MỤC LỤC
Lời mở đầu : 03
NỘI DUNG
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM
1.1.Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty chè 04
1.2.Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của tổng
công ty chè Việt Nam 05
1.2.1.ĩnh vực đăng ký kinh doanh và loại hình doanh nghiệp
1.2.2.Đối tượng và địa bàn kinh doanh : 06
1.2.3.ình hình kinh doanh của tổng công ty:
1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại cơ quan Văn phòng Tổng công ty 07
PHẦN II:THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM 08
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 08
2.1.1Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Văn phòng Tổng công ty
2.1.2.2.Hình thức kế toán 09
2.2Đặc điểm vận dụng chính sách kế toán 11
2.3.Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu tại tổng công 12
ty chè Việt Nam
A-KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
2.3.1.Vai trò và đặc diểm của hoạt động xuất khẩu hang hoá 14
2.3.2.Hình thức xuất khẩu: 14
2.3.3Những qui dịnh chung về kế toán xuất khẩu hang hoá 15
2.3.4Phương pháp kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá
2.3.4.1Phạm vi, thời điểm ghi chép nghiệp vụ xuất khẩu 20
2.3.4.2Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp : 21
2.3.4.3Trình tự kế toán: 28
2.3.5.Sổ sách kế toán 29
2.3.5.1Hình thức Nhật ký Chung :
2.3.5.2Hình thức Nhật ký sổ cái 30
2.3.5.3Hình thức Chứng từ ghi sổ
2.3.5.4Hình thức Nhật ký chứng từ 31
2.3.5.5Kế toán máy 32
B- THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG
HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM.
2.4Thực trạng tại tổng công ty chè Việt Nam
2.4.1 Đặc điểm nghiệp vụ kế toán xuất khẩu hàng hóa 33
2.4.2 Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại Tổng công ty chè
2.4.3 Phương pháp kế toán nghiệp vụ xuất khẩu và sơ đồ kế toán 34
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM. 39
3.1Nh ững Ưu điểm
3.1.1.Về hạch toán ban đầu
3.1.2.Về tài khoản kế toán
3.1.3.Về phương pháp kế toán 40
3.1.4.Về tổ chức hệ thống sổ sách kế toán :
3.1.5.Về tổ chức bộ máy kế toán :
3.2Những tồn tại và nguyên nhân
3.2.1.Về hạch toán ban đầu:
3.2.2.Về tài khoản kế toán 41
3.2.3.Về phương pháp kế toán
3.2.4.Về tổ chức hệ thống sổ sách kế toán 42
Kết luận 43
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2816 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa tại Tổng công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp.
Kế toán hoạt động xuất khẩu cần tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản : Cơ sỏ dồn tích, giá gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng, trọng yếu.
- Cơ sở dồn tích : Nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa liên quan đến tài sản, nợ phải thu, doanh thu, chi phí phải được ghi vào sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền hoặc tương đương tiền.
- Giá gốc : Giá vốn hàng xuất khẩu phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả để có được số hàng hóa đấy.
- Phù hợp : Doanh thu xuất khẩu và chi phí xuất khẩu phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận khoản doanh thu xuất khẩu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
- Nhất quán : Các chính sách kế toán và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong kỳ kế toán năm. Ví dụ đối với hạch toán giá vốn hàng xuất khẩu, nếu năm nay hạch toán theo kê khai thường xuyên thì phải nhất quán, không phải lô này thi kê khai thường xuyên, lô kia thì kiểm kê định kỳ.
- Thận trọng : Doanh thu của hoạt động xuất khẩu chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
- Trọng yếu : Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của các thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.
Ngoài ra, những yêu cầu kế toán đặt ra là : Trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, có thể so sánh được.
- Trung thực : Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa.
- Khách quan : Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
- Đầy đủ : Mọi nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động xuất khẩu trong kỳ phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
- Kịp thời : Các thông tin và số liệu kế toán của hoạt động xuất khẩu phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn qui định, không được chậm trễ.
- Có thể so sánh : Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán phải được trình bày nhất quán để khi cần có thể so sánh được.
b) Chuẩn mực này qui định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm :
a) Giá nhập kho hàng xuất khẩu: Hàng xuất khẩu được tính theo giá gốc. Giá gốc bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến, thuế không được hòan lại, chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại
b) Giá xuất kho hàng xuất khẩu : Tính giá trị hàng tồn kho theo một trong các phương pháp sau :
Phương pháp tính theo giá đích danh : Phương pháp được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng, hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
Phương pháp bình quân gia quyền : Giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất ở thời điểm đầu kỳ.
Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
c) Chuẩn mực số 10 – ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái
Chuẩn mực này qui định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán những ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái trong trường hợp doanh nghiệp có các giao dịch bằng ngoại tệ, ví dụ như hoạt động xuất khẩu.
a) Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ
- Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán (Sau khi được chấp thuận của Bộ Tài chính). Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam, hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán về nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch là tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố để ghi sổ kế toán.
Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các Tài khoản: Tiền mặt, Tiền gửi Ngân hành, Tiền đang chuyển, Các khoản phải thu, Các khoản phải trả và Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).
- Đối với Tài khoản thuộc loại doanh thu, hàng tồn kho, TSCĐ, chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác, bên Nợ các Tài khoản vốn bằng tiền, Nợ phải thu, bên có các tài khoản Nợ phải trả khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (Là tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh).
- Đối với bên Có của các Tài khoản vốn bằng tiền, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán (Theo một trong các phương pháp : tỷ giá đích danh; tỷ giá bình quân gia quyền, tỷ giá nhập trước, xuất trước; tỷ giá nhập sau, xuất trước).
- Đối với bên Nợ của các Tài khoản Nợ phải trả, hoặc bên Có của các Tài khoản Nợ phải thu, khi phát sinh cách nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán.
b) Nguyên tắc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính.
- Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính.
- Doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
- Cuối năm tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ bao gồm số dư các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”, các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, các khoản phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính. Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh được hạch toán vào Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”.
d) Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác
Chuẩn mực này qui định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác: Doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu và thu nhập khác.
Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu.
Xét riêng cho hoạt động xuất khẩu thì :
- Doanh thu xuất khẩu trực tiếp : Tổng giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được từ việc xuất khẩu hàng hóa theo hợp đồng xuất khẩu.
- Doanh thu xuất khẩu ủy thác : Đối với bên nhận xuất khẩu ủy thác thì doanh thu là tiền hoa hồng được hưởng còn đối với bên ủy thác xuất khẩu thì doanh thu là tổng giá trị lợi ích mà doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được từ việc xuất khẩu hàng hóa theo hợp đồng xuất khẩu.
Doanh thu xuất khẩu hàng hóa được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau :
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
2.3.4Phương pháp kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá
2.3.4.1)Phạm vi, thời điểm ghi chép nghiệp vụ xuất khẩu
a) Phạm vi xác định nghiệp vụ xuất khẩu
Hàng xuất bán cho các DN nước ngoài theo hợp đồng kinh tế đã ký kết
Hàng gửi đi hội chợ triển lãm sau đó bán thu ngoại tệ
Hàng bán cho khách nước ngoài hoặc Việt kiều thanh toán bằng ngoại tệ
Dịch vụ sửa chữa, bảo hiểm tàu biển, máy bay cho nước ngoài
Hàng viện trợ cho nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị định thư do nhà nước ký kết với nước ngoài nhưng được thực hiện qua DN xuất nhập khẩu.
b) Thời điểm xác định hàng xuất khẩu : Là thời điểm chuyền giao quyền sở hữu về hàng hóa tức là khi người xuất khẩu mất quyền sở hữu về hàng hóa và nắm quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền ở người nhập khẩu.
Tùy vào phương thức giao nhận hàng hóa, phương tiện vận chuyển mà xác định thời điểm hàng xuất khẩu khác nhau. Trường hợp xuất khẩu theo điều kiện FOB :
Nếu hàng vận chuyển bằng đường biển được xác định là xuất khẩu từ thời điểm thuyền trưởng ký vào vận đơn, hải quan đã xác định mọi thủ tục hải quan để rời cảng.
Nếu hàng vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ được xác định là xuất khẩu kể từ ngày hàng được giao tại ga cửa khẩu theo xác nhận của hải quan cửa khẩu.
Nếu vận chuyển bằng đường hàng không được xác định là xuất khẩu từ khi cơ trưởng máy bay ký vào vận đơn và hải quan sân bay ký xác nhận của hải quan cửa khẩu.
Nếu hàng đưa đi hội chợ triển lãm xác định xuất khẩu khi đã bán và thu ngoại tệ.
Việc xác định đúng thời điểm xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc ghi chép doanh thu hàng xuất khẩu, giải quyết các nghiệp vụ thanh toán, tranh chấp, khiếu nại, thưởng phạt trong buôn bán ngoại thương.
2.3.4.2)Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp :
a) Chứng từ kế toán sử dụng :
Hợp đồng kinh tế
Vận đơn
Giấy chứng nhận xuất xứ
Giấy chứng nhận phẩm chất
Giấy chứng nhận bảo hiểm
Bảng kê kiểm nghiệm hàng hóa
Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu
Hóa đơn GTGT
Phiếu xuất kho.
Giấy báo nợ của ngân hàng : Phí nhận tiền khi bên xuất khẩu nhận được tiền hàng của bên nhập khẩu trả.
Giấy báo có của ngân hàng : Phản ánh tiền hàng do bên nhập khẩu trả.
Tài khoản chính kế toán sử dụng :
Kế toán xuất khẩu trực tiếp sử dụng những tài khoản sau :
Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán : Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi hoặc chuyển đến cho khách hàng; Hàng hóa, thành phẩm gửi bán đại lý, ký gửi; Hàng hoá, sản phẩm chuyển cho đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc để bán; Trị giá dịch vụ đã hoàn thành, bàn giao cho người đặt hàng, nhưng chưa được chấp thuận thanh toán.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 157 - HÀNG GỬI ĐI BÁN
Bên nợ:
- Trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi cho khách hàng, hoặc gửi bán đại lý, ký gửi; gửi cho các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc;
- Trị giá dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán;
- Cuối kỳ kết chuyển trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi bán chưa được xác định là đã bán cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên Có:
- Trị giá hàng hóa, thành phẩm gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp được được xác định là đã bán;
- Trị giá hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã gửi đi bị khách hàng trả lại;
- Đầu kỳ kết chuyển trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp chưa được là đã bán đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ:
Trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp chưa được xác định là đã bán trong kỳ.
Tài khoản 156 – Hàng hóa :Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hoá của doanh nghiệp bao gồm hàng hoá tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hoá bất động sản.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 156 – HÀNG HÓA
Bên Nợ :
- Trị giá mua vào của hàng hóa theo hóa đơn mua hàng ( Bao gồm các loại thuế không được hoàn lại ).
- Chi phí thu mua hàng hóa.
- Trị giá của hàng hóa thuê ngoài gia công (Gồm giá mua vào và chi phí gia công).
- Trị giá hàng hóa đã bán bị người mua trả lại.
- Trị giá hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm kê.
- Kết chuyển trị giá hàng tồn kho cuối kỳ( theo phương pháp kiểm kê định kỳ ).
- Trị giá hàng hóa bất động sản mua vào hoặc chuyển từ bất động sản đầu tư.
Bên có :
- Trị giá hàng xuất kho để bán, giao đại lý, giao cho đơn vị phụ thuộc, thuê ngoài gia công, hoặc sử dụng cho sản xuất kinh doanh.
- Chi phí thu mua phân bổ hàng hóa đã bán trong kỳ.
- Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng.
- Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng.
- Trị giá hàng hóa trả lại cho người bán.
- Trị giá hàng hóa phát hiện thiếu khi kiểm kê
- Kết chuyển trị giá hàng hóa tồn kho đầu kỳ ( kiểm kê định kỳ )
- Trị giá hàng hóa bất động sản đã bán hoặc chuyển thành bất động sản đầu tư, bất động sản chủ sở hữu sử dụng hoặc tài sản cố định.
Số dư bên Nợ :
- Trị giá mua vào của hàng tồn kho
- Chi phí thu mua của hàng tồn kho.
Tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng : Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 131 – PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG
Bên Nợ :
- Số tiền phải thu của khách hàng về hàng hóa, sản phẩm, BĐS đầu tư, TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cung cấp và được xác định là bán trong kỳ.
- Số tiền thừa đã trả lại cho khách hàng.
Bên Có :
- Số tiền khách hàng đã trả nợ
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại.
- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại ( Có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT )
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua.
Số dư bên Nợ : Số tiền còn phải thu của khách
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận ứng hoặc số tiền đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể.
Tài khoán 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 511 - DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
Bên Nợ:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là đã bán trong kỳ kế toán;
- Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp;
- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
- Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 632 - GIÁ VỐN HÀNG BÁN
1. Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX:
Bên Nợ:
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ;
+ Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;
+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
- Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư, phản ánh:
+ Số khấu hao BĐS đầu tư trích trong kỳ;
+ Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư không đủ điều kiện tính vào nguyên giá BĐS đầu tư;
+ Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đầu tư trong kỳ;
+ Giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong kỳ;
+ Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”;
- Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh;
- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho.
- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
2. Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK:
2.1 Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại:
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của hàng hoá đã xuất bán trong kỳ;
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn của hàng đã gửi bán nhưng chưa được xác định là tiêu thụ;
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);
- Kết chuyển giá vốn của hàng hoá đã xuất bán vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
2.2. Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ:
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ;
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
- Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất xong nhập kho và dịch vụ đã hoàn thành.
Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn cuối kỳ vào bên Nợ TK 155
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập dự phòng năm trước chưa sử dụng hết);
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm đã xuất bán, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ẢNH CỦA
TÀI KHOẢN 333 - THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;
- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.
Bên Có:
- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Số dư bên Có:
Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Trong trường hợp cá biệt, Tài khoản 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn hoặc giảm cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.
Ngoài ra, kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa còn sử dụng tài khoản 515, 635, 641,642….
2.3.4.3)Trình tự kế toán:
SƠ ĐỒ1
Biểu 1 : Sơ đồ Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp
(8)
TK 133
TK 112
TK 131
TK 635
(4)
(4)
(6b)
(6a)
(7a)
TK 3333
TK 511
(7b)
TK 515
(5)
(3b)
(3b)
(2)
(3a)
(1)
TK 157
TK 515
TK 641
TK 133
TK 632
TK 156
TK 111, 331
TK 635
Giải thích sơ đồ 1 : Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp :
(1) Mua hàng để chuyển đi xuất khẩu :
(2c) Xuất kho hàng chuyển đi xuất khẩu :
(3a) Chi phí phát sinh bằng VND trong quá trình gửi hàng đi xuất khẩu
(3b) Chi phí phát sinh bằng ngoại tệ trong quá trình gửi hàng đi xuất khẩu
(4a) Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu
(5) Phản ánh giá vốn hàng xuất khẩu
(6a) Người nhập khẩu trả tiền, lãi tỷ giá hối đoái
(6b) Người nhập khẩu trả tiền, lỗ tỷ giá hối đoái
(7a) Xác định thuế xuất khẩu phải nộp :
(7b) Nộp thuế xuất khẩu :
(8) Khi nhận được thuế GTGT đầu vào của hàng xuất khẩu, kế toán ghi :
2.3.5Sổ sách kế toán
Để hiểu rõ hơn về hệ thống sổ sách áp dụng cho nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa, chúng ta tìm hiểu kỹ hơn qua các hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp :
2.3.5.1)Hình thức Nhật ký Chung :
Sổ sách kế toán
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái các tài khoản : 111, 112, 131, 156, 157, 331, 511, 3333, 632……..
- Nhật ký đặc biệt như : Nhật ký mua hàng, nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền.
- Sổ chi tiết tùy vào nhu cầu quản lý của doanh nghiệp : sổ theo dõi hàng hóa, doanh thu, công nợ, thuế xuất khẩu, chi tiết doanh thu mở theo thị trường xuất khẩu hoặc theo phòng kinh doanh, chi tiết theo thị trường xuất khẩu…
Trình tự kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa :
Khi nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa phát sinh, căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật Ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản 111, 112, 131, 156, 157, 331, 511, 3333, 632....
Nếu đơn vị có mở các sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ xuất khẩu được ghi vào sổ, thẻ chi tiết có liên quan. Ví dụ sổ chi tiết công nợ phải thu, sổ chi tiết doanh thu hoạt động xuất khẩu, Sổ chi tiết hàng gửi đi bán…….
Khi mua hàng hóa để xuất khẩu, kế toán ghi vào sổ nhật ký mua hàng. Định kỳ (3,5,… ngày ) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái.
Cuối tháng, quý, năm , cộng số liệu trên sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh, Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Trình tự ghi sổ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ nhật ký đặc biệt : NK chi tiền
Sổ chi tiết công nợ, doanh thu, hàng gửi bán…
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ kế toán
SỔ CÁI CÁC TK 511,632,131,157…..
2.3.5.2)Hình thức Nhật ký sổ cái
Sổ sách kế toán
- Sổ Nhật ký- Sổ cái
- Sổ chi tiết tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
Trình tự kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Khi nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa phát sinh, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ Nhật ký – sổ cái, sau đó chứng từ này để ghi vào sổ, thẻ chi tiết có liên quan.
Trình tự ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại
Sổ KT CTiết Dthu, chi phí, Công nợ…
Bảng tổng hợp chi tiết
Nhật ký sổ cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ quĩ
2.3.5.3)Hình thức Chứng từ ghi sổ
Sổ sách kế toán
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái tài khoản 111, 112, 131, 156, 157, 331, 511, 3333, 632....
- Sổ chi tiết : Như đã nêu ở phần nhật ký chung.
Trình tự kế toán hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Khi nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ kế toán chi tiết TK 511, 131, 632, 156, 157, 635, 515....Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh nợ, tổng phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ và sổ cái lập BCĐSPS. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên sổ cái và Bảng TH chi tiết ( được lập từ các sổ, thẻ chi tiết ) được dùng để lập báo cáo tài chính.
Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại
Chứng từ kế toán
Sổ quĩ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
CHỨNG TỪ GHI SỔ của TK 511, 131, 632, 515, 635…
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
Sổ cái các tài khoản 111,112,13
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10625.doc