Về kinh doanh ăn uống, bán hàng lưu niệm năm 1999 là 1,693 tỷ đồng bằng 78% năm 1998. Nguyên nhân là do sức mua của người dân kém. Khách đến ăn uống ở mức thấp, ít dùng rượu ngoại và hàng đắt tiền. Các hội nghị hội thảo đều ăn ở theo chế độ quy định của Bộ Tài chính, khách đến lưu trú tại khách sạn không có nhu cầu ăn cũng chiếm tỷ lệ khá lớn, khách đặt tiệc hội nghị, hội thảo cũng giảm mạnh. Mặt khác Nhà nước có chỉ thị về việc thực hành tiết kiệm, hạn chế tổ chức tiệc tùng, liên hoan, cưới xin linh đình đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến khâu kinh doanh ăn uống của khách sạn. Giá cả cũng giảm mạnh, có những hội nghị hội thảo số lượng đại biểu lớn song mức đặt ăn uống xuống tới 30.000đ/người/ngày (dẫn đến tình trạng nhân viên phục vụ bàn bếp vất vả) mà cường độ lao động tăng nhưng doanh thu đạt thấp.
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty du lịch dịch vụ Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần về doanh nghiệp
I-/ Sơ lược về doanh nghiệp
Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, là nơi giao lưu giữa các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Khách đến giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch có nhu cầu sử dụng các dịch vụ. Do đó hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ ở Hà Nội không ngừng phát triển và mở rộng.
Với việc Liên Xô tan rã thì nguồn viện trợ bị cắt giảm. Và để tạo nguồn tài chính cho ngân sách của Nhà nước để đảm bảo cho hoạt động của Nhà nước vì vậy Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển các đơn vị thành viên làm kinh tế, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Cùng với sự bùng nổ du lịch Việt Nam trong những năm đầu thập kỷ 90 dẫn đến nhu cầu về dịch vụ du lịch tăng lên.
Trước tình hình đó Uỷ ban Tài chính quản trị Trung ương đề nghị với UBND thành phố Hà Nội cho thành lập công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ hay Tổng Công ty 91. Gồm năm thành viên:
* Công ty dệt may XNK Việt An
* Công ty Xây dựng Trường An.
* Công ty xuất nhập khẩu Trường An.
* Công ty nước giải khác Ba Đình.
* Công ty dịch vụ Tây Hồ.
Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 2002/UBND ngày 1/7/95. Trụ sở chính ở số 1 Tây Hồ phường Quảng An - Tây Hồ - Hà Nội. Trung tâm du lịch đóng tại 107 - Quán Thánh - Ba Đình - Hà Nội.
Điện thoại: 8233044
Fax: 8232390
Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ là một thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Hồ Tây, trực thuộc Ban tài chính quản trị Trung ương. Trung tâm du lịch (Bộ phận lữ hành) là bộ phận hạch toán phụ thuộc vào Tổng Công ty.
Hoạt động chủ yếu của Công ty:
+ Kinh doanh khách sạn - nhà hàng.
+ Kinh doanh lữ hành.
+ Dịch vụ cho thuê nhà.
+ Dịch vụ vận chuyển.
+ Kinh doanh dịch vụ bổ sung.
II-/ Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
HĐQT Tổng công ty Hồ Tây
Công ty du lịch - dịch vụ Tây Hồ
Ban Giám đốc
Phòng hành chính tổ chức
Khách sạn Tây Hồ
Trung tâm du lịch
Phòng kế toán tài chính
Phòng thị trường kế hoạch
Đại diện Móng Cái
Điều hành Tour
Hướng dẫn viên
Hành chính văn phòng
Ban Giám đốc
Sơ đồ bộ máy tổ chức
* Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty:
- Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty du lịch - dịch vụ Tây Hồ được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến. Các bộ phận quan hệ với nhau bình đẳng, hợp tác, thống nhất trên tổng thể toàn Công ty và chịu sự chỉ đạo trực tiếp duy nhất của ban giám đốc. Các phòng ban chức năng có trách nhiệm thực thi các nhiệm vụ được giao và làm cố vấn cho giám đốc về các lĩnh vực hoạt động của mình. Đồng thời có trách nhiệm gián tiếp tham gia cùng các đơn vị nghiệp vụ khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
- Các đơn vị phía dưới có nghĩa vụ chấp hành các quyết định của cấp trên và báo cáo kết quả công việc một cách trung thực, có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng.
* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
- Ban giám đốc Công ty:
Ban giám đốc Công ty bao gồm một giám đốc và hai phó giám đốc (phó giám đốc 1 và phó giám đốc 2).
+ Giám đốc: Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, giám đốc chỉ đạo điều hành mọi hoạt động chung của Công ty, là chủ tài khoản của Công ty, trực tiếp ký kết các hợp đồng, các giao dịch kinh tế. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước ban tài chính quản trị trung ương và Tổng Công ty Hồ Tây về mọi mặt hoạt động kinh doanh của toàn Công ty. Giám đốc chỉ đạo trực tiếp phòng kế toán tài chính, phòng hành chính - tổ chức và phòng thị trường kế hoạch.
Giám đốc do Chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng Công ty bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo đề nghị của Tổng Giám đốc của Tổng Công ty.
+ Phó giám đốc 1: là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách chỉ đạo công tác thị trường và điều hành trung tâm du lịch.
+ Phó giám đốc 2: là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách công tác nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng, công tác hành chính quản trị, công tác lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, chế độ chính sách đối với người lao động.
- Phòng tổ chức - hành chính:
+ Tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực nhân sự, các chế độ chính sách do Nhà nước ban hành, các hoạt động quản lý theo ngạch hành chính quản trị. Phòng hành chính tổ chức xây dựng các nội quy, quy chế về quản lý hành chính, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật lao động trong Công ty, đôn đốc hướng dẫn người lao động thực hiện.
+ Tham mưu về công tác tổ chức bộ máy, về tuyển dụng lao động, đề bạt, sắp xếp cán bộ, kỷ luật miễn nhiệm cán bộ trong bộ phận quản lý đảm bảo tính gọn nhẹ, hợp lý và hiệu quả.
- Phòng kế hoạch, thị trường.
+ Tìm kiếm, khai thác, phân tích thị trường, xây dựng kế hoạch Marketing theo mùa vụ, năm và theo từng giai đoạn cụ thể. Lập kế hoạch và theo dõi thực hiện kế hoạch của các đơn vị sản xuất kinh doanh trực tiếp và trên toàn Công ty, tổ chức đón tiếp khách.
+ Thực hiện nhiệm vụ về lễ tân, thanh toán thu ngân cùng việc lập kế hoạch cho sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản của từng đơn vị và của toàn Công ty theo từng thời kỳ.
- Phòng kế toán tài chính.
+ Tham mưu cho giám đốc Công ty về lĩnh vực tài chính kế toán, thực hiện việc kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, các quy chế trong lĩnh vực tài chính theo quy định của Nhà nước và của Tổng Công ty.
+ Đề xuất các phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh cùng với nhiệm vụ thiết lập cơ chế quản lý cho Công ty. Thực hiện công tác hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước, đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của Công ty.
- Khách sạn Tây Hồ.
+ Là đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh các dịch vụ: lưu trú, ăn uống, bán hàng và các dịch vụ bổ sung như Karaoke, tennis, bể bơi, thể dục thẩm mỹ, hội nghị hội thảo và các dịch vụ vui chơi giải trí khác...
+ Bên cạnh hoạt động kinh doanh khách sạn Tây Hồ còn kết hợp nhiệm vụ phục vụ chính trị, phục vụ ăn ở, nghỉ ngơi, giải trí của các ban Đảng và các cán bộ nhân viên trong Tổng Công ty.
- Trung tâm du lịch lữ hành.
Trung tâm du lịch lữ hành có chức năng, nhiệm vụ chính là kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế và nội địa, bên cạnh đó còn có các dịch vụ:
+ Dịch vụ hộ chiếu, VISA.
+ Tổ chức tour du lịch, tham quan, nghỉ mát quốc tế như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Nga, Hồng Kông, Indonesia, Pháp, Nhật Bản, Mỹ... Trung tâm lữ hành cũng tổ chức thành một bộ máy khá hoàn chỉnh, bao gồm ban giám đốc, bộ phận điều hành, bộ phận hướng dẫn, hành chính văn phòng và văn phòng đại diện tại Móng Cái.
+ Ban giám đốc trung tâm gồm: một giám đốc và một phó giám đốc do ban giám đốc Công ty chỉ định và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ phó giám đốc 1 của Công ty.
Ban giám đốc chung chỉ đạo hoạt động của Trung tâm và quản lý hoạt động của văn phòng đại diện Công ty của Móng Cái - Quảng Ninh.
+ Giám đốc trung tâm chịu trách nhiệm toàn bộ trước Công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm du lịch lữ hành.
+ Ban giám đốc chủ động tìm kiếm các đối tác và nguồn khách từ bên ngoài, đề nghị với Công ty xem xét kế hoạch ký kết các hợp đồng với các đối tác.
+ Bộ phận điều hành: Bộ phận này có nhiệm vụ thiết kế các tour du lịch: inbound, outbound, nội địa trình nên ban giám đốc, đồng thời tổ chức điều hành các tour đó.
+ Bộ phận hướng dẫn: Bộ phận này có nhiệm vụ hướng dẫn khách du lịch theo các tour mà các trung tâm tổ chức mỗi khi có sự điều động của bộ phận điều hành qua ban giám đốc.
+ Bộ phận hành chính: Quản lý, lưu dữ những tài liệu về hoạt động kinh doanh của Trung tâm, tiếp nhận các công văn, thư, điện tín từ các nơi gửi đến, đồng thời tổ chức làm dịch vụ hộ chiếu VISA và các dịch vụ khác liên quan đến xuất nhập cảnh cho khách du lịch.
+ Văn phòng đại diện Móng Cái: Thay mặt Công ty giao dịch và ký kết các hợp đồng du lịch với các đối tác và trực tiếp với khách du lịch. Thu gom các khách Trung Quốc muốn vào Việt Nam đi du lịch gửi về trung tâm.
Văn phòng đại diện còn có nhiệm vụ tuyên truyền quảng bá về Công ty tại Móng Cái và Trung Quốc, góp phần cho Công ty tạo dựng một chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế (Trung Quốc). Góp phần làm tăng lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam gửi qua Trung tâm của Công ty.
Trong trung tâm du lịch lữ hành mặc dù có sự phân chia thành từng bộ phận nhưng do đặc điểm điều kiện đặc thù trung tâm du lịch có ít người mà công việc của từng bộ phận không thường xuyên. Có những lúc một số bộ phận bị quá tải trong công việc nên trong quá trình thực hiện các công việc các chức năng không được tách bạch. Nhân viên các bộ phận có sự hỗ trợ lẫn nhau, một số nhân viên có thể kiếm nhiều việc của Công ty. Nhân viên bộ phận này có thể làm việc sang bộ phận khác. Các tour du lịch mà trung tâm đang kinh doanh chủ yếu là các tour trọn gói, chúng được xây dựng nên từ sự tìm hiểu nhu cầu khách hàng của bộ phận điều hành tour, từ sự chỉ đạo của ban giám đốc trung tâm, từ yêu cầu của phòng thị trường hay từ sự đề nghị của khách hàng.
Dựa vào nguồn nhận biết trên bộ phận điều hành tour thiết kế các tour trình ban giám đốc và có tham khảo ý kiến của bộ phận hướng dẫn. Sau cùng các bộ phận có liên quan tiến hành đi khảo sát thực tế rồi tính giá và chào bán cho khách du lịch.
+ Hơn một năm qua được sự đồng ý của Tổng cục du lịch Công ty du lịch Tây Hồ đón khách Trung Quốc vào Việt Nam du lịch bằng thẻ thông hành. Nên các tour du lịch inbound mà Công ty triển khai chủ yếu là đón khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam. Còn hoạt động du lịch outbound và du lịch nội địa hầu như không phát triển.
- Căn cứ vào giấy phép kinh doanh số 200779 của sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 20/07/1995 thì hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty du lịch dịch vụ Tây Hồ bao gồm các lĩnh vực sau:
+ Kinh doanh khách sạn - nhà hàng.
+ Kinh doanh du lịch lữ hành.
+ Kinh doanh vận chuyển hàng hóa và khách du lịch.
+ Dịch vụ cho thuê nhà.
+ Kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch (vui chơi, giải trí, thể thao, văn hóa...)
Trong đó kinh doanh khách sạn là chủ yếu. Song cùng với các hoạt động khác Công ty đã tạo nên các tour khép kín thỏa mãn hầu hết các nhu cầu của khách du lịch từ nghỉ ngơi, ăn uống, đi lại, vui chơi, tìm hiểu đến các dịch vụ nhỏ nhất như giặt là, văn phòng phẩm, hàng lưu niệm, bể bơi, tennis.
III-/ Môi trường kinh doanh.
Công ty du lịch - dịch vụ Tây Hồ có vị trí lý tưởng cho việc kinh doanh các dịch vụ . Trung tâm du lịch của Công ty có mối quan hệ tốt với các nguồn khác JTC (Nhật) ;AL (Hàn Quốc); VTB (Hàn Quốc); FALM (Nhật); KK (Airline HongKong); Công ty du lịch Quốc Lữ; Công ty Băng Trình; Thiên Mã; Phương Đông đây là khách inbound. Còn khach outbound thì gửi khách qua JTC, qua Thái, Singapore, Trung Quốc (Trung lữ và Quốc lữ). Ngoài ra Công ty còn có chi nhánh tại Móng Cái, thu hút khách Trung Quốc, khách riêng lẻ, gửi về trung tâm, có nhiệm vụ quảng bá tạo vị thế cho công ty trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Như vậy có thể nói môi trường kinh doanh của công ty khá thuận lợi cho việc kinh doanh lữ hành tuy mấy năm gần đây khác pháp giảm xuống rất nhiều.
IV-/ Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
1-/ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng tổng kết kinh doanh năm 98-99
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kết quả năm 1998
Kết quả năm 1999
So sánh
Tuyệt đối
Tỷ lệ
1. Tổng doanh thu
Tr. đồng VN
8.237,90
7.202,46
-1.035,44
87,43
- Doanh thu KD K. sạn
Tr. đồng VN
5.837,77
3.833,24
-1.004,53
82,79
+ KD buồng ngủ
Tr. đồng VN
2.615,60
2.108,37
-507,23
80,61
+ KD ăn uống
Tr. đồng VN
2.061,88
1.620,87
-440,57
78,63
+ KD dịch vụ khác
Tr. đồng VN
976,92
784,82
-102,10
80,34
+ KD vận chuyển
Tr. đồng VN
183,87
319,24
135,37
173,62
- Doanh thu lữ hành
Tr. đồng VN
1.588,09
2.369,22
1.181,13
199,41
- Thu nhập HĐTC và HĐ bất thường
Tr. đồng VN
1.212,04
0
-1.212,04
0
2. Tổng số khách L.trú
Người
6.814
11.771
5.457
186,43
Hệ số khách/phòng
%
18,64
28,38
9,74
152,25
3. Số lượt khách lữ hành
Người
278
1.711
14,33
-615,47
- Inbourd
Người
160
1.576
1.416
885,50
- Outbourd
Người
118
100
-18
84,75
- Nội địa
Người
0
35
35
0
4. Chi phí SXKD
Tr. đồng VN
7.106.136
8.064,05
903,69
112,84
- KHCBTSCĐ
Tr. đồng VN
2.555,29
1.083,00
-572,29
77,60
- BHXH, BHYT, KPCĐ
Tr. đồng VN
191,36
173,03
-18,33
90,42
- Lương
Tr. đồng VN
1.404,25
737,00
-667,25
52,48
- Chi phí khác
Tr. đồng VN
3.002,46
5.171,02
2.161,56
172,27
5. Giá vốn
Tr. đồng VN
522,31
992,91
470,60
190,10
6. Vốn kinh doanh
Tr. đồng VN
67.150,00
67.150,00
0
100
- Vốn cố định
Tr. đồng VN
61.020,00
61.020,00
0
100
- Vốn lưu động
Tr. đồng VN
-6.130,00
6.130,00
0
100
7. Số lao động
Người
185
185
0
100
- Hành chính
Người
- Khách sạn
Người
- Lữ hành
Người
10
10
0
100
- Ô tô 2-9
Người
83
-
-
-
8. Lương bình quân
tr.đ/năm
5.496
7.896
2,400
143,67
9. Nghĩa vụ nộp NS
Tr.đồng VN
3.031,71
1.616,98
-1.414,73
53,34
- Thuế các loại
Tr.đồng VN
476,42
414,68
-61,74
87,04
+ VAT
Tr.đồng VN
455,42
202,13
-163,29
64,15
+ Thu nhập DN
Tr.đồng VN
0
0
0
-
+ Thu sử dụng vốn
Tr.đồng VN
0
0
0
-
Nộp ngân sách Đảng
+ Tổng công ty
Tr.đồng VN
2.555,29
1.202,30
-1.352,99
47,05
10. Lợi nhuận trước thuế.
Tr.đồng VN
-250,97
-1.854,50
-1.603,53
138,93
Qua bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty Du lịch - Dịch vụ Tây Hồ trong 2 năm 1998, 1999 như sau:
a-/ Về doanh thu
Tổng doanh thu năm 1999 so với năm 1998 là giảm 13% tương ứng với -1.035,44 triệu đồng do các nguyên nhân sau:
- Mặc dù lượng khách tăng lên so với năm 1998 về kinh doanh vận chuyển và về kinh doanh lữ hành song công ty cũng phải chịu nhiều khoản chi phí.
- Về kinh doanh buồng đạt 28% hệ số sử dụng phòng tăng 10% so với năm 1998. Doanh thu phòng đạt 2,108 tỷ đồng bằng 80,61% so với năm 1998 (doanh thu năm 1999 đã trừ thuế, doanh thu năm 1998 chưa trừ thuế).
Nhìn chung hệ số sử dụng phòng có tăng lên 10% song doanh thu lại không tăng lên do Công ty đã giảm giá phòng 50% so với năm 1998. Năm 1998 bình quân phòng giá 367.000 đồng còn năm 1999 giảm xuống chỉ còn 182.000 đồng/phòng. Như vậy mỗi ngày bình quân có trên 60 khách nghỉ tại khách sạn.
- Về kinh doanh ăn uống, bán hàng lưu niệm năm 1999 là 1,693 tỷ đồng bằng 78% năm 1998. Nguyên nhân là do sức mua của người dân kém. Khách đến ăn uống ở mức thấp, ít dùng rượu ngoại và hàng đắt tiền. Các hội nghị hội thảo đều ăn ở theo chế độ quy định của Bộ Tài chính, khách đến lưu trú tại khách sạn không có nhu cầu ăn cũng chiếm tỷ lệ khá lớn, khách đặt tiệc hội nghị, hội thảo cũng giảm mạnh. Mặt khác Nhà nước có chỉ thị về việc thực hành tiết kiệm, hạn chế tổ chức tiệc tùng, liên hoan, cưới xin linh đình đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến khâu kinh doanh ăn uống của khách sạn. Giá cả cũng giảm mạnh, có những hội nghị hội thảo số lượng đại biểu lớn song mức đặt ăn uống xuống tới 30.000đ/người/ngày (dẫn đến tình trạng nhân viên phục vụ bàn bếp vất vả) mà cường độ lao động tăng nhưng doanh thu đạt thấp.
- Về kinh doanh các dịch vụ bổ sung đạt 785 triệu đồng, giảm 20% so với năm 1998. Nguyên nhân chính cũng là do sức tiêu dùng dịch vụ của khách kém. Do thu nhập của dân cư giảm dẫn đến việc chi tiêu của dân cư hạn chế bớt. Mặt khác dịch vụ vui chơi giải trí của khách sạn chưa đồng bộ, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của khách, các dịch vụ chưa có sự thay đổi, tạo ra các dịch vụ mới hấp dẫn khách tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của mình.
- Về kinh doanh vận chuyển khách: doanh thu tăng so với năm 1998 là 73% tương ứng với 135 triệu đồng, nguyên nhân chính là do Ban giám đốc đã để ý đầu tư cho bộ phận này. Năm 1999 Ban giám đốc đã đầu tư 01 xe 25 chỗ, 02 xe to đưa đón học sinh. Bên cạnh đó có sự phối hợp giữa bộ phận lữ hành du lịch với đội xe. Bộ phận lữ hành đã đưa khách về và thuê xe của bộ phận vận chuyển góp phần tăng doanh thu cho bộ phận kinh doanh vận chuyển.
- Về doanh thu lữ hành du lịch - Nhìn chung số khách có tăng lên nhiều so với năm 1998 song doanh thu lại không tăng nhiều. Năm 1999 số khách tăng lên do đó doanh thu tăng lên 1.181 triệu đồng tương ứng với 200%. Điều này cho thấy sự cố gắng của bộ phận lữ hành. Nhìn chung ngành du lịch lữ hành kinh doanh có hiệu quả song do có những khó khăn về mặt khách quan và chủ quan.
+ Về khách quan: khách du lịch vào Việt Nam giảm, quản lý vĩ mô về du lịch còn nhiều bất cập dẫn đến cạnh tranh gay gắt không bình đẳng, giá các tour bị giảm mạnh, chỉ còn 50% giá năm 1998. Mặt khác do cuộc khủng hoảng kinh tế của khu vực nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lượng khách trong khu vực đến Việt Nam du lịch.
+ Về chủ quan: trung tâm du lịch không được ổn định về nhân sự đặc biệt là cán bộ chủ chốt của trung tâm luôn phải thay đổi dẫn đến kinh nghiệm và nguồn khách bị mai một dần.
+ Số lượng khách trung tâm đón được trong năm 1999.
Nhật Bản : 248 khách.
Trung Quốc : 347 khách.
Thái Lan : 53 khách.
Mỹ : 18 khách.
Pháp : 03 khách.
Nội địa : 38 khách.
Theo bảng này thì số khách Trung Quốc trung tâm đón được là lớn nhất. Chứng tỏ doanh thu từ khách du lịch Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu của trung tâm. Và đây cũng là mảng kinh doanh chủ yếu của trung tâm.
Ngoài khách Trung Quốc ra khách Nhật Bản mà trung tâm đón được cũng đáng kể (248 khách). Và đây cũng là thị trường nhiều tiềm năng do đó trung tâm cũng coi trọng thị trường khách này. Tuy nhiên cả khách Trung Quốc và Nhật Bản thì có gặp những khó khăn như họ đòi hỏi hướng dẫn viên phải nói bằng tiếng của họ và họ không thích nghe hướng dẫn bằng ngoại ngữ khác như tiếng Anh.
b-/ Chi phí
- Về chi phí năm 1990 tăng gần 13% so với năm 1998 tương ứng với 903 triệu đồng. Chi phí chủ yếu là tiền điện, tiền xăng dầu, tiền thuê đất, tiền điện thoại, tiền fax,... Mặc dù công ty đã hết sức tiết kiệm chi phí song do giá cả thay đổi.
- Ngoài ra kinh phí sửa chữa tài sản cố định cũng lớn. Khách sạn Tây Hồ phải khấu hao nhiều, ngoài ra các TSCĐ khác cũng cần khấu hao do đó chi phí cũng tăng lên. Chỉ tiêu thu hồi vốn là 1,983 tỷ đồng từ khấu hao tài sản cố định.
- Do kinh doanh thua lỗ nên tiền lương cho cán bộ công nhân viên chỉ được hưởng theo chế độ hiện hành là lương cơ bản hệ số bình quân 2,5x144.000=360.000 đồng. Tuy nhiên do Tổng Công ty điều tiết bổ sung và quỹ lương dự phòng từ năm trước chuyển sang nên thu nhập bình quân của CBCNV là 580.000 đồng/người/tháng + 3.000 đồng/ngày đi làm. Do đó chi phí cũng được chia sẻ nhưng sự chia sẻ đó không đáng kể. Nhìn chung lương CBCNV tăng lên so với năm 1998.
- Về kết quả sản xuất kinh doanh.
- Tuy một số phòng ban kinh doanh đạt kế hoạch như: kinh doanh vận chuyển tăng 73% tương ứng với 135 triệu đồng. Kinh doanh du lịch lữ hành cũng tăng 200% tương ứng với 1.181 triệu đồng. Kinh doanh lưu trú có hệ số sử dụng phòng tăng lên 10% nhưng do giá phòng giảm.
Nhìn chung thu về của Công ty không đủ để chi, các chi phí bất biến không thay đổi nên kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ, ước tính khoảng 1,853 tỷ đồng.
- Về vốn: tổng số vốn của công ty không tăng so với năm 1998. Vốn cố định của công ty là 67,150,000 triệu và vốn lưu động là 61,020,000 triệu.
- Số lao động: tổng số lao động của công ty là 185 người trong đó trung tâm du lịch lữ hành là 10 người. Đầu năm 1999 giao xí nghiệp ô tô 2/9 cho Tổng công ty. Cuối tháng 8 giải thể chi nhánh Móng Cái. Do đó số lao động trong Công ty giảm xuống. Tuy nhiên số lao động trong trung tâm du lịch lữ hành vẫn không thay đổi.
- Thuế: nhìn chung công ty đã hoàn thành tốt công tác nộp ngân sách Nhà nước. Tổng lượng thuế nộp ngân sách có giảm so với năm 1998 là 43%. Trong đó công ty đã nộp thuế VAT năm 1999 là 202,13 triệu đồng bằng 64% so với năm 1998.
Ngoài ra Công ty nộp ngân sách Đảng và Tổng công ty cũng giảm 1.352 triệu đồng.
Tóm lại: tình hình kinh doanh của công ty năm 1999 không bằng năm 1998 song cũng do các lý do khách quan và chủ quan. Trong năm 2000 tới hy vọng công ty sẽ hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh hơn để thu hút các tập khách có tiềm năng cũng như tập khách truyền thống. Thị trường khách đến với công ty chủ yếu là khách Trung Quốc do đó hy vọng công ty sẽ khai thác triệt để nguồn khách tiềm năng này.
V-/ Đánh giá - các ý kiến đề xuất
1-/ Những tồn tại cần giải quyết
- Công ty Du lịch - Dịch vụ Tây Hồ là công ty trực thuộc Tổng công ty Tây Hồ nên đã tạo ra một số khó khăn:
+ Tác phong làm việc của cán bộ công nhân viên còn mang nặng tính bao cấp dẫn đến việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng còn nhiều khi tuỳ tiện làm cho khách chưa thực sự hài lòng. Đây cũng là khó khăn rất lớn vì nó đã trở thành những thói quen cố hữu khó sửa chữa cho dù đã được đào tạo lại, khó khăn này rất khó giải quyết, còn thời gian dài, không thể giải quyết ngày một ngày hai.
+ Cán bộ chủ chốt của công ty là do Ban Giám đốc và hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm do đó cán bộ chủ chốt của công ty và trung tâm luôn bị thay đổi dẫn đến kinh nghiệm và nguồn khách bị mai một dần. Do bộ máy quản lý của trung tâm đơn giản nên trung tâm muốn phát triển toàn diện tất cả các mặt như: outbourd, inbourd, nội địa,... phải làm rất nhiều công việc, làm cho bộ máy tổ chức của trung tâm nhiều khi còn phải làm việc quá tải. Hoạt động ở các khâu đôi khi chưa ăn ý dẫn đến sự thiếu đồng bộ.
+ Về mặt chính trị: Hoạt động tài chính của trung tâm phụ thuộc vào công ty do đó nhiều lúc còn phụ thuộc. Việc đầu tư vốn vào cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị vào sản xuất kinh doanh đều phụ thuộc vào công ty và Tổng công ty.
+ Về marketing: do trung tâm thiếu nguồn kinh phí nên việc nghiên cứu nhu cầu thị trường khách còn hạn chế. Các tour khảo sát ít được thực hiện. Do đó hạn chế cần giải quyết vấn đề kinh phí để trung tâm có kinh phí để tìm hiểu thị trường.
+ Sản phẩm du lịch của trung tâm chưa đa dạng phong phú. Nhất là thị trường khách nội địa trung tâm chưa được khai thác triệt để.
2-/ Một số đề xuất chung nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của trung tâm.
- Cần ổn định về nhân sự đặc biệt là cán bộ chủ chốt của trung tâm. Kiện toàn bộ máy, những nhân viên không còn thích hợp với công việc nên cho nghỉ việc và tuyển dụng nhân viên mới qua hình thức thi tuyển về chuyên môn, kiến thức về chuyên môn, kiến thức về du lịch và ngoại ngữ.
- Cần đào tạo và đào tạo lại cán bộ để họ không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ. Tổ chức các chuyến đi thị sát tuyến du lịch cho các cán bộ thị trường để giúp họ nắm chắc các tuyến điểm du lịch để công tác xây dựng và tính giá chương trình được hoàn hảo hơn. Cần đầu tư cho phòng thị trường để họ bồi dưỡng nghiệp vụ, để họ nắm bắt được thị trường nhằm khai thác khách hiệu quả.
- Cần xây dựng nhiều chương trình du lịch phong phú đa dạng hơn, hấp dẫn được khách du lịch. Để làm được thì cần phải đầu tư nhiều kinh phí để cán bộ xây dựng có điều kiện đi thực tế nhiều.
- Về giá cả: giá cả các tour của công ty hơi cao hơn so với các công ty bạn. Do đó cần phải xây dựng giá tour có sức cạnh tranh. Cần xây dựng giá tour theo các tập khách khác nhau thì đưa ra sản phẩm mới của công ty ra sẽ có sức cạnh tranh hơn. Ngoài ra cũng nên xây dựng làm sao phù hợp với mặt bằng giá chung trong khu vực.
- Về quảng cáo: công ty cần đầu tư nhiều cho việc này. Vì công ty kinh phí co hẹp nên chưa quan tâm lắm đến việc quảng cáo sản phẩm của mình. Thiết nghĩ công ty nên quảng cáo sản phẩm của mình bằng nhiều thể loại khác nhau như tập gấp, các phương tiện truyền thông, internet,... để khách trong nước và quốc tế có thể biết được sản phẩm của công ty.
Công ty không có các đại diện ở nước ngoài do đó việc quảng cáo rất quan trọng để thu hút khách quốc tế hợp tác với công ty. Ngoài ra chất lượng dịch vụ là vấn đề rất quan trọng để thu hút khách góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế của công ty nói riêng và cho ngành du lịch nói chung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 64.doc