉnh và một số nhiệm vụ khác. PHÒNG TỔNG HỢP – SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ TỈNH PHÚ THỌ CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ - Đánh giá, tổng hợp cân đối toàn diện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn, trung hạn và hàng năm của tỉnh. - Nghiên cứu, đề xuất và vận dụng các chính sách phát triển kinh tế – xã hội áp dụng trên địa bàn tỉnh. - Chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và phân vùng kinh tế, theo dõi tổng hợp quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phòng theo dõi. - Phối hợp với Sở Tài chính, Cục thuế xây dựng dự toán thu chi ngân sách hàng năm của tỉnh. - Theo dõi tổng hợp kế hoạch các ngành, lĩnh vực: an ninh, quốc phòng, thống kê, khoa học công nghệ và các ngành nội chính. - Thực hiện tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất với Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh. - Triển khai các chương trình và ứng dụng công nghệ thông tin. - Tổng hợp và cân đối vốn đầu tư phát triển trên địa bàn, theo dõi tình hình huy động, phân bổ, cấp phát các nguồn vốn đầu tư từ NSNN. - Tổng hợp, cân đối kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự kiến giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm hàng năm trình với UBND tỉnh quyết định. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI PHÚ THỌ 1. Sự cần thiết phải thu hút FDI tại Tỉnh Phú Thọ 1.1. Đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư Trong quá trình phát triển KT-XH, tỉnh Phú Thọ cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước huy động liên tục mọi nguồn lực để đáp ứng nhu cầu KT-XH, trong đó nhu cầu về vốn đầu tư là không thể thay thế. Tỉnh Phú Thọ đang trong thời kỳ CNH-HĐH, nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn. Dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh thời kỳ 2006-2010 là 19.093 tỷ đồng. Vốn đầu tư toàn xã hội được tỉnh Phú Thọ huy động tăng lên liên tục qua các năm, tuy nhiên do tỷ lệ tích lũy thấp nên tỉnh không thể tự đáp ứng các nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng lên đó. Nguồn vốn từ ngân sách của tỉnh rất hạn chế, thời kỳ vừa qua, Phú Thọ luôn ở trong tình trạng thâm hụt ngân sách. Hàng năm, tỉnh phải nhận trợ cấp từ Nhà nước 2/3 nguồn ngân sách để chi tiêu, do đó, trông chờ vào khả năng đầu tư của tỉnh là điều khó khăn. Trong khi đó, NSNN cũng chỉ có hạn, nguồn vốn từ NSTW đưa xuống tỉnh cũng chỉ trợ giúp được phần nào. Thành phần kinh tế tư nhân thì trong những năm sau đổi mới đã tăng lên không ngừng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng đầu tư, song ở thời điểm hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng chưa cao. Giai đoạn 2001-2007, lượng vốn dân doanh mới chỉ chiếm có 14,15% tổng đầu tư toàn tỉnh. Do vậy, vốn đầu tư nước ngoài là một phần không thể thiếu để bù đắp sự thiếu hụt về vốn đầu tư. ODA thực chất là các khoản cho vay với điều kiện ưu đãi và sớm hay muộn chúng ta vẫn phải hoàn trả lại. Duy chỉ có vốn FDI là không tồn tại như dạng cho vay, bởi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta là để tìm kiếm lợi nhuận. Sự có mặt của vốn FDI do đó cung cấp nguồn bổ sung quan trọng cho các nguồn vốn trong nước mà không đòi hỏi phải hoàn trả lại. Để thực hiện mục tiêu đưa Phú Thọ trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh thực sự có vai trò lớn và tầm quan trọng đáng kể trong việc giải quyết những khó khăn về vốn và khai thác tiềm năng sẵn có của tỉnh. 1.2. Tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp FDI có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực. Đặc biệt đối với những tỉnh thành như Phú Thọ, với chi phí nhân công thấp (chỉ bằng 65% so với Hà Nội và 40% so với thành phố Hồ Chí Minh) và nguồn lao động dồi dào thì các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư vào những ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, giày dép,...sử dụng rất nhiều lao động. Do vậy, sự có mặt của các doanh nghiệp FDI giải quyết một khối lượng việc làm lớn và góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp trong tỉnh.Các lao động được doanh nghiệp FDI tuyển dụng thường có yêu cầu cao hơn lao động trong nước và phải qua một quá trình đào tạo mới làm việc được. Điều đó góp phần nâng cao trình độ tay nghề chung của nguồn nhân lực trong tỉnh. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến với Phú Thọ đa số đầu tư vào ngành công nghiệp. Giai đoạn 2001-2007, có tới 60 dự án FDI đầu tư vào ngành công nghiệp, chiếm 78,96% số dự án trong giai đoạn. Các doanh nghiệp FDI góp phần làm gia tăng tiềm lực công nghiệp của tỉnh, giúp tỉnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH bằng cách tăng tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh. Mục tiêu cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020 của Phú Thọ, trong đó cơ cấu kinh tế có sự đóng góp vượt trội của ngành công nghiệp và dịch vụ, muốn thành công không thể không có sự đóng góp tích cực của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. 1.3. Tiếp cận thị trường thế giới Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Phú Thọ thường là các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm công nghiệp hay nông sản tại tỉnh, sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, thường đó chính là các nước chính quốc. Thông qua việc liên doanh với các doanh nghiệp này, các doanh nghiệp trong nước từng bước tiếp cận được với thị trường thế giới. Năm 2007, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 70,4 % giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh. Chất lượng hàng hóa, uy tín của thương hiệu và sức cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trường quốc tế cũng góp phần làm cho thế giới biết về Việt Nam cũng như tỉnh Phú Thọ. Các doanh nghiệp trong tỉnh nhờ liên doanh đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu về cách tiếp cận các thị trường rộng lớn bên ngoài. 1.4. Khai thác tiềm năng về công nông nghiệp và du lịch So với các tỉnh lân cận khác như: Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Phú Thọ là tỉnh có nhiều tiềm năng về công nghiệp, nông lâm nghiệp và du lịch. Về công nghiệp, tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng tương đối lớn nhưng phân bố rải rác với nhiều kim loại quý hiếm, song việc khai thác còn nhỏ lẻ và đặc biệt là chưa có công nghệ chế tách tiên tiến; về nông nghiệp, tỉnh có nhiều tiềm năng về các loại cây công nghiệp và đặc biệt là cây chè Phú Thọ khá nổi tiếng song khả năng trồng và chế biến còn hạn chế; Phú Thọ có một số thắng cảnh tự nhiên đẹp và đường giao thông tương đối thuận lợi nhưng du lịch phát triển chưa quy mô và bài bản. Mặc dù có nhiều tiềm năng như vậy nhưng kinh tế của tỉnh phát triển với tốc độ chậm chạp so với các địa phương khác. Vấn đề ở chỗ tỉnh chưa khai thác có hiệu quả các tiềm năng sẵn có cho phát triển kinh tế xã hội do thiếu công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và bên cạnh đó là một môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là giải pháp giúp tỉnh cải thiện những khó khăn về nhiều mặt, khai thác các tiềm năng sẵn có và góp phần thay đổi bộ mặt nền kinh tế. Đó cũng là góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư mà tỉnh đã đề ra, để từ đó thu hút mọi nguồn lực trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh vào công cuộc phát triển KT-XH. 1.5. Tiếp nhận công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến Trong quá trình sản xuất kinh doanh tại tỉnh, các nhà đầu tư nước ngoài mang đến tỉnh Phú Thọ các dây chuyền sản xuất tiên tiến, các công nghệ hiện đại và cả đội ngũ quản lý chuyên nghiệp trình độ cao. Khi các dây chuyền, công nghệ này đã cũ, nhà đầu tư thường có xu hướng thay thế bằng các công nghệ mới hơn và chuyển giao các công nghệ đã cũ này cho các doanh nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp trong tỉnh có trình độ kỹ thuật lạc hậu thì những công nghệ để lại này vẫn đủ tiên tiến và góp phần nâng cao mặt bằng công nghệ chung của tỉnh. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp liên doanh: Bên nước ngoài thường đảm trách khâu quản lý và dây chuyền công nghệ sản xuất. Nhờ hợp tác với bên nước ngoài, các doanh nghiệp của tỉnh có cơ hội tiếp thu kinh nghiệm quản lý các công nghệ này. Công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến là yếu tố giúp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất cho sản phẩm và đặc biệt là nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm, cũng là góp phần khắc phục những mặt còn yếu kém trong nền kinh tế địa phương. 2. Các biện pháp thu hút FDI đã thực hiện tại Phú Thọ Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là công việc đầu tiên và hết sức quan trọng của bất cứ địa phương nào. Đây là bước khởi đầu để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia bỏ vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Vì vậy, có thể hiểu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc một địa phương xây dựng các chính sách, áp dụng các biện pháp, công cụ nhằm vận động nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa phương dưới những hình thức nhất định. Nhận thức được điều này, trong những năm vừa qua tỉnh Phú Thọ đã áp dụng các biện pháp sau nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh: 2.1. Xúc tiến đầu tư nước ngoài Hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ định kỳ tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư như: - Tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư tại Hà Nội. - Quảng bá về tiềm năng đầu tư của tỉnh Phú Thọ tại Hội chợ Thương mại và Du lịch Việt Bắc. Ngoài ra, UBND tỉnh còn chỉ đạo trực tiếp cho Trung tâm Xúc tiến Đầu tư- trực thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ tham gia vào các hội nghị xúc tiến đầu tư của trung ương. Để quảng bá về tiềm năng thu hút các dự án FDI của tỉnh, Phú Thọ còn tiến hành quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh và truyền hình địa phương, các báo trung ương. Phú Thọ cũng đang hoàn thiện và làm phong phú thêm trang Web giới thiệu tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương. Công tác xúc tiến đầu tư đã được tỉnh quan tâm nhưng chưa được đầu tư kinh phí tương xứng nên còn nhiều hạn chế so với các tỉnh khác. Thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam vẫn còn hạn chế thông tin về một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Phú Thọ. 2.2. Tiếp nhận, thụ lý và cấp phép các dự án FDI Các thủ tục tiếp nhận hồ sơ được thực hiện thống nhất theo quy định của Chính phủ và được thực hiện theo cơ chế một cửa tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Phú Thọ, trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ. Nhà đầu tư được miễn mọi chi phí có liên quan đến công tác giải quyết thủ tục đầu tư, trừ việc nộp lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Quy trình thụ lý hồ sơ và cấp giấy phép đầu tư được quy định riêng tại tỉnh: Nhà đầu tư chỉ cần làm việc trực tiếp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để hoàn thành hồ sơ dự án FDI, nhận giấy phép đầu tư và triển khai thủ tục thực hiện dự án (hoặc trực tiếp với Ban Quản lý các KCN tỉnh đối với các dự án đầu tư vào KCN ). Bên cạnh đó, thời gian đăng ký cấp giấy phép đầu tư là 7 ngày làm việc; thời gian thẩm định cấp giấy phép đầu tư là 20 ngày làm việc; 10 ngày làm việc đối với dự án mà UBND tỉnh tham gia ý kiến, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định và cấp giấy phép đầu tư. Thời gian quy định đối với các thủ tục trên mặc dù đã rút ngắn so với những quy định chung của Chính phủ nhưng thì vẫn dài hơn so với một số tỉnh khác. 2.3. Chế độ ưu đãi và hỗ trợ triển khai FDI UBND tỉnh đã đưa ra các điều kiện ưu đãi đối với các dự án FDI theo Quyết định số 289/2005/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2005 của UBND tỉnh Phú Thọ về một số biện pháp khuyến khích và ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ. Ngoài các ưu đãi chung theo chế độ chung của Nhà nước, tỉnh Phú Thọ đã ban hành các chính sách ưu đãi riêng nhằm thu hút các dự án FDI vào địa bàn tỉnh với những nội dung cơ bản sau: Hỗ trợ nhà đầu tư - Cung ứng miễn phí bản đồ quy hoạch chi tiết và bản đồ địa chính khu đất cho thuê; hướng dẫn lập hồ sơ xin thuê đất và ký hợp đồng thuê đất; lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng (trường hợp Nhà nước cho thuê đất) hoặc hướng dẫn lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng (trường hợp bên Việt Nam tham gia liên doanh góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất). - Hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư: + Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (trong trường hợp cần đánh giá). + Đăng ký kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên liệu. + Giải quyết các thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. - Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàn tỉnh Phú Thọ được bảo đảm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng như sau: + Khuyến khích, hỗ trợ thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh tại khu công nghiệp. + Hỗ trợ xây dựng hoặc xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh, nếu nhà đầu tư đã xây dựng hoặc ứng vốn xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ được hoàn trả theo hai cách sau: + Trừ dần chi phí đầu tư vào phí sử dụng các dịch vụ thích hợp. + Thanh toán bằng hình thức đổi đất lấy công trình để nhà đầu tư có thêm mặt bằng phát triển sản xuất kinh doanh với các điều kiện ưu đãi. - Dự án đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh được áp dụng cùng một mức giá đối với dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác do Nhà nước định giá như các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất kinh doanh cùng lĩnh vực tại tỉnh Phú Thọ. Người nước ngoài làm việc lâu dài trong các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Phú Thọ (từ 01 năm trở lên) và các thành viên trong gia đình cư trú tại Việt Nam được cấp thẻ ưu đãi để hưởng cùng một mức giá dịch vụ như người Việt Nam khi tham dự các hoạt động văn hoá- thể thao, tham quan các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Miễn giảm tiền thuê đất - Đất nội thành, nội thị ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các thị trấn: Giá thuê đất là 0,09 USD/m2/năm (áp dụng mức tối thiểu hoặc tính các hệ số bằng 1). - Các loại đất khác: Đất khu chung cư, đất chuyên dùng, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất chưa sử dụng nhưng có khả năng dùng vào sản xuất lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản: Đơn giá cho thuê đất là 0,030 USD/m2/năm (đối với vùng trung du) và 0,010 USD/m2/năm (đối với vùng miền núi) (tính các hệ số bằng 1). - Đất không phải đô thị, không phải đất chuyên dùng, hiện chưa phải là đất khu dân cư, chưa dùng được vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản: áp dụng mức giá 50 USD/ha/năm. Riêng đối với đất tại các vùng núi đá, đồi trọc, đất xấu khó sử dụng thì đơn giá thuê đất là 30 USD/ha/năm. - Trường hợp sử dụng đất cho các dự án sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản thì đơn giá thuê đất được tính bằng 50% các mức giá trên. - Giá thuê mặt nước: mặt nước sông, hồ có đơn giá tiền thuê là 75USD/ha/năm (tính các hệ số bằng 1). Riêng đối với những công trình kiến trúc xây dựng trên mặt nước thuộc nội thành, nội thị thì áp dụng đơn giá thê đất là 0,09USD/m2/năm. - Chế độ miễn, giảm tiền thuê đất: + Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản. + Miễn tiền thuê đất 11 năm kể từ ngày hoàn thành xây dựng cơ bản đưa dự án vào hoạt động. Riêng đối với các dự án trồng rừng, trong suốt thời gian kinh doanh còn được giảm 90% số tiền thuê đất phải trả. + Trường hợp trả trước tiền thuê đất 01 lần cho nhiều năm ngay trong năm đầu thì được giảm tiền thuê đất như quy định tại Quyết định số 189 của Bộ Tài chính. - Tổ chức, cá nhân thuê đất ngoài việc phải trả tiền thuê đất theo đơn giá quy định trên còn phải trả phí đền bù thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất của người có đất bị thu hồi để cho mình thuê và được tính vào vốn đầu tư của dự án. Ưu đãi thuế - Thuế nhập khẩu: + Được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, phương tiện và vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. + Được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất trong thời gian 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất. - Được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện dự án BOT, BTO, BT; giống cây trồng, vật nuôi, nông dược đặc chủng được phép nhập khẩu để thực hiện dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. - Được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp danh bán sản phẩm của mình sản xuất ra cho các doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu tương ứng với số sản phẩm này. - Thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với: + Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. + Trường hợp dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ nhập khẩu thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng, nhưng trong dây chuyền đồng bộ đó có cả loại thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được thì cũng không tính thuế giá trị gia tăng cho cả dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ. + Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. + Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu. 3. Quy mô thu hút FDI tại Phú Thọ Mặc dù đất nước ta mở cửa nền kinh tế, bắt đầu thu hút đầu tư nước ngoài từ năm 1986, nhưng tại tỉnh Phú Thọ phải đến năm 1992 dự án có vốn FDI đầu tiên mới xuất hiện. Tính đến hết tháng 12/2007 tỉnh Phú Thọ đã cấp giấy phép đầu tư cho 85 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký 491,83 triệu USD. Hiện còn 68 dự án đã và đang triển khai đầu tư với tổng vốn đăng ký 393,18 triệu USD, 17 dự án không thực hiện đã rút giấy phép đầu tư với tổng số vốn là 98,65 triệu USD. Về quy mô dự án: Mức vốn đầu tư đăng ký cấp phép bình quân cho một dự án là 5,79 triệu USD (Khá nhỏ so mức bình quân 10 triệu USD của cả nước). Dự án có mức vốn đầu tư đăng ký nhỏ nhất là 0,03 triệu USD và dự án có mức vốn đầu tư đăng ký lớn nhất là 79,08 triệu USD. Về nguồn vốn: Trong tổng số 68 dự án đã và đang thực hiện đầu tư số vốn đầu tư là 393,18 triệu USD bằng 94,1% so với vốn đăng ký, trong đó vốn tự có của doanh nghiệp là 313,01 triệu USD, chiếm 89,7% số vốn thực hiện, vốn vay các ngân hàng trên địa bàn tỉnh 35,7 triệu USD, chiếm 9,5% so với vốn đầu tư đăng ký và 10,2% số vốn thực hiện. Về địa điểm: Trong các khu công nghiệp có 31 dự án với tổng vốn đăng ký 129,00 triệu USD, trong các cụm công nghiệp có 20 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 128,81 triệu USD, ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp có 34 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 234,02 triệu USD đầu tư. Biểu I.12: Cơ cấu quy mô FDI Phú Thọ theo địa điểm đầu tư tính đến 12/2007 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ Giai đoạn 2001-2007 Trong giai đoạn 2001-2007, tỉnh đã cấp giấy phép đầu tư cho 76 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký 353,34 triệu USD. Hiện còn 60 dự án đã và đang triển khai đầu tư với tổng vốn đăng ký 254,69 triệu USD, 16 dự án không thực hiện đã rút giấy phép đầu tư với tổng số vốn là 98,65 triệu USD. Về quy mô dự án: Mức vốn đầu tư đăng ký cấp phép bình quân cho một dự án là 4,65 triệu USD. Dự án có mức vốn đầu tư đăng ký nhỏ nhất là 0,03 triệu USD và dự án có mức vốn đầu tư đăng ký lớn nhất là 43,10 triệu USD. Về nguồn vốn: Trong tổng số 60 dự án đã và đang thực hiện đầu tư số vốn đầu tư là 194,09 triệu USD bằng 76,21% so với vốn đăng ký. Về tốc độ gia tăng FDI: Bảng I.11: Quy mô và tốc độ gia tăng FDI Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 STT Năm Số dự án Vốn đăng ký (trUSD) Tốc độ tăng (%) Quy mô BQ 1 DA (trUSD) Tốc độ tăng (%) 1 2001 1 5,00 - 5,00 - 2 2002 8 40,03 700,6 5,00 0 3 2003 21 143,27 257,9 6,82 36,4 4 2004 9 50,99 -64,4 5,66 -17,0 5 2005 10 27,04 -46,9 2,70 -52,3 6 2006 12 19,30 -28,6 1,61 -40,4 7 2007 15 67,71 250,8 4,51 180,1 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ Biểu I.13: Số dự án FDI Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 Đơn vị: Dự án Số dự án FDI: Trong giai đoạn 2001-2007, Phú Thọ thu hút trung bình 1 năm được 11 dự án FDI. Tuy nhiên số dự án phân bố không đều qua các năm (Xem biểu I.13). Năm 2001, tỉnh mới chỉ thu hút được duy nhất 1 dự án FDI. Luồng FDI bắt đầu khởi sắc vào năm 2002 khi trong năm này, tỉnh thu hút được 8 dự án. Số dự án đạt đỉnh điểm vào năm 2003 khi toàn tỉnh thu hút được tới 21 dự án FDI lớn nhỏ. Sang năm 2004, số dự án tuy không bằng 2003 nhưng cũng đạt 9 dự án và con số này tới năm 2005 là 10 dự án. Trong 2 năm 2006 và 2007, có sự tăng nhẹ trong số lượng dự án. Năm 2007 kết thúc giai đoạn với 15 dự án. Như vậy, sự tăng trưởng trong thu hút số lượng dự án là rất thất thường, tuy nhiên vẫn có dấu hiệu bình ổn trở lại theo hướng tích cực từ sau 2003. Số vốn đăng ký: Biểu I.14: Vốn FDI đăng ký tại Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 Đơn vị: Tỷ đồng Qua biểu I.14, chúng ta có một số nhận xét như sau: Năm 2001, tỉnh mới thu hút được 1 dự án FDI với lượng vốn khiêm tốn chỉ là 80 tỷ đồng, chiếm 5,44% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh. Hai năm tiếp theo là năm 2002 và năm 2003, lượng vốn FDI tăng mạnh: 700,6% trong năm 2002 và 257,9% trong năm 2003 (Xem bảng I.11). Năm 2003 là năm đỉnh điểm trong thu hút FDI khi lượng vốn đạt mức kỷ lục là 2292,32 tỷ đồng, bằng 40,55% lượng FDI trong cả giai đoạn 2001-2007 và chiếm tới 63,93% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh năm đó. Trong 3 năm tiếp theo: 2004-2006, vốn FDI thoái trào khi lượng vốn năm sau thu hút nhỏ hơn năm trước. Bước sang 2007, đã có dấu hiệu phục hồi trong thu hút FDI khi lượng vốn FDI cả năm đạt 1083,36 tỷ đồng, bằng 21,07% tổng vốn đầu tư phát triển. Điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của cả nước khi trong năm 2007, lượng FDI cam kết của cả nước đạt mức kỷ lục là 20,3 tỷ USD. Như vậy, trong khi lượng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh tăng lên tương đối đều đặn qua các năm thì lượng vốn FDI (đăng ký) lại diễn biến rất bất thường. Điều này gây khó khăn cho công tác dự báo FDI của tỉnh trong những năm tới. Quy mô bình quân 1 dự án: Biểu I.1 : Quy mô bình quân 1 dự án FDI Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 Đơn vị: Triệu USD Trong hai năm 2001 và 2002, quy mô 1 dự án FDI là bằng nhau và bằng 5 triệu USD, hơi cao hơn mức bình quân giai đoạn 2001-2007 là 4,59 triệu USD. Năm 2003 có nhiều dự án nhất và cũng có quy mô bình quân 1 dự án lớn nhất là 6,82 triệu USD. Vậy năm 2003 là đỉnh điểm trong thu hút FDI cả về số lượng và quy mô của dự án. Dự án lớn nhất năm là dự án sản xuất vải của công ty TNHH KAPS-TexVina của Hàn Quốc với số vốn đăng ký là 21,8 triệu USD. Trong 3 năm tiếp theo, quy mô bình quân 1 dự án giảm dần, đến năm 2006 đạt mức thấp nhất là 1,61 triệu USD. Năm 2006 là năm thu hút được 12 dự án FDI, tuy nhiên đây toàn là các dự án có số vốn đăng ký rất nhỏ (có 5 dự án dưới 1 triệu USD). Năm 2007, quy mô dự án khởi sắc trở lại khi đạt mức bình quân 1 dự án là 4,51 triệu USD, xấp xỉ mức chung của cả giai đoạn. Tuy nhiên khi đem so với mức bình quân 1 dự án khoảng 10 triệu USD của cả nước thì chúng ta thấy tỉnh Phú Thọ chưa phải là địa phương thu hút được các dự án lớn. Mặt khác, khi so sánh với sự tăng giảm của lượng vốn FDI đăng ký, chúng ta thấy có sự tương đồng rõ nét giữa lượng vốn đăng ký và quy mô bình quân 1 dự án. 4. Cơ cấu vốn FDI tại Phú Thọ 4.1. Theo hình thức đầu tư Bảng I.12: Cơ cấu FDI Phú Thọ theo hình thức đầu tư giai đoạn 2003-2009 STT Năm Số dự án liên doanh Vốn DA liên doanh (trUSD) Số dự án 100% vốn nước ngoài Vốn DA 100% vốn nước ngoài (trUSD) 1 2003 1 5,00 0 0 2 2004 5 15,40 3 24,63 3 2005 9 56,61 12 86,66 4 2006 4 24,49 5 26,50 5 2007 7 17,54 3 9,50 6 2008 3 2,50 9 16,80 7 2009 7 54,36 8 13,35 Tổng số 36 175,89 40 177,45 Cơ cấu(%) 47,37 49,78 52,63 50,22 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ Qua bảng I.12, chúng ta thấy trong giai đoạn 2003-2009, dự án FDI vào tỉnh Phú Thọ chỉ có 2 dạng là dự án liên doanh hoặc là dự án 100% vốn nước ngoài. Các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh như BOT, BTO, BT,... đều chưa xuất hiện. Đây cũng là thực trạng chung của một số tỉnh thành trong cả nước. Xét về số lượng dự án thì dự án liên doanh có 36 dự án, chiếm 47,37% và dự án

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112489.doc
Tài liệu liên quan