Báo cáo Thực trạng tình hình, kết quả hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội và việc vận dụng các kỹ năng công tác xã hội tại phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

i. khái quát đặc điểm tình hình chung ở PHƯỜNG DỊCH VỌNG CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN AN SINH XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI. 3

1. Đặc điểm tình hình của Phường Dịch Vọng -Cầu Giấy - Hà Nội. 3

1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Phường Dịch Vọng -Cầu Giấy - Hà Nội 3

1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Phường Dịch Vọng - Quận Cầu Giấy – Hà Nội, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội. 4

1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban nhân dân Phường Dịch Vọng - Quận Cầu Giấy – Hà Nội trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội. 4

1.4. Cơ cấu, hệ thống bộ máy tổ chức Phường Dịch Vọng - Cầu Giấy – Hà Nội. 6

1.5. Đội ngũ công chức, viên chức của Phường Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội 6

1.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Phường Dịch Vọng -Cầu Giấy - Hà Nội. 7

1.7. Các chính sách, chế độ đối với công nhân viên của Phường Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội 7

1.8. Các cơ quan tài trợ phường Dịch vọng - Cầu Giấy – Hà Nội trong quá trình thực hiện các chính sách an sinh xã hội . 8

2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển Công tác xã hội của Phường Dịch Vọng - Cầu Giấy – Hà Nội 8

2.1 Nh÷ng thuËn lîi. 8

2.2 Nh÷ng khã kh¨n. 8

II. thực trạng tình hình, KếT QUả hoạt động TRONG LĨNH VỰC AN SINH XÃ HỘI VÀ VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI PHƯỜNG DỊCH VỌNG - CẦU GIẤY - HÀ NỘI 8

1. Tình hình hoạt động an sinh xã hội tại Phường Dịch Vọng - Quận Cầu Giấy – Hà Nội 8

1.1 Tình hình thực hiện hoạt động an sinh xã hội đối với các đối tượng Bảo trợ xã hội (Các hoạt dộng an sinh xã hội của Phường đều thực hiện theo nghị định 67/2007 NĐ- CP ngày 13 tháng 04 năm 2007 của thủ tướng chính phủ) 8

1.2. Tình hình thực hiện hoạt dộng an sinh xã hội đối với người có công với cách mạng 12

2. Việc áp dụng các kỹ năng công tác xã hội trong việc giúp đỡ đối tượng tại Phường Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội. 14

2.1 Kỹ năng làm việc với cán bộ phường và tổ 30 Phường Dịch Vọng 14

2.2. Kỹ năng công tác xã hội với đối tượng 20

III. KẾT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ 38

1. Kết luận 38

2. Kiến nghị 38

2.1. Kiến nghị về chính sách đối tại Phường Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội 38

2.2. Kiền nghị đối với bàn thân các đối tượng 39

2.3. Kiến nghị với khoa Công tác xã hội và Trường Đại học Lao động Xã hội 39

2.4. Kiền nghị đối với sinh viên 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10633 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng tình hình, kết quả hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội và việc vận dụng các kỹ năng công tác xã hội tại phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t các đối tượng này có sức khoẻ yếu hơn so với những đối tượng khác trong phường nên họ cần được gia đình, cộng đồng, nhà nước quan tâm hơn đến nhu cầu được chăm sóc, hỗ trợ về các dịch vụ y tế. Cũng như việc hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày để họ được đảm bảo, việc làm này có ý nghĩa rất to lớn nó thể hiện lòng biết ơn, thái độ tôn trọng, tôn vinh đối với những người có công với cách mạng, ngoài ra nó còn là những hành động giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” - Hoàn cảnh sống: Nhìn chung hầu hết các đối tượng đều sống với gia đình nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng tương đối tốt. Nhưng họ không có khả năng lao động nhiều so với những người bình thường trong gia đình, một số thương, bệnh binh lại là lao động chính nhưng nay suy giảm khả năng lao động nên đây cũng là một trong những khó khăn, gánh nặng cho các thành viên trong gia đình họ . Đây là lý do chính khiến hoàn cảnh sống của họ khăn hơn. Một số đối tượng không có gia đình thì cũng được Phường đề xuất và làm các thủ tục theo quy định của nhà nước để họ được vào nuôi dưỡng, học tập... tại các trung tâm của ngành lao động thương binh xã hội. - Việc tổ chức triển khai các hoạt động an sinh xã hội: phường thường xuyên có những đợt khám và kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc cho các đối tượng là người có công vào nhiều dịp trong năm. Luôn phiên cho các đối tượng là người có công và thân nhân của họ được hưởng chế độ điều dưỡng. Thăm hỏi, tặng quà vào những dịp lễ tết... - Quy trình tiếp nhận, xét duyệt: Phường sẽ hướng dẫn các đối tượng và gia đình làm đơn và các hồ sơ theo quy định, theo mẫu của Bộ Lao động thương binh xã hội, sau khi gia đình đã có đủ đơn, các loại giấy tờ, hồ sơ theo quy định phường sẽ xác nhận và chuyển lên các cơ quan cao hơn như phòng Lao động thương binh xã hội và Sở lao động thương binh xã hội giải quyết. - Tình hình thực hiện chính sác (các khoản trợ cấp theo quy định của nhà nước và của địa phương: Trong phường hiện đang có các đối tượng được hưởng trợ cấp và phụ cấp theo quy định tại nghị định 105/2008 NĐ - CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 . - Chương trình, mô hình chăm sóc: Toàn bộ các đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp và phụ cấp của phường đều được chăm sóc tại gia đình, song nhiều gia đình vẫn còn khó khăn về nhà ở, một số đối tượng khó khăn trong việc vay vốn làm ăn, việc làm. Trong những năm qua phường đã kết hợp với các cấp các ngành thực hiện các phong trào đền ơn đáp nghĩa như: Xây nhà tình nghĩa, áo ấm mùa đông, thăm hỏi các gia đình chính sách và người có công nhân dịp lễ tết, 27 tháng 7, giải phóng thủ đô, giải phóng miền nam, ngày 2 tháng 9...Đã thu được nhiều những thành tích như: xây được 01 nhà tình nghĩa trị giá 80 triệu đồng năm 2005 và ngày 27 tháng 7 năm 2009 sẽ trao tặng một ngôi nhà tình nghĩa khác cho 01 gia đình chính sách đang có khăn về nhà ở... Đặc biệt là phường đã làm tốt công tác tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, Trong 2 năm 2007, 2008 Phường đã tặng được 10 sổ tiết kiệm từ 1 đến 5 triệu cho một số gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn. - Nguồn lực thực hiện: Nguồn lực thực hiện các chế độ chính sách với các gia đình chính sách và người có công chủ yếu từ ngân sách nhà nước, ngoài ra ra phường cũng huy động được các nguồn lực từ trong dân cũng như các cơ quan tổ chức đang đóng trên địa bàn phường, các cá nhân, tổ chức hảo tâm. - Những vướng mắc khi thực hiện chính sách an sinh xã hội: Việc quy tập các phần mộ của các liệt sỹ là người của Phường tham gia kháng chiến tại các chiến trường miền nam, lào, căm pu chia còn khó khăn, hiện nay vẫn có một số gia đình liệt sĩ vẫn chưa tìm thấy mộ của liệt sĩ nên họ vẫn lo lắng, đi khắp những chiến trường mà liệt sĩ đã tham gia kháng chiến để mong tìm lại được phần mộ của liệt sĩ, vấn đề này cũng làm cho gia đình có tâm lí không ổn định, gia đình tốn rất nhiều công sức, tiền của. Do Phường là một trong những phường thuộc khu vực thành thị nên giá cả, chi phí tương đối cao nên các khoản phụ cấp, trợ cấp của những người hưởng chính sách chưa đủ để đảm bảo cho việc chi tiêu hàng ngày. 2. Việc áp dụng các kỹ năng công tác xã hội trong việc giúp đỡ đối tượng tại Phường Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội. 2.1 Kỹ năng làm việc với cán bộ phường và tổ 30 Phường Dịch Vọng Họ và tên: Lãnh đạo phường, cán bộ làm công tác xã hội, cán bộ hội PN Thời gian: Đại điểm: Ủy ban nhân dân xã Mục tiêu - Tạo lập được mối quan hệ tốt với lãnh đạo, cán bộ làm công tác xã hội và các cán bộ công nhân viên của Phường Dịch Vọng. - Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ, bộ máy tổ chức, chế độ đối với cán bộ công nhân viên...của Phường Dịch Vọng - Tìm hiểu được các đặc điểm tình hình chung về tình hình thực hiện các hoạt động an sinh xã hội và công tác xã hội của Phường Dịch Vọng Mô tả vấn đàm tại hiện trường Nhận xét cảm xúc, hành vi của thân chủ Tự đánh giá cảm xúc, kỹ năng của sinh viên Nhận xét của GV Theo kế hoạch của khoa và của trường thì chúng em sẽ bắt đầu thực tập từ ngày 02 tháng 12 năm 1008, do vậy trước đó em đã liên hệ địa điểm thực tập tại Phường Dịch Vọng – Quận Cầu Giấy – Hà Nội. Sau khi liên hệ được sự giới thiệu của lãnh đạo ủy ban nhân dân xã thì em có được giới thiệu làm việc với Anh Mạnh là cán bộ làm công tác xã hội tại phường. Trong thời gian thực tập thì em đã được cán bộ làm công tác xã hội giúp đỡ rất nhiệt tình đồng thời em cũng có làm việc với lãnh đạo và nhân dân tổ 30, cán bộ hội phụ nữ của phường và của tổ 30. Sinh viên: Chào chú Chủ Tịch Uỷ ban nhân dân phường (viết tắt là CTUB): chào cháu, cháu đến có việc gì vậy? Sinh viên: Dạ cháu xin giới thiệu cháu là viên chuyên ngành công tác xã hội trường Đại học động xã hội, Thực hiện quy chế của Bộ giáo dục đào tạo và quy chế đào tạo của trường Đại học lao động xã hội thì trước khi sinh viên tốt nghiệp thì sẽ có thời gian thực tập tốt nghiệp. Nên hôm nay cháu có về phường liên hệ xin các chú cho cháu được về thực tập tốt nghiệp tại phường mình chú ạ, mong các chú tạo điều kiện cho cháu được về phường thực tập. CTUB: Cháu quê ở đâu? Cháu học cao đẳng hay đại học Sinh viên: dạ cháu ở quận cầu giấy chú ạ. Nhà cháu gần đây chú ạ, cháu học hệ đại học. CTUB: cháu về đây thực tập mấy tuần? Về nội dung gì hả cháu? Sinh viên: Dạ chấu về đây thực tập 10 tuần, bắt đầu từ thứ 2 tuần sau chú ạ. Cháu thực tập về nội dung công tác xã hội và an sinh xã hội chú ạ CTUB: Vậy à, trước đây đã có một bạn sinh viên trường cháu cũng về đây thực tập nhưng hình như ở khoa quản lí hay sao chú cũng không nhớ cháu. Cháu về dịp này gần tết phường cũng đang thực hiện nhiều các hoạt động về công tác xã hội may quá cháu ạ, có gì cháu sẽ cùng với anh ở ban thương binh xã hội và đoàn thanh niên, chị làm công phụ nữ ở khối đoàn thể cháu nhé Sinh viên: Dạ vâng CTUB: may quá đợt này cháu về các anh chị ấy cũng đang quá nhiều việc nên cháu sẽ đỡ đần cho các anh các chị ấy nhiều việc lắm, các anh các chị ấy cần cháu lắm Sinh viên: vâng cháu sẽ cố gắng làm những gì có thể nằm trong khả năng của cháu, chú yên tâm. bọn cháu là thanh niên mà. CTUB: uh tốt quá, thế chú sẽ dẫn cháu sang giới thiệu với các anh các chị ấy nhé và chú dẫn cháu đi tham quan về các phòng ban của xã để nếu có việc gì cháu biết để liên hệ, nếu gặp khó khăn hoặc cần chú giúp thì cứ điện cho chú hoặc qua phòng chú cháu nhé đừng ngại. Sinh viên: Vâng, cháu cảm ơn chú CTUB: bây giờ chú sẽ giới thiệu, đây là phòng phó chủ tịch hai phòng liền nhau cạnh phòng chú, đây làg phòng đoàn thanh niên, ban thương binh xã hội, phòng làm việc của hội phụ nữ.... Sinh viên: đây là toàn bộ các ban của mình đây hả chú? CTUB: uh đấy là các phòng ban bây giờ chú sẽ đưa cháu vào giới thiệu với anh Minh phụ trách lĩnh vực cháu sẽ thực tập. Sinh viên: Vâng? CTUB: giới thiệu với cháu đây là anh Minh phụ trách về lĩnh vực mà cháu sẽ thực tập, còn đây là bạn Trịnh Thanh Quyên sinh viên trường Đại học thương binh xã hội sẽ về đây thực tập, từ nay cháu sẽ làm việc với anh Minh và mọi vấn đề cháu cứ hỏi và làm việc, nhận nhiệm vụ từ chỗ anh Minh nhé, yên tâm anh Minh cùng là thanh niên như các cháu nên chắc là làm việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cháu ạ Sinh viên: Vâng, chào anh chắc anh đã biết tên em em không cần giới thiệu nữa anh Minh nhỉ. CTUB: Bạn Quyên sẽ về đây thực tập 10 tuần, có gì Minh giúp đỡ em nhé, tôi về phòng đang có hẹn, thế nhé từ nay cháu làm việc với anh Minh, có gì Minh giúp em nhé. Cởi mở thân thiện Cười và có thái độ hân hoan Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng quan sát Sau khi đã được chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường Dịch Vọng giới thiệu với anh Minh là cán bộ làm công tác xã hội thì em đã làm việc với anh Minh và anh Minh sẽ là người làm việc trực tiếp với em trong suốt quá trình thực tập, trong quá trình làm việc với anh Minh em đã vận dụng các kỹ năng giao tiếp, cũng như các nguyên tắc, các kiến thức, kỹ năng của công tác xã hội. Sinh viên: anh Minh ơi em về đây thực tập trong quá trình làm việc rất mong anh tạo điều kiện giúp đỡ em để em hoàn thành nhiệm vụ. Có gì em chưa biết hoặc còn vụng về mong anh thông cảm, vì em là sinh viên về kinh nghiệm sống và va chạm thực tế còn hạn chế, lại còn trẻ nên chắc còn nhiều thiếu sót nên mong anh thông cảm Anh Minh (CBXH): ùh có gì đâu anh em mình cùng thanh niên với nhau cả anh cũng mới đi làm có vài năm thôi nên em cũng không lo lắng lắm đâu có gì anh em mình hỗ trợ nhau mà. Sinh viên: Em cảm ơn anh có gì anh giúp đỡ em vì em cũng còn nhiều nội dung em sẽ hỏi anh trong quá trình thực tập này anh nhé. CBXH: không vấn đề gì, thế em định về đây thực tập tuần mấy buổi? Sinh viên: em đang định về đây thực tập 1 tuần 4 buổi anh ạ . Lẽ ra em phải về đây thực tập cả tuần nhưng mà em cũng có một số việc học tập ở trung tâm ngoại ngữ nên em xin phép về thực tập thời gian như vậy có được không? CBXH: uh cũng được em ạ Sinh viên: em sẽ thực tập về hai nội dung là An sinh xã hội và công tác xã hội anh ạ CBXH: Ngoài ra em còn thực tập về mảng nào nữa không? Sinh viên: ngoài ra em còn một phần nữa đó là đặc điểm tình hình chung của phường, cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như việc thực hiện các chính sách an sinh hội…của phường Dịch Vọng anh ạ. CBXH: à vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức, bộ máy, cán bộ công nhân viên chức em nên làm việc với bác chủ tịch ủy ban nhân dân phường bác ấy sẽ giới thiệu cho em, còn phần tình hình thực hiện an sinh xã hội của Phường thì anh sẽ giới thiệu dần với em Sinh viên: Vâng em cảm ơn anh CBXH: Sau khi thực tập có phải viết thu hoạch hay báo cáo gì không? Sinh viên: Dạ có anh ạ, em đang định nói vấn đề này với anh.Phần thực an sinh xã hội có lẽ em sẽ hỏi anh nhiều cũng như sẽ mượn anh một số văn bản, tài liệu, sổ sách, báo cáo để em tìm hiểu. Còn phần công tác xã hội thì chúng em sẽ được lựa chọn ba nội dung anh ạ. CBXH: Đó là nội dung gì hả em? Sinh viên: ba nội dung gồm công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, phát triển cộng đồng anh ạ. CBXH: anh chẳng hiểu lắm mấy cái này đâu em ạ Sinh viên: những nội dung công tác xã hội này chúng em sẽ chọn một trong nội dung để thực tập dưới các tổ dân phố để thực tập về các kỹ năng anh ạ CBXH: Thế trong ba nội dung ấy thì em sẽ chọn nội dung nào? Và em có thể nói cho anh cụ thể hơn được không? Sinh Viên: em sẽ thực tập về nội dung công tác xã hội cá nhân, có nghĩa là em sẽ chọn một đối tượng có vấn đề như: người nghiện ma túy, nạn nhân là phụ nữ hoặc trẻ em bị bạo lực gia đình, gia đình hộ nghèo, những người có khó khăn về mặt tâm lý, xã hội… nói chung là một các nhân có vấn đề khó khăn đang cần sự hỗ trợ, giúp đỡ anh ạ CBXH: anh hiểu rồi. Trong nội dung này anh có thể giúp gì được em không? Sinh viên: Em sẽ chọn một cụm dân cư để thực hiện anh ạ? CBXH: à thế anh đưa em sang gặp chị cán bộ hội PN vì hôm trước tại phường có mấy vụ bạo lực gia đình ở tổ 30 hay em về đó thực tập nhé. Vì thấy bác chủ tịch nói chuyện là hội PN họ sẽ tổ chức sinh hoạt về câu lạc bộ bạo lực gia đình gì đó, để anh gọi điện sang phòng chỗ chị cán bộ PN xem chị ấy có nhà không anh sẽ dẫn em sang rồi có gì em kết hợp với các chị ấy thì hay quá. Sinh Viên: Vâng thế thì hay quá, em cảm ơn anh. Em sẽ kết hợp sinh hoạt nhóm cùng với các chị ấy và trong nhóm ấy em sẽ lựa chọn một cá nhân là các thành viên trong câu lạc bộ. Như vậy em sẽ vận dụng được cả hai phần công tác xã hội cá nhân và công tác xã hội nhóm anh ạ CBXH: ok thế cũng được, còn phần an sinh xã hội vào dịp này cũng gần tết nguyên đán chỉ còn hơn tháng nữa là tết nên ở bên này anh cũng đang chuẩn bị tổ chức nhiều hoạt động, có gì anh sẽ huy động thêm em làm cùng anh để em biết rõ việc thực hiện và triển khai các hoạt động an sinh xã hội tại phường em ạ. Sinh viên: vâng thế thì hay quá, em cảm ơn anh. Em sẽ cố gắng, anh có việc gì em làm được anh cứ giao em sẵn sàng mà. Chúng em đi thực tập đây cũng là cơ hội để chúng em thử thách với công việc, va chạm thực tế, tập làm người cán bộ công tác xã hội mà. Em sẽ cố gắng anh đừng ngại. Em về đây các anh cứ coi em như người của Phường anh ạ. CBXH: Uh, yên tâm cuối năm về đây không có sức mà làm, anh gọi cho chị cán bộ phụ nữ rồi chị ấy hẹn chiều mai sang em ạ, chiều mai anh em mình sẽ sang Sinh viên: vâng Tươi cuời Thái độ hơi băn khoăn khó hiểu Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng vấn đàm, các kỹ năng giao tiếp không lời Rất vui mừng Như đã hẹn thì chiều nay anh Minh cán bộ công tác xã hội của phường có dẫn em sang và giới thiệu với chị làm cán bộ PN. CBXH: giới thiệu với chị đây là em Quyên sinh viên trường Đại học lao động sẽ về đây thực tập em ấy đang định chọn tổ 30 để thực tập. Tôi có giới thiệu là bên chỗ các chị đang chuẩn bị tổ chức câu lạc bộ về bạo lực gia đình. Chị cán bộ PN viết tắt là (CBPN): thế thì hay quá em sẽ cùng với bọn chị tổ chức nhé, vì trong thời gian qua tổ đấy có nhiều vụ bạo lực quá nên bọn chị định tổ chức câu lạc bộ, tuần này em đến nhé, sang tuần có gì mình sinh hoạt luôn nhỉ Sinh viên: vâng, thế chị có thể cho em một số tài liệu, văn bản, kế hoạch chương trình…. Để em tìm hiểu trước CBPN: Rồi, lát nữa chị sẽ đưa cho em yên tâm nhiều lắm. Em có làm cán bộ giảng, tập huấn được không? Sinh viên: vâng em sẽ cố gắng đọc thêm các tài liệu và tuần sau em sẽ trả lời cụ thể chị, nhưng mà những nội dung này bọn em cũng đã được học, còn việc tập huấn hay giảng thì chắc là em có thể. Nhưng em muốn nhờ các chị giúp đỡ em, hỗ trợ em chứ em chưa giảng bao giờ. CBPN: bọn em đúng sở trường, đúng chuyên môn chắc là hay hơn bọn chị rồi, qua đây biết đâu bọn chị sẽ học được nhiều thứ từ chỗ các em về phương pháp và kiến thức. Sinh viên: Em sẽ cố gắng chị đừng quá đề cao em, em sợ mình không làm được. CBPN: Thế nhé có gì chị em mình sẽ làm việc với nhau cụ thể nhé. Chào em Sinh viên: Chào chị Vui vẻ Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng giao tiếp Lượng giá: như vậy là ngay từ buổi đầu tiên đến làm việc với lãnh đạo uỷ ban nhân dân phường, cán bộ làm công tác xã hội, cán bộ làm công tác xã hội, cán bộ hội phụ nữ thì em cũng đã vận dụng được các kỹ năng giao tiếp như: kỹ năng quan sát, kỹ năng đặt câu hỏi để khai thác thông tin hoặc để biết rõ hơn về các vấn liên quan đến quá trình thực tập, đến đối tượng, nội quy quy chế làm việc của cơ quan, vận dụng kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ghi chép, kỹ năng vấn đàm… Song bên cạnh đó còn có những hạn chế, khó khăn do chưa va chạm nhiều, chưa tự tin trong quá trình giao tiếp làm việc nên còn rụt rè, trong quá trình làm việc còn có nhiều sơ xuất trong việc đánh máy, soạn thảo văn bản… Đây là dịp cuối năm nên các công việc sơ kết, tông kết, báo cáo của các phòng ban, của ủy ban khá nhiều nên việc khai thác thông tin, giao tiếp với cán bộ phường cũng có những khó khăn nhất định 2.2. Kỹ năng công tác xã hội với đối tượng Đối tượng là Chị Lê Thi Sâm hiện đang thường trú tại tổ 30 Phường Dịch Vọng, 35 tuổi hiện có hai con gái, một con lớn năm nay học cấp 2 và một con nhỏ năm nay học lớp 3. Từ năm 2004 đến nay chị và chồng chị không có việc do quá trình đô thị hóa gia đình chị không có ruộng để sản xuất nên chồng chị thường xuyên rượu chè, cờ bạc do chán nản. Mỗi lần anh thua bạc thường hay uống rượu, mỗi lần say rượu anh thường đánh đập chị rất dã man - (Chị Sâm không phải là tên thật để đảm nguyên tắc bí mật và tôn trọng nên sinh viên đã đổi tên) 2.2.1 Phúc trình việc vận dụng các kỹ năng giúp đỡ chị Sâm Phúc trình lần 1 Họ và tên: Lê Thị Sâm Tuổi: 35 Thời gian: 9h00 ngày 10 tháng 12 năm 2008 Địa điểm: Tại nhà chị Sâm Mục tiêu: - Tạo lập mối quan hệ tốt với chị Sâm và thu được những thông tin liên quan về những vấn đề khó khăn của thân chị Sâm Mô tả vấn đàm tại hiện trường Nhận xét cảm xúc, hành vi của thân chủ Tự đánh giá cảm xúc, kỹ năng của sinh viên Nhận xét của GV Như kế hoạch đã làm việc với cán bộ làm công tác xã hội tại phường và cán bộ hội phụ nữ thì hôm nay tôi đến làm quen với chị Sâm và chọn chị Sâm làm đối tượng sẽ giúp đỡ, để vận dụng các kiến thức, kỹ năng công tác xã hội đã được học ở trường. Sinh viên thực tập sẽ viết tắt là (NVXH): Chào chị, chị khỏe không ạ Chị Sâm: Vâng chào em NVXH: Qua thời gian lam việc với chính quyền địa phương em cũng được giới thiệu đến làm việc vói chị. Chị Sâm: Vâng NVXH: Em xin tự giới thiệu em tên là Thanh Quyên sinh viên khoa công tác xã hội trường đại học lao động xã hội về phường mình thực tập 10 tuần. Em về đây thực tập về các lĩnh vực công tác xã hội. Chị Sâm: Công tác xã hội có phải là làm với phụ nữ, giống như chị làm ở hội phụ nữ không? NVXH: Dạ, vâng đúng như điều chị vừa nói, tuy nhiên công việc mà chúng em làm việc rộng hơn như vậy chị ạ. Có thời gian em sẽ nói sâu hơn để chị hiểu rõ. Chị Sâm: Vâng, em đến gặp chi có vấn đề gì vậy? NVXH: hôm trước em có làm việc với cán bộ công tác xã hội ở phường và hội phụ nữ thì em được giới thiệu đến làm việc với chị Chị Sâm: Vâng NVXH: Chị em mình làm quen với nhau được nhé.Em tự giới thiệu em là Sinh viên năm cuối, nhà em cũng ở Quận Cầu giấy. Em năm nay 22 tuổi chị ạ. Chị Sâm: Chị là Sâm chắc em đã biết tên của chị rồi đúng không? Chị năm nay 35 tuổi, Nghề nghiệp làm ruộng em ạ NVXH: Hiện nay tình hình sức khỏe của chị thế nào? Chị Sâm: uh, chị có thể giúp gì được em không? NVXH: Chị có thể cho em biết hiện nay chị đang có những vấn đề gì khó khăn không? Chị Sâm: im lặng NVXH: Chị yên tâm những gì chị chia sẻ em sẽ giữ kín, đây là nguyên tắc làm việc cuả nhân viên xã hội chúng em. Nếu có thể chị cứ chia sẻ nếu giúp được gì cho chị em sẵn sàng Chị Sâm: vâng, đó là chuyện gia đình chị em ạ chán lắm, chị cũng chẳng biêt nói thế nào em ạ NVXH: Vâng em hiểu cảm xúc của chị lúc này? Chị cảm thấy khó nói thì không cần nói cũng được. Chị Sâm: Hoàn cảnh của chị éo le lắm, chị buồn lắm, nói ra sợ em cười. NVXH: Vâng em hiểu suy nghĩ của chị lúc này. Chị có thể nói cho em biết lí do gì khiến chị có tâm trạng buồn như vậy không? Chị Sâm: Gia đình chị gặp nhiều khó khăn lắm, nên chị cứ nghĩ đến gia đình là chị lại thấy chán nản. Có lúc chị đã nghĩ hay là chết quách đi cho thanh thản. NVXH: Các cụ đã nói “ mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” mà chị, gia đình nào cũng có những khó khăn nhất định, chị cứ bình tĩnh giải quyết thì mọi việc sẽ ổn thôi mà, không nên bi quan như vậy chị ạ. Chị Sâm: Chị đã bình đã cố gắng lắm rồi nhưng hoàn cảnh của chị khổ lắm em ạ, chị buồn lắm NVXH: Chị có thể nói rõ hơn là điều gì khiến chị có tâm trạng buồn như vậy? Chị Sâm: Chị buồn vì hoàn cảnh gia đình chị quá khó khăn nên chồng chị chán nản, thường xuyên cờ bạc, rượu chè và mỗi lần về là lại đánh mẹ con chị rất rã man NVXH: Chị có thể cho biết ngoài việc kinh tế gia đình khó khăn khiến chồng chị chán nản, nên anh ấy thường xuyên rượu chè cờ bạc thì có lí do nào khác không? Chị Sâm: Ngoài lý do là kinh tế gia đình khó khăn thì việc gia đình không có con trai cũng khiến anh ấy chán nán. Lại thêm việc gia đình bị mất hết ruộng đất do đô thị hoá cũng khiến anh ấy không có việc làm và ở nhà nhàn cư vi bất thiện. NVXH: Như ban nãy chị có trình bày thì điều khiến chị buồn và chán nản là do chồng chị không có việc làm, chán nản vì không có con trai, kinh tế gia đình khó khăn nên anh ấy thường xuyên rượu chèm, cờ bạc và mỗi lần về thì anh ấy đã đánh chị em hiểu như vậy có đúng không? Chị Sâm: vâng, em thấy có ai khổ như chị không? Chị chẳng thiết sống nữa em ạ NVXH: Em rất hiểu hoàn cảnh của chị, nhưng chị cũng không nên buồn, vì dù hoàn cảnh nào đi chăng nữa, dù có khó khăn mấy thì vẫn có cách giải quyết mà, vấn đề là chúng ta hãy bình tĩnh để tìm ra cách giải quyết mà. Chị Sâm: khó lắm em ạ NVXH: giờ cũng đã muộn chắc chị cũng phải làm nhièu việc khác nên em xin phép chị hẹn chị tuần sau em lại đến Chị Sâm: chào em. Thái độ hơi ngạc nhiên, chưa hiểu ý định của SV Thái độ buồn, nói nhỏ nhẹ Khóc và cúi mặt Đã bớt buồn và bình tĩnh hơn Buồn nói nhỏ, cúi mặt Kỹ năng giao tiếp, tạo lập môí quan hệ Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng quan sát Kỹ năng thấu cảm Kỹ năng thấu cảm Kỹ năng đặt câu hỏi Kỹ năng tóm lược Lượng giá: Sau một thời gian làm việc với chị Sâm em đã làm quen cũng như tạo lập được mối quan hệ tốt với chị Sâm, thu thập được một số thông tin về chị Sâm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chẩn đoán các vấn đề của chị Sâm. Nhân viên xã hội đã vận dụng một số kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thấu cảm, phản hồi…Tuy nhiên bên cạnh đó do thời gian chưa nhiều nên việc vận dụng các kỹ năng cũng tương đối khó, nhất là kỹ năng đặt câu hỏi vì thân chủ là người dễ xúc động nên trong quá trình đặt câu hỏi thì thân chủ không muốn trả lời do tâm lý e ngại Phúc trình lần 2 Họ và tên: Lê Thị Sâm Tuổi: 35 Thời gian: 13h20 ngày 15 tháng 12 năm 2008 Địa điểm: Tại nhà chị Sâm Mục tiêu: + Tiếp tục thu thập các thông tin về hoàn cảnh của chị Sâm như: hàng xóm, bạn bè, gia đình chị Sâm, chồng chị Sâm… + Xác định được các nguồn lực của chị Sâm cũng như, phân tích được mặt mạnh mặt yếu của thân chủ. Mô tả vấn đàm tại hiện trường Nhận xét cảm xúc, hành vi của thân chủ Tự đánh giá cảm xúc, kỹ năng của sinh viên Nhận xét của GV Như đã hẹn thì hôm nay em lại tiếp tục đến làm việc với chị Sâm để trao đổi và thu thập thêm một số thông tin về chị Sâm. NVXH: Chào chị, chị khoẻ không ạ? Chị Sâm: cảm ơn em chị khoẻ NVXH: Hôm trước chị em mình đã trao đổi với đã trò chuyện với nhau hôm nay em muốn chị cho em biết thêm một số thông tin có được không? Chị yên tâm những gì chị chia sẻ em hứa là sẽ không để người thứ 3 biết, đây là nguyên tắc làm việc của chúng em Chị Sâm: Chị có tin em thì chị mới chia sẻ mà. Chị cứ nghĩ đến chuyện gia đình là chị lại thấy buồn, chị chán lắm. NVXH: vâng em hiểu tâm trạng của chị. Chị có nói là mỗi lần chồng chị đi đánh bạc, uống rượu về là chồng chị thường hay đánh đập mẹ con chị, chị có thể cho biết sự việc đó có thường xuyên không? Chị Sâm: Chả cứ đâu em ạ, có khi chỉ vài ngày là anh ấy lại đi và về là lại đánh chị. Chị khổ lắm em ạ. NVXH: Em hiểu. Mỗi lần anh ấy đi về anh ấy chỉ đánh mình chị hay là cả con gái chị. Chị Sâm: tất cả chị ạ, thậm chí bố anh ấy can anh ấy còn chửi cả bố anh ấy. NVXH: Vậy uh. chị đã làm gì khi anh ấy đánh chị? Chị Sâm: Mỗi lần về nhà là nồng nặc mùi rượu là chị tức đến chị lại nói, có lần chị chả làm gì, chả nói gì mà anh ấy cũng đánh chị. Có hôm đánh chị thì chị chạy sang hàng xóm. NVXH: Còn các con chị thì sao? Chị Sâm: Mỗi lần anh ấy đánh chị là chúng nó kêu ầm lên, nhiều hôm thì con lớn bị đánh rất đau. NVXH: Khi anh ấy đánh chị đau như vậy thì chị có chia sẻ với những người trong gia đình hay chính quyền địa phương không? Chị Sâm: Có lần tôi báo cho bố anh ấy đến thì anh ấy còn chửi và định đánh cả bố. NVXH: Còn về phía chính quyền và hội phụ nữ thì sao? Chị Sâm: Chị chưa bao giờ báo cho họ vì đây là chuyện của gia đình mình ai họ can thiệp vào mà gọi NVXH: Chị đã biết hiện nay có luật phòng chống bạo lực gia đình. Theo luật này thì chính quyền và hội phụ nữ sẽ có quyền can thiệp mà chị Chị Sâm: Tôi đâu có biết NVXH: Đã muộn rồi xin phép chị buổi sau em lại đến chị em mình sẽ cùng nhau tâm sự tiếp. Chị Sâm: Uh chào em. Thái độ đón tiếp nồng nhiệt Vừa nói vừa khóc Kỹ năng thấu cảm Kỹ năng phản hồi Kỹ năng đặt câu hỏi Kỹ năng đặt câu hỏi Chia tay chị Sâm em có sang nhà bố mẹ chồng chị Sâm ở bên cạnh để trò chuyện, trao đổi với bố mẹ chị Sâm để có thêm các thông tin về những vấn đề khó khăn của chị Sâm. NVXH: Chào Bác, cháu xin tự giới thiệu cháu tên là Quyên là sinh viên trường Đại học lao động xã hội đang về phường mình thực tập, thời gian qua cháu đã làm việc với chị Sâm, con dâu bác. Bố chị Sâm: Chào chị, mời chị vào nhà chơi NVXH: để có thêm thông tin về gia đình chị Sâm cháu đến đây trước tiên hỏi thắm sức khoẻ bác và sau là mong bác cho cháu biết thêm một số thông tin về gia đình chị Sâm. Bố chị Sâm: Vâng, khốn nạn chả giấu gì chị, chắc mẹ Sâm nó cũng kể rồi. Thằng con trai tôi không có việc làm suốt ngày rượu chè, cờ bạc rồi về đánh đập mẹ con con Sâm. NVXH: Bác có thể cho cháu biết tình trạng này của gia đình chị Sâm kéo dài từ khi nào hả bác? Bố chị Sâm: Cũng mấy năm nay rồi chị ạ? Chuyện bắt đầu từ khi nhà nước lấy hết ruộng đất gia đình nó không có việc làm, kinh tế khó khăn nên nó sinh ra đốn mạt thế đấy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng tình hình, kết quả hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội và việc vận dụng các kỹ năng công tác xã hội tại phường Dịch Vọng - Cầu Giấy - H.doc
Tài liệu liên quan