Báo cáo Tìm hiểu công tác kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH một thành viên xây dựng - thương mại Nam Cát

Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc từ khâu luân chuyển chứng từ ban đầu đến khi lập báo cáo tài chính đều được tập trung tiến hành tại phòng tài chính kế toán.

- Kế toán trưởng: Là người điều hành chung công tác kế toán của phòng tổ chức hạch toán kế toán, tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế với tư cách là người chịu trách nhiệm về mặt tổ chức kế toán, là tham mưu cho Giám đốc và trưởng phòng tài chính Công ty về tình hình tài chính của công ty

- Kế toán tổng hợp: Thức hiện những công việc kế toán có tính chất tổng hợp từ các nhật ký chứng từ, sổ kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp các số liệu để vào sổ cái, tính tổng sản phẩm, lên báo cáo quý năm.

- Kế toán chi tiết: Một kế toán chi tiết có nhiệm vụ ghi các nghiệp vụ kế toán phát sinh thuộc phần hành của mình. Cuối tháng hoàn chỉnh các nhật ký chứng từ, bảng phân bổ chuyển cho kế toán tổng hợp để vào sổ cái.

+ ké toán tiền mặt: Có nhiệm vụ tính tiền lương, phân bổ tiền lương và giá thành sản phẩm, theo dõi trích bảo hiểm xã hội và theo dõi việc thu chi tiền mặt.

+ kế toán tiền gữi ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi bằng tiền gửi ngân hàng, thanh toán bằng séc với khách hàng, tiền vay ngắn hạn của ngân hàng.

+ Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi hạch toán việc tăng giảm tài sản cố định, tính phân bổ khấu hao tài sản cố định và chi phí sản xuất kinh doanh vào tổng sản phẩm, hạch toán việc sửa chữa tài sản cố định, theo dõi tình hình xây dựng và trang thiết bị thêm về xây dựng cơ bản.Thường xuyên kiểm tra và đánh giá lại tài sản cố định, khi có những biến động của thị trường hoặc theo quy định, đồng thời theo dõi việc xuất - nhập, tồn kho nguyên vật liệu.

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6223 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tìm hiểu công tác kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH một thành viên xây dựng - thương mại Nam Cát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan trực tiếp đến việc đưa tài sản và sử dụng theo dự tính. + Trường hợp 2: Mua sắm TSCĐ vô hình theo phương pháp trả chậm, trả góp. Nguyên giá TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua, khoản chênh lệch giữa giá mua trả ngay và giá mua trả góp được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “ chi phí đi vay “ + Trường hợp 3: TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi. Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý cuả TSCĐ nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi( sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế ( không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một TSCĐ vô hình tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi. + Trường hợp 4: TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất. Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sở hữu đất ( bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn và quyền sử dụng đất lâu dài) Là tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng chi phí để bù giải phóng mặt bằng, lệ phí trước bạ...(không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất), hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn. Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đát được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận TSCĐ vô hình. + Trường hợp 5 : Tài sản cố định vô hình được cấp, được biếu tặng. Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu được tặng là giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính. - Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu, thì nguyên giá ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Chi phí phát sinh ban đầu liên quan trực tiếp đến hoạt động thuê tài chính được tình vào nguyên giá của TSCĐ đi thuê. Nguyên giá Các khoản Chi phí liên quan Thuế nhập TSCĐ = Giá mua = giảm giá được + (vận chuyển, + khẩu (nếu thực tế hưởng bốc dở....) có) 2.1.3.2 Giá trị còn lại của tài sản cố định Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ - giá trị hoa mòn lũy kế TSCĐ 2.2.3.3 Các trường hợp thay đổi nguyên giá - Đánh giá TSCĐ. - Xây lắp trang bị thêm cho TSCĐ. - Tháo dỡ một hay một số bộ phận TSCĐ. 2.1.4 Kế toán tăng giảm tài sản CĐHH và tài sản CĐ VH Thủ tục hạch toán tăng. - Lập biên bản giao nhận TSCĐ. - Đánh số hiệu TSCĐ. - Xây dựng hồ sơ gốc. - Lập thẻ TSCĐ. - Ghi sổ TSCĐ. Ghi có TSCĐ tăng (tăng do mua sắm. XDCB hoàn thành, nhận vốn góp liên doanh) phải lập hồ sơ giao nhận TSCĐ, hội đòng tiến hành nghiệm thu TSCĐ và lập biên bản giao nhạn TSCĐ. Lập thành hai bản, bên giao giữ một bản, bên nhận giữ một bản. Biên bản giao nhận TSCĐ được chuyển về cho phòng kế toán để lập hồ sơ TSCĐ. Hồ sơ bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, hóa đơn, Các tài liệu kỹ thuật và các chứng từ liên quan. Bộ phận kế toán tiến hành đánh số hiệu TSCĐ, lập thẻ TSCĐ. Bản chính lưu tại phòng kế toán, bản sao cho bộ phận quản lý sử dụng TSCĐ giữ sau đó ghi vào sổ TSCĐ của toàn doanh nghiệp và sổ TSCĐ theo nơi sử dụng. Thủ tục hạch toán giảm. - Lập biên bản giao nhận TSCĐ. - Lập hóa đơn bán TSCĐ. - Lập biên bản thanh lý TSCĐ vào sổ đăng ký TSCĐ. Các bước được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Trình tự hạch toán giảm TSCĐ. Bảng tăng giảm TSCĐ Sổ đăng ký TSCĐ Chứng từ: - Biên bản giao nhận TSCĐ - Biên bản bàn giao TSCĐ. Thẻ TSCĐ - Biên bản nghiệm thu TSCĐ. - Biên bản thanh lý TSCĐ. - Hóa đơn Sổ đăng ký thẻ TSCĐ - ................................. 2.1.4.2 Phương pháp kế toán tổng hợp kế toán TSCĐHH và TSCĐVH. Tài khoản sử dụng: - TK 211 “TSCĐ hữu hình” + TK 2112: Nhà cửa vật kiến trúc. + TK 2113: Máy móc thiết bị. + TK 2114: Phương tiện vận tải. + TK 2115: Thiét bị dụng cụ quản lý. + TK 2116: Cây lâu năm, vật nuôi. - TK 213 “TSCĐ vô hình” + TK 2131: Quyền sử dụng đất. + TK 2132: Quyền phát hành. + TK 21133: Bảng quyền, bằng sáng chế. + TK 2134: NHãn hiệu hàng hóa. + TK 2135: Phần mềm máy tính. + TK 2136: Giấy phép và giấy phép nhượng quyền. + TK 2138: Tài sản cố định vô hình khác. Sơ đồ 2.2 : Một số nghiệp vụ chủ yếu. TK211 TK 111,112 TK 811 (1) (5) (6) TK 331 TK 214 (7) (2) TK 411 TK 222 (8) (9) (3) (10) TK 241 TK 811 (4) (11) Giải thích sơ đồ: 1. Mua sắm TSCĐ trả bằng TM, TGNH. 2. Mua sắm TSCĐ tiền chư thanh toán cho người bán. 3. TSCĐ được cấp hoặc nhận góp vốn. 4. TSCĐ đầu tư XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. 5. Nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán . 6. Giá trị còn lài của TSCĐ. 7. Số đã trích khấu hao. 8. Nguyên giá TSCĐ mang đi góp vốn liên doanh. 9. Số đã trích khấu hao. 10. Trị giá góp vốn đã chấp nhận. 11. Chênh lệch giảm do đánh giá lại. Kế toán thuê tài sản. Tài sản thuê gồm có thuê hoạt động và thuê tài chính. Thuê hoạt động là thuê tài sản mà bên cho thuê không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản. Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sử dụng chuyển giao phần lớn rủi ro và quyền lợi gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Tài khoản sử dụng: - TK 212: TSCĐ thuê tài chính. 2.1.4.3 Kế toán khấu hao TSCĐ Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần từ đất đai theo thời gian có hai loại hao mòn. + Hao mòn hữu hình là sự hao mòn về hình thái vật chất có thể nhìn thấy được. + Hao mòn vô hình là sự giảm đi về giá trị của TSCĐ do sự phát triển của khoa học kỹ thuật. TSCĐ cùng loại trên thị trường ngày càng rẻ hơn và hiện đại hơn. Khái niệm. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình bị hao mòn dần và đến một thời điểm nào đó thì TSCĐ này không còn dùng được nữa. Để đảm bảo tái sản xuất TSCĐ, doanh nghiệp phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ, trích khấu hao là phần chuyển dần từng phần giá trị của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản để hình thành nên nguồn vốn khấu hao dùng mua sắm lại TSCĐ mới. Có nhiều phương pháp trích khấu hao TSCĐ như: Khấu hao theo đường thẳng, khấu hao nhanh,... nhưng để đơn giản hơn chúng ta sẽ xem xét phương pháp trích khấu hao đơn giản nhất và thường được áp dụng nhiều nhất là trích khấu hao theo đường thẳng. Công thức: Mức khấu hao (năm) = Nguyên giá TSCĐHH x Tỷ lệ khấu hao (năm) 1 Tỷ lệ khấu hao năm = Số năm sử dụng hữu ích Mức khấu hao năm Mức khấu hao tháng = 12 phưong pháp khấu hao. - Phưong pháp khấu hao bình quân (phương pháp khấu hao đường thẳng): khấu hao được chia đều và cố định trong mỗi kỳ kinh doanh.Mức kháu hao được tính dựa trên giá trị của TSCĐ và thời gian sử dụng. - Phương pháp khấu hao theo sản lượng: khấu hao được tính cho mỗi snr phẩm mà TSCĐ tham gia sản xuất kinh doanh. - Phương pháp khấu hao giảm dần: được tính cao cho thời gian đầu và giảm dần cho thời gian sau. - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh xác định như sau: Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu theo công thức dưới đây. Mức trích khấu Giá trị còn lại của Hao năm của = TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh TSCĐ Trong đó: Tỷ lệ khấu hao Tỷ lệ khấu hao TSCĐ Nhanh (%) = Theo phương pháp x Hệ số điều chỉnh đường thẳng Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng xác định như sau: Tỷ lệ khấu hao TSCĐ 1 Theo phương pháp = x 100 đường thẳng(%) Thời gian sử dụng TSCĐ Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng đướ đây: Thời gian sử dụng TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần) Trên 4 năm ( t = < 4 năm ) Trên 4 năm 6 năm ( 4 = < t = < 6 năm) Trên 6 năm ( t > 6 năm) 1.5 2.0 2.5 Những năm cuối khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chi cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. Mức khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng. Nguyên tắt kế toán khấu hao tài sản. - Chấp hành chế đọ, quy định của nhà nước và dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để lập kế hoạch khấu hao TSCĐ, bđăng ký với cơ quan chức năng và trích khấu hao TSCĐ cho thích hợp. - TSCĐ tăng kỳ này, được tính khấu hao ở kỳ này, TSCĐ giảm kỳ này thôi trích khấu hao. Số khấu số khấu Số khấu hao (tăng Số khấu hao (giảm = hao kỳ + do TSCĐ tăng - do TSCĐ giảm ở hao kỳ này trước ở kỳ này) kỳ này Tài khoản sử dụng: TK 214 “Hao mòn TSCĐ” Các tài khoản cấp 2 TK 2141: Hao mòn TSCĐHH. TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính. TK 2143: Hao mòn TSCĐVH. TK 2144: Hao mòn bất động sản đầu tư. Sơ đồ 2.3 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu. 211,212,213 214 627,641,642 (1) (2) 241 Giải thích: 1: Ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính) theo số đã trích khấu hao do thanh lý, nhượng bán, góp vốn liên doanh. 2: Trích khấu hao TSCĐ sử dụng ở bộ phận sản xuất, bộ phạn bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp,… 2.1.4.4 Kế toán sữa chữa tài sản cố định Khái niệm. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ cần được tu bổ, sửa chữa để duy trì hoạt động của TSCĐ được liên tục, tăng hiệu quả,… có hai loại sửa chữa: Sửa chữa nhỏ (Sửa chữa thường xuyên) chi phí sửa chữa không lớn, chi phí được hạch toán trực tiếp vào các bộ phận sử dụng TSCĐ. Sửa lớn (sửa chữa định kỳ) chi phí sửa chữa cao, thời gian dài, làm tăng năng lực, công suất của TSCĐ. Nguyên tắc kế toán. -Theo dõi chặt chẽ chi phí phát sinh trong quá trình sửa chữa lớn, kể cả tự làm hoặc thuê ngoài. - Quyêt toán công trình, biên bản nghiệm thu, bàn giao,… khi công trình sửa chữa xong. - Chi phí được sửa chữa lớn được hạch toán vào các bộ phận sử dụng TSCĐ. Nếu chi phí quá lớn, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, kế toán chia ra và phân bổ dần vào nhiều chu kỳ (dùng TK 142 hoặc TK 242). - Khi đến kỳ sửa chữa lớn TSCĐ hoặc đã xác định được kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ kế toán trích trước chi phí sửa chữa lớn dự kiến để phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ (dùng TK 335 “ chi phí phải trả” hoặc sử dụng TK 242 “ chi phí trả trước dài hạn”). Sơ đồ 2.4: Một số nghiệp vụ chủ yếu 111,112 241 627,641,642 (1) (5) 152,153,214 142 (2) (6) (7) 331 (3) 335 334, 338 (8) (9) (4) Giải thích: Chi phí phát sinh bằng tiền mặt hoặc TGNH. Chi phí NVL, công cụ dụng cụ xuất dùng, trích khấu hao TSCĐ phục vụ cho công tác sửa chữa lớn TSCĐ. Chi phí phải trả cho người nhận thầu sửa chữa lớn TSCĐ. Lương công nhân sửa chữa lớn phải trả và các khoản trích theo lương. Công trình sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao cho các bộ phận sử dụng. Giá trị sửa chữa lớn cần phân bổ nhiều kỳ. Phân bổ dần vào kỳ kinh doanh. Giá trị công trình hoàn thành được quyết toán bàn giao. Trích trước chi phí sửa chữa lớn vào bộ phận sử dụng TSCĐ. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp kế toán sử dụng: Phương pháp lập chứng từ, phương pháp tài khoản và ghi sổ kép, phương pháp tổng hợp cân đối kế toán. - Phương pháp lập chứng từ: Là phương pháp được sử dụng để thu nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và hoàn thành theo địa điểm thời gian của chúng làm cơ sở cho việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh, cũng như là căn cứ để ghi sổ kế toán - Phương pháp tài khoản và ghi sổ kép: Là phương pháp kế toán sử dụng để phân loại đối tượng kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính để ghi chép, phản ánh, tổng hợp thường xuyên liên tục toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh nhằm hệ thống hóa được thông tin theo các chỉ tiêu kinh tế,tài chính phục vụ cho lãnh đạo điều hành hoạt động kinh tế, tài chính và lập báo cáo kế toán định kỳ. - Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán: Là phương pháp kế toán sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các quan hệ cân đối vốn của đối tượng kế toán nhằm lập được báo cáo kế toán định kỳ. PHẦN THỨ BA ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Tình hình chung về CÔNG TY TNHH MTV XD-TM NAM CÁT 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên công ty :CÔNG TY TNHH MTV XD-TM NAM CÁT M ( Tên giao dịch :namcat_dothanhdung @yahoo.com.vn ) Trụ sở giao dịch: Đường Quang Trung, phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa,tỉnh ĐăkNông. Hình thức hoạt động: Công ty trách nhiệm hữu hạn. Lĩnh vực kinh doanh: Xây dựng , thương mại , Dịch vụ . Số lao động bình quân năm 2006 là 70 người. Trong đó: Nhân viên quản lý là 12 người. Nhân viên lao động là 58 người. Vốn pháp định: 1.700.000.000 đ ( một tỷ bảy trăm triệu đồng chẵn ). Thời gian hoạt động 18 năm kể từ khi cấp giấy phép đầu tư. . Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm là 28% từ lợi nhuận thu được.. Thực hiện các loại thuế khác theo luật thuế hiện hành tại thời điểm nộp thuế hàng năm. Hội đồng quản trị. Chủ tịch: Ông Đỗ Thanh Dũng . Thành viên: Ông Lê Văn Minh . Thành viên: Ông Nguyễn Cao Thắng . Thành viên: Bà Nguyễn Thị Loan . Ban giám đốc: Giám đốc: Ông Đỗ Thanh Dũng . Phó giám đốc: Ông Nguyễn Văn Bá. Danh sách hội đồng quản trị và ban giám đốc tại thời điểm kiểm toán được thông qua trong biên bản họp Hội đồng Quản Trị Công ty số 02/BB/JCTC, ngày 02 tháng 02 năm 2005. Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH XD- TM – DV NAM CÁT trong những năm gần đây. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng thu nhập 1.204.632.578 956.704.041 1.594.521.651 Tổng chi phí 1.594.051.418 2.683.598.527 4.744.944.866 Lổ trong kỳ -389.418.840 -1.726.894.486 -3.150.423.215 - Kiểm toán độc lập Công ty kiểm toán AS (ASCO) là kiểm toán độc lập cho nhiều niên độ kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2006 của CÔNG TY TNHH MTV XD-TM NAM CÁT Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty. BAN GIAM ĐỐC Phó Giám Đốc kỹ Thuật Phó Giám Đốc Kinh Doanh Phòng TC - HC Phòng kỹ thuật Phòng SX-KD Phòng TC-KT Nhà phơi nông sản Nhà kho Chế biến Nhà ăn Đội xây Dựng Xưởng chế biến nông sản Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chỉ đạo - Nhiệm vụ và chức năng từng vộ phận. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến.Nhờ mô hình này mà việc điều hành quản lý giữa các bộ phận không những không bị chồng chéo mà còn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban. Ban giám đốc: BGĐ là người có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trước công ty trong việc điều hành, Quản lý mọi hoạt động trong lĩnh vực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trong đó bao gồm những công việc sau: - Xác định cơ cấu tổ chức tuyển dụng nhân sự, phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các thành viên trong công ty phù hợp quy định của Nhànước và điều kiện của công ty. - Đề ra các chính sách, mục tiêu chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm , công trình. - Đưa ra các quyết định cuối cùng trong mọi trường hợp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Xem xét, phê duyệt các văn bản, báo cáo về kế hoạch và quy trình sản xuất , xây dựng công nghệ, công trình , * Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức các vấn đề nhân sự, tổ chức bộ máy đảm bảo công cụ hành chính quản trị vật tư bảo mật, quản lý hợp đồng công văn, tài liệu, quản lý chặt lao động đề xuất trả lương, khen thưởng hợp lý, phối hợp với các bộ phận khác. Cụ thể tình hình quản lý lao động ở công ty như sau: - Bộ phận sản xuất trực tiếp: 58 người. - Bộ phận quản lý ở các phòng 12 người. * Phòng tài chính – Kế toán : - Kế toán là công việc quan trọng để điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế, phòng kế toán tài chính là tham mưu và hổ trợ cho Ban giám đốc trong quản lý tài chính thể hiện thông qua một số nhiệm vụ sau. - Ghi chép, tính toán, Phản ánh số liệu có tình hình luân chuyển và điều tiết nguồn vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cho đơn vị. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu, chi tài chính, kiểm tra việc giữ gìn sử dụng tài sản vật tư, nguồn vốn, kinh phí, phát hiện kịp thời những hoạt động tham ô, ngăn ngừa lãng phí và phạm vi chính sách chế độ kinh tế Nhà nước. * Phòng sản xuất kinh doanh: - Phòng sản xuất kinh doanh theo dõi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh các khâu trong quy trình sản xuất, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý vốn, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty với các cơ quan chức năng cấp trên, tổ chức đảm bảo hồ sơ và các chứng từ kế toán, theo dõi quy định của bộ tài chính ban hành. - Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, lập kế hoạch thu mua vật tư, nhiên liệu phục vị cho sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường. * Phòng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ trực tiếp theo dõi sự vận hành của máy móc thiết bị ở tất cả các phòng ban trong công ty. Tổ chức giám sát chặt chẽ việc mua sắm, sửa chữa vật tư kỹ thuật, phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh ,thi công công trình được tiến hành thường xuyên và liên tục. * Các bộ phận khác: - Xưởng chế biến nông sản: Là nơi sản xuất và chế biến ra sản phẩm , từ cà phê sang thành phẩm là cà phê bột. - Xưởng phơi sấy cà phê sau khi được thu hoạch thì sẻ được đưa vào đất để phơi sấy chuẩn bị đưa sang công đoạn chế biến. - Nhà kho: là nơi bảo quản các nguyên vật liệu dùng cho quá trình chăm sóc cây cà phê của công ty như: Các loại phân bón , thuốc trừ sâu… - Đội xây dựng: Là đội trực tiếp thi công các công trình xây dựng cơ bản . - Nhà ăn: Là nơi ăn uống của công nhân 3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Để đảm bảo cho sự lãnh đạo tập trung thống nhất đối với cong tác kế toán vừa phù hợp với yêu cầu của công ty, xử lý thông tin kế toán kịp thời cũng như tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ.Do đó công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thống kê NL Thủ quỹ Kế toán xuất - Nhập Kế toán TSCĐ Kế toán TGNH Kế toán tiền mặt Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công việc từ khâu luân chuyển chứng từ ban đầu đến khi lập báo cáo tài chính đều được tập trung tiến hành tại phòng tài chính kế toán. - Kế toán trưởng: Là người điều hành chung công tác kế toán của phòng tổ chức hạch toán kế toán, tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế với tư cách là người chịu trách nhiệm về mặt tổ chức kế toán, là tham mưu cho Giám đốc và trưởng phòng tài chính Công ty về tình hình tài chính của công ty - Kế toán tổng hợp: Thức hiện những công việc kế toán có tính chất tổng hợp từ các nhật ký chứng từ, sổ kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp các số liệu để vào sổ cái, tính tổng sản phẩm, lên báo cáo quý năm. - Kế toán chi tiết: Một kế toán chi tiết có nhiệm vụ ghi các nghiệp vụ kế toán phát sinh thuộc phần hành của mình. Cuối tháng hoàn chỉnh các nhật ký chứng từ, bảng phân bổ chuyển cho kế toán tổng hợp để vào sổ cái. + ké toán tiền mặt: Có nhiệm vụ tính tiền lương, phân bổ tiền lương và giá thành sản phẩm, theo dõi trích bảo hiểm xã hội và theo dõi việc thu chi tiền mặt. + kế toán tiền gữi ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi bằng tiền gửi ngân hàng, thanh toán bằng séc với khách hàng, tiền vay ngắn hạn của ngân hàng. + Kế toán tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi hạch toán việc tăng giảm tài sản cố định, tính phân bổ khấu hao tài sản cố định và chi phí sản xuất kinh doanh vào tổng sản phẩm, hạch toán việc sửa chữa tài sản cố định, theo dõi tình hình xây dựng và trang thiết bị thêm về xây dựng cơ bản.Thường xuyên kiểm tra và đánh giá lại tài sản cố định, khi có những biến động của thị trường hoặc theo quy định, đồng thời theo dõi việc xuất - nhập, tồn kho nguyên vật liệu. + Kế toán xuất nhập: Có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh các giao dịch liên quan đến hai chủ thể trong nước và ngoài nước. + Kế toán thống kê nguyên liệu: Có nhiệm vụ theo dõi xuất – nhập, tồn kho nguyên liệu. Cuối kỳ kế toán lập bảng chi tiết nhập – xuất và tồn kho, cùng với thủ kho tiến hành kiểm kê xác định số lượng sản phẩm tồn kho, lập báo cáo thống kê. + Thủ quỷ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt. 3.1.3. Chính sách chủ yếu tại công ty Hệ thống tài khoản kế toán công ty áp dụng hệ thống tài khoản thuộc hệ thống chế độ kế toán việt nam ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐKT Ngày 01 tháng 11 năm 1995 và thông tư hướng dẫn, sữa đổi bổ xung chế độ kế toán doanh nghiệp của bộ tài chính. Niên độ kế toán: Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ trong hạch toán: Đơn vị tiền tệ được sử dụng để lập báo cáo là tiền đồng Việt Nam. Mọi nghiệp vụ bằng đơn vị tiền tệ khác được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm nghiệp vụ phát sinh. Tỷ giá sử dụng để quy đổi lập báo cáo ngày 31 tháng 12 của năm 2006, 2007 là 16.200VNĐ/USD. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Giá trị nhập kho theo giá mua thực tế và chi phí liên quan. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp xác định hành tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá thực tế ban đầu, bao gồm giá mua và những chi phí liên quan trực tiếp đưa tài sản vào hoạt động. Phương pháp kháu hao TSCĐ: Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Tỷ lệ khấu hao đăng ký cho từng tài sản: dựa theo Quyết định số 306/2003/QĐ_BTC Ngày 12 tháng 12 năm 2003. 3.1.4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Quy trình xây dựng công trình : Giai đoạn 1: Nhận thầu công trình . Giai đoạn 2: Xây dựng cơ bản . Giai đoạn 3: Nghiệm thu và bàn giao . Sơ đồ 3.3: Quy trình sản xuất. Đào móng Nhận thầu Lợp mái Xây tường Nhập nguyên liệu Tô, trét bột tường Bàn giao công trrình Làm nền , đi dây điện Hoàn tất phần còn lại Xây dựng phần cốt Nghiệm thu -Tổ chức hình thức kế toán áp dụng tại công ty. Sơ đồ 3.4: Trình tự ghi sổ kế toán thu hình thức kế toán NKC Chứng từ gốc Sổ chi tiết Sổ NK chung Sổ NK đặc biệt Sổ Quỷ Bảng TH chi tiết Sổ cái Bảng cân đối TK Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hằng ngày. Ghi cuối tháng. Đối chiếu số liệu cuối tháng. Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung. - Là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thơi gian phát sinh và nghiệp vụ kinh tế dó. Sau khi lấy số liệu trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các loại sổ của hình thức nhật ký chung: Nhật ký chung, sổ cái Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. 3.2 Tình hình hạch toán tài sản cố định của công ty 3.2.1 Đặc điểm về tài sản cố định của công ty - Phân loại tài sản cố định của công ty. Tại công ty phân loại TSCĐ theo công dụng và được tổng hợp theo nguồn hình thành cụ thể được tính theo bảng phân loại năm 2006. Bảng 3.2.1 Phân loại TSCĐ taị công ty. STT Tên TSCĐ Nguyên giá Giá trị hao mòn Giá trị còn lại Tổng giá trị TSCĐ 1 2 Đầu kỳ Cuối kỳ 10.170.303.684 10.820.108.301 -3.146.960.891 -3.851.463.738 6.968.644.563 Trong đó I Nhà cửa, vật kiến trúc 1 2 Đầu kỳ Cuối kỳ 4.623.180.169 5.313.870.170 -986.302.868 -2.235.238.582 3.078.631.588 II Máy móc thiết bị 1 2 Đầu kỳ Cuối kỳ 1.963.290.107 2.970.868.907 -1.969.178.117 1.001.690.790 III Phương tiện vận tải truyền dẫn. 1 2 Đầu kỳ Cuối kỳ 270.698.750 197.868.970 -107.859.190 90.009.780 IV Thiết bị, dụng cụ quản lý 1 2 Đầu kỳ Cuối kỳ 1.727.584.151 1.377.905.534 -299.784.937 1.078.102.597 V Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm 1 2 Đầu kỳ Cuối kỳ 970.967.320 850.598.377 -90.001.279 760.597.098 VI TSCĐ khác 1 2 Đầu kỳ Cuối kỳ 974.583.187 959.594.710 974.583.187 959.594.710 3.2.2 Đánh giá tài sản cố định của công ty. Đánh giá tài sản cố định của công ty theo nguyên giá: TSCĐ tại công ty quản lý theo nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản, việc ghi sổ theo nguyên giá có tác dụng đánh giá đúng đắn năng lực sản xuất của công ty, xác định hiệu quả sử dụng tài sản + Nguyên giá TSCĐ trong nước. Nguyên giá = giá mua + chi phí trước khi sử dụng + tiền lãi vay được Vốn hóa + Nguyên giá loại tài sản tài sản nhập khẩu. Nguyên giá = giá mua + thuế nhập khẩu + chi phí trước khi sử dụng + tiền lãi vay được vốn hóa. Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại: giá trị còn lại của TSCĐ là phần g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAO CAO THUC TAP TAI SAN CO DINH.doc
Tài liệu liên quan