Báo cáo Tìm hiểu nghệ thuật trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đềtài. 1

2. Lịch sửnghiên cứu đềtài. . 2

3. Ý nghĩa thực tiễn của đềtài. 3

4. Đóng góp của luận văn. 3

5. Những dựkiến nghiên cứu tiếp tục về đềtài. . 4

6. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu. 4

7. Kết cấu của đềtài . 4

CHƯƠNG I: CUỘC ĐỜI VÀ SỰNGHIỆP SÁNG TÁC CỦA

YOSHIMOTO BANANA

1.1. Cuộc đời . 6

1.2. Sựnghiệp sáng tác . 8

1.3. Các tác phẩm đã xuất bản. 13

CHƯƠNG II: NGHỆTHUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA YOSHIMOTO

BANANA

2.1. Các chủ đề. 19

2.1.1. Bi kịch - cái chết . 19

2.1.2. Tình yêu . 28

2.2. Cách xây dựng nhân vật . 33

2.2.1. Nhân vật đời thường. 33

2.2.2. Nhân vật tựsự. 36

2.2.3. Nhân vật kỳ ảo . 39

2.3. Những đặc trưng nghệthuật khác . 42

2.3.1. Không gian nghệthuật . 42

2.3.2. Thời gian nghệthuật . 46

2.3.3. Ngôn ngữ. 47

2.3.4. Giọng điệu . 52

CHƯƠNG III: MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀCÁC TÁC PHẨM CỦA

YOSHIMOTO BANANA

3.1. Một vài nhận xét vềtác phẩm của Yoshimoto Banana. 57

3.2. Ý nghĩa nhân văn . 58

3.3. Tác phẩm của Yoshimoto Banana mang tính huyền thọai . 63

3.4. Tính chất Manga trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana. 66

3.5. Chất truyền thống và hiện đại trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana . 68

3.6. So sánh Murakami Haruki và Yoshimoto Banana. 72

KẾT LUẬN . 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 81

PHỤLỤC .85

pdf176 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3202 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tìm hiểu nghệ thuật trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g xe taxi, tôi đã xúc động. Bầu trời đầy mây, trên cửa kính, những giọt nước tới tấp rơi xuống, không nhìn rõ được bên ngoài như thế này đâu. Phía bên kia ô kính là tấm lưới sắt hàng rào bảo vệ đường ray màu xanh, và bên kia hàng rào, là sắc hồng phai của hoa Anh Đào, cả một bức tường màu hoa Anh Đào. Qua hai lớp lưới lọc nhạt nhòa, lần đầu tôi mới nhận ra. Trong sự thần bí của một đất nước gọi là 49 Nhật Bản, có những đóa Anh Đào nở rộ như cuồng dại ở nơi ấy, giữa mùa xuân.” [3; 2007: 71] “Vừa ra tới sân trường, ánh nắng chói chang rọi xuống hệt như bị chiếu plash vào mặt vậy. Một lúc sau trong mắt vẫn còn đom đóm, và cuối cùng thì khung cảnh mùa hạ quen thuộc lại hiện ra. Mùi cỏ lan tỏa trên khắp cái sân rộng không một bóng người. Từ ngôi trường cấp ba bên cạnh, tiếng luyện tập bóng chày, âm thanh tươi sáng của những chiếc chày bằng kim loại, và tiếng vỗ tay, và tiếng hò reo theo những cơn gió vang vọng tới.” [3; 2007: 102] “Chỉ có đại dương đen thẳm đang vỗ vào bờ những tiếng sóng dữ dội là mới mẻ trước mắt tôi. Mép sóng ngầu lên những đám bọt trắng. Mùi nước biển mặn nồng. Cảm giác lạo xạo của cát dưới bàn chân. Đường chân trời xa tít tắp đang khe khẽ phập phồng. Ánh đèn từ khu phố bên bờ biển hắt xuống lao xao trên mặt sóng. Những ánh đèn pha ô tô chậm rãi lướt qua con đường ven biển hệt như những vệ tinh nhân tạo.” [3; 2007: 240] Những miêu tả về thiên nhiên được Banana chắt lọc trong từng câu chữ rất đẹp, làm ta muốn ngắm nhìn, đắm say khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ ấy. Banana quan niệm về thế giới thiên nhiên tươi đẹp với muôn sắc màu, thế giới của thứ ánh sáng màu hồng, luôn hé lên những tia sáng rực rỡ của mùa hè chói chang, màu xanh tươi của mùa xuân mơn mởn. Thế giới thiên nhiên sống động có cỏ cây, hoa lá, tiếng chim líu lo. Một thành công khác của Banana nằm ở chính lối đặc tả âm thanh và hình ảnh. Các hình ảnh ví von, so sánh, ẩn dụ mà Yoshimoto dành để miêu tả thế giới nội tâm của con người luôn mang màu sắc của thứ âm thanh tươi trẻ, mơ mộng và đầy hấp dẫn. Như lời người dẫn truyện trong một truyện ngắn xuất sắc của Isaac Babel: “Không gì có thể dễ đi vào lòng người bằng những lời văn hay được đặt đúng chỗ.” [34]. Bằng một thứ ngôn ngữ thông dụng nhưng chính xác, Yoshimoto Banana đã đem đến cho chúng ta những điều bình dị, quen thuộc trong cuộc sống thường ngày một cách phong phú, hấp dẫn lạ thường. “Khi chị nựng nịu tôi, tôi nghĩ về chị với hình ảnh của thứ ánh sáng màu hồng. Từ ngữ và ánh mắt của mẹ lúc dạy tiếng Anh là ánh vàng thau dìu dịu, nếu 50 vuốt ve con mèo bên đường, niềm vui của màu vàng nhạt sẽ truyền tới qua lòng bàn tay. Sống với cảm giác đó, tôi nhận thấy giới hạn ghê gớm mà ngôn từ có được đang đè nặng lấy mình.” “Tôi nằm gục xuống cũng không ngủ mà lơ đãng nhìn về phía chị đang đọc tạp chí. Chị giở từng trang đều đặn theo quy luật như những giọt nước đang rơi. Tiếng ti vi của nhà bên cạnh dần nghe như tiếng mưa. Cửa sổ mờ hơi nước, căn phòng được sởi ấm đến nỗi nóng ran”. “Một niềm hạnh phúc nóng bỏng. Dẫu chỉ có ba người mà lại như có rất nhiều người vậy. Cảm giác ấy thật yên lòng. Đúng lúc đó thì chị tôi gọi. – Kazami, ngủ rồi à? – không – Tôi đáp. Cũng chẳng phải tôi cố muốn cất tiếng đâu, nó tự nhiên buột ra như vậy đấy. Chỉ có điều giọng nói của tôi nghe thật xa xăm và gờn gợn. Thứ âm sắc thật quen thuộc.” [3; 2007: 32-33]. Đây là không khí tĩnh lặng, chuyển nhịp đều đều khi Kazami – nhân vật chính trong “N.P” kể về quá khứ của cô, về mẹ và chị cô, về cái lần cô không nói được rồi lại tự nói được. Bằng những ngôn từ giản dị, gần gũi, Banana đã dùng phép thuật để biến nó trở thành bức tranh tuyệt đẹp về mùa hạ trong “N.P”. Bên cạnh đó thế giới cuộc sống của Banana còn sống động với những âm thanh của cuộc sống hàng ngày. “Tiếng còi xe, Tiếng chó sủa xa xa, Muôn thứ tiếng động trên đường phố, Tiếng người nói, tiếng giày gõ nhịp. Cả tiếng gió đập lên tấm cửa cuốn.” [3; 2007: 140] Đó là những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày mà ta bắt gặp ở mọi nơi. Tất cả những âm thanh đó hòa vào nhau làm cho thế giới truyện của Banana thêm nhộn nhịp. Cái hay của Banana là dùng những hình ảnh, âm thanh cùng những từ ngữ rất bình dị, gần gũi nhưng lại có sức hút đến kì lạ. Banana miêu tả thế giới tự nhiên và cuộc sống đầy gợi cảm, hình ảnh con người cũng được Banana miêu tả rất đặc sắc. Banana dùng những từ ngữ miêu tả con người với nhiều nét đẹp, các cô gái trẻ hiện lên như những bông hoa trong thế giới truyện: “Dáng Sui nhìn từ đằng sau sao mà giống hoa ly đến vậy”[3; 51 2007: 200]. “Thật xứng với cái tên Saki, lúc nào cũng tràn đầy vẻ tươi tắn dịu nhẹ, như một đóa hoa. Cô gây cho người ta cảm giác lúc nào cũng mở hết cỡ con người mình ra, nhìn đời với một niềm kỳ vọng rực sáng, mặc cho gió đang làm cho nghiêng ngả” [3; 2007: 52]. Banana miêu tả nhân vật đầy vẻ đẹp, đẹp như hoa, làm người ta muốn ngắm nhìn. Lấy thiên nhiên để ví với con người, đó cũng là nét độc đáo trong truyện của Banana. Trong các tác phẩm, Banana có khả năng diễn tả diễn biến tâm lý phức tạp, những cảm nhận mơ hồ khó nắm bắt bằng một văn phong trong sáng, giản dị nhưng được chắt lọc, cô đọng đến từng con chữ. “Tựa như một linh hồn trở lại ngôi nhà nơi cố hương vào lễ Vu Lan đang quanh quẩn xem khắp lượt căn nhà; tựa như dòng kí ức xa xăm về một khoảng sân trước nhà ông bà nội (những con người không còn gặp được nữa và ngôi nhà không còn cần phải trở lại thăm) mà tôi chỉ về được vào những dịp nghỉ hè” [3; 2007: 167]. Hầu như khi mở bất kì trang nào trong các tác phẩm của Banana ta đều có thể tìm thấy những đoạn văn giàu chất thơ và đầy chất gợi hình, gợi cảm – những đoạn văn có thể khiến người ta đọc đi đọc lại mà vẫn thích: N.P: “Từ giây phút chúng ta gặp nhau, tôi như cánh bướm lạc vào khoảng trống tâm hồn anh ấy”. “Ánh nhìn của nàng trong suốt như chòm Thiên Lang vụt sáng trên bầu trời đêm, như ánh lung linh của rượu ngon Martin sắp hết trong ly cocktai pha lê”. “Cô ấy không nói gì mà chỉ mỉm cười duyên dáng. Nụ cười ấy mê hoặc tôi, làm trái tim tôi thanh khiết”. Thằn Lằn: “Nét mặt nghiêng của nàng hắt bóng sắc nét lên bức tường trắng toát. Như thể nàng thuộc về một loài sinh vật khác, sống lặng lẽ trong tăm tối”. 52 “Mỗi cử chỉ, mỗi bước đi nàng mang lại sự sống cho tôi, một gã đàn ông đã từ lâu chìm vào giấc ngủ đông bình lặng”. Đọc những câu văn này ta có cảm giác như lạc vào thế giới tình yêu đầy lãng mạn của Banana. Lối miêu tả của Banana sắc nét nhiều cảm xúc. Đọc tác phẩm của Banana ta còn cảm thấy dường như có nhịp điệu ngân vang. Cái mới và cũng là cái hấp dẫn trong truyện của Yoshimoto, đó là cô dùng ngôn ngữ trong sáng để miêu tả những cảm xúc của nhân vật, miêu tả thiên nhiên, khiến cho người đọc bị lôi cuốn bởi phong cách độc đáo của cô. 2.3.4. Giọng điệu Giọng kể là cảm nhận đầu tiên và cũng là ấn tượng cuối cùng, dư vị cuối cùng của người đọc truyện. Câu chuyện có hấp dẫn hay không, có đi vào lòng người hay không thì yếu tố giọng điệu cũng có một vai trò quan trọng. Có khi giọng điệu đồng nhất với phong cách, hình tượng tác giả… Diễn ngôn kể chuyện là minh họa cho những cuộc đối thoại, là giọng đối thoại song song giữa người kể chuyện và người nghe. Giọng văn cho phép lựa chọn nhịp điệu tiến triển của tình tiết câu chuyện. Giọng văn là chỗ giao lưu gặp gỡ giữa người kể và người đọc, sự cảm nhận là tự nhiên, giọng kể cũng là tự nhiên theo văn phong của mỗi tác giả. Một tác phẩm thành công là một tác phẩm đa giọng điệu nhưng luôn phải có một giọng chủ âm. Giọng điệu là mối giao lưu cảm nhận giữa người đọc và tác giả, thiếu một giọng đặc trưng, tác phẩm sẽ trở nên mờ nhạt. Giọng điệu người kể chuyện chính là thái độ, tình cảm, lối biểu đạt tư tưởng của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả trong lối văn nghệ thuật, nó góp phần tạo nên bản sắc riêng của tác giả. Đối với Kawabata, giọng điệu mang tính đa âm sắc. Nhân vật chính trong các tác phẩm của ông rất phong phú nên nhiều giọng là điều rất dễ hiểu. Người kể chuyện trong tiểu thuyết của Kawabata thường nhìn sự vật, hiện tượng bằng con mắt của nhân vật chính, tựa vào điểm nhìn của nhân vật để kể. Giọng điệu trong sáng tác của Kawabata mang giọng hoài nghi do dự, giọng trầm tư triết lý và giọng tiếc nuối hoài niệm. Giọng kể của Kawabata mang một cái nhìn của con người đã qua nhiều trải nghiệm trước con người và cuộc đời. Có thể thấy ngay rằng chất trầm tư triết lý luôn gắn với sự từng trải bởi triết lý chính 53 là những gì đã đúc kết qua năm tháng. Ta ít thấy chất trầm tư triết lý trong các tác phẩm của một nhà văn trẻ tuổi, mà chủ yếu là thấy ở các tác giả đã chịu nhiều thử thách của thời gian.Yoshimoto Banana là tác giả trẻ, viết về thế giới nội tâm, các nhân vật của cô là những người trẻ tuổi, họ không mang vác gánh nặng của lý tưởng, tham vọng nào to lớn mà chỉ cư ngụ trong không gian nhỏ hẹp của cuộc sống riêng tư và đời thường cá nhân. Người kể chuyện trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana thường nhìn nhận bằng con mắt nhân vật. Tất thảy đều xưng “tôi”, đều có một điểm chung là hoang mang, đơn độc, u ám và cô đơn. Giọng điệu này thường lặp đi lặp lại trong tất cả những đoạn độc thoại nội tâm về đời sống, về ngày hôm qua, về tình yêu, về sự chết: “Mối quan hệ của chúng tôi đã phôi thai từ hoàn cảnh đầy bấp bênh, và chỉ riêng hôn nhân thôi không thể nào làm dịu mọi khó khăn… Tôi linh cảm rằng mình sẽ mang sự chịu đựng đó tới bao giờ nỗi mệt mỏi hay thứ giống như khối u ẩn mình trong tình yêu của chúng tôi một ngày nào đó biến mất”. “Nếu tôi để cảm xúc chi phối và để một mình rơi phải trạng thái hoang tưởng, tôi sẽ không thể tin chính bản thân nữa, và không còn tin anh hay bất kì ai nữa” [1, Giấc mơ kim chi, 2006: 87]. Giọng kể trong truyện của Banana phần lớn là giọng kể của những cô gái trẻ phải mang trong lòng nỗi buồn về gia đình, tình yêu. Tuy buồn nhưng với một chất giọng nhẹ nhàng, suy tư, cùng những câu văn tươi tắn, nỗi buồn sẽ được vơi đi. Bằng những chất giọng nhỏ nhẹ có chất thơ, tiết độ và gọt giũa, các nhân vật trẻ trong truyện của Banana đưa ta đến với họ bằng một thứ tình cảm chân thành nhất. Điểm nổi bật trong các sáng tác của Banana chính là đối thoại. Các nhân vật đối thoại với nhau hay đối thoại một mình đều thay mặt tác giả để kể và làm những bè đệm cho câu chuyện. Nhân vật tự sự trong truyện Banana thường xuyên độc thoại nội tâm để nói lên ý nghĩ thầm kín, là lời tự nhủ thầm, là tiếng nói của chính bản thân mình trong thâm tâm sâu thẳm. Đồng thời qua lời độc thoại nội tâm của các nhân vật trong truyện còn bộc lộ đời sống tinh thần của họ. Đây cũng là thủ pháp nghệ thuật làm hiện rõ “con người bên trong” của Banana. Những câu chuyện của Banana tưởng chừng đơn giản và đơn tuyến, nhưng lại khiến người ta cảm động, chính là nhờ chất giọng trữ tình với một văn phong tươi sáng. Hãy nghe cuộc trò chuyện ngắn của nhân vật y sĩ và cô gái có biệt hiệu Thằn Lằn trong truyện ngắn cùng tên: 54 “…Tôi muốn nói với cô những điều như thế, nói tất cả những gì đã không nói ra lời. Chỉ cần mình còn sống thì ngày mai sẽ nói ra được. Khi tôi nghĩ như thế, Thằn Lằn nói, giọng nói càng nhỏ hơn nữa. “Anh ngủ ngon”. Đã tưởng là cô ngủ rồi nên tôi hơi ngạc nhiên, mở mắt nhìn cô. Thấy cô nhắm mắt trông như sắp ngủ say. Tôi nói nhỏ: - “Em ngủ ngon”. Thằn Lằn vẫn nhắm mắt, thì thầm: “Em chết, chắc là xuống địa ngục”. “Em không sao đâu”. Tôi nói. - “Nhưng mà cũng chẳng sao”. Thằn Lằn nói: - “Địa ngục thì có nhiều bệnh nhân để em giúp.” [1; 2006: 58] Bằng chất giọng đối thoại tưởng như hết sức bình thường, nhưng nếu ta hiểu được những ý nghĩa ẩn chứa trong mỗi dòng chữ thì ta sẽ thấy sáng tác của Banana gợi cảm biết nhường nào. Đây là một trong những đoạn đối thoại tiêu biểu, sâu lắng trong truyện của Banana. Các tác phẩm chính của Banana, cả tiểu thuyết lẫn mảng truyện ngắn thường có cốt truyện hết sức đơn giản, thậm chí có thể gọi là đơn tuyến với ít nhân vật, vắng bóng những pha hành động, các chi tiết gay cấn hay các xung đột. Chính vì vậy nhịp điệu kể diễn ra chậm rãi, đi sâu vào nội tâm chứ không ly kì như trong truyện trinh thám. Truyện của Banana có một chất giọng hoài nghi, nhưng không phải là sự tự hoài nghi do dự của nhân vật với cuộc đời, với người xung quanh, với bản thân mình như Kawabata, đơn giản chỉ là đặt ra câu hỏi nhỏ trong thâm tâm một cách nhẹ nhàng. Cô gái Satsuki trong “Bóng trăng”, tự nghi vấn trong lòng mình: “Thật ra thì cô ấy là ai? Cô ấy từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Và cô ấy đã nhìn thấy ai vao lúc nãy?...” [2; 2006: 239]. Còn nhân vật Sui trong “N.P” thì lại tự độc thoại: “Ta sinh ra để làm gì? Chỉ để làm như thế này ở đây thôi sao? 55 Mọi chuyện với Otohiko vậy là đã kết thúc rồi. Đã kết thúc. Sau biết bao ngày đằng đẵng.” [3; 2007: 199] Câu hỏi như xoáy sâu vào tâm hồn người con gái trẻ đầy chất chứa nỗi niềm. Giọng điệu băn khoăn chất chứa nỗi suy tư, trăn trở của người con gái trẻ được đặt ra để tự suy nghĩ về bản thân mình. Giọng điệu trong truyện còn được thể hiện qua tính cách nhân vật. Chẳng hạn Tugumi trong “Vĩnh biệt Tugumi” là một cô bé tinh nghịch, xinh đẹp nhưng hay tức giận, lời nói, giọng điệu nhiều khi chua chát, thô tục. Một cô gái xinh đẹp chẳng ai ngờ rằng lại luôn cáu gắt với mọi người: “Nói cho các ngươi biết, tối nay tao chết ngay cho mà xem, sau đó thì mùi vị sẽ khủng khiếp lắm đó…Đừng có khóc” [4; 2007: 12]. Tugumi thường xuyên đối đáp với mọi người trong gia đình bằng cái giọng ngang ngược, thái độ bất cần. Có lúc Tugumi còn nói “ Tao định sẽ chết ở biển hoặc ở núi”. Giọng điệu thô tục, dữ dằn đầy cá tính, song lại là điểm hấp dẫn đối với người đọc. Đôi khi Tugumi có những hành động nhẹ nhàng, lời nói thân thiện, dễ gần, hãy nghe đoạn đối thoại của Tugumi với Kyoichi – cậu bạn mà sau này trở thành người yêu của Tugumi và có một mối tình đẹp. “- Này, tên là gì thế? Tớ là Kyoichi. Còn bọn cậu? Tớ là Tugumi. Đây là Maria. Này, cậu ở đâu thế? - Nhà tớ không phải ở thị trấn này, ở đằng kia. – Cậu chỉ về phía núi. – Cái khách sạn. - Cái khách sạn sắp xong đằng kia sẽ là nhà tớ đấy. - Cái gì, cậu là con trai bà giúp việc à? – Tugumi cười.” [4; 2007: 91] . Banana chuyên viết về thế giới nội tâm với một chất giọng đặc sắc. Những tâm tư tình cảm của các nhân vật được tác giả nói ra một cách đơn giản đầy ý nghĩa. Các nhân vật tự sự trong truyện kể về mình, về mọi người xung quanh với 56 giọng nhỏ nhẹ dễ đi vào lòng người. Người đọc chợt nhận ra liệu đây có phải là thế giới chỉ có trong truyện hay các nhân vật chính là một trong số chúng ta. 57 CHƯƠNG III MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC TÁC PHẨM CỦA YOSHIMOTO BANANA 3.1. Một vài nhận xét về tác phẩm của Yoshimoto Banana Banana là một cây viết độc đáo, đem lại niềm say mê cho độc giả với các sáng tác của cô. Không những ở nước Nhật mà người ta còn bắt gặp trên các tờ báo lớn những lời khen ngợi, đánh giá dành cho cô : “Tác phẩm của Yoshimoto trong sáng, trang nghiêm và tĩnh tại, xúc cảm tinh tế như Jane Smiley, mượt mà, mạch lạc như Anne Tyler” (The New York Time) “Banana đã trở thành một trong những tác giả được yêu thích nhất Tokyo, khi cô hòa trộn những câu chuyện thật khác thường với một sự dí dỏm kỳ cục, thẳng thắn.” (Time) “Banana không nên ngượng ngùng vì sự nổi tiếng. Những gì cô làm được thực sự là một huyền thoại.” (The Boson Guide) “Một lần nữa Yoshimoto đã khẳng định nghệ thuật chính là vị sứ giả tốt nhất giữa các dân tộc.” (Library Journal) Giáo sư Giorgio Amitrano là một chuyên gia về văn học Nhật Bản tại Đại học phương Đông Naples, chuyên dịch các tác phẩm của Yoshimoto cũng nhận xét : “Tôi nhận thấy những trang viết của cô rất tươi mới bởi chúng dễ đọc và nghiêng về nội tâm” [33]. Hay Albert Howard Carter III trong Novels for Students lại khám phá ra ở Yoshimoto Banana “cái tai biết lắng nghe những trăn trở, những mâu thuẫn và khát khao của những người trẻ tuổi. Cô cũng viết bằng một phong cách hết sức vui nhộn, hài hước và đầy bất ngờ thú vị”. “Tiểu thuyết của Banana giống như trò jet-coaster, một khi đã ngồi lên rồi, ta sẽ bị cuốn đến tận cùng với tốc độ của nó. Không phải do kịch tính được đẩy đến cao trào mà do khả năng cảm thụ của nhân vật chính đóng vai trò kể chuyện liên tục hướng về phía trước với một tốc độ đáng sợ… Đó là sự cảm nhận liên tục, không chỉ đối 58 với thế giới xung quanh hay những lời nói của người khác mà ngay cả với từng hạt không khí nhỏ nhật hiện diện ở đó.” (Lời giới thiệu Amrita của báo Asahi, số ra ngày 30/1/1990). Có cả những lời nhận xét từ phía độc giả, từ những người hâm mộ các tác phẩm của Yoshimoto Banana: “密がわかったあとの最後の数ページは涙がとまりませんでした。 ばな なさんの作品はストーリーだけでなく、一文一文を味わうのが楽しく幸 せです。”1[44] Có nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét về các sáng tác của Banana, song qua đó đều thấy rằng Yoshimoto Banana quả là một hiện tượng thú vị, hiếm có trên văn đàn Nhật và thế giới. Các sáng tác của cô chinh phục độc giả, tạo cho họ cảm hứng văn chương nghệ thuật, cảm nhận sâu sắc về cuộc sống và con người. 3.2. Ý nghĩa nhân văn Bi kịch, cái chết, nỗi đau là những chủ đề thường thấy trong sáng tác của Yoshimoto Banana. Các nhân vật của cô, đặc biệt là những người phụ nữ trẻ tuổi, thường hiện lên cô độc giữa một cuộc sống đầy bi kịch và luôn phải hứng chịu những vết thương tinh thần. Tuy nhiên, tiểu thuyết của cô không chỉ có nỗi buồn, có những điều u ám mà còn đầy ắp niềm lạc quan, niềm tin vào tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình hay chỉ là sự cảm thông, chia sẻ giữa con người với con người, chính điều đó đã giúp nhân vật của cô vượt qua bi kịch. Với tâm hồn trong sáng và hướng thiện, các nhân vật của cô luôn cố gắng sống tốt và tự cứu vớt mình ra khỏi vực thẳm của sự cô độc. Cuối câu chuyện bao giờ cũng hé mở ra một tương lai khác, một cánh cửa để các nhân vật của cô đi vào một thế giới mới tươi sáng hơn. 1Tạm dịch: Đọc những trang cuối cùng, sau khi hiểu ra được bao nỗi niềm, tình cảm sâu thẳm được ẩn dấu, nước mắt cứ tuôn chảy không ngừng. Tác phẩm của Banana không chỉ đơn thuần là câu chuyện mà còn thưởng thức trong từng câu văn là niềm vui, niềm hạnh phúc. 59 “Nếu cuộc đời người ta không thực sự đi đến chỗ hoàn toàn tuyệt vọng, nếu từ đó người ta không thực sự nhận ra đâu là thứ mình có thể vứt bỏ, thì người ta sẽ lớn lên mà chẳng hiểu niềm vui thực sự là gì cả.” [2; 2006: 72]. Cuộc đời con người phải trải qua những cay đắng để rồi cuối cùng được hạnh phúc là lẽ thường tình. Các nhân vật của Yoshimoto Banana lâm vào những cảnh đời éo le, đau khổ, nhưng họ có ý chí mạnh mẽ và tự mình thắp sáng lên ngọn lửa tình thương hâm nóng trái tim, tự mình bước ra khỏi niềm đau thầm kín. Mikage mất bà và còn lại một mình, Yuichi mất mẹ rồi mất luôn cả bố Eriko - người mẹ chuyển đổi giới tính. Sự thật đau đớn ấy là sự thật “mình chỉ còn lại một mình” trở nên quá sức chịu đựng với hai người trẻ. Mikage đã nghiệm ra: “Giữa con đường núi tối đen và đơn độc này, điều duy nhất có thể làm được chính là phải tự thắp sáng bản thân…” [2; 2006: 40]. Nhưng đi đến tận cùng nỗi tuyệt vọng, họ nhận ra đó cũng là lúc khởi đầu để có thể hiểu thấu niềm vui thật sự là gì. Đi đến cùng nỗi cô độc, trước những cảm thông sâu sắc mình có được, trước những nâng đỡ, trước niềm vui của yêu thương và được yêu thương, họ nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống. Họ tự tìm ra cho mình những lối đi thật thanh thản. “Con người không khuất phục trước hoàn cảnh hay những thế lực từ bên ngoài, mà sẽ thua cuộc bắt đầu từ chính bên trong”. Nếu trái tim yếu ớt, buông xuôi, thì chắc chắn sẽ sụp đổ, nhưng họ đã biết kìm nén, chôn giấu nỗi đau để tiếp tục sống. Mikage nhận ra điều đó trong trái tim mình và trong trái tim những người xung quanh: “Mỗi con người, một sự vĩ đại nhỏ nhoi đủ để thứ ánh sáng trong tâm hồn họ soi rọi vào cuộc sống của người bên cạnh”. Ánh sáng ấy cũng đã tỏa chiếu lên những trang sách u hoài mà trong trẻo của “Kitchen”, là ánh sáng của tình yêu thương đủ để xua đi những dự cảm mơ hồ, u ám. Có một cái gì đó rất non trẻ trong cảm giác về bản thân của các nhân vật, trong cách mà họ cố vượt qua đơn độc để chiến thắng tăm tối và hỗn mang đã luôn rình rập trong tiềm thức. Tâm sự của Mikage khi bắt gặp những khoảnh khắc hạnh phúc, ấm áp của hai mẹ con Yuichi: “Hai con người đang trò chuyện trước mắt tôi, câu chuyện không chút gì đặc biệt của hai mẹ con như ở bất kỳ một gia đình bình thường nào khác, làm tôi thấy chóng mặt… Sống trong một hoàn cảnh quá ư bất thường, mà sao vẫn vui vẻ đến thế” [2; 2006: 55]. Phải chăng cuộc đời con người không chỉ có nỗi buồn mà còn có 60 niềm vui, và chúng ta hãy biết tận dụng quãng thời gian vui vẻ ấy để niềm tin yêu vào cuộc sống sẽ tỏa sáng trong tim mỗi người. Hai người trẻ cô đơn không còn bị cái chết bao vây nữa, họ đã tìm được nguồn ánh sáng của sự sống. “Bầu không khí ấm cúng đã quay trở lại với chúng tôi. Yuichi đang ăn Katsudon, còn tôi uống trà, bóng tối không còn mang dáng hình cái chết nữa.” [2; 2006: 171 ]. Gấp sách lại, có lẽ đa số người đọc đều đồng tình “Nhà bếp” là câu chuyện ấm áp, xúc động về tình cảm gia đình, về tình yêu, tình người và trên hết đó là cảm giác được nương tựa, che chở và sưởi ấm giữa những con người cô đơn hơn là câu chuyện về sức mạnh của chết chóc hay sự than vãn về số phận phũ phàng. “Cái đẹp sinh ra, chết đi và không ngừng tái sinh trong đầu óc con người” (Tạp chí Người đưa tin Unesco, 12/1990) [37]. Câu này toát lên tinh thần chủ yếu trong tác phẩm “Kitchen”. Hay: “Tình yêu, cái chết, nỗi đau và sự phục hồi dần của ý chí sống vẫn là những chủ đề chính của thế giới tiểu thuyết. Nhưng chủ đề đó đã có sự thể hiện tươi mới trong “Kitchen”- một tác phẩm khiêm nhường, đẹp đẽ.” (New York Newsday) [37]. Đó là thứ ánh sáng mà nhân vật Satsuki trong “Bóng Trăng”đã diễn đạt: “Tôi muốn mình hạnh phúc. Hãy để tim tôi run lên bởi nắm cát vàng đang có trong tay, thay vì sự khổ công đằng đẵng đi tìm thứ gì đó ẩn dưới đáy sông. Và ước gì từ nay, tất cả những người tôi yêu đều sống trong hạnh phúc” [2; 2006: 242-243]. Con người không thể giữ mãi nỗi đau trong lòng mà phải bước lên phía trước, phải biết thay đổi hoàn cảnh. Tình yêu vào cuộc sống đã níu giữ nhân vật của Yoshimoto Banana ở lại với đời. Đó cũng chính là lời nhắn gửi mà nhân vật Satsuki thốt lên: “Khi một đoàn lái buôn trên sa mạc vừa đi khuất, là sẽ có một đoàn khác bắt đầu. Sẽ có những người còn gặp lại. và có cả những người không gặp lại bao giờ. Những người sẽ ra đi không báo trước, những người chỉ là chút thoáng qua. Mình có cảm giác như họ sẽ ngay lập tức trở nên trong suốt trong lúc mình vẫn chưa kịp nói hết lời chào. Dõi theo dòng sông đang chảy, nhưng mình vẫn phải sống” [2; 2006: 243]. Đoạn văn đầy triết lý không kém phần sâu lắng, làm người đọc phải ngẫm nghĩ về nó. Yoshimoto Banana chạm khắc ít thôi, nhưng chạm khắc bằng ngôn từ, bằng giọng văn nhẹ nhàng đầy gợi cảm. Những câu chuyện trong “Kitchen” tuy buồn nhưng ẩn chứa 61 trong sâu thẳm mỗi con người là tình yêu thương tràn đầy sức sống. Thứ ánh sáng thanh thoát toả ra từ trong đêm tối dẫn đưa con người đến bờ hạnh phúc. Nếu như trong “Kitchen” được Yoshimoto nói đến một cách nhẹ nhàng thì “N.P” lại đưa chúng ta vào những mối quan hệ phức tạp, không lối thoát với những cái chết cận kề. Những nhân vật trong tác phẩm bị câu chuyện số 98 cuốn hút một cách kì lạ. Tình yêu huyết thống đầy trái ngang đã lần lượt đưa các nhân vật vào bi kịch của nỗi đau. Thứ bóng tối đen xạm cứ bủa vây họ, tưởng chừng như cái chết luôn rình rập. Người đọc không khỏi rơi vào cảnh sợ hãi, hồi hộp khi dự cảm về cái chết đến với người con gái tên Sui. Bằng tình yêu, sức sống, niềm tin, nhân vật Kazami đã hóa giải được những day dứt của ba chị em nhà Takase: Saki, Otohiko, Sui, giúp Sui tìm được niềm khát sống và đưa Otohiko vào một tình yêu thực sự. Miêu tả nỗi đau nhưng Yoshimoto Banana không lấy đó biện bạch cho việc nhân vật lẩn tránh hiện thực để chìm đắm trong xót thương và tự thương xót mà tập trung khắc họa cái cách mà con người đối diện với nỗi đau để chiến thắng những day dứt nội tâm và vượt ra khỏi vực thẳm của tuyệt vọng. Khi có một tia sáng đột nhiên bừng cháy lên, khi mà con người ta bỗng nhận được sức mạnh phi thường để chống trả lại tất cả, đó là lúc bóng đêm u tối tan chảy ngay dưới ánh nắng mặt trời mùa hạ. “…Tôi lại cảm thấy có một dòng chảy nào đó đang cuồn cuộn trong cơ thể mình. Là cái gì đó đang cố hết sức. Là cái gì đó tựa như sự ngờ vực đã có từ thuở ấu thơ, tĩnh lặng, trong cái cơ thể này… Tôi nuối tiếc . Cái ánh nắng chói chang, gay gắt, mặt nước hồ lấp loáng ấy, bàn tay ấy và cảm giác nắm chặt nó, tiếng mái tóc lòa xòa trong gió, mùa hạ, mùa hạ, của buổi đầu gặp gỡ, Sui, và màu củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBAO_CAO_NCKH.pdf
  • pdfBAI_BAO_NCKH.pdf