MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 15 2
1. Thông tin chung về Công ty Cổ phần Xây dựng số 15 2
2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng số 15 3
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Xây dựng số 15 4
3.1. Ban Điều hành 5
3.2. Các phòng ban chức năng 6
3.2.1. Phòng đầu tư kinh doanh 6
3.2.2. Phòng đấu thầu và quản lí dự án 7
3.2.3. Phòng kế hoạch kĩ thuật 7
3.2.4. Phòng Tổ chức hành chính 8
3.2.5. Phòng tài chính kế toán 8
3.3. Mối liên hệ giữa các phòng ban trong Công ty 9
4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty Cổ phần Xây dựng số 15 10
4.1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty 10
4.2. Đặc điểm về quy trình sản xuất của Công ty 13
4.3. Tình hình về lao động của Công ty 15
4.4. Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị 16
4.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu 18
CHƯƠNG II 19
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 15 TRONG NHỮNG NĂM QUA 19
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng số 15 trong những năm qua 19
3. Một số công trình tiêu biểu: 21
2. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng số 15 trong thời gian qua 23
2.1. Ưu điểm 23
2.2. Nhược điểm 24
CHƯƠNG III 26
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 9 TRONG NHỮNG NĂM TỚI 26
1. Cơ hội và thách thức 26
1.1. Cơ hội 26
1.2. Thách thức 26
2. Định hướng phát triển 26
KẾT LUẬN 29
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12929 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng số 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hàng hoá và có kế hoạch điều hoà hợp lý trong sản xuất lưu thông góp phần bình ổn thị trường đạt hiệu quả kinh doanh trong toàn bộ Công ty.
Tổ chức quản lý công tác thông tin kinh tế, báo cáo thống kê trong toàn bộ công ty để tổng hợp báo cáo thường xuyên theo định kỳ lên Giám đốc hoặc báo cáo đột xuất khi Giám đốc yêu cầu và báo cáo lên cấp trên theo quy định
3.2.2. Phòng đấu thầu và quản lí dự án
Lập kế hoạch nhân lực và thiết bị trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt trước khi triển khai thi công. Phối hợp với các phòng ban chức năng điều động nhân lực, thiết bị, vật tư đảm bảo hiệu quả cho các dự án.
Lập hồ sơ dự thầu,hồ sơ chào giá các dự án Công ty tham gia.
Lập biện pháp thi công, lập dự toán, nghiệm thu khối lượng, thanh quyết toán các dự án thi công trình Lãnh đạo công ty phê duyệt. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện tiến độ, chất lượng. thu hồi vốn, biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động, hiệu quả các dự án…
Làm các thủ tục về hồ sơ mời thầu, mở thầu, chấm thầu và trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt lựa chọn nhà thầu trúng thầu tại các dự án mà Công ty làm chủ đầu tư do phòng trực tiếp quản lí.
Soạn thảo các văn bản ghi nhớ, thương thảo các hợp đồng kinh tế, các phương án giá của các công việc thuộc phòng trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt.
Đánh giá, theo dõi chập nhật danh sách nhà thầu phụ.
Xét duyệt danh sách đào tạo và nhu cầu đào tạo hàng năm của Phòng gửi về phòng Tổ chức hành chính.
3.2.3. Phòng kế hoạch kĩ thuật
Công tác kế hoạch.
Phòng có trách nhiệm tham mưu giúp ban giám đốc công ty thức hiện nhiệm vụ quản lí đầu tư xây dựng các dự án do công ty làm chủ đầu tư.
Công tác thẩm định, kĩ thuật và quản lí chất lượng công trình.
Giúp giám đốc công ty hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ chính sách, các quy chuẩn tiêu chuẩn, định mức kinh tế kĩ thuật thuộc lĩnh vực quản lí của công ty, tuyên truyền phổ biến thông tin, giáo dục pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lí của phòng theo quy định của pháp luật.
Giúp giám đốc công ty thực hiện các chức năng quản lí trên các lĩnh vực do phòng quản lí theo quy định của pháp luật.
Báo cáo định kì và đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực do phòng quản lí theo quy định của pháp luật và yêu cầu của giám đốc công ty.
Quản lí công chức, tài sản do giám đốc công ty giao cho phòng.
Thực hiện 1 số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc công ty.
3.2.4. Phòng Tổ chức hành chính
Công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ của công ty và các đơn vị trực thuộc theo thẩm quyền ;
Công tác lao động tiền lương, công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ theo chế độ, chính sách của công ty.
Công tác hành chính, quản trị, lưu trữ hồ sơ, quản lý trang thiết bị, tài sản, công tác bảo vệ, an ninh trật tự của công ty.
Công tác kế toán, tài vụ, Kế toán cấp 1 và cấp 2.
Thường trực Hội đồng lương ; Hội đồng thi đua, khen thưởng, kỷ luật; Hội đồng thanh lý tài sản của công ty.
Tham gia soạn thảo các văn bản pháp quy có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của công ty giao.
3.2.5. Phòng tài chính kế toán
Nhiệm vụ chính của phòng là thực hiện hạch toán kinh doanh, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, kiểm tra chặt chẽ tính hợp lý và hợp lệ của các chứng từ hoá đơn gốc để làm căn cứ ghi sổ kế toán; tham mưu và cung cấp thông tin, số liệu cho Ban giám đốc một cách kịp thời, chính xác. Tổ chức thực hiện các biện pháp hành chính, theo dõi tình hình vật tư, tài sản của Công ty, lập báo cáo tài chính, thanh quyết toán khi kết thúc kỳ kế toán và lập bảng cân đối kế toán để thấy được tình hình kinh doanh của Công ty để giúp ban giám đốc có những quyết định về hoạt động tài chính của Công ty, từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu nhất để giảm chi phí.
Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính - kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
Trên cơ sở các kế hoạch tài chính và kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch tài chính của toàn Tổng công ty. Tổ chức theo dõi và đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch tài chính được giao.
Tổ chức quản lý kế toán (bao gồm đề xuất tổ chức bộ máy kế toán và hướng dẫn hạch toán kế toán). Kiểm tra việc hạch toán kế toán đúng theo chế độ kế toán Nhà nước ban hành đối với kế toán các đơn vị thành viên nhất là các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho cho lãnh đạo Tổng công ty về tình hình biến động của các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn của các đơn vị thành viên cũng như toàn Tổng công ty.
Tham mưu đề xuất việc khai thác. Huy động các nguồn vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh đúng theo các quy định của Nhà nước.
Kiểm tra hoạt động kế toán tài chính của các đơn vị trong Tổng công ty (tự kiểm tra hoặc phối hợp tham gia với các cơ quan hữu quan kiểm tra).
Tổ chức hạch toán kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty. Tiếp nhận và phân phối các nguồn tài chính (trợ cước, trợ giá, hỗ trợ lãi suất dự trữ lưu thông, cấp bổ sung vốn lưu động hoặc các nguồn hỗ trợ khác của Nhà nước...), đồng thời thanh toán, quyết toán với Nhà nước, các cấp, các ngành về sử dụng các nguồn hỗ trợ trên.
3.3. Mối liên hệ giữa các phòng ban trong Công ty
Phòng Đầu tư có chức năng tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch hoạt động của Công ty, từ đó Giám đốc sẽ đưa ra quyết định đầu tư sao cho đạt hiệu quả cao. Đồng thời phối hợp với các phòng ban khác để đưa ra quyết định đầu tư phát triển, kết hợp với Phòng Tài chính kế toán làm Báo cáo thống kê.
Phòng đấu thầu và quản lý dự án : phối hợp với các phòng ban chức năng trong Công ty duy trì và cải tiến hệ thống QLCL theo tiêu chuản ISO 9001:2000 để phù hợp với mọi yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, lên kế hoạch điều phối nhân lực,máy móc giữa các công trường trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt.
Phòng Tổ chức hành chính: phối hợp với Phòng đầu tư kinh doanh, Phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng đấu thầu và quản lý dự án trong việc huấn luyện định kỳ, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Dựa vào tình hình nhân sự do các phòng ban cung cấp để xây dựng kế hoạch nhân sự, thực hiện công tác cán bộ.
Phòng Tài chính kế toán: phối hợp với Phòng Đầu tư, Phòng Tổ chức hành chính trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản, giải quyết yêu cầu về vốn của các đơn vị trực thuộc, xây dựng Báo cáo kết quả kinh doanh theo định kỳ.
Các phòng ban chức năng phải báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, lập các báo cáo phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất giúp Ban giám đốc có biện pháp quản lý thích hợp.
4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty Cổ phần Xây dựng số 15
4.1. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty
Mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty đều được cấp phép của Nhà nước theo giấy đăng kí kinh doanh số: 0203001081 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng ngày 24/4/2007.
Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty
Nhận thầu xây lắp các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, nền móng và công trình kĩ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp. Các công trình đường dây, trạm biến thế điện. Lắp đặt điện nước và trang trí nội thất.
Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng: Bê tông thương phẩm, cấu kiện bê tông đúc sẵn và các vật liệu xây dựng khác.
Sản xuất kinh doanh máy móc, thiết bị, dụng cụ xây dựng: Cốp pha, giàn giáo..
Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hóa.
Xuất nhập khẩu công nghệ xây dựng: thiết bị tự động hóa, dây chuyền sản xuất đồng bộ hoặc từng phần...
Đầu tư kinh doanh bất động sản, kinh doanh phát triển nhà và các tổ hợp nhà cao tầng.
Kinh doanh các ngành nghề khác...
Các công trình tiêu biểu
Công trình dân dụng: nói đến công trình dân dụng tiêu biểu mà Công ty đã xây dựng được trong những năm qua thì không thể không kể đến Trung tâm Hội nghị quốc gia. Công trình có tổng vốn đầu tư 4.181 tỷ đồng, tiến hành xây dựng trong 2 năm (2004-2006). Đây là công trình có chất lượng cao, có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị xã hội tại thủ đô Hà Nội, được ứng dụng nhiều công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại.
Công trình công nghiệp: điển hình là Nhà máy Nhiệt điện Phả lại II và Nút giao thông Ngã Tư Sở. Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại II được xây dựng từ năm 1998, đến năm 1999 công trình đã hoàn thành với công suất 600 MW. Hiện nay nhà máy đã và đang đi vào hoạt động, cung cấp điện cho một khu vực lớn ở phía Bắc. Với việc xây dựng hoàn thiện nhà máy này, Công ty Cổ phần Xây dựng số 15 đã góp phần không nhỏ trong việc cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Đến năm 2008, Công ty lại được tin tưởng giao đảm nhiệm xây dựng công trình Nút giao thông Ngã Tư Sở với tổng giá trị hợp đồng gần 226 tỷ đồng. Công trình bắt đầu vào năm 2005 và đến 2006 hoàn thành. Với cầu vượt và hệ thống hầm bộ hành, công trình giúp giao thông thông suốt tại điểm nút quan trọng này, giảm thiểu thiệt hại không đáng có cho đất nước.
Công trình hạ tầng kỹ thuật: Nhà máy nước Sông Đà với tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng. Bắt đầu đi vào thi công từ năm 2005 tại Hòa Bình, công trình dự định sẽ khánh thành trước năm 2010
Thông tin chi tiết:
- Quy mô xây dựng: nhà máy xây dựng gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 công suất 300.000 m3/ngày đêm, giai đoạn 2 công suất 300.000 m3/ngày đêm với hơn tuyến ống dẫn nước dài 47,5km; D1500-1800mm.
- Công suất thiết kế: 600.000m3/ngày đêm
- Công nghệ ứng dụng: nguồn nước sông Đà được xử lý và khử trùng bằng công nghệ hiện đại, ống dẫn nước là ống cốt sợi thủy tinh do Vinaconex sản xuất
- Tiến độ thi công 5/7/2008:
+ Nhà máy nước đã vận hành và sẵn sàng đi vào hoạt động, tuyến ống đã được lắp đặt và thử áp xong cuối tháng 6/2008.
+ Công tác kiểm tra, chạy thử đang được tiến hành.
Và nhiều công trình khác đã được Công ty cổ phần xây dựng VINACONEX số 15 tham gia thi công và đã đưa vào sử dụng.
Đặc điểm về sản phẩm của Công ty:
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập và đặc biệt có khả năng tạo và tái sản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Nó tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế quốc phòng. Thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng cơ bản là quá trình biến đổi đối tượng lao động trở thành sản phẩm. So với những ngành kỹ thuật khác, xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật đặc trưng được thế hiện rất rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành, cụ thể:
Sản phẩm xây dựng là các công trình, hạng mục công trình dân dụng có đủ điều kiện đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng. Sản phẩm của ngành xây dựng thường luôn gắn liền với một địa điểm nhất định nào đó, có thể là mặt nước, đất liền, mặt biển, thềm lục địa. Các sản phẩm này thường có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian xây dựng dài và có giá trị lớn. Bên cạnh đó sản phẩm của ngành xây lắp còn mang tính đơn chiếc và cố định vì nơi sản xuất ra sản phẩm cũng là nơi sản phẩm được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mặt khác, mỗi công trình được thi công xây dựng theo một thiết kế kỹ thuật riêng, tại mỗi địa điểm khác nhau thì mang ý nghĩa khác nhau. Mặc dù sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất nhưng các điều kiện sản xuất khác như lao động, vật tư, thiết bị... luôn phải di chuyển theo mặt bằng và vị trí thi công, đồng thời hoạt động xây dựng cơ bản lại tiến hành ngoài trời nên thường chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu dễ gây tình trạng hao hụt, mất mát, lãng phí vật tư tài sản làm tăng thiệt hại trong tổng chi phí.
Sản phẩm xây lắp hoàn thành được tiêu thụ ngay theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư từ trước, do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không rõ ràng.
4.2. Đặc điểm về quy trình sản xuất của Công ty
Do sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại công trình, hạng mục công trình công nghiệp và dân dụng. Các sản phẩm xây dựng này có kích thước và chi phí lớn, thời gian xây dựng lâu dài chính vì vậy mà quá trình sản xuất của Công ty Cổ phần Xây dựng số 15 nói riêng và các công ty xây dựng nói chung là sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau (điểm dừng kỹ thuật) mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và phân bổ rải rác ở các địa điểm khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các công trình đều có chung một quy trình như sau:
Kí hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư công trình
Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã kí kết, Công ty nhận mặt bằng xây dựng, tiến hành chuẩn bị đầy đủ các yếu tố sản xuất cả về số lượng và chất lượng như: giải quyết các mặt bằng thi công, tổ chức lao động, bố trí máy móc thiết bị thi công, tổ chức cung ứng vật tư
Công ty tổ chức thi công xây dựng phần móng theo đúng thiết kế kỹ thuật thi công, sau khi đã được bên chủ đầu tư nghiêm thu kỹ thuật (cả về số lượng và chất lượng) và cho phép thi công tiếp, đơn vị tổ chức thi công xây dựng tiếp phần thân (phần thô) công trình, sau khi bên chủ đầu tư nghiệm thu kỹ thuật và cho phép thi công tiếp, đơn vị tổ chức thi công xây dựng hoàn thiện công trình.
Hoàn thành công trình xây dựng dưới sự giám sát của chủ đầu tư công trình về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công
Bàn giao công trình và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư: sau khi có biên bản nghiệm thu kỹ thuật toàn bộ công trình, hạng mục công trình của bên chủ đầu tư doanh nghiệp tiến hành thủ tục bàn giao công trình cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng và thanh quyết toán hợp đồng. Công ty có trách nhiệm bảo hành công trình theo quy định của Nhà nước.
Quy trình công nghệ được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2. Quy trình sản xuất của Công ty Cổ phần Xây dựng số 15
Chuẩn bị các
yếu tố sản xuất
Ký hợp đồng
xây lắp
Chủ đầu tư nghiệm thu kỹ thuật
Thi công phần móng công trình
Chủ đầu tư nghiệm thu kỹ thuật
Thi công phần thân công trình
Chủ ĐT nghiệm thu toàn bộ công trình
Thi công hoàn thiện công trình
Bảo hành
công trình
4.3. Tình hình về lao động của Công ty
Hiện nay số lượng cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần Xây dựng số 15 là 686 người. Trong đó: công nhân kỹ thuật của công ty là 530 người, cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của công ty là 156 người
Trong số cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của công ty có 112 người có trình độ đại học và trên đại học, chiếm 71,8% số lượng cán bộ. Tỉ lệ này tương đối cao, nó thể hiện số lượng cán bộ quản lý trong công ty có trình độ cao. Đây là điều kiện tốt cho công ty trong việc điều hành và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty.
Bảng 1. Công nhân kĩ thuật của Công ty Cổ Phần xây dựng số 15
STT
CÔNG NHÂN THEO NGHỀ
SỐ NGƯỜI
BẬC 3/7
BẬC 4/7
BẬC 6/7
BẬC 7/7
1
2
3
4
5
6
7
Thợ sắt, hàn
Thợ mộc
Thợ nề
Thợ điện
Thợ vận hành máy
Thợ cơ khí
Thợ sửa chữa
133
35
220
30
42
30
10
56
25
115
17
17
12
15
70
10
95
10
20
15
10
7
0
10
3
5
3
5
3
0
5
0
0
1
1
Tổng cộng
530
257
230
33
10
Bảng 2. Cán bộ chuyên môn và kĩ thuật của công ty cổ phần xây dựng số 15
STT
CÁN BỘ CHUYÊN MÔN
SỐ NGƯỜI
1 – 3 NĂM
> 7 NĂM
> 15 NĂM
I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đại học và trên đại học
Kỹ sư xây dựng
Kỹ sư máy xây dựng
Kỹ sư thủy lợi
Kỹ sư xây dựng cảng
Kỹ sư vật liệu
Kỹ sư môi trường nước
Kỹ sư trắc địa
Kiến trúc sư
Kỹ sư kinh tế
Kỹ sư cơ khí, điện
Kỹ sư khác
Cao đẳng và trung cấp
Trung cấp xây dựng
Trung cấp thủy lợi
Trung cấp vật liệu
Trung cấp thoát nước
Trung cấp trắc địa
Trung cấp tài chính
Trung cấp kinh tế
Trung cấp cơ khí, điện
Các ngành khác
112
60
5
2
4
4
1
3
6
22
3
2
44
16
1
2
1
3
11
3
11
1
51
36
0
1
2
2
0
0
2
7
0
1
27
13
0
1
0
1
8
1
3
0
36
10
2
1
2
2
1
1
3
12
1
1
12
1
1
1
1
2
1
2
2
1
25
14
3
0
0
0
0
2
1
3
2
0
5
2
0
0
0
0
2
0
1
0
1
Tổng cộng
156
78
48
30
4.4. Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị
Trang thiết bị của Công ty hiện nay đang được hiện đại hóa. Các thiết bị thi công như máy đào, máy trộn,… đã phần nào giải phóng được sức lao động của người công nhân. Thông qua việc cơ khí hóa sản xuất, năng suất lao động được cải thiện rõ rệt góp phần đảm bảo tiến độ và chất lượng của công trình. Các trang thiết bị của Công ty chủ yếu được nhập khẩu từ Nhật, Đức. Đây là những nước mà sản phẩm của họ được đánh giá tốt, độ bền cao.
Do đặc thù của ngành xây dựng nên thiết bị máy thi công được trang bị cho Công ty bao gồm nhiều mẫu mã chủng loại phong phú, cụ thể như sau:
Máy đào: KOBELCO , KOMATSU (Nhật Bản), DAIWOOSOLOTAR (Hàn Quốc)
Máy ủi: T170 (Nga), KOMATSU (Nhật Bản)
Máy vận thăng: Máy vận thăng Việt Nam, máy vận thăng PEGA (Đức)
Trạm trộn bê tông: Trạm TANAKA, trạm NIKKO (Nhật Bản)
Xe bơm bê tông: IHI (Nhật Bản)
Xe vận chuyển bê tông: IVECO (Hàn Quốc)
Cần trục tháp: POTAIN, Ka RONN (Pháp)
Máy phát điện: 100 KVA và 125 KVA, 130 KVA (Nhật Bản)
Máy gia công thép: máy cắt thép và uốn thép Mikuni (Nhật Bản)
Xe vận chuyển: xe Huyndai (Hàn Quốc) và IFA (Đức)
Thiết bị cẩu (Nga)
Máy hàn: máy hàn tự phát và máy hàn một kim (Nhật Bản)
Máy đầm bê tông: máy đầm dui và máy đầm bàn (Nhật Bản)
Máy cưa gỗ: máy cưa gỗ đa năng và máy cưa MIKITA (Nhật Bản)
Máy thi công móng: máy thi công cọc bấc thấm, máy khoan cọc nhồi, máy đóng cọc, máy ép cọc, búa DIEZEL, búa rung (Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản)
Máy thi công đường: Lu rung SAKAI, MITSUBISH, đầm cóc (Nhật Bản)
Máy nén khí: máy nén khí DENYO, YV618 (Nhật Bản và Trung Quốc)
Và một số thiết bị khác: Máy cắt bê tông, mũi phá đá thủy lực, máy xoa mặt bê tông, thiết bị thí nghiệm, dáo hoàn thiện, máy toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ, thủy chuẩn Nikon (Nhật Bản)
4.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu chủ yếu mà Công ty sử dụng là: cát, đá, sỏi, xi măng, sắt thép. Đây là các loại vật tư không thể thay thế được cấu tạo nên thực thế sản phẩm. Do vậy Công ty muốn đảm bảo sản xuất liên tục trước hết phải đảm bảo việc cung cấp về các loại vật tư này
Khi đánh giá chung tình hình cung cấp vật tư chủ yếu, Công ty không lấy vật tư cung cấp vượt kế hoạch để bù cho số vật tư cung cấp hụt mức kế hoạch về các loại vật tư chủ yếu. Điều đó có nghĩa là chỉ cần một loại vật tư chủ yếu có khối lượng cung cấp thực tế giảm so với kế hoạch cũng để để kết luận rằng Công ty không hoàn thành cung cấp về vật tư.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiếp diễn liên tục cần phải cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất được thể hiện ở các mặt như: đảm bảo đầy đủ về số lượng, mặt hàng, quy cách từng loại nguyên vật liệu theo yêu cầu sản xuất được xác lập.
- Trước hết cần phải đánh giá tình hình nhập về số lượng các loại nguyên vật liệu cho sản xuất.
- Cần phải kiểm tra mức độ hoàn thành kế hoạch khối lượng nhập từng loại nguyên vật liệu.
- Khả năng đảm bảo tối đa về nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất hoạt động bình thường.
- Khoảng thời gian đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất.
- Tính chất đều đặn và kịp thời của việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất.
Trong thực tế việc cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty không thể làm một lầm mà theo kế hoạch người ta tiến hành tổ chức cung cấp nhiều lần tuỳ theo nhu cầu sản xuất và khả năng tổ chức cung cấp. Do đó việc cung cấp nguyên vật liệu cần phải kịp thời và đều đặn đảm bảo cho quá trình sản xuất không gây ra ứ đọng, chúng làm khó khăn vê vốn lưu động cho các doanh nghiệp.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 15 TRONG NHỮNG NĂM QUA
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng số 15 trong những năm qua
Trong những năm gần đây công ty hoạt động đầu tư với một cơ sở vật chất công nghệ hiện đại trong lĩnh vực xây dựng nhằm hoàn thiện mục tiêu đẩy lùi tụt hậu, tưng bước xây dựng công ty trở thành doanh nghiệp vững mạnh trong lĩnh vực xây dựng.
Công ty đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ. Quá trình đổi mới công nghệ gắn liền với việc nâng cao tay nghề, khả năng nắm bắt và mở rộng thị trường của đội ngũ công nhân viên và cán bộ quản lý. Tổng doanh thu, lợi nhuận vàcác chỉ tiêu khác đều tăng trong các năm. Và đây chính là nguyên nhân làm cho kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên. Song đòi hỏi phải có sự kết hợp với các công ty thành viên trong tổng công ty VINACONEX và các công ty khác như: kinh doanh tiếp thị, đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm, điều hành sản xuất, quản lý kỹ thuật và công tác nhân sự…
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, công ty đã từng bước khẳng định được mình. Cùng với chuyển biến của ngành xây dựng nói chung, công ty cổ phần xây dựng số vinaconex 15 đã thu được một số kết quả trong việc tổ chức lại sản xuất, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình hoạt động sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất công ty phải khai thác, tận dụng năng lực sản xuất, quy định khoa học kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, nâng cao đời sống cho người lao động. Đó là minh chứng cụ thể trong cách tổ chức quản lý tổ chức sản xuất.
Bảng 3. Số liệu chung về tài chính
Đơn vị: Triệu đồng
STT
CHỈ TIÊU
NĂM 2005
NĂM 2006
NĂM 2007
I
Tổng tài sản
1
Tài sản lưu động và DT ngắn hạn
118.749
121.797
162.063
2
Tài sản cố định và DT dài hạn
10.352
20.013
23.490
3
Tổng tài sản có
129.102
141.811
185.553
4
Tổng tài sản có lưu động
118.749
121.797
162.063
5
Tài sản nợ lưu động
117.670
118.206
148.134
6
Vốn lưu động
9.287
7.507
8.025
7
Doanh thu
123.623
151.717
183.193
II
Tổng nguồn vốn
1
Nợ ngắn hạn
117.670
118.206
148.134
2
Nợ dài hạn và nợ khác
107
7.900
6.473
3
Nguồn vốn chủ sở hữu
11.324
15.754
30.945
4
Nguồn vốn liên doanh và đầu tư cổ phiểu
2.000
2.800
6.480
III
Lợi nhuận
1
Lợi nhuận trước thuế
3.058
3.214
6.505
2
Lợi nhuận sau thuế
3.058
3.214
5.614
3. Một số công trình tiêu biểu:
Bảng 4. Các công trình dân dụng tiêu biểu
Đơn vị: Triệu đồng
TT
TÊN HỢP ĐỒNG
GIÁ TRỊ HĐ
TÊN CƠ QUAN KÍ HỢP ĐỒNG
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
1
CT nhà ở 17T5 + VP4
29.000
T.Cty VINACONEX
Hà Nội
2
K/sạn HOLIDAY VIEW Cát Bà
28.225
T.Cty VINACONEX
Hải Phòng
3
Trung tâm hội nghị quốc gia
8.000
T.Cty VINACONEX
Hà Nội
4
B/v thể thao VN
45.600
Viện khoa học TDTT
Hà Nội
5
TT hợp tác nhân lực V-Nhật
8.560
T.Cty VINACONEX
Hà Nội
6
Sàn nền – Dự án khu biệt thự và nhà nghỉ cuối tuần VỤNG HƯƠNG
9.666
T.Cty VINACONEX
Hải Phòng
7
Nhà Công vụ - Nhà dịch vụ làng VHDL các DT ĐM-HT
5.700
BQL Làng văn hóa du lịch DT VN
Hà Tây
8
Nhà làm làm việc chuyên gia
4.500
NM Đ/tàu Hạ Long
Quảng Ninh
9
Trung tâm thương mại và cung ứng tàu biển
5.027
Cty cổ phần cung ứng tàu biển Quảng Ninh
Quảng Ninh
10
Nhà đào tạo bệnh vien Bạch Mai
3.523
Cty liên doanh quốc tế VINATABA
Hà Nội
Bảng 5. Công trình công nghiệp, hạ tầng và cấp thoát nước
Đơn vị: triệu đồng
TT
TÊN HỢP ĐỒNG
GIÁ TRỊ HĐ
TÊN CƠ QUAN KÍ HĐ
ĐỊA ĐIỂM XD
1
Nhà máy bia Hà Tây
10.000
Công ty bia Hà Tây
Hà Tây
2
Nhà máy OJITEX
15.000
Công ty SONADEZI
Hải Phòng
3
Phá dỡ nhà máy điện Yên Phụ
7.540
BQL TT điều hành và T/tin viễn thông Điện lực VN
Hà Nội
4
Hầm và nút giao thông – trung tâm hội nghị Quốc Gia
57.455
Tổng công ty VINACONEX
5
Dự án mở rộng cảng Cái Lân
10.700
Tổng công ty VINACONEX
Quảng Ninh
6
XN may XK Thiên Nam Hải Phòng
4.545
Cty CP phát triển TN
Hải Phòng
7
Nâng cấp và cải tạo quốc lộ 38B đoạn cầu Tràng – Hưng Yên
32.389
Cty CP đầu tư xây dựng và kĩ thuật VINACONEX
Hưng Yên
8
Cầu và đường đầu cầu tuyến D khu CN cao Hòa Lạc
4.380
BQL DA đường Láng Hòa Lạc
Hà Nội
9
Ctrinh thoát nước D1000
2.700
Công ty giao thông HP
Hải Phòng
10
Đường tuyến D khu công nghệ cao Hòa Lạc
11.647
Tcty VINACONEX
Hà Nội
11
Nhà máy MARUMITSU
3.986
Cty liên doanh quốc tế VINATABA
Vĩnh Phúc
12
Nhà máy MUTO
17.896
CT liên doanh HAZAMA
Vĩnh Phúc
13
Nhà máy phanh NISSIN
21.366
CT liên doanh HAZAMA
Vĩnh Phúc
14
Nhà máy SHI
10.700
CT liên doanh SUMITOMO
Hà Nội
15
Gói thầu XD6-dây chuyền 2 –Nhà máy xi măng Chinfon
29.950
Công ty xi măng Chinfon
Hải Phòng
Một số công trình được cấp huy chương vàng và bằng khen về chất lượng
Huy chương vàng chất lượng cao công trình, sản phẩm xây dựng Việt Nam năm 1997: Nhà sản xuất & Tháp nước HANVICO
Huy chương vàng chất lượng cao công trình, sản phẩm xây dựng Việt Nam năm 2005: Khách sạn HOLIDAY VIEW – Cát Bà
Huy chương vàng chất lượng cao công trình, sản phẩm xây dựng Việt Nam năm 2008: Nhà điều hành săn xuất Công ty tuyển than Hòn Gai
2. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng số 15 trong thời gian qua
2.1. Ưu điểm
Quá trình sản xuất kinh doanh ở Công ty đã chọn được hướng đi đúng đắn, phù hợp với nhiệm vụ thực tại, chiến lược phát triển của Tổng công ty trong tương lai và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngay từ năm đầu thành lập cho đến nay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A6627.DOC