MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐÂU 1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH DẦU KHÍ VIỆT NAM 2
1.1 Quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dịch vụ du lịch dầu khí Việt Nam. 2
1.2 Hợp tác kinh doanh và sự ra đời của OSC Travel, quá trình phát triển và đặc điểm hoạt động của OSC Travel. 5
1.3 Sự ra đời chi nhánh OSC Travel - Hà Nội. Vị trí, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của chi nhánh. 7
1.3.1 Vị trí, nhiệm vụ của chi nhánh OSC Travel- Hà Nội 7
1.3.2 Cơ cấu tổ chức chi nhánh OSC Travel- Hà Nội 8
1.3.3 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 9
1.3.4 Tình hình nhân sự của chi nhánh OSC Travel- Hà Nội 11
1.3.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật của chi nhánh OSC Travel- Hà Nội 11
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH OSC TRAVEL HÀ NỘI 12
2.1 Đặc điểm thị trường khách của chi nhánh OSC Travel - Hà Nội 12
2.2 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh từ 2002-2004 12
2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2004 12
2.2.2 Bảng báo cáo kinh doanh của công ty năm 2002 -2004 14
2.3 Những điểm mạnh và điểm còn tồn tại của chi nhánh những năm qua 15
2.3.1 Điểm mạnh 15
2.3.2 Những tồn tại của chi nhánh 16
PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CỦA SINH VIÊN 17
3.1 Phương hướng hoạt động của chi nhánh OSC travel Hà Nội 17
3.2 Một số biện pháp để đạt được mục tiêu 17
3.3 Một sốưư ý kiến đề xuất 18
KẾT LUẬN 20
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1977 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh OSC travel - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gara
+ Nhà trẻ,..
Cộng với sự đóng góp của một đội ngũ cán bộ, công nhân viên đông đảo, phục vụ tận tình, chu đáo, OSC Vũng Tàu hoạt động rất phát triển cả về quy mô, lĩnh vực địa bàn cũng như chất lượng.
Trong giai đoạn từ 1977-1987, OSC Vũng Tàu luôn được coi là con chim đầu đàn của ngành du lịch Việt Nam. Do có được nhiều lợi thế khách quan và chủ quan, hoạt động kinh doanh của Công ty phát triển rất mạnh cả về quy mô, lĩnh vực, địa bàn, cũng như chất lượng. Với lợi nhuận cao từ kinh doanh, cộng thêm nguồn vốn Nhà nước cấp liên tục tăng, Công ty không chỉ phát triển mạnh cơ sở VCKT vốn có của mình , mà còn mở rộng kinh doanh sang một số lĩnh vực, ngành nghề khác như: nuôi bò sữa, trồng cà phê, trồng dâu, dệt lụa,..
Trong mảng dịch vụ, bên cạnh việc phục vụ chuyên gia dầu khí (là ưu thế độc quyền của Công ty), công tác kinh doanh du lịch, nhất là du lịch nội địa, với loại hình nghỉ cuối tuần, nghỉ biển cho khách từ TP.HCM, phát triển rất mạnh.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển và phù hợp với quy mô thực tế, năm 1987, Tổng cục Du lịch VN ra quyết định nâng cấp và đổi tên Công ty du lịch dịch vụ dầu khí Vũng Tàu thành Công ty du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là National Oil Services Co., - Vietnam), được trong và ngoài nước biết đến với tên gọi ngắn gọn là OSC -Việt Nam .
Sau quá trình đổi mới năm 1986 và tiếp đó là mở cửa thị trường tự do năm 1989, nền kinh tế phát triển ngày càng đa dạng. Để đảm bảo sức cạnh tranh với tư cách là một doanh nghiệp Nhà nước hàng đầu về du lịch, OSC Việt Nam thực hiện kinh doanh nhiều loại dịch vụ như :
* Kinh doanh du lịch và dịch vụ sinh hoạt cho các công ty dầu khí nước ngoài tại Việt Nam ; phục vụ mở rộng hơn với tất cả các dịch vụ như lữ hành, khách sạn , ăn uống, vận chuyển, hướng dẫn du lịch và cho thuê nhân viên thư ký, phiên dịch viên, bác sĩ, lái xe, điện tín viên , tạp vụ, bảo mẫu, đầu bếp.. cũng như tất cả các dịch vụ khác trên đất liền và ngoài biển .
* Cho thuê nhà ở (biệt thự, căn hộ), trụ sở , văn phòng làm việc .
* Cung cấp lương thực , thực phẩm và các đồ dùng sinh hoạt khác .
* Môi giới và cho thuê các phương tiện đi lại trên đất liền và ngoài biển
* Khám chữa bệnh , các dịch vụ vui chơi giải trí , thông tin liên lạc và các dịch vụ viễn thông khác
* Thi công xây lắp
* Ngoại thương xuất nhập khẩu .
* Đào tạo nghiệp vụ du lịch và khách sạn .
Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển của mình, OSC Việt Nam luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Nhà Nước giao, không ngừng phấn đấu đi lên , tạo dựng một cơ sở vật chất tương đối quy mô, đồng bộ, hiện đại.
Ngoài khu dịch vụ dầu khí Lam Sơn và các cơ sở dịch vụ đáp ứng nhu cầu về phục vụ dầu khí, còn có các đơn vị lữ hành như OSC Chi nhánh Hà Nội, TP.HCM, Hải phòng, Đà Nẵng, OSCAN, OSCAT-AEA, OSC TRAVEL, SEABREEZE HOLDING, OSC FIRST HOLIDAYS, P&O OSC Việt Nam, với
hệ thống khách sạn và biệt thự có thể tiếp nhận cùng một lúc 1,200 khách quốc tế đến nghỉ ngơi, làm việc và sinh hoạt .
1.2 Hợp tác kinh doanh và sự ra đời của OSC Travel, QUá trình phát triển và đặc điểm hoạt động của osc travel
Từ năm 1989, tập đoàn SMI đã có ý định liên doanh với Công ty du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam. Nhưng do điều kiện thực tế chưa cho phép hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phát triển, môi trường pháp lý chưa thuận lợi, bản thân ngành du lịch Việt Nam còn đang non nớt nên kế hoạch hợp tác chưa thể thực hiện được .
Như vậy, từ năm 1989 SMI Travel bắt đầu tiếp xúc với Công ty du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam song phải sau ba năm cùng bàn bạc, trao đổi, tìm hiểu, đến năm 1991, OSC Việt Nam và SMI Travel mới quyết định lập hồ sơ trình Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác đầu tư (SCCI) xin cấp giấy phép thành lập liên doanh kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam.
Ngày 18/01/1992, lần đầu tiên ở Việt Nam, UBNN về HTĐT đã cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế theo hình thức liên doanh giữa một doanh nghiệp Nhà nước với một đối tác nước ngoài. Giấy phép số 311/GP xác nhận sự ra đời của Xí nghiệp liên doanh dịch vụ du lịch OSC-SMI (tên giao dịch là OSC TRAVEL), với thời gian hoạt động là mười năm, dựa trên tỉ lệ góp vốn: phía OSC Việt nam 43%, phía SMI Travel 57%. Với số vốn khởi nguồn là 530,000 USD, OSC Travel là một doanh nghiệp lữ hành quốc tế có quy mô tương đối khá trên thị trường du lịch vào giai đoạn đó.
Trụ sở chính của OSC Travel đặt tại số 143, đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh. Lúc mới thành lập khi Tổng giám đốc người Nhật chưa được cử sang, đội ngũ nhân viên Công ty chỉ có 10 người, bao gồm các chức danh từ nhân viên bảo vệ, lái xe, đến hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành đặt dưới sự điều hành của 01 Phó Tổng Giám đốc người Việt Nam.
Nội dung hoạt động chính của OSC Travel là kinh doanh du lịch quốc tế vào Việt Nam (in-bound) và vận chuyển khách du lịch. Trong hoạt động kinh doanh của mình, OSC Travel vẫn sử dụng biểu tượng chung của tập đoàn SMI. Biểu tượng này thể hiện chữ SMI được cách điệu dưới dạng bốn ngọn núi liền kề nhau, biểu thị sụ ổn định và vững mạnh .
Hội đồng quản trị gồm 04 người (02 người của OSC Việt Nam và 02 người của SMI Travel) là chủ thể quan trọng nhất quyết định chiến lược, chính sách kinh doanh và phát triển của OSC Travel. Hoạt động và sự phân công trong HĐQT được tuân thủ theo Luật Đầu tư nước ngoài tại VN. Hàng năm, HĐQT tiến hành họp từ 2 - 4 lần để tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước, duyệt quyết toán, phân chia lợi ích, xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh của năm sau và các năm tiếp theo, kế hoạch về nhân sự đối với BGĐ và bộ máy quản lý của OSC Travel, phân công trách nhiệm của các thành viên trong HĐQT.
Ban Giám đốc Công ty là bộ máy quản lý giúp thực hiện kế hoạch kinh doanh mà HĐQT đã đề ra. Tổng Giám đốc (người Nhật) là người chịu trách nhiệm chính, trực tiếp điều hành công việc. Giúp việc cho TGĐ là 01 Phó Tổng Giám đốc người Việt Nam. BGĐ tuyển chọn và trình HĐQT duyệt nhân sự cho chức danh Kế toán trưởng, cũng như các chức danh quản lý quan trọng khác của Công ty như: các Giám đốc Chi nhánh, Trưởng Điều hành, Giám đốc Marketing & Sales,.. trước khi ra quyết định bổ nhiệm.
Hiện nay, ngoài trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, OSC Travel còn có 02 chi nhánh tại Huế và tại Hà Nội .
Từ tháng 1/2002, theo quyết định gia hạn và sửa đổi của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong Giấy phép 311/GP-1, liên doanh chính thức được đổi tên thành Công ty liên doanh dịch vụ du lịch OSC - SMI (tên giao dịch là OSC Travel) và được phép tiếp tục hoạt động trong 10 năm tiếp theo.
Từ 31/12/1999 trở về trước, để bảo đảm tính hợp pháp trong hoạt động kinh doanh của mình, ngoài Giấy phép đầu tư số 311/GP do UBNN về HTĐT cấp, OSC Travel, cũng như các doanh nghiệp lữ hành quốc tế khác, 2 năm một lần, phải được Tổng cục Du lịch VN cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế inbound. Từ 01/01/2000, khi Luật Doanh nghiệp đã đi vào hiệu lực, Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được bãi bỏ, nhưng OSC Travel vẫn chịu sự chỉ đạo chuyên môn ở cấp Nhà nước từ phía Tổng cục Du lịch.
Ngay thời điểm nhận Giấy phép đầu tư vào tháng 01/1992, OSC Travel đã lập tức đi vào hoạt động, tuy với những số liệu kinh doanh cực kỳ khiêm tốn. Lượng khách đánh dấu điểm mốc phát triển của Công ty là 12 khách Nhật trong tháng 2/1992. Và cho đến nay, thị trường Nhật Bản vẫn luôn là mảng thị trường quan trọng, mang tính sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
1.3 Sự ra đời chi nhánh OSC Travel - Hà Nội. Vị trí, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của chi nhánh
Tháng 7/1992, xuất phát từ nhu cầu thực tế của sự phát triển cùng với trụ sở chính đóng tại TP Hồ Chí Minh,OSC Travel mở chi nhánh tại Hà Nội với tên giao dịch OSC Travel - Hà Nội.
1.3.1 vị trí , nhiệm vụ của chi nhánh OSC travel hà nội
Tại thời điểm thành lập, do có nhiều khó khăn, văn phòng OSC Travel-Hà Nội phải đóng trụ sở tạm thời tại văn phòng của OSC Việt Nam ở số 38 phố Yết Kiêu, Hà Nội. Tháng 9/1992, OSC Travel - Hà Nội chuyển về trụ sở riêng tại số 37, phố Nguyễn Du. Tháng 11/1995, văn phòng lại một lần nữa được chuyển tới địa điểm mới ở tầng 3, Toà nhà Leaprodexim , số 25 phố Lý Thường Kiệt và ổn định tại đó cho đến nay.
Nhiệm vụ chính của OSC Travel - Hà Nội là điều hành nối tour cho khách của Công ty tại khu vực phía Bắc. Bên cạnh đó, từng bước khai thác khả năng bán tour, dịch vụ lẻ thêm cho khách của Công ty, khách vãng lai, người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam,..
OSC Travel - Hà Nội thực hiện chế độ hạch toán nội bộ, báo cáo định kỳ kết quả kinh doanh cho Công ty và Cục Thuế Hà Nội Tại thời điểm thành lập, tháng 7/1992, OSC Travel - Hà Nội có 04 người : Giám đốc Chi nhánh được cử biệt phái từ Công ty và 03 nhân viên được tuyển trực tiếp.
1.3.2 Cơ cấu tổ chức chi nhánh OSC hà nội
Sơ đồ bộ máy tổ chức:
Nhân viên tạp vụ
Bộ phận điều hành Âu- Mỹ
Bộ phận bán lẻ cho khách nội địa
Đội
xe
Bộ phận hành chính
Trưởng điều hành
Bộ phận khách nội địa
Phòng vé
Bộ phận kế toán
Nhân viên bán lẻ
Trưởng điều hành
Điều phối viên
Bộ phận điều hành TTNB
Phụ trách hành chính
Nhân viên điều hành
Nhân viên điều hành
Hướng dẫn viên tiếng nhật
Bộ máy quản lý
1.3.3 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận:
1.Bộ phận điều hành thị trường Nhật Bản: gồm 01 điều phối viên người Nhật, 01 Trưởng Điều hành, 02 nhân viên điều hành , 06 HDV tiếng Nhật.
Trưởng điều hành phụ trách việc triển khai các chương trình và các công việc liên quan đến việc thực hiện các chương trình du lịch như đăng ký và đặt chỗ phòng khách sạn , nhà hàng, phương tiện vận chuyển , vé máy bay, bố trí HDV đi đoàn, vv.. đảm bảo yêu cầu đầy đủ , chính xác ; thiết lập , duy trì mối quan hệ với các cơ quan hữu quan (ngoại giao, nội vụ, hải quan) ; theo dõi quá trình thực hiện chương trình , nhanh chóng xử lý các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện. Nguyên tắc chung là
+ Đảm bảo hiệu quả kinh tế tối đa cho Công ty (xét về mặt lợi nhuận).
+ Đảm bảo tính hợp lý trong kinh doanh .
+ đảm bảo tính công bằng một cách tương đối .
Nhân viên Điều hành thực hiện : lập hồ sơ đoàn, đặt và phân xe, bố trí hướng dẫn, đặt phòng khách sạn, nhà hàng, mua vé máy bay, tàu hoả, văn nghệ,.., bố trí các chương trình làm việc, gặp mặt, cung cấp các thông tin khi Giám đốc Chi nhánh hoặc Công ty có yêu cầu, kiểm tra và xác nhận các khoản thanh toán, thống kê số liệu hàng tháng.
Điều phối viên người Nhật thực hiện việc giao dịch trực tiếp với khách Nhật, giải quyết các thắc mắc, khiếu nại, đáp ứng các nhu cầu phát sinh của khách cũng như cung cấp các thông tin liên quan cho Công ty và các đại lý tại Nhật Bản. Cùng với số máy điện thoại di động của Giám đốc Chi nhánh, số máy của điều phối viên người Nhật được cung cấp cho tất cả khách của Công ty trong các tập gấp, tờ rơi quảng cáo của tập đoàn để khách có thể liên lạc khi cần thiết .
Các hướng dẫn viên hoạt động dựa trên lịch trình do bộ phận Điều hành bố trí , căn cứ vào kế hoạch để thực hiện chương trình , trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch và các bạn hàng , các nhà cung cấp ; trực tiếp thanh toán và nhận tạm ứng từ kế toán .
2.Bộ phận điều hành thị trường Âu-Mỹ gồm 01 Trưởng Điều hành, 02 nhân viên điều hành và 03 hướng dẫn viên tiếng Anh.
3.Bộ phận bán tour lẻ cho khách Nhật (Wendy Tour) : gồm 1 nhân viên người Việt Nam (sử dụng tiếng Nhật)
4.Bộ phận kế toán gồm 04 nhân viên kế toán chịu trách nhiệm quản lý tài chính, tiền mặt của văn phòng , theo dõi sử dụng tài sản, làm việc với Cục Thuế Hà Nội và Ngân hàng, phát hành hoá đơn tài chính theo quy định, thanh quyết toán với các khách hàng, bạn hàng và lái xe, hướng dẫn viên,.., thực hiện hạch toán theo đoàn, theo thị trưòng và theo bộ phận chuyên môn. Theo dõi hạch toán và tài chính của Phòng vé Hàng không Nhật Bản JAL
5. Bộ phận hành chính gồm 01 Phụ trách hành chính và 01 nhân viên tạp vụ .
Phụ trách hành chính đảm nhận các công việc :soạn thảo công văn, quản lý con dấu, phụ trách tổng đài, bảo dưỡng trang thiết bị văn phòng, liên hệ với chủ cho thuê văn phòng , theo dõi chấm công lao động cho toàn bộ nhân viên, theo dõi và ghi chép số liệu hoạt động của đội xe, ..
Nhân viên tạp vụ làm việc theo ca 4 tiếng : 2 tiếng tại Văn phòng OSC Travel và 2 tiếng tại Phòng vé Hàng không Nhật Bản tại 63 Lý Thái Tổ .
6. Đội xe gồm 09 lái xe và 09 xe gồm 08 xe Ford Transit 16 chỗ và 01 xe Ford 4 chỗ, trong đó có 08 xe trực tiếp phục vụ khách và 01 xe phục vụ hành chính Văn phòng.
7. Phòng vé Tổng đại lý Hàng không Nhật Bản Japan Airlines gồm 01 Trưởng Đại diện người Nhật, 06 nhân viên bán vé ( 01 người Nhật và 04 người Việt Nam ), 01 nhân viên văn thư.
8 Bộ phận khách nội địa ( WIL Travel) : gồm 01 nhân viên, được thành lập từ tháng 6/2004, chủ yếu phục vụ khách nội địa do bộ phận WIL Travel từ TP.HCM gửi ra, và từng bước lập kế hoạch khai thác thị trường khách nội địa ở phía Bắc.
1.3.4 Tình hình nhân sự của chi nhánh oSC travel hà nội
Nhân viên thuộc OSC Travel-Hà Nội có trình độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn cơ bản và khá đồng đều, ngoài 01 nhân viên tạp vụ và 09 lái xe, tất cả số nhân viên còn lại đều có trình độ đại học và trên đại học, trong đó 30% có hai bằng đại học. Do yêu cầu của công việc, tất cả nhân viên trong văn phòng đều có khả năng sử dụng tiếng Anh ở mức thành thạo. Tuổi bình quân của toàn bộ đội ngũ nhân viên OSC Travel-Hà Nội khoảng 31-32 tuổi . Về cơ bản, OSC Travel-Hà Nội, cũng như Công ty mẹ của mình, có một chính sách lao động và phát triển nhân sự khá chặt chẽ dựa trên quan điểm: “ Từng bước củng cố và hoàn thiện một bộ máy làm việc hiệu quả, với việc tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng những nhân tố trẻ, nhiệt tình, để có được 1 đội ngũ những nhân viên ổn định về tuổi đời, gia đình, tâm lý nghề nghiệp, có khả năng thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ đa dạng với sự năng nổ và tập trung cao ”.
1.3.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật của chi nhánh oSC travel hà nội
Chi nhánh được trang bị những phưong tiện, thiết bị văn phòng nhằm đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ mà Công ty đặt ra. Hiện nay OSC Travel-Hà Nội có 02 trung kế với 10 đường điện thoại vào (Văn phòng OSC Travel - 01 trung kế với 4 đường và Phòng vé Hàng không Nhật Bản JAL – 01 trung kế với 06 đường vào) chuyển tới 23 máy nhánh văn phòng, 03 đường điện thoại hot-line, 03 máy Fax, 01 máy telex phục vụ bán vé máy bay, 21 máy vi tính văn phòng, 01 máy vi tính cầm tay, 03 đường ADSL với 08 e-mail account chính thức, 08 điện thoại di động. Toàn bộ chi phí dành cho số trang thiết bị kể trên đều do Công ty thanh toán. Bên cạnh đó, phải kể đến số trang thiết bị do cá nhân tự trang bị. Tất cả nhân viên điều hành, hướng dẫn viên và lái xe thuộc Chi nhánh đều đã có điện thoại di động.
Phần 2
Thực trạng hoạt động kinh doanh
của chi nhánh osc travel hà nội
2.1 Đặc điểm thị trường khách của chi nhánh osc travel - hà nội.
Thị trường khách chủ yếu của Chi Nhánh là thị trường Nhật Bản và Âu –Mỹ. Khách ở thị trường Nhật chủ yếu là khách lẻ theo nhóm từ 2 đến 3 khách do đó việc phục vụ cũng khá khó khăn. Cả khách Nhật và Âu - Mỹ của OSC Travel thường đi theo các chương trình tour đơn giản với số ngày nghỉ ngắn khoảng từ 2,8 tới 2,9 ngày/tour. Lượng khách có số ngày đi tour trên 7 ngày rất ít. Mức chi tiêu bình quân tính theo đầu khách cũng khá khiêm tốn, khoảng 64 USD/ngày khách.
Qua theo dõi số liệu thống kê khách trong 05 năm gần đây của OSC Travel-Hà Nội thì tính thời vụ của các thị trường được thể hiện như sau :
+ Thị trường Nhật: cao điểm là các tháng 7-8. Thấp nhất là tháng 4, sau đó là tháng 12 và tháng 5. Các tháng khác trong năm có lượng khách tương đưong nhau và khá ổn định.
+ Thị trường Âu - Mỹ: mùa cao điểm từ tháng 10-tháng 4 với đỉnh cao là các tháng 10, 11 và 3, 4. Mùa vắng khách là từ tháng 5-9.
2.2 tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh từ 2002 - 2004
2.2.1 tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 20004
OSC Travel - Hà Nội thực hiện chức năng chính là điều hành nối tour cho khách của Công ty.Từ năm 1996 thực hiện thêm chức năng bán tour và dịch vụ lẻ. Và từ tháng 7/1999 quản lý thêm Phòng vé tổng đại lý cho hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines
Chi nhánh Hà Nội thực hiện nộp thuế môn bài, V.A.T, thuế thu nhập cá nhân và BHXH, BHYT cho số nhân viên thuộc Chi nhánh. Các loại thuế khác do Công ty trực tiếp thanh quyết toán và giao nộp cho Cục Thuế TP.HCM.
Ngoài thực hiện điều hành nối tour, Chi nhánh Hà Nội còn tiến hành các hoạt động kinh doanh bán tour, dịch vụ lẻ . Hoạt động này tuy đem lại rất ít lợi nhuận, nhưng đảm bảo tận dụng thời gian trống trong các thời điểm vắng khách, sử dụng đội xe và đội ngũ HDV của Chi nhánh, gây thanh thế với các bạn hàng và góp phần quảng cáo cho Công ty.
Năm 2004 dịch cúm gà đã ảnh hưởng nặng nề đến tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí còn nghiêm trọng hơn thời kỳ dịch SARS năm 2003. Tuy nhiên, doanh nghiệp đã cố gắng đón và phục vụ tốt 3 đoàn tàu biển với hơn 1,000 khách, 2 đoàn hội thảo gần 350 khách và 3 đoàn Incentive gần 600 khách.
Đáng lưu ý là trong mùa vắng khách (tháng 7), Chi nhánh đã đón 1 đoàn tàu biển hơn 500 khách.
Từ cuối tháng 6, tình hình khách vào đã có dấu hiệu tích cực. Từ tháng 7 trở đi, lượng khách Nhật vào đã tăng ổn định trở lại. Thị trường khách Âu-Mỹ cũng có dấu hiệu trở lại bình thường từ tháng 10. Trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh ASEM 5 tại Hà Nội từ 01-15/10, lượng khách của Công ty vào rất ít, chỉ chiếm khoảng 15% của cả tháng.
2.2.2 Bảng báo cáo kinh doanh của công ty năm 2002-02004
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
2004 / 2003
+ Do Công ty gửi ra
- Số khách
6,981
4,580
7,781
169.9%
- Số ngày / khách
18,357
14,354
22,393
156%
+ Tự khai thác
- Số khách
1,268
1,340
1,361
101.6%
- Doanh thu ( US$ )
217,928
216,583
266,514
123%
+ Nộp Ngân sách
-Thuế VAT ( tr.đồng )
175.6
182.1
324.3
178.1%
-Thuế thu nhập (tr.đồng)
148.7
137.6
184.9
134.4%
+ Lao động bình quân
37
36
37
102.8%
+ Thu nhập bình quân
(triệu
đồng/người/năm )
43.7
40.5
45.6
112.6%
(Nguồn:OSC Travel Hà Nội)
Nhận xét đánh giá về hoạt động kinh doanh du lịch của chi nhánh osc travel hà nội
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh, ta thấy rằng:
+ Số khách do công ty gửi ra năm 2003 (4,580 khách) so với năm 2002 (6,981 khách ) giảm đi một cách đáng kể (2,401 khách)đã ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của chi nhánh, làm giảm lợi nhuận của chi nhánh và giảm thu nhập bình quân từ 43.7 triệu đồng/người/năm (2002) xuống 40.5 triệu đồng/người/năm (2003).
Nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của chi nhánh trong năm 2003 là đại dịch SARS đã hạn chế rất lớn lượng khách đi du lịch trong thời gian này.
+ Số khách chi nhánh tự khai thác từ 2002 (1268 khách) năm 2004 (1361 khách) tuy có tăng không nhiều song nguồn khách này cũng tạo nguồn thu đáng kể cho công ty
+ Năm 2004, Dịch cúm gà đã ảnh hưởng đến tình hình và kết quả kinh doanh chi nhánh, tuy vậy doanh nghiệp đã đón và phục vụ rất tốt các đoàn khách tầu biển cũng như lượng khách công ty tự khai thác làm cho doanh thu tăng 216,583 USD năm 2003 lên 266,514 USD năm2004
+ Nguồn nộp ngân sách
Thuế VAT: (triệu đồng)
Từ năm 2002 là 175.6 (triệu đồng) đến năm 2004 là 324.3 (triệu đồng) tăng 78.1%
Thuế thu nhập năm 2002 là 148.7 triệu đồng đến 2004 là 184.9 triệu đồng tăng 34.4%
Những con số này thể hiện hiệu quả kinh tế của chi nhánh OSC travel Hà Nội trong những năm vừa qua.
2.3 những điểm mạnh và điểm còn tồn tại của chi nhánh những năm qua
2.3.1 Điểm mạnh
Bên cạnh việc thực hiện nối tour cho công ty mẹ thì chi nhánh OSC travel Hà Nội đang tự khẳng định mình bằng việc bán tour lẻ, tìm kiếm nguồn khách mới nhằm nâng cao thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên chi nhánh và của toàn công ty.
Việc nối tour với công ty mẹ làm cho nguồn khách ổn định, thêm vào đó những chi phí cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu đều do công ty mẹ cung cấp. Hơn nữa OSC Việt Nam là một công ty nhà nước do đó có những lợi thế riêng biệt mà những doanh nghiệp khác không thể so sánh được. Đó là việc độc quyền về nguồn khách trong thị trường của ngành dầu khí trên mọi lĩnh vực. Thêm vào đó là sự liên doanh của tập đoàn SMI vì thế mà nơi đây có thể nói là nguồn lực rất lớn cho OSC Việt Nam cũng như chi nhánh OSC travel Hà Nội
Nguồn lực về lao động trong chi nhánh có trình độ văn hoá cao( trừ 1 nhân viên tạp vụ và 9 lái xe) thì toàn bộ đều có trình độ đại học và trên đại học. Cùng với chế độ tuyển dụng, đào tạo chuyên môn của phía công ty mẹ tạo nên sức mạnh nguồn lực lao động trong chi nhánh. Với trình độ ngoại ngữ thông thạo tiếng Anh, các chương trình tuyển dụng, việc trẻ hoá đội ngũ lao động nhân viên, cán bộ. Đây là một trong những bước đi nhằm nâng cao sự cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh và của công ty.
Thị trường của chi nhánh được sự ảnh hưởng của tập đoàn SMI, công ty OSC Việt Nam nên chi nhánh có thị trường rất lớn và đặc biệt là lợi thế vể thị trường khách Nhật Bản.
2.3.2 Những tồn tại của chi nhánh
Cũng như các doanh nghiệp du lịch khác của Việt Nam thì chi nhánh OSC travel Hà Nội cũng gặp những khó khăn chung mà toàn nghành du lịch phải gánh chịu như dịch SARS (2003 ) và dịch cúm gia cầm
Ngoài ra do là chi nhánh nên OSC travel Hà Nội chịu sự quản lý chặt chẽ về tình hình kinh doanh, kết quả kinh doanh tài chính cũng như chiến lược kinh doanh của công ty. Từ đó chi nhánh hoàn toàn phụ thuộc vào công ty mẹ.
Mảng khách nội địa rất có tiềm năng song mới bắt đầu chú ý đến vì thế mà chưa tạo nên thế mạnh của công ty trong việc kinh doanh ở mảng khách nội địa.
Trên đây là những điểm mạnh và những mặt còn tồn tại của chi nhánh OSC travel Hà Nội, song đây cũng là ý kiến của bản thân em về tình hình hoạt động của công ty. Tuy nhiên, là ý kiến của bản thân nên có rất nhiều sai xót, rất mong sự đóng góp của các thầy cô để em có sự hoàn thiện hơn trong bài viết của mình.
Phần 3
Phương hướng hoạt động của chi nhánh
và một số đề xuất của sinh viên.
3.1 Phương hướng hoạt động của chi nhánh osc travel hà nội
Theo nhận định chung, trong những năm tới lượng khách quốc tế vào Việt Nam sẽ tăng hơn, nhưng sự cạnh tranh trên thị trường sẽ trở lên gay gắt hơn rất nhiều. Trước tình hình đó, công ty đã đặt ra một số định hướng cho hoạt động kinh doanh trong thời gian trước mắt
Đối tượng khách quốc tế:
Là khách hàng mục tiêu của công ty, thị trường Tây Âu- một thị trường tiềm năng có mức chi trả cao, và có số lượng khách lớn. Đặc biệt là thị trường Mỹ, từ năm 2001, đây là thị trường được quan tâm hơn trong kế hoạch của công ty.
Mục tiêu đề ra trong năm tới là đạt được số lượng khách lớn hơn và công ty cũng nâng cao chất lượng dịch vụ để giữ và thu hút thêm nguồn khách ở thị trường Tây Âu này.
Đối tượng khách nội địa:
Cũng từ năm 2001, công ty tăng cường khai thác mảng bán tour và dịch vụ lẻ cho khách vãng lai. Sau 2 đại dịch SARS và cúm gà trong các năm 2003- 2004, công ty định hướng phát triển thêm mảng khách du lịch nội địa qua việc mở bộ phận WIL Travel.
3.2 Một số biện pháp để đạt được mục tiêu
* Đa dạng hoá, mở thêm các tuyến du lịch khác lạ để tạo thêm cơ hội lựa chọn cho du khách. Tiếp tục theo đuổi quan điểm kinh doanh:“ Thường xuyên đưa ra những sản phẩm mới, hấp dẫn trên nền tảng của chất lượng dịch vụ cao và ổn định, được thực hiện bởi đội ngũ đa năng và chuyên nghiệp”
* Về cơ sở vật chất và dịch vụ: Công ty sẽ đầu tư nâng cấp các trang thiết bị văn phòng.
* Luôn đảm bảo về chương trình, lịch trình tuyệt đối chính xác về thời gian, điều kiện cơ sở vật chất đã đưa ra trong chương trình cung cấp cho khách.
* Trong thời gian tới, công ty OSC travel Hà Nội sẽ nỗ lực khai thác và thâm nhập lâu hơn vào thị trường có tiềm năng du lịch lớn như Nhật Bản, Mỹ, đặc biệt là phát triển mảng du lịch nội địa. Công ty sẽ nghiên cứu sâu hơn nữa về thị hiếu, yêu cầu mong muốn của từng đối tượng khách du lịch để tạo ra các sản phẩm, chương trình du lịch mang tính bảo tồn, bảo tàng văn hoá truyền thống của dân tộc
*Về chiến lược cạnh tranh:
Đầu tiên là công ty sẽ cố gắng để đưa ra mức giá hấp dẫn nhằm thu hút khách trong và ngoài nước đồng thời luôn đảm bảo về chất lượng của chương trình.
3.3 Một số ý kiến đề xuất
Trong năm 2005 và những năm tới khách nước ngoài sẽ đến Việt Nam rất đông vì Việt Nam là một đất nước có rất nhiều cảnh đẹp, chi nhánh nên đưa ra những chương trình tour thật độc đáo và đặc sắc.Ví dụ như chương trình du lịch lưu trú ở nhà dân, tham gia vào các hoạt động thường ngày của các gia đình, Cùng sinh sống và tìm hiểu lối sống của người dân nhất là vào dịp xuân về, vào dịp lễ tết, hội làng... Đây là chương trình du lịch giúp khách nước ngoài tiếp cận tìm hiểu văn hoá và con người Việt Nam một cách tốt nhất.
Các chương trình giao lưu trực tiếp với các làng nghề truyền thống như: nghề thêu tay, nghề làm tranh truyền thống (làng tranh Đông Hồ), làng gốm sứ ( gốm bát tràng), đến với các làng nghề này khách sẽ được tận tay làm ra sản phẩm nghề và đó sẽ là món quà rất quý để họ mang về nước để tặng người thân. Từ những tour du lịch như vậy, khách sẽ hiểu hơn về con người và văn hoá Việt Nam.
Để thu hút và tạo ra ấn tượng tốt với du khách nhất là đối với kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35368.DOC