Báo cáo Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội

Mục lục

Mục lục 1

Danh mục các bảng 3

Lời nói đầu 4

Chương 1: Khái quát về công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội. 5

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 5

1. Lịch sử hình thành 5

2. Quá trình phát triển của công ty 8

2.1. Thời kỳ từ 1962 – 1975 8

2.2. Thời kỳ từ năm 1976 – 1985 9

2.3. Thời kỳ đổi mới 1986 – nay 10

Chương II. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 14

I. Đặc điểm của Công ty 14

1. Về mặt hàng 14

1.1. Các sản phẩm nhập khẩu 14

1.2. Các sản phẩm xuất khẩu 17

2. Về thị trường 19

2.1. Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty 19

2.2. Hoạt động xuất khẩu theo thị trường của Công ty XNK và đầu tư Hà Nội 20

3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 22

4. Cơ cấu lao động của công ty 24

4.1. Cơ cấu trình độ 24

4.2. Cơ cấu về độ tuổi 26

4.3. Cơ cấu về giới tính 26

4.4. Tình hình sử dụng lao động của công ty trong 3 năm 2001 - 2003 27

5. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 28

5.1. Một số chỉ tiêu chung đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 28

5.2. Tình hình chi phí của công ty 30

5.3. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước 31

Chương III. Mục tiêu, phương hướng và hướng lùa chọn đề tài nghiên cứu 33

I. Phương hướng và Mục tiêu phát triển của công ty 33

1.Phương hướng của công ty trong thời gian tới 33

2. Mục tiêu phát triển của công ty 34

II. Đánh giá hoạt động kinh doanh ở Unimex và hướng lùa chọn đề tài nghiên cứu 34

1. Những thành tựu mà công ty đã đạt được 34

2. Những mặt hạn chế cần khắc phục 37

3. Nguyên nhân của những hạn chế và hướng lùa chọn đề tài nghiên cứu 38

Kết luận 40

Tài liệu tham khảo 41

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong năm 2002 đã nhập khẩu Ýt thép về hơn không phải là do nhu cầu trong nước về mặt hàng này chững lại, mà tại thời điểm này đang nảy ra cuộc tranh chấp về thị trường xuất khẩu thép giữa 2 khu vực cường quốc là Mỹ và Châu Âu, mà đây lại chính là 2 thị trường nhập khẩu chính của công ty đối với mặt hàng này. Thêm vào đó, chúng ta không thể không kể đến một thực tế đáng mừng trong giai đoạn này, đó là trong nước đã xuất hiện những công ty sản xuất được nhiều loại thép với chất lượng tương đối cao, giá cả lại phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam, có thể chấp nhận được. Nhận ra được thực tế đó, công ty đã nhanh chóng chuyển số vốn lẽ ra được dành để nhập khẩu thép và gỗ các loại sang nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng khác mà người dân Việt Nam đang có nhu cầu rất cao, giả sử như ô tô các loại (kim ngạch tăng gần 3 lần), Dây cáp + dây điện, cao su (hơn 2 lần), và đáng chú ý nhất là chảo chống dính (gần 4 lần). Đây quả là những con số rất Ên tượng đối với hoạt động nhập khẩu, tuy nhiên, những mặt hàng này từ trước đến nay vẫn không phải là những mặt hàng được công ty coi là chủ đạo nên vẫn không thể bù đắp được những mất mát mà công ty phải gánh chịu do sự sụt giảm kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng chủ đạo. Chính vì thế mà dù có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng này thì công ty vẫn phải chịu một sự giảm sút trong tổng kim ngạch nhập khẩu trong năm 2002, khoảng 5%. Sang đến năm 2003, giá trị nhập khẩu của công ty lại tăng vọt lên gần 2 lần so với năm 2002. Nhận xét chung là trong năm này hầu hết kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng đều có mức tăng trưởng rất tích cực. Ngay cả đối với những mặt hàng mà trong năm 2002 bị giảm sút nghiêm trọng thì trong năm 2003 này cũng phục hồi và đạt được mức tăng trưởng rất cao. Ví dụ, mặt hàng sắt thép, sản lượng nhập khẩu đã tăng lên 8 lần so với năm 2002 và 2 lần so với năm 2001. Mặt hàng gỗ các loại cũng có mức tăng trưởng tương đối cao và cùng với mặt hàng sắt thép các loaị, nó đã khôi phục lại được vị thế đứng đầu, là sản phẩm nhập khẩu đầu tàu của công ty. Năm 2003, chỉ còn 2 mặt hàng là có tăng trưởng âm, đó là chảo chống dính và dây cáp + dây điện. Điều này cũng là dễ hiểu, bởi vì Công ty XNK và đầu tư Hà Nội là một công ty có quy mô tương đối nhỏ, nên dù có thể tìm được nhu cầu đối với các mặt hàng mà mình nhập khẩu về thì cũng khó có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra mọi mặt hàng, chính vì vậy khi để dành vốn để nhập khẩu về những mặt hàng mà công ty coi là chủ đạo thì tất yếu phải hy sinh những mặt hàng khác không quan trọng bằng. Đây cũng là một chiến lược đúng đắn của công ty: đa dạng hoá mặt hàng nhập khẩu nhưng là sự đa dạng hoá có tính chọn lọc. Nói chung, trong năm 2003, nhận biết được nhu cầu trong nước đối với phần lớn các sản phẩm mà công ty nhập khẩu về sẽ tăng, cho nên công ty đã nhanh chóng tìm kiếm những nguồn hàng nhập khẩu để có thể mua hàng về phục vụ cho nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, ta có thể nhận thấy rằng nhu cầu về các mặt hàng nhập khẩu như sắt thép các loại, cao su… tăng lên rất cao, trong khi đây lại chính là những mặt hàng mà trong nước hoàn toàn có thể sản xuất để phục vụ cho nhu cầu của người dân, điều đó chứng tỏ rằng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam vẫn còn rất yếu kém. Ngay cả mặt hàng sắt thép các loại sản xuất trong nước, tuy đã dành được lợi thế từ nguyên nhân khách quan của nền kinh tế thế giới vào năm 2002, nhưng đến năm 2003, khi mâu thuẫn giữa 2 khu vực sản xuất thép lớn nhất trên thế giới là Mỹ và EU đã được giải quyết thì lập tức lại bị mất chỗ đứng trên thị trường vào tay các công ty của các nước phát triển này. Khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam là một vấn đề nan giải không chỉ của riêng các công ty sản xuất thép mà còn là của cả Nhà nước Việt Nam. Còn về phần công ty, phải nói rằng ban quản lý đã rất năng động, tìm ra những cách giải quyết tương đối đúng đắn, dám mạnh dạn chuyển hướng sang nhập khẩu những mặt hàng không phải là chủ đạo khi tình hình thế giới về những sản phẩm chủ đạo biến động theo chiều hướng bất lợi. Tuy nguồn cung về mặt hàng nhập khẩu bị hạn chế, và có lúc cầu lên cao trong khi cung thiếu, dẫn đến giá thép trên thị trường thực tế trong nước có giai đoạn đã vượt Bảng 2: Kết quả kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản theo mặt hàng từ năm 2001 - 2003 stt Mặt hàng năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1 sản lượng (tấn) Giá trị (USD) Giá cả (USD/ tấn) sản lượng (tấn) Giá trị (USD) Giá cả (USD/ tấn) SL tăng trưởng 02/01 Sản lượng (tấn) Giá trị (USD) Giá cả (USD/ tấn) SL tăng trưởng 03/02 2 Gạo 784.1 196.025 250 798,60 195.843 243 101.85% 1041.3 258.242 248 130.3% 3 Lạc 351,3 462.662 1.317 378,00 498.960 1.320 107,7% 36,0 42.090 1.169 -90,5% 4 Hạt tiêu 287,21 631.480 2.200 251,58 641.805 2.255 84,5% 97,7 342.230 3.500 -61,1% 5 Hạt điều 250,78 207.184 2.800 241,46 965.575 2.880 96,4% - - - - 6 cao su 503,0 365.178 726 426,87 237.627 641 84,9% 194,6 96.000 491 -55,4% 7 Chè 500,0 795.000 1.590 496,11 793.448 1.599 99,2% 558,8 865.372 1.548 112,6% 8 Cà phê 121,8 177.828 1.460 110,88 128.359 1.157 90,9% 42,0 61.320 1.460 -61,8% 9 Quế 10,00 20.000 2000 12,45 25.522 2.050 120% 8,8 12.833 1.460 -29,4% 10 Hoa hồi 58,4 110.668 1.895 71,20 235.635 1.905 122,4% 334,1 461.490 1.381 333% 11 Sa nhân 6,00 45.000 7.500 4,00 30.000 7.500 66,7% 15,8 120.000 7.590 157% Nguồn : Phòng tổng hợp Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội năm 2003 mức giá trần do Nhà nước quy định, nhưng công ty vẫn có khả năng nắm bắt được những cơ hội hiếm hoi, tìm kiếm được những mối hàng với giá rẻ tạm thời, nhưng chất lượng đảm bảo để đáp ứng được nhu cầu xây dùng trong nước đang lên cao. Nh­ vậy, ta có thể thấy rằng việc kinh doanh của công ty luôn được đội ngò cán bộ công nhân viên thực hiện tương đối tốt. Đội ngò lao động trong công ty tương đối năng động và tinh tế, có thể nắm bắt được nhu cầu, tình hình biến động của thị trường cả trong nước và trên thế giới để có sự chỉ đạo chuyển hướng kịp thời, phù hợp. Điều đó chứng tỏ công ty đã có một đội ngò cán bộ có trình độ cũng như nghiệp vụ kinh doanh XNK khá tốt. 1.2. Các sản phẩm xuất khẩu Trong những năm gần đây, công ty UNIMEX Hà Nội đã bước đầu chuyển hướng kinh doanh hàng xuất khẩu từ thu gom sang đầu tư vào sản xuất, chế biến, tạo chân hàng ổn định và lâu dài, mở rộng mạng lưới thu gom hàng nông sản xuất khẩu ở phía Bắc và phía Nam: chè, lạc, cà phê, cao su… do đó đã thu được những kết quả đáng kể. Theo bảng số 2, ta thấy tình hình xuất khẩu hàng nông sản của công ty có một số điểm lưu ý như sau: *. Gạo: là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, có mức tăng trưởng tốt. Sản lượng xuất khẩu gạo năm 2003 đạt 1.041,3 tấn, tăng 130,3% so với năm 2002, chỉ đạt mức sản lượng xuất khẩu là 798,6 tấn và năm 2001 đạt 784,1 tấn. Do đó kéo theo sự tăng trưởng của doanh thu xuất khẩu mặt hàng gạo. Để đạt được những thành tựu nh­ vậy là nhờ cả những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Về yếu tố chủ quan, cần ghi nhận rằng công ty đã có những nỗ lực đáng kể trong việc đầu tư công nghệ, máy móc mới trong việc thu gom, bảo quản, vận chuyển và cả trong sản xuất, chế biến… mặt hàng này, nhờ vậy, chất lượng của mặt hàng gạo xuất khẩu đã tăng lên nhiều so với trước đây, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và khó tính của khách hàng trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, không thể không kể đến một điều kiện khách quan nhưng cũng mang lại cho công ty một lợi thế vô cùng quan trọng. Đó là: Việt Nam, từ một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan, vào năm này đã vươn lên mạnh mẽ và đã đã đạt được vị thế dẫn đầu trên thị trường gạo quốc tế, trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Điều đó chứng tỏ rằng mặt hàng gạo của nước ta đã được thế giới chấp nhận và ưa chuộng hơn so với trước đây, và do đó, vị thế của bản thân mặt hàng gạo cũng được nâng lên đáng kể, tạo niềm tin nơi khách hàng các nước khác trên thế giới. Chính vì thế, không thể phủ nhận một lợi thế là ngày càng có nhiều đơn hàng nhập khẩu gạo Việt Nam hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và Công ty XNK và đầu tư Hà Nội nói riêng ngày càng mở rộng được thị trường xuất khẩu gạo của mình. *.Hoa Hồi: còng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty và có mức tăng trưởng vào loại cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu khác.Đặc biệt vào năm 2003, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này đạt 334,1 tấn, tăng 333,0% so với năm 2002, chỉ đạt 71,2 tấn. Vì vậy cho nên mặc dù giá cả xuất khẩu của mặt hàng này có giảm chút Ýt nhưng vẫn tạo ra được mức tăng trưởng đột phá về doanh thu. *. Chè: Có mức tăng trưởng tốt về doanh thu, năm 2003 đạt 865.372 USD, tăng 109% so với năm 2002 (đạt 793.448 USD). Tuy nhiên, còng giống nh­ mặt hàng hoa hồi, mức tăng trưởng này đạt được là do sự tăng trưởng về sản lượng trong xuất khẩu chứ không phải là do tăng giá. *. Cà phê: có xu hướng giảm sút so với những năm trước. Sự giảm sút về sản lượng xuất khẩu và giá cà phê trên thị trường thế giới kéo theo sự giảm sót về doanh thu của mặt hàng này. Trong tình hình biến động của thị trường thế giới, công ty đã luôn năng động, sáng tạo tìm thêm nhiều mặt hàng mới, mở rộng thêm thị trường mới chứ không chỉ dừng lại ở những thị trường cũ: công ty đã xuất khẩu thêm mặt hàng hạt sen, bột sơ dừa, và công ty đã tìm thêm thị trường Ên Độ cho mặt hàng hoa hồi, thị trường Hà Lan, Hungari, Pakistan cho mặt hàng chè… Tuy nhiên, nông sản là mặt hàng mang tính thời vụ, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên không phải năm nào công ty cũng xuất khẩu tất cả các mặt hàng nông sản cũng như không phải năm nào công ty cũng chỉ xuất khẩu một số mặt hàng nhất định. Xuất khẩu cái gì? Số lượng xuất khẩu là bao nhiêu? Trả lời cho những câu hỏi này còn phải tuỳ thuộc vào nhu cầu của thị trường và khách hàng, họ cần gì thì chúng ta xuất cái đó nếu có thể. Chính vì vậy mà có những mặt hàng năm nay xuất được nhiều thì năm sau lại xuất được Ýt, thậm chí có năm còn không thể xuất được chút nào. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là tình hình xuất khẩu nông sản của UNIMEX Hà Nội kém phát triển mà trái lại, có thể đó lại là sự nhạy bén, linh hoạt và thích ứng được của công ty trước những biến đổi không ngừng của thị trường. Việc kinh doanh xuất khẩu nông sản là một hình thức kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nó không chỉ giải quyết, tạo công ăn việc làm, giảm bớt sự đói nghèo của người lao động mà còn góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách, và thể hiện vị trí thương mại của công ty trong kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản. 2. Về thị trường 2.1. Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty 2.1.1. Thị trường Đông Âu và Liên xô cũ Đây là một thị trường rộng lớn và có quan hệ truyền thống với ta. Đối với thị trường này quan hệ ngoại thương có những thuận lợi lớn, đó là quan hệ lâu đời nên hiểu nhau, hơn nữa đây là thị trường mà yêu cầu về sản phẩm không cao lắm. Là một thị trường lớn nên sức tiêu thụ sản phẩm còng lớn vì Thị trường 2001 2002 2003 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 02/01 (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 03/02 (%) SNG 793.448 20,41 717.698 22,02 -9,55 1.119.957 56,18 156,05 ASEAN 340.904 8,77 60.102 1,85 -82,37 0 0 0 Singapo 551.550 14,19 167.917 5,17 -69,56 24.395 1,22 -85,47 Hàn Quốc 346.685 8,92 51.202 1,58 -85,24 82.003 4,12 160,21 TrungQuốc 120.678 3,1 243.055 7,49 201,41 0 0 0 Đài Loan 165.668 4,26 13.550 0,42 -91,86 0 0 0 Hồng Kông 9.194 0,24 8.899 0,27 -10,24 0 0 0 Nhật 45.000 1,16 38.925 1,20 -23,50 20.000 1,00 -48,6 Ên Độ 0 0 531.170 16,36 - 425.409 21,43 -19,83 Indonexia 3.667 0,09 0 0 0 0 0 0 Philippin 13.395 0,34 22.610 0,70 168,88 0 0 0 I Rắc 793.448 20,41 531.170 15,36 33,06 198.699 9,97 -62,59 Mỹ 296.550 7,62 26.000 0,80 -91,22 24.85 1,24 -4,56 Thái Lan 323.832 8,33 28.666 0,88 -91,17 54.320 2,72 189,93 CH Séc 0 0 0 0 0 34.580 1,73 - Bảng 3: Báo cáo kết quả kinh doanh theo thị trường từ năm 2001 - 2003 Nguồn: phòng tổng hợp công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội thế đây là một thị trường đầy tiềm năng. Mặc dù gần đây thị trường này cũng có những biến động lớn song với công ty trong thời kì đầu đầy khó khăn thì đây vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty. 2.1.2. Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương Châu Á theo dự đoán của các nhà kinh tế thế giới , sẽ là trung tâm kinh tế Thế giới ở thế kỉ 21. Đứng đầu về kinh tế ở Châu Á là Nhật. Thời gian qua các nước Châu Á đã chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty: Hàn Quốc 346.685 USD, I rắc 793.448 USD, Thái Lan 323.832 USD …Quan hệ thị trường Châu Á - Thái Bình Dương và công ty có thuận lợi đó là gần về mặt địa lí, phong tục tập quán cũng có những nét tương đồng nhưng điều kiện về kinh tế – xã hội lại khác nhau. Do đó cần quan hệ kinh tế vì lợi Ých giữa các bên. Những năm gần đây một số nước nh­ Nhật, Đài Loan , Hàn Quốc có làm giảm kim ngạch xuất khẩu của công ty. 2.1.3. Thị trường Tây Âu Đây là một thị trường có tiềm lực về kinh tế và là những nước đóng vai trò cung cấp nền kĩ thuật công nghệ hiện đại cho các nước trên thế giới. Đối với những nước này thì nhu cầu về nông sản là rất lớn nhưng đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng còng nh­ mẫu mã của bao bì sản phẩm, từ khâu kiểm dịch đến đóng gói. Vì vậy muốn làm ăn lâu dài với các nước thuộc thị trường này thì phải chú trọng nâng cao chất lượng cho sản phẩm. Đây là một thị trường hứa hẹn nhưng lại vô cùng khó khăn trong việc thâm nhập. 2.2. Hoạt động xuất khẩu theo thị trường của Công ty XNK và đầu tư Hà Nội Cho đến nay Unimex- Hà nội đã trực tiếp tham gia hoạt động xuât khẩu với 23 thị trường. Nguồn hàng nhìn chung là ổn định, có đủ khả năng cung cấp nhiều mặt hàng cho một số thị trường lớn như : Hàn Quốc , Đài Loan, Thái Lan,…Điều nổi bật là công ty đã mở rộng quan hệ trực tiếp với Trung Quốc một thị trường đầy triển vọng, chi phí vận chuyển thấp, và thị trường lớn nữa là Mỹ, I rắc Nhìn vào bảng số liệu ta thấy : tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản giảm dần qua các năm từ: 3.887.541 USD vào năm 2001 xuống còn 1/ 2 vào năm 2003 (1.993.508) và đặc biệt giảm mạnh ở thị trường các nước ASEAN, nguyên nhân chính là do trong những năm gần đây các nước trong khu vực đã dần dần tự túc được lương thực cũng như một số sản phẩm khác, hơn thế nữa Việt Nam trong nhưng năm qua chịu không Ýt những khó khăn do thời tiết gây ra cho nên không thể cung cấp một số mặt hàng đúng kì hạn , điều này làm cho ta mất đi uy tín đối với một số mặt hàng, hơn thế nữa yêu cầu kiểm dịch ở những nước này ngay càng cao trong khi về mặt này công ty chưa có đủ điều kiện kiểm tra hết lượng hàng xuất khẩu của mình Trên mét số thị trường truyền thống khác : Nhật, Mỹ giá trị xuất khẩu hàng nông sản cũng bị giảm sút, một phần là do công ty chưa nắm vững các thị trường một cách có hiệu quả, một phần là do nguyên nhân như đã nêu ở trên đó là ta liên tiếp chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt dẫn đến sản lượng nông nghiệp thấp gây nên tình trạng khan hiếm nguồn hàng , dẫn đến thu mua gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy với những đổi mới trong công tác thị trường , công ty đã mở rộng được sang một số thị trường mới nh­: Ên độ , I Rắc …đây là những thị trường có cơ chế hoạt động rất khác so với thị trường Đông âu cũ và các nước trong khối ASEAN. Song công ty đã làm tốt việc xử lý thông tin , chỉ ra được thị trường nào triển vọng và đang cần mặt hàng gì, phong tục tập quán , sở thích người tiêu dùng ra sao, chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước nhập khẩu nh­ thế nào… Bên cạnh đó một thị trường vừa mới , vừa rộng lớn đang mở ra là thị trường Trung Quốc. Ở thị trường hơn một tỷ dân này có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng của Việt Nam như : Cao su, càphê, hạt điều, chè và nhiều loại nông sản nguyên liệu khác, lại không có đòi hỏi cao như những thị trường giàu có khác. Đó chính là một lợi thế, ngoài ra việc chuyển giao hàng, vận chuyển cũng diễn ra vô cùng thuận lợi, phù hợp với mặt hàng nông sản cần vận chuyển nhanh . Hơn thế nữa ngày 8/8/1998 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 143/1998/QĐ- TTg về việc bãi bỏ thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch và áp dụng chế độ thuế hàng hóa xuất nhập khẩu chính ngạch đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, quyết định này đã mở ra cho các doanh nghiệp nói chung và cho UNIMEX- Hà nội nói riêng những cơ hội lớn. Về tỷ trọng thị trường xuất khẩu hàng nông sản , nhóm thị trường chính vẫn là các nước SNG, chiếm một tỷ trọng lớn 56, 18%. Đặc biệt thị trường Ên Độ cũng là một thị trường có tiềm năng lớn. Tóm lại việc nghiên cứu tốt về thị trường , tìm ra thị trường trọng điểm , thị trường tiềm năng sẽ giúp công ty có những kế hoạch kinh doanh đúng mang lại hiệu quả kinh tế cao. 3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Ban giám đốc: chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Ban giám đốc gồm có giám đốc và các phó giám đốc. Mỗi phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về lĩnh vực công tác được giao. Phòng kế toán và tài vụ: có nhiệm vụ hạch toán kế toán, đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong từng kế hoạch (tháng, quý, năm). Đảm bảo vốn phục vụ cho các hoạt động của phòng, ban trong công ty, điều tiết vốn nhằm mục tiêu kinh doanh có hiệu quả nhất, vốn quay vòng nhanh. Quyết toán với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan, tổ chức tài chính, ngân hàng hàng năm. Phòng tổ chức: quản lý toàn bộ nhân lực của công ty, tham mưu cho giám đốc về sắp xếp, bố trí nhân lực một cách phù hợp. Quy hoạch đào tạo, điều hành, bổ sung yêu cầu kinh doanh. Ngoài ra phòng tổ chức còn làm một số công việc khác nh­: bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội. Phòng kế hoạch tổng hợp: đưa ra kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, nắm toàn bộ tình hình công ty về kinh doanh XNK, báo cáo cho giám đốc nhằm giúp cho giám đốc có quyết định đúng đắn phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty. Các phòng nghiệp vụ: Phòng kinh doanh 1 Phòng kinh doanh 2 Phòng kinh doanh 3 Phòng kinh doanh 4 Phòng kinh doanh 5 Phòng thị trường Liên doanh. Liên doanh với công ty du lịch Hà Nội kinh doanh khách sạn Sofitel Metropol. Liên doanh với Malaysia triển khai trung tâm thương mại dịch vụ Cầu Giấy Chi nhánh. Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh tại Hải Phòng. Tổng kho Cầu Diễn. 4. Cơ cấu lao động của công ty Công ty hiện nay đang dần dần kiện toàn đội ngò lao động cho phù hợp với tình hình mới, có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ kinh doanh cả trong và ngoài nước, công ty luôn quan tâm bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. 4.1. Cơ cấu trình độ Bảng 4: cơ cấu trình độ của cán bộ công nhân viên công ty từ năm 1999 đến năm 2003 STT Năm Trình độ học vấn % trên tổng số lao động Tổng sè lao động ĐH Cao đẳng Trung cấp ĐH Cao đẳng Trung cấp 1 1999 112 38 0 79,9 21,1 0 150 2 2000 124 40 0 75,6 24,4 0 164 3 2001 160 40 1 80 19,98 0,049 201 4 2002 167 40 1 80,28 19,23 0,046 208 5 2003 167 40 1 80,28 19,23 0,046 208 Nguồn: Số liệu của Phòng tổ chức năm 2003 Nhìn vào bảng 4, ta thấy trình độ của đội ngò cán bộ công nhân viên của Công ty XNK và đầu tư Hà Nội là rất cao. Trải qua 5 năm từ 1999 đến 2003, đội ngò cán bộ công nhân viên của công ty đã tăng thêm 38%, từ 150 người vào năm 1999 lên 208 người vào năm 2003. Hơn thế nữa, trình độ của đội ngò lao động của công ty trong 5 năm qua đều tăng thêm khá đều, thể hiện ở thực tế là hơn 75% cán bộ công nhân viên của công ty có trình độ đại học. Theo điều tra cho thấy, phần lớn cán bộ công nhân viên của công ty đều tốt nghiệp các trường Đại học khối kinh tế có tiếng trên toàn quốc như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại Thương, Đại học Quốc Gia…Còn lại khoảng gần 20% là tốt nghiệp các trường Cao đẳng. Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng công ty ưu tiên phần lớn cho việc tuyển mộ những người có trình độ đại học, còn những công nhân viên có trình độ cao đẳng thì phần lớn được tuyển từ năm 1999 trở về trước. Từ năm 1999 trở lại đây thì chỉ có 2 công nhân viên có trình độ cao đẳng được tuyển vào làm. Đặc biệt ta nhận thấy số lao động có trình độ trung cấp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong công ty, không đến 1%. Như vậy, ta có thể rót ra một kết luận là công ty tuy là một công ty Nhà nước nhưng cũng tương đối năng động, nắm bắt được một quy luật tất yếu khách quan của thị trường: nếu không có chất lượng thì tất sẽ bị đào thải, không sớm thì muộn. Công ty đã nhận thức được rằng chất lượng ở đây không chỉ là chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn là ở chất lượng của những con người trực tiếp và gián tiếp đưa những sản phẩm Êy đến được với người tiêu dùng cuối cùng, mà những người Êy lại chính là những người công nhân, nhân viên làm trong công ty. Vì vậy, công ty đã đề ra một chiến lược tuyển mộ nhân viên theo hướng trọng nhân tài. Chính chiến lược Êy đã giúp cho công ty có được một đội ngò nhân viên có trình độ cao như hiện nay. Và chính nhờ đội ngò cán bộ công nhân viên này mà công ty đã có thể đứng vững và liên tục phát triển từ khi thành lập đến nay. Đặc biệt từ khi nước ta chuyển sang thời kỳ mở cửa, các cán bộ công nhân viên của công ty đã có điều kiện phát huy năng lực và kinh nghiệm vốn có cuả mình, giúp công ty có thể hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra.Trong những năm gần đây, hiểu và nắm bắt được xu thế của mọi doanh nghiệp là tuyển mộ những người có đủ năng lực vào làm việc, nên công ty cũng đã đưa ra một số đổi mới và ưu đãi cho đội ngò lao động của mình, ví như tổ chức các líp bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ công nhân viên của mình, góp phần nâng cao trình độ vốn có của họ, nhằm ngày càng hoàn thiện hơn đội ngò cán bộ trong công ty. Bảng 5: Cơ cấu độ tuổi của cán bộ công nhân viên của công ty từ năm 1999 - 2003 STT Độ tuổi 1999 2000 2001 2002 2003 Số người % sè lao đông Số người % sè lao động Số người % sè lao động Số người % sè lao động Số người % sè lao động 1 22 - 30 12 8 24 14,6 55 27,4 45 21,6 49 23,6 2 31 - 40 18 52 80 48,7 91 45,2 85 40,9 80 38,5 3 41 - 60 60 40 60 36,7 55 27,4 78 37,5 79 37,9 Tổng 150 164 201 208 208 Nguồn: Báo cáo về lao động của phòng tổng hợp năm 2003 4.2. Cơ cấu về độ tuổi Theo bảng 5, ta thấy được cơ cấu về độ tuổi của cán bộ công nhân viên công ty đã có một số thay đổi trong 5 năm trở lại đây. Rõ nét nhất là số cán bộ công nhân viên trẻ tuổi đã tăng lên với tốc độ khá cao, gần 3 lần kể từ năm 1999, từ 8% lên đến gần 24% vào năm 2003. Điều Êy chứng tỏ rằng công ty cũng đang ra sức phấn đấu để trẻ hoá đội ngò nhân viên của mình, vì chỉ có giới trẻ ngày nay mới có thể có đủ cả sức khoẻ và trí tuệ, sự nhanh nhẹn,… để thích ứng được với những thay đổi của thời đại. Tuy nhiên, ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng sự trẻ hoá đội hình này đã có, nhưng vẫn chưa đủ. Tỷ lệ nhân viên trên 40 tuổi vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với số nhân viên trẻ tuổi, vì vậy đã khiến cho độ tuổi trung bình của người lao động trong công ty vẫn có xu hướng tăng lên. Điều này xuất phát từ một thực tế là hầu hết những cán bộ công nhân viên của công ty đều là những cán bộ lão thành, đã được cử về làm việc cho công ty từ khi công ty mới được thành lập, và đã cống hiến sức mình cho công ty trong rất nhiều năm. 4.3. Cơ cấu về giới tính Bảng 6: Cơ cấu về giới tính của cán bộ công nhân viên của công ty từ năm 1999 đến năm 2003 STT Năm Giới tính % trong tổng lao động Tổng sè lao động Nam Nữ Nam Nữ 1 1999 101 49 67,3 32,7 150 2 2000 103 61 62,8 37,2 164 3 2001 116 85 57,7 42,3 201 4 2002 120 88 57,7 42,3 208 5 2003 120 88 57,7 42,3 208 Nguồn: Số liệu của phòng Tổ chức năm 2003 Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy số lao động nam của công ty chiếm tỉ lệ cao hơn là số lao động nữ, nhưng trong những năm gần đây, khoảng cách đó bị thu hẹp dần. 4.4. Tình hình sử dụng lao động của công ty trong 3 năm 2001 - 2003 Bảng 7: Tình hình sử dụng lao động của công ty từ năm 2001 đến 2003 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 1 Doanh thu Triệu đ 115146 88892 154440 2 Lợi nhuận Triệu đ 325 340 338 3 Sè lao động Người 201 208 208 4 Doanh thu bình quân 1 lao động Triệu đ 573 427 743 5 Mức sinh lợi bình quân 1 lao động Triệu đ 1,617 1,635 1,625 6 Thu nhập bình quân 1 tháng Đồng 780.980 800.500 1.080.800 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm2001,2002,2003 của công ty UNIMEX Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng doanh thu bình quân trên một lao động trong một năm đã tăng lên từ hơn 500 triệu vào năm 2001 lên hơn 700 triệu vào năm 2003. Tuy nhiên, vào năm 2002, doanh thu bình quân trên một lao động lại giảm xuống do tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp phải nhiều tác động tiêu cực của thị trường quốc tế như đã phân tích ở những phần trên. Doanh thu vào năm 2003, t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 144.doc
Tài liệu liên quan