Ngô có các loại: Ngô răng ngựa, ngô đá, ngô bột, có màu vàng hoặc màu
trắng. Hạt ngô thường có các phần sau: ngoài cùng là lớp vỏ quả chiếm 5 – 7% khối
lượng hạt, tiếp đến là lớp vỏ hạt, mỏng, chiếm khoảng 2% khối lượng của hạt.
Trong thành phần của vỏ quả và vỏ hạt có nhiều cellulose, pentose và một ít các
nguyên tố tro. Sau lớp vỏ hạt là lớp aloron, chiếm 6 – 8% khối lượng hạt. Trong lớp
aloron chứa các nguyên tố tro, protein, chất béo và cellulose.
Phôi ngô chiếm 10 – 11% khối lượng hạt. Trong thành phần của phôi có 33 –
45% chất béo, 20% protein, 7,5% đường và tro, 4% cellulose và gần 5% tinh bột.
Nội nhũ của ngô chiếm 75% khối lượng với các thành phần sau: Tinh bột 77
-84%, protein 7 - 11%, chất béo 1%, tro 0,3 - 0,8%, đường 1% và cellulose 0,5%.
Một trở ngại là khi đưa ngô vào sản xuất bia là phôi của chúng quá lớn, hàm
lượng chất béo nhiều, khó lọc và làm giảm độ bền keo cũng như khả năng tạo bọt
của bia. Để sử dụng loại ngũ cốc này có hiệu quả, trước lúc đưa vào chế biến dịch
đường ngô phải qua một công đoạn tách phôi và vỏ.
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực vật Nhà Máy Bia 33 Quang Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7A
H
2
S
O
4
Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Viện CN Sinh Học – Thực Phẩm ĐVTT: Nhà Máy Bia “33” Quang Trung
Thiết bị nghiền mà nhà máy sử dụng là thiết bị nghiền búa với vận tốc vòng
quay là 3000 vòng/phút, có nam châm để tách bụi, cửa nhập liệu bố trí đặc biệt theo
nguyên tắc khí động để tách một phần sạn còn sót, kích thước lỗ sàng là 20mm.
Cấu tạo của máy nghiền gạo gồm một vỏ máy, trên trục thẳng nằm ngang có
gắn 6 đĩa, trên mỗi đĩa có gắn 4 búa làm bằng thép không gỉ hướng về 4 phía. Gạo
được đưa vào cửa của máy nghiền. Khi trục quay, búa dang thẳng và đập mạnh vào
hạt gạo làm cho hạt gạo vỡ ra. Những hạt có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng lỗ sàng
sẽ lọt sàng ở dưới ra ngoài còn những hạt có kích thước lớn hơn sẽ bị giữ lại để
nghiền tiếp.
Hình 3.4. Cấu tạo máy nghiền gạo
3.2.1.1.2. Nghiền malt
Mục đích là làm cho hạt malt nhỏ ra để tăng diện tích tiếp xúc với nước, làm
cho nước xâm nhập vào nội nhũ nhanh hơn, thúc đẩy quá trình đường hóa và các
quá trình thủy phân khác nhanh và triệt để hơn.
Yêu cầu: Vỏ malt được giữ càng nguyên càng tốt để không cho chất tanin trích
ly ra dung dịch vì nó làm cho bia có vị đắng, đồng thời vỏ malt còn nguyên sẽ có
tác dụng như một chất trợ lọc trong quá trình lọc trong dịch đường sau này, nội nhũ
càng mịn càng tốt. Trong quá trình nghiền phải khống chế sao cho hạt malt nghiền
ra không quá lớn cũng không quá nhỏ vì nếu hạt malt có kích thước quá lớn thì
GVHD: Thầy Nguyễn Khánh Hoàng Trang 51
Nhóm SVTT: Lớp CĐTP7A
Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Viện CN Sinh Học – Thực Phẩm ĐVTT: Nhà Máy Bia “33” Quang Trung
không thể trích ly hết các thành phần trong malt còn nếu hạt nghiền quá nhỏ thì gặp
khó khăn cho quá trình lọc sau này.
Trên cùng một hạt malt có 3 khu vực khác nhau: Vỏ trấu, phần đầu, phần lõi
của hạt malt với tính chất và tác động thủy phân khác nhau đối với 3 khu vực, với 3
mức độ nghiền khác nhau, điều này là không thể vì vậy ta chỉ có thể trung hòa cả 3.
Có thể khắc phục tốt công việc này bằng cách bố trí hợp lý trục nghiền và sàng ta sẽ
thu được các cấu tử với các mức độ nghiền khác nhau.
Tại nhà máy thiết bị nghiền malt được dùng là thiết bị 4 trục 1 sàng.
Malt được cho vào cửa của máy nghiền qua cặp trục nghiền thô gồm một cặp
trục có đường kính bằng nhau và vận tốc quay như nhau, trên hai trục này có các
rãnh để xé vỏ trấu và làm vỡ hạt malt. Hỗn hợp nghiền sau đó được xuống cặp trục
nghiền tấm cũng gồm một cặp trục (bề mặt trục nhẵn) có đường kính bằng nhau và
có vận tốc quay như nhau để nghiền tấm lớn mà vẫn không làm nát vỏ malt. Hỗn
hợp vỏ và tấm sau khi nghiền được đưa ra ngoài và đưa đi nấu.
Hình 3.5. Cấu tạo máy nghiền malt
3.2.1.1.3. Vận hành hệ thống xuất và xay nghiền nguyên liệu
- Kiểm tra toàn bộ thiết bị.
- Cân, xay và theo dõi tốc độ xay.
- Theo dõi bao đựng bụi, phế liệu khi đầy thì thay thiết bị khác.
GVHD: Thầy Nguyễn Khánh Hoàng Trang 52
Nhóm SVTT: Lớp CĐTP7A
Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Viện CN Sinh Học – Thực Phẩm ĐVTT: Nhà Máy Bia “33” Quang Trung
3.2.1.2. Đường hóa nguyên liệu
Đây là khâu quan trọng trong quy trình sản xuất bia. Do vậy, mọi tính toán
nguyên liệu cho một mẻ nấu là rất quan trọng. Nếu có sử dụng thế liệu thì phải hồ
hóa hoàn toàn trước khi đưa vào nấu chung với malt vì cấu trúc hạt tinh bột của nó
còn rất bền chắc.
Ở giai đoạn hồ hóa gạo có cho thêm malt lót, cho một lần và chiếm khoảng
10% tổng lượng malt dự kiến cho mẻ nấu. Để nâng cao hiệu suất và rút ngắn thời
gian hồ hóa, nhà máy còn cho thêm chế phẩm enzym trong quá trình hồ hóa. Các
chế phẩm enzym này thuộc hệ enzym amylase và protease.
Quá trình đường hóa nguyên liệu là tạo điều kiện tốt cho enzym thủy phân các
hợp chất cao phân tử mà quan trọng nhất là tinh bột, protein và các hợp chất chứa
phospho tạo chất chiết cho dịch đường.
3.2.1.2.1. Các biến đổi xảy ra trong quá trình nấu
a/ Sự biến đổi của tinh bột:
Trong quá trình nấu nguyên liệu, sự hoạt động của các enzym có sẵn trong
nguyên liệu là rất quan trọng. Để cho các enzym này hoạt động tốt thì trong quá
trình nấu, ta phải điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho từng loại enzym để chúng tiến
hành thủy phân nguyên liệu một cách hiệu quả nhất.
Các biến đổi của tinh bột trong quá trình nấu dưới tác dụng của enzym là:
Enzym α – amylase: Hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ 70 – 750C, pH khoảng 5,6 –
5,8 tác động lên mạch amylose và amylopectin, cắt đứt liên kết 1,4 – glucozit của
phân tử tinh bột và chuyển thành các destrin, một lượng nhỏ glucose và maltose.
Enzym β – amylase: Hoạt động tốt ở nhiệt độ 60 – 650C, pH khoảng 5,4 – 5,6
tác động lên mạch amylo và mạch nhánh amylopectin, cắt đứt liên kết 1,4 – glucozit
theo kiểu từng đôi một và sản phẩm tạo thành là các đường maltose và một lượng
nhỏ destrin.
Phương trình tổng quát:
(C6H10O5)n + n H2O = nC6H12O6
Khi nhiệt độ lên tới 80 – 850C thì hầu hết các enzym ngừng hoạt động, nhiệt
độ lúc này đóng vai trò hồ hóa tinh bột, hỗ trợ yếu tố công nghệ cho giai đoạn sau.
Khi nhiệt độ lên tới 1000C thì lúc này là lúc nấu chín hoàn toàn các hạt tinh bột.
GVHD: Thầy Nguyễn Khánh Hoàng Trang 53
Nhóm SVTT: Lớp CĐTP7A
Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Viện CN Sinh Học – Thực Phẩm ĐVTT: Nhà Máy Bia “33” Quang Trung
b/ Sự biến đổi của protid:
Trong điều kiện nhiệt độ khoảng 50 – 520C, pH khoảng 5,2 – 5,4 các enzym
protease thủy phân protein tạo albumoza, pepton, polypeptid, peptid, acid amin.
Ngoài ra còn có sự phân cách phân tử acid photphoric ra thành amilopepton.
Sự hòa tan các chất malt, gạo và nước tạo chất chiết cho dịch đường, phản ứng giữa
muối của nước và photphat của cháo malt.
3.2.1.2.2. Thiết bị đường hóa
Cấu tạo
Nồi nấu là một loại thiết bị hai vỏ, hơi gia nhiệt được cấp vào ở giữa hai lớp vỏ
của nồi. Thiết bị nấu có thân hình trụ, đáy hơi lõm, phần trên hình nón, được chế tạo
hoàn toàn bằng thép không gỉ, mỗi nồi có hai cánh khuấy ở sát đáy nồi có tác dụng
khuấy trộn tránh bị cháy nguyên liệu. Trên phần hình nón có gắn đồng hồ đo áp lực,
một cửa kính quan sát lớn và bên trong thiết bị có quả cầu phun nước khi làm vệ
sinh thiết bị.
Thiết bị là một nồi hình trụ, đáy lõm được chế tạo bằng thép inox có trang bị
thiết bị hệ thống cấp hơi để gia nhiệt. Thể tích nồi malt bằng thể tích nồi hoa
houblon, khoảng 6 m3.
Thân nồi được bảo ôn bằng vật liệu cách nhiệt, hệ thống chuyển động và cánh
khuấy được đặt ở phía dưới (mục đích chính là tránh dầu mở chảy vào nồi), có cửa
quan sát, đèn chiếu sáng, ống thoát hơi, nhiệt kế để đo nhiệt độ và đồng hồ để đo áp
suất.
Chiều cao thiết bị là 130 cm, đường kính trong là 180 cm, đường kính ngoài là
184 cm, có áp hơi để gia nhiệt là hai mảnh, mỗi mảnh có đường hơi vào và đường
hơi ngưng thoát ra riêng biệt.
Cánh khuấy hoạt động với tốc độ 10 – 15 vòng/phút, áp hơi trên đường ống
khoảng 4 – 5 kg/cm2, còn áp suất hơi giữa hai lớp vỏ áo khoảng 2,5 – 3 kg/cm2.
GVHD: Thầy Nguyễn Khánh Hoàng Trang 54
Nhóm SVTT: Lớp CĐTP7A
Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Viện CN Sinh Học – Thực Phẩm ĐVTT: Nhà Máy Bia “33” Quang Trung
Hình 3.6. Cấu tạo nồi nấu
Nguyên tắc hoạt động
Khi nồi hoạt động xảy ra hai quá trình: Quá trình khuấy trộn và quá trình
truyền nhiệt.
Quá trình khuấy trộn: Trong nồi gạo và nồi malt có cánh khuấy, khi cánh
khuấy quay thì chất lỏng chuyển động lên tuần hoàn.
Quá trình truyền nhiệt: Hơi đốt được dẫn vào khoảng trống giữa hai lớp vỏ để
đun nóng nồi. Hơi nước vào nồi với áp suất là 2 at và vận tốc là 30 – 50 m/s.
GVHD: Thầy Nguyễn Khánh Hoàng Trang 55
Nhóm SVTT: Lớp CĐTP7A
Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Viện CN Sinh Học – Thực Phẩm ĐVTT: Nhà Máy Bia “33” Quang Trung
3.2.1.2.3. Diễn biến trong quá trình nấu
Hình 3.7. Giản đồ nấu
Quá trình nấu gạo
Gạo sau khi nghiền được đưa vào nồi nấu gạo, tiếp theo cho nước vào, bật
cánh khuấy đảo trộn cho đều. Nước cho vào nồi với tỉ lệ 1 : 4 hỗn hợp này chiếm
2/3 nồi nấu. Trước đó người ta đã cho malt lót vào để hỗ trợ cho quá trình thủy phân
tinh bột.
Sử dụng malt lót lần 1 khi nấu gạo để chống cháy xém nguyên liệu và cung
cấp một ít enzym thủy phân để khi nâng nhiệt độ nồi gạo lên 720C thì tinh bột gạo
bắt đầu hút nước để trương nở làm cho các phân tử tinh bột bị phá vỡ cùng với
khoảng pH từ 5,6 – 5,8 là điều kiện tối ưu để cho enzym α – amylase hoạt động
thủy phân tinh bột. Tuy nhiên với lượng malt lót không nhiều nên lượng destrin,
maltose và glucose được tạo ra cũng không nhiều. Sau khi giữ nhiệt tại nhiệt độ này
20 phút thì nồi gạo được nâng lên 830C. Đây là nhiệt độ thích hợp để hồ hóa gạo,
giữ ở 830C trong 5 phút để cho tinh bột gạo được hồ hóa hoàn toàn. Sau đó tiếp tục
bơm nước nhằm làm loãng dịch cháo đồng thời cho malt lót lần 2 và để hạ nhiệt độ
nồi gạo xuống 720C là nhiệt độ thích hợp cho enzym α – amylase có trong malt thủy
GVHD: Thầy Nguyễn Khánh Hoàng Trang 56
Nhóm SVTT: Lớp CĐTP7A
Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Viện CN Sinh Học – Thực Phẩm ĐVTT: Nhà Máy Bia “33” Quang Trung
phân tinh bột đã hồ hóa thành các destrin, một ít maltose và glucose. Giai đoạn này
gọi là giai đoạn dịch hóa. Trong quá trình nấu gạo, muối CaCl2 được cho vào để tạo
điều kiện cho enzym α – amylase hoạt động tốt hơn ở nhiệt độ cao. Sau giai đoạn
dịch hóa, nhiệt độ của nồi gạo được tăng lên 1000C và được giữ trong 10 phút.
Nhiệt độ càng tăng sẽ làm cho mạch tinh bột càng yếu đi giúp cho các quá trình
thủy phân của các enzym sau này dễ dàng hơn.
Quá trình nấu malt
• Quá trình đạm hóa
Sau khi malt được hòa với nước thì được nâng lên 500C cùng với việc bổ sung
acid lactic để điều chỉnh pH (pH = 5,2 – 5,6) thì đây là điều kiện lý tưởng cho
enzym hoạt động. Sau quá trình đạm hóa thì protein bị thủy phân albumoza,
peptone, polypeptide và các acid amin.
Mặc dù sản phẩm thủy phân protein chiếm tỷ lệ không nhiều (5 – 6 %) trong
chất hòa tan của dịch đường nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng quyết định đến
chất lượng của bia vì các sản phẩm thủy phân của protein có phân tử lượng thấp
như peptid và các acid amin sẽ là nguồn cung cấp nitơ chủ yếu cho nấm men trong
giai đoạn lên men còn các sản phẩm thủy phân có khối lượng phân tử trung bình
như albumoza, pepton, polypeptide sẽ tham gia vào việc tạo vị, tạo bọt và làm bền
bọt cho bia. Tuy nhiên, các phân tử protein nếu chưa được thủy phân trong quá trình
nấu sẽ là nguyên nhân làm đục bia sau này.
• Quá trình đường hóa
Sau giai đoạn dịch hóa kết thúc ở nồi gạo cũng là thời điểm bước sang giai
đoạn đường hóa ở nồi malt. Toàn bộ dịch ở nồi gạo được bơm sang nồi malt tạo
thành hỗn hợp có nhiệt độ 650C. Cùng với pH được điều chỉnh bằng acid lactic (pH
= 5,4 – 5,6) thì đây là điều kiện tối ưu cho enzym β – amylase hoạt động. Enzym
này bắt đầu cắt liên kết α – 1,4 glycozit của tinh bột trong quá trình dịch hóa từ đầu
không khử và cắt hai gốc glucose để tạo thành đường maltose. Thời gian đường hóa
kéo dài khoảng 30 phút nhằm thu được nhiều đường maltose. Kết quả của quá trình
đường hóa là khoảng 50% maltose được tạo thành và là nguyên liệu cho quá trình
lên men. Ngoài ra còn có các đường như saccharose, glucose, fructose.
GVHD: Thầy Nguyễn Khánh Hoàng Trang 57
Nhóm SVTT: Lớp CĐTP7A
Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Viện CN Sinh Học – Thực Phẩm ĐVTT: Nhà Máy Bia “33” Quang Trung
• Quá trình destrin hóa
Sau quá trình đường hóa thì khoảng 1/3 cháo ở nồi malt sẽ được bơm qua nồi
gạo. Tại nồi gạo cháo được nâng lên nhiệt độ 1000C để tăng hiệu suất của quá trình
nấu. Không nâng nhiệt độ của nồi malt lên 1000C vì tại nhiệt độ này thì các enzym
thủy phân có trong malt sẽ bị vô hoạt. Sau khi nâng nhiệt độ nồi gạo được 10 phút
thì tiến hành hội cháo lần hai từ nồi gạo sang nồi malt, nhiệt độ tại nồi malt lúc này
là 750C cùng với pH trong nồi khoảng 5,6 – 5,8 là điều kiện tối ưu cho quá trình
destrin hóa dưới sự xúc tác của enzym α – amylase thì các đường, tinh bột còn sót
sẽ bị thủy phân để tạo thành các đường đơn, các destrin có khối lượng phân tử thấp.
Kết thúc quá trình đường hóa, dịch cháo được nâng nhiệt độ lên 760C để thuận
tiện cho quá trình lọc vì khi nhiệt độ tăng thì độ nhớt giảm nhưng nhiệt độ cũng
không quá cao trên 800C thì cellulose sẽ bị chuyển về dạng tinh bột làm đục bia và
tanin hòa tan sẽ tạo vị đắng chát khó chịu do vậy sẽ làm giảm chất lượng bia sau
này. Cũng không hạ nhiệt độ nhỏ hơn 760C vì khi đó dịch cháo sẽ là môi trường
thuận lợi cho vi sinh vật ưa nhiệt phát triển làm giảm chất lượng bia sau này.
• Ngoài ra, còn có một số biến đổi hóa lý như
Sự tủa lắng protid: Nhiệt độ cao các protid kém nhiệt sẽ bị tủa lắng. Sự kết tủa
này phụ thuộc vào nhiệt độ, thời gian đun nóng và pH của dịch.
Sự tạo thành melanoid: Trong cháo có một lượng đường và lượng acid amin
đáng kể do các quá trình thủy phân tạo thành. Ở nhiệt độ cao, chúng kết hợp với
nhau tạo thành melanoid góp phần quan trọng trong việc tạo màu, mùi, vị và khả
năng tạo bọt cho bia.
Sự hòa tan các thành phần khác của malt: Nhiệt độ càng cao thì khả năng hòa
tan các chất càng tăng do đó khi nấu những chất đắng, chất chát trong vỏ trấu sẽ bị
hòa tan gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của bia thành phẩm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nấu
Nhiệt độ: Đây là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình nấu có ành hưởng đến
cường độ và sự hoạt hóa của các enzym thủy phân. Mỗi enzym đều có một nhiệt độ
tối ưu riêng tức là ở nhiệt độ đó enzym thể hiện hoạt tính mạnh nhất. Do đó, nếu
nhiệt độ không thích hợp sẽ ức chế hoạt động của chúng. Từ đó thời gian nấu bị kéo
dài, làm hao tốn nguyên liệu và ảnh hưởng đến chất lượng của bia.
GVHD: Thầy Nguyễn Khánh Hoàng Trang 58
Nhóm SVTT: Lớp CĐTP7A
Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Viện CN Sinh Học – Thực Phẩm ĐVTT: Nhà Máy Bia “33” Quang Trung
pH: Cũng ảnh hưởng đến hoạt lực của enzym. Độ pH của môi trường thấp
thường làm chậm quá trình hoạt hóa của enzym, giảm hiệu suất chất hòa tan, dịch
đường bị đục và khó lọc làm cho bia thành phẩm sẫm màu và có vị đắng khó chịu.
Các yêu cầu về nguyên liệu và phụ gia cho một mẻ nấu
• Tiêu chuẩn về malt của nhà máy trước khi đưa vào sản xuất
Bảng 3.1. Tiêu chuẩn về malt của nhà máy
Chỉ tiêu Mức quy định
Tình trạng bao bì
Màu sắc
Mùi vị
Độ ẩm
Độ hòa tan
pH nước mout
Thời gian đường hóa
Tốc độ lọc
Màu nước mout
Tốt
Vàng rơm
Thơm đặc trưng, không có mùi lạ
≤ 5 %
≥ 78%
5,6 – 6,0
10 – 15 phút
≤ 45 phút
3,0 – 4,5 0EBC
• Yêu cầu của nước dùng cho nấu bia
Bảng 3.2. Chỉ tiêu của nước nấu bia
Chỉ tiêu Mức quy định
TH
TA
TAC
TOH
Độ mặn
pH
Mùi vị
Độ trong
≤ 0,5 0F
0 0F
≤ 5 0F
0 0F
≤ 130 mg NaCl/l
6,0 ± 0,1
Không có
Trong
• Nguyên liệu và phụ gia cho một mẻ nấu
GVHD: Thầy Nguyễn Khánh Hoàng Trang 59
Nhóm SVTT: Lớp CĐTP7A
Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Viện CN Sinh Học – Thực Phẩm ĐVTT: Nhà Máy Bia “33” Quang Trung
Bảng 3.3. Chỉ tiêu nguyên liệu và phụ gia cho một mẻ nấu
Nguyên liệu và phụ gia Hàm lượng
Malt
Malt lót lần 1
Malt lót lần 2
Gạo
Viên hoa
Cao hoa
CaCl2
Formol
Acid lactic
Enzym
Caramel
ZnCl2
520 kg
10 kg
20 kg
250 kg
1,8 kg
0,88 kg
0,5 kg
200 ml
90 ml
0,25 kg
1,3 kg
0,003 kg
• Tỷ lệ phối trộn giữa gạo, malt với nước
Bảng 3.4. Tỷ lệ phối trộn giữa gạo, malt với nước
Công đoạn Lượng nước (lít) Lượng gạo, malt (kg)
Trộn gạo 750 250
Trộn malt 1600 550
• Yêu cầu của nước cấp lò hơi
Bảng 3.5. Chỉ tiêu của nước cấp lò hơi
Chỉ tiêu Mức quy định
TH
TA
TAC
TOH
pH
≤ 0,5 0F
10 0F
10 – 30 0F
3 0F
≤ 6,5
• Tiêu chuẩn về cao hoa của nhà máy
Bảng 3.6. Chỉ tiêu về cao hoa
Chỉ tiêu Giới hạn Phương pháp đo
GVHD: Thầy Nguyễn Khánh Hoàng Trang 60
Nhóm SVTT: Lớp CĐTP7A
Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Viện CN Sinh Học – Thực Phẩm ĐVTT: Nhà Máy Bia “33” Quang Trung
Màu Vàng sẫm Cảm quan (mắt)
Mùi Mùi đặc trưng của hoa houblon Cảm quan (mũi)
α – acid đắng 30 ± 2% Thiết bị chuẩn độ
• Tiêu chuẩn về viên hoa của nhà máy
Bảng 3.7. Chỉ tiêu về viên hoa
Chỉ tiêu Giới hạn Phương pháp đo
Màu Màu xanh ôliu Cảm quan (mắt)
Mùi Mùi đặc trưng của hoa houblon Cảm quan (mũi)
α – acid đắng 8,0 ± 3% Thiết bị chuẩn độ
Độ ẩm < 10% Cân phân tích
3.2.1.3. Lọc trong dịch đường
3.2.1.3.1. Mục đích
Khi nấu xong, trong cháo malt gồm vỏ trấu, tinh bột sót và các chất hòa tan
cần thu nhận do đó cần phải tách riêng chất hòa tan với các chất không hòa tan
trong chất chiết để thu được dịch đường trong.
Quá trình lọc bã malt được tiến hành theo 2 bước: Bước đầu tiên là ép để tách
dịch cốt và bước thứ hai là rửa bã để chiết rút hết tất cả những phần dinh dưỡng còn
sót lại trong bã.
Quá trình chiết rút chất hòa tan ở giai đoạn rửa bã dựa vào sự khuếch tán của
các phần tử từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
3.2.1.3.2. Thiết bị lọc
Cấu tạo
Tại nhà máy bia “33” Quang Trung khi lọc bã malt người ta sử dụng máy lọc
ép khung bản, đây là thiết bị lọc áp lực làm việc gián đoạn nghĩa là nhập liệu vào
liên tục, nước lọc lấy ra liên tục nhưng bã lọc được tháo ra theo chu kì.
Thiết bị lọc khung bản được cấu tạo chủ yếu là khung và bản. Khung giữ vai
trò chứa bã lọc và là nơi nhập huyền phù vào. Bản tạo ra bề mặt lọc với các rãnh
dẫn nước lọc.
Khung và bản thường được chế tạo có dạng hình vuông và có sự bít kín tốt khi
ghép khung và bản.
Khung và bản được xếp liên tiếp nhau trên giá đỡ. Giữa khung và bản là vách
ngăn lọc.
GVHD: Thầy Nguyễn Khánh Hoàng Trang 61
Nhóm SVTT: Lớp CĐTP7A
Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Viện CN Sinh Học – Thực Phẩm ĐVTT: Nhà Máy Bia “33” Quang Trung
Hình 3.8. Thiết bị lọc khung bản
Hình 3.9. Cấu tạo khung và bản lọc
Nguyên tắc hoạt động
Cháo malt đi vào trong các khung xếp xen kẽ với bản lọc. Ngăn cách giữa
khung và bản lọc là tấm vải lọc.
Dịch trong đi xuyên qua vải lọc chảy theo các rãnh trên bản lọc về đường ống
tập trung và chảy vào nồi nấu với hoa houblon. Khi lọc thường 5 phút đầu, dịch
đường chảy ra còn rất đục, ta phải bơm hồi lưu về nồi phối trộn. Sau một thời gian
lọc nhất định, trên tấm lọc đã được phủ một lớp cặn đáng kể, nó sẽ làm tăng khả
GVHD: Thầy Nguyễn Khánh Hoàng Trang 62
Nhóm SVTT: Lớp CĐTP7A
Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Viện CN Sinh Học – Thực Phẩm ĐVTT: Nhà Máy Bia “33” Quang Trung
năng lọc, dịch đường chảy ra có độ trong cao hơn lúc đầu và ta bắt đầu bơm sang
nồi hoa houblon, khóa van hồi lưu lại.
Bã cháo được giữ lại trong khung, khi đầy tạo thành bánh lọc. Trong trường
hợp này vỏ malt có vai trò quan trọng để làm xốp lớp bánh lọc và được xem như
chất trợ lọc.
3.2.1.3.3. Một số lưu ý trong quá trình lọc
Áp suất lọc: Áp suất lọc phải điều chỉnh từ từ vì áp suất cao sẽ bịt kín vải lọc
gây trở ngại cho quá trình lọc.
Nhiệt độ nước rửa: Phải sử dụng nước rửa có nhiệt độ đúng kỹ thuật (75 –
780C), không dùng nước nóng hơn vì sẽ làm cho nước nha bị đục, có mùi vị đắng
chát làm giảm chất lượng bia.
Khi lắp vải lọc, không được bịt kín lổ lọc vì nếu lổ lọc bị bịt kín thì dịch cháo
không vào lọc được gây ảnh hưởng đến quá trình lọc.
3.2.1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc
Tốc độ lọc và độ trong của dịch đường phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Nhiệt độ lọc: Nhiệt độ lọc tăng thì tốc độ lọc cũng tăng do độ nhớt của dịch
cháo giảm. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ lọc quá cao thì sẽ xảy ra hiện tượng biến tính và
kết tủa protein, tạo thành kết tủa dẻo gây cản trở cho quá trình lọc. Đồng thời một
số chất đắng, chất chát hòa vào dịch đường gây ảnh hưởng đến chất lượng của bia.
Nhiệt độ tối ưu cho quá trình lọc là 760C.
Độ nhớt của dịch đường: Độ nhớt phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ của dịch và
thành phần riêng của nó. Nếu dịch đường chứa nhiều hydrat cacbon dạng polyme
hoặc các hợp chất keo thì độ nhớt tăng lên đáng kể làm giảm tốc độ lọc.
Độ chua của dịch đường: Tốc độ lọc và dịch trong của dịch đường cũng phụ
thuộc vào độ chua, pH tối ưu cho quá trình lọc là 5,5.
3.2.1.4. Đun sôi dịch đường với hoa houblon
3.2.1.4.1. Mục đích
Hòa tan chất đắng, chất thơm, chất chát tạo mùi vị và màu cho bia.
Khử trùng dịch lên men.
GVHD: Thầy Nguyễn Khánh Hoàng Trang 63
Nhóm SVTT: Lớp CĐTP7A
Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Viện CN Sinh Học – Thực Phẩm ĐVTT: Nhà Máy Bia “33” Quang Trung
Làm bay hơi bớt nước, giảm độ chua để đưa dịch đường về nồng độ và pH
thích hợp cho quá trình lên men.
Ở nhiệt độ cao polyphenol sẽ liên kết với protein tạo phức chất dạng màng
nhầy. Khi lắng xuống nó sẽ kéo theo các mảng nhỏ li ti khác làm tăng độ bền sinh
học của bia và độ trong của dịch đường.
Polyphenol, chất đắng, chất chứa nitơ trong bia là những chất tạo sức căng bề
mặt có hoạt tính cao, tạo độ bền bọt trong bia.
3.2.1.4.2. Thiết bị đun sôi dịch đường với hoa houblon
Cấu tạo: Thiết bị là một nồi hình trụ bằng inox, có một bộ gia nhiệt, ngoài có
vỏ áo hơi. Thể tích của nồi là 5000 lít.
Hình 3.10. Cấu tạo nồi hoa
3.2.1.4.3. Các biến đổi trong quá trình đun sôi dịch đường với hoa
houblon
Khi nhiệt độ dịch đường đạt 1000C, đun sôi 10 phút bắt đầu cho caramel và cao
hoa vào, caramel có vai trò là tạo màu cho bia. Cho vào đầu tiên khi dịch đường sôi
vì nhiệt độ cao thì khả năng hòa tan của caramel càng tốt và có thời gian để mùi của
caramel bay hơi hết.
GVHD: Thầy Nguyễn Khánh Hoàng Trang 64
Nhóm SVTT: Lớp CĐTP7A
Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Viện CN Sinh Học – Thực Phẩm ĐVTT: Nhà Máy Bia “33” Quang Trung
Sau 50 phút tiếp tục cho cao hoa vào nhằm cung cấp chất đắng và hương cho
bia. Thời gian đun cao hoa là 80 phút để chiết hết phần đắng có trong cao hoa,
lượng α – acid đắng có trong cao hoa nhiều nên thời gian đun lâu.Viên hoa được cho
vào sau vì lượng acid đắng trong viên hoa ít hơn trong cao hoa. Mặt khác, viên hoa
cung cấp hương cho bia mà nếu đun lâu sẽ làm bay mất hương.
Sau cùng ZnCl2 được cho vào để được hòa tan đều, nó có vai trò làm giảm sự
thoái hóa của nấm men. Không cho caramel, viên hoa, cao hoa, ZnCl2 vào các giai
đoạn trước vì nó sẽ làm tổn hao nguyên liệu và không ổn định chất lượng bia.
3.2.1.5. Quá trình lắng
Dịch đường sau houblon hóa là một hỗn hợp rất phức tạp. Ngoài các mảng lớn
của kết tủa protein, trong đó còn chứa vô số hạt có kích thước khác nhau. Các hạt có
kích thước lớn có thể lắng khi nhiệt độ của dịch đường còn cao được gọi là tủa lắng
(cặn thô), còn các hạt có kích thước bé hơn phải lắng ở nhiệt độ thấp được gọi là tủa
lạnh (cặn mịn). Sự tồn tại của các cặn này gây ảnh hưởng xấu đến các quá trình lên
men, lọc và bảo quản bia.
3.2.1.5.1 Mục đích
Lắng cặn để loại bỏ toàn bộ cặn thô và cặn mịn ra khỏi dịch đường nhờ thùng
lắng đảm bảo yêu cầu của dịch đường lên men và không gây ảnh hưởng đến chất
lượng của bia.
3.2.1.5.2 Thiết bị lắng
Cấu tạo: Thiết bị lắng có cấu tạo bằng thép không gỉ, có cửa vệ sinh, cửa quan
sát, ống thoát hơi. Ống dẫn dịch vào được bố trí ở độ cao 1/3 thùng từ đáy lên. Dịch
đường được bơm vào thùng có vận tốc lớn theo phương tiếp tuyến với thành trong
của thùng lắng tạo nên vòng xoáy và làm cho cả cột chất lỏng xoay tròn. Nhờ có lực
hướng tâm, cặn lắng được hút vào tâm thùng và lắng xuống đáy. Van xả cặn được
bố trí ở đáy thùng.
GVHD: Thầy Nguyễn Khánh Hoàng Trang 65
Nhóm SVTT: Lớp CĐTP7A
Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Viện CN Sinh Học – Thực Phẩm ĐVTT: Nhà Máy Bia “33” Quang Trung
Hình 3.11. Cấu tạo thiết bị lắng
3.2.1.6. Làm lạnh dịch đường trước khi lên men
3.2.1.6.1. Mục đích
Làm lạnh nhanh để đưa dịch đường về nhiệt độ thích hợp cho quá trình lên
men. Làm lạnh nhanh còn có tác dụng tránh vi sinh vật nhiễm vào dịch đường lên
men.
3.2.1.6.2. Thiết bị làm lạnh nhanh
Nhà máy sử dụng thiết bị làm lạnh α – laval. Máy được cấu tạo từ những tấm
bản mỏng, gấp sóng hình chữ nhật làm bằng thép không gỉ.
Dịch đường có nhiệt độ khoảng 900C được thực hiện giải nhiệt bằng nước có
nhiệt độ 320C. Sau giải nhiệt bằng nước, dịch đường có nhiệt độ khoảng 560C tiếp
tục giải nhiệt bằng cồn lạnh có nhiệt độ -70C ÷ -100C để dịch đường đạt nhiệt độ
90C thích hợp đi lên men.
GVHD: Thầy Nguyễn Khánh Hoàng Trang 66
Nhóm SVTT: Lớp CĐTP7A
Trường Đại Học Công Nghiệp TP HCM Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Viện CN Sinh Học – Thực Phẩm ĐVTT: Nhà Máy Bia “33” Quang Trung
Hình 3.12. Thiết bị làm lạnh nhanh
3.2.1.7. Dịch đường thu được
Như vậy qua nhiều công đoạn phức tạp ta có dịch đường với các thành phần
hóa học như sau:
- Maltose 50% chất hòa tan.
- Ngoài ra dịch đường còn chứa các hợp chất glucid khác
- Hợp chất chứa nitơ 3,1 – 5,6%, 45% trong số này sẽ được nấm men hấp
thụ, dịch đường đã houblon hóa chứa rất ít protein khả kết.
- Hợp chất polypheno
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CPL 21.pdf