Báo cáo Tích hợp trạm BTS 33

 

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 3

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 4

1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, MÔ HÌNH TỔ CHỨC 8

1.2.1 Chức năng: 8

1.2.2 Nhiêm vụ : 8

1.2.3 Mô hình tổ chức 9

1.3. MỤC TIÊU QUAN ĐIỂM VÀ TRIẾT LÝ KINH DOANH 10

1.3.1 Mục tiêu: 10

1.3.2 Quan điểm 10

1.3.3 Triết lý kinh doanh 10

1.4. THƯƠNG HIỆU VÀ VĂN HOÁ VIETTEL. 10

1.4.1. Triết lý thương hiệu 10

1.4.2. Nhận diện thương hiệu 11

1.4.3. Văn hoá Viettel. 11

1.5 CÔNG TY VIETTEL TELECOM 12

1.5.1 Lịch sử phát triển: 12

1.5.2 Mô hình tổ chức công ty Viettel Telecom 14

PHẦN 2: GIỚI THIỆU PHÂN HỆ BSS 15

2.1 CẤU TRÚC PHÂN HỆ BSS 15

2.2 PHẦN CỨNG BSC/TRC VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 17

2.3 TRA ( Transcoder and Rate Adapter) 19

2.4 BÁO HIỆU 21

2.4.1 Các định dạng của báo hiệu LAPD 21

2.4.2 LAPD unconcentrated 22

2.4.3 LAPD Concentration. 23

2.4.4 LAPD Multiplexing 24

2.5 NHẢY TẦN 25

2.6 MANAGED OBJECT 28

2.7 CELL 31

PHẦN 3: TÍCH HỢP TRẠM BTS 33

3.1 KHAI BÁO VÀ BẮN LUỒNG 33

3.2 KHAI BÁO CÁC THÔNG SỐ VỀ CELL 33

3.2.1 Định nghĩa cell 33

3.2.2 Channel Group 35

3.2.3 Khai báo trạm mới 36

3.3 ĐỊNH NGHĨA CÁC THAM SỐ ĐIỀU KHIỂN CELL 39

3.3.1 Công suất 39

3.3.2 Khai báo locating 39

3.3.3 Khai báo tần số 40

3.3.4 Khai báo BA list 41

3.4 KHAI BÁO RELATION 41

3.5 KIỂM TRA 42

KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

 

 

doc43 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3036 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tích hợp trạm BTS 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI 1.3. MỤC TIÊU QUAN ĐIỂM VÀ TRIẾT LÝ KINH DOANH 1.3.1 Mục tiêu: “Trở thành nhà khai thác dịch vụ Bưu chính - Viễn thông hàng đầu Việt Nam và có tên tuổi trên thế giới” 1.3.2 Quan điểm Kết hợp kinh tế với lơi ích quốc gia và an ninh quốc phòng Đầu tư và phát triển hạ tầng cơ sở viễn thông, đến cuối năm 2005 cơ bản hoàn toàn mạng lưới viễn thông trên toàn quốc Phát triển kinh doanh theo định hướng của thị trường và luôn hướng tới lợi ích chính đáng của khách hàng Đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh, phát triển, mở rộng ra các ngành kinh doanh khác bên cạnh các ngành Bưu chính – Viễn thông Lấy yếu tố con người làm chủ đạo, có chính sách đào tạo, phát triển và thu hút nhân lực. 1.3.3 Triết lý kinh doanh Liên tục đổi mới, sáng tạo và luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội. Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel. 1.4. THƯƠNG HIỆU VÀ VĂN HOÁ VIETTEL. 1.4.1. Triết lý thương hiệu Luôn đột phá, đi đầu, tiên phong. Công nghệ mới, đa sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt. Liên tục cải tiến. Quan tâm đến khách hàng như những cá thể riêng biệt. Làm việc và tư duy có tình cảm, hoạt động có trách nhiệm xã hội. Trung thực với khách hàng, chân thành với đồng nghiệp. 1.4.2. Nhận diện thương hiệu Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng hai dấu nháy đơn muốn nói với mọi người rằng, Viettel luôn luôn biết lắng nghe và cảm nhận, trân trọng những ý kiến của mọi người như những cá thể riêng biệt – các thành viên của Công ty, khách hàng và đối tác. Đây cũng chính là nội dung của câu khẩu hiệu (slogan) của Viettel: Hãy nói theo cách của bạn (Say it your way). Nhìn logo Viettel, ta thấy nó đang chuyển động liên tục, xoay vần vì hai dấu nháy được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ, thể hiện tính logic, luôn luôn sáng tạo, đổi mới. Khối chữ Viettel được thiết kế có sự liên kết với nhau thể hiện sự gắn kết, đồng lòng, kề vai sát cánh của các thành viên trong Công ty. Khối chữ được đặt ở chính giữa thể hiện triết lý kinh doanh của Viettel là nhà sáng tạo và quan tâm đến khách hàng, , chung sức xây dựng một mái nhà chung Viettel. Ba màu của logo là: xanh, vàng đất và trắng thể hiện cho thiên, địa, nhân. Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con người thể hiện cho sự phát triển bền vững của thương hiệu Viettel. 1.4.3. Văn hoá Viettel. Thực tiễn là tiêu chuẩn ĐỂ KIỂM NGHIỆM CHÂN LÝ Trưởng thành qua những THÁCH THỨC VÀ THẤT BẠI Thích ứng nhanh là SỨC MẠNH CẠNH TRANH Sáng tạo là SỨC SỐNG Tư duy HỆ THỐNG Kết hợp ĐÔNG TÂY Truyền thống và CÁCH LÀM NGƯỜI LÍNH Viettel là NGÔI NHÀ CHUNG 1.5 CÔNG TY VIETTEL TELECOM Ban giám đốc công ty Giám đốc: Đồng chí Hoàng Sơn Phó giám đốc Đồng chí: Đinh Bộ Lĩnh Đồng chí: Nguyễn Thăng Long Đồng chí: Trương Công Cường Đồng chí: Bùi Quang Tuyến Đồng chí: Tào Đức Thắng 1.5.1 Lịch sử phát triển: Ngày 31/05/2002, Thành lập Công ty điện thoại di động Viettel Mobile trực thuộc Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel). Ngày 15/10/2004, mạng di động 098 chính thức đi vào hoạt động đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của Viettel Mobile và Viettel. Đến tháng 9/2005, mạng điện thoại di động 098 thực hiện phủ sóng và triển khai kinh doanh trên toàn quốc. Số trạm phát sóng là trên 1000 trạm. Thuê bao di động đạt 1 triệu thêu bao và được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động phát triển mạnh nhất Việt Nam từ trước đến nay. Ngày 15/10/2005, Viettel Mobile kỷ niệm có số thuê bao đạt gần 1,5 triệu - một tốc độ phát triển chưa từng có trong lịch sử ngành thông tin di động tại Việt Nam. Ngày 07/01/2006, Viettel Mobile trở thành một trong 3 nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất Việt Nam. Tháng 4/2007, Viettel Mobile chính thức đạt con số 10 triệu khách hàng, điều đó cho thấy sự trưởng thành lớn mạnh và khẳng định vị thế nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng đầu tại Việt Nam của Viettel. Ngày 18/06/2007, Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel đã công bố thành lập Công ty Viễn thông Viettel Telecom, hoàn thành việc sát nhập hai công ty lớn là công ty Điện thoại đường dài Viettel (chuyên cung cấp dịch vụ Internet, điện thoại cố định và đường dài 178) và công ty điện thoại di động Viettel thành một công ty kinh doanh đa dịch vụ. Viettel Telecom giờ đây sẽ cung cấp tất cả các dịch vụ viễn thông của Viettel tại Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành mới mang tính đột phá của Viettel. 1.5.2 Mô hình tổ chức công ty Viettel Telecom Phòng đầu tư Phòng Tài chính Phòng Kế hoạch Ban Kiểm soát NB Phòng Hành chính Phòng Chính trị P. Tổ chức Lao động Phòng Kỹ thuật Phòng Kế hoạch mạng KHỐI KINH DOANH PhòngTruyền thông Phòng Dịch vụ di động Phòng VAS Phòng Dịch vụ A&P Phòng Chăm sóc KH Phòng Viễn thông Quốc tế TT GIÁI ĐÁP KHÁCH HÀNG TRUNG TÂM HỖ TRỢ KD TỈNH TT PT K/HÀNG DOANH NGHIỆP TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KỸ THUẬT KHỐI CƠ QUAN QL Quản lý, chỉ đạo, hỗ trợ CNVT Tỉnh/TP về các nghiệp cụ kd viễn thông 64 CHI NHÁNH VIÊN THÔNG TỈNH/THÀNH PHỐ - Giải đáp - GQKN&CSKH - Đào tạo - Tổng hợp - TT.GĐKH tại HNI -TT. GĐKH tại HCM - Quản lý kênh phân phối - Kế hoạch bán hàng -Hỗ trợ Cửa hàng, ST - Hỗ trợ Tỉnh - IT - Kinh doanh. - Chăm sóc khách hàng. - Kỹ thuật - Dự án -Tổng hợp BỘ PHẬN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG -Điều hành phát triển Hạ tầng Bộ phận QL khai thác: -Vận hành khai thác -Điều hành Viễn thông - Qlmạng lõi (Core) -Quản lý mạng Truy nhập - Quản lý VAS và IN -Ban điều hành viễn thông II và III -Tổng hợp Bộ phận khai thác: - Tính cước - Thanh khoản - Vận hành khai thác Bộ phận Quản trị: - Quản trị Hệ thống. Bộ phận phát triển: - Nghiên cứu giải pháp -Phát triển phần mềm -Quản lý chất lượng GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GIÁM ĐỐC PGĐ TÀI CHÍNH PGĐ KINH DOANH PGĐ KỸ THUẬT Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ các đơn vị tổ chức quản lý khai thác, phát triển mạng lưới và tổ chức kinh doanh MÔ HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL Phối hợp đảm bảo chất lượng dịch vụ, chất lượng mạng lưới Đề xuất yêu cầu mạng lưới, hạ tầng mạng theo nhu cầu của khách hàng Đảm bảo chất lượng mạng lưới, phát triển hạ tầng mạng lưới theo yêu cầu kinh doanh Phát triển Hạ tầng -Bộ phận xây dựng hạ tầng 64 TRUNG TÂM KTVT TỈNH Khai thác và hỗ trợ - Phòng kỹ thuật - Đội QL khai thác Hạ tầng - Phòng Tổng hợp - Ban Tài Chính. KHỐI KỸ THỤÂT TRUNG TÂM TIN HỌC TÍNH CƯỚC PHẦN 2: GIỚI THIỆU PHÂN HỆ BSS 2.1 CẤU TRÚC PHÂN HỆ BSS Phân hệ BSS thực thi tất cả các chức năng liên quan đến phần vô tuyến, nó bao gồm các thành phần chính sau: Trung tâm điều khiển trạm gốc BSC ( Base Station Controller). Trạm thu phát gốc BTS ( Base Transceiver Station). Hình2. 1: Sơ đồ kiến trúc phân hệ BSS BSS bao gồm: Nút TRC Transcoder Controller Nút BSC: Base Staion Controller Nút BSC/TRC Nút RBS: Radio Base Station BSC quản lý tất cả các chức năng liên quan đến phần vô tuyến của mạng GSM bao gồm: Quản lý tài nguyên trong BSS Giám sát BTS Điều khiển kết nối của MS Định vị và chuyển giao Quản lý tìm gọi. Quản lý truyền dẫn Vận hành và khai thác BSS. Nút BTS Điều khiển các giao diện vô tuyến tới MS, BTS gồm 3 phần: Hệ thống Anten Hệ thống khuếch đại công suất. Hệ thống báo hiệu số RBS có hai dòng sản phẩm:RBS 200 & RBS 2000. Nút TRC Dùng cho các vị trí linh hoạt của các nguồn chuyển đổi mã Thường được đặt cạnh hay ngay trong BSC. Do BSC điều khiển Nút BSC/TRC : Bộ kết hợp điều khiển giữa BSC và TRC Phù hợp cho các BSC dung lượng trung bình và cao ( đô thị và ngoại ô) 1 BSC/TRC có thể điều khiển 1,020 bộ TRX hoặc TRU Một BSC/TRC dung lượng cao có các ưu điểm như sau: Giảm tải cho MSC ( giảm mức handover giữa các BSC và ít nhạy cảm với vùng địa lý nhỏ có lưu lượng cao) Thích hợp cho GSM 900/1800 hơn BSC dung lượng thấp. Có ít node cần điều khiển hơn, chi phí cho hoạt động và bảo dưỡng giảm. Nút BSC Thực hiện trong AXE 10 switch. Dùng riêng lẻ thích hợp với các vùng dung lượng thấp và trung bình (nông thôn và ngoại ô) và là một bổ xung cho BSC/TRC 1 BSC có thể điều khiển 1020 TRX hoặc TRU (với GSM 900 hoặc 1800) 2.2 PHẦN CỨNG BSC/TRC VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Do phần cứng của nút BSC/TRC chứa tất cả các thành phần phần cứng của các nút đứng riêng lẻ BSC và TRC cho nên ta sẽ tìm hiểu về phần cứng BSC/TRC. Cấu trúc phần cứng của BSC/TRC được thể hiện như hình vẽ dưới: Hình2. 2: Cấu trúc phần cứng BSC/TRC Trong đó: GS ( Group Switch) GS là thành phần trung tâm của nút BSC/TRC. GS được xây dựng dựa trên các modul chuyển mạch thời gian (TSM) và chuyển mạch không gian (SPM) và tốc độ chuyển mạch có thể xuống tới 64kb/s. SNT ( Switching Network Terminal) SNT là giao diện dùng cho tất cả các thiết bị kết nối tới GS.Mỗi SNT được kết nối tới GS trong một điểm SNT ( SNTP). DEV (Device) Là phần cứng kết nối tới GS. Một device là các tài nguyên để SNT kết nối tới GS, các device có dung lượng khác nhau phụ thuộc vào phần cứng và phần mềm được load vào device đó. ETC ( Exchange Terminal Circuit) Boad ETC là phần cứng chung trong AXE dùng để điều khiển các kết nối PCM giữa MSC-BSC và BSC-RBS. Tốc độ các đường kết nối là 1.5Mb/s (T1) hoặc 2Mb/s (E1). ETRBLT và ETRALT Có 2 loại SNT: ETRBLT và ETRALT, trong đó ETRBLT dùng cho giao diện BSC-RBS còn giao diện BSC-MSC dung giao diện ETRALT. Hai giao diện này dùng cùng một loại phần cứng , tuy nhiên chúng được load các phần mềm khác nhau nên các hàm chức năng của chúng có hơi khác chút ít. DIP (Digital Path) Là tên của chức năng dùng để giám sát các đường kết nối PCM. Đối với kết nối PCM tới MSC, DIP có tên là RALT, còn đối với kết nối PCM tới RBS thì DIP có tên là RBLT ( RBLT: RTS A-Bis interface Line Terminal, RALT: RTS A-interface Line Terminal, RTS: Radio Transmission&Transport Subsystem). RBLT device Mỗi Time Slot tốc độ 64kb/s trên đường kết nối PCM tới RBS gọi là RBLT device, các device này mang thông tin thoại hay báo hiệu do BSC đưa vào tới RBS Có 32 device RBLT trên đường PCM E1 và 24 device trên đường PCM T1, tuy nhiên đối với kết nối PCM E1 thì TS0 ( Device đầu tiên) dùng cho mục đích đồng bộ do vậy TS0 không được dùng cho bất kỳ mục đích nào khác. RALT device Time Slot tốc độ 64kb/s trên đường kết nối PCM tới MSC gọi là RALT device, các device này mang thông tin thoại hoặc thông tin báo hiệu C7 do BSC đưa vào tới MSC. SRS ( Subrate Switching ) SRS dùng cho kết nối có tốc độ thấp hơn 64Kb/s, tốc độ cho phép SRS cho phép là n*8Kb/s ( với n=1,…7), SRS được dùng khi sử dụng TRA in pool. Ví dụ dưới chỉ ra một ứng dụng của SRS, SRS dùng để chuyển mạch các cuộc thoại tới các BTS khác nhau bằng cách sử dụng chỉ 1 nguồn TRA. Hình2. 3: Cơ chế hoạt động của SRS Trong ví dụ trên, 4 khe thời gian chứa tín hiệu thoại đi đến BSC từ MSC, TRH điều khiển việc thiết lập cuộc gọi và quyết định TRA nào sẽ được dùng, loại cuộc gọi, chuyển mạch đến BTS nào nếu SRS được sử dụng. GS thiết lập các kết nối tới TRA, TRA chuyển đổi mã 64 Kb/s thành 16 Kb/s. Tiếp đó 4 kênh 16Kb/s được ghép trên 1 kênh 64Kb/s và được đưa trở lại GS. Sau đó TRH có thông tin về cuộc gọi nào tới trạm BTS nào và sẽ quyết định thiết lập một kết nối tới SRS. SRS chuyển mạch các kênh 16Kb/s tới các kênh 64Kk/s và chuyển đến GGS, tiếp đó GS thiết lập các kết nối tới các BTS tương ứng. 2.3 TRA ( Transcoder and Rate Adapter) Khối TRA có chức năng mã hoá tín hiệu thoại và thích ứng tốc độ thoại và dữ liệu đi đến từ MSC và RBS. Phần cứng của TRA gọi là TRAB ( Transcoder and Rate Adaption Board). TRA có các chức năng cơ bản sau: Chuyển mã thông tin thoại. Thoại 64 kbps từ/tới MSC được chuyển mã thành 13kbps cho RBS, cho phép 4 kênh nén được ghép trên một kênh 64kbps. Thêm 3kbps thông tin điều khiển vào 13kbps ở RBS để được đầu ra cuối cùng là 16 kbps. Thích nghi tốc độ truyền thông tin về dữ liệu (GSM hiện nay hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu cao nhất là 14.4kbps). Chức năng phát gián đoạn (DTX) trên đường Up-link, cho phép tiết kiệm nguồn của MS (ngừng phát khi không có thoại). Hình2. 4: Transcoding and Rate Adaptation Với tất cả các bộ Transcoder, thông tin thoại được mã hoá và giải mã giữa mã PCM 64 kbps trên giao diện A và 16 kbps, được sử dụng truyền thoại FR trên giao diện A-bis. Với thoại FR, một dòng 64 kbps được chuyển thành 13 kbps cộng với 3 kbps tín hiệu In-band. Với cuộc gọi dữ liệu FR, tốc độ truyền tối đa lên tới 14.4 kbps, tốc độ được thích nghi và truyền trên kênh TCH 16 kbps tới BTS. Mã hoá và giải mã EFR giữa 64 kbps và 13 kbps cũng tương tự như vậy, 3 kbps tín hiệu In-band được thêm vào tạo ra tốc độ kênh 16 kbps. Các bộ Transcoder HR mã hoá và giải mã giữa 64 kbps và 6.5 kbps, tín hiệu In-band được thêm vào để được tốc độ kênh 8 kbps. Cuộc gọi dữ liệu HR có tốc độ tối đa lên đến 4.8 kbps được thích nghi thành 8 kbps. Thiết bị trancoder yêu cầu có thể kết nối bán cố định (semi-permanent transcoding) hoặc bị chiếm giữ trong 1 khối trancoder (trancoder pool) : Thiết bị Transcoder có thể được kết nối bán cố định thông qua GS, chỉ cho FR. Một kết nối được thiết lập, nó có thể sử dụng cho Traffic ngay khi thiết lập được đồng bộ giữa Transcoder và BTS. Các khối thiết bị Transcoder bị chiếm giữ theo năng lực và tính sẵn sàng của TRA. Những kết nối thông qua GS cho một thiết bị Transcoder bị chiếm giữ trong khối Transcoder được thiết lập trên mỗi cuộc gọi cơ sở. Card TRA R6 (CSPB) là loại card đang được sử dụng tại Vỉettel.TRA R6 là một CSPB (Common Speech Processing Board). Nó hỗ trợ tất cả các Codec sử dụng trong hệ thống GSM (như FR, EFR, HR, AMR-FR và AMR-HR). Mỗi CSPB có 8 TRAB nên có khả năng hỗ trợ được 8*24 = 192 kênh thoại. Nó được nối với GS (Group Switch) thông qua giao diện DL34 (Digital Link adaptable from version 3 to 4) và được điều khiển bởi RPI (Regional Processor Integrated). GEM (Generic Ericsson Magazine) có thể chứa tới 22 CSPB. 2.4 BÁO HIỆU 2.4.1 Các định dạng của báo hiệu LAPD Giao diện A-bis dùng cho truyền lưu lượng và thông tin báo hiệu giữa BSC và BTS. Giao thức truyền dẫn được dùng cho việc gửi thông tin báo hiệu trên giao diện A-bis được gọi là LAPD. DXU: Distribution Switch Unit TRU: Transceiver Unit. Hình2. 5: Hệ thống trạm gốc RBS 2000 Tín hiệu thoại được mã hoá bởi khối TRA trong TRC hay trong BSC/TRC. Thông tin báo hiệu được điều khiển bên trong BSC thông qua khối TRH. Lớp vật lý của lưu lượng và báo hiệu tới mỗi TRU trên giao diện A-bis phụ thuộc vào định dạng được chọn để thuận tiện cho việc truyền thông tin. Có 3 loại định dạng được thiết kế cho việc truyền thông tin trên giao diện A-bis: LAPD unconcentrated LAPD concentrated LAPD Multiplexing. 2.4.2 LAPD unconcentrated Báo hiệu cho mỗi TRU được gửi trên một kênh chuyên dụng có tốc độ 64kb/s và được kết hợp với 2 kênh 64kb/s, trong đó mỗi kênh mang 4 kênh thoại/dữ liệu tốc độ 16kb/s. Mỗi TRU dùng 3 khe thời gian PCM do vậy trên đường PCM E1 có tối đa 10 TRU được dùng. Hình2. 6: Báo hiệu LAPD Unconcentred Hình 2.5 chỉ ra ví dụ về các device kết nối tới một RBS khi báo hiệu LAPD unconcentrated được dùng. 2.4.3 LAPD Concentration. Báo hiệu LAPD Concentration có thể dùng cho tất cả các cell nhưng báo hiệu này dùng hiệu quả cho các cell có số TRU bằng hoặc lớn hơn 3. Với báo hiệu LAPD Concentration thì mỗi TRU cần 2,25 khe thời gian PCM, do vậy có khoảng 13 TRU được sử dụng trên đường PCM E1. Hình2. 7: Báo hiệu LAPD concentration 2.4.4 LAPD Multiplexing Báo hiệu LAPD Multiplexing được khuyến nghị dùng cho tất cả các cell nhỏ có 1-2 TRU. Trong báo hiệu này, mỗi TRU cần 2 khe thời gian PCM do vậy số TRU được dùng lên tới 15 TRU trên 1 đường PCM E1. Với 2 TRU trên 2 cell thì thường chỉ có 14 kênh sẵn sàng trên giao diện vô tuyến được dùng cho lưu lượng, còn 2 khe thời gian vô tuyến còn lại dùng cho BCCH và báo hiệu SDCCH. Do vậy có cần một đường truyền tốc độ 14 x 16kb/s ( có nghĩa là 3.5 khe thời gian PCM), còn 0.5 khe thời gian còn lại được dùng cho báo hiệu LAPD cho 2 TRU trong tổng 4 khe thời gian PCM dùng cho 2 TRU. Hình2. 8: Báo hiệu LAPD Multiplexing Các mạng E1 dùng khe thời gian 0 trên giao diên A-bis để cung cấp một tham chiếu tới RBS. Trong mạng T1 thì thông tin đồng bộ khung được tách ra từ kết nối T1 để thực hiện đồng bộ RBS với mạng. Trong các hệ thống này một nguồn đồng bộ trong được đưa vào trong DXU để đồng bộ ổn định và tin cậy hơn. 2.5 NHẢY TẦN Một tập hợp các tần số được sử dụng trong mỗi cell và MS có thể thay đổi các tần số đó ngay trong mỗi khung TDMA được gọi là nhảy tần. Tốc độ nhảy tần trong hệ thống GSM là 217 lần/s  Kỹ thuật nhảy tần là làm giảm ảnh hưởng của fading đa đường, của nhiễu nên chất lượng thoại được cải thiện, làm cho quá trình sử dụng lại tần số chặt chẽ và hiệu quả hơn. Lý do là vì kỹ thuật nhảy tần có 2 ưu điểm chính là có độ lợi phân tập tần số và độ lợi trung bình hoá nhiễu. Độ lợi phân tập tập số có ý nghĩa trong việc cải thiện vùng phủ, vì các tần số khác nhau có độ dự trữ fading khác nhau, giảm ảnh hưởng của fading đa đường đối với MS đặc biệt là đường xuống do đường xuống không có phân tập anten. Độ lợi trung bình hoá nhiễu có ý nghĩa trong việc cải thiện chất lượng, vì MS chỉ bị nhiễu ở một số tần số nhất định trong chuỗi tần số nhảy tần, một tần số bị nhiễu sẽ được trung bình hoá với các tần số không bị nhiễu khác. Càng nhiều tần số trong chuỗi tần số nhảy tần sẽ cho kết quả độ lợi lớn hơn. Có 2 kỹ thuật nhảy tần trong GSM là nhảy tần băng gốc (Base Band hopping) và nhảy tần tổng hợp (Synthersizer hopping), trong đó kỹ thuật nhảy tần tổng hợp là kỹ thuật tiên tiến trên thế giới hiện nay. Nhưng dù là kỹ thuật nhảy tần nào thì cũng có đặc điểm chung, đó là: chỉ có các kênh SDCCH/8, TCH, và kênh dữ liệu gói được phép nhảy tần, và khe thời gian số 0 mang kênh BCCH của sóng mang BCCH (sóng mang f0) không được phép nhảy tần cho dù nó thuộc về nhóm kênh được nhảy tần vì để cho phép các thuê bao ở các cell lân cận thực hiện đo lường trong chế độ rỗi. Hình2. 9: Định tuyến các cụm từ TRX đến máy phát ở nhảy tần băng gốc  Nhảy tần băng gốc có đặc điểm là mỗi bộ TRX được ấn định một tần số cố định, số tần số dùng để nhảy tần bằng với số bộ TRX, tần số BCCH được nhảy tần ngoại trừ kênh BCCH nằm trên TS0. Khi phát, các cụm được định tuyến đến các bộ phát thích hợp với tần số riêng biệt. Nhảy tần tổng hợp có đặc điểm là mỗi cell được chia thành 2 hoặc nhiều nhóm kênh (ít nhất là 2 nhóm kênh), số tần số nhảy tần không phụ thuộc vào số bộ TRX (đối với thiết bị của Ericsson có thể lên đến 32 tần số), tần số BCCH không được phép nhảy tần kể cả các kênh TCH còn lại nằm trên các khe thời gian khác từ TS1÷TS7 [11]. Điều đó có nghĩa là tất cả các TS nằm trên tần số sóng mang BCCH dù có bị nhiễu cũng không được phép nhảy tần, chỉ có các TS không thuộc sóng mang BCCH mới được phép nhảy tần. Khi phát, máy phát phải tự điều chỉnh đến tần số thích hợp cho từng cụm. Hình2. 10: Định tuyến các cụm từ TRX đến máy phát ở nhảy tần tổng hợp  Hình2.9 minh hoạ sơ đồ đấu nối 4 bộ sử dụng nhảy tần tổng hợp. Tất cả các khe thời gian từ TS0÷TS7 sử dụng tần số f0 là tần số sóng mang BCCH không được phép nhảy tần. Vì vậy, tần số này được gán cho một nhóm kênh, thường là nhóm kênh số 0 và không nhảy tần, thông số HOP = OFF. Các tần số còn lại được gán cho các nhóm kênh khác tuỳ theo loại tần số là 900 MHz hoặc 1800 MHz được dùng cho kênh TCH trên các khe thời gian từ TS0÷TS7 và nhảy tần từ f1÷fn.  Thuật toán nhảy tần: Thuật toán nhảy tần xác định trật tự nhảy tần cho các tần số nằm trong tập tần số nhảy tần (HFS) bằng thông số HSN. Có 2 thuật toán nhảy tần hiện nay đang được áp dụng cho cả 2 kỹ thuật nhảy tần nói trên là nhảy tuần tuần hoàn và nhảy tần ngẫu nhiên. Đối với mỗi bộ thu phát, trong cùng một nhóm kênh, trong cùng một cell, để có cùng một cách nhảy tần thì người ta ấn định cùng một HSN. Nhưng để không nhiễu lẫn nhau thì ở một thời điểm không được sử dụng trùng tần số hay còn gọi là phải trực giao nhau. Tất cả các kênh trong một cell phải trực giao nhau vì các kênh không trực giao sẽ gây ra nhiễu đồng kênh. Để giải quyết vấn đề này người ta sử dụng thêm một thông số có tên gọi là độ lệch chỉ số ấn định di động MAIO. Mỗi một bộ thu phát được ấn định một MAIO duy nhất từ danh sách MAIO (mặc định hoặc do nhà khai thác tự định nghĩa), do đó nếu có 2 bộ thu phát cùng HSN nhưng MAIO khác nhau thì cũng sẽ không bị trùng tần số trong cùng một khung TDMA 2.6 MANAGED OBJECT Các thành phần chính trong MO Hình2. 11: Mô hình MO của G12 Như ta thấy ở mô hình trên không thấy xuất hiện một thành phần của MO đó là TG vì một trạm thu phát GSM cơ bản là thiết bị trạm gốc dùng để hỗ trợ một cell, do vậy một TG đại diện cho việc thực thi chức năng cơ bản của BTS. Tuy nhiên một TG có thể hỗ trợ một phần của một cell hoặc lên tới 16 cell. Một TG thường thì đồng nghĩa với 1 BTS nhưng trong các ứng dụng cụ thể thì có thể có nhiều hơn 1 cell được kết nối tới cùng một TG do đó cần phải chia sẻ các chức năng trong TG đó. Bộ thu phát là một phần trong TG vì TG điều khiển các chức năng chung tới các bộ thu phát. Việc truyền thông giữa một bộ thu phát với BSC được thực thi qua DXU. Một BSC có thể điều khiển số lượng các tham số sau: Số cell: 512 internal + 512 external 2 cell con/cell 16 channel group/cell 512 TG 16384 kênh Traffic 32 tần số/cell 256 TRH 1020 bộ thu phát. Cấu trúc phần cứng của TG Các chức năng của DXU CF: Central Function Là phần điều khiển của một TG. Chức năng phần mềm CF này điều khiển các chức năng điều khiển riêng bên trong một TG. BSC kết nối với CF thông qua việc sử dụng lớp LAPD 2 và được đánh địa chỉ TEI=62 như đã xác định cho OML (GSM 08.56). Tuy nhiên nó có thể dùng khác giá trị mặc định cho việc đánh địa chỉ TEI. CON Dùng cho LAPD Concentration, được kết nối tời IS thông qua 24 đường DCP được đánh số từ 64- 87, trong đó 16 đường dành cho unconcentrated và 8 đường dành cho concentration. IS: Interface Switch Là giao diện tới các kết nối PCM và kết nối các Time slot riêng lẻ tới các bộ thu phát xác định. TF: Timing Function Tách các thông tin đồng bộ từ đường PCM và tạo ra tham số định thời cho RBS. DP: Digital Path DP không thuộc mô hình logic BTS tuy nhiên mỗi hệ thống PCM TRU TRXC: Điều khiển tất cả các chức năng cho việc xử lý tín hiệu, nhận và thu tín hiệu vô tuyến. Mỗi TRX tương ứng với một TRU và được đánh địa chỉ bởi thông số TEI có giá trị từ 0-11, phụ thuộc vào vị trí vật lý của TRU. TX: Có nhiệm vụ truyền công suất và tần số trên các burst. RX: Có nhiệm vụ nhận tín hiệu đến. TS: Các Timeslot trong khối TRXC. Các trạng thái của MO: MO có nhiều trạng thái khác nhau phụ thuộc vào chế độ hoạt động hiện tại của BTS và cấu hình BSC. Hình dưới chỉ rõ các trạng thái của MO: Hình2. 12: Các trạng thái MO 2.7 CELL Cell là vùng mà một MS nhận cường độ tín hiệu đủ mạnh để thiết lập kết nối vô tuyến trên kênh dành sẵn ( SDCCH hay TCH) và duy trì kết nối đó. Kích thước một cell được quyết định bởi 4 thông số: Công suất đầu ra (BSTXPWR) tại anten của BTS ERP (Effective Radiated Power) Mức nhận thấp nhất cho phép tại MS ( trong trường hợp máy “bận”): MSRXMIN Mức nhận thấp nhất cho phép tại BTS: BSRXMIN. Tham số TA ( Timing Advance): Tham số này dùng để đo đạc thời gian truyền giữa MS và BTS của các burst; giá trị lớn nhất của TA trong một cell được xác định bởi thông số MAXTA ( MAXimum Timing Advance) Hình 2.12 thể hiện rõ mối quan hệ của các thông số trên. Hình2. 13: Mô hình công suất và khoảng cách BTS Mỗi cell phải có một kênh BCCH vì BCCH mang các thông tin cần thiết liện lạc với MS trước khi thiết lập cuộc gọi. Tần số BCCH khác nhau trong mỗi sector. Cấu trúc của Subcell Nếu một cell được cấu hình với số tần số ít nhất là 2 thì cell đó có thể chia thành 2 subcell: một cell là overlay và một cell là underlay. Trong BSC, các subcell được phân biệt bằng thông số SCTYE với giá trị UL cho underlay và OL cho overlay. Hình2. 14: Mô hình OL cell và UL cell OL cell phụ thuộc vào UL cell vì OL cell không thể tự thiết lập cuộc gọi. OL cell không có tần số sóng mang BCCH. Việc thiết lập cuộc gọi được thực thi bởi UL cell, tuy nhiên cuộc gọi có thể được điều khiển thông qua OL cell ( với điều kiện MS nằm trong vùng phủ sóng của OL cell) hoặc được điều khiển trở lại từ OL cell đến UL cell. Viêc phân chia subcell có ưu điểm: OL cell với khoảng cách sử dụng lại tần số nhỏ hơn có thể được đưa vào trên một UL cell đã tồn tại. Không tốn thêm nhiều tài nguyên để thiết lập OL cell. OL cell được đặt trong vùng có tải lưu lượng cao, trong trường hợp này OL cell sẽ giữ nhiễu ở mức thấp. Việc quản trị tần số của các subcell được thực hiện bởi các nhóm kênh( CHGR). Ví dụ BSTXPWR phải được xác định riêng lả cho mỗi loại cell, do vậy thông số này được thực hiện trên mỗi CHGR. PHẦN 3: TÍCH HỢP TRẠM BTS Khi tích hợp trạm ta cần phải chú ý các tham số cơ bản sau: Khai báo cell, khai báo relation của cell ( bao gồm internal, external, innercell, outercell ) 3.1 KHAI BÁO VÀ BẮN LUỒNG Để tích hợp được trạm BTS việc đầu tiên cần phải làm đó là tạo kết nối vật lý từ BSC về BTS cần tích

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc131411.doc