Báo cáo Tìm hiểu về truyền hình cáp, hệ thống giám sát điều khiển và đo đếm điện năng từ xa thông qua đường dây điện tại Công Ty Công Nghệ Sao Vega

Hệ thống cung cấp và quản lý các chương trình truyền hình trên mạng cáp: hệ thống thu tín hiệu các chương trình truyền hình sau đó qua quá trình xử lý tín hiệu: chèn quảng cáo, key chữ, mã hoá, điều chế tín hiệu. và chuyển sang mạng phân phối tín hiệu. Các chương trình có thể thu trực tiếp từ vệ tinh, truyền hình mặt đất, chương trình radio FM hoặc các chương trình tự sản xuất.

Hệ thống kiểm tra, giám sát: Bao gồm hệ thống monitor để kiểm tra chất lượng cũng như nội dung các chương trình truyền trên mạng cáp, hệ thống chuyển đổi nguồn tín hiệu (matrix), hệ thống điều hành toàn bộ hoạt động của trung tâm thu phát và mạng phân phối tín hiệu.

Hệ thống cung cấp các dịch vụ gia tăng: Hệ thống cung cấp các dịch vụ internet, truyền số liệu, truyền hình theo yêu cầu.

Hệ thống mạng phân phối tín hiệu: hệ thống mạng phân phối tín hiệu có chức năng truyền dẫn các tín hiệu truyền hình cũng như các dữ liệu từ trung tâm tới các thuê bao và ngược lại. Hệ thống phân phối tín hiệu được chia thành 2 phần chính là truyền dẫn bằng phương thức cáp quang và cáp đồng trục, có thể truyền dẫn đồng thời hai dạng tín hiệu là analog và digital trên hệ thống.

Hệ thống truyền dẫn cáp quang: được thiết kế dưới dạng mạch vòng hoặc mạch hình sao tuỳ thuộc vào yêu cầu độ an toàn của hệ thống cũng như phạm vi truyền dẫn tín hiệu. Nguồn tín hiệu cần truyền dẫn tại trung tâm sẽ được chuyển đổi từ tín hiệu điện sang tín hiệu quang nhờ máy phát quang, sau đó được truyền dẫn trên mạng cáp quang tới các khu vực có nhu cầu. Tại đây, nguồn tín hiệu quang được chuyển đổi sang tín hiệu điện nhờ các bộ chuyển đổi quang điện hay gọi là Node quang, sau đó truyền dẫn trên mạng cáp đồng trục tới các thuê bao.

Hệ thống truyền dẫn cáp đồng trục: tín hiệu từ các Node quang sẽ được phân phối tới các điểm thuê bao nhờ hệ thống cáp đồng trục, các bộ khuếch đại tín hiệu RF và các bộ chia tín hiệu để phân phối cho các khách hàng. Hệ thống truyền dẫn cáp đồng trục sẽ được thiết kế với dung lượng cung cấp tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng dịch vụ của các thuê bao truyền hình cáp.

 

doc34 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 7244 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tìm hiểu về truyền hình cáp, hệ thống giám sát điều khiển và đo đếm điện năng từ xa thông qua đường dây điện tại Công Ty Công Nghệ Sao Vega, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tín hiệu: hệ thống mạng phân phối tín hiệu có chức năng truyền dẫn các tín hiệu truyền hình cũng như các dữ liệu từ trung tâm tới các thuê bao và ngược lại. Hệ thống phân phối tín hiệu được chia thành 2 phần chính là truyền dẫn bằng phương thức cáp quang và cáp đồng trục, có thể truyền dẫn đồng thời hai dạng tín hiệu là analog và digital trên hệ thống. Hệ thống truyền dẫn cáp quang: được thiết kế dưới dạng mạch vòng hoặc mạch hình sao tuỳ thuộc vào yêu cầu độ an toàn của hệ thống cũng như phạm vi truyền dẫn tín hiệu. Nguồn tín hiệu cần truyền dẫn tại trung tâm sẽ được chuyển đổi từ tín hiệu điện sang tín hiệu quang nhờ máy phát quang, sau đó được truyền dẫn trên mạng cáp quang tới các khu vực có nhu cầu. Tại đây, nguồn tín hiệu quang được chuyển đổi sang tín hiệu điện nhờ các bộ chuyển đổi quang điện hay gọi là Node quang, sau đó truyền dẫn trên mạng cáp đồng trục tới các thuê bao. Hệ thống truyền dẫn cáp đồng trục: tín hiệu từ các Node quang sẽ được phân phối tới các điểm thuê bao nhờ hệ thống cáp đồng trục, các bộ khuếch đại tín hiệu RF và các bộ chia tín hiệu để phân phối cho các khách hàng. Hệ thống truyền dẫn cáp đồng trục sẽ được thiết kế với dung lượng cung cấp tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng dịch vụ của các thuê bao truyền hình cáp. * Thuê bao. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng dịch vụ của các thuê bao mà thiết bị đầu cuối có thể là: - Dịch vụ truyền hình thông thường: sử dụng cáp đồng trục để truyền dẫn tín hiệu từ các bộ chia trên mạng cáp đồng trục tới máy thu hình. - Dịch vụ truyền hình gia tăng: tuỳ thuộc vào các loại hình dịch vụ mà sử dụng các thiết bị đầu cuối khác nhau: xem truyền hình các kênh mã hoá sử dụng đầu thu giải mã của nhà cung cấp chương trình hoặc sử dụng các dịch vụ internet, truyền dữ liệu, VOD... sử dụng cable modem của nhà cung cấp dịch vụ. * Băng tần của hệ thống truyền hình cáp Việt Nam tại Hà Nội. Hình : Dải tần của hệ thống truyền hình cáp. Ta thấy, dải tần của hệ thống truyền hình cáp chia làm 3 dải tần rõ dệt. Với mỗi dải tần thì đều có sự phân chia rõ ràng. - Dải tần từ 5 - 65 MHz. Đây là dải tần số dùng cho việc truyền tín hiệu trở về. Tức là dùng để truyền tín hiệu từ mạng cáp ngược trở về trung tâm sử lý (headend), như cho việc truyền tín hiệu truyền hình trực tiếp... - Dải tần 87 - 550 MHz: Dùng để truyền đi (từ Headend) các kênh truyền hình analogue tới các thiết bị đầu cuối (Hộp thiết bị thuê bao). - Dải tần 550 - 860 MHz : Dùng để truyền đi (từ Headend) các kênh truyền hình Digital tời các thiết bị đẩu cuối (hộp lắp thuê bao). 2.1. Truyền hình cáp tại Tp. Hà Nội. Hiện nay, tại Hà Nội có 2 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp cùng đồng thời khai thác và cạnh tranh nhau, cả về nội dung lẫn chất lượng tín hiệu truyền hình và các dịch vụ gia tăng khác. 2.1.1 Trung tâm kỹ thuật truyền hình cáp Việt Nam. Trung tâm kỹ thuật truyền hình cáp VN thuộc đài THVN (trước đây khi triển khai truyền hình cáp đang còn là Hãng TH cáp VN) bắt đầu triển khai truyền hình cáp tại Hà Nội năm 2001. Thiết kế áp dụng công nghệ mạng ghép lai cáp Quang - Đồng trục (HFC). Truyền dẫn hai chiều, 860 Mhz, 1550 nm, sử dụng các thiết bị chủ yếu của các nước phát triển như: EU, Nhật, Mỹ. Mạng cung cấp số lượng kênh ban đầu là 20 kênh và được thiết kế theo mạch vòng. Mạng được thiết kế mở để phát triển lên hàng trăm ngàn hộ. Sau này, có khả năng phát 60 kênh truyền hình tương tự và hàng trăm kênh truyền hình số. Mạng truyền hình cáp Hà Nội hoàn toàn đáp ứng để phát triển các dịch vụ gia tăng công nghệ cao như: VOD, internet, interactive ... Hiện nay mạng truyền hình cáp đã cung cấp 42 kênh truyền hình tương tự. 2.1.2 Công ty Dịch vụ Truyền thanh - Truyền hình Hà Nội. Công ty dịch vụ truyền thanh BTS thuộc Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội, bắt đầu triển khai truyền hình cáp tại Hà Nội vào năm 2001. Thiết kế áp dụng công nghệ mạng ghép lai cáp Quang - Đồng trục (HFC). Truyền dẫn hai chiều, 860 Mhz, 1310 nm, sử dụng các thiết bị của các nước như: EU, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan .... Cung cấp số lượng kênh ban đầu là 16 kênh chương trình, sử dụng kỹ thuật tương tự. Hiện nay mạng truyền hình cáp đã cung cấp 33 kênh chương trình. Nhìn chung, Hà Nội là thành phố lớn mức thu nhập cao, dân số rất khoảng 600 000 hộ nên cả hai đơn vị truyền hình cáp tại Hà Nội đều là đơn vị đầu tư có hiệu quả cao. 2.2. Truyền hình qua vệ tinh DTH. *Khái niệm - DTH DTH (Direct to Home) là một hình thức truyền dẫn kỹ thuật số thông qua vệ tinh đến từng hộ gia đình. Đây là một hình thức truyền hình trả tiền, và là một trong các hình thức truyền hình trả tiền tại Việt Nam (Truyền hình Cáp, DTH, và MMDS...).được Đài THVN gấp rút triển khai và đưa vào khai thác đầu năm 2005. Đây sẽ là dịch vụ chiếm ưu thế nhất, nó có ưu điểm nổi bật, chương trình phong phú, đáp ứng được nhu cầu riêng của từng người xem, chất lượng tốt, ổn định.. trực tiếp cung cấp tới từng khách hàng xem truyền hình trên cả nước một cách rất nhanh chóng, ngay cả đến các vùng sâu, vùng xa, cả biên giới hay hải đảo xa xôi. Hệ thống DTH đồng thời còn là nguồn cung cấp các chương trình truyền hình cho các hệ thống truyền hình cáp tại các tỉnh, các trạm phát lại truyền hình khác... Đài THVN đang đầu tư mạnh vào khâu SX chương trình truyền hình trong nước, tăng cường các chương trình có nội dung hấp dẫn và thu hút người xem, còn đối với các chương trình truyền hình quốc tế đã mua bản quyền sẽ được dịch, thuyết minh và phát phụ đề vào một số kênh chương trình cho phù hợp với yêu cầu của nhân dân, một số khác sẽ thực hiện phát chậm để kiểm duyệt. Hiện nay, hệ thống DTH của Đài truyền hình Việt Nam có tất cả 72 kênh chương trình trong và ngoài nước. III. CẤU TRÚC MẠNG TRUYỀN HÌNH CÁP 3.1) Sơ đồ khối tổng quát hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến. Hệ thống thiết bị trung tâm (Headend System) Thiết bị thuê bao (Customer System) Mạng phân phối tín hiệu (Distribution) Sơ đồ khối tổng quát hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến. Mạng truyền hình cáp bao gồm 3 thành phần: Hệ thống thiết bị tại trung tâm, hệ thống mạng phân phối thiết bị và thuê bao. Hệ thống thiết bị trung tâm (Headend System): là nơi cung cấp, quản lí chương trình cho hệ thống truyền hình cáp. Đây cũng chính là nơi thu thập các thông tin giám sát trạng thái, kiểm tra hoạt động mạng và cung cấp các thiết bị điều khiển hoạt động mạng. Với các hệ thống hiện đại có khả năng cung cấp dịch vụ tương tác, truyền số liệu, hệ thống thiết bị trung tâm còn có thêm nhiệm vụ như: mã hoá tín hiệu, quản lí truy nhập, tính cước truy nhập, giao tiếp với các hệ thống viễn thông như Internet v.v... Mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp: là môi trường truyền dẫn tín hiệu từ trung tâm mạng đến thuê bao. Tuỳ đặc trưng của mỗi hệ thống truyền hình cáp, môi trường truyền dẫn tín hiệu sẽ thay đổi: với hệ thống truyền hình cáp như MMDS, môi trường truyền dẫn sẽ là sóng vô tuyến, song với hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến môi trường truyền dẫn sẽ là các hệ thống cáp hữu tuyến (cáp quang, cáp đồng trục, cáp đồng xoắn v.v...). Mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp hữu tuyến có nhiệm vụ nhận tín hiệu ra từ các thiết bị trung tâm, điều chế, khuếch đại và truyền vào mạng cáp, các thiết bị trong mạng có nhiệm vụ khuếch đại, cấp nguồn và phân phối tín hiệu truyền hình đến tận thiết bị của thuê bao. Hệ thống mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp là bộ phận quyết định đến chất lượng dịch vụ, khoảng cách phục vụ, số lượng thuê bao và khả năng mở rộng nâng cấp mạng. Thiết bị tại thuê bao: Với một mạng truyền hình cáp sử sụng công nghệ tương tự, thiết bị tại thuê bao có thể chỉ là một máy thu hình, thu tín hiệu từ mạng phân phối tín hiệu. Với mạng truyền hình cáp sử dụng công nghệ hiện đại hơn, thiết bị thuê bao gồm các bộ chia tín hiệu, các đầu thu tín hiệu truyền hình (Set - top - box) và các modem cáp. Các thiết bị này có nhiệm vụ thu tín hiệu đưa đến tivi và các máy tính để thuê bao sử dụng các dịch vụ của mạng: chương trình tivi, truy nhập Internet, truyền dữ liệu. 3.2) Nguyên tắc hoạt động chung của hệ thống truyền hình cáp. Tín hiệu Video tương tự cũng như số từ các nguồn khác nhau như : Các bộ phát đáp vệ tinh, nguồn quảng bá mặt đất, Video Server được đưa tới Headend trung tâm. Tại đây, tín hiệu được ghép kênh và truyền đi qua sợi cáp quang đơn mode (SMF). Tín hiệu được truyền từ Headend trung tâm tới thông thường là 4 hoặc 5 Hub sơ cấp. Mỗi Hub sơ cấp cung cấp tín hiệu cho khoảng hơn 150.000 thuê bao. Có khoảng 4 hoặc 5Hub thứ cấp và Headend nội hạt, mỗi Hub thứ cấp được sử dụng để phân phối phụ thêm các tín hiệu Video tương tự hoặc số đã ghép kênh với mục đích giảm việc phát cùng kênh video tại các Headend sơ cấp và thứ cấp khác nhau. Các kênh số và tương tự của Headend trung tâm có thể cùng được chia sẻ sử dụng trên mạng trục. Mạng trục (Backbone) được xây dựng theo kiến trúc vòng. Sơ đồ cấu trúc hoạt động của hệ thống truyền hình cáp (mạng trục). Dung lượng Node quang được xác định bởi số lượng thuê bao mà nó cung cấp tín hiệu. Node quang có thể là Node cỡ nhỏ với khoảng 100 thuê bao hoặc cỡ lớn với khoảng 2000 thuê bao. IV. MẠNG PHÂN PHỐI TRUYỀN HÌNH CÁP Có nhiều phương án để thiết lập một mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp hữu tuyến: - Mạng có cấu trúc hoàn toàn cáp đồng trục. - Mạng có cấu trúc kết hợp giữa cáp quang và cáp đồng trục HFC (Hybrid Fiber/coaxial). - Mạng có cấu trúc kết hợp giữa cáp quang và cáp đồng xoắn. - Mạng có cấu trúc hoàn toàn cáp quang. 4.1) Mạng có cấu trúc hoàn toàn cáp đồng trục (Trunk - Feeder). Sơ đồ cấu trúc mạng hoàn toàn cáp đồng trục. Mạng truyền dẫn sử dụng hoàn toàn cáp đồng trục còn được gọi là mạng Trunk - Feeder. Cấu trúc mạng bao gồm cáp chính (Trunk) làm xương sống, các nhánh cáp phụ rẽ ra từ thân cáp chính được gọi là cáp nhánh (Feeder) và phần kết nối từ cáp nhánh đến thuê bao gọi là cáp thuê bao (Drop). Để chia tín hiệu từ cáp chính đến các cáp nhánh, người ta sử dụng các bộ chia chính (Splitter). Tín hiệu được trích từ cáp nhánh để dẫn đến thuê bao nhờ bộ trích tín hiệu (Tap). Trên đường đi của tín hiệu, người ta lắp đặt các bộ khuếch đại tại các vị trí thích hợp để bù lại phần tín hiệu bị suy hao. Để cấp nguồn cho bộ khuếch đại, người ta sử dụng hai phương pháp là: cấp nguồn trực tiếp và cấp nguồn từ xa. Trong phương pháp cấp nguồn trực tiếp, bộ khuếch đại sử dụng điện lấy từ mạng điện sở tại. Trong phương pháp cấp nguồn từ xa, nguồn cung cấp cho bộ khuếch đại được chèn vào cáp đồng trục bằng các bộ chèn nguồn sau đó dẫn đến bộ khuếch đại bằng chính cáp đồng trục. Để đảm bảo an toàn, nguồn điện khi chèn vào cáp đồng trục thường có điện áp là 60V hoặc 90V. * Ưu điểm. Các thiết bị mạng đơn giản, giá thành thấp. * Nhược điểm: - Do truyền tín hiệu bằng cáp đồng trục có mức suy hao lớn nên phải sử dụng nhiều bộ khuếch đại dẫn đến chi phí cho mạng tăng cao, đồng thời kéo theo các chi phí khác như nguồn cung cấp cho bộ khuếch đại và điện năng tiêu thụ của mạng cũng tăng. Dưới đây là bảng giá trị suy hao của cáp đồng trục ở các tần số khác nhau (đơn vị dB/100m): Tần số (MHz) Đường kính cáp (inch) 0.5 0.75 0.875 1 5 0.533 0.367 0.300 0.300 30 1.333 0.867 0.800 0.767 50 1.733 1.167 1.067 1.000 110 2.500 1.733 1.567 1.467 150 3.000 2.066 1.833 1.733 180 3.333 2.266 2.000 1.966 250 4.000 2.700 2.400 2.266 300 4.366 3.000 2.633 2.500 400 5.099 3.500 3.033 2.900 450 5.433 3.733 3.266 3.066 500 5.666 3.900 3.466 3.233 550 5.999 4.100 3.633 3.400 600 6.233 4.300 3.833 3.533 - Do sử dụng các bộ khuếch đại để bù suy hao nên nhiễu đường truyền tác động vào tín hiệu cùng với nhiễu nội bộ của bộ khuếch đại tích tụ lại theo chiều dài đường truyền dẫn đến càng xa trung tâm, chất lượng tín hiệu càng giảm. - Theo kinh nghiệm của các nhà điều hành mạng cáp, trục trặc của mạng truyền hình cáp phần lớn xảy ra do các bộ khuếch đại và các thiết bị ghép nguồn cho chúng. Các thiết bị này nằm rải rác trên mạng, vì thế việc định vị, sửa chữa và khắc phục chúng không thể thực hiện nhanh được, làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng. - Đối với mạng hai chiều, các bộ khuếch đại cần tích hợp phần tử khuếch đại cho tín hiệu ngược dòng, tức là số phần tử tích cực trên mạng tăng lên dẫn đến độ ổn định của mạng giảm. - Đây là công nghệ của những năm 80 trở về trước và thường chỉ được áp dụng ở Trung Quốc. 4.2) Mạng kết hợp cáp quang và cáp đồng trục (HFC - Hybrid Fiber/Coaxial). Sơ đồ mạng có cấu trúc kết hợp giữa cáp quang và cáp đồng trục Mạng truyền hình cáp hữu tuyến kết hợp cáp quang và cáp đồng trục (HFC - Hybrid Fiber Coaxial) sử dụng đồng thời cáp quang và cáp đồng trục để truyền dẫn tín hiệu. Việc truyền tín hiệu được chia làm hai giai đoạn; Giai đoạn 1: tín hiệu đi từ trung tâm đến các nút quang sử dụng cáp quang. Giai đoạn 2: tín hiệu đi từ nút quang đến thuê bao sử dụng cáp đồng trục. Mạng HFC có thể được triển khai theo nhiều cấp độ tuỳ theo quy mô của mạng. Với quy mô của mạng lớn, có thể sử dụng sơ đồ hình vòng kín với một hay nhiều tầng (như hình vẽ). Trong sơ đồ này, mạch vòng thứ nhất được gọi là mạng truyền dẫn (Transport Segment), mạch vòng thứ hai được gọi là mạng phân phối (Distribution Segment) và mạng từ nút quang đến thuê bao gọi là mạng truy nhập (access Segment). Độ an toàn của mạng được tăng lên nhờ cầu trúc hình vòng kín. Ngoài ra, tuỳ theo địa hình cụ thể, có thể kết hợp linh hoạt giữa hai sơ đồ hình sao và hình tròn kín. Mạng truyền dẫn bao gồm hệ thống cáp quang và các Hub sơ cấp. Nhiệm vụ của nó là truyền dẫn tín hiệu từ Headend đến các khu vực xa. Các Hub sơ cấp có chức năng thu/phát tín hiệu quang từ/đến các nút quang và chuyển tín hiệu quang tới các Hub khác. Mạng phân phối bao gồm hệ thống cáp quang, các Hub thứ cấp và các nút quang (optical Node). Tại các nút quang, tín hiệu quang từ Hub được chuyển thành tín hiệu RF sau đó dẫn đến thuê bao và ngược lại. Mạng truy nhập bao gồm hệ thống cáp đồng trục, các thiết bị chia tách, các khuếch đại cao tần có nhiệm vụ truyền tải tín hiệu cao tần giữa nút quang và thuê bao. Như đã phân tích trong phần mạng có cấu trúc hoàn toàn cáp đồng trục, việc sử dụng các phần tử tích cực trong mạng truy nhập có nhiều điểm không tốt. Ngày nay, xu hướng trên thế giới đang chuyển dần sang sử dụng mạng truy nhập thụ động. Theo đó không sử dụng bất cứ phần tử tích cực nào. Không sử dụng các bộ khuếch đại cao tần mà chỉ sử dụng các thiết bị chi tách tín hiệu thụ động. Một mạng HFC chỉ sử dụng các phần tử thụ động được gọi là mạng HFC thụ động hay HFPC (Hybrid Fiber Passive Coaxal). * Ưu điểm. - Sử dụng cáp quang để truyền tín hiệu, mạng HFC sẽ có được các ưu điểm vượt trội của cáp quang so với các phương tiện truyền dẫn khác: dải thông cực lớn, suy hao tín hiệu rất thấp, ít bị nhiễu điện từ, chống lão hoá và ăn mòn hoá học tốt. - Với công nghệ sản xuất hiện đại ngày nay, các sợi quang cho phép truyền các tín hiệu có tần số lên đến hàng trăm Tetra Hezt (1014 - 1015Hz). Đây là dải thông tín hiệu vô cùng lớn, có thể đáp ứng mọi yêu cầu về dải thông đường truyền mà không một phương tiện truyền dẫn nào khác có thể có được. - Tín hiệu quang truyền trên sợi quang hiện nay chủ yếu được sử dụng hai bước sóng quang là 1310nm và 1550nm. Đây là hai bước sóng có suy hao tín hiệu rất nhỏ: 0,3dB/Km cho bước sóng 1310nm và 0,2dB/Km cho bước sóng 1550nm. So sánh với cáp đồng trục, ở tần số 1GHz, loại có suy hao thấp nhất cũng phải là 43dB/Km ta thấy ưu điểm hơn hẳn của cáp sợi quang. - Tín hiệu truyền trên sợi quang là tín hiệu quang. Vì vậy, không bị ảnh hưởng của các nhiễu điện từ từ môi trường, dẫn đến đảm bảo được chất lượng tín hiệu trên đường truyền. - Được chế tạo từ các chất trung tính là plastic và thuỷ tinh, cáp sợi quang là các vật liệu không bị ăn mòn và vì thế tuổi thọ của sợi quang cao. - Do không sử dụng các bộ khuếch đại tín hiệu mà hoàn toàn chỉ sử dụng các thiết bị thụ động, nên tín hiệu đến thuê bao sẽ không bị ảnh hưởng của nhiễu tích tụ ở các bộ khuếch đại và như thế, nâng cao được chất lượng tín hiệu đến thuê bao. - Các sự cố mạng sẽ giảm nhiều khi sử dụng hoàn toàn các thiết bị thụ động từ đó, nâng cao độ ổn định và chất lượng phục vụ của mạng. - Giảm được nhiều chi phí từ việc không sử dụng các thiết bị tích cực như: chi phí nguồn cung cấp, bộ chèn nguồn, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa. 4.3) Mạng quang hoá hoàn toàn. Một mạng truyền dẫn được quang hoá hoàn toàn từ nhà cung cấp dịch vụ đến tận các thuê bao là ước mơ của mọi nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cũng như viễn thông nhờ ưu điểm tuyệt vời của cáp quang. Tuy nhiên, việc triển khai một mạng quang hoàn toàn tại thời điểm hiện nay gặp một số nhược điểm sau: - Giá thành cáp quang, thiết bị thu phát quang, bộ chia quang, ... hiện còn rất cao so với các thiết bị tưng ứng cho cáp đồng trục. - Hiện nay nhu cầu dải thông của khách hàng cũng chưa lớn. Hơn nữa khả năng cung cấp chương trình của các nhà cung cấp dịch vụ cũng không lớn dẫn đến việc lãng phí dải thông. - Một điều quan trọng nữa là hiện nay các thiết bị đầu cuối truyền hình cáp tại thuê bao hoàn toàn không có đầu vào quang, vì vậy muốn thu được chương trình cần phải có thiết bị thu quang và chuyển đổi quang sang tín hiệu RF. Đây là trở ngại lớn vì thiết bị này chưa có sẵn trong dân dụng và giá thành rất cao. 4.4) Mạng có cấu trúc kết hợp cáp quang và cáp xoắn đồng. Với mạng kiểu này, cáp quang thực hiện nhiệm vụ truyền tín hiệu quang từ trung tâm đến các nút quang tại khu vực thuê bao, từ nút quang đến thuê bao sẽ là cáp xoắn điện thoại bình thường. Cấu trúc mạng này có ưu điểm là sử dụng là sử dụng mạng sẵn có của bưu điện để truyền dẫn tín hiệu truyền hình, do đó không cần đầu tư mới tiết kiệm chi phí ban đầu. Thực tế hiện nay tín hiệu truyền hình được truyền trên cáp đồng xoắn được truyền theo công nghệ DSL (Digital Suberiber Line). DSL là công nghệ được phát triển nhằm truyền số liệu tốc độ cao trên đôi cáp đồng trục đã có sẵn. Công nghệ DSL bao gồm ba kỹ thuật: HDSL (Hight - Speed DSL), ADSL (Asynmetrical DSL), VDSL (Verry Hight Bit Rate DSL). Đặc tính của kỹ thuật này được mô tả theo bảng: Kỹ thuật Tốc độ bít hướng lên (Upstream) Tốc độ bít hướng xuống (Downstream) Khoảng cách phục vụ (Km) ứng dụng HDSL 1,5 - 2 Mbit/s 1,5 - 2 Mbit/s 5 km Điện thoại, Internet, truyền hình hội nghị ADSL 64 Kbit/s 3 – 8 Mbit/s 5 km Điện thoại, Internet, truyền hình hội nghị, VOD VDSL 2 Mbit/s 52 Mbit/s 0,3 km Điện thoại, Internet, truyền hình hội nghị, VOD, HDTV Các đặc tính kỹ thuật của công nghệ họ xDSL. * Nhược điểm: - Không thể truyền được tín hiệu truyền hình tương tự vì để truyền một kênh truyền hình tương tự yêu cầu độ rộng băng thông là 6MHz đối với hệ NTSC và 8 MHz đối với hệ PAL. - Chỉ có thể truyền được tín hiệu truyền hình số có nén và chỉ truyền được 2 đến 3 kênh. Để khắc phục điều này, người ta chỉ gửi đi kênh truyền hình được yêu cầu. Như vậy, thuê bao không thể cùng một lúc xem được nhiều kênh với nhiều máy thu. - Nếu triển khai mạng kết hợp cáp quang và cáp đồng xoắn, rõ ràng hoàn toàn phải dựa vào hệ thống mạng viễn thông bưu điện, dẫn đến không thuận lợi và linh hoạt trong quá trình triển khai và điều hành mạng. 4.5) Kết luận. Căn cứ vào phân tích các ưu điểm và nhược điểm của ba phương án nêu trên, ta có thể đưa ra kết luận sau: - Sử dụng cáp quang hoàn toàn cho mạng truyền dẫn tín hiệu của truyền hình cáp hữu tuyến là điều lý tưởng về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế thì việc sử dụng quang hoá hoàn toàn không có lợi và rất khó khả thi vì giá thành quá cao. - Khi so sánh giữa phương án sử dụng cáp đồng trục hoàn toàn với phương án sử dụng kết hợp cáp quang và cáp đồng trục cho thấy với quy mô mạng còn nhỏ, có dung lượng khoảng từ 5000 thuê bao trở lại thì cáp đồng trục hoàn toàn sẽ có chi phí thấp hơn và vẫn đảm bảo chất lượng. Mạng có quy mô lớn từ 10000 thuê bao trở lên thì sử dụng mạng kết hợp HFC giá thành thấp hơn và chất lượng tín hiệu sẽ tốt hơn, quy mô mạng càng lớn thì phương án mạng HFC sẽ càng hiệu quả. V. VỊ TRÍ CÁC MẠNG TRUYỀN HÌNH CÁP VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN. Từ nhiều thập kỷ trước, mạng viễn thông được cấu thành bởi các thành phần riêng biệt. Thông thường, mạng viễn thông có thể được chia thành các nhóm như sau: - Mạng truyền hình cộng đồng (Community Antenna Network - CATV); - Mạng máy tính nội hạt LAN và mạng diện rộng WAN; - Mạng thoại công cộng PSTN. Các nhóm này thực sự là các mạng độc lập vì chúng cung cấp các dịch vụ chuyên biệt mà các mạng khác không thực hiện được. Do vậy mạng CATV không cung cấp cho thuê bao thoại hoặc các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao và các mạng PSTN cũng không cung cấp các dịch vụ Video số hoặc tương tự quảng bá. Giữa những năm 90, có 2 ảnh hưởng mạnh mẽ đã đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi diện mạo toàn mạng: Thứ nhất, việc truy nhập Internet dễ dàng và chi phí thấp đã mở ra siêu lộ thông tin cho nhiều thuê bao và các doanh nghiệp thực hiện thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến, quảng cáo, và các thông tin về dịch vụ dễ dùng, nhanh chóng và miễn phí khác. Thứ hai, đó là việc ban hành đạo luật về viễn thông năm 1996 của Mỹ (U.S Telecommunications Act). Nội dung chính là bãi bỏ những quy định về viễn thông trong đó cho phép các Công ty thoại (nội hạt và đường dài), các nhà cung cấp dịch vụ không dây, hữu tuyến, quảng bá có thể thâm nhập vào lĩnh vực mà mình không phụ trách. Đạo luật này đã tạo ra hội chứng hợp nhất nhiều Công ty tạo thành các Công ty lớn. Hình dưới đây chỉ ra sự hội tụ của 3 mạng viễn thông trong một mạng băng rộng để cung cấp nhiều dịch vụ thông tin và giải trí. Tuy nhiên, có nhiều nhân tố kinh tế, lợi nhuận, và điều tiết tác động đến tính khả thi trong việc xây dựng một mạng viễn thông như vậy. Các mạng cáp Các mạng máy tính Các mạng băng rộng Các mạng thoại Hình : Hội tụ mạng HFC, mạng máy tính và mạng PSTN Các mạng CATV đã trải qua các giai đoạn phát triển từ mạng tương tự quảng bá một chiều đồng trục tới mạng HFC tương tác 2 chiều truyền tải các kênh video tương tự/số và dữ liệu tốc độ cao. Mạng đồng trục băng rộng kiến trúc cây và nhánh truyền thống được hỗ trợ bởi công nghệ RF phục vụ tốt các dịch vụ quảng bá và các dịch vụ điểm - đa điểm. Dùng nhiều bộ khuyếch đại (30 - 40), có thể làm giảm chất lượng và tính năng của một số kênh Video, làm giảm thị hiếu của khách hàng. Việc sử dụng các kết nối viba mặt đất đã giảm số lượng các bộ khuếch đại, cải thiện được hiệu năng truyền dẫn các kênh quảng bá tương tự. Sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ sợi quang từ cuối những năm 80 đã khiến cho công nghiệp truyền hình cáp phát triển mạnh mẽ. Sự ra đời của laser điều chế trực tiếp và các bộ thu quang hoạt động ở dải bước sóng 1310nm đã làm thay đổi kiến trúc truyền thống mạng cáp đồng trục. Mạng HFC cho phép truyền dẫn tin cậy các kênh Video tương tự quảng bá qua sợi đơn mode SMF tới các node quang, do đó số lượng các bộ khuếch đại RF đã được giảm đi rất nhiều. Hơn nữa các nhà điều hành còn thực hiện triển khai thiết bị Headend sử dụng các Ring sợi quang để kết nối giữa Headend trung tâm và các Heađen thứ cấp hoặc các Hub tại những vị trí quan trọng. Do vậy, các nhà điều hành cáp có thể hạ giá thành và cải thiện hơn nữa chất lượng và tính hữu dụng của các dịch vụ quảng bá truyền thống. Sự phát triển của nhiều thiết bị quan trọng như: Các bộ điều chế QAM, các bộ thu QAM giá thành hạ, các bộ mã hoá và giải mã tín hiệu Video số, cho phép các nhà điều hành cáp cung cấp thêm dịch vụ Video số mới. Việc triển khai nhanh chóng mạng HFC 750MHz và một số dịch vụ viễn thông cung cấp khả năng cạnh tranh truy nhập và nhiều loại hình kinh doanh cho khách hàng tại các thị trường quan trọng. Vào giữa thập kỷ 1990, kiến trúc mạng HFC đã bắt đầu có hướng phát triển mới. Cuộc cách mạng này là do những áp lực sau của thị trường: - Bùng nổ nhu cầu truy nhập dữ liệu tốc độ cao trong các khu vực dân cư; - Nhu cầu chuyển phát các dịch vụ số tương tác; - Gia tăng cạnh tranh từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. - Sự tiến bộ trong công nghệ sợi quang, đặc biệt là laser và bộ thu quang và quản lý mạng cáp. Những nhu cầu và áp lực của thị trường đã tác động tới các nhà điều hành cáp xem lại kiến trúc mạng HFC hiện tại và tiến tới mạng truy nhập CATV DWDM. Phần thực tế: Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC TẬP TẠI CƠ SỞ VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Trong thời gian thực tập tại công ty CÔNG TY CÔNG NGHỆ SAO VEGA, Số 13 Trần Xuân Soạn – Phố Huế – Hai Bà Trưng - Hà Nội nhờ sự hướng dẫn tận tình của các anh ở Công ty Công Nghệ Sao Vega và đặc biệt là anh Hoàng Quốc Đông là người trưc tiếp hướng dẫn tận tình cho em về lĩnh vực Mạng thông tin trên đường dây tải điện cộng với sự nổ lực của bản thân em đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích. Cụ thể nội dung thực tập tại cơ sở của em: + Tìm hiểu về hệ thống giám sát điều khiển và đo đếm điện năng từ xa thông qua đường dây điện tại Công Ty Công Nghệ Sao Vega. Giới thiệu Công Ty Công Nghệ Sao Vega Hệ thống CollectricTM Em xin trình bày cụ thể như sau: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU KHIỂN VÀ ĐO ĐẾM ĐIỆN NĂNG TỪ XA THÔNG QUA ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN TẠI CÔNG TY CÔNG NGHỆ SAO VEGA A. GIỚI THIỆU CÔNG TY CÔNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTruyền hình cáp và hệ thống truyền hình cáp ở Việt Nam.doc