LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần 1: Tổng quan về đơn vị thực tập 2
1. Khái quát chung về đơn vị thực tập. 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2
1.2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. 2
1.3. Một số kết quả đạt được của đơn vị trong những năm qua và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. 2
1.3.1 Kết quả đạt được của đơn vị trong những năm qua và phương hướng năm 2010 2
1.3.2. Các mục tiêu năm 2010 3
2. Tổ chức công tác quản trị nhân lực tại công ty. 3
2.1. Quan điểm của ban lãnh đạo công ty về công tác quản trị nhân lực. 3
2.2. Hệ thống tổ chức công ty, chức năng, nhiệm vụ của công ty. 3
2.2.1. Hệ thống tổ chức công ty: 3
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. 5
2.2.3. Sự kết nối chức năng, hoạt động quản trị nhân lực diễn ra tại đơn vị. 5
2.3. Thực trạng của cách thức tổ chức công tác quản trị nhân lực. 5
2.3.1. Công tác đào tạo tại đơn vị thực tập 5
2.3.2. Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc. 6
2.3.3. Tạo động lực cho người lao động. 6
2.3.4. Tổ chức quản lý, cập nhật hồ sơ nhân sự trong công ty. 6
2.3.5. Vấn đề bất bình, xung đột và tranh chấp lao động. 7
2.4. Thực trạng nguồn nhân lực của đơn vị. 7
2.4.1. Thực trạng quản lý nhân lực 7
2.4.1.1. Phân công lao động theo chuyên môn - nghề nghiệp được đào tạo. 7
2.4.1.2. Quản lý chất lượng lao động ở công ty 8
2.4.2. Đặc điểm các yếu tố đầu vào 9
2.4.2.1. Máy móc thiết bị 9
2.4.2.2. Lao động 9
Phần 2: Thực trạng về quy chế trả lương của người lao động ở công ty cổ phần May và Thương Mại Tiên Lữ 10
2.1. Cơ sở lý luận 10
2.1.1. Khái niệm và bản chất của tiền lương 10
2.1.2. Khái niệm Quy chế lương: 11
2.1.4. Quy trình xây dựng Quy chế lương: 14
2.1.5. Sự cần thiết phải hoàn thiện Quy chế lương ở Công ty: 18
2.2. Thực trạng quy chế trả lương cho người lao động ở công ty cổ phần May và Thương Mại Tiên Lữ 21
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng 21
* Thực trạng điều kiện lao động. 21
2.2.2. Thực trạng quy chế trả lương ở công ty 22
2.2.2.1. Quy chế lương trả lương cho người lao động. 22
2.2.2.2. Quy chế thi đua của công ty. 25
2.2.3. Hiệu quả của việc xây dựng quỹ lương ở công ty cổ phần May và Thương Mại Tiên lữ. 54
2.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quy chế lương. 55
2.3.1. Phương hướng phát triển của công ty. 55
2.3.2. Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của quy chế lương. 55
2.3.2.1. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ. 55
2.3.2.2. Sử dụng các đòn bẩy kích thích vật chất và tinh thần hữu hiệu 55
2.3.3. Một số khuyến nghị đối với công ty. 56
2.3.3.1. Môi trường làm việc. 56
2.3.3.2. Đối với ban lãnh đạo công ty 56
2.3.3.3. Điều kiện làm việc 57
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4808 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng về quy chế trả lương cho người lao động ở công ty cổ phần May và thương mại Tiên Lữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo, biết tiết kiệm chi phí sản xuất… Lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng dần lên .
* Đối với vấn đề quản lý lao động
Tiền lương là khoản thu nhập chính của người lao động để thoả mãn phần lớn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động, tiền lương hợp lý sẽ tạo cho người lao động ý thức làm việc nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng thêm thu nhập cho bản thân, góp phần tích luỹ. Vì vậy nhà quản lý cần phải biết sử dụng tiền lương như là một công cụ để quản lý lao động. Trả lương hợp lý sẽ đảm bảo hài hoà lợi ích giữa người sử dụng lao động với người lao động và giữa người lao động với nhau. Do đó sẽ duy trì mối quan hệ nhân sự tốt đẹp trong công ty. Vì vậy quy chế trả lương sẽ có tác dụng là đòn bẩy vật chất khuyến khích người lao động làm việc hết mình tránh gây nảy sinh các mâu thuẫn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty. Như vậy việc hoàn thiện quy chế trả lương là một công tác rất cần thiết, cần có sự nghiên cứu rõ ràng để nhằm sử dụng qũy lương, trả lương hợp lý nhất, từ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp .
2.2. Thực trạng quy chế trả lương cho người lao động ở công ty cổ phần May và Thương Mại Tiên Lữ
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng
* Thực trạng điều kiện lao động.
Điều kiện lao động là yếu tố quan trọng trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả làm việc, đảm bảo an toàn cho người lao động, tạo tâm lý thoải mái, yên tâm cho người lao động. Trong năm qua công ty cổ phần May và Thương Mại Tiên Lữ đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật, cải tiến máy móc thiết bị nhằm đảm bảo điều kiện lao động cho công nhân, nhân viên trong công ty. Ngoài ra công ty còn áp dụng nhiều biện pháp khác như:
- Đối với phòng ban chức năng: Công ty trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị văn phòng phục vụ cho công việc như điện thoại, máy tính, điều hoà, máy pho tô … và các thiết bị khác phục vụ công tác chuyên môn của các phòng ban.
- Đối với xưởng sản xuất: Các phân xưởng sản xuất được xây dựng trên mặt bằng rộng rãi, thông thoáng, đảm bảo các điều kiện về thông gió, ánh sáng, cách âm với các khu vực khác. Nhưng máy móc thiết bị trong xưởng được bố trí chưa hợp lý đảm bảo thuận lợi cho người lao động trong quá trình làm việc, vận chuyển. Máy móc thiết bị chưa được bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời.
- Chế độ phục vụ: Các phân xưởng sản xuất tự đảm nhiệm công việc phục vụ nguyên vật liệu cho sản xuất.
* Quan điểm của lãnh đạo công ty về công tác tạo động lực trong lao động.
Công ty luôn muốn tạo động lực cho người lao động nhưng kèm theo là phải tăng cao năng xuất lao động. Muốn được như thế thì công ty phải giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận làm tốt phần nhiệm vụ của mình để người lao động yên tâm sản xuất như cung cấp và sửa chữa máy móc cho công nhân kịp thời, đảm bảo các yêu cầu về bảo hộ lao động, chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý… Như vậy, quan điểm của lãnh đạo phải gắn với thực tế qua kiểm tra, giám sát mới đạt được hiệu quả cao trong công việc.
* Các hoạt động tập thể của người lao động.
Trong công ty, các hoạt động tập thể nhằm tạo sự gắn bó giữa những người lao động với nhau chưa nhiều. Hàng ngày, công nhân trong công ty làm việc xong và về nên chỉ có một số người lao động quen biết với nhau và quen biết với 1 số người trong phân xưởng nên chưa tạo được sự thân thiện giữa những người lao động với nhau, chưa tạo được sự đoàn kết cao trong quá trình làm việc.
2.2.2. Thực trạng quy chế trả lương ở công ty
2.2.2.1. Quy chế lương trả lương cho người lao động.
Căn cứ vào tình hình thực tế của công ty. Để phù hợp khách quan, công bằng, làm lương nhanh công ty xây dựng phương án trả lương khu vực hưởng lương sản phẩm như sau:
* Tiền lương của tổ trưởng, tổ phó may, cắt.
- Tổ trưởng hưởng 3% của tổng quỹ tiền lương tháng của tổ.
- Tổ phó hưởng bằng 90% tiền lương và thu nhập của tổ trưởng.
* Tiền lương của công nhân sản xuất được phân làm 4 loại: 1,2,3,4.
- Loại 1: Là thợ toàn năng đặc biệt.
- Loại 2 gồm:
+ Phần cứng xếp 1.9
+ Phần mềm 1A xếp từ 1.9 – 2.2 ( 1.9, 1.95, 2.0, 2.05, 2.1, 2.15, 2.2)
Ứng dụng cho các đối tượng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có tỷ lệ bổ sung cao, đảm bảo chất lượng.
+ Phần mềm 1B xếp từ 1.89 xuống 1.7 ( 1.7, 1.75, 1.8, 1.85, 1.89)
Ứng dụng cho các đối tượng có hiệu quả thấp, chất lượng thấp.
- Loại 3 gồm:
+ Phần cứng xếp 1.8
+ Phần mềm 2A xếp từ 1.8 đến 2.1 (1.8, 1.85, 1.9, 1.95, 2.0, 2.05, 2.1)
Ứng dụng cho các đối tượng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt chất lượng tốt.
+ Phần mềm 2B xếp từ 1.79 xuống 1.6 (1.6, 1.65, 1.7, 1.75, 1.79)
Ứng dụng cho các đối tượng hoàn thành hiệu quả thấp.
- Loại 4 gồm:
+ Phần cứng xếp 1.6
+ Phần mềm 3A xếp từ 1.6 đến 2.0 (1.6, 1.65, 1.7, 1.75, 1.8, 1.85, 1.9, 1.95, 2.0).
Ứng dụng cho các đối tượng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chất lượng tốt.
+ Phần mềm 3B xếp từ 1.59 xuống 1.4 (1.4, 1.45, 1.5, 1.55, 1.59).
Ứng dụng cho các đối tượng thực hiện hiệu quả thấp.
* Phần nguyên lý phân loại – phân định và ăn chia.
- Phân loại:
+ Căn cứ vào khả năng của từng người đảm nhiệm phần việc được phân định thông qua thi kiểm tra tay nghề ( với 2/3 chi tiết trong bảng phân định).
+ Phần cứng của từng loại là xác định tay nghề trên cơ sở cấp bậc công việc.
+ Phần mềm là đánh giá hiệu quả thực hiện ở mức nào.
- Phân định công việc:
Nhóm các chi tiết công việc ứng dụng vào từng loại làm cơ sở cho tổ trưởng phân công nhiệm vụ.
- Phần ăn chia:
+ Thợ loại I toàn năng đặc biệt dù phân công ở bất cứ loại nào thì họ vẫn được hưởng hệ số loại 2.
Căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ mà xếp trong khung phần mềm của loại 2.
+ Các đối tượng thợ của loại khác: Làm ở loại nào được hưởng theo hiệu quả của loại đó
- Việc phân loại để ăn chia:
Phần cứng và phần mềm được phân theo từng mã hàng được Ban lãnh đạo công ty, ban lãnh đạo xí nghiệp xác định.
- Khi tính lương chỉ lấy hệ số phần mềm: ( Song số liệu đưa tính lương phải ghi cả phần cứng và phần mềm cho các cán bộ nghiệp vụ theo dõi)
- Xác định các dữ liệu:
+ Từng mã hàng tổ trưởng phải xác định phần phân loại và xếp phần cứng thông qua xí nghiệp và thông báo cho người lao động biết.
+ Phần mềm được ứng dụng cho từng mã hàng, khi làm lương phải cho công nhân biết và được xí nghiệp duyệt mới được chuyển làm lương.
+ Phòng kỹ thuật nhóm các chi tiết của từng mã hàng theo từng loại ngay trên giây truyền công nghệ đưa xuống.
+ Tổ trưởng sản xuất căn cứ vào việc nhóm các chi tiết ở từng loại đối chiếu với khả năng của từng người mà xếp việc.
- Quy chế này tính theo ngày công đi làm
- Phần bán, mua được quy ra công để cộng vào bảng lương.
* Xác định mua bán:
- Mua: Khi được phân công công việc không những hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình còn đi bổ xung thêm bộ phận khác gọi là mua ( Mua ở loại nào tính lương ở loại đó, hoặc quy đổi về loại của bản thân tính bằng công).
- Bán: Phân công công việc làm không hết phải bán đi gọi là bán việc. Bán và mua được tính đến 0.1 công trở lên.
* Trong tháng nếu không đảm bảo được loại công việc được phân công hoặc làm tốt phần việc của mình ( nếu làm được nhiều công việc ở bộ phận khác thì có thể xuống lương hoặc lên lương.
* Công thức tính lương:
Vtừng công nhân mua, bán = VTổng quỹ lương × Hệ số của từng người (+,-) mua bán.
Tổng hệ số
* Phân định công việc theo từng loại:
- Tổ trưởng điều hành chung:
Loại 1: Là thợ toàn năng đặc biệt.
Loại 2: gồm
+ Thu hoá
+ Tra máy các loại khoá
+ Tra máy các loại nẹp
+ Bổ bấm các loại túi
+ Tra máy các loại cổ
+ Tra máy các loại cạp
+ May các loại túi hộp
+ Tra măng séc- sẻ tay hình chữ V
+ Là thành phẩm
+ Sẻ tà tra khoá + may sẻ tà
+ Trần các loại bông chính
+ May gấu áo Jắckét + gấu quần 3 lớp
+ Trần các loại bông lót phức tạp
+ Các bộ phận tương tự
Loại 3: gồm
+ Tra các loại moi
+ May các loại cơi
+ May các loại măng séc thông thường
+ May tra các loại cá
+ Trần các loại bông lót
+ Vắt sổ các loại + ghim bông + xén bông
+ Khuy các máy + chắp các loại
+ Vắt gấu + may gấu các loại thông thường
+ Là các loại sản phẩm – Là chi tiết
+ Thêu các loại
+ Các bộ phận tương tự
Loại 4: gồm
+ Các loại thợ phụ
+ Sang dấu
+ Đóng gói
+ Lăn bông
+ Cúc tay
+ Và các bộ phận tương tự.
2.2.2.2. Quy chế thi đua của công ty.
Công ty Cổ phần May và Thương Mại Tiên Lữ ban hành quy chế thi đua năm 2010 như sau:
Phần thứ nhất : Qui chế thưởng tháng
* Đối tượng xét thưởng
Gồm toàn thể cán bộ công nhân viên và lao động hợp đồng làm việc tại Công ty trong tháng.
* Tiêu chuẩn xét thưởng
1. Đảm bảo ngày, giờ công làm việc trong tháng
2. Đạt năng xuất về : Tiêu chuẩn về năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, định mức tiền lương, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không vi phạm các quy chế của Công ty đề ra.
3. Chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
* Có các loại bậc thưởng
- Có 3 loại A-B-C, trong đó loại A là bậc thưởng cao nhất và giảm dần xuống loại C.
I. Quy định về xếp loại thưởng
1. Đối với khu vực hưởng lương sản phẩm.
Mức tiền lương bình quân ngày quy định cho từng loại như sau:
Bảng 5: Mức tiền lương bình quân ngày quy định cho từng loại thưởng.
STT
Loại
Hệ số thưởng
Tổ trưởng may
Tổ trưởng cắt
Tổ phó may
Tổ phó cắt
+ CN May loại 1,2
+ CN Cắt
CN trải vải
+ Đánh số
+ Ép mếch
+ CN Thêu
+ CN may loại 3
CN May loại 4
2.27
2.18
2.01
1.895
1.78
1
A
Các XN
41.000
37.400
33.800
32.200
29.300
Tổ mới
36.800
33.600
30.500
28.900
26.300
2
B
Các XN
36.900
33.800
30.300
28.900
26.700
Tổ mới
32.000
28.900
26.000
24.800
23.200
3
C
Các XN
32.600
30.000
27.600
26.300
25.200
Tổ mới
27.900
25.700
23.400
22.500
21.600
* Tiền thưởng đối với các tổ mới (Thành lập trong 12 tháng)
Tháng đầu thực hiện : 60% mức
Tháng thứ hai thực hiện : 70% mức
Tháng thứ ba thực hiện : 80% mức
Tháng thứ tư thực hiện : 90% mức
Tháng thứ năm trở đi vào mức thưởng các tổ mới theo qui định
* Hệ số tiền thưởng
Loại A = 1
Loại B = 0,8
Loại C = 0.6
2, Đối với khu vực hưởng lương thời gian (Hưởng lương theo hệ số)
Hệ số lương từ 18.000 đồng trở lên : Xếp loại A
Hệ số lượng từ 17.000 đồng trở lên : Xếp loại B
Hệ số lương từ 16.000 đống trở lên : Xếp loại C
3, Công nghỉ
Đặt vòng, nạo thai, triệt sản đúng chế độ, công ngừng việc do khách quan, công đi đường (khi nghỉ phép nếu có), công nghỉ bù, phép, công đi đường (khi nghỉ phép nếu có), công đi học do yêu cầu cá nhân được Tổng Giám Đốc cho phép đi học, đi họp, giải quyết việc hiếu hỉ được loại trừ kế hoạch.
4, Thưởng thực hiện hoàn thành kế hoạch giao về trước giờ.
4.1, Với cá nhân công nhân may
Khi thực hiện hoàn thành kế hoạch giao trong ngày trước giờ qui định :
+ Cho về nghỉ
+ Nếu vận đồng ở lại làm cùng tổ đến hết giờ qui định thì sẽ được :
- Trả lương những sản phẩm làm thêm ngoài giờ trả thêm 50% đơn giá
- Trả gấp 3 lần lương làm ngoìa giờ của những sản phẩm làm thêm ngoài giờ nếu đi bổ xung bộ phận khác
+ Tiền lương lấy từ hệ số nhảy bậc
+ Giám đốc xí nghiệp quyết định thưởng
4.2, Với tổ sản xuất may : Ứng dụng thưởng trong tuần (cuối tuần lĩnh thưởng)
Tổng Giám đốc ra quyết định khen thưởng
- Về đúng giờ thưởng 300.000 đồng
- Về trước giờ 30 phút thưởng 600.000 đồng
- Về trước giờ 60 phút thưởng 900.000 đồng
4.3, Với xí nghiệp may : Hoàn thành kế hoạch trong ngày, về đúng giờ
- Liên tục trong tuần : Thưởng 600.000 đồng trong tuần
- Về trước 30 phút trong ngày và liên tục trong tuần thưởng 1.200.000 đồng
Chú ý : Mọi đối tượng về trước giờ qui định chỉ có giá trị khi hết tháng phải hoàn thành kế hoạch
* Thưởng năng xuất : Với các tổ cứ vượt 1% doanh thu USD qui đổi thưởng 0,5% trên doanh thu tiền lương nhưng tổng tiền thưởng không vượt quá 20%.
5, Những công không đi làm đựoc tính thưởng hoàn thành kế hoạch tháng gồm : Công nghỉ bù, công đi học trong qui hoạch do Công ty cử đi và công nghỉ phép
6, Trường hợp trong tháng có nhiều công nghỉ : Nghỉ bù, phép và các công đi học khác thì phải có ít nhất 2/3 thời gian làm việc trong tháng và 17 ngày trở lên mới được xét thưởng.
7, Những người mới về Công ty làm việc : Trong thời gian tập sự không xếp thưởng, những người điều ở khu vực sản xuất lên làm việc khu vực phòng ban tháng đầu tiên nếu đủ điều kiện xét thưởng thì xếp loại C.
8, Những người độc thân
Trong tháng có một công ốm, lao động nữ có 1 con dưới 3 tuổi có 2 công ốm, có 2 con dưới 6 tuổi có 3 công ốm (kể cả con ốm mẹ nghỉ) đều được xét thưởng.
- Nghỉ quá qui định trên 1 công hạ 1 loại thưởng : Nghỉ 2 công hạ 2 loại thưởng
- Nghỉ quá qui định trên 2 công không xét thưởng
Trường hợp tháng sau khi nghỉ ốm lặp lại như tháng trước (theo qui định trên).
+ Lần thứ nhất hạ một loại thưởng
+ Lần thứ hai không xét thưởng (trường hợp đặc biệt ở 2 công được xem xét)
II, Qui định đảm bảo chất lượng sản phẩm và công việc được giao
1. Khu vực sản xuất:
1.1 Công nhân may là:
* Không đảm bảo chất lượng sản phẩm phải ghi sổ KCS:
- Vi phạm lần 1: hạ xuống loại B, nếu xếp loại B thì hạ xuống loại C, nếu ở loại C thì không thưởng.
- Vi phạm lần 2: Không xét thưởng.
Nếu sai hỏng nghiêm trọng và phải lập biên bản, tuỳ theo mức độ mà xử lý bồi thường vật chất theo giá trị thiệt hại.
1.2 Thu hoá may, là, đóng gói:
- Nếu tỷ lệ sửa may của tổ qua KCS xí nghiệp hỏng từ 10-15% phải lập phiéu khắc phục phòng ngừa hạ một loại thưởng. Từ 16% trở lên không xét thưởng.
- Để hàng hỏng, bẩn, lọt lưới, là dối, sai vóc vỡ… thì hạ xuống loại C. Nếu xếp loại C thì không xét thưởng.
- Nếu khách hàng khiếu nại và phạt công ty về chất lượng và các yếu tố khác do chủ quan, phải bồi thường giá trị vật chất từ 10-20% mức phạt của khách.
- Để sót kéo, cắt thưởng: Công nhân đóng thùng, nhân viên KCS đóng thùng, Tổ phó và công nhân đóng gói.
- Để sót kim hay các vật kim loại khác trong sản phẩm thì Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Tổ trưởng bị hạ một loại thưởng; người dò kim, tổ phó bị cắt thưởng.
1.3 Với thợ sửa máy, nhân viên thống kê và vệ sinh công nghiệp
* Với thợ sửa máy:
- Phải thường xuyên có mặt ở xí nghiệp, sẵn sàng xử lý các ca máy hỏng, đảm bảo nhanh, chất lượng tốt.
- Không để công nhân may tìm, chờ đợi lâu khi máy hỏng
Nếu vi phạm xử lý từ hạ thưởng đến cắt thưởng
* Nhân viên thống kê
Tổng hợp số liệu nhanh, chính xác, xuất nhập kho nhanh, nắm chắc tiến độ sản xuất các mã hàng. Nếu vi phạm xử lý từ hạ thưởng đến cắt thưởng.
* Công nhân vệ sinh công nghiệp
Đảm bảo tốt vệ sinh môi trường, nhà xưởng và hàng hoá, không để xí nghiệp bẩn bụi, ảnh hưởng đến hàng đang sản xuất trên dây chuyền.
Tất cả các đối tượng trên không làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, tuỳ theo mức độ vi phạm mà xử lý từ hạ hết loại thưởng đến không xét thưởng hoặc cho nghỉ việc với trường hợp hợp đồng.
1.4 Bộ phận đóng hòm
- Xếp hàng vào thùng không đúng quy trình, gây mất sản phẩm, nhầm lẫn, thừa thiếu, nhàu nát, làm hỏng hòm hộp, không đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
- Kẻ vẽ sai số lượng, vóc cỡ, chủng loại, địa chỉ… để khách hàng khiếu nại và phạt do khâu đóng hòm
* Xử lý
+ Phạt từ hạ loại đến không xét thưởng
+ Nếu trầm trọng phải bồi thường thiệt hại
1.5 Tổ trưởng sản xuất:
- Trong tổ có tỉ lệ sửa may qua KCS xí nghiệp từ 10-15% thì hạ xuống loại B, từ 16% trở lên không xét thưởng. Hàng dính sai vóc cỡ cắt thưởng.
- Tráo lộn sản phẩm, không đảm bảo chất lượng sản phẩm mà nhập kho thì cắt thưởng tổ trưởng, tổ phó và người vi phạm. Gây trầm trọng cho nghỉ việc.
- Trong tổ phát hiện có sản phẩm hỏng mà tự huỷ, phi tang, tổ trưởng và người vi phạm không được xét thưởng và bồi thường 100% giá trị sản phẩm đó.
* Với tổ phó sản xuất
- Treo thẻ bài sai, đóng gói nhầm lẫn, thừa thiếu xử lý tổ phó và người đóng gói hạ xuống loại C, nếu trầm trọng thì cắt thưởng.
- Khi đổi bán, thay đổi mã hàng, nhận bán thành phẩm và các loại phụ liệu không kịp thời, sai chủng loại, tuỳ theo mức độ sai phạm mà xử lý từ hạ loại xuống loại B đến không xét thưởng.
1.6 Đối với các tổ sản xuất
- Trong tổ phải tái chế, phải lập biên bản hoặc phải lập phiếu CAR hoặc phiếu khắc phục phòng ngừa, tuỳ theo mức độ vi phạm để xử lý theo quy chế của công ty.
- Để mất hàng, nguyên phụ liệu phải bồi thường giá trị để mất
- Toàn tổ thực hiện 4 không:
+ Không để tỉ lệ sửa may quá 10-15% qua KCS
+ Không có hàng phế phẩm do chủ quan gây nên
+ Không để xảy ra mất mát, thừa thiếu
+ Không để xảy ra tái chế hoặc bị khách hàng khiếu nại
- Trường hợp nào tráo trộn, gian lận giữa hàng kém phẩm chất vào hàng đủ chất lượng để xuất xưởng:
+ Là tổ trưởng, tổ phó hoặc bất kỳ chức danh nào cũng phải cắt thưởng và chuyển việc khác
+ Nếu là công nhân: Không xét thưởng một năm, tạm cho nghỉ việc. Đồng thời phải chịu hình thức kỷ luật do hội đồng kỷ luật công ty quyết định.
2. Tổ may
2.1. Tiền lương
Đề nghị Ban Giám Đốc cho ứng dụng tiền lương theo hệ nhảy 3 ngày đầu chuyển đổi.
2.2. Tiền thưởng:
Cứ vượt 1% kế hoạch được thưởng thêm 5% mức thưởng
2.2.1. Công đoạn may
* Với các tổ sản xuất may:
- Nếu thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn như trong điểm E mức chuẩn thưởng 500.000 đồng. Cứ vượt 1% thưởng thêm 5% mức thưởng.
- Tổ trưởng cứ vượt 1% thưởng 10.000 đồng, tổ phó thưởng 8.000 đồng. Nhưng không quá 200.000 đồng đối với tổ trưởng và 150.000 đồng đối với tổ phó.
* Với các xí nghiệp may
- Nếu thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn ở điểm E công ty ứng dụng mức thưởng 1.000.000 đồng. Cứ vượt 1% thưởng 5% mức thưởng.
- Giám đốc cứ vượt 1% thưởng 20.000 đồng, PGĐ thưởng 15.000 đồng. Nhưng không quá 300.000 đồng đối với GĐ và 250.000 đồng đối với PGĐ.
* Đối với ban giám đốc xí nghiệp thành viên:
- Toàn xí nghiệp có tỷ lệ sửa may qua KCS phúc tra từ 5-7% thì hạ thưởng xuống loại C. Nếu xếp loại C thì không xét thưởng.
- Từ 8% trở lên thì không xét thưởng.
* Công đoạn cắt:
Nhân viên tác nghiệp cắt: Thực hiện đúng các biểu mẫu
- Các số liệu chính xác, điều độ và tác nghiệp phiếu bàn cắt đúng kế hoạch, đảm bảo thời gian.
- Không nhầm lẫn, thừa thiếu hoặc để công nhân may phải chờ đợi.
Nếu vi phạm xử lý từ hạ thưởng đến cắt thưởng, hoặc bồi thường vật chất từ 10-30%.
- Với các tổ cắt và xí nghiệp cắt điều hành chậm trễ, hoạch toán bàn cắt không chuẩn.
- Không đủ hàng cung cấp đồng bộ cho may, không xét thưởng.
- Chất lượng cắt kém, may phải sửa: Không thưởng và phải bồi thường giờ làm việc, từ sửa hàng cho đến may.
- Hàng hoá không gọn gàng, nhà xưởng không đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, không thực hiện BHLĐ: Không thưởng.
- Không chỉ đạo đúng quy trình, tiến độ sản xuất để công nhân làm không đảm bảo chất lượng, lãng phí nguyên liệu thì bị xử lý từ hạ loại đến không xét thưởng và bồi thường giá trị thiệt hại.
- Nếu cắt sai, hỏng, người cắt phải tự đi sửa cho may, nếu hỏng phải mua vải thay thế. Để may phải ngừng việc chờ do cắt gây ra, phải bồi thường giá trị ngày công cho may.
- Sai sót lớn gây cản trở cho sản xuất, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng, lãng phí vật tư không xử lý kịp thời thì không xét thưởng, tuỳ theo mức độ vi phạm để bồi thường giá trị vật chất.
Nếu thực hiện tốt các nhiệm vụ như trong quy chế:
- Thưởng tập thể tổ trưởng 300.000 đồng.
+ Vượt 1% thưởng thêm cho tổ 5% mức thưởng, tổ trưởng 10.000đồng/1% vượt, tổ phó thưởng 8.000 đồng/ 1% vượt.
- Với xí nghiệp thưởng 500.000 đồng.
+ Vượt 1% thưởng thêm 5% mức thưởng. Giám đốc thưởng 17.000 đồng, phó giám đốc thưởng 13.000 đồng.
2.2.2. Với tổ thêu
- Thêu không đảm bảo chất lượng, xử lý từ hạ đến cắt thưởng.
- Thêu hỏng nghiêm trọng phải bồi thường.
Nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ:
+ Không thêu nhầm lẫn
+ Thêu đảm bào chất lượng cho may
+ Thêu kịp thời cho sản xuất
+ An toàn lao động, an toàn cháy nổ.
+ Có doanh thu cao thưởng 200.000 đồng.
* Hàng in: Không chuẩn bị hàng gửi đi in theo tiến độ để sản xuất nhỡ việc.
Xử lý: Từ hạ đến cắt thưởng đối với tổ trưởng, tổ phó, chánh phó giám đốc xí nghiệp cắt. Nếu do chủ quan phải bồi thường giờ dừng việc của máy.
3. Với tổ gá lắp
Nếu thực sự thực hiện tốt, làm mới hoặc cải tiến các khuôn dưỡng gá lắp cung cấp kịp thời cho sản xuất, hướng dẫn và sửa chữa kịp thời tạo điều kiện cho các xí nghiệp may hoàn thành nhiệm vụ:
+ Thưởng cho tập thể 300.000-500.000 đồng
+ Những sáng kiến cữ gá có hiệu quả cao sẽ được xem xét thưởng riêng.
4. Bộ phận KCS của công ty
* Nhân viên KCS kiểm tra ở máy
- Không thực hiện đúng các quy trình trong tiêu chuẩn ISO
- Để chất lượng kém, lọt lưới, không có biện pháp xử lý kịp thời, kiểm tra không chính xác, để sót kim, kéo trong sản phẩm.
- Nếu hàng đã xuất, khách hàng khiếu nại và phạt công ty
Xử lý: Cắt thưởng KCS kiểm tra
* Nhân viên KCS kiểm tra ở cắt
- Bỏ qua không kiểm tra các quy trình quy phạm kỹ thuật của ISO 9001
- Để lọt bán thành phẩm sai hỏng xuống máy, không đảm bảo chất lượng.
- Để cắt không đúng chủng loại, khổ vải, màu sắc, cắt sai sơ đồ, gây lãng phí vật tư.
Xử lý: Từ hạ xuống loại C đến không xét thưởng.
* Nhân viên KCS kiểm tra ở đóng hòm
- Để sai vóc cỡ, địa chỉ, chủng loại, số lượng, trọng lượng.
- Để đóng hòm nhầm lẫn, mất, thiếu, để hòm kém phẩm chất, không đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
Xử lý: Từ hạ xuống loại C đến không xét thưởng.
5. Với tổ cơ điện
- Không đảm bảo ánh sáng cho sản xuất
- Khi lưới điện mất, máy phát điện không kịp thời, sau 10 phút không có điện cho sản xuất do chủ quan gây ra.
- Để trạm chập điện gây cháy nổ do thiếu trách nhiệm.
Xử lý: Hạ xuống loại C đến không xét thưởng
Nếu để chập cháy thì cắt thưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Không kiểm tra cầu giao điện khi hết giờ thì cắt thưởng. Vi phạm 3 lần chuyển việc khác.
6. Phòng kỹ thuật - vật tư
- Không cung ứng kịp vật tư cho sản xuất.
- Mua vật tư không đúng chủng loại, kém phẩm chất, không đúng theo kế hoạch của Tổng Giám Đốc duyệt.
Xử lý: Hạ xuống loại C đến không xét thưởng
* Với hệ thống kho
- Số liệu thiếu chính xác, không theo đúng quy trình ISO 9001
- Thiếu trách nhiệm để vật tư hỏng, mất do chủ quan.
- Cấp phát nhầm lẫn, bán hàng sai quy định của công ty, bán nhầm lẫn chủng loại gây thiệt hại cho công ty.
- Không cập nhật thẻ kho theo quy định
- Để kho lộn xộn, không ngăn nắp, gọn gàng. Kho không đảm bảo an toàn cháy nổ.
Xử lý: Hạ thưởng xuống loại C đến không xét thưởng. Thất thoát nguyên vật liệu phải bồi thường.
* Bộ phận lái xe
- Thường xuyên bảo quản xăng xe tốt, người và xe luôn ở tư thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
- Nghiêm túc thực hiện luật giao thông, đảm bảo an toàn tuyệt đối người, tài sản và xe, không để xảy ra mất an toàn do chủ quan.
- Nếu không thực hiện được các quy định trên, xử lý: Hạ thưởng xuống loại C đến không xét thưởng.
Nếu mức độ vi phạm gây thiệt hại cho công ty phải bồi thường vật chất theo giá trị thiệt hại.
* Cán bộ mã hàng
- Đặt hòm sai quy cách, kém chất lượng. Các thông tin từ khách hàng đến lãnh đạo và các đơn vị liên quan không đầy đủ.
- Dịch thuật tài liệu cân đối không chính xác, theo dõi tiến độ sản xuất không kịp thời. Không thực hiện đầy đủ biểu mẫu ISO 9001
Xử lý: Từ hạ thưởng đến cắt thưởng. Bồi thường hòm hộp đặt sai quy cách.
* Với trưởng, phó phòng
- Không nắm chắc số liệu, tiến độ sản xuất các loại hàng.
- Không kiểm tra để mua vật tư chậm, không đúng chủng loại, kém phẩm chất. Không thực hiện đúng các quy trình ISO 9001
Xử lý: Từ hạ xuống loại C đến không xét thưởng và hạ tỷ lệ phụ cấp do Tổng Giám Đốc quyết định
7. Phòng tổ chức
* Với bộ phận Quản lý lao động – Nhân sự đào tạo
- Thực hiện nhiệm vụ được giao yếu kém, không đúng nguyên tắc, thủ tục, chế độ chính sách.
- Đào tạo công nhân mới không đủ điều kiện đưa vào sản xuất, công nhân thi nâng bậc chất lượng không cao.
- Giải quyết công việc không thông thoát.
- Hàng ngày kiểm tra lao động, theo dõi lao động không kịp thời. Không thực hiện đúng quy định của ISO 9001
- Xử lý: Hạ thưởng xuống loại C đến không xét thưởng.
* Trạm y tế:
- Cấp phát thuốc, điều trị bệnh không đúng, không kịp thời làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng người bệnh.
- Người lao động bị tai nạn không xử lý kịp thời, thiếu trách nhiệm.
- Không phát hiện và dập tắt các loại dịch để lan truyền diện rộng ở nơi làm việc và nơi tập thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động và tiến độ sản xuất.
- Để mất vật tư, dụng cụ y tế, thuốc men, không theo dõi sát công tác kế hoạch hoá gia đình.
- Có thái độ không đúng với bệnh nhân.
Xử lý: Hạ thưởng xuống loại C đến không xét thưởng. Căn cứ vào mức độ làm thiệt hại phải bồi thường giá trị vật chất. Và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghiệp vụ, chuyên môn của ngành.
* Với trạm trưởng trạm y tế
- Thiếu trách nhiệm trong đôn đốc, điều hành các bộ phận trong đơn vị trực thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả kém.
- Chuẩn đoán trong điều trị, cấp cứu không kịp thời, thiếu chính xác.
Xử lý: Hạ thưởng xuống loại C đến không xét thưởng và hạ tỷ lệ phụ cấp do Tổng Giám Đốc quyết định. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác chuyên môn.
* Đối với trưởng, phó phòng tổ chức:
- Thiếu trách nhiệm, kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở các bộ phận thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã giao.
- Không nắm chắc, hoặc nắm các số liệu không kịp thời để báo cáo với lãnh đạo Công ty khi cần thiết.
- Để một trong các bộ phận của đơn vị vi phạm trầm trọng hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Khô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng về quy chế trả lương cho người lao động ở công ty cổ phần May và thương mại Tiên Lữ.doc