LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1:Tổng quan về mặt hàng cà phê và công ty XNK tổng hợp 1 3
I. Khái quát về xuất khẩu cà phê của Việt Nam 3
1. Đăc điểm của mặt hàng cà phê 3
2.Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam 4
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của VN 6
II. Giới thiệu chung về công ty 8
1. Sự hình thành công ty 8
2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty 15
4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 18
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua 20
Chương II :Thực trạng xuất khẩu cà phê của công ty 24
I. Tình hình xuất khẩu cà phê của công ty 24
1.1. Sản lượng xuất khẩu 24
1.2. Thị trường xuất khẩu 25
II. Đánh giá về tình hình xuất khẩu cà phê 26
2.1 Điểm mạnh 26
2.2 Điểm yếu 28
Chương III: Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty 31
1. Đối với sản phẩm 31
2. Đối với thị trường 33
3. Đối với nguồn nhân lực 37
KẾT LUẬN 42
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2389 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu cà phê của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản, hứa hẹn sự thành công trong những năm kế tiếp.
Các giai đoạn phát triển của công ty.
Giai đoạn I: 1982 - 1986
Đây là giai đoạn đầu của công ty tìm hướng đi phù hợp để phát triển, với biên chế gồm 50 cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ không cao, cơ sở vật chất nghèo nàn, số vốn ban đầu nhà nước cấp là 1.390.000VNĐ. Trong thời gian này cơ chế chính sách quan liêu, đường lối đổi mới đang ở mức tư duy, chưa được cụ thể hoá bằng văn bản nhất là đối với quản lý kinh tế. Tuy nhiên từ những khó khăn đó, công ty dần dần khắc phục những yếu điểm và phát huy những thành quả đạt được.
Về vấn đề vốn, công ty đã chủ động kiến nghị để lãnh đạo hai cơ quan liên bộ (ngân hàng và Bộ ngoại thương) họp và đưa ra được văn bản nêu rõ những nguyên tắc riêng về hoạt động của công ty. Trong những phương thức kinh doanh các tài khoản được mở, vấn đề sử dụng vốn ngoại tệ, lập quỹ hàng hoá là cơ sở thuận lợi cho việc kinh doanh của công ty sau này. Đồng thời công ty xây dựng cho mình một số vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được vững chắc.
Đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên: công ty chú trọng tổ chức bồi dưỡng, cử người đi đào tạo nước ngoài khi có tiêu chuẩn, chấn chỉnh lại tư tưởng ỷ lại theo lối mòn của cơ chế kinh doanh bao cấp, đặt ra những yêu cầu cao hơn, chuyên môn cao hơn theo nghiệp vụ, theo mặt hàng, theo xuất nhập khẩu.
Giai đoạn II: 1978 - 1995
Giai đoạn phát triển và khắc phục khó khăn.
Từ năm 1987 - 1989 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của công ty về mọi mặt, tổng kim ngạch uỷ thác đạt 18 triệu đôla. Đội ngũ cán bộ được trang bị nhiều kiến thức thực tế, chuyên môn cao hơn thời kỳ đầu. Một số vấn đề được xem là trọng điểm là nhân tố thắng lợi của công ty đó là vấn đề về phương thức kinh doanh, quan hệ sở hữu giữa công ty với các cơ sở, vấn đề xây dựng quỹ hàng hoá, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình kinh doanh, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Từ năm 1990 - 1995 trong giai đoạn này tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế. Thị trường lớn Đông Âu và Liên Xô biến động về chính trị không còn, trong khi khu vực thị trường tư bản đang bị các đơn vị khác cạnh tranh khá dữ dội. Các mặt hàng uỷ thác xuất khẩu của công ty không còn nhiều. Tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau trong các tổ chức kinh doanh khá là phổ biến.
Trong giai đoạn này công ty hoạt động trong tình trạng chung diễn biến khá phức tạp nên việc giữ vững phát triển và thoát khỏi vòng bế tắc là một nỗ lực lớn của công ty.
- Giai đoạn III: 1995 đến nay.
Tiếp theo đà tăng trưởng của giai đoạn trước, năm 1997 kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty lên đến 78,4 triệu đôla cao nhất từ khi thành lập đến năm 1997. Tuy nhiên năm 1998 tổng kim ngạch của công ty giảm xuống còn 44,5 triệu đôla bằng 82,17% kim ngạch xuất khẩu năm 1997. Sự giảm xuống này là do môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty nói riêng và của cả nước nói chung có nhiều biến động xấu. Nền kinh tế trong nước giảm sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Châu á và thảm hoạ thiên tai liên tiếp. Thị trường trong nước giao dịch kém sôi động, nhiều sản phẩm tồn đọng khó tiêu thụ ảnh hưởng đến sản xuất, tình trạng thiểu phát kéo dài, kinh doanh xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn.
Từ sau giai đoạn khó khăn đó đến nay công ty đã có nhiều hướng đi mới như mở rộng phạm vi kinh doanh ra các đơn vị riêng lẻ, các quận huyện kể cả các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, chuyển dần từ ủy thác sang tư doanh. Triển khai kinh doanh gia công các mặt hàng, khai thác việc nhập hàng phi mậu dịch cho đối tượng người Việt Nam học tập và công tác tại nước ngoài được hưởng chế độ miễn thuế. Bên cạnh đó công ty còn tham gia khai thác địa sản, phát triển các dịch vụ cho thuê kho bãi.
Nhận thấy tiềm lực có khả năng đứng vững trên thị trường, công ty đã làm đơn gửi lên Bộ Thương mại để yêu cầu cho cổ phần hoá nhằm mở rộng hơn quy mô về vốn cũng như nguồn nhân lực. Được sự đồng ý của Bộ Thương mại, đầu năm 2006 công ty chính thức cổ phần hoá tách khỏi Bộ Thương mại và trở thành một công ty độc lập lấy tên mới là công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I với số vốn điều lệ là 70 tỷ đồng.
Đến nay công ty mới chỉ cổ phần hoá được một năm nhưng mọi hoạt động kinh doanh của công ty trong năm vừa qua cho thấy nhiều kết quả tốt đẹp.
Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty
Chức năng
Trực tiếp xuất khẩu hoặc nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng nông sản ,hải sản ,thủ công mỹ nghệ ,các mặt hàng gia công chế biến tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống theo kế hoạch ,theo yêu cầu của các điạ phương ,các ngành,các xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo quy định của nhà nước
Cung ứng vật tư ,hàng hóa ,nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước phục vụ cho các địa phương các ngành ,các xí nghiệp thanh toán bằng tiền hoặc hàng hóa theo các thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế
Sản xuất và gia công chế biến hàng hóa để xuất khẩu và làm các dịch vụ khác liên quan đến nhập khẩu
Nhiệm vụ
Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ kể cả xuất nhập khẩu tự doanh cũng như ủy thác xuất nhập khẩu và các kế hoạch có liên quan
Tự tạo nguồn vốn ,quản lý, khai thác sử dụng một cách có hiệu quả,thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước
Tuân thủ các chính sách ,chế độ quản lý kinh tế ,quản lý xuất khẩu và giao dịch đối ngoại
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong các hợp đồng kinh tế có liên quan
Nâng cao chất lượng ,gia tăng lượng hàng xuất khẩu ,mở rộng thị trường nước ngoài ,thu hút ngoại tệ và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
Đào tạo cán bộ lành nghề ,có kinh nghiệm phục vụ lâu dài cho công ty
Làm tốt mọi nghĩa vụ và công tác xã hội khác
Quyền hạn
Đề xuất với Bộ thương mại về việc xây dưng các chỉ tiêu kế hoạch có liên quan đến hoạt động của công ty
Được phép vay vốn bằng ngoại tệ và tiền mặt
Được ký các hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước
Đượcmở rộng buôn bán các sản phẩm hàng hóa theo quy định của nhà nước
Dự các hội chợ triển lãm dể giới thiệu các sản phảm của công ty ở trong và ngoài nước
Đặt đại diện và chi nhánh ở nước ngoài
Tuyển dụng ,sử dụng ,đề bạt ,kỷ luật cán bộ ,công nhân viên
Cơ cấu tổ chức
Công ty tuy đã được cổ phần hóa nhưng nhà nước vẫn là đối tác nắm cổ phần nhiều nhất .Vì vậy nên cơ cấu bộ máy tổ chức thao mô hình trực tuyến chức năng gồm những phòng ban với các chức năng chuyên ngành riêng biệt dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc
Ban giám đốc
_Các phòng quản lý: phòng tổ chức hành chính
phòng tài chính kế toán
phòng tổng hợp
ban xây dựng cơ bản
- Các phòng kinh doanh
phòng XNK1,2,3,4,5,6,7
- Các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc
Chi nhánh tại Hà Nội,Hải Phòng,thành phố Hồ Chí Minh
xí nghiệp may Đoạn Xá
- Các đơn vị liên doanh liên kết
Công ty phát triển Đệ Nhất
Ngân hàng thương mại cổ phần XNK Eximbank
Lĩnh vực hoạt động và phương thức kinh doanh của công ty
Lĩnh vực kinh doanh
- Kinh doanh xuất nhập khẩu
Kinh doanh bất động sản
Kinh doanh tài chính ngân hàng (là cổ đông lớn nhất của Eximbank )
Gia công sản xuất
Phương thức kinh doanh
xuất nhập khẩu trực tiếp
xuất nhập khẩu ủy thác
tái xuất khẩu
nhận gia công xuất khẩu
kinh doanh dịch vụ
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Mặt hàng xuất khẩu
Nhóm hàng nông sản:gạo ,cà phê,hạt tiêu,lạc nhân,chè,…
Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ:mây tre,gốm sứ,thêu,lẵng hoa …
Nhóm hàng sản phẩm may mặc :áo sơ mi,váy áo nữ,quần áo thể thao,quần áo trẻ em …
Nhóm mật hàng khác:tơ tằm,sản phẩm gỗ,thiếc,đồ chơi …
Mặt hàng nhập khẩu
Mặt hàng máy móc,thiết bị phụ tùng
Mặt hàng vật liệu xây dựng
Nguyên liệu gia công,tơ sợi các loại
Mặt hàng sắt ,kẽm ,nhôm
Mặt hàng nguyên liệu và hóa chất
Mặt hàng điện lạnh
Thị trường kinh doanh
Tính đến năm 2006 ,công ty xuất khẩu sang 32 thị trường trong đó thị trường xuất khẩu chính là EU.châu A và ASEAN
Thị trường nhập khẩu của công ty bao gồm 35 thị trường ,công ty chủ yéu nhập khẩu từ các thị trường châu A,ASEAN ,ngoài ra công ty còn có quan hệ với 1 số thị trường như Trung Đông,Mỹ,Nga và một số nước EU
Nguồn vốn kinh doanh
Công ty đã cổ phần hóa năm 2006 với số vốn lên tới 70 tỷ đồng
Trong đó :
Vốn nhà nước chiếm 30% trị giá 21 tỷ đồng
Vốn do công nhân viên công ty góp chiếm 6,99% trị giá 4 tỷ 894 triệu đồng
Vốn do cổ đông góp chiếm 63,1% trị giá 44 tỷ 106 trieu đồng
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua
đơn vị:USD
Năm
Mặt
hàng
2002
2003
2004
2005
2006
May mặc
21.175.671
18.932.365
19.230.212
20.374.774
22.302.855
Nông sản
28.096.875
27.810.520
24.478.658
33.328.039
35.110.740
Hàng khác
1.102.052
1.327.213
1.234.876
1.879.658
1.882.763
Tổng giá trị
50.374.598
48.070.098
44.943.746
55.582.471
59.296.362
(nguồn:phòng kinh doanh tổng hợp –công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1)
Qua bảng số liệu trên cho thấy công ty có giá trị xuất khẩu hàng năm rất cao.Trong đó mặt hàng nông sản luôn chiếm trên 50% giá trị xuất khẩu ,tiếp đến là mặt hàng may mặc .Đây cũng là 2 mặt hàng chủ lực của công ty ,ngoài ra các mặt hàng khác cũng tăng dần giá trị xuất khẩu qua các năm
Tuy nhiên ta cũng thấy tổng giá trị xuất khẩu của công ty có nhiều biến động theo sự biến động của thị trường .Năm 2003 giảm hơn 2% và đến năm 2004 giảm tới 4% mà nguyên nhân chính là do mặt hàng nông sản giảm mạnh giá trị xuất khẩu.Đến năm 2005 giá trị xuất khẩu của công ty không những phục hồi mà còn tăng mạnh gần 20% so với năm trước ,thể hiện ở sự tăng của tất cả các mặt hàng .Sang năm 2006 ,công ty chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần ,kim ngạch xuất khẩu đã tăng mạnh nhát từ trước đến nay đạt 59triệu USD.Những dấu hiệu này cho thấy công ty đã có sự chuyển đổi hợp lý phù hợp với sự phát triển của thị trường,hứa hẹn sự thành công cho những năm kế tiếp
Đơn vị: nghìn USD
Năm
Mặt hàng
2002
2003
2004
2005
2006
May mặc
21.175,7
18.932,4
19.230,2
20.374,8
22.302,9
Nông sản
28.096,8
27.810,6
24.478,7
33.328,1
35.110,7
Hàng khác
1.102,0
1.327,2
1.234,8
1.879,6
1.882,8
Tổng giá trị
50.374,5
48.070,2
44.943,7
55.582,5
59.296,4
Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp - công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I.
Qua bảng số liệu trên cho thấy công ty có giá trị xuất khẩu hàng năm rất cao. Trong đó mặt hàng nông sản luôn chiếm trên 50% giá trị xuất khẩu tiếp đến là hàng may mặc. Đây là hai mặt hàng chủ lực của công ty, ngoài ra các mặt hàng khác cũng tăng dần qua các năm.
Tuy nhiên ta cũng thấy tổng giá trị xuất khẩu của công ty có nhiều biến động theo sự biến động của thị trường. Năm 2003 giảm hơn 2%, tiếp tục giảm hơn 4% năm 2004 mà nguyên nhân chính là do mặt hàng nông sản giảm mạnh giá trị xuất khẩu. Đến năm 2005 giá trị xuất khẩu của công ty không những phục hồi mà còn tăng mạnh gần 20% so với năm trước, nguyên nhân cũng do mặt hàng nông sản phục hồi và tăng mạnh lượng xuất khẩu từ 24 triệu lên 33 triệu đô la, đồng thời các mặt hàng xuất khẩu khác cũng tăng nhanh. Sang năm 2006 đánh dấu bước thay đổi to lớn của công ty, từ một công ty thuộc nhà nước nay đã được cổ phần hoá và hoạt động độc lập, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh nhất từ trước đến nay đạt 59 triệu đô la những dấu hiệu này cho thấy công ty ngày càng phát triển mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt xuất khẩu hàng nông sản, hứa hẹn sự thành công trong những năm kế tiếp.
Chương II :Thực trạng xuất khẩu cà phê của công ty
I. Tình hình xuất khẩu cà phê của công ty
Sản lượng xuất khẩu
Bảng 3:sản lượng và kim nghạch xuất khẩu càphê năm 2002-2006
Đơn vị kim nghạch: nghìn USD
sản lượng : tấn
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Kim nghạch
300,1
2.583,6
19.154,6
28.782,8
24.947,9
Sản lượng
547,4
4.150,9
18.721,1
28.232,9
20.870,6
(Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002-2006)
Qua bảng 3 cho thấy sản lượng càphê xuất khẩu của công ty nhìn chung là tăng mà nguyên nhân cơ bản là do công ty đã mở rộng được thị trường .Ta có thể thấy năm 2002,sản lượng xuất khẩu chỉ có 547,4 tấn,đến năm 2003 tăng lên 4.150,9 tấn,tăng 761% ,năm 2004 sản lượng đạt 18.721,1 tấn ,tăng 351% so với năm 2003 và đến năm 2005 ,sản lượng cao nhất đạt 28.232,9 tấn,tăng 50,8% so với cùng kỳ năm ngoái .Nhưng đến năm 2006,sản lượng lại giảm xuống chỉ còn 28.870,6 tấn,giảm 26% so với năm 2005 ,nguyên nhân chính là do các đơn hàng từ các nước châu Âu giảm mạnh và ở thị trường châu Mỹ công ty gặp nhiều khó khăn khi mở rộng thị trường
Thị trường xuất khẩu
Bảng 4:kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các nước năm 2003-2006
đơn vị: nghìn USD
Năm
Thị
trường
2003
2004
2005
2006
Kim ngạch
Tỷ trọng
(%)
Kim ngạch
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch
Tỷ trọng
%)
Anh
39,1
1,5
94,9
0,5
1.735,2
6,0
2.383,8
9,5
Thụy Sỹ
986,5
38,1
7.018,9
36,7
16.873,2
58,7
10.243,2
41,1
Mỹ
1.072,7
41,5
1.609,9
8,4
2.479,8
8,6
11.302,2
45,3
Singapore
200,9
7,7
360,2
1,9
1.075,4
3,7
341,7
1,4
Khác
284,4
11,2
10.070,7
52,5
6.619,2
23,0
6.770,0
2,7
Tổng
2.583,6
100
19.154,6
100
28.782,8
100
24.947,9
100
(nguồn :báo cáo tổng hợp công ty năm 2003-2006)
Nhận xét: Như đã nói ở trên,các nước phương tây là những nước có nền văn hóa hiện đại,cho nên càphê ở các thị trường này nhu cầu rất cao,điều này thể hiện ở chính việc các thị trường chủ yếu của công ty là các nước EU,châu Mỹ,và châu á chỉ có Singapore .
EU thực sự là một thị trường lớn.Trong đó Thụy Sỹ từ lâu đã là bạn hàng quen thuộc của công ty,thể hiện ở kim ngạch xuất sang thị trường này luôn tăng và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu,nguyên nhân là do nền kinh tế của cả hai nước có mối quan hệ rất tốt và bền vững .Ngoài ra công ty còn xuất khẩu sang nhiều nước khác như Anh,Đức…..
Mỹ là thị trưòng khá lớn vàlà bạn hàng quen thuộc của công ty ,tuy kim nghạch xúât khẩu sang thị trường này luôn tăng lên nhưng tỷ trọng thì lại không đều,như năm 2003 chiếm 41,5% nhưng sang 2004 chỉ là 8,4% ,năm 2005 là 8,6% và đến năm 2006 thì lại tăng vọt lên 45,3%,sự suy giảm tỷ trọng trong hai năm 2004 và 2005 là do thời kỳ này kinh tế Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập thị trường kinh tế thế giới và xảy ra nhiều tranh chấp kinh tế làm ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng này
Châu A là một thị trường đầy tiềm năng mà công ty mới chỉ khai thác và xâm nhập được vào Singapore ,như thế chưa thực sự tương xứng,vấn đề đặt ra cho công ty là cần phải mở rông thị trường ,tìm kiếm đối tác trên thị trường này
II. Đánh giá về tình hình xuất khẩu cà phê
Điểm mạnh
+ Con người:các cán bộ ,công nhân viên của công ty có tinh thần đoàn kết gắn bó rất cao đối với công ty .Những thành quả mà công ty đạt được hôm nay đã chứng minh đoàn kết có sức mạnh to lớn .Công ty luôn được đánh giá là công ty xuất nhập khẩu hàng đầu của Bộ Thương mại trước đây và là công ty xuất khẩu mạnh của nước ta hiện nay
+ Quan hệ truyền thống :công ty có quan hệ truyền thống lâu năm với nhiều bạn hàng ,điều này vừa đảm bảo duy trì được quan hệ lâu dài vừa đảm bảo xuất khẩu sang các thị trường truyền thống ,đồng thời có thể thông qua họ,giới thiệu về công ty và các sản phẩm của công ty cho các đối tác khác
+ Uy tín của công ty :sở dĩ duy trì được mối quan hệ lâu dài với các đối tác là do trong suốt quá trình hoạt động của mình ,công ty luôn giữ chữ tín đối với bạn hàng ,vì thế công ty và các sản phẩm của công ty luôn có uy tín đối với họ
+ Nguồn vốn :công ty có một nguồn vốn mạnh ,đây được coi là ưu thế lớn của công ty,nhờ đó công ty dễ dàng hơn trong việc đầu tư thực hiện các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu ,vấn đề là làm sao cho hiệu quả cao và hợp lý
+ nguồn hàng :nhờ vào uy tín của mình cũng như những chính sách hợp lý đối với việc thu mua hàng ,giờ đây công ty có mối liên hệ đầu vào khá chặt chẽ ,cùng với việc xây dựng các nhà kho bảo quản hàng hóa với các tiêu chuẩn ngày càng được nâng cao nên công ty luôn đáp ứng được các đơn hàng số lượng lớn và sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng
+ thị trường mở rộng :qua hơn 20 năm hoạt động ,đến nay công ty đã có danh mục hàng hóa với các chủng loại ngày càng đa dạng và phong phú ,quy mô ngày càng được mở rộng .Đây là điều kiện rất thuận lợi để công ty đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác nhau và tìm kiếm thêm nhiều đối tác mới,cụ thể như trứơc đây thị trường chủ yếu của công ty là các nước Đông Âu thuộc Liên Xô cũ ,sau khi hệ thống này tan rã công ty dần tìm được hướng đi mới vào các thị trường tiềm năng .Hiện nay công ty đã có thị trường xuất khẩu khá rộng như Mỹ,EU,Nhật Bản,ASEAN…
Điểm yếu
+ điều kiện bảo quản hàng hóa:mặc dù công ty đã có rất nhiều cải thiện trong việc xây dựng các hệ thống kho tàng bến bãi phục vụ cho nhu cầu dự trữ sản phẩm (chủ yếu là hàng nông sản)nhưng vẫn là chưa đủ so với số lượng các đơn hàng của công ty,chính vì thế tình trạng công ty bị các nhà cung ứng ép giá khi sắp đến hạn giao hàng vẫn xảy ra với lý do là công ty ký hợp đồng trước khi tiến hành mua nông sản ,do đó mà thiếu tính chủ động trong kiểm soát nguồn hàng
+ không có bộ phận marketing:trong khi công ty xuất khẩu rất nhiều mặt hàng sang rất nhiều thị trường khác nhau,do đó vấn đề nghiên cứu thị trường cũng như marketing sản phẩm đòi hỏi tính chuyên môn cao và phải được thực hiện hết sức nghiêm túc .Trên thực tế công ty lại thiếu hẳn những cán bộ được đào tạo chuyên sâu về vấn đề này ,do đó công ty chưa bao giờ thực hiện được 1 kế hoạch marketing hoàn chỉnh.Trong những năm qua ,công ty thực hiện việc kinh doanh xuất nhập khẩu với các đối tác chủ yếu dựa vào uy tín và các mối quan hệ đã có từ trước chứ công ty chưa bao giờ hoạch định cho mình một chiến lược cụ thể nào để thu hút khách hàng và thâm nhập thị trường.Với việc Việt Nam gia nhập WTO và thị trường mở cửa như hiện nay,nếu công ty không nhanh chóng khắc phục điểm yếu này sẽ không thể tạo ra được hiệu quả lâu dài và duy trì được vị thế như hiện nay
Ngay cả trong công tác nghiên cứu và dự báo thị trường,việc thu thập thông tin của công ty cũng còn rất hạn chế ,nguồn thông tin nhiều khi con chưa đầy đủ và thiếu sự nhanh nhạy kịp thời nên vẫn có lúc bị động trong việc ứng phó với những sự biến động của thị trường và bỏ qua nhiều cơ hội
+ chất lựơng sản phẩm còn kém:mặc dù chát lượng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của công ty đã có nhiều cải thiện nhưng đây vẫn là một điểm yếu của công ty .Công ty chủ yếu mua hàng rồi xuất khẩu luôn không qua chế biến hay gia công nhiều nên chất lượng hàng hóa phụ thuộc vào hoạt động của các công ty cung ứng .
Thực tế là các nhà sản xuất vãn thường bị hạn chế vè vốn cũng như công nghệ sản xuất nên chủ yếu là họ đáp ứng cho công ty về mặt số lượng mà không đảm bảo về mặt chất lượng ,điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của công ty nếu hàng hóa không kiểm tra để đảm bảo chất lượng mà xuất sang cho đối tác .
+ Xất khẩu thô vẫn là chủ yếu :những mặt hàng nông sản công ty xuất khẩu cũng như hầu hết mặt hàng nông sản khác của Việt Nam chủ yếu dưới dạng thô và sơ chế ,do đó giá trị gia tăng thấp ,thiếu tính cạnh tranh.Chính vì chất lượng hàng hóa không cao nên giá bán thấp ,vì thế tuy sản lượng xuất khẩu hàng hóa qua các năm tuy tăng về số lượng nhưng giá trị gia tăng lại không cao
+ Kim ngạch không ổn định:cà phê là mặt hàng chủ lực của công ty trong xuất khẩu nhưng do vẫn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, cung-cầu thị trường và giá cả không ổn định nên giá trị xuất khẩu của công ty không ổn định
+ Trình độ của cán bộ công ty :do tuổi đời của cán bộ khá cao nên hạn chế về khả năng tin học và ngoại ngữ ,đây thực sự là một bất lợi đối với công ty trong giao dịch đàm phán với đối tác nước ngoài
+ Công tychưa có hệ thốnh phân phối riêng của mình ở nước ngoài cho nên hoạt động kinh doanh còn thiếu tính chủ động ,phụ thuộc nhiều vào kết quả kinh doanh của phía đối tác,hơn nữa công ty chưa xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh nên khả năng khách hàng tự tìm đến công ty còn rất hạn chế
Chương III: Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty
Đối với sản phẩm
+ hoàn thiện hệ thống khai thác nguồn hàng và bảo quản hàng hóa
Nguồn hàng ổn định là tiền đề quan trọng cho việc phát triển thị trường xuất khẩu .Công tác tạo nguồn và mua hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hóa ,tiến độ giao hàng ,đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu ,uy tín của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh
Hiện nay công ty đang hoàn thiện mạng lưới thu mua hàng ổn định tại các địa phương ,người bán không bị ép giá khi được mùa và công ty cũng không bị nâng giá khi có nhu cầu lớn.Tuy nhiên công ty vẫn khó kiểm soát được về mặt chát lượng hàng hóa ,điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty,yêu cầu đặt ra là công ty cần nghiên cứu chọn lọc kỹ lưỡng những nhà cung cáp có uy tín ,nguồn hàng đảm bảo chất lượng và ổn định.Tuyệt đối tránh tình trạng mua hàng chất lượng không đảm bảo tiêu chuẩn để xảy ra trường hợp bị nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng dẫn đến mất uy tín và cơ hội kinh doanh của công ty .
Ngoài ra công ty cần có danh mục các nhà cung cấp ,thường xuyên trao đổi thông tin nhằm nắm bắt được khả năng cung cấp hàng hóa của họ .Đặc biệt mặt hàng càphê là mặt hàng mang tính thời vụ nên công ty cần có sự chuẩn bị cho thương vụ sắp tới thông qua sự chuẩn bị hàng và dự trữ hàng .Nhưng mặt hàng này chịu tác động rất lớn của điều kiện thời tiết ,nên một vấn đề quan trọng khác là cần phải củng cố hoàn thiện khâu dự trữ bảo quản hàng hóa .Công ty đã có hệ thống kho bãi khá lớn ,quy mô rộng nhưng điều kiện bảo quản còn khá thô sơ ,thiếu máy móc thiết bị ,một số kho vãn chưa đạt tiêu chuẩn .Công ty cần phải tu sửa lại hệ thống kho bãi nhằm tăng điều kiện bảo quản chất lượng hàng ,đầu tư công nghệ máy móc như máy nâng hàng để tránh va đập ,máy hút ẩm,máy sấy để có thể giữ được chất lượng của hàng hóa …
+ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bằng việc tăng cường khâu chế biến
Để nâng cao chất lượng sản phẩm ,cần rất nhiều điều kiện về vốn,kỹ thuật công nghệ …Là công ty có số vốn lớn ,hoạt đông mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản ,công ty rất cần chú trọng đầu tư cho công nghệ chế biến .
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty ,tuyđã có càphê chế biến xuất khẩu nhưng chủ yếu vẫn là xuất khẩu hàng thô mà giá trị của mặt hàng thô là rất thấp.Vì vậy công ty cần phải có một hướng đi mới đó là xây dựng và liên kết với các cơ sở sản xuất chế biến tại các địa phương ,đầu tư các dây chuyền công nghệ bước đầu phục vụ cho việc sơ chế bảo quản chất lượng hàng hóa được dài hơn để tiến đến tinh chế sản phẩm và xuất khẩu những mặt hàng có hàm kượng chế biến cao.
Ngay trong mặt hàng caphe,công ty cũng cần đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
Đối với thị trường
+ hoàn thiện hệ thống nghiên cứu thị trường
Để thực hiện tốt việc phát triển thị trường thì nghiên cứu thị trường cũng là một công việc đòi hỏi phải thực hiện nghiêm túc nếu muốn phát triển thị trường một cách có hiệu quả
“Nhập gia tùy tục” là một nguyên tắc không thể không biết khi tiếp cận bất kỳ thị trường nào .Chúng ta cần nghiên cứu môi trường kinh doanh,phong tục tập quán,văn hóa tiêu dùng,sở thích,niềm tin,mức độ chi trả để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và chính xác khiến cho hàng hóa xuất khẩu có thể nhanh chóng phù hợp với xu hướng tiêu dùng.Việc nghiên cứu thị trường ở đây bao gồm nghiên cứu thị trường theo nước và nghiên cứu theo mặt hàng cụ thể .Nghiên cứu thị trường nói một cách đơn giản là xem xét khả năng công ty trong việc bán sản phẩm và hàng hóa của công ty có được khách hàng chấp nhận không .Trong bước này công ty phải phân tích các dự báo về thị trường trong nước ,các đối thủ cạnh tranh tại thị trường dự định xuất khẩu
và môi trường kinh doanh của thị trường này .Thị trường thì luôn biến động nên ngoài việc nghiên cứu thị trường,công ty phải dự báo những biến động của thị trường,qua đó tranh thủ được cơ hội, tránh và hạn chế rủi ro có thể xảy ra
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt khốc liệt như hiện nay ,công ty phải lựa chọn phương pháp nghiên cứu thị trường ,thực hiện nghiên cứu thị trường có hiệu quả trước khi đưa ra quyết định cuối cùng lựa chọn kinh doanh ở thị trường nào,nếu thực hiện tốt công tác này,công ty sẽ có một quyết định đúng đắn
_công ty nên phối hợp cả công tác nghiên cứu tại bàn và tại thị trường.Công ty vừa phải thu thập thông tin trên các sách báo ,tạp chí ,ấn phẩm của cả Việt Nam và nước ngoài cùng với các thông tin trên internet.Nếu có thể công ty có thể cử cán bộ đi khảo sát thực tế thị trường,tham gia các hội chợ triển lãm cả trong và ngoài nước nhằm nắm bắt thông tin về thị trường
_Trên cơ sở thông tin thu được công ty tiến hành tổng hợp thông tin ,phân tích và xử lý thông tin,cuối cùng đánh giá một cách nghiêm túc để đưa ra một quyết định hợp lý và có tính khả thi
nghiên cứu thị trường không phải là công việc đơn giản mà nó đòi hỏi nhiều nỗ lực và phải được thực hiện một cách nghiêm túc.Phải thực hiện như vậy vì nếu đánh giá không chính xác nhu cầu thị trường hay là dự báo sai những biến động của thị trường đều có thể dẫn đến hậu quả không lường .Do vậy công việc nay đòi h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1954.doc