Báo cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội

Phân tích đánh giá khả năng tài chính

Bước 1: Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính

Một điều quan trọng là phải kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn trước khi bắt đầu đi vào phân tích chúng. Các báo cáo tài chính, kể cả những báo cáo đã kiểm toán, nhiều khi không chỉ được mô tả theo hướng tích có dụng ý, mà còn có thể vô tình bị sai lệch.

Việc kiểm tra bao gồm xem xét các nguồn số liệu, dữ liệu do doanh nghiệp lập, chế độ kế toán áp dụng, tính chính xác của các số liệu kế toán.

Bước 2: Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính

- Tình hình sản xuất và bán hàng

- Phân tích về tài chính công ty

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thực hiện báo cáo kiểm tra chuyên đề theo quy định và nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. Thực hiện công tác thông tin báo cáo theo chế độ quy định. Phòng hành chính nhân sự: Xây dựng trương trình công tác hàng tháng, hành quý và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã dược Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Làm công tác tham mưu cho Giám đốc trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, đề bạt lương cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện quy định của Nhà nước và của NHNo&PTNT có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, BHXH, bảo hiểm y tế… Thực hiện công tác điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm và sửa chữa tài sản, công cụ lao động của cơ quan. Tổ chức thực hiện công tác y tế tại chi nhánh. Quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác văn thư, phương tiện đi lại của cơ quan; công tác bảo vệ, an ninh an toàn trong cơ quan. Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết… Thực hiện công việc khác do Giám đốc chi nhánh giao. Phòng thanh toán quốc tế: Khai thác ngoại tệ hợp lý về giá cả, đảm bảo nhu cầu thanh toán của khách hàng, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Phòng kế toán ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quy định của chi nhánh xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính quỹ tiền lương đối với các chi nhánh NHNo trên địa bàn, trình NHNo cấp trên phê duyệt. Trực tiếp thực hiện công tác hạch toán kế toán đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo chế độ quy định. Xây dựng và quyết toán chỉ tiêu kế hoạch tài chính quý, năm theo chế độ quy định. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. Chấp hành chế độ an toàn kho quỹ, quy định về định mức tồn quỹ. Quản lý và sử dụng an toàn điện tử, tin học. Tổng hợp kế toán và lưu trữ hồ sơ kế toán, giấy tờ, chứng chỉ có giá. Thực hiện các nghiệp vụ phát sinh khác liên quan đến chế độ kế toán đã quy định. Phòng thẩm định: Đây là phòng chuyên môn mới nhất của Chi nhánh, được thành lập theo quyết định của TGĐ NHNo&PTNT VN. Chức năng chính của phòng là thẩm định tình hình tài chính của những doanh nghiệp mới có quan hệ với NH mà có nhu cầu vốn lớn trước khi trình lên GĐ hoặc Hội đồng tín dụng ra quyết định có cho vay hay không. Phòng nguồn vốn- kế hoạch tổng hợp: Là phòng mới được thành lập năm 2004, nhiệm vụ chính của phòng là huy động vốn và lập báo cáo thống kê kế hoạch định kỳ theo quy định của NHNo&PTNT. Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội I. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội Cũng như các NHTM khác, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội cũng đảm nhiệm ba chức năng sau: - Là một tổ chức trung gian tài chính với hoat động chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư. - Tạo phương tiện thanh toán: Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ. - Trung gian thanh toán: Theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước. Nhiệm vụ của Ngân hàng là khai thác thị trường khu vực phía Nam Hà Nội và thực hiện những chương trình của NHNo&PTNT VN. Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội với hoạt động là kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ NH. Với chức năng của mình, Chi nhánh Nam Hà Nội luôn tăng cường tích luỹ vốn để mở rộng đầu tư đồng thời cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm góp phần ổn định lưu thông tiền tệ và thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước. 1. Huy động vốn Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội thực hiện huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của pháp luật dưới các hình thức sau: - Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi được thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và Tổ chức tín dụng nước ngoài. - Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn. - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN. 2. Hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Nam Hà Nội cấp tín dụng cho các tổ chức cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN. 2.1. Cho vay đối với các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức sau: - Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng yêu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống. - Cho vay trung- dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ, đời sống. - Cho vay theo quyết định của thủ tướng chính phủ trong trường hợp cần thiết. 2.2. Nghiệp vụ bảo lãnh - Bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh khác cho tổ chức, cá nhân, trong nước theo quy định của NHNN. - Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh NH khác mà người nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân nước ngoài. 2.3. Chi nhánh thực hiện nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn đối với các tổ chức cá nhân, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. 3. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. - Cung ứng các phương tiện thanh toán. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. - Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ. - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế theo quy định của pháp luật. - Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. II. Quy trình nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 1. Quy trình chung về nghiệp vụ cho vay Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khấch hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán- thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo ba bước . Thẩm đinh trước khi cho vay. Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay. Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay. Quy trình cho vay được khái quát như sau: Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn. Cán bộ tín dụng kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn của khách hàng. Bước 2: Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn. Cán bộ tín dụng tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng kiểm tra phân tích đánh giá khả năng tài chính qua các khâu như kiểm tra tín chính xác báo cáo tài chính, phân tích dánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp xin vay vốn. Trình lãnh đạo Bước 3: Căn cứ vào thông tin từ quy trình thẩm định cũng như các thông tin khác lãnh đạo sẽ ra quyết định cho vay hay không cho vay. Kết thúc giai đoạn này được đánh dấu bởi các văn bản thể hiện kết quả ra quyết định. Nếu từ chối ngân hàng phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do từ chối, và người ra quyết định phải ghi rõ ý kiến từ chối. Nếu chấp thuận Ngân hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng cũng như hợp đồng liên quan đến đảm bảo tín dụng. Bước 4: Giải ngân. Là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết theo hợp đồng. Bước 5: Kiểm tra, giám sát khoản vay. Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc nguời vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hện đầy đủ, đíng hạn các cam kết. Bước 6: Thu nợ lãi và gốc, xử lý những phát sinh. Thu nợ gốc và lãi: có hai phương pháp thu nợ gốc và lãi như: Người vay trả nợ trực tiếp tại nơi giao dịch. Thành lập tổ thu nợ lưu động ( có từ 3 cán bộ trở lên). Khách hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và đầy đủ như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Trước ngày đáo hạn (thường là từ 3 đến 5 ngày) Ngân hàng thông báo cho khách hàng biết số tiền phải thanh toán và ngày thanh toán. Xử lý những phát sinh đối với khoản vay và tài sản đảm bảo tiền vay: gồm trả nợ trước hạn, thu nợ trước hạn, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, khoanh nợ. Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng. Tất toán khoản vay: Khi khách hàng trả hết nợ, cán bộ tín dụng tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí để tất toán khoản vay. Thanh lý hợp đồng tín dụng : Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết. Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay yêu cầu, cán bộ tín dụng soạn thảo biên bản thanh lý hợp đòng trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát và truởng phòng tín dụng trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý. 2. Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn 2.1. Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp. - Tìm hiểu chung về khách hàng. - Điều tra đánh giá tư cách và năng lưc pháp lý. - Mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp. - Tìm hiểu và đánh giá khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo. 2.2. Phân tích đánh giá khả năng tài chính Bước 1: Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính Một điều quan trọng là phải kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn trước khi bắt đầu đi vào phân tích chúng. Các báo cáo tài chính, kể cả những báo cáo đã kiểm toán, nhiều khi không chỉ được mô tả theo hướng tích có dụng ý, mà còn có thể vô tình bị sai lệch. Việc kiểm tra bao gồm xem xét các nguồn số liệu, dữ liệu do doanh nghiệp lập, chế độ kế toán áp dụng, tính chính xác của các số liệu kế toán. Bước 2: Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính - Tình hình sản xuất và bán hàng - Phân tích về tài chính công ty 2.3. Phân tích tình hình quan hệ với Ngân hàng Cán bộ tín dụng xem xét tình hình quan hệ với ngân hàng của khách hàng trên những khía cạnh sau. Lưu ý rằng việc tìm hiểu thông tin không chỉ dừng lại ở tình hình hiện tại, mà còn cả tình hình trong quá khứ, bao gồm: a) Xem xét quan hệ tín dụng - Đối với Chi nhánh cho vay và các Chi nhánh khác trong hệ thông NHNo&PTNT Việt Nam + Dư nợ ngắn, trung và dài hạn (nêu rõ nợ quá hạn). + Mục đích vay vốn của các khoản vay. + Doanh số cho vay, thu nợ. + Số dư bảo lãnh/ thư tín dụng. + Mức độ tín nhiệm. + Khách hàng phải thỏa mãn yêu cầu “không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại NHNo&PTNT Việt Nam” mới được vay mới / bổ sung tại NHNo&PTNT Việt Nam. - Đối với các Tổ chức tín dụng khác + Dư nợ ngắn, trung và dài hạn đến thời điểm gần nhất (nêu rõ nợ quá hạn). + Mục đích vay vốn của các khoản vay. + Số dư bảo lãnh / thư tín dụng. + Mức độ tín nhiệm. b) Xem xét quan hệ tiền gửi - Tại NHNo&PTNT Việt Nam: + Số dư tiền gửi bình quân. + Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu. - Tại các Tổ chức tín dụng khác: + Số dư tiền gửi binh quân. + Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu. III. Khái quát tình hình và kết quả hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội trong những năm gần đây 1. Công tác nguồn vốn Xác định tầm quan trọng của công tác huy động vốn, chi nhánh NHNo & PTNT Nam HN đã có nhiều chính sách thích đáng để huy động vốn từ mọi snguồn tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư bằng VNĐ, USD. Nhờ vậy công tác huy động đã thu hút được những kết quả đáng khích lệ tạo tiền đề vững chắc cho chi nhánh hoạt động và phát triển. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội Đơn vị: tỷ đồng Các chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng nguồn vốn huy động 3.253 4.438 7.952 I. Phân theo đối tượng Tiền gửi dân cư Tiền gửi các TCKT, TCXH Tiền gửi các TCTD 689 1.440 1.124 21,2% 44,3% 34,5% 1.389 2.497 552 31,3% 56,3% 12,4% 4.225 2.903 824 53,1% 36,5% 10,4% II. Phân theo loại tiền tệ Nội tệ Ngoại tệ 2.665 588 81,9% 18,1% 3600 838 81,1% 18,9% 7.372 580 92,7% 7,3% III. Phân theo kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn < 12T Tiền gửi có kỳ hạn >= 12T 718 1.339 1.196 22,1% 41,2% 36,7% 906 1.791 1.741 20,4% 40,4% 39,2% 1.189 1.489 5.274 14,9% 18,7% 66,4% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007 NH Nam HN) Năm 2006 là năm thay đổi về cơ chế điều hành kế hoạch kinh doanh, là năm thực hiện triệt để chủ trương giảm mạnh tiền gửi TCTD của Tổng giám đốc, là năm huy động vốn khó khăn của các TCKT lớn. Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh có nhiều biến động: 6 tháng đầu năm nguồn vốn chưa đạt bằng mức đầu năm, nhưng cho đến cuối năm tổng nguồn vốn đã tăng trưởng nhanh chóng đạt 7.952 tỷ đồng, tăng 3.514 tỷ so với đầu năm, vươn lên vị trí thứ 8 các NHNo có nguồn vốn cao nhất của hệ thống. Đặc biệt mức vốn huy động bình quân 1 cán bộ đã đạt gần 37 tỷ đồng/người, được xếp vào 1 trong 5 đơn vị NHNo có số bình quân nguồn vốn trên đầu cán bộ hàng đầu của hệ thống. - Phân tích nguồn vốn theo loại tiền: + Nguồn vốn nội tệ đạt:7.372 tỷ, tăng 3.772 tỷ so năm 2005, tốc độ tăng trưởng 105%. + Nguồn vốn ngoại tệ đạt: 580 tỷ giảm 258 tỷ so năm 2005, tốc độ giảm 30,8%. Nguồn huy động từ nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tăng lên cho thấy tâm lý của các khách hàng vẫn thích gửi tiền vào ngân hàng bằng nội tệ vì họ sợ rủi ro về tỷ giá cũng như các rủi ro khách quan mà các đồng ngoại tệ mang lại, hầu hết các khách hàng gửi tiền bằng ngoại tệ đều phục vụ cho nhu cầu thanh toán cần dùng đến ngoại tệ. - Phân tích theo thời gian huy động: + Tiền gửi không kỳ hạn: 1.189 tỷ tăng 283 tỷ so năm 2005, tốc độ tăng trưởng 31,2%. + Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng: 1.489 tỷ giảm 302 tỷ so năm 2005, tốc độ giảm 16.9%. + Tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 5.274 tỷ đồng, tăng 3.533 tỷ so năm 2005, tốc độ tăng trưởng 203%, chiếm tỷ trọng 66,4% tổng nguồn vốn. Như vậy, cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh đã có thay đổi đáng kể, nguồn vốn trung và dài hạn tăng nhanh. - Phân tích theo tính chất nguồn huy động: + Tiền gửi Dân cư: 4.225 tỷ đồng, trong đó ngoại tệ qui đổi : 448 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 53,1% tổng nguồn. So năm 2005 nguồn vốn Dân cư tăng 2.836 tỷ đồng. + Tiền gửi Tổ chức Kinh tế, Tổ chức XH đạt 2.903 tỷ, trong đó ngoại tệ quy đổi 240 tỷ đồng. Nguồn vốn này là kết quả việc tăng cường huy động nguồn vốn của các tổ chức, các đơn vị có nguồn vốn lớn như Quĩ hỗ trợ, Bảo hiểm XH Việt Nam, Tài chính Tàu thuỷ, Khối Bưu chính Viễn thông và các Dự án đầu tư vốn nước ngoài. Nguồn vốn này tăng nhanh ở cuối năm và tương đối rẻ, tuy nhiên tính ổn định của nó không cao. + Tiền gửi, tiền vay của các TCTD: 824 tỷ chiếm tỷ trọng 10,4% tổng nguồn, trong đó ngoại tệ là 6 tỷ. So với đầu năm nguồn vốn này đã tăng lên 272 tỷ, đây chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Mặc dù trên địa bàn có cạnh tranh gay gắt và vị trí giao dịch chưa thuận tiện, nhưng nguồn vốn của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh và ổn định. Tổng nguồn vốn 2001 đạt 635 tỷ đồng đến thời điểm 31/12/2002 đã đạt 1.138 tỷ đồng tăng 79.3 % và đến 31/12/2006 đã đạt 7.952 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, tiền gửi tài chính tín dụng giảm còn 10,4%, tiền gửi dân cư tăng lên đến 53,1%, tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn tăng lên 66,4% đó là những thay đổi mang tính tích cực. 2. Công tác sử dụng vốn Tình hình dư nợ cho vay Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 Tăng giảm số dư Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối 1. Tổng dư nợ 1.1 Dư nợ hộ TW 1.2 Dư nợ hộ ĐP Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn 2. Dư nợ xấu 2.130 1.011 1.119 805 130 184 0,535 3.746 2.146 1.600 952 88 560 7,985 1.616 1.135 481 147 -42 376 7,45 75,87% 112,26% 42,98% 18,26% -32,31% 204,35% 100% 57,29% 42,71% 25,41% 2,35% 14,95% 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay, thu nợ, dư nợ năm 2006) Với lợi thế là một chi nhánh hoạt động trên địa bàn HN- một trong những thành phố có hoạt động kinh tế sôi nổi nhất cả nước, do đó nhu cầu vốn của các doanh nghiệp cũng không ngừng tăng lên. Mặc dù các doanh nghiệp đã có quan hệ với các tổ chức tín dụng khác trước đó nhưng khi chi nhánh Nam HN chính thức đi vào hoạt động được sự trợ giúp từ trung tâm điều hành, trên cơ sở một số khách hàng ban đầu, bằng sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ kinh doanh luôn chủ động tìm kiếm các khách hàng mới. Chỉ trong 2 năm nhưng tổng dư nợ tăng lên một cách đáng kể: năm 2006 là 3.746 tỷ tăng 1.616 tỷ so với năm 2005 chiếm 75,87%. Dư nợ tại TW năm 2006 tăng 1.135 tỷ so với năm 2005. Dư nợ tại ĐP năm 2006 tăng 481 tỷ so với năm 2005 chiếm 42,98%. Có thể nói đây là một đóng góp quan trọng của chi nhánh trong quá trình làm thay đổi cách nhìn nhận của NHVN về hệ thống các doanh nghiệp quốc doanh, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của nước nhà. 3. Hoạt động khác a) Tình hình thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối: Năm 2006 do tình hình tín dụng đầu năm không mở rộng được nên phần nào ảnh hưởng đến công tác thanh toán quốc tế, tuy nhiên doanh số hoạt động của bộ phận thanh toán quốc tế vẫn tiếp tục tăng trưởng, phục vụ kịp thời các nhu cầu ngoại tệ của chi nhánh, thu phí dịch vụ tiếp tục tăng lên. Tình hình thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối STT Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh +/- % 1 Doanh số TTQT (Tr USD) 111 117 6 5,40 2 Doanh số mua bán ngoại tệ (Tr USD) 168 199 31 18,45 3 Thu phí dịch vụ (Nghìn USD) 144 187 43 29,86 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007 NH Nam HN) b) Dịch vụ phát hành thẻ và máy ATM: Năm 2005 là năm đầu tiên chi nhánh có triển khai máy ATM, hiện nay chi nhánh đã có 8 máy, đã phát hành 8.043 thẻ với số dư hơn 7 tỷ đồng. c) Chi nhánh đã tổ chức kí kết hợp đồng làm ngân hàng đầu mối thanh toán cho trung tâm chuyển tiền bưu điện – tổng công ty bưu chính viễn thông, hợp đồng được bắt đầu được triển khai, không chỉ góp phần tăng nguồn vốn, thu dịch vụ cho chi nhánh mà còn đem lại hiệu quả cho các chi nhánh toàn hệ thống 4. Kết quả tài chính Nhờ đạt được các kết quả khả quan ở tất cả các hoạt động kinh doanh từ năm 2002 đến nay tình hình tài chính của chi nhánh ngày càng vững mạnh hơn Những chỉ tiêu chính về tài chính (Đơn vị tính: Tr đồng) Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh KH TH +/- 2004 KH + Tổng thu: - Thu lãi - Thu DV + Tổng chi: - Chi trả lãi - Thu trả phí - Chi khác + Chênh lệch (chưa lương) + Hệ số tiền lương + Chênh lệch lãi suất 208.150 201.775 6.375 164.255 147.426 1.016 14.157 43.895 2,48 0,307 44.918 1,35 0,4 332.929 324.481 8.448 274.485 243.902 859 29.721 58.444 2,41 0,354 124.779 122.706 2.073 110.230 96.546 157 15.564 14.549 (0,07) 0,047 122% 178% 0,89% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007 NH Nam HN) Như vậy, tổng thu đạt 333 tỷ đồng tăng thêm 125 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng 60%. Nguồn vốn chủ yếu của chi nhánh vẫn là thu từ tín dụng chiếm tỷ trọng 98% nguồn thu. Trong đó thu phí điều vốn từ trụ sở chính là 232 tỷ chiếm 70% tổng thu của chi nhánh. Đây là một yếu tố chính ảnh hưởng lãi suất bình quân đầu ra của chi nhánh khó có khả năng tăng cao được. Tổng chi năm 2006 là 274 tỷ đồng tăng 110 tỷ so với năm trước, thấp hơn mức tăng thu 15 tỷ, tốc độ tăng trưởng là 68%, chi phí chủ yếu của chi nhánh cũng là chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay vốn: 224 tỷ chiếm tỷ trọng 89 % tổng chi. Chênh lêch thu nhập chi phí năm 2006 là 58.444 tỷ đồng tăng 14.549 tỷ so với năm trước, tốc độ tăng trưởng 33%. Đây là mức tăng thu khá cao so với mức giao bình quân mỗi năm tăng thêm 10% của NHNo VN, đặc biệt trong điều kiện năm 2006 có nhiều khoản chi tăng theo chế độ mới. So kế hoạch giao ban đầu tăng 13.526 tỷ vượt 22%. Về thực hiện chính sách lãi suất: Lãi suất đầu vào: Chi nhánh đã thực hiện khá linh hoạt và kịp thời các chế độ lãi suất trên mọi nguyên tắc tôn trọng các kỳ hạn lãi suất quy định của hiệp hội ngân hàng từng thời kỳ và vận dụng linh hoạt các mức kỳ hạn lãi suất huy động khác tương tự như lãi suất của các NHTMQD trên cùng địa bàn. Cũng như việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đã góp phần đáng kể vào công tác hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nguồn vốn năm qua. Lãi suất đầu ra: Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc quy định lãi suất đầu ra của trụ sở chính. Nói chung mặt bằng lãi suất năm 2006 của chi nhánh được giữ ở mức cao hơn năm 2005. Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2006: Tổng thu nhập = 332.929 triệu đồng Tổng chi phí = 274.485 triệu đồng Chênh lệch thu chi = 58.444 triệu đồng Tổng tài sản = 3.236.900 triệu đồng Vốn chủ sở hữu = 259.750 triệu đồng ROA = Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản = 42.079,68/3.236.900 = 1,3% ROE = Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu = 42.079,68/259.750 = 16,2% Hai chỉ tiêu ROA, ROE phản ánh 1 đồng lợi nhuận hay 1 đồng vốn chủ sở hữu có khả năng sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Với mục tiêu tố đa hoá lợi ích của chủ, ROE là chỉ tiêu sinh lời được các nhà lãnh đạo Ngân hàng quan tâm nhất. 5. Tình hình người lao động Tổng số lao động 129 người trong đó chiếm gần 80% trình độ đại học và trên đại học, trên 20% trình độ trung cấp, cao đẳng và lao động đơn giản. Ban lãnh đạo luôn quan tâm đến chất lượng cuộc sống người lao động. Ngoài việc chú trọng đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động, ban giám đốc ngân hàng luôn đề ra nhiều biện pháp khuyến khích, động viên trong toàn chi nhánh giúp cán bộ công nhân viên an tâm công tác và cảm thấy gắn bó hơn với công việc, với đồng nghiệp. Đó là có chính sách lương thỏa đáng, thời gian làm việc phù hợp, luôn tạo không khí làm việc thoải mái, công bằng, dân chủ, đồng thời cũng rất nghiêm túc, xử phạt công minh… góp phần vào việc nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh. Phần III: Nhận xét và kết luận I. Môi trường kinh doanh Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, ngành ngân hàng ở nước ta sẽ có nhiều cơ hội được trao đổi, hợp tác, tiếp cận với công nghệ hiện đại, với mô hình tổ chức tiên tiến của các ngân hàng trên thế giới và khu vực… Cũng vì thế mà cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn, chi nhánh phải đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, phục vụ tốt mới có thể phát triển. Hoạt động trên địa bàn Hà Nội là một trung tâm kinh tế chính trị của đất nước chính vì vậy mà số lượng các ngân hàng có mặt trên địa bàn là rất lớn, đây cũng có thể nói là một trong những thách thức đối với chi nhánh. Môi trường tự nhiên: Điều kiện tự nhiên diễn ra thuận lợi hay bất lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. Môi trường kinh tế: Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Môi trường chính trị- xã hội: Sự ổn định chính trị- xã hội là căn cứ quan trọng để đầu tư. Nếu môi trường này ổn định thì các nhà đầu tư sẽ yên tâm thực hiện mở rộng đầu tư. Do đó nhu cầu vốn tín dụng trung- dài hạn tăng lên. Sự quản lý vĩ mô của nhà nước và các cơ quan chức năng: Sự ổn định và hợp lý của các đường lối, chính sách, quy định, thể lệ của Nhà nước, của cơ quan chức năng sẽ tạo thuận lợi cho sự hoạt động của Ngân hàng cũng như của doanh nghiệp, là tiền đề rất quan trọng để ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng của mình. Từ những điều kiện ở trên, ta thấy nền kinh tế nước ta nói chung và ngành ngân hàng nói riêng hiện nay rất khả quan, sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới đây. II. Những thuận lợi, khó khăn và các biện pháp khắcphục 1. Thuận lợi Với địa bàn hoạt động trong phạm vi thành phố HN, hoạt động kinh doanh của chi nhánh chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các Ngân hàng khác.Đặc biệt, NH đã tạo được mối quan hệ bền vững với các doanh nghiệp nhà nước có tiềm lực. Mặc dù còn những bất lợi của điều kiện khách quan nhưng với sự lãnh đạo linh hoạt của BGĐ, sự năng động của đội ngũ các trưởng phòng nghiệp vụ, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên, hoạt động của chi nhánh đã đạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35349.DOC
Tài liệu liên quan