Báo cáo Tìm hiểu mô hình và công nghệ wf 40

Contents

I. Tổng quan về mô hình luồng công việc 3

1. Luồng công việc: 3

2. Sự thực thi các LCV 5

3. Tầm quan trọng trong việc đưa LCV và Mô hình LCV vào ứng dụng 5

4. Đặc điểm: 6

5. Kiến trúc cơ bản của WF 7

5.1 Activity và Custom Activity 8

5.2 WF Runtime 9

6. XAML: 9

7. Sự lưu trú của WF trên ứng dụng: 11

II. Window WorkFlow Foudation 4.0 11

1. Ứng dụng workflow đơn giản đầu tiên với WF4 14

2. Làm việc với các Activity được xây dựng sẵn 17

If Activity 19

Assign activity 20

While activity 20

Kết quả thu được khi chạy ứng dụng workflow trên: 23

3. Xây dựng workflow bằng code 23

Xây dựng ứng dụng workflow bằng code C# 24

Expression 27

Variables 27

4. Xây dựng Flowchart workflow: 27

FlowDecision activtity 28

FlowSwitch<T> activity 29

5. Arguments : 31

Tạo workflow project mới 32

Định nghĩa Arguments cho workflow 32

Một số activities trong namespace System.Activities.Expressions 34

Đưa Arguments vào workflow và chạy workflow 37

6. Xây dựng custom activity: 38

Kế thừa từ Activity<TResult> 38

Kế thừa từ CodeActivity<TResult> 40

 

 

doc41 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tìm hiểu mô hình và công nghệ wf 40, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n không đáp ứng được nhu cầu của chúng ta, chúng ta có thể tự xây dựng dịch vụ riêng của mình Kiến trúc cơ bản của WF Kiến trúc cơ bản của WF gồm có 3 thành phần chính: BAL (Base Activity Library), Runtime Engine và Runtime Services; có thể được mô tả như hình sau: Hình 3. Cấu trúc luồng công việc Activity và Custom Activity Một LCV trong WF được tạo thành từ các Activity, là các đối tượng được xây dựng sẵn tương tự các đối tượng quen thuộc (button, textbox…) trong ứng dụng dành cho Windows. Mỗi đơn vị công việc trong thực tế khi mô hình hóa sẽ thành một đối tượng Activity. Đây cũng chính là thành phần nhỏ nhất trong mô hình LCV định nghĩa bởi WF. Để xây dựng ứng dụng WF, Microsoft cung cấp một thư viện các Activity cơ bản, gọi là Base Activity Library (gọi tắt là BAL). Ngoài ra, người sử dụng có thể tự định nghĩa các Activity khác nhằm phục vụ cho nhu cầu đặc trưng của từng quy trình nghiệp vụ - gọi là các Custom Activity. Các Activity này cũng như cả LCV có thể được thiết kế, định nghĩa thông qua Workflow Designer tích hợp sẵn trong công cụ Visual Studio hoặc bằng cách viết mã XAML trực tiếp. WF Runtime Cung cấp các thành phần cơ bản để thực thi và quản lý thể hiện LCV, cung cấp chức năng trả về tình trạng thực thi của thể hiện, đồng thời lưu trú các thể hiện LCV độc lập. XAML: Ngoài cách sử dụng C# hay VB.net để định nghĩa LCV (thường được gọi là imperative definition), WF còn có khả năng thực thi LCV dựa trên declarative definition, nghĩa là định nghĩa LCV bằng ngôn ngữ Markup XML. Mỗi cách đều có những lợi điểm và nhược điểm riêng của nó. Việc sử dụng C#, VB.Net sẽ giúp chương trình thực thi nhanh hơn. Tuy nhiên, điểm yếu của nó chính là việc LCV phải được định nghĩa lúc buildtime. Nếu có sự thay đổi trong tiến trình nghiệp vụ, chương trình cần được thiết kế lại, biên dịch lại. Điều này khiến cho LCV trở nên thiếu linh hoạt. Trong khi nhu cầu thay đổi LCV đối với các doanh nghiệp ngày càng cần thiết (nhất là những doanh nghiệp có tiến trình nghiệp vụ thay đổi theo thời gian). Việc sử dụng XML để định nghĩa LCV có thể giải quyết được vấn đề này. Vì Workflow Runtime có thể chấp nhận gần như tất cả các dạng định nghĩa LCV (phụ thuộc vào người lập trình), tức là lập trình viên chỉ cần thông dịch định nghĩa LCV được cung cấp thành định dạng mà Workflow Runtime có thể hiểu và thực thi. Tuy nhiên, điều may mắn ở đây là WF hỗ trợ định nghĩa LCV sử dụng ngôn ngữ nền tảng xml (XML-based Workflow Definition), đó là XAML (Extensive Application Markung Language). Việc định nghĩa LCV theo cấu trúc xml giúp LCV có thể dễ dàng được sửa đổi và triển khai. Thay vì phải biên dịch lại trong Visual Studio, người dùng chỉ cần chỉnh sửa lại file định nghĩa LCV bằng bất kì trình Editor nào (ngay cả notepad), và đưa vào Workflow Runtime trước khi nó tạo lại mô hình LCV. XAML ban đầu được đưa vào sử dụng trong WPF (Windows Presentation Foundation, một công nghệ được Microsoft đưa vào sử dụng từ .Net Framework 3.0 trở đi, trong đó giao diện chương trình thiết kế bằng WPF được định nghĩa thông qua file XAML). Một file *.xaml về bản chất không cần phải được biên dịch, mà bản thân nó có thể chạy được trên bất kì trình duyệt nào ở bất kì máy tính Windows nào có cài đặt .Net 3.0 trở lên. Chẳng hạn như, với file a.xaml sau đây thể hiện 1 button có chữ Helloworld: <Button xmlns="" Margin="36" Foreground="Blue" FontSize="36pt">Hello, World! Dùng trình duyệt mở File a.xaml sẽ hiển thị kết quả như sau: Hình 4. HelloWorld Sự lưu trú của WF trên ứng dụng: WF không phải là ứng dụng chạy độc lập nên nó cần được lưu trú trong một ứng dụng chủ (host application).NET nào đó như Winform, ASP.NET, Console, Web Service… Với đặc tính này, WF chỉ cần tập trung vào xử lý các nghiệp vụ, những phần còn lại được giao cho ứng dụng chủ xử lý. Để tương tác với ứng dụng chủ WF cung cấp cơ chế cho phép truyền tải dữ liệu vào ra từ LCV cùng với các phương thức để điều khiển sự kiện nhằm tương tác với bên ngoài. Dưới đây là danh sách một số dịch vụ quan trọng nhằm phục vụ cho sự lưu trú cũng như thực thi LCV trong ứng dụng chủ: Persistence : Là cơ chế cho phép lưu trữ LCV xuống bộ nhớ một cách bền bỉ và khôi phục lại bất cứ khi nào. Nhờ cơ chế này, các LCV có thể được thực thi trong một khoảng thời gian dài (nhiều ngày, nhiều tháng…) đồng thời làm giảm gánh nặng cho hệ thống phần cứng khi có nhiều LCV cùng lưu trú trong các ứng dụng. Window WorkFlow Foudation 4.0 Tổng quan: Như các bạn đã biết, xây dựng nên một ứng dụng có thể là một thách thức, và chúng ta không ngừng tìm kiếm các công cụ và các framework để đơn giản hóa quá trình và giúp chúng ta tập trung giải quyết những thách thức thuộc về nghiệp vụ (bussiness). Chúng ta đã chuyển từ viết mã bằng ngôn ngữ máy như ngôn ngữ assambler đến ngôn ngữ cấp cao hơn như C # và Visual Basic, bởi vì nó dễ dàng cho sự phát triển ứng dụng của mình, nó đã loại bỏ các mối quan tâm ở cấp thấp như quản lý bộ nhớ và tăng hiệu suất của chương trình. Việc di chuyển đến. NET cho phép Common Language Runtime (CLR) để cấp phát bộ nhớ, dọn dẹp những đối tượng không cần thiết và loại bỏ xử lý cấp thấp như con trỏ.  Phần lớn sự phức tạp của một ứng dụng thể hiện trong logic và quá trình xử lý phía sau ứng dụng. Các vấn đề như thực hiện không đồng bộ hoặc song song và phối hợp các task để đáp ứng các yêu cầu người sử dụng hoặc yêu cầu dịch vụ một cách nhanh chóng, làm cho các nhà phát triển ứng dụng phải quay trở lại việc viết mã ở cấp thấp. Chúng ta cần một mô hình lập trình khai báo (a declarative programming model) mạnh mẽ và linh hoạt giống như chúng ta đã có trong giao diện người dùng trong Windows Presentation Foundation (WPF). Windows Workflow Foundation (WF) cung cấp một framework cho việc xây dựng ứng dụng và cung cấp cho ta một ngôn ngữ cấp cao hơn để xử lý các task không đồng bộ, song song và xử lý các task phức tạp khác. Có một runtime để quản lý bộ nhớ và các đối tượng, đã giúp chúng ta tập trung nhiều hơn vào các khía cạnh nghiệp vụ quan trọng. Tương tự như vậy, có một runtime có thể quản lý tính phức tạp của công việc không đồng bộ, nó cung cấp một bộ các tính năng cải thiện hiệu suất phát triển. WF là một bộ công cụ cho việc khai báo công việc, các activity giúp xác định logic công việc và kiểm soát luồng công việc, và runtime để thực thi các ứng dụng. Một cách ngắn gọn, WF sử dụng một ngôn ngữ cấp cao hơn để viết các ứng dụng, với mục tiêu làm cho các nhà phát triển phần mềm làm việc tốt hơn, các ứng dụng dễ dàng hơn để quản lý, và dễ dàng thay đổi hơn. Runtime WF không chỉ thực hiện các luồng công việc cho mình, nó cũng cung cấp các dịch vụ và tính năng quan trọng khi viết ứng dụng logic như bảo toàn trạng thái (persistence of state), đánh dấu trạng thái (bookmarking), tất cả đều dẫn đến luồng (thread) và xử lý linh hoạt cho phép mở rộng quy mô của quy trình nghiệp vụ.  Những điểm khác biệt so với WF 3.5: WF 4.0 khác hoàn toàn so với các phiên bản trước đó. Những ứng dụng WorkFlow trước đó chỉ có thể chạy được với .NET framework dưới 4.0. WF 4.0 được thiết kế lại mới hoàn toàn: những activity và service trong WF 4.0 không thể thay thế được với các phiên bản trước đó. -Trong WF 3.5 có cả code class và designer class: Code class chứa đựng bản cài đặt cho những đối tượng CodeActivity. Nó cũng chứa đựng định nghĩa thành viên lớp và bộ thụ lý sự kiện. Trong WF 4.0 không có code class trong phiên bản này. Bù lại WF 4.0 cung cấp những activity được xây dựng sẵn như WriteLine, Assign...Nếu những activity xây dựng sẵn này không đủ thì ta có thể tạo các custom activity bằng cách sử dụng CodeActivity. -Một điểm khác nữa là việc sử dụng variable và argument rõ ràng hơn. Bởi vì không có code file nên bạn không thể thêm các biến thành viên vào theo cách bình thường mình làm. Thay vào đó bạn phải định nghĩa nó theo cách của Workflow. -Cuối cùng ta xem lại file Program.cs là không có lớp WorkflowRuntime. Ở phiên bản trước ta phải tạo lớp WorkflowRuntime và gọi phương thức CreateWorkflow của nó. Trong WF 4.0 ta chỉ đơn giản gọi: WorkflowInvoker.Invoke(new Workflow1()) -Không còn workflow state machine trong phiên bản này. Những điểm mới trong WF4 Trong phiên bản 4 của Microsoft ® NET Framework, Windows Workflow Foundation giới thiệu một số lượng đáng kể của sự thay đổi so với phiên bản trước đó như NET 3.0 và 3.5. Trong thực tế, người ta đã xem xét lại phần cốt lõi của mô hình lập trình, runtime và công cụ và đã thiết kế lại tất cả những cái đó để tăng hiệu suất và năng suất so với các phiên bản trước đó. Những thay đổi quan trọng là cần thiết để cung cấp công cụ tốt nhất cho các developer áp dụng WF và cho phép WF tiếp tục là một thành phần nền tảng mạnh mẽ mà ta có thể xây dựng trong các ứng dụng của mình.  Trong WF3, dòng chảy của dữ liệu trong luồng công việc không rõ ràng. WF4 cung cấp một mô hình rõ ràng, chính xác cho luồng dữ liệu và tầm vực sử dụng của các đối số (argument) và các biến. Những khái niệm này quen thuộc làm đơn giản hóa cả định nghĩa về lưu trữ dữ liệu, cũng như dòng chảy của dữ liệu vào và ra của workflow. Mô hình luồng dữ liệu cũng làm cho các đầu vào dự kiến ​​và kết quả đầu ra của một activity rõ ràng hơn, cải thiện hiệu suất vào lúc runtime. Bắt đầu với WF4: Ứng dụng workflow đơn giản đầu tiên với WF4 Tạo một project Workflow Console Application trong Visual Studio 2010 với tên là TheFirstSimpleWorkf low Project mới sẽ bao gồm các file là Program.cs là tập tin chứa code C# (hoặc VB), Workflow1.xaml là file dùng để định nghĩa các activity trong workflow. Nếu đã từng làm việc với Windows Presentation Foundation thì các file XAML trở nên rất quen thuộc, đây là một dạng cấu trúc giống với XML cho phép người dùng có thể khai báo các activity trong một workflow. Visual Studio 2010 hỗ trợ giao diện đồ họa trực quan cho phép người dùng có thể tùy chỉnh các activity và các workflow. Khi làm việc với WF4, có một điểm đáng chú ý trong IDE là các control là Variables, Arguments và Imports. Đây là một trong những cải tiến đáng kể trong WF4. Có thể hiểu Variables trong WF4 một cách đơn giản như sau, nếu xem workflow là một class, thì Variables là class members được dùng để lưu trữ các data của workflow, hoặc các data sẽ được chia sẽ giữa các activity trong workflow. Các variable có thể được quy định mức độ như tồn tại trong toàn bộ workflow hoặc chỉ tồn tại trong một thành phần nhỏ hơn. Arguments cũng tương tự như Variables nhưng arguments được dùng để trao đổi dữ liệu ra hoặc vào trong workflow. Có thể xem arguments như các method parameters. Có một điểm chú ý là đối với arguments, chúng ta phải quy định Direction là In hay Out đồng nghĩa với quy định rằng argument dùng để truyền dữ liệu vào workflow hay truyền dữ liệu từ workflow ra ngoài. Xây dựng Workflow Để xây dựng workflow, ta có thể kéo thả các activity đã được xây dựng trong Toolbox vào designer. Trong ví dụ này, workflow sẽ chỉ xuất ra màn hình dòng “Hello, world”. Để thực hiện, kéo thả  một Sequence activity vào vùng designer và sau đó tiếp tục kéo thả WriteLine activity vào Sequence activity vừa mới tạo ra ở trước. Kết quả thu được là sơ đồ sau Tuy nhiên, nếu chú ý những gì chúng ta đang làm thì khi chạy ứng dụng này, chúng ta sẽ không thấy được kết quả. Do đó, để thấy được kết quả như thế nào, cần thêm vào một số dòng lệnh bằng các thêm vào ở tập tin Program.cs như sau namespace TheFirstSimpleWorkflow {     class Program     {         static void Main(string[] args)         {             WorkflowInvoker.Invoke(new Workflow1());             Console.WriteLine("Press Enter to exit");             Console.ReadLine();         }     } } Sau khi đã thực hiện các bước trên, kết quả thu được khi chạy ứng dụng như sau: Workflow được thể hiện trong XAML như thế nào? Để có thể hiểu rõ hơn đằng sau những gì mà chúng ta có thể thấy khi xây dựng một workflow bằng designer được cung cấp bởi Visual Studio 2010, hãy xem qua file Workflow1.xaml. Như chúng ta thấy, tất cả những gì chúng ta làm ở designer đều được thể hiện đằng sau bằng XAML. Làm việc với các Activity được xây dựng sẵn WF4.0 cung cấp cho người dùng rất nhiều các activity được xây dựng sẵn nhằm hỗ trợ tối đa cho việc xây dựng các ứng dựng workflow. Các activity xây dựng sẵn tiêu biểu có thể kể đến như If, While, Assign, Pick, Switch … Bên cạnh những activity cơ bản như trên, WF4.0 còn cung cấp rất nhiều các activity cao cấp hơn hỗ trợ việc xử lý message, tính toán song song như Send, Receive, RecieveAndSendReply, Paralell, …. Ví dụ mô phỏng một đồng hồ gõ chuông sau đây sẽ giúp chúng ta làm việc với các activity có sẵn. Quay trở lại với project TheFirstSimpleWorkflow Trong WF4.0, để lưu trữ data cần thiết trong workflow, chúng ta cần định nghĩa các variables để lưu trữ các data đó. Trong ví dụ này, chúng ta cần tạo ra 2 variables, một được dùng để xác định số tiếng chuông tương ứng với thời gian tương ứng, một được dùng để ghi nhớ rằng đã có bao nhiêu tiếng chuông đã được gõ. Để tạo một variable, có thể sử dụng control Variable và điền các thông tin cần thiết vào như hình dưới: Ngoài việc sử dụng control Variables như trên, để tùy chỉnh một variable, chúng ta vẫn có thể sử dụng Properties để tùy chỉnh các thông tin cho variable đó. Ở đây, chúng ta tạo ra 2 variable là counter và numberBells. Đối với counter thì giá trị mặc định ban đầu cho variable là 1, tuy nhiên đối với numberBells thì giá trị mặc định của variable này phụ thuộc vào thời gian, có nghĩa là chúng ta cần quy định giá trị này theo thời điểm mà nó chạy. Chọn vào variable numberBells, sau đó click vào button “…” của Default trong Properties windows để mở hộp thoại Expression Editor. Và kết quả thu được sau khi đã tạo ra 2 variables trên như sau: If Activity Giá trị của numberBells variable sẽ là giá trị của Hour của thời điểm hiện tại, tuy nhiên, Hour lại đưa về kiểu giờ 24. Do đó, nếu numberBells có giá trị lớn hơn 12, tức những giờ ở PM thì cần chuyển về lại những số nhỏ hơn 12. Để kiểm tra điều kiện này, chúng ta sử dụng If activity bằng cách kéo thả If activity từ toolbox vào sau WriteLine activity trong Sequence ban đầu, và Condition của If activity này sẽ là numberBells > 12. Assign activity Sau khi đã xác định Condition cho If activity ở trên. Nếu như numberBells thỏa condition ở trên thì cần phải thay đổi giá trị phù hợp cho numberBells. Để làm được việc này, WF4.0 cung cấp cho chúng ta một activity có tên là Assign dùng để thay đổi giá trị của variables trong workflow. Đối với Assign activity chúng ta cần quy định variable nào sẽ bị ảnh hưởng và giá trị thay đổi. While activity Để mô phỏng việc đổ chuông ứng với thời gian tương ứng, chúng ta sử dụng While activity. While activity bao gồm 2 phần là Condition và Body, giống với cấu trúc While thông thường mà chúng ta thường hay sử dụng. Số lần đổ chuông sẽ bằng với số giờ tương ứng, do đó, chúng ta cần quy định Condition cho While là counter <= numberBells Ở phần body, chúng ta sẽ thực  hiện việc mô phỏng các lần đổ chuông bằng việc xuất ra màn hình những dòng text đồng thời thực hiện việc cập nhật các thông tin như số lần đã đổ chuông … Sau khi hoàn thành tất cả các bước ở trên, chúng ta sẽ có được một workflow hoàn chỉnh như sau Kết quả thu được khi chạy ứng dụng workflow trên: Xây dựng workflow bằng code Ở mục 2, chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về WF4.0 cùng cách sử dụng một số activity được xây dựng sẵn trong WF4.0. Việc xây dựng một workflow có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng workflow designer mà Visual Studio 2010 hỗ trợ cho chúng ta. Bên cạnh đó, ngoài việc sử dụng workflow designer, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng một workflow hoàn toàn giống bằng việc sử dụng code C# hoặc VB.NET. Trong phần này, chúng ta sẽ thực hiện lại ví dụ xây dựng ứng dụng workflow đơn giản ở phần trước nhưng được thực hiện hoàn toàn bằng code C#. Sơ đồ workflow: Xây dựng ứng dụng workflow bằng code C# Tạo mới một project Console Application trong C#. Để có thể làm việc với activities trong WF4, chúng ta cần add references namespace System.Activities. Namespaces System.Activities cho phép người dùng có thể sử dụng các class liên quan đến WF như các activities, … Sau khi đã add references namespace System.Activities, thay đổi các dòng using trong file Program.cs thành như sau: using System; using System.Activities; using System.Activities.Statements; using System.Activities.Expressions; Đến đây, chúng ta thể bắt tay vào việc xây dựng workflow bằng code C#. static Activity CreateCodedWorkflow() {     return new Sequence()     {     }; } Để ý rằng, nhìn vào sơ đồ workflow của chúng ta, workflow sẽ có 1 Sequence chứa bên trong nhiều activities khác nhau, do đó hàm khởi tạo workflow của chúng ta cơ bản sẽ như sau: Khai báo variables cho workflow. Trong workflow ban đầu, chúng ta có 2 variable là counter và numberBells, để thực hiện khai báo 2 variable này bằng code C#, chúng ta làm như sau Variable counter = new Variable() {     Name = "counter",     Default = 1 }; Variable numberBells = new Variable() {     Name = "numberBells",     Default = DateTime.Now.Hour }; Tiếp tục định nghĩa các activities chứa trong Sequence chính của workflow return new Sequence() {     Variables = { counter, numberBells },     Activities =     {         // WriteLine activity         // Write "Hello, world" in a single line to console         new WriteLine()         {             Text = "Hello, world"         },         // If activity         // Becasuse DateTime.Now.Hour return in 24-based time         // so we have to convert to 12-based time         new If()         {             Condition = ExpressionServices.Convert                             (e => numberBells.Get(e) > 12),             Then = new Assign()             {                 Value = new InArgument(e => numberBells.Get(e) - 12),                 To = new OutArgument(numberBells)             }         },         // While activity         // Doing "bell"         new While()         {             Condition = ExpressionServices.Convert                         (e => counter.Get(e) <= numberBells.Get(e)),             Body = new Sequence()             {                 Activities =                 {                     // WriteLine activity                     // Write value of counter to console                     new WriteLine()                     {                         Text = new InArgument(e => "Sound bell: " + counter.Get(e).ToString())                     },                     // Assign activity                     // Update counter                     new Assign()                     {                             Value = new InArgument(e => counter.Get(e) + 1),                             To = new OutArgument(counter)                     },                     // Delay activity                     new Delay()                     {                         Duration = new TimeSpan(0,0,1)                     }}}}} }; Expression Khi định nghĩa các activities ở trên, chúng ta thấy rằng class ExpressionServices cung cấp cho ta method Convert cho phép tạo ra các đối tượng thuộc class InArgument. Việc sử dụng kiểu generic cho phép chúng ta có thể sử dụng method này với tất cả mọi kiểu dữ liệu. Các expression được biểu diễn bằng lamda expression ( biểu thức =>). Các parameters bên trái biểu thức => có thể được xem như là input, bản thân định nghĩa của expression chính là phần phía bên phải của biểu thức =>. Variables Một chú ý trong workflow, bản thân workflow không lưu trữ bất kỳ giá trị data nào thông qua các variables. Bản thân các variables chỉ là các định nghĩa của data được lưu trữ. Để có thể lấy ra được giá trị thật sự của các variables đó, chúng ta sử dụng phương thức Get(). Xây dựng Flowchart workflow: Trong mục này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một activity rất quan trọng trong workflow, đó là Flowchart activity. Trong flowchart activity, các child activity được kết nối với nhau qua các cây quyết định (decision tree). Nếu như trong Sequence, các child activities được thực hiện một cách tuần tự top-down theo một thứ tự nhất định, thì trong flowchart activity, các child activities có thể được thực hiện theo một thứ tự bất kỳ và tùy thuộc vào các điều kiện tại các nhánh quyết định (decision branches). Tạo mới một project Console Workflow Application với tên là FlowcharWorkflow. Để bắt đầu xây dựng một flowchart, kéo thả một Flowchart activity từ toolbox vào workflow mới vừa tạo ra. Sau khi kéo thả thành công Flowchart activity vào workflow, thì kết quả thu được sẽ như sau Một Flowchart activity luôn có một node khởi đầu như trong diagram biểu diễn ở trên. Điểm khác biệt giữa Flowchart và Sequence chính là cách mà các child activities được sắp xếp. Trong Sequence, child activities được sắp xếp theo một thứ tự duy nhất là trên xuống dưới và đó cũng là thứ tự thực hiện của các activities, đồng thời sự liên kết giữa các activities trong Sequence được tạo ra tự động và theo một chiều nhất định là top-down. Trong Flowchart activity, child activities có thể được sắp xếp tùy ý và bắt buộc người dùng phải định nghĩa các mối liên kết giữa các activities. Tiếp tục thêm vào một WriteLine activity để xuất ra Console dòng chữ “Hello, Flowchart.”. Sau khi đã thêm vào WriteLine activity vào Flowchart, chúng ta phải thiết lập connections cho các activities trong flowchart này . Nếu chạy Flowchart vừa tạo ra ở trên thì chúng ta sẽ thu được trên màn hình Console một dòng là “Hello, Flowchart.”. Flowchart trên chỉ bao gồm 1 activity duy nhất cùng 1 flow duy nhất. Tuy nhiên, khi làm việc với Flowchart thì chúng ta sẽ có rất nhiều flow cùng với các điều kiện tương ứng cho mỗi flow. Để có thể xây dựng một flowchart như thế, WF4.0 cung cấp sẵn cho chúng ta các activities như là FlowDecision, FlowSwitch. FlowDecision activtity Quay trở lại với ví dụ trên, chúng ta sẽ sử dụng FlowDecision để đưa ra các lời chào thời gian khác nhau tùy thuộc vào thời gian hiện tại như là “Good morning”, “Good afternoon”, “Good evening”. Đối với FlowDecision, activity này sẽ dựa vào kết quả true hoặc false của condition mà quyết định hướng đi tiếp theo. Chúng ta có thể thấy rằng cách thực hiện này rất giống với If khi chỉ phụ thuộc vào 2 giá trị là true hoặc false để đưa ra quyết định. Để mở rộng khả năng của Flowchart, chúng ta có thể sử dụng một activity được xem là mở rộng của FlowDecision là FlowSwitch FlowSwitch activity FlowSwitch hoạt động giống với FlowDecision activity, tuy nhiên điểm khác biệt là FlowSwitch không phụ thuộc vào chỉ 2 giá trị true hoặc false mà FlowSwitch chấp nhận nhiều giá trị khác nhau. FlowSwitch giống với việc sử dụng switch trong C# thông thường. Có một điểm cần lưu ý là đối với FlowSwitch, vì là một generic class FlowSwitch nên khi kéo thả activity này từ toolbox thì Visual Studio 2010 đòi hỏi chúng ta phải tùy chọn kiểu T cho activity này. Sơ đồ FlowChart hoàn chỉnh: Arguments : Trong các mục trước, chúng ta đã được giới thiệu về Variables, Arguments trong WF4 và cũng như đã tìm hiểu cách để khai báo và làm việc với Variables và Arguments thông qua các ví dụ đơn giản. Nếu như Variables trong WF4 có thể được xem là các class members thì đối với Arguments có thể được xem như là các method properties. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách khai báo và làm việc với Arguments trong một workflow. Bên cạnh đó là một số kỹ thuật đưa arguments vào workflow bằng code C#, khởi động workflow và nhận về kết quả từ workflow. Tạo workflow project mới Trong phần này, thông qua ví dụ xây dựng một workflow dùng để tính tổng giá trị của một đơn hàng chúng ta sẽ tìm hiểu về cách khai báo, làm việc cũng như một số kỹ thuật khác với Arguments. Tạo mới một project Workflow Console Application có tên là TotalAmountOfOrder. Sau khi khởi tạo project mới thành công, chúng ta sẽ định nghĩa các class tương ứng cần thiết cho ứng dụng. Trong ứng dụng ví dụ, chúng ta sẽ định nghĩa các class bao gồm Order và OrderItem như sau Định nghĩa Arguments cho workflow Thêm vào project một workflow mới có tên là TotalAmountWF. Sau đó bấm vào button Argument trong workflow designer để bắt đầu định nghĩa Arguments cho workflow. Workflow của chúng ta sẽ cần 2 argument là OrderInfo (InArgument – dùng để đưa thông tin về Order vào workflow) và TotalAmount (OutArgument – dùng để trả giá trị tính được ra ngoài). Bắt đầu xây dựng activities cho workflow bằng việc đưa vào một Sequence activity. Trong Sequence sẽ là một WriteLine activity xuất ra console “Order Received.” Để ý thấy rằng khi định nghĩa argument TotalAmount thì ở trường Default value chúng ta sẽ nhận được một thông báo là “Default value not supported”. Do đó, bước đầu tiên trong quá trình tính toán là gán giá trị ban đầu cho argument TotalAmount là 0 bằng việc thêm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu mô hình và công nghệ wf 40.doc